Chương 3 Luật Thanh tra 2004: Hoạt động thanh tra
Số hiệu: | 98/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 08/11/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 22/11/2021 | Số công báo: | Từ số 983 đến số 984 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hiệu lực của số lưu hành trang thiết bị y tế
Ngày 08/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế.
Theo đó, hiệu lực của số lưu hành trang thiết bị tế được quy định như sau:
- Số lưu hành của trang thiết bị y tế có giá trị không thời hạn;
Trừ trường hợp số lưu hành trang thiết bị y tế được cấp theo quy định về cấp khẩn cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục, hậu quả thiên tại, thảm họa.
- Căn cứ hồ sơ thực tế của trang thiết bị y tế đề nghị cấp số lưu hành khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thời hạn cụ thể của số lưu hành.
(Hiện hành, theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP thì số lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại A có giá trị không thời hạn; loại B, C, D có giá trị 05 năm).
Nghị định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, Nghị định 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018, Nghị định 03/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hoạt động thanh tra hành chính được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở theo quy định của Luật này có trách nhiệm phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của năm sau do Tổng thanh tra, Chánh thanh tra cùng cấp trình chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm trước; quyết định việc thanh tra theo đề nghị của Tổng thanh tra, Chánh thanh tra cùng cấp.
. Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Đoàn thanh tra có Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên.
3. Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt;
b) Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
1. Quyết định thanh tra phải ghi rõ:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là ba ngày kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành văn bản.
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá sáu mươi ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá chín mươi ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá một trăm năm mươi ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá bốn mươi lăm ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá bảy mươi ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá ba mươi ngày; ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá bốn mươi lăm ngày.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra quyết định.
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
đ) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
e) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
g) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
h) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
i) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì Trưởng Đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị huỷ bỏ ngay việc áp dụng các biện pháp đó.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình thanh tra, Thanh tra viên là thành viên Đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Kiến nghị Trưởng Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra quy định tại Điều 39 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Kiến nghị việc xử lý về những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng Đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
2. Trong quá trình thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này.
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
c) ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.
2. Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
1. Người ra quyết định thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
đ) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
g) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
h) Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
i) Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra theo quy định của pháp luật;
k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng Đoàn thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra;
l) Kết luận về nội dung thanh tra;
m) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu của tội phạm; đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị huỷ bỏ ngay việc áp dụng các biện pháp đó.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra; xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
Bộ trưởng, Giám đốc sở có trách nhiệm phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành, quyết định việc thanh tra do Chánh thanh tra cùng cấp trình.
1. Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra hoặc phân công Thanh tra viên chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Trong quyết định thanh tra phải có các nội dung theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
Trong trường hợp phân công thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.
2. Ngoài những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định người được ra quyết định thanh tra, thành lập Đoàn thanh tra và phân công Thanh tra viên chuyên ngành đối với một số ngành, lĩnh vực.
3. Căn cứ ra quyết định thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
1. Thời hạn một cuộc thanh tra chuyên ngành được tổ chức theo Đoàn thanh tra không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra có thể gia hạn một lần. Thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong quá trình thanh tra chuyên ngành, Trưởng Đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;
2. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Điều 39 của Luật này;
5. Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
1. Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn thì thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
2. Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập phải xuất trình thẻ Thanh tra viên chuyên ngành và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;
b) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền xử lý của mình thì thanh tra viên chuyên ngành phải báo cáo Chánh thanh tra quyết định;
d) Báo cáo Chánh thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1. Người ra quyết định thanh tra chuyên ngành có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Luật này; có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 44 của Luật này.
1. Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây:
a) Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước khi pháp luật có quy định và thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về quyết định, hành vi của Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, các thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật; khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật. Trong khi chờ việc giải quyết thì người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
d) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
1. Chấp hành quyết định thanh tra.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan Thanh tra, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
. Cuộc thanh tra phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ thanh tra gồm có:
a) Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;
b) Kết luận thanh tra;
c) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
d) Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
2. Việc quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật quy định tại điểm m khoản 1 Điều 42 của Luật này và xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan thanh tra; trường hợp vụ việc có nội dung, tình tiết phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài, nhưng không quá sáu mươi ngày; quá thời hạn này mà cơ quan thanh tra không nhận được thông báo bằng văn bản về việc xử lý của cơ quan điều tra thì có quyền kiến nghị cơ quan điều tra cấp trên và Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Section 1. ADMINISTRATIVE INSPECTION ACTIVITIES
Article 34.- Administrative inspection forms
1. Administrative inspection activities are conducted in forms of programmed or planned inspection and unexpected inspection.
2. Programmed or planned inspection shall be conducted according to the approved programs or plans.
3. Unexpected inspection shall be conducted upon detecting signs of law violation by agencies, organizations or individuals, under requirements of the settlement of complaints and denunciations, or according to assignments by the heads of State management agencies.
Article 35.- Competence to approve inspection programs and plans; or decide on administrative inspection
The Prime Minister, the ministers, the presidents of the provincial-level People’s Committees, the presidents of the district-level People’s Committees, the directors of the provincial services defined in this Law shall have to approve inspection programs or plans of a year submitted by the Inspector General or chief inspectors of the same level by December 31 of the preceding year at the latest; and decide the inspection at requests of the Inspector General or chief inspectors of the same level.
Article 36.- Competence and grounds for issuing decisions on administrative inspection
1. Inspection activities shall be conducted only when inspection decisions are issued.
2. The heads of the inspection agencies shall issue inspection decisions and set up inspection teams to execute inspection decisions. When deeming it necessary, the heads of the State management agencies shall issue inspection decisions and set up inspection teams.
An inspection team consists of its leader and members.
3. The issuance of inspection decisions must be based on one of the following grounds:
a/ Already approved inspection programs or plans;
b/ Requests of heads of State management agencies;
c/ Detection of signs of law violations.
Article 37.- Contents of administrative inspection decisions
1. An inspection decision must clearly state:
a/ Legal grounds for inspection;
b/ Inspected subjects, inspection contents, scope and tasks;
c/ Inspection duration;
d/ Leader and other members of the inspection team.
2. Within three days after the date of its signing, an inspection decision must be sent to inspected subjects, except for case of unexpected inspection.
Inspection decisions must be announced within 15 days after they are issued. The announcement of inspection decisions must be made in writing.
Article 38.- Administrative inspection duration
1. The duration for conducting an inspection is prescribed as follows:
a/ An inspection conducted by the Government Inspectorate shall last no more than 60 days. For complicated cases, such duration may be prolonged but must not exceed 90 days. For particularly complicated inspections which involve many domains and/or many localities, the inspection duration may be prolonged but must not exceed 150 days;
b/ An inspection conducted by a provincial inspectorate or a ministerial inspectorate shall last no more than 45 days. For complicated cases, such duration may be prolonged but not exceed 70 days;
c/ An inspection conducted by a district inspectorate or a provincial service’s inspectorate shall last no more than 30 days. In mountainous areas with difficult access, the inspection duration may be prolonged but not exceed 45 days.
2. Duration of an inspection shall be counted from the date of announcing the inspection decision to the date of ending the inspection at the inspected place.
3. The prolongation of inspection duration prescribed in Clause 1 of this Article shall be decided by persons competent to issue inspection decisions.
Article 39.- Tasks and powers of leaders of administrative inspection teams
1. In the course of inspection, the inspection team leaders shall have the following tasks and powers:
a/ To organize and direct their inspection team members to strictly comply with contents, subjects and duration stated in the inspection decisions;
b/ To propose the persons who have issued inspection decisions to apply measures according to their competence to ensure the fulfillment of the tasks of inspection teams;
c/ To request inspected subjects to supply information and documents, report in writing or explain matters related to the inspection contents. When necessary, they may conduct inventory of the inspected subjects’ assets related to inspection contents;
d/ To request agencies, organizations and individuals that have information and documents related to inspection contents to supply such information and documents;
e/ To request competent persons to temporarily seize money, objects or permits illegally granted or used when deeming it necessary to promptly prevent law violations or to verify circumstances to serve as proofs for conclusion or handling;
f/ To decide on sealing up documents of inspected subjects when having grounds to believe that there exist law violations;
g/ To temporarily suspend or propose competent persons to stop acts when deeming that such acts may cause serious damage to the interests of the State, rights and legitimate interests of agencies, organizations and/or individuals;
h/ To propose competent persons to temporarily suspend the execution of decisions on disciplining, transfer to other jobs or retirement of persons being collaborators of inspection agencies or inspected subjects if deeming that the execution of such decisions may impede the inspection;
i/ To report to inspection-decision issuers on inspection results and take responsibility for the accuracy, truthfulness and objectiveness of such reports.
2. When deeming it unnecessary to apply measures prescribed at Point e, f, g and h, Clause 1 of this Article, the inspection team leaders may decide on, or request the immediate cancellation of such measures.
3. When performing the tasks and powers prescribed in Clause 1 of this Article, the inspection team leaders shall be held responsible before law for all their decisions. If committing acts of law violation, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall have to pay compensations or indemnities therefor according to law provisions.
Article 40.- Tasks and powers of members of administrative inspection teams
1. In the course of inspection, inspectors being members of inspection teams shall have the following tasks and powers:
a/ To perform tasks assigned by their inspection team leaders;
b/ To request inspected subjects to supply information and documents, report in writing, or explain matters related to inspected contents; to request agencies, organizations or individuals that have information or documents related to inspected contents to supply such information or documents;
c/ To propose their inspection team leaders to apply measures within the ambit of the latter’s tasks and powers prescribed in Article 39 of this Law to ensure the fulfillment of their assigned tasks;
d/ To propose the handling of other matters related to inspected contents;
e/ To report on results of performance of their assigned tasks to their inspection team leaders, and take responsibility before law and their inspection team leaders for the accuracy, truthfulness and objectiveness of reported contents.
2. In the course of inspection, other members of inspection teams shall perform the tasks and powers prescribed at Point a, c, d and e, Clause 1 of this Article.
Article 41.- Reports on administrative inspection results
1. Within 15 days after the end of the inspection, the inspection team leaders must make written reports on inspection results. An inspection result report must have the following contents:
a/ Specific conclusion on each inspected content;
b/ Clear determination of nature and seriousness of violations, their causes, and responsibilities of agencies, organizations or individuals committing violation acts (if any);
c/ Divergence of opinions between the inspection team members and the inspection team leader on contents of inspection result report (if any);
d/ Handling measures which have been applied according to competence; proposed handling measures.
2. Inspection result reports shall be sent to inspection-decision issuers. In cases where inspection-decision issuers are heads of State management agencies, the inspection result reports shall also be sent to the heads of inspection agencies of the same level.
Article 42.- Tasks and powers of administrative-inspection decision issuers
1. Administrative-inspection decision issuers have the following tasks and powers:
a/ To direct and examine the inspection teams in their compliance with the contents and durations stated in inspection decisions;
b/ To request inspected subjects to supply information and documents, report in writing, or explain matters related to inspection contents; to request agencies, organizations or individuals that have information or documents related to inspection contents to supply such information or documents;
c/ To solicit expertise assessments regarding matters related to inspection contents;
d/ To request competent persons to temporarily seize money, objects or permits illegally granted or used when deeming it necessary to promptly prevent law violations or to verify circumstances to serve as proofs for conclusion or handling;
e/ To temporarily suspend or propose competent persons to stop acts when deeming that such acts may cause serious damage to the interests of the State, the rights and legitimate interests of agencies, organizations and/or individuals;
f/ To propose competent persons to temporarily suspend the execution of decisions on disciplining, transfer to other jobs or retirement of persons being collaborators of inspection agencies or inspected subjects if deeming that the execution of such decisions may impede the inspection;
g/ To propose competent persons to temporarily suspend from work and handle officials and State employees who intentionally obstruct the inspection or fail to execute inspection requests, proposals or decisions;
h/ To issue decisions on handling according to competence or propose competent persons to handle; to inspect and urge the execution of inspection handling decisions;
i/ To decide to recover money and assets which are appropriated, illegally used or lost due to law-breaking acts of inspected subjects according to law provisions;
j/ To settle complaints and denunciations related to responsibilities of leaders or other members of inspection teams;
k/ To make conclusions on inspection contents;
l/ To transfer dossiers of law violation cases to investigation agencies within 5 days after detecting criminal signs, and concurrently notify such in writing to the procuracies of the same level.
2. When deeming it unnecessary to apply measures prescribed at Points d, e, f and g, Clause 1 of this Article, the inspection-decision issuers shall have to decide on or propose the immediate cancellation of the application of such measures.
3. When performing the tasks and powers prescribed in Clause 1 of this Article, inspection-decision issuers shall be held responsible before law for all their decisions. If committing acts of law violation, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall have to pay compensations or indemnities therefor according to law provisions.
Article 43.- Inspection conclusions
1. Within 15 days after receiving inspection result reports, inspection decision issuers shall have to make written inspection conclusions. Inspection conclusions must have the following contents:
a/ Assessment of the implementation of policies and laws, the performance of tasks by inspected subjects, which are included in the inspection contents;
b/ Conclusions on inspected contents;
c/ Clear determination of nature and seriousness of violations, their causes and responsibilities of agencies, organizations and/or individuals that commit violation acts (if any);
d/ Handling measures which have been applied according to their competence; proposed handling measures.
2. In the course of issuing written inspection conclusions, the inspection-decision issuers may request leaders and members of inspection teams to report, or request inspected subjects to explain to further clarify matters necessary for making inspection conclusions.
3. Inspection conclusions shall be sent to the heads of State management agencies of the same level and the inspected subjects. In cases where the heads of State management agencies are inspection-decision issuers, the inspection conclusions must also be sent to the heads of inspection agencies of the same level.
Article 44.- The examination and handling of inspection conclusions
Within 15 days after inspection conclusions are made, the heads of State management agencies of the same level shall have to examine them; handle agencies, organizations and/or individuals that commit law violations; apply measures according to their competence or request competent State agencies to apply measures to remedy or perfect mechanisms, policies and laws.
Section 2. SPECIALIZED INSPECTION ACTIVITIES
Article 45.- Specialized inspection forms
Specialized inspection activities are conducted in the forms prescribed in Article 34 of this Law.
Article 46.- Competence to approve inspection programs and plans; decisions on specialized inspection
The ministers, the provincial services’ directors shall have to approve specialized inspection programs and plans, or decide on the inspections proposed by chief inspectors of the same level.
Article 47.- Competence and grounds for issuing inspection decisions, contents of specialized inspection decisions
1. Ministerial chief inspectors, provincial services’ chief inspectors shall issue inspection decisions and set up inspection teams to execute inspection decisions or assign specialized inspectors to perform inspection tasks. When deeming it necessary, the ministers or provincial services’ directors shall issue inspection decisions and set up inspection teams. Inspection decisions must have the contents prescribed in Article 37 of this Law.
In cases where they assign specialized inspectors to independently conduct the inspection, the persons competent to issue inspection decisions must clearly define the inspection scope, tasks and duration.
2. Besides the competent persons defined in Clause 1 of this Article, the Government shall prescribe persons who can issue inspection decisions, set up inspection teams and assign specialized inspectors for some branches and domains.
3. Grounds for issuing specialized inspection decisions shall comply with the provisions in Clause 3, Article 36 of this Law.
Article 48.- Specialized inspection duration
1. The duration of a specialized inspection for which an inspection team is organized shall be no more than 30 days counting from the date the inspection decision is announced till the end of the inspection at the inspected place.
2. In case of necessity, inspection-decision issuers may extend the inspection duration once. The extended duration must not exceed the duration prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 49.- Tasks and powers of leaders of specialized inspection teams
In the course of specialized inspection, the inspection team leaders shall have the following tasks and powers:
1. To request inspected subjects to produce their permits, business registrations and/or practice certificates;
2. To make written records on violations by inspected subjects;
3. To sanction administrative violations according to law provisions on handling of administrative violations;
4. To perform other tasks and powers prescribed in Article 39 of this Law;
5. To report to inspection-decision issuers on inspection results and take responsibility for the accuracy, truthfulness and objectiveness of such reports.
Article 50.- Tasks and powers of specialized inspectors
1. Specialized inspectors, when conducting team inspection, shall perform the tasks and powers prescribed in Clause 1, Article 40 of this Law.
2. Specialized inspectors, when conducting independent inspection, shall have to produce specialized inspector’s cards and have the following tasks and powers:
a/ To request inspected subjects to produce their permits, business registrations and/or practice certificates;
b/ To make written records on violations by inspected subjects;
c/ To sanction administrative violations according to law provisions on handling of administrative violations.
In cases where they detect law-violation acts which fall beyond their handling competence, the specialized inspectors shall have to report such to chief inspectors for decision;
d/ To report to chief inspectors on the performance of their assigned tasks.
Article 51.- Reports on specialized inspection results
Reporting time limit, contents of specialized inspection result reports of inspection teams shall comply with the provisions of Article 41 of this Law.
Article 52.- Tasks and powers of specialized inspection-decision issuers, responsibilities of heads of State management agencies
1. Specialized inspection-decision issuers have the tasks and powers prescribed in Articles 42 and 43 of this Law; and may sanction administrative violations according to law provisions on handling of administrative violations.
2. Heads of State management agencies shall have to comply with the provisions of Article 44 of this Law.
Section 3. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF INSPECTED SUBJECTS; SETTLEMENT OF INSPECTION-RELATED COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 53.- Rights of inspected subjects
1. Inspected subjects have the following rights:
a/ To explain matters related to inspection contents;
b/ To refuse to supply information and/or documents classified as State secrets under law provisions, and information and documents irrelevant to inspection contents;
c/ To complain with inspection-decision issuers about decisions or acts of inspection team leaders, inspectors or other members of inspection teams in the course of inspection when they have grounds to believe that such decisions or acts are illegal; to complain with the heads of the inspection agencies or the heads of the competent State management agencies about inspection conclusions or inspection-related handling decisions when they have grounds to believe that such conclusions or decisions are illegal. Pending the settlement, the complainants still have to execute such decisions;
d/ To claim damages according to law provisions.
2. Individuals being inspected subjects have the right to denounce acts of law violation by heads of inspection agencies, leaders of inspection teams, inspectors and other members of inspection teams.
Articled 54.- Obligations of inspected subjects
1. To abide by inspection decisions.
2. To supply information and/or documents at requests of inspection agencies, inspection teams and inspectors in a prompt, full and accurate manner, and bear responsibility before law for the accuracy and truthfulness of supplied information and documents.
3. To abide by inspection requests and conclusions and handling decisions of inspection agencies, inspection team leaders, inspectors and competent State agencies.
Article 55.- Settlement of inspection-related complaints and denunciations
The lodging and settlement of complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.
Section 4. INSPECTION DOSSIERS, RESPONSIBILITIES OF INVESTIGATION AGENCIES
Article 56.- Inspection dossiers
1. Inspections must be recorded in dossiers. An inspection dossier comprises:
a/ Inspection decision; written record on inspection made by the inspection team or inspectors; reports and explanations of inspected subjects; inspection result report;
b/ Inspection conclusions;
c/ Documents on the handling or handling proposals;
d/ Other documents related to the inspection.
2. The management and use of inspection dossiers shall comply with the law provisions on archive.
Article 57.- Responsibilities of investigation agencies
Investigation agencies shall have to receive dossiers of law violation cases prescribed at Point l, Clause 1, Article 42 of this Law and handle them according to the provisions of the criminal procedure legislation.
Within 20 days after receiving the dossiers, investigation agencies must notify in writing the handling thereof to the inspection agencies; for cases involving complicated contents and circumstances, the reply time limit may be prolonged but must not exceed 60 days. Past that time limit, if the inspection agencies do not receive written notices on the handling by the investigation agencies, they may request the superior investigation agencies and higher-level People’s Procuracies to handle.