SBT Ngữ Văn 8 Bài tập đọc hiểu trang 29 - Cánh diều
Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài tập đọc hiểu trang 29 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.
Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài tập đọc hiểu trang 29 - Cánh diều
A. Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa ẩn dụ
B. Ý cô đọng thể hiện sự lập luận chặt chẽ
C. Khái quát được nội dung bàn luận
D. Bộc lộ rõ quan điểm, thái độ của người viết
Trả lời:
Đáp án C
|
Đúng |
Sai |
A. Phần (1) giới thiệu vấn đề nghị luận (nêu xuất xứ và ấn tượng chung về bài thơ). |
|
|
B. Phần (1), (2) giới thiệu vấn đề nghị luận (nêu xuất xứ bài thơ và dẫn dắt vào tác phẩm). |
|
|
C. Phần (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề. |
|
|
D. Phần (2), (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề. |
|
|
Trả lời:
|
Đúng |
Sai |
A. Phần (1) giới thiệu vấn đề nghị luận (nêu xuất xứ và ấn tượng chung về bài thơ). |
x |
|
B. Phần (1), (2) giới thiệu vấn đề nghị luận (nêu xuất xứ bài thơ và dẫn dắt vào tác phẩm). |
|
x |
C. Phần (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề. |
|
x |
D. Phần (2), (3), (4) giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích các giá trị của bài thơ); phần (5) kết thúc vấn đề. |
x |
|
a) Xác định nội dung chính của mỗi phần. Tính lô gich giữa các phần được thể hiện như thế nào?
b) Chỉ ra một ví dụ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung chính của một phần với lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong đó.
c) Nêu một điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản.
Trả lời:
a) - Nội dung chính của mỗi phần:
+ Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.
+ Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.
+ Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.
+ Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.
+ Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.
- Tính lô gích giữa các phần được thể hiện:
+ Các luận điểm có sự gắn bó chặt chẽ với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận. Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.
+ Các lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, mạch lạc, giải thích và làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.
b) Ví dụ: Trong phần (2)
- Nội dung chính (luận điểm); vẻ đẹp của tiếng suối trong câu thơ thứ nhất
- Bằng chứng sử dụng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
- Bằng chứng được phân tích: “Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng; tiếng suối và tiếng hát. Tưởng chừng cái im lặng của cảnh khuya bị phá vỡ. Hoá ra lại không”.
- Lí lẽ được đưa ra: “Cũng như tiếng gõ cửa ban đêm trong thơ Giả Đảo, tiếng ngỗng đêm thu trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng suối trong đêm càng tăng thêm cái tĩnh mịch, sâu lắng của cảnh khuya.”.
c) Điểm chung thống nhất về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản đó là sự khâm phục, ngưỡng mộ của tác giả Lê Trí Viễn dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc khẳng định giá trị nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya.
Trả lời:
- Đoạn văn “Câu thơ cắt ngang ở giữa [...] hoàn toàn thoải mái.”: Yếu tố nghệ thuật được phân tích là cách ngắt nhịp, hình ảnh nhằm thể hiện tư thể chủ động, ung dung của nhà thơ – chiến sĩ.
Trả lời:
- Tác giả so sánh, đối chiếu cách thể hiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà thơ khác để nói về nghệ thuật lấy động tả tĩnh (Giả Đảo, Nguyễn Khuyến); hay nói về nghệ thuật so sánh tiếng suối trong đêm (Bạch Cư Dị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Thế Lữ).
- Tác dụng của cách bình luận thơ so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề trong phần (2) văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”: Giúp mở rộng, xoáy sâu vào những điểm giống (nghệ thuật lấy động tả tĩnh) và khác biệt (tâm trạng của nhân vật trữ tình), giúp người đọc cảm nhận được sức khơi gợi của các hình ảnh mà tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya.
Trả lời:
- Phong cách thơ Hồ Chí Minh là sự hoà quyện giữa chất nghệ sĩ và chiến sĩ, truyền thống và hiện đại, lãng mạn và hiện thực, bình thường và siêu việt, giản dị và vĩ đại,....
- Ví dụ: Bài thơ Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Bài thơ khắc hoạ sắc nét phong thái nho nhã, lịch lãm của người nghệ sĩ ngay giữa chốn lao tù; đồng thời, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng qua tư thế lạc quan, ung dung, tự tại trước mọi hoàn cảnh.
Câu 7 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao: ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững bền, từng trải.
Một cảnh nhỏ, ở tầng thấp, vẽ bằng nét bút mảnh mai, tỉ mỉ hơn: bóng cây lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng hơn. “Bóng lồng hoa” – chỉ ba chữ nhưng là cả một bức tranh với những mảng đen trắng rung rinh. Trăng chiếu vào hoa làm ta nhớ lại những câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Bức tranh có cái đẹp kì vĩ lẫn cái đẹp tinh tế. Hai cậu mà có đủ: nào rừng, nào suối, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết là một ánh trăng rất sáng, sáng lắm: trăng về khuya.
Nếu nhớ rằng Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi, ta mới thấy hết vẻ trẻ trung tươi mát của tâm hồn Bác. Và ta nhớ Bác từng làm thơ Đường luật bằng chữ Hán, từng vẽ những bức hoạ phỏng tranh cổ Trung Quốc hồi ở Pháp, ta mới thấy hết cái cốt cách phương Đông cổ điển trong những câu thơ tiếng Việt này.”.
(Nguyễn Xuân Nam, in trong Đến với tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, 2009) a) Tác giả đã phân tích câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” bằng những cách nào?
b) Chỉ ra một điểm giống nhau trong cách phân tích thơ của hai tác giả Lê Trí Viễn (qua văn bản nghị luận đã học) và Nguyễn Xuân Nam (qua đoạn trích này).
c) Quan điểm, thái độ của người viết về đối tượng nghị luận được thể hiện như thế nào? Qua đó, em có thể học hỏi được điều gì?
Trả lời:
a) Tác giả đã phân tích câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” bằng cách tưởng tượng, tái hiện hình ảnh được gợi ra từ câu thơ (Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao: ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya.); suy luận, phân tích từ hình ảnh thơ (Trăng tương trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững bền, từng trải ), liên hệ tương đồng với các tác giả khác (Trăng chiếu vào hoa làm ta nhớ lại những câu thơ trong “Chinh phụ ngâm”).
b) Điểm giống nhau trong cách phân tích thơ của hai tác giả Lê Trí Viễn (qua văn bản nghị luận đã học) và Nguyễn Xuân Nam (qua đoạn trích này):
- Tưởng tượng, tái hiện hình ảnh được gợi ra từ câu thơ.
- So sánh với các tác giả khác (về những điểm tương đồng hoặc khác biệt).
- Chọn những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để phân tích, bình luận (Nguyễn Xuân Nam chọn hình ảnh bóng lồng hoa, Lê Trí Viễn chọn hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát xa);...
c) - Tác giả đã kết nối với thực tiễn (Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi) để khẳng định cái hay của câu thơ và vẻ đẹp của tâm hồn Bác (cốt cách phương Đông cổ điển trong những câu thơ tiếng Việt). Như vậy, cách thể hiện quan điểm, thái độ rất rõ ràng, khách quan: ngưỡng mộ nhưng chừng mực (không gợi cảm giác thiên vị, tôn sùng lãnh tụ).
- Qua đó, em học hỏi được cách thể hiện quan điểm, thái độ trước vấn đề nghị luận cần có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan và thuyết phục.
Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét nào đúng về phần (1) của văn bản?
A. Khẳng định vấn đề nghị luận bằng những câu hỏi tu từ
B. Dẫn dắt vấn đề nghị luận bằng cách đặt và trả lời câu hỏi
C. Nêu lên những chiêm nghiệm của người viết về tác phẩm
D. Khái quát về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
Trả lời:
Đáp án B
a) Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
b) Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
c) Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết.
Trả lời:
a) Luận điểm của phần này có mối quan hệ chặt chẽ, giúp làm sáng tỏ với luận đề:
- Luận đề của văn bản là giá trị tiềm ẩn (không dễ nhận ra/ ở tầng chiều sâu/ không phải tầng bề mặt câu chữ văn bản) về tư tưởng và nghệ thuật của truyện.
- Luận đề này được triển khai, phân tích làm rõ bởi hai luận điểm. Trong đó, phần (2) nêu luận điểm thứ nhất: Nhà văn thông qua hoạt động giao tiếp (cuộc trò chuyện) giữa các nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật chính, khiến chân dung nhân vật chính hiện lên phong phú, sắc nét, thể hiện rõ bề sâu tâm tưởng.
b)
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. |
Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. |
Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. |
Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c) Cách trích dẫn bằng chứng theo kiểu gián tiếp (từng cuộc trò chuyện); được phân tích, bình luận sâu sắc để khẳng định thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự mà Nam Cao đã sử dụng.
- Một số câu văn thể hiện quan điểm, thái độ của người viết đối với nhà văn Nam Cao trong phần (2):
+ “Chân dung nhân vật như móc vào tâm trí người đọc. Đây cũng là một ưu thế của cây bút Nam Cao.”.
+ “Ở chỗ này, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một sự hiểu lầm bất ngờ, để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc, làm cho người đọc thoả mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn vẹn nguyên trong sạch đến lúc chết! Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải toả sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. Đây là một thủ pháp tự sự đã áp dụng một cách tinh tế, xử lí thật điệu nghệ và cũng thật hiện đại so với truyền thống.”.
- Nhận xét: Cách thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả Văn Giá khi đánh giá về nhà văn Nam Cao đó là luôn bám sát đã được phân tích, những kết luận đã được rút ra; vì vậy, những câu văn ca ngợi tài năng của Nam Cao (có thể là trực tiếp hay gián tiếp) rất giàu sức thuyết phục.
Trả lời:
- Luận điểm được trình bày trong phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm lão Hạc (nỗ lực bảo toàn nhân cách của con người trong hoàn cảnh bi thảm).
- Nhận xét cách lập luận: Tác giả sử dụng cách lập luận phối hợp, đi từ tình thế lựa chọn của lão Hạc (việc giải quyết cái sống và cái chết); sau đó phân tích, bình luận các bằng chứng tiêu biểu để làm rõ sự lựa chọn đau đớn nhưng không thể khác của nhân vật Lão Hạc, cuối cùng nêu lên nhận xét, đánh giá về ý nghĩa của vấn đề đối với giá trị của truyện.
- Câu văn “Để bảo toàn nhân cách của mình, không có con đường nào khác là phải chủ động tìm đến cái chết.” có sức nặng khái quát toàn bộ ý nghĩa sâu xa của truyện, nhấn mạnh vào nỗi đau đớn tột cùng của nhân vật – cũng là giá trị nhân văn đẫm nước mắt và thăm thẳm ý vị triết lí mà tác giả Nam Cao đã thể hiện.
- Phần (4) khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nam Cao (sự thống nhất trong khác biệt: nhiều tầng nghĩa nổi chìm khuất lấp sau vẻ ngoài giản dị) và khẳng định lại nét đặc sắc của truyện Lão Hạc (tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn).
=> Đây là cách khái quát những giá trị nghệ thuật mà bài viết đã trình bày từ lời văn, cách xây dựng chân dung và khắc hoạ tính cách nhân vật, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: đẹp mà buồn (con người phải tìm đến cái chết để có thể giải quyết trọn vẹn hơn vấn đề giữ gìn phẩm giá và gieo hi vọng cho tương lai con cái).
- Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện.
b) Có nhiều sáng tạo độc đáo trong dùng từ, diễn đạt
c) Thể hiện khả năng cảm nhận vừa sâu sắc vừa tinh tế của người viết
d) Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu; biểu lộ cảm xúc nồng nhiệt.
Trả lời:
- Ý a) là đúng vì văn bản có một bố cục rõ ràng và mạch lạc, tổ chức theo các đoạn văn ngắn, sắp xếp câu chuyện theo một trình tự logic và dễ theo dõi.
- Ý b) là đúng vì văn bản có nội dung thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong dùng từ và diễn đạt. Ví dụ:
+ Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật vào hai toạ độ nhìn khác: vợ ông giáo và Binh Tư (dùng từ toạ độ, rất mới, rất chính xác).
+ Đây là một “pha” tác giả soi quét cái nhìn trần thuật của mình vào đời sống hoạt động và tâm tưởng của lão Hạc (dùng hình ảnh một “pha” tác giả soi quét cái nhìn trần thuật, nhà phê bình Văn Giá khẳng định sự tìm tòi của Nam Cao trong việc sử dụng những hình ảnh cùng trường nghĩa, tạo cách diễn đạt độc đáo, ấn tượng).
+ Chỉ có bằng cách này, lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con lão và mới có thể chấm dứt kiếp sống héo úa, lay lắt của mình (dùng hình ảnh mảnh đất thiêng, các tính từ gợi tả lay lắt, héo úa giàu sức khơi gợi).
- Ý c) là đúng vì bằng những luận điểm được giải quyết thấu đáo trong bài viết, ta cảm nhận được sự sâu sắc và tinh tế của nhà phê bình Văn Giá: phát hiện về các cuộc trò chuyện của lão Hạc với những nhân vật khác - thông qua đó khắc hoạ chân dung tính cách của nhân vật chính và ý nghĩa của truyện.
- Ý d) chưa chính xác vì văn phong của tác giả thể hiện sự uyên thâm, sâu sắc.
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
A. Nội dung chính của bài thơ Nắng mới
B. Những giá trị tiêu biểu của bài thơ Nắng mới
C. Một số hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Nắng mới
D. Vấn đề nghị luận về bài thơ Nắng mới
Trả lời:
Đáp án C, D
A. Từ mạch cảm xúc đến thời gian nghệ thuật
B. Từ chủ đề đến cấu tứ, giọng điệu của bài thơ
C. Từ đặc điểm của nhà thơ đến hình ảnh điển hình trong bài thơ
D. Từ thực tiễn chung của mọi người kết nối đến cái riêng của một người
Trả lời:
Đáp án B
Trả lời:
- Nhan đề “Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh” đã khái quát được nội dung các chi tiết tác giả sẽ hướng tới phân tích trong văn bản nghị luận.
- Bố cục bài viết triển khai ba luận điểm:
- Luận điểm 1 (phần 2): Vẻ đẹp và sức gợi của các hình ảnh “nắng mới”, “áo đỏ” trong mạch chảy của nỗi niềm nhớ mẹ.
- Luận điểm 2 (phần 3): Vẻ đẹp và sức gợi của hình ảnh “nét cười đen nhánh” làm sắc nét thêm hình ảnh mẹ – tâm điểm của nỗi nhớ.
- Luận điểm 3 (phần 4): Liên hệ, kết nối với chủ đề của bài thơ (nỗi niềm thương nhớ mẹ).
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. |
Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ. |
- Mô típ bài thơ. - Chủ thể trong bài thơ. |
Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian. |
Thời điểm ấy.....mung lung đến thế. |
Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi." |
Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ. |
Dáng vào ra của mẹ...đa cảm. |
- Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa. - So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm. |
Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phần (3) được tác giả lập luận theo cách nào?
C. Song song
D. Phối hợp
Trả lời:
Đáp án D
a) Bố cục văn bản mạch lạc, lô gích, giúp người đọc tiện theo dõi
b) Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu)
c) Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.
d) Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản.
Trả lời:
- Ý a) đúng vì văn bản đã thể hiện các luận điểm cụ thể với lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và đồng tình.
- Ý b) đúng vì ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi phần luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.
- Ý c) đúng vì trong phần phân tích, tác giả đã so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Tế Hanh để làm nổi bật các chi tiết “ngày không”, “nét cười đen nhánh” và nỗi nhớ mẹ, từ đó nhấn mạnh giá trị tác phẩm.
- Ý d) chưa đúng vì văn bản sử dụng không nhiều phép tu từ (chỉ có phép so sánh). Tính biểu cảm của văn bản được tạo nên chủ yếu bởi lời văn uyển chuyển, giàu nhịp điệu, cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh.
Trả lời:
Cụm từ “niềm đồng vọng sâu xa” chính là khả năng khơi gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bạn đọc, ở đây là nỗi niềm thương nhớ mẹ. Bài thơ Nắng mới gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bạn đọc vì tình mẫu tử là tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, lắng đọng; hình ảnh mẹ luôn là hình ảnh gợi nhiều thương nhớ nhất trong kí ức của những người con.
Trả lời:
- Đoạn văn em thích nhất trong bài: “Đối với mỗi con người [...] trên mặt giấy.”.
- Lí do yêu thích: Chủ đề của bài thơ luôn là điều được bạn đọc quan tâm, bởi chủ đề chỉ phối đến mạch cảm xúc của tác giả, làm lan toả mạch cảm xúc đó đến người đọc. Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách đi từ chủ đề để khơi gợi những giá trị đặc sắc tiếp theo như cấu tứ, giọng điệu bài thơ. Đoạn văn thể hiện cách cảm nhận gần gũi mà sâu sắc của người viết về tác giả Lưu Trọng Lư và bài thơ Nắng mới.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
II. Bài tập tiếng Việt trang 33, 34
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều