- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?
1. Khái niệm giao kết hợp đồng và sự đồng ý
Giao kết hợp đồng có thể hiểu là các bên thể hiện ý chí thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật cho từng giao kết hợp đồng cụ thể.
Sự đồng ý trong giao kết hợp đồng được thể hiện qua việc một bên chấp nhận đề nghị của bên kia. Sự chấp nhận này phải được thể hiện một cách rõ ràng, bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi có tính chất pháp lý.
Các yếu tố cơ bản của giao kết hợp đồng:
- Sự tự nguyện: Các bên tham gia phải tự nguyện đồng ý, không bị ép buộc hoặc lừa dối.
- Sự đồng ý: Cả hai bên phải đồng ý với tất cả các điều khoản trong hợp đồng.
- Đối tượng hợp pháp: Nội dung hợp đồng phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hình thức: Hợp đồng có thể được thực hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc kết hợp cả hai.
2. Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đề nghị giao kết hợp đồng:
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên giao kết thể hiện ý chí, nguyện vọng với nhau, thông qua các nguyên tắc, trình tự theo quy định của pháp luật. Từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Cụ thể, người đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này. Người này sẽ thể hiện mong muốn của mình trước thông qua các đề xuất (có thể được hiểu là dự thảo hợp đồng ban đầu) chứa đựng các nội dung như đối tượng, giá cả, phương thức/ thời hạn thanh toán…
Sau khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, người đề nghị phải chịu trách nhiệm với những nội dung mà mình đưa ra.
3. Quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Căn cứ theo Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Đồng thời tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo đó thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định từ lúc giao kết tưc là từ lúc bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết (trừ trường hợp 02 bên có thỏa thuận riêng về thời điểm hợp đồng có hiệu lực).
Nếu các bên có thỏa thuận với nhau về việc im lặng là sự chấp thuận giao kết hợp đồng trong một thời hạn nhất định thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
4. Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?
Căn cứ theo Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Theo đó, sự im lặng trong giao kết hợp đồng sẽ không được xem là sự trả lời của bên được đề nghị giao kết hợp đồng và không mặc nhiên được xem là đồng ý chấp nhận giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên nếu 02 bên có thỏa thuận về việc im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng hoặc theo thói quen đã tồn tại và lặp đi lặp lại nhiều lần giữa các bên thì im lặng có thể xem là đồng ý chấp nhận giao kết hợp đồng.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động
Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động