- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Người lao động tự do được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội có hai loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, người lao động tự do khi tham gia bảo hiểm tự nguyện mà quá trình đóng bảo hiểm bị gián đoạn thì có được đóng bù hay không? Bạn hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các chế độ người lao động tự do được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các chế độ người lao động tự do được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội gồm:
- Chế độ hưu trí: Chế độ hưu trí dành cho người lao động tự do bao gồm: hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
- Chế độ tử tuất: Chế độ tử tuất dành cho người lao động tự do bao gồm: trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần cho thân nhân người lao động khi người lao động chết.
Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2025), theo đó người lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ hưởng nhiều chế độ hơn, cụ thể như sau:
- Chế độ thai sản;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Quy định về người lao động tự do được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ vào Điều 9 và Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động sẽ được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện trong 02 trường hợp sau đây:
2.1. Đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm còn thiếu khi đã đủ tuổi nghỉ hưu
Căn cứ vào Điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì:
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Theo đó, để được đóng bù Nghị định 134/2015/NĐ-CP tự nguyện trong trường hợp này, người lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 10 năm (120 tháng).
Khi đáp ứng các điều kiện trên thì người lao động sẽ được đóng bù để tích lũy đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng lưu hưu hằng tháng theo quy định.
2.2. Đóng bù cho thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gián đoạn
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì đối với trường hợp này được quy định như sau:
- Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Theo đó, nếu đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà có thời gian gián đoạn do không đóng bảo hiểm xã hội đúng hạn thì người lao động sẽ được đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó.
3. Mức đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ vào Điều 9 và Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức đóng bù bảo hiểm xã hội sẽ được tính như sau:
Mức đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện |
= |
Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn |
x |
(1 + r)i |
Trong đó:
- Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn được xác định như sau:
Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn |
= |
22% |
x |
Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
x |
Số tháng |
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng được công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
- i: Số tháng chậm đóng/gián đoạn.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Bảo hiểm xã hội là gì? Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ ngày 01/07/2024