SBT Ngữ văn 8 Chiều sâu của truyện Lão Hạc - Cánh diều
Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Chiều sâu của truyện Lão Hạc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.
Giải SBT Ngữ văn 8 Chiều sâu của truyện Lão Hạc
Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét nào đúng về phần (1) của văn bản?
A. Khẳng định vấn đề nghị luận bằng những câu hỏi tu từ
B. Dẫn dắt vấn đề nghị luận bằng cách đặt và trả lời câu hỏi
C. Nêu lên những chiêm nghiệm của người viết về tác phẩm
D. Khái quát về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
Trả lời:
Đáp án B
a) Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
b) Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
c) Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết.
Trả lời:
a) Luận điểm của phần này có mối quan hệ chặt chẽ, giúp làm sáng tỏ với luận đề:
- Luận đề của văn bản là giá trị tiềm ẩn (không dễ nhận ra/ ở tầng chiều sâu/ không phải tầng bề mặt câu chữ văn bản) về tư tưởng và nghệ thuật của truyện.
- Luận đề này được triển khai, phân tích làm rõ bởi hai luận điểm. Trong đó, phần (2) nêu luận điểm thứ nhất: Nhà văn thông qua hoạt động giao tiếp (cuộc trò chuyện) giữa các nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật chính, khiến chân dung nhân vật chính hiện lên phong phú, sắc nét, thể hiện rõ bề sâu tâm tưởng.
b)
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. |
Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. |
Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. |
Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c) Cách trích dẫn bằng chứng theo kiểu gián tiếp (từng cuộc trò chuyện); được phân tích, bình luận sâu sắc để khẳng định thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự mà Nam Cao đã sử dụng.
- Một số câu văn thể hiện quan điểm, thái độ của người viết đối với nhà văn Nam Cao trong phần (2):
+ “Chân dung nhân vật như móc vào tâm trí người đọc. Đây cũng là một ưu thế của cây bút Nam Cao.”.
+ “Ở chỗ này, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một sự hiểu lầm bất ngờ, để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc, làm cho người đọc thoả mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn vẹn nguyên trong sạch đến lúc chết! Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải toả sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. Đây là một thủ pháp tự sự đã áp dụng một cách tinh tế, xử lí thật điệu nghệ và cũng thật hiện đại so với truyền thống.”.
- Nhận xét: Cách thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả Văn Giá khi đánh giá về nhà văn Nam Cao đó là luôn bám sát đã được phân tích, những kết luận đã được rút ra; vì vậy, những câu văn ca ngợi tài năng của Nam Cao (có thể là trực tiếp hay gián tiếp) rất giàu sức thuyết phục.
Trả lời:
- Luận điểm được trình bày trong phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm lão Hạc (nỗ lực bảo toàn nhân cách của con người trong hoàn cảnh bi thảm).
- Nhận xét cách lập luận: Tác giả sử dụng cách lập luận phối hợp, đi từ tình thế lựa chọn của lão Hạc (việc giải quyết cái sống và cái chết); sau đó phân tích, bình luận các bằng chứng tiêu biểu để làm rõ sự lựa chọn đau đớn nhưng không thể khác của nhân vật Lão Hạc, cuối cùng nêu lên nhận xét, đánh giá về ý nghĩa của vấn đề đối với giá trị của truyện.
- Câu văn “Để bảo toàn nhân cách của mình, không có con đường nào khác là phải chủ động tìm đến cái chết.” có sức nặng khái quát toàn bộ ý nghĩa sâu xa của truyện, nhấn mạnh vào nỗi đau đớn tột cùng của nhân vật – cũng là giá trị nhân văn đẫm nước mắt và thăm thẳm ý vị triết lí mà tác giả Nam Cao đã thể hiện.
- Phần (4) khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nam Cao (sự thống nhất trong khác biệt: nhiều tầng nghĩa nổi chìm khuất lấp sau vẻ ngoài giản dị) và khẳng định lại nét đặc sắc của truyện Lão Hạc (tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn).
=> Đây là cách khái quát những giá trị nghệ thuật mà bài viết đã trình bày từ lời văn, cách xây dựng chân dung và khắc hoạ tính cách nhân vật, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: đẹp mà buồn (con người phải tìm đến cái chết để có thể giải quyết trọn vẹn hơn vấn đề giữ gìn phẩm giá và gieo hi vọng cho tương lai con cái).
- Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện.
b) Có nhiều sáng tạo độc đáo trong dùng từ, diễn đạt
c) Thể hiện khả năng cảm nhận vừa sâu sắc vừa tinh tế của người viết
d) Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu; biểu lộ cảm xúc nồng nhiệt.
Trả lời:
- Ý a) là đúng vì văn bản có một bố cục rõ ràng và mạch lạc, tổ chức theo các đoạn văn ngắn, sắp xếp câu chuyện theo một trình tự logic và dễ theo dõi.
- Ý b) là đúng vì văn bản có nội dung thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong dùng từ và diễn đạt. Ví dụ:
+ Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật vào hai toạ độ nhìn khác: vợ ông giáo và Binh Tư (dùng từ toạ độ, rất mới, rất chính xác).
+ Đây là một “pha” tác giả soi quét cái nhìn trần thuật của mình vào đời sống hoạt động và tâm tưởng của lão Hạc (dùng hình ảnh một “pha” tác giả soi quét cái nhìn trần thuật, nhà phê bình Văn Giá khẳng định sự tìm tòi của Nam Cao trong việc sử dụng những hình ảnh cùng trường nghĩa, tạo cách diễn đạt độc đáo, ấn tượng).
+ Chỉ có bằng cách này, lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con lão và mới có thể chấm dứt kiếp sống héo úa, lay lắt của mình (dùng hình ảnh mảnh đất thiêng, các tính từ gợi tả lay lắt, héo úa giàu sức khơi gợi).
- Ý c) là đúng vì bằng những luận điểm được giải quyết thấu đáo trong bài viết, ta cảm nhận được sự sâu sắc và tinh tế của nhà phê bình Văn Giá: phát hiện về các cuộc trò chuyện của lão Hạc với những nhân vật khác - thông qua đó khắc hoạ chân dung tính cách của nhân vật chính và ý nghĩa của truyện.
- Ý d) chưa chính xác vì văn phong của tác giả thể hiện sự uyên thâm, sâu sắc.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Những phương án sau nêu đặc điểm bố cục văn bản Vẻ đẹp...
Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy dẫn ra một đoạn văn cho thấy tác giả...
Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Một trong những cách bình luận thơ là so sánh...
Câu 7 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét nào đúng về phần (1) của văn bản?...
Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời...
Câu 7 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Những nhận xét sau về cách thức thể hiện của văn bản...
Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phần (3) được tác giả lập luận theo cách nào?...
Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái...
Câu 4 trang 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây....
Câu 2 trang 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đề bài và thực hiện các yêu cầu bên dưới....
Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chuẩn bị cho việc trình bày bài phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh...
Câu 3 trang 37 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dựa vào dàn ý đã chỉnh sửa (nếu có) ở bài tập 2,...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều