Luyện từ và câu lớp 5 trang 27 Mở rộng vốn từ Nhân dân - Tiếng Việt lớp 5

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân trang 27 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 5. Mời các bạn đón xem:

1 3,252 03/11/2022
Tải về


Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân

Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Câu 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:

a) Công nhân

b) Nông dân

c) Doanh nhân

d) Quân nhân

e) Trí thức

g) Học sinh

(giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm).

Trả lời:

a. Công nhân: thợ cơ khí, thợ điện

b. Nông dân: thợ cày, thợ cấy.

c. Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.

d. Quân nhân: đại úy, trung sĩ.

e. Trí thức: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư.

g. Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học.

Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Câu 2: Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta?

Trả lời:

a. Chịu thương chịu khó: Muốn nói đến phẩm chất chất cần cù, chịu khó trong lao động và trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam.

b. Dám nghĩ dám làm: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam ta mạnh dạn, dũng cảm, táo bạo đưa ra ý kiến và biến những ý tưởng đó thành hiện thực.

c. Muôn người như một: Ca ngợi truyền thống đoàn kết, thống nhất một lòng của cả dân tộc.

d. Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của): Ca ngợi người coi trọng nhân nghĩa, đạo lí, coi nhẹ tiền của.

e. Uống nước nhớ nguồn: luôn biết ơn những người đi trước, luôn nhớ về cội nguồn tổ tiên, những người có công với nước, với dân.

Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Câu 3: Đọc truyện Con rồng cháu tiên (Tiếng việt 5, tập một, trang 27) và trả lời câu hỏi:

a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?

b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là "cùng").

c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.

Trả lời:

a. Người Việt Nam ta thường gọi nhau là đồng bào vì bắt nguồn từ truyền thuyết người Việt được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, cùng một bào thai và cùng một mẹ. Đó là niềm tự hào của người Việt Nam.

b. Những từ bắt đầu bằng tiếng đồng: đồng đội, đồng cảm, đồng thanh, đồng phục, đồng chí, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý, đồng hội đồng thuyền, đồng nghiệp, đồng đẳng…

c. Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.

VD:

- Các bạn học sinh trường em đều mặc đồng phục khi đến trường.

- Mọi người đồng thanh đọc "5 điều Bác Hồ dạy".

- Bố em và bố bạn Lan là đồng nghiệp.

Bài giảng Tiếng Việt lớp 5 trang 27 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 khác:

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 29

Tập đọc: Lòng dân (Tiếp theo) trang 31

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 31

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 34

1 3,252 03/11/2022
Tải về