SBT Ngữ văn 8 Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI - Cánh diều

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 303 23/09/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Nước biển dâng bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI là một văn bản thông tin?

A. Văn bản đã giới thiệu hiện tượng nước biển dâng: nguyên nhân và tác hại

B. Văn bản đã so sánh các điều kiện hình thành hiện tượng nước biển dâng

C. Văn bản đã nêu lên những suy nghĩ và nỗi lo lắng về hiện tượng nước biển dâng D. Văn bản đã nhận xét, bình luận, đánh giá về hiện tượng nước biển dâng

Trả lời:

Đáp án A. Văn bản đã giới thiệu hiện tượng nước biển dâng: nguyên nhân và tác hại

Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào?

Trả lời:

Có thể thấy, nhìn chung các mục trong văn bản triển khai, trình bày thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Cụ thể, các thông tin lần lượt trình bày giúp người đọc hiểu nước biển dâng là gì, nguyên nhân nước biển dâng và dự báo tác động, tác hại của hiện tượng nước biển dâng,...

Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI. Phân tích hiệu quả của cách trình bày và triển khai ấy.

Trả lời:

- Văn bản được trình bày bằng cả kênh chữ và kênh hình (biểu đồ)

- Ý tưởng thông tin được trình bày theo trình tự: nếu hiện tượng (nước biển thay đổi), giải thích nguyên nhân của hiện tượng ấy, dự báo mức độ tăng và hậu quả của hiện tượng ấy.

- Cách trình bày trên giúp người đọc hiểu rõ các thông tin chính cần biết: Nó là gì? Tại sao có? Hệ quả thế nào?

Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1(Câu hỏi 4, SGK) Dựa vào nội dung văn bản để lí giải: Tại sao hiện tượng “nước biển dâng” lại được coi là bài toán khó?

Trả lời:

- Hiện tượng nước biển dâng là hiện tượng tự nhiên song nguyên nhân lại do con người gây ra. Theo văn bản “sự ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến cho Trái Đất ấm dần lên. Kéo theo đó là mực nước biển toàn cầu bắt đầu tăng với tốc độ ngày càng nhanh hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau: băng tan, dãn nở của nước và các thay đổi trong hệ thống khí hậu Trái Đất.”.

Tốc độ dâng của nước biển do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hàng ngàn tỉ đô la Mỹ với nhiều hệ luỵ về phát triển.

Song nhu cầu phát triển thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp vẫn tiếp diễn và cần thiết. Vì thế, tìm cách thích ứng một cách hiệu quả là một trong những bài toán khó nhất mà loài người chúng ta cần hợp tác giải quyết trong thế kỉ này.

Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1(Câu hỏi 5, SGK) Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Dẫn ra một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này.

Trả lời:

- Theo văn bản, nước biển dâng có tác động đến toàn cầu, trước hết là các nước có biển, tiếp giáp với biển. Tầm quan trọng của nước biển dâng là ở chỗ: không giống như thuỷ triều hay nước dâng do bão, hết lên rồi lại xuống, lượng tăng lên này là vĩnh viễn và không đảo ngược được.

- Khi kết hợp với triều cường, chúng sẽ có tác động rất lớn đến tương lai của những nơi có cư dân đông đúc như các thành phố Niu Oóc (New York), Van-cu-vơ (Vancouver), Am-xtéc-dam (Amsterdam), Xít-ni (Sydney), Men-bon (Melbourne), Tô-ki-ô (Tokyo), Băng-cốc (Bangkok), Xin-ga-po, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Theo kịch bản xấu nhất, nước biển trên Trái Đất sẽ dâng lên 86 xăng-ti-mét so với ngày nay. Điều đó cho thấy, nhiều khả năng chúng ta sẽ đối diện với nguy cơ nước biển tăng từ 50 xăng-ti-mét trở lên, lượng tăng hơn gấp đôi so với một thế kỉ trước. Kể cả khi chúng ta chấm dứt hoàn toàn việc thái vào khí quyển khí nhà kính, thì không chỉ nhiệt độ toàn cầu mà cả mực nước biến về dài hạn vẫn tiếp tục tăng chứ không giảm đi.

Câu 6 trang 30, 31, 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

SƯƠNG MÙ LÀ GÌ? TẠI SAO CÓ SƯƠNG MÙ?

Vào những ngày đông giá này, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sương giăng mịt mù. Có nhiều người nhận xét sương mù những năm gần đây dày đặc hơn so với trước. Vậy sương mù là gì? Nó có liên quan gì đến ô nhiễm môi trường không?

Sương mù là gì?

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.

Tuỳ theo điều kiện hình thành của từng loại sương mù mà người ta chia sương mù thành một số loại sau:

- Sương mù bình lưu,

- Sương mù bức xạ,

- Sương mù bốc hơi,

- Sương mù front...

Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân xảy ra ở địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm.

Sương mù và mù đều là hiện tượng khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hằng năm, sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ.

Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay, môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.

Nguyên nhân hình thành sương mù

Sương mù là một hiện tượng khí tượng mà chúng ta thường thấy và cũng rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, sương mù không phải lúc nào cũng có thường xuyên, Về cơ bản, sương mù muốn hình thành được phải thoả mãn một số điều kiện sau:

- Độ ẩm tương đối của không khí phải cao,

- Nhiệt độ không khí tương đối thấp,

- Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.

Sương mù thường xuất hiện khi không khí từ mặt nước, ao, hồ, sông suối có độ ẩm tương đối lớn di chuyển tới vùng có nhiệt độ thấp hơn. [...]

(Theo khoahoc.tv)

a) Nội dung chính của văn bản trên là gì?

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?

c) Hiện tượng tự nhiên được nhắc tới thường xảy ra ở địa danh nào? Nguyên nhân của hiện tượng ấy là gì?

d) Tại sao nhân dân ta có câu “Quá mù ra mưa”?

Trả lời:

a) Căn cứ vào nhan đề văn bản, có thể biết được nội dung chính của văn bản Sương mù là gì? Tại sao có sương mù?.

b) - Cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng tự nhiên sương mù hình thành ra sao

- Có những số liệu cụ thể để giải thích hiện tượng sương mù.

c) Hiện tượng tự nhiên được nhắc tới thường xảy ra ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Nguyên nhân của hiện tượng ấy được trình bày trong tiểu mục cuối văn bản:

Nguyên nhân hình thành sương mù.

d) Câu “Quá mù ra mưa” có hai nghĩa:

– Nghĩa đen: Khi sương mù quá dày đặc, chúng sẽ ngưng đọng thành nhiều nước

trong không gian như là có mưa.

− Nghĩa bóng: chỉ hiện tượng (việc làm, hành động, mức độ,...) vượt quá ngưỡng thông thường cho phép, sự việc sẽ chuyển sang một trạng thái khác (quy tắc “lượng đổi chất đổi”).

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Sao băng

Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại

1 303 23/09/2023