Chương VI Nghị định 98/2021/NĐ-CP: Quản lý mua bán trang thiết bị y tế
Số hiệu: | 98/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 08/11/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 22/11/2021 | Số công báo: | Từ số 983 đến số 984 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hiệu lực của số lưu hành trang thiết bị y tế
Ngày 08/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế.
Theo đó, hiệu lực của số lưu hành trang thiết bị tế được quy định như sau:
- Số lưu hành của trang thiết bị y tế có giá trị không thời hạn;
Trừ trường hợp số lưu hành trang thiết bị y tế được cấp theo quy định về cấp khẩn cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục, hậu quả thiên tại, thảm họa.
- Căn cứ hồ sơ thực tế của trang thiết bị y tế đề nghị cấp số lưu hành khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thời hạn cụ thể của số lưu hành.
(Hiện hành, theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP thì số lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại A có giá trị không thời hạn; loại B, C, D có giá trị 05 năm).
Nghị định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, Nghị định 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018, Nghị định 03/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, chuyên ngành y, dược, hóa học, sinh học hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
2. Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:
a) Kho bảo quản:
- Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản,
- Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm,
- Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.
b) Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
Trường hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.
3. Đối với cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất:
a) Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học.
b) Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động liên quan đến ma túy ở trong nước.
c) Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế;
b) Bản kê khai nhân sự;
c) Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán;
d) Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định này. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
2. Thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán:
a) Trước khi thực hiện mua bán trang thiết bị y tế cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có trách nhiệm nộp hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đặt địa điểm mua bán.
b) Khi nhận hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính), Sở Y tế trên địa bàn đặt trụ sở cơ sở mua bán trang thiết bị y tế đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế các thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế.
c) Trong quá trình hoạt động cơ sở mua bán có trách nhiệm lập văn bản thông báo sự thay đổi kèm theo các tài liệu liên quan đến thay đổi và cập nhật các tài liệu đó vào hồ sơ công bố đã công khai trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi các thông tin trong hồ sơ công bố.
1. Trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D thuộc danh mục trang thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được mua, bán như các hàng hóa thông thường.
2. Việc mua, bán trang thiết bị y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này không phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định này và không phải công bố đủ điều kiện mua bán theo quy định tại Điều 41 Nghị định này nhưng vẫn phải đáp ứng các điều kiện về bảo quản, lưu giữ, vận chuyển theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.
1. Quản lý giá trang thiết bị y tế theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch giá trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng và lợi ích của Nhà nước.
4. Thực hiện các biện pháp để quản lý giá trang thiết bị y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
1. Kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam và cập nhật khi thay đổi giá trang thiết bị y tế đã kê khai theo các quy định tại Nghị định này.
2. Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ trang thiết bị y tế bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán trang thiết bị y tế của cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác.
3. Công khai giá trúng thầu trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế công lập.
4. Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.
1. Nội dung kê khai giá trang thiết bị y tế:
a) Tên, chủng loại trang thiết bị y tế;
b) Nước sản xuất;
c) Đơn vị tính;
d) Giá vốn nhập khẩu đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu hoặc chi phí sản xuất đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước;
đ) Lợi nhuận dự kiến;
e) Giá bán tối đa của trang thiết bị y tế tương ứng với từng cấu hình, tính năng kỹ thuật theo đơn vị tính;
g) Giá linh kiện, phụ kiện (nếu có);
h) Chi phí bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì (nếu có);
i) Chi phí đào tạo (nếu có);
k) Các chi phí khác (nếu có);
2. Nội dung công khai giá trang thiết bị y tế:
a) Tên, chủng loại trang thiết bị y tế;
b) Hãng, nước sản xuất; hãng, nước chủ sở hữu;
c) Đơn vị tính;
d) Giá bán tối đa của trang thiết bị y tế tương ứng với từng cấu hình, tính năng kỹ thuật theo đơn vị tính;
đ) Giá linh kiện, phụ kiện (nếu có);
e) Chi phí bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì (nếu có);
g) Chi phí đào tạo (nếu có);
h) Các chi phí khác (nếu có);
3. Giá trang thiết bị y tế được tính theo đồng tiền Việt Nam.
4. Chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế chịu trách nhiệm:
a) Thực hiện việc kê khai giá bao gồm đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này và đăng tải thông tin trên cổng điện tử của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam;
b) Cập nhật giá trang thiết bị y tế khi có thay đổi;
c) Chỉ định nhà phân phối thực hiện các quy định tại điểm a và b Điều này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định này. Trường hợp có nhiều nhà phân phối cùng thực hiện việc phân phối một mặt hàng, chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế phải chỉ định một nhà phân phối thực hiện việc kê khai giá. Các nhà phân phối khác không phải thực hiện việc kê khai giá nhưng không được bán cao hơn giá do nhà phân phối được chỉ định kê khai;
d) Thực hiện việc kê khai, giải trình các yếu tố cấu thành giá với cơ quan quản lý thuế hoặc khi cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu.
5. Giá công khai trên cổng điện tử của Bộ Y tế bao gồm đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế mà mình xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt.
3. Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do áp dụng đối với trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
4. Việc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hoặc chuyển khẩu, quá cảnh trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
1. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất để xuất khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế đã có số lưu hành phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho cơ quan cấp số lưu hành và cơ quan hải quan;
b) Có kho và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này hoặc có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế;
c) Có kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Tổ chức nhập khẩu trang thiết bị y tế không phải chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này khi thực hiện thủ tục hải quan.
1. Các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu:
a) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu chỉ để phục vụ nghiên cứu khoa học, kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng hoặc đào tạo hướng dẫn việc sử dụng, hướng dẫn sửa chữa trang thiết bị y tế;
b) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
c) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ, viện trợ nhân đạo; quà tặng, quà biếu cho cơ sở y tế; phục vụ hội chợ, triển lãm, trưng bày hoặc giới thiệu sản phẩm;
d) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
đ) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân bao gồm trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế;
e) Trang thiết bị y tế đã qua sử dụng:
- Nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo (không thực hành trên người và không sử dụng các trang thiết bị y tế này cho mục đích chẩn đoán, điều trị);
- Tạm nhập, tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
2. Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
b) Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;
c) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế đó có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
d) Đối với trường hợp nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu phải có thêm bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
đ) Đối với trường hợp nhập khẩu để đào tạo phải có thêm bản gốc chương trình đào tạo và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
e) Đối với trường hợp nhập khẩu để sử dụng cho mục đích kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng phải có thêm văn bản xác nhận của đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng trong đó nêu rõ số lượng;
g) Đối với trường hợp nhập khẩu để viện trợ phải có thêm bản sao quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
h) Đối với trường hợp nhập khẩu là quà tặng, quà biếu cho cơ sở y tế phải có thêm bản sao tài liệu thể hiện nội dung cho tặng, biếu và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
i) Đối với trường hợp nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải có thêm tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
k) Đối với trường hợp nhập khẩu cho nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế phải có thêm tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
l) Đối với trường hợp nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân bao gồm trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân phải có thêm bản sao văn bản chỉ định của bác sỹ phù hợp với bệnh của cá nhân đề nghị nhập khẩu;
m) Đối với trường hợp nhập khẩu để sử dụng phục vụ hội chợ, triển lãm, trưng bày hoặc giới thiệu sản phẩm phải có thêm bản sao tài liệu về chương trình, giấy mời và hợp đồng thực hiện;
n) Đối với trường hợp nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa phải có thêm các tài liệu sau đây:
- Văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
- Tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành hoặc sử dụng khẩn cấp có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu.
3. Trình tự xem xét việc đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế:
a) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, Bộ Y tế có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định để cấp phép nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày làm việc và 02 ngày làm việc đối với trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính). Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Giấy phép nhập khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu, cơ quan hải quan.
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế để bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc và 02 ngày làm việc đối với trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
c) Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhập khẩu tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Bộ Y tế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đó để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ.
d) Sau 30 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản yêu cầu mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu.
đ) Nếu không còn yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì Bộ Y tế có trách nhiệm phải cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này. Giấy phép nhập khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu và cơ quan hải quan.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do trang thiết bị y tế:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.
b) Nộp bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng được cấp bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
1. Yêu cầu bên bán trang thiết bị y tế cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ truy xuất nguồn gốc, bảo hành trang thiết bị y tế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, sử dụng sản phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý trang thiết bị y tế có lỗi.
3. Yêu cầu chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế hoặc cơ sở bảo hành được chứng nhận bởi chủ sở hữu trang thiết bị y tế thực hiện nghĩa vụ bảo hành trang thiết bị y tế.
4. Được chủ sở hữu số lưu hành thông báo về trang thiết bị y tế có lỗi.
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của chủ sở hữu số lưu hành.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho người sử dụng các thông tin về:
a) Hướng dẫn sử dụng trang thiết bị y tế; các điều kiện bảo đảm an toàn, bảo quản, hiệu chuẩn, kiểm định, bảo dưỡng bảo trì trang thiết bị y tế;
b) Thông báo về trang thiết bị y tế có lỗi.
3. Công khai, niêm yết giá theo quy định của pháp luật. Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.
4. Duy trì hồ sơ theo dõi trang thiết bị y tế và thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này.
5. Kịp thời thông báo với chủ sở hữu số lưu hành và cơ quan quản lý Nhà nước về các trường hợp trang thiết bị y tế có lỗi.
6. Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
MANAGEMENT OF TRADING OF MEDICAL DEVICES
Section 1. ELIGIBILITY REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY TRADING ESTABLISHMENTS
Article 40. Requirements for trading in Class-B, C, D medical devices
To be permitted to trade in Class-B, C, D medical devices, an establishment must:
1. Have at least 01 employee who has an associate degree, or higher, in technology, medicine, pharmacy, chemistry, biology or medical devices, or an associate degree, or higher, suitable for the medical devices sold by the establishment.
2. Have warehouse and vehicles that satisfy the following requirements:
a) The warehouse must:
- have an area suitable for the categories and quantities of medical devices stored therein;
- be well ventilated, dry and clean, and separated from sources of pollution;
- satisfy storage requirements for the medical devices laid down in their user manuals.
b) The vehicle used for transporting medical devices to buyers must be suitable for categories of such medical devices;
A trading establishment that does not have a warehouse or vehicle may sign a contract with a qualified storage or transport service provider.
3. Requirements for trading in medical devices that contain narcotic substances or precursors:
a) The chief technician has a bachelor’s degree in medical devices, medicine, pharmacy, pharmaceutical chemistry or biology.
b) The trading establishment must have a warehouse that satisfies the requirements laid down in Article 7 of the Government’s Decree No. 80/2001/ND-CP dated November 05, 2001.
c) There is an inventory monitoring system for medical devices containing narcotic substances and precursors.
Article 41. Application and procedures for declaration of eligibility for medical device trading
1. An application for declaration of eligibility for medical device trading consists of:
a) The declaration of eligibility for medical device trading;
b) A personnel list;
c) Documents proving that the warehouse and vehicle satisfy the requirements specified in Clause 2 Article 40 of this Decree. These documents must be certified by the applicant;
d) Documents proving that the warehouse and inventory monitoring system for medical devices containing narcotic substances and precursors comply with the requirements laid down in Clause 3 Article 40 of this Decree. Such documents shall be certified by the establishment making declaration of eligibility for trading in medical devices that contain narcotic substances and precursors.
2. Procedures for declaration of eligibility for medical device trading:
a) Before trading medical devices, the trading establishment shall submit an application for declaration of eligibility for medical device trading to the Department of Health of province where the trading establishment is located.
b) After receiving the application (including the application fee payment as prescribed by the Ministry of Finance), the Department of Health of province where the trading establishment is headquartered shall publish on the Portal on management of medical devices all information about and application for declaration of eligibility for medical device trading.
c) During its operation, the trading establishment shall prepare a notice of changes which is accompanied by supporting documents for such changes, and update such documents to its application for declaration of eligibility for medical device trading published on the Portal on management of medical devices within 03 working days from the occurrence of such changes.
Article 42. Trading in medical devices without satisfying eligibility requirements and following procedures for declaration of eligibility for medical device trading
1. Class-B, C, D medical devices included in the list of medical devices promulgated by the Minister of Health shall be traded as normal goods.
2. Establishments trading in the medical devices prescribed in Clause 1 of this Article shall not be required to satisfy eligibility requirements laid down in Article 40 of this Decree and follow procedures for declaration of eligibility for medical device trading as prescribed in Article 41 of this Article but must still meet the storage and transport requirements as prescribed by product owners.
Section 2. MANAGEMENT OF PRICES OF MEDICAL DEVICES
Article 43. Rules for state management of medical device prices
1. Manage prices of medical devices according to the market mechanism; respect the right to pricing and price competition of entities trading in medical devices in accordance with regulations of law.
2. Ensure transparency of prices of medical devices placed on the market.
3. Protect lawful rights and interests of medical device traders and users, and of the State.
4. Take measures for ensuring management of medical device prices appropriate for socio-economic development in each period.
Article 44. Measures for management of medical device prices
1. Prices of medical devices must be declared in accordance with regulations of this Decree before they are placed on the market in Vietnam, and declared again whenever they are changed.
2. Wholesale and retail prices in VND of medical devices shall be posted at transaction or selling locations of medical device trading establishments; such prices shall be publicly posted on a board, paper or otherwise posted.
3. Successful bids for medical devices of public health facilities must be made publicly available.
4. Trading establishments shall not be allowed to trade medical devices before their prices are declared or at prices higher than those available on the Ministry of Health’s Portal on management of medical devices at the time of trading.
Article 45. Contents and responsibility for declaration of medical device prices
1. Contents of declaration of medical device prices:
a) Name and category of the medical device;
b) Manufacturing country;
c) Unit;
d) Import cost price of the imported medical device or manufacturing cost of the domestically manufactured medical device;
dd) Expected profits;
e) The highest price of the medical device determined according to its design configurations, technical functions and unit;
g) Prices of accessories and parts (if any);
h) Warranty or maintenance costs (if any);
i) Training costs (if any);
k) Other costs (if any);
2. Contents about medical device prices to be publicly posted:
a) Name and category of the medical device;
b) Manufacturer and manufacturing country; product owner and country of product owner;
c) Unit;
d) The highest price of the medical device determined according to its design configurations, technical functions and unit;
dd) Prices of accessories and parts (if any);
e) Warranty or maintenance costs (if any);
g) Training costs (if any);
h) Other costs (if any);
3. Prices of medical devices shall be expressed in VND.
4. Registration number holders shall:
a) Make declaration of prices of their medical devices according to the declaration contents specified in Clause 1 of this Article and publish information on the Ministry of Health’s portal before such medical devices are placed on the market of Vietnam;
b) Update prices of medical devices whenever they are changed;
c) Request distributors to comply with the provisions of Points a and b of this Article in the case prescribed in Point c Clause 1 Article 25 of this Decree. In case of multiple distributors of the same medical device, one distributor shall be appointed to declare the medical device price. Other distributors shall not be required to make price declaration but shall not sell the medical device at a price higher than that declared by the appointed distributor;
d) Make declaration and explain elements constituting the medical device price to tax authorities or at the request of regulatory authorities.
5. A price posted on the Ministry of Health’s portal must include adequate information prescribed in Clause 2 of this Article.
Section 3. EXPORT AND IMPORT OF MEDICAL DEVICES
Article 46. Rules for management of import and export of medical devices
1. Importers and exporters of medical devices must satisfy eligibility requirements laid down in the law on import and export and assume responsibility to ensure quality, quantities, categories and intended purposes of their imported/exported medical devices.
2. Medical devices that have been granted registration numbers in Vietnam may be exported and imported without limits on quantities and are exempt from the Ministry of Health’s approval.
3. Issuance of CFS for medical devices shall comply with regulations of the law on foreign trade management.
4. Temporary import for re-export, temporary export for re-import, or transit of medical devices shall comply with regulations of law.
5. Import of used medical devices shall comply with regulations of the law on foreign trade management.
Article 47. Export and import of medical devices
1. Domestic enterprises are encouraged to manufacture medical devices for export.
2. An organization or individual that wishes to import the medical device that has been granted registration number shall:
a) be the registration number holder or be authorized in writing by the registration number holder. When authorizing import of medical devices, the registration number holder shall send a copy of the authorization letter to the registration number issuer and the customs authority;
b) have a warehouse and vehicles satisfying the requirements laid down in Clause 2 Article 40 of this Decree or have entered into a contract with a qualified storage and transport service provider;
c) have a warehouse and an inventory monitoring system for medical devices containing narcotic substances and precursors that meet the requirements laid down in Clause 3 Article 40 of this Decree.
3. Procedures for import and export of medical devices shall comply with regulations of the law on customs. Importers of medical devices shall not be required to prove their satisfaction of the requirements laid down in Clause 2 of this Article when following customs procedures.
1. An import license is required in the following cases:
a) Unregistered medical devices are imported to serve scientific research, testing, inspection, experiment, performance evaluation, or instruction for use or device modification only;
b) Unregistered medical devices are imported to serve epidemic prevention and control, or disaster recovery;
c) Unregistered medical devices are imported as assistance or humanitarian aid; gifts or presents given to health facilities; or to serve display at trade fair, exhibition or product launch event;
d) Unregistered medical devices are imported to serve charitable medical examination and treatment;
dd) Unregistered medical devices are imported for personal treatment of illness, including personalized medical devices, or to serve a health facility’s special diagnosis demand;
e) Used medical devices:
- are imported to serve research or training (no use on humans and for diagnostic and treatment purposes); or
- are temporarily imported for re-export to serve display, product launch event, trade fair or exhibition.
Procedures for import, temporary import for re-export of medical devices shall comply with regulations of the law on foreign trade management.
2. An application for the import license consists of:
a) The application form for import license;
b) A synopsis of the technical description of the medical device in Vietnamese;
c) Certificate of conformity with quality control standards of the manufacturer bearing the applicant’s certification;
d) If the medical device is imported to serve research: a certified true copy of the decision to approve the research and documents bearing the applicant’s certification proving that the device has been granted marketing authorization by a competent authority;
dd) If the medical device is imported to serve training purposes: the original copy of the training program and documents bearing the applicant’s certification proving that the device has been granted marketing authorization by a competent authority;
e) If the medical device is imported to serve testing, inspection, experiment, or performance evaluation: the certification indicating the quantity of the imported device given by the agency competent to carry out such testing, inspection, experiment, or performance evaluation;
g) If the medical device is imported as aid: a copy of the decision to approve the aid and documents bearing the applicant’s certification proving that the device has been granted marketing authorization by a competent authority;
h) If the medical device is imported as gift or present given to a health facility: the original copy of the training program and documents bearing the applicant’s certification proving that the device has been granted marketing authorization by a competent authority;
i) If the medical device is imported to serve charitable medical examination and treatment: documents bearing the applicant’s certification proving that the device has been granted marketing authorization by a competent authority;
k) If the medical device is imported to serve a health facility’s special diagnosis demand: documents bearing the applicant’s certification proving that the device has been granted marketing authorization by a competent authority;
l) If the medical device is imported to serve personal treatment of illness, including personalized medical devices: a copy of the physician’s prescription which is consistent with the applicant’s illness;
m) If the medical device is imported to serve a trade fair, exhibition, display or product launch event: copies of documents on the program, invitation letter and service contract;
n) If the medical device is imported to serve the purposes of epidemic prevention and control or disaster recovery, the following documents are required:
- A competent authority’s approval for import of the medical device to serve epidemic prevention and control or disaster recovery;
- Documents bearing the applicant’s certification proving that the device has been granted marketing authorization or license for emergency use by a competent authority.
3. Procedures for processing an application for license to import medical devices:
a) If the application is satisfactory, the Ministry of Health shall process it within 15 working days, or 02 working days with respect to an unregistered medical device that is imported to serve epidemic prevention and control or disaster recovery, from the receipt of the adequate and valid application (including the application fee receipt as prescribed by the Ministry of Finance). If an application is refused, a written response indicating reasons for such refusal shall be provided.
The import license shall be sent to the applicant and customs authorities.
b) If the application is not satisfactory, the Ministry of Health shall send a request for modification, in which such documents and contents requiring modification must be specified, to the applicant within 10 days, or 02 working days with respect to an unregistered medical device that is imported to serve epidemic prevention and control or disaster recovery, from the receipt of the application.
c) The applicant shall comply with the request for modification and send modified documents to the Ministry of Health as requested.
If the modified application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall continue sending another request for modification of the application to the applicant.
d) If the applicant fails to provide the modified application within 30 days from the receipt of the Ministry of Health’s request for modification, the application shall be rejected.
dd) If the modified application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue an import license in accordance with Point a of this Clause. The import license shall be sent to the applicant and customs authorities.
Article 49. Application for Certificate of Free Sale (CFS) for medical devices
1. An application for CFS for a medical device consists of:
a) The application form for CFS.
b) A certified true copy of the unexpired certificate of conformity with quality control standards issued by a conformity assessment body as prescribed by law.
2. Procedures for the CFS shall comply with the Government’s Decree No. 69/2018/ND-CP dated May 15, 2018.
Article 50. Authority and procedures for issuance, re-issuance and revocation of CFS
1. The Minister of Health shall consider issuing, re-issuing and revoking CFS for medical devices.
2. Procedures for issuance, re-issuance and revocation of CFS shall comply with the Prime Minister’s regulations on issuance of CFS.
Section 4. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGED IN TRADING OF MEDICAL DEVICES
Article 51. Rights of medical device trading establishments
1. Request the medical device seller to provide adequate information and documents serving the tracing of origin and warranty on the medical device.
2. Request importers, distributors and users to cooperate in recalling and handling defective medical devices.
3. Request the registration number holder or warranty center that is recognized by the product owner to provide warranty on the medical device.
4. Receive notice of defective medical device from the registration number holder.
5. Exercise other rights as prescribed by laws.
Article 52. Obligations of medical device trading establishments
1. Implement internal control measures to maintain the quality of medical devices as prescribed by the registration number holder.
2. Provide users with adequate and timely information about:
a) Instructions for use of medical devices; conditions for ensuring safety, storage, calibration, inspection and maintenance of medical devices;
b) Notices of defective medical devices.
3. Declare and post medical device prices in accordance with regulations of law. Do not trade medical devices before their prices are declared or at prices higher than those available on the Ministry of Health’s Portal on management of medical devices at the time of trading.
4. Keep documents on management of medical devices and carry out tracing of origin and recall of medical devices in accordance with regulations of this Decree.
5. Promptly notify registration number holders and state regulatory authorities of defective medical devices.
6. Comply with regulations of law and inspection decisions issued by competent authorities.
7. Perform other obligations as prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 21. Số lưu hành của trang thiết bị y tế
Điều 22. Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế
Điều 32. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế
Mục 5. THU HỒI SỐ LƯU HÀNH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Điều 38. Các trường hợp bị thu hồi số lưu hành
Điều 39. Thủ tục thu hồi số lưu hành
Điều 44. Biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế
Điều 45. Nội dung, trách nhiệm kê khai giá trang thiết bị y tế
Điều 46. Nguyên tắc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế
Điều 52. Nghĩa vụ của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế
Điều 66. Các thủ tục thực hiện trực tuyến
Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Điều 73. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
Điều 74. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế
Mục 3. TIẾN HÀNH THANH TRA TRỰC TIẾP
Điều 34. Hình thức thanh tra hành chính
Điều 3. Nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế
Điều 4. Loại trang thiết bị y tế
Điều 5. Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế
Điều 6. Thu hồi kết quả phân loại trang thiết bị y tế
Điều 7. Xử lý đối với trang thiết bị y tế có sử dụng kết quả phân loại bị thu hồi
Điều 8. Điều kiện về quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
Điều 9. Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
Điều 10. Yêu cầu đối với hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
Điều 11. Thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
Điều 12. Các giai đoạn nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế
Điều 13. Yêu cầu đối với trang thiết bị y tế nghiên cứu lâm sàng
Điều 14. Yêu cầu đối với cơ sở nhận nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế
Điều 15. Hồ sơ nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế
Điều 16. Thủ tục, trình tự phê duyệt nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế
Điều 17. Thủ tục, trình tự phê duyệt thay đổi đề cương nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế
Điều 18. Thủ tục, trình tự phê duyệt kết quả nghiên cứu trang thiết bị y tế trên lâm sàng
Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có trang thiết bị y tế nghiên cứu lâm sàng
Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở nhận nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế
Điều 21. Số lưu hành của trang thiết bị y tế
Điều 22. Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế
Điều 24. Các trường hợp được miễn công bố tiêu chuẩn áp dụng và miễn đăng ký lưu hành
Điều 26. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng
Điều 27. Yêu cầu đối với hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng
Điều 28. Thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng
Mục 3. ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ THUỘC LOẠI C, D
Điều 29. Các hình thức đăng ký lưu hành
Điều 30. Hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành
Điều 31. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành
Điều 32. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế
Điều 33. Yêu cầu về hồ sơ quản lý trang thiết bị y tế sau bán hàng
Điều 36. Các hình thức xử lý, khắc phục, thu hồi trang thiết bị y tế có lỗi
Điều 38. Các trường hợp bị thu hồi số lưu hành
Điều 39. Thủ tục thu hồi số lưu hành
Điều 40. Điều kiện của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D
Điều 41. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế
Điều 43. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá trang thiết bị y tế
Điều 44. Biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế
Điều 45. Nội dung, trách nhiệm kê khai giá trang thiết bị y tế
Điều 46. Nguyên tắc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế
Điều 47. Xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế
Điều 49. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế
Điều 50. Thẩm quyền, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận lưu hành tự do
Điều 51. Quyền của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế
Điều 52. Nghĩa vụ của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế
Điều 53. Điều kiện thực hiện dịch vụ tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế
Điều 54. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế
Điều 55. Nguyên tắc kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế
Điều 56. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế
Điều 57. Miễn kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng đối với trang thiết bị y tế
Điều 58. Xử lý trang thiết bị y tế không đạt yêu cầu kiểm định
Điều 61. Thông tin về trang thiết bị y tế
Điều 62. Quảng cáo trang thiết bị y tế
Điều 63. Nguyên tắc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế
Điều 64. Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước
Điều 65. Quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế
Điều 66. Các thủ tục thực hiện trực tuyến
Điều 68. Thủ tục công bố trực tuyến
Điều 69. Lưu trữ hồ sơ đăng ký trực tuyến
Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 72. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 73. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
Điều 74. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế