- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Cách tính lợi nhuận sau thuế hiện nay như thế nào?
1. Cách tính lợi nhuận sau thuế hiện nay như thế nào?
Hiện chưa có quy định cụ thể về cách tính lợi nhuận sau thuế, các doanh nghiệp thường dựa vào bản chất của lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch còn lại của doanh thu sau khi đã hạch toán hết các chi phí và đưa ra cách tính lợi nhuận sau thuế theo công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của mình tính trong một năm tài chính. Tổng doanh thu được tính bằng cách nhân giá của hàng hóa với số lượng sản phẩm được bán ra.
- Tổng chi phí: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Giá nguyên liệu, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp…Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và các chi phí khác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật).
2. Lợi nhuận sau thuế là gì?
- Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể khái niệm lợi nhuận sau thuế. Theo đó, lợi nhuận sau thuế hay còn được gọi là lợi nhuận ròng là số tiền mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ tổng chi phí bỏ ra để thực hiện việc sản xuất bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Như vậy, lợi nhuận sau thuế được xem là thước đo tốt nhất để phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế cũng cho thấy năng lực của doanh nghiệp trong việc có thể chuyển doanh thu thành lợi nhuận và số tiền thực tế mà doanh nghiệp kiếm được trong một năm hoạt động.
3. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
- Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
4. Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuê có ý nghĩa đối với doanh nghiệp như sau:
- Giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, là thước đo chân thực phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay thua lỗ, hòa vốn. Từ đó, các cổ đông sẽ quyết định được, mình có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không.
- Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu: Các nhà đầu tư thường phân tích chỉ số lợi nhuận ròng để nhận xét xem doanh nghiệp đó có đang sống khỏe hay không. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu con số này liên tục tăng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày một tốt đẹp và ngược lại.
- Giúp chủ doanh nghiệp vay vốn: Trong quá trình gọi vốn, con số lợi nhuận sau thuế là một trong những cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh của mình, từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Tạo lợi thế kinh doanh cũng như giúp doanh nghiệp dễ dàng gọi vốn đầu tư từ các chủ đầu tư.
Trên đây là những nội dung liên quan đến Cách tính lợi nhuận sau thuế hiện nay như thế nào? mà chúng tôi muốn cập nhật tới bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến lợi nhuận sau thuế và cách tính lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có những nhận định đúng đắn về sự phát triển của doanh nghiệp mình trên thị trường.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Lũy kế là gì?
Lũy kế là số liệu được tính toán và cộng dồn lại theo từng kỳ, số liệu sau khi đã cộng dồn theo từng đợt được quy định cứ thế được cộng dồn nối tiếp nhau.
5.2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính như thế nào?
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xác định bằng cách cộng số lãi (hoặc lỗ) sau thuế của năm báo cáo với số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối của năm trước, sau khi đã trừ đi số lợi nhuận đã phân phối trong năm.
5.3. Lợi nhuận sau thuế giảm chứng tỏ điều gì?
Trường hợp lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ. Và nếu lợi nhuận sau thuế có giá trị lớn hơn 0 chứng tỏ công ty đang kinh doanh có lãi. Lợi nhuận sau thuế phản ánh sự kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
5.4. Lợi nhuần ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (Net Profit) là tổng số tiền lời (hay doanh thu) còn lại sau khi lấy tiền bán hàng trừ đi tất cả chi phí cần thiết (như tiền vốn sản xuất/nhập sản phẩm, tiền thuê nhân công, tiền quảng cáo…). Thuật ngữ này còn có một số tên gọi khác là lãi ròng hoặc thu nhập ròng.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì? Cách tính lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì?Doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thực hiện dự án đầu tư có cần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
- Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng doanh nghiệp 2024?
-
Tại sao phải thay đổi thông tin đăng ký thuế khi thay đổi trụ sở?