Tập làm văn lớp 5 trang 140 Làm biên bản cuộc họp - Tiếng Việt lớp 5

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp trang 140 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 5. Mời các bạn đón xem:

1 739 lượt xem
Tải về


Tiếng Việt lớp 5 trang 140 Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp

A. Kiến thức cơ bản

1. Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc  họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.

2. Nội dung biên bản thường gồm ba phần :

- Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.

- Phần chính ghi thời gian , địa điểm , thành phần  có mặt , nội dung sự việc.

- Phần kết thúc ghi tên , chữ kí của những người có trách nhiệm . 

B. Soạn bài Làm biên bản cuộc họp ngắn gọn

I. Nhận xét:  

Tiếng Việt lớp 5 trang 140 Câu 1: Đọc biên bản:(Biên bản Đại hội chi đội ở SGK, trang 140 - 141)

Trả lời:

Các em đọc biên bản đại hội chi đội.

Tiếng Việt lớp 5 trang 140 Câu 2: Trả lời câu hỏi:

a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?

b) Cách mở đầu và kết thúc biên bản có gì giống và khác cách mở đầu và kết thúc đơn?

c) Nêu tóm tắt những điểm cần ghi vào biên bản.

Trả lời:

a.

Chi đội lớp 5A ghi biên bản về cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất... nhằm giúp mọi người thực hiện cho đúng, xem xét lại khi cần thiết.
b.

Cách mở đầu biên bản có điểm giống và khác cách mở đầu đơn là:

+ Giống nhau: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.

+ Khác nhau: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi), thời gian, địa điểm, lập biên bản ghi ở phần nội dung.

- Cách kết thúc biên bản có điểm giống và khác kết thúc đơn là:

+ Giống nhau: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.

+ Khác nhau: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch đoàn, thư kí), không có lời cảm ơn như đơn.

c. Nêu tóm tắt những điểm cần ghi vào biên bản.

- Thời gian, địa điểm họp.

- Thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí.

- Nội dung cuộc họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp).

- Chữ kí của chủ tịch và thư kí.

II. Luyện tập:

Tiếng Việt lớp 5 trang 142 Câu 1: Theo em, những trường hợp nào sau đây cần ghi biên bản. Vì sao?

a) Đại hội liên đội.

b) Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử.

c) Bàn giao tài sản.

d) Đêm liên hoan văn nghệ.

e) Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.

g) Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

Trả lời:

Những trường hợp dưới đây cần ghi biên bản đó là:

a) Đại hội liên đội.

Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử.

c) Bàn giao tài sản.

Vì ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.

e) Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.

Vì cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

g) Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

Vì cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

Tiếng Việt lớp 5 trang 142 Câu 2: Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1.

Trả lời:

- Biên bản Đại hội liên đội.

- Biên bản bàn giao tài sản.

- Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.

- Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

Bài giảng Tiếng Việt lớp 5 trang 140 Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 khác:

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại trang 142

Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp trang 143

Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo trang 145

Chính tả: Nghe viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo trang 145

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hạnh phúc trang 146

1 739 lượt xem
Tải về