Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng doanh nghiệp 2024?

1. Lãi ròng là gì?

Lãi ròng hay còn gọi là lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, lãi ròng là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí và nghĩa vụ tài chính.

2. Cách tính lãi ròng doanh nghiệp 2024?

Dưới đây là công thức tính lãi ròng doanh nghiệp năm 2024:

Lãi ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

  • Lợi nhuận trước thuế là số tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động và chi phí tài chính.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước trên phần lợi nhuận của mình.

Như vậy, lãi ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lãi ròng càng cao thì doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả.

Ngoài cách tính theo công thức trên, lãi ròng còn có thể được tính theo các cách khác theo doanh thu, tài sản hoặc vốn chủ sở hữu như sau:

  • Lãi ròng trên doanh thu: Là phần lãi ròng thu được trên mỗi đơn vị doanh thu. Công thức tính như sau:

Lãi ròng trên doanh thu = Lãi ròng / Doanh thu

  • Lãi ròng trên tài sản: Là phần lãi ròng thu được trên mỗi đơn vị tài sản của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:

Lãi ròng trên tài sản = Lãi ròng / Tổng tài sản

  • Lãi ròng trên vốn chủ sở hữu: Là phần lãi ròng thu được trên mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:

Lãi ròng trên vốn chủ sở hữu = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu

3. Vai trò của lãi ròng là gì?

Lãi ròng có các vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể:

  • Lãi ròng là căn cứ để đánh giá việc kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận sau thuế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Lãi ròng sẽ giúp doanh nghiệp biết được tỉ trọng lợi nhuận trong tổng số doanh thu, từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của mình là lãi hay lỗ.
  • Theo đó, doanh nghiệp có giá trị lợi nhuận sau thuế càng lớn, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp lãi càng cao. Trong trường hợp người lại, nếu giá trị này nhỏ hơn 0, điều này có nghĩa doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ và phá sản. Trong trường hợp này, lãnh đạo của doanh nghiệp cần phải có hướng giải quyết cũng như những chiến lược kinh doanh mới để cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tỷ số lãi ròng ở mỗi ngành nghề là khác nhau: Theo đó, các doanh nghiệp chỉ so sánh tỷ số lãi ròng của doanh nghiệp với tỷ số bình quân toàn ngành hoặc đối thủ trong ngành và trong một thời điểm nhất định.
Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng doanh nghiệp 2024?

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng

Căn cứ vào khái niệm, ý nghĩa và công thức tính lãi ròng thì có các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng như sau:

  • Chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi ròng của doanh nghiệp. Lãi ròng là số tiền còn lại sau khi trừ đi các chi phí hoạt động của doanh nghiệp từ doanh thu. Do đó, nếu chi phí hoạt động tăng lên, lãi ròng sẽ giảm và ngược lại, nếu chi phí hoạt động giảm, lãi ròng sẽ tăng lên. Do đó, trong nhiều trường hợp, các chi phí hoạt động có thể được cắt giảm hoặc tối ưu hóa để cải thiện lãi ròng.
  • Doanh thu: Nếu doanh thu tăng, lãi ròng sẽ tăng lên và ngược lại, nếu doanh thu giảm, lãi ròng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu cũng không đảm bảo rằng lãi ròng sẽ tăng theo tỷ lệ đó. Khi tăng doanh thu dẫn đến chi phí hoạt động tăng, trường hợp này có thể làm giảm lãi ròng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi phí phải trả cho Nhà nước và được tính dựa trên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu lợi nhuận trước thuế tăng lên, khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, do đó lãi ròng sẽ giảm.
  • Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc mua lại hàng hóa để bán. Nếu giá vốn hàng bán giảm, lãi ròng sẽ tăng và ngược lại. Ngoài ra, sự biến động giá cả của nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ cũng có thể ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp.
  • - Chi phí quản lý: Chi phí quản lý bao gồm các chi phí không trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ nhưng liên quan đến hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Nếu chi phí quản lý này giảm, lãi ròng sẽ tăng và ngược lại.

Như vậy, để điều chỉnh được lãi ròng, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các yếu tố tác động đến lãi ròng. Từ đó, có những chiến lược kinh doanh phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi ròng cao, đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Dòng tiền ròng là gì?

Dòng tiền ròng về cơ bản là sự chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp của bạn thu được và chi ra trong một khoảng thời gian nhất định . Nó xem xét nhiều nguồn doanh thu khác nhau như bán hàng, dịch vụ và các luồng thu nhập khác, và trừ đi các chi phí như tiền lương, tiền thuê nhà, tiện ích và trả nợ vay.

5.2. Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng (Net Profit) là tổng số tiền lời (hay doanh thu) còn lại sau khi lấy tiền bán hàng trừ đi tất cả chi phí cần thiết (như tiền vốn sản xuất/nhập sản phẩm, tiền thuê nhân công, tiền quảng cáo…). Thuật ngữ này còn có một số tên gọi khác là lãi ròng hoặc thu nhập ròng.

5.3. Quản lý dòng tiền là gì?

Quản lý dòng tiền được hiểu cơ bản là việc doanh nghiệp đưa ra các phương pháp, chiến lược, nhằm điều kiểm soát sự luân chuyển của dòng tiền. Thay vì chi tiêu một cách vô tội vạ, không có kế hoạch dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn, khủng hoảng tài chính.

5.4. Lợi nhuận bao gồm những gì?

  • Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
  • Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán.
  • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Lương - Lãi từ khoản nợ
  • Thu nhập ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế