Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 3: Văn bản thông tin - Cánh diều
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 3: Văn bản thông tin sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.
Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 3: Văn bản thông tin - Cánh diều
a) Cung cấp cho người đọc thông tin về hiện tượng sao băng
b) Nêu lên các quy định về cách thức tạo ra sao băng
c) Giới thiệu cảnh đẹp của bầu trời khi có sao băng
d) Trả lời các câu hỏi: Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng đó?
e) Phát biểu những cảm xúc của người viết khi nhìn sao băng
Trả lời:
a) Cung cấp cho người đọc thông tin về hiện tượng sao băng
d) Trả lời các câu hỏi: Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng đó?
Trả lời:
Văn bản nói về một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của tự nhiên – sao băng. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, sự ra đời và hình thành của hiện tượng sao băng.
Trả lời:
- Sự khác nhau của sao băng và mưa sao băng:
+ Sao băng: là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất.
+ Mưa sao băng: nguyên nhân chính là do sao chổi. Khi sao chổi chuyển động gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, tạo thành mưa sao băng.
- Khi các thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh va chạm với nhau, chúng xuyên qua khí quyển với vận tốc lớn khoảng 100 000 km/h và tạo nên sao băng và mưa sao băng.
Trả lời:
- Dựa vào nội dung văn bản, theo em hiểu, hiện tượng này xảy ra khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng.
Trả lời:
- Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện rằng mỗi lần sau băng rơi thay vì cướp đi một sinh mạng trên Trái Đất, sao băng hãy mang tới sự sống một lần nữa tới những con người thiếu may mắn đó. Em mong muốn như vậy vì em thấu hiểu được những người sống còn lại đã từng đau buồn như thế nào khi chứng kiến sự ra đi của chính người thân mình.
Câu 6 trang 28, 29, 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tại sao mùa đông có tuyết rơi?
(Theo Trang Trịnh, doisongphapluat.com)
a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Em hãy đặt nhan đề cho văn bản.
b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?
c) Theo văn bản, có những điều kiện nào để có tuyết rơi?
d) Mục đích của văn bản trên là gì? Mục đích ấy thể hiện ở câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản?
Trả lời:
a) Văn bản trên nêu lên nội dung về: Lý giải tuyết là gì? Tại sao mùa đông lại có tuyết? Sự hình thành của tuyết?
Nhan đề: Tại sao lại có tuyết?
b) Văn bản đó được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên vì đáp ứng đầy đủ các đặc điểm của loại văn bản này. Các đặc điểm chính gồm: Đề tài viết về một hiện tượng tự nhiên: tuyết và vì sao có tuyết rơi.
- Nội dung chính: tập trung giải thích “Tuyết là gì? Tuyết hình thành như thế nào? Vì sao có tuyết?”.
- Các nội dung được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, có nhiều kiến thức và số liệu cụ thể,...
- Hình thức trình bày theo phương thức thuyết minh, văn bản kết hợp kênh chữ và kênh hình (văn bản đa phương thức).
c) Không khí trên cao, nhiệt độ thấp, điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần, nhiều dẫn đến nặng, không khí không thể lưu thông và kéo mây tiếp, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi.
d) Mục đích của văn bản là giải thích hiện tượng tuyết rơi. Mục đích ấy thể hiện ở phần sa pô và đoạn kết của văn bản: “Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mùa đông có tuyết rơi cũng như hiểu được quá trình hình thành những bông tuyết xinh đẹp.”.
Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
A. Văn bản đã giới thiệu hiện tượng nước biển dâng: nguyên nhân và tác hại
B. Văn bản đã so sánh các điều kiện hình thành hiện tượng nước biển dâng
Trả lời:
Đáp án A. Văn bản đã giới thiệu hiện tượng nước biển dâng: nguyên nhân và tác hại
Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào?
Trả lời:
Có thể thấy, nhìn chung các mục trong văn bản triển khai, trình bày thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Cụ thể, các thông tin lần lượt trình bày giúp người đọc hiểu nước biển dâng là gì, nguyên nhân nước biển dâng và dự báo tác động, tác hại của hiện tượng nước biển dâng,...
Trả lời:
- Văn bản được trình bày bằng cả kênh chữ và kênh hình (biểu đồ)
- Ý tưởng thông tin được trình bày theo trình tự: nếu hiện tượng (nước biển thay đổi), giải thích nguyên nhân của hiện tượng ấy, dự báo mức độ tăng và hậu quả của hiện tượng ấy.
- Cách trình bày trên giúp người đọc hiểu rõ các thông tin chính cần biết: Nó là gì? Tại sao có? Hệ quả thế nào?
Trả lời:
- Hiện tượng nước biển dâng là hiện tượng tự nhiên song nguyên nhân lại do con người gây ra. Theo văn bản “sự ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến cho Trái Đất ấm dần lên. Kéo theo đó là mực nước biển toàn cầu bắt đầu tăng với tốc độ ngày càng nhanh hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau: băng tan, dãn nở của nước và các thay đổi trong hệ thống khí hậu Trái Đất.”.
Tốc độ dâng của nước biển do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hàng ngàn tỉ đô la Mỹ với nhiều hệ luỵ về phát triển.
Song nhu cầu phát triển thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp vẫn tiếp diễn và cần thiết. Vì thế, tìm cách thích ứng một cách hiệu quả là một trong những bài toán khó nhất mà loài người chúng ta cần hợp tác giải quyết trong thế kỉ này.
Trả lời:
- Theo văn bản, nước biển dâng có tác động đến toàn cầu, trước hết là các nước có biển, tiếp giáp với biển. Tầm quan trọng của nước biển dâng là ở chỗ: không giống như thuỷ triều hay nước dâng do bão, hết lên rồi lại xuống, lượng tăng lên này là vĩnh viễn và không đảo ngược được.
- Khi kết hợp với triều cường, chúng sẽ có tác động rất lớn đến tương lai của những nơi có cư dân đông đúc như các thành phố Niu Oóc (New York), Van-cu-vơ (Vancouver), Am-xtéc-dam (Amsterdam), Xít-ni (Sydney), Men-bon (Melbourne), Tô-ki-ô (Tokyo), Băng-cốc (Bangkok), Xin-ga-po, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Theo kịch bản xấu nhất, nước biển trên Trái Đất sẽ dâng lên 86 xăng-ti-mét so với ngày nay. Điều đó cho thấy, nhiều khả năng chúng ta sẽ đối diện với nguy cơ nước biển tăng từ 50 xăng-ti-mét trở lên, lượng tăng hơn gấp đôi so với một thế kỉ trước. Kể cả khi chúng ta chấm dứt hoàn toàn việc thái vào khí quyển khí nhà kính, thì không chỉ nhiệt độ toàn cầu mà cả mực nước biến về dài hạn vẫn tiếp tục tăng chứ không giảm đi.
Câu 6 trang 30, 31, 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
SƯƠNG MÙ LÀ GÌ? TẠI SAO CÓ SƯƠNG MÙ?
Nguyên nhân hình thành sương mù
- Độ ẩm tương đối của không khí phải cao,
- Nhiệt độ không khí tương đối thấp,
- Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.
a) Nội dung chính của văn bản trên là gì?
b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?
d) Tại sao nhân dân ta có câu “Quá mù ra mưa”?
Trả lời:
a) Căn cứ vào nhan đề văn bản, có thể biết được nội dung chính của văn bản Sương mù là gì? Tại sao có sương mù?.
b) - Cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng tự nhiên sương mù hình thành ra sao
- Có những số liệu cụ thể để giải thích hiện tượng sương mù.
c) Hiện tượng tự nhiên được nhắc tới thường xảy ra ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Nguyên nhân của hiện tượng ấy được trình bày trong tiểu mục cuối văn bản:
Nguyên nhân hình thành sương mù.
d) Câu “Quá mù ra mưa” có hai nghĩa:
– Nghĩa đen: Khi sương mù quá dày đặc, chúng sẽ ngưng đọng thành nhiều nước
trong không gian như là có mưa.
− Nghĩa bóng: chỉ hiện tượng (việc làm, hành động, mức độ,...) vượt quá ngưỡng thông thường cho phép, sự việc sẽ chuyển sang một trạng thái khác (quy tắc “lượng đổi chất đổi”).
Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại
Trả lời:
- Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
- Đặc điểm trong văn bản: có sapo, có lời kết,…
Trả lời:
Ý tưởng và thông tin trong bài viết được triển khai theo lô gích vấn đề: Nêu hiện tượng lũ lụt là gì, giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt và tác hại của hiện tượng ấy.
– Ví dụ, trong phần mở đầu, bài viết đã giải thích và phân biệt rất rõ: Lũ là gì? Lụt là gì? Lũ và lụt khác nhau như thế nào? Có những loại lũ nào?...
– Cách trình bày trên giúp người đọc tiếp nhận thông tin rất rõ ràng, dễ hiểu và có hệ thống,...
Trả lời:
– Mục đích của văn bản được nêu ngay ở nhan đề bài viết và nhắc lại trong phân sa pô: cung cấp thông tin về hiện tượng lũ, lụt; chỉ ra nguyên nhân và tác hại của hiện tượng ấy.
– Nội dung chính của văn bản đã lần lượt trình bày các thông tin theo đúng thứ mà mục đích của văn bản đã đặt ra.
Trả lời:
– Các nội dung chính được nếu thành đề mục (in đậm); trong mỗi đề mục in đậm lại có các nội dung nhỏ (in đậm nghiêng) triển khai cho mục in đậm.
– Các nội dung chi tiết trong mỗi mục đều tập trung làm rõ cho mỗi mục ấy. Ví dụ: Để làm rõ cho tiểu mục lũ lụt Gây thương vong về con người, bài viết nếu các thông tin cụ thể gồm: “Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người..
Câu 5 trang 32, 33, 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét
Cách phòng chống sét đánh an toàn nhất là gì?
a) Đoạn trích trên gồm những thông tin chính nào? Dựa vào đâu để tìm nhanh các thông tin chính ấy?
b) Vì sao đoạn trích trên được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?
c) Đoạn văn in đậm mở đầu văn bản được gọi là phần gì? Phần ấy có nhiệm vụ như thế nào?
d) Đoạn trích giúp em có thêm được những hiểu biết gì về sấm sét?
Trả lời:
a) Đoạn trích gồm những thông tin chính về sấm sét. Dựa vào đoạn in đậm và các tiểu mục nêu trong văn bản là có thể tìm nhanh các thông tin chính ấy.
b) Đoạn trích trên được coi là văn bản thông tin vì:
- Cung cấp cho người đọc thông tin về sấm sét
- Biện pháp phòng chống sấm sét
c) Đoạn văn in đậm mở đầu văn bản được gọi là phần sa pô. Vai trò của đoạn sapo không chỉ nêu bật chủ đề bài viết mà còn giúp cho người viết tóm tắt được những nội dung muốn chia sẻ. Giúp người đọc nhớ được từ khóa, khái quát được nội dung, đặc biệt là trong trường hợp họ không đủ thời gian để đọc chi tiết toàn bài viết
d) Đoạn trích giúp em sấm sét hình thành từ đâu, nguyên nhân vì sao lại có sấm xét và các biện pháp phòng chống sấm sét.
II. Bài tập tiếng Việt trang 35
Trả lời:
- Tác dụng của việc sử dụng biểu đồ trong văn bản: nhằm minh họa, làm rõ nội dung được trình bày trong văn bản.
b) Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét
c) Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái Đất.
d) Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét ...
Trả lời:
a) 40% dân số cư ngụ gần biển - 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.
b) 28 trên tổng 64 tỉnh thành ven biển - đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét.
c) Bao phủ 72% bề mặt Trái Đất
d) Khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét.
→ Tác dụng: Việc trích dẫn những số liệu cụ thể nhằm nhấn mạnh, khẳng định sự ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đến cuộc sống của con người. Từ đó, làm tăng tính xác thực, sức thuyết phục, tính khách quan cho lập luận của người viết giúp người đọc, người nghe tin tưởng hơn vào dẫn chứng bài viết.
Trả lời:
a) Đoạn a là đoạn văn quy nạp có câu chủ đề ở cuối đoạn (Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì) khái quát ý từ câu đứng trước (chỉ những cách đối đãi cụ thể của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ),....
b) Đoạn b là đoạn văn song song vì đoạn văn này không có câu chủ đề.
c) Đoạn c là đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề ở đầu đoạn (Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đều nhau) giải thích cho các câu sau.
Trả lời:
a) Vị ngữ là cụm động từ còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống có trung tâm là động từ khiến và thành tố phụ là cụm chủ vị mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống.
b) Vị ngữ là cụm động từ làm hạ mực nước biển trung bình ở vịnh Bắc Bộ chừng 10 xăng-ti-mét trong những tháng mùa đông có trung tâm là động từ làm và thành tố phụ mực nước biển trung bình ở vịnh Bắc Bộ chừng 10 xăng-ti-mét trong những tháng mùa đông.
Trả lời:
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản thông tin nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó. Nội dung chính của loại văn bản này thường tập trung vào một số thông tin chính như: Đó là hiện tượng gì? Biểu hiện như thế nào? Vì sao có hiện tượng này? Những tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng thiên nhiên ấy là gì?...Tận dụng hoặc phòng chống, khắc phục tác động của hiện tượng đó như thế nào? Các văn bản Sao băng, Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI hoặc Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại trong phần đọc hiểu của bài học này đều là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.
Trả lời:
Núi lửa phun trào vừa là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú vừa là một thảm họa vì gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống của con người. Vậy núi lửa là gì? Nguyên nhân gây ra núi lửa như thế nào?
Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, với các vỏ thạch quyển dịch chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun trào, một phần năng lượng đã ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, ống dẫn, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun trào ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham và khói.
Núi lửa được chia thành nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai cách đó là dựa theo hình dáng bao gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên và dựa vào dạng thức hoạt động chứa ba loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.
Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào. Đầu tiên, nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún. Ngoài ra, núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái và gây nên thảm họa sóng thần:
Bên cạnh đó, núi lửa cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Bởi các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Đây được coi là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.
Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa cũng là nơi thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.
Tóm lại, ta thấy được sức ảnh hưởng lớn lao của núi lửa đến đời sống con người, đặc biệt là những người đang sống trong vùng gần núi lửa phun trào. Các tác động tự nhiên này vừa mang tới những hiểm nguy những vẫn tồn tại các mặt lợi ích đáng kể để mang lại nền kinh tế cho con người.
Trả lời:
- Đoạn văn diễn dịch:
Núi lửa khi phun trào mang lại nhiều lợi ích. Núi lửa phun trào đem đến cho con người nhiều năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản.
- Đoạn văn quy nạp:
Núi lửa phun trào đem đến cho con người nhiều năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Như vậy có thể thấy, núi lửa khi phun trào mang lại nhiều lợi ích.
- Đoạn văn phối hợp:
Các ngọn núi lửa là nơi đem đến cho con người nhiều năng lượng địa nhiệt. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Sau khi núi lửa phun trào, đất đai canh tác trở nên màu mỡ hơn.
Trả lời:
Ví dụ, các tình huống sau đây cần viết văn bản kiến nghị:
- Tập thể lớn đề nghị với cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm về việc tổ chức đi xem một bộ phim liên quan đến các tác phẩm học trong nhà trường.
- Một số gia đình trong khu tập thể (hoặc khu phố, xóm, thôn,…) kiến nghị với Ủy ban nhân dân địa phương giải quyết việc một công trường trong khi xây dựng đã làm tắt hết các đường cống, gây ngập úng và mất về sinh môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu dân cư,…
IV. Bài tập nói và nghe trang 36
Trả lời:
Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, các em cần chú ý:
- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết minh giải thích mà người nói đã trình bày.
- Tùy theo yêu cầu tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh họa tiêu biểu,…
Trả lời:
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều