SBT Ngữ văn 8 Mời trầu - Cánh diều

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Mời trầu sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 317 29/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 Mời trầu

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy tìm và chép lại ba bài thơ (thơ dân gian hoặc thơ có tác giả) viết về trầu cau.

Trả lời:

Bài 1:

“Sáng ngày em đi hái dâu

Em gặp anh ấy ngồi câu thạch bàn

Và anh đứng dậy hỏi han

Hỏi rằng cô đã vội vàng đi đâu

Thưa rằng em đi hái dâu

Và anh mở túi đưa trầu mời ăn

Thưa rằng bác mẹ em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người”

(Thơ dân gian)

Bài 2

Trầu xanh, ơi hỡi trầu xanh

Đừng trồng dưới gốc cau anh làm gì!

Một ngày anh sẽ tình si

Vì em quấn chặt ngõ đi đường về

(Trích bài thơ Trầu cau - Hàn Quốc Vũ)

Bài 3

Nửa đêm thức dậy ăn trầu

Nước trầu đưa nhớ vào sâu giấc già

Cuộc đời như bóng mây qua

Nhỏ nhoi chỉ miếng trầu là niềm vui

(Trích bài thơ Lá trầu cay - Phạm Đình Ân)

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương

a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?

Trả lời:

a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ này đều có tác dụng trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

- Các cụm từ “quả cau nho nhỏ”, “miếng trầu” gợi nhớ đến các câu ca dao về tình yêu, hôn nhân như:

+ Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

Nay anh học gần

Mai anh học xa...

+ Thưa rằng tôi đi hái dâu

Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.

+ Từ ngày ăn phải miếng trầu

Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.

+ Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

- Hai câu cuối bài gợi nhớ đến câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, các

thành ngữ: “xanh vỏ, đỏ lòng”, “xanh như lá, bạc như vôi”,...

Hồ Xuân Hương không sử dụng toàn bộ một câu ca dao hay nguyên vẹn một câu tục ngữ, thành ngữ mà chủ yếu sử dụng thành phần của chúng, gợi nhớ đến các câu trọn vẹn. Các thành phần của ca dao, tục ngữ, thành ngữ được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài có tác dụng rất lớn trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ, nói được những điều sâu kín trong tình cảm mà nếu sử dụng từ ngữ thông thường thì khó có thể nói hết hoặc nói sâu sắc được như vậy.

Các từ gợi nhớ hoặc thành phần của một câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngoài việc biểu đạt nghĩa gốc của chúng còn được Hồ Xuân Hương ghép thêm từ, thành phần mới để tạo lập nghĩa mới phù hợp với nội dung biểu đạt mang phong cách riêng của bà.

b) Những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:

- “Trầu hôi”: thể hiện sự khiêm nhường (kết hợp với “quả cau nho nhỏ").

- “Của Xuân Hương mới quệt rồi”: sự khẳng định cái “tôi” cá nhân của một phụ nữ. Điều này ở thời trung đại chỉ có mình Hồ Xuân Hương dám thể hiện. Động từ “quệt” cũng cho thấy cá tính mạnh mẽ của nữ sĩ.

Những từ ngữ mang dấu ấn cá nhân đó đã thể hiện rõ nét thái độ và tình cảm thắm thiết của tác giả trước tình yêu và hôn nhân. Đây là sự độc đáo, cá tính trong thơ bà, không thể lẫn với người khác.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc:

- Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.

- Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững, thậm chí là bạc bẽo của chàng trai).

- Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

Chỉ qua bốn câu thơ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người, bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc nhưng cũng rất cảnh giác với sự đen bạc của lòng người.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy phân tích biểu hiện của một trong những biện pháp nghệ thuật được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ Mời trầu.

Trả lời:

Nghệ thuật so sánh ở câu thơ cuối “xanh như lá, bạc như vôi” với những từ ngữ chỉ màu sắc “xanh”, “bạc” để miêu tả sự vật nhưng thực chất là ứng chiếu với việc chỉ lòng người. Qua đó, ta thấy được nỗi lòng đầy ưu tư, khắc khoải, hoài nghi về lòng người của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, cay đắng của sự dối gian, lừa gạt.

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy xác định một số biểu hiện của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương.

Trả lời:

Biểu hiện của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương:

- Bài thơ có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Màu sắc nào không có trong bài thơ Mời trầu?

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Màu vàng

D. Màu trắng

Trả lời:

Đáp án C

Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:

Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh, cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

Trả lời:

Đây là một bài ca dao hay và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Là một tác phẩm dân gian không có tác giả cụ thể, đáp ứng đời sống tâm hồn của nhiều người nên giữa bài ca dao và bài thơ của Hồ Xuân Hương có những điểm giống và khác biệt như sau:

- Giống nhau: Đều qua tục ăn trầu với những thao tác như têm trầu, ăn trầu để nói về chuyện tình cảm.

- Khác nhau:

+ Bài ca dao được lưu truyền trong dân gian bằng thơ lục bát, một thể thơ phổ biến của ca dao, dân ca. Bài thơ của Hồ Xuân Hương được viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Tuy cùng nói về chuyện tình cảm nhưng bài thơ của Hồ Xuân Hương là nói về tình yêu nam nữ để tiến đến hôn nhân, còn bài ca dao nói về chuyện vợ chồng. Cũng nói về duyên nhưng bài ca dao nói đến duyên vợ chồng gắn bó, keo sơn; còn duyên trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là duyên giữa chàng trai và cô gái nên nó cũng có thể trở nên vô duyên nếu đối phương trong tình yêu chỉ là kẻ “xanh như lá, bạc như vôi”.

+ Khác với một bài thơ dân gian, thơ của Hồ Xuân Hương mang cá tính mạnh mẽ với những từ ngữ có nét riêng rõ rệt như “này của Xuân Hương”, dùng từ “quệt” thay cho từ “pha” hiền lành trong bài ca dao. Từ ngữ trong bài ca dao, về cơ bản, là những từ ngữ không thể hiện nét riêng cá tính. Như vậy, bài thơ của Hồ Xuân Hương mang tính cá biệt, riêng của bà, không thể lẫn với của người khác, thể hiện hoàn cảnh và số phận của nữ thi sĩ; còn bài ca dao là của chung mọi người, diễn tả tình cảm nồng thắm và luôn có hậu của thơ ca dân gian. Xuân Hương đang khao khát niềm hạnh phúc gia đình mà tác giả dân gian đã có được.

+ Bài ca dao về cơ bản chỉ có nghĩa đơn, có thể hiểu rõ sau khi đọc, còn bài thơ của Hồ Xuân Hương chứa đựng những nghĩa tiềm ẩn, phụ thuộc vào sức đọc, vào sự khám phá, chiêm nghiệm của người thưởng thức, của từng thế hệ bạn đọc.

Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,

Nó đỗ khoa này có sướng không?

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tú Xương toàn tập, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)

(*) Bài thơ được làm để chế giễu những người thi đỗ khoa thi Hương năm Đinh Dậu (1897) ở trường thi Hà – Nam (Nam Định). Khi làm lễ Bái mạng (Tạ ơn vua) ở Vọng Cung (Cung 2 cung vua ở trong Huế) có cả vợ chồng Công sứ Nam Định là Lơ Noóc-măng đến dự. Những vị này ngồi chễm chệ trước Vọng Cung. Các ông cử tân khoa khi cúi đầu quỳ lạy tạ ơn vua thì quỳ lạy cả ông Tây, bà đầm, những kẻ đại diện cho chính quyền bảo hộ Pháp được dựng lên sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

a) Bài thơ trên viết về điều gì?

b) Hãy chỉ ra những dấu hiệu cho thấy đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

c) Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào?

d) Hãy phân tích nghệ thuật đối và so sánh ở hai câu cuối.

e) Qua các hình ảnh được thể hiện trong bài thơ, hãy phân tích để thấy được tâm trạng của tác giả Trần Tế Xương.

Trả lời:

a) Bài thơ chế giễu, châm biếm những người thì đô và không thủ đô, khi nh kẻ thì đồ phải quỳ lạy trước kẻ thù của dân tộc như những kẻ vong quốc, quy đổ cảm thán về tình cảnh bị đặt của nền khoa cử nổi tiếng và của đất nước nói chung.

b) Những dấu hiệu cho thấy đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

- Số lượng câu: Bài thơ bao gồm 4 câu thơ. Mỗi câu thơ chứa một ý kiến riêng và không liên quan chặt chẽ với các câu thơ khác.

- Đường luật: Các câu thơ tuân theo luật bằng trắc.

- Độ dài câu thơ: Mỗi câu thơ gồm 7 chữ câu, tức là tổng cộng 28 chữ câu.

- Vần: Gieo vần ở cuối mỗi câu thơ 1, 2, 4.

- Nhịp: Nhịp 4/3

- Các câu thơ sử dụng hình ảnh sinh động để diễn tả tình huống và ý nghĩa của bài thơ.

c) Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua cả bốn câu thơ, trong đó, tiêu biểu là những hình ảnh như: “một đàn thăng hỏng”, “nó đỗ .. có sướng không”, đặc biệt là những hình ảnh đối nghịch: “bà đầm ngôi đất vịt”, ông cử ngỏng đầu rồng”.

d) Giễu người thi đỗ là bài thơ tứ tuyệt có vận dụng phép đổi ở hai câu cuối. Trong câu, tác giả sử dụng phép đối danh từ với danh từ, động từ với động từ; đảo vị trí của câu chữ; đối vị trí, hành động của các nhân vật;...

Cùng với đối là nghệ thuật so sánh. So sánh giữa hành vi không đúng chỗ của “bà đầm” – một nhân vật mới xuất hiện trong xã hội thuộc địa, đại diện cho kẻ cai trị, xa lạ với truyền thống, xuất hiện với dáng vẻ “kệch cỡm” ở nơi vốn tôn nghiêm với hình ảnh của người đỗ đạt, đại diện cho niềm vinh quang của khoa cử đương thời. Nay những con người ấy lại phải quỳ lạy, tỏ lòng biết ơn một kẻ ngoại quốc xa lạ, kẻ thù xâm lược đang cai trị, nô dịch dân tộc.

Hai hình ảnh hết sức trái ngược cho thấy sự nhục nhã, xuống cấp về nhân cách của những kẻ đại diện cho tri thức cả một dân tộc trong hoàn cảnh oái ăm của lịch sử.

e) Tâm trạng của tác giả Trần Tế Xương qua các hình ảnh được thể hiện trong bài thơ: Đó là tâm trạng buồn của một người có học, cảm thấy nhục nhã với vị thế thấp hèn của các sĩ tử đỗ đạt trước kẻ thù đô hộ đất nước. Đó cũng là tâm trạng của một người không đỗ đạt nhìn thấy cảnh nhục nhã của nền khoa cử Việt Nam đương thời. Trần Tế Xương bị đánh trượt trong kì thi này do phạm huý. Trong các kì thi xưa, người đi thi phải học thuộc rất nhiều từ kị huý – những từ ngữ do triều đình quy định không được viết trong bài thi do liên quan đến tên huý (tên do cha mẹ đặt) của các bậc bề trên (vua, chúa,...). Đây là một quy định rất oái oăm, khiến cho những người thực tài, tài hoa, không chịu khép mình vào khuôn khổ như Trần Tế Xương luôn luôn bị đánh trượt.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Vịnh khoa thi Hương

Xa ngắm thác núi Lư

Cảnh khuya

1 317 29/11/2023