Chương I Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 12/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 17/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 17/01/2022 |
Ngày công báo: | 02/02/2022 | Số công báo: | Từ số 199 đến số 200 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng (hiện hành là từ 2 – 5 triệu đồng) đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
- Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
- Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động.
Ngoài ra, mức phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng cũng áp dụng đối với các hành vi vi phạm được quy định mới như:
- Không áp dụng thử định mức lao động trước khi ban hành chính thức;
- Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ nhưng không đúng theo quy định;
- Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.
Xem nội dung chi tiết tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022 và thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, đối tượng xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt, việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1. Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản được quy định tại Chương V Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt và thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trong Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là: Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ giả mạo;
c) Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Đình chỉ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng;
e) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
g) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc từ 12 tháng đến 24 tháng;
h) Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng;
i) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
k) Đình chỉ các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 06 tháng đến 12 tháng;
l) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng;
m) Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng;
n) Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này.
2. Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu hoặc buộc trả lại cho người lao động số tiền đã thu trái pháp luật của người lao động.
3. Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình; giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động; giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.
4. Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
5. Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình.
6. Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động.
7. Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động; người học nghề, tập nghề hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.
8. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động.
9. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
10. Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
11. Buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
12. Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh hoặc trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật.
13. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình.
14. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình.
15. Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc.
16. Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động.
17. Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc.
18. Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm đúng công việc hoặc đúng địa điểm làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
19. Buộc người sử dụng lao động gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
20. Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động.
21. Buộc người sử dụng lao động giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động.
22. Buộc người sử dụng lao động bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
23. Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả.
24. Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình.
25. Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước.
26. Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.
27. Buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế.
28. Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định.
29. Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế.
30. Buộc người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế.
31. Buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
32. Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.
33. Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động.
34. Buộc tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường lao động chi phí quan trắc môi trường lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.
35. Buộc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp.
36. Buộc hủy kết quả kiểm định và hoàn trả chi phí kiểm định cộng khoản tiền lãi của số tiền đó.
37. Buộc hủy kết quả quan trắc môi trường lao động.
38. Buộc người sử dụng lao động hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động.
39. Buộc người sử dụng lao động nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng.
40. Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
41. Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.
42. Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
43. Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này.
44. Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận.
45. Buộc người sử dụng lao động trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
46. Buộc người sử dụng lao động hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
47. Buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp lại số tiền đã trục lợi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
48. Buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề.
49. Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp đã hoàn thành việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
50. Buộc người sử dụng lao động nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề không sử dụng hết so với phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
51. Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
52. Buộc doanh nghiệp dịch vụ; doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
53. Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
54. Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền phải đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
55. Buộc doanh nghiệp dịch vụ bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp gây ra.
56. Buộc doanh nghiệp dịch vụ trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
57. Buộc doanh nghiệp dịch vụ hoàn trả đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và tiền lãi theo quy định.
58. Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động về nước hoặc trả chi phí cho người lao động về nước.
59. Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước.
60. Buộc doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
61. Buộc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này.
62. Buộc nộp lại Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ đó.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
e) Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
g) Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
h) Tổ chức phi chính phủ;
i) Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
k) Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì được coi là tình tiết tăng nặng để làm căn cứ xem xét xử phạt vi phạm hành chính.
Chapter I
This Decree deals with violations, penalties, fines, remedial measures, entities incurring penalties, the power to impose penalties, the power to make records of administrative violations, procedures for imposing penalties, and enforcement of penalties and remedial measures against violations in the fields of labour, social insurance, and Vietnamese guest workers.
1. Employers, employees or workers, and other organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) involved in administrative violations against regulations on labour, social insurance, and Vietnamese guest workers as prescribed in this Decree.
2. The persons competent to impose penalties and those competent to make violation records as prescribed in Chapter V of this Decree.
3. Other authorities and entities involved in the imposition and enforcement of penalties and remedial measures as prescribed in this Decree.
1. Any entities that commit administrative violations against regulations on labour, social insurance and Vietnamese guest workers shall incur the primary penalty which is either a warning or a fine.
2. Depending on the nature and severity of each violation, the violating entity shall also incur one or some of the following additional penalties:
a) Suspension of the labour outsourcing license for a fixed period of 06 - 12 months;
b) Confiscation of the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations, which are forged licenses, certificates or certifications;
c) Suspension of training in occupational safety and health for a fixed period of 01 - 03 months;
d) Suspension of occupational safety inspection services for a fixed period of 01 - 03 months;
dd) Suspension of workplace environmental monitoring services for a fixed period of 03 - 06 months;
e) Suspension of Vietnamese guest worker services for a fixed period of 06 - 12 months;
g) Suspension of workforce preparation services for a fixed period of 06 - 12 months or 12 - 24 months;
h) Suspension of worker recruitment services for a fixed period of 06 - 12 months;
i) Suspension of the execution of labour supply contract for a fixed period of 01 - 03 months;
k) Suspension of the activities specified in Clauses 1 through 4 Article 9 of the Law on Vietnamese guest workers for a fixed period of 06 - 12 months;
l) Suspension of provision of Vietnamese guest workers as domestic workers for a fixed period of 06 - 12 months;
m) Suspension of occupational safety and health assessment services for a fixed period of 01 - 03 months;
n) Expulsion of foreign employees working in Vietnam.
In addition to the penalties prescribed in Article 3 of this Decree, the violating entity may be liable to one or some of the following remedial measures:
1. Enforced return of the amount of money received from service users of the employment agency plus the interest on such money.
2. Enforced return of the amount of money received or illegally received from employees.
3. Enforced conclusion of employment contracts or written employment contracts with employees; enforced conclusion of written employment contracts with domestic workers; enforced conclusion of written employment contract with the authorized representative of the group of employees; enforced conclusion of employment contracts of the prescribed type with employees.
4. Enforced return of original personal identity papers, diplomas and certificates, which the employer has kept, to employees.
5. Enforced return of personal identity papers to domestic workers.
6. Enforced return of money plus the interest on such money or property, which has been kept by the employer, to employees.
7. Enforced payment of salary to employees, trainees and apprentices; or enforced payment of full salary to employees.
8. Enforced payment of full salary plus interest on late payment or insufficient payment of salary to employees.
9. Enforced payment of full salary to employees during the period of suspension of their work.
10. Enforced payment of salary to employees during the temporary closure of their workplace.
11. Enforced payment of salary to members of the management board of the internal representative organization of employees during their working hours as prescribed by law for their performance of the duties of the internal representative organization of employees.
12. Enforced payment of salary to the female employee for the prescribed period of breaks that she was not allowed to take during her menstruation period or while nursing a child under 12 months of age.
13. Enforced payment of full travel expenses for the employee who is a domestic worker.
14. Enforced payment of the full amount of social insurance and health insurance premiums for the employee who is a domestic worker.
15. Enforced reinstatement of employees who return to work.
16. Enforced reinstatement of employees or strike leaders when terminating employment contracts signed with such employees or strike leaders, and enforced payment of full salary to employees during the period of termination of their employment contracts.
17. Enforced reinstatement of employees who return to work and payment of salary, social insurance and health insurance premiums in full to employees for the period during which they were not allowed to work.
18. Enforced assignment of the employee to the work or workplace as agreed in the signed employment contract.
19. Enforced extension of the employment contract signed with the employee who is a member of the management board of the internal representative organization of employees until the end of his/her term of office.
20. Enforced completion of procedures for verification and return of other documents to employees.
21. Enforced recommendation of employees suffering from occupational accidents or diseases for medical assessment, determination of the level of work capacity reduction, treatment or functional rehabilitation.
22. Enforced provision of other guarantees to members of the management board of the internal representative organization of employees in accordance with regulations of law.
23. Enforced payment of severance allowance or redundancy allowance in full, plus the interest on such amounts of money, to employees.
24. Enforced return of training fees received from trainees or apprentices that will then work for the employer.
25. Enforced payment of an amount of money equal to the employee’s salary as agreed in the employment contract for the remaining notice period from the termination date.
26. Enforced payment of the full amount of money equal to the compulsory social insurance, compulsory health insurance and unemployment insurance premiums, plus the interest on such amount, to the employee.
27. Enforced issuance of public apology to the employee and payment of full treatment costs and salary to the employee during his/her treatment period if the employee is physically harmed to the extent that he/she must receive treatment at health facilities.
28. Enforced payment of allowances or benefits in kind converted into cash at the prescribed rate to employees.
29. Enforced making of co-payments and payment of other expenses which are not covered by the health insurance fund for the employee who holds a valid health insurance policy and suffers from occupational accidents or diseases.
30. Enforced payment of all costs of medical services ranging from first aid, emergency care to stable treatment for the employee who does not have a valid health insurance policy and is suffering from occupational accidents or diseases.
31. Enforced payment of costs of medical examination for assessment of the work capacity reduction level for the employee who is recommended by the employer to receive medical assessment from an authorized medical assessment council and is assessed to suffer less than 5% work capacity reduction.
32. Enforced payment of allowances or compensations, plus interest on such amounts, to employees.
33. Enforced payment of salary differentials to employees.
34. Enforced return of workplace environmental monitoring service charges, plus the interest on such charges, to the employer using workplace environmental monitoring services.
35. Enforced cancellation of occupational safety and health training results.
36. Enforced cancellation of inspection results and return of inspection service charge plus the interest on such charge.
37. Enforced cancellation of workplace environmental monitoring results.
38. Enforced cancellation of the decision to take disciplinary actions or reassign employees or strike leaders to other work or workplace location and payment of full salary to employees during the period for which their employment contracts are terminated.
39. Enforced payment of trade union dues that are overdue, partially paid or unpaid, plus the interest on such amounts.
40. Enforced transfer of illegal profits obtained from labour outsourcing activities to state budget.
41. Enforced transfer of illegally obtained profits to state budget.
42. Enforced payment of amounts payable of compulsory social insurance and unemployment insurance premiums to social insurance authorities.
43. Enforced payment of the amount of interest charged on insurance premiums accrued due to late payment, non-payment, evasion of payment or appropriation of payments, which is calculated by using the interest rate that is 02 times higher than the average interest rate of investment made by the social insurance fund in the previous year. If not doing so, at the request of competent persons, banks, other credit institutions or state treasuries shall withdraw money from the violating employer’s deposit accounts to pay deferred amounts or outstanding amounts of insurance premiums plus the interest on such amounts.
44. Enforced return of the received amounts of social insurance benefits, unemployment benefits, or financial support for provision of training or retraining for improving occupational skills for employees to social insurance authorities.
45. Enforced payment of convalescence or functional rehabilitation benefits to employees suffering from occupational accidents or diseases.
46. Enforced return of compulsory social insurance benefits appropriated from employees and payment of interests on such amounts to employees.
47. Enforced transfer of illegally obtained profits to social insurance authorities.
48. Enforced provision of the full duration of vocational training courses that employees participating in unemployment insurance have enrolled.
49. Enforced provision of training or retraining for improving occupational skills according to the plan approved by competent authorities, except cases where such training or retraining activities have been completed.
50. Enforced transfer of the unused financial support for training or retraining for improving occupational skills, compared to the plan approved by competent authorities.
51. Enforced reinstatement of employees and payment of full salary as agreed in employment contracts to employees for the period during which the employee is dismissed by the employer for disciplinary reasons.
52. Enforced updating of information about employees on the database on Vietnamese guest workers.
53. Enforced transfer of full amount of contributions made by workers to the Overseas Employment Support Fund and payment of the interest on such amount, which is calculated at the highest rate of the demand deposit interest rates publicly quoted by state-owned commercial banks on the date of penalty imposition, to the Overseas Employment Support Fund.
54. Enforced payment of total amount payable plus the interest on this amount, which is calculated at the highest rate of the demand deposit interest rates publicly quoted by state-owned commercial banks on the date of penalty imposition, to the Overseas Employment Support Fund.
55. Enforced payment of compensation to employees for damage caused by the enterprise or its branch.
56. Enforced return of amounts of money illegally collected from employees and payment of the interest on such amounts to employees.
57. Enforced return of full service charges to employees and payment of the interest on such amounts to employees.
58. Enforced repatriation of workers or payment of repatriation costs to workers.
59. Enforced payment of costs of transporting remains of workers who have died while working abroad to Vietnam.
60. Enforced return of amounts of money illegally collected from workers plus the interest on such amounts to workers.
61. Enforced return of amounts of money illegally collected from workers plus the interest on such amounts to workers.
62. Enforced return of licenses, certifications or certificates to relevant licensing or issuing authorities.
Article 5. Prescriptive periods of administrative violations
1. The prescriptive periods of administrative violations against regulations on labour, social insurance, and Vietnamese guest workers shall comply with the provisions of Clause 1 Article 6of the Law on penalties for administrative violations.
2. Determination of whether an administrative violation has been completed or is ongoing serving the calculation of the prescriptive period of that violation shall comply with the provision of Clause 1 Article 8 of the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021.
Article 6. Fines, power to impose penalties, and rules for imposing penalties for repeated violations
1. The fines for administrative violations prescribed in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree shall be imposed upon violating individuals, except the fines in Clauses 1, 2, 3, 5 Article 7, Clauses 3, 4, 6 Article 13, Clause 2 Article 25, Clause 1 Article 26, Clauses 1, 5, 6, 7 Article 27, Clause 8 Article 39, Clause 5 Article 41, Clauses 1 through 12 Article 42, Clauses 1 through 8 Article 43, Clauses 1 through 6 Article 45, Clause 3 Article 46 of this Decree. The fine imposed upon an organization is twice as much as that imposed upon an individual for committing the same administrative violation.
2. The penalties imposed by the officials competent to impose penalties as prescribed in Chapter V of this Decree are incurred by violating individuals; an official competent to impose penalties shall have the right to impose a fine which is twice as much as that imposed upon an individual upon an organization for committing the same administrative violation.
3. The violating organization that incurs a fine which is twice as much as that imposed upon a violating individual as prescribed in this Decree includes:
a) Regulatory authorities committing violations, except for cases related to their assigned state management tasks;
b) Enterprises that are established and operating under the law of Vietnam; branches and representative offices of Vietnamese enterprises or those of foreign enterprises operating in Vietnam;
c) Co-operatives or cooperative unions;
d) Public service providers;
dd) Political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, business entities or people’s armed forces;
e) Resident offices in Vietnam of foreign press agencies, or representative offices in Vietnam of foreign publishing firms or foreign publication distribution organizations;
g) Representative offices of international organizations or intergovernmental organizations, except for cases of exemption from administrative penalties under treaties to which Vietnam is a signatory;
h) Non-governmental organizations;
i) Not-for-profit representative offices in Vietnam of foreign economic, commercial, financial, banking, insurance, scientific - technical, cultural, educational, medical and legal counseling organizations;
k) Educational institutions, vocational education establishments, health facilities and sociocultural establishments.
4. The repeat of a violation shall be taken into account as an aggravating factor when considering imposing penalties for that violation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực