Nghị định 80/2001/NĐ-CP hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước
Số hiệu: | 80/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 05/11/2001 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2001 |
Ngày công báo: | 15/12/2001 | Số công báo: | Số 46 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Trách nhiệm hình sự, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước, bao gồm cho phép theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm về ma tuý và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.
Việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Nghiêm cấm việc sử dụng trong lĩnh vực y tế nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm có chứa các chất quy định trong Danh mục I được ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất. Trường hợp sử dụng các chất đó để phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm về ma tuý phải được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy và tiền chất quy định trong các Danh mục II, III, IV (ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ) trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm về ma tuý phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Việc sản xuất các chất này không bao hàm việc trồng cây có chứa chất ma túy.
1. Các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống ma tuý và Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chỉ những tổ chức, cá nhân sau đây mới được sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp :
1. Các doanh nghiệp có chức năng sản xuất thuốc, đáp ứng các điều kiện chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và được Bộ Y tế cho phép mới được sản xuất nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất.
2. Bệnh viện, Viện Nghiên cứu có giường bệnh được pha chế thành phẩm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất cho người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú.
3. Các doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp chỉ định sản xuất các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
4. Cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp.
Bộ Y tế quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cho phép sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế.
Bộ Công nghiệp quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cho phép sản xuất các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn, lập hồ sơ theo dõi số lượng, chất lượng, thời hạn sử dụng và quy trình sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, bảo quản. Hồ sơ phải được lưu giữ trong thời hạn do Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp quy định.
1. Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định người có đủ điều kiện được trực tiếp giao, nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm về ma túy.
2. Người nhận hàng quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy tờ cần thiết và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại các chất đó trong quá trình vận chuyển và giao đầy đủ cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý.
3. Người giao hàng quy định tại khoản 2 Điều này phải kiểm tra đối chiếu về nồng độ, hàm lượng, số lượng, chất lượng, số lô hàng, hạn sử dụng. Khi giao, nhận xong hai bên giao, nhận phải ký và ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho.
1. Chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong quá trình vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong; trên bao bì ghi rõ nơi xuất, nhập, tên gọi, số lượng và phải có hồ sơ kèm theo. Trong mọi trường hợp, việc đóng gói phải có Phiếu đóng gói kèm theo hòm, kiện, hộp dùng để đóng gói ghi rõ tên chất, nồng độ, hàm lượng (nếu có), số lượng, ngày đóng gói và tên người đóng gói để dễ kiểm tra, xác định.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hàng vận chuyển phải có biện pháp bảo đảm an toàn, không để hàng bị thất thoát và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng của mình.
2. Bộ Công an quy định cụ thể việc vận chuyển các chất quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ cho đấu tranh chống tội phạm về ma túy. Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định cụ thể việc vận chuyển các chất quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ các nhu cầu y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học.
1. Bộ Y tế quy định cụ thể chế độ phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học.
2. Bộ Công nghiệp quy định cụ thể chế độ phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Bộ Công an quy định cụ thể chế độ phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phục vụ nghiên cứu, giám định, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm về ma tuý.
1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải có nhãn và được bảo quản theo đúng quy định. Nhãn thuốc phải ghi rõ tên chất, thành phẩm, nồng độ, hàm lượng, các chỉ định và chống chỉ định, thời hạn sử dụng, cơ sở sản xuất.
2. Các tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học phải có nhãn và bảo quản theo đúng quy định. Nhãn phải ghi rõ tên chất, thành phần, nồng độ, hàm lượng, thời hạn sử dụng, cơ sở sản xuất.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất để sử dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học phải lập dự trù theo mẫu quy định chung. Bộ Y tế duyệt dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho từng tuyến theo nhu cầu hàng năm. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng các tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp phải lập kế hoạch và thông báo cho Bộ Công nghiệp.
1. Cơ sở sản xuất chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải mở sổ theo mẫu, lập hồ sơ theo dõi số lượng, chất lượng, thời hạn sử dụng, quy trình sản xuất, thực hiện chế độ bảo quản, báo cáo, thống kê theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp. Các sổ sách, chứng từ phải lưu giữ trong thời hạn do Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp quy định. Hết thời hạn lưu giữ sổ sách, chứng từ, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập hội đồng để tiến hành huỷ sổ sách, chứng từ đó và phải lập biên bản.
2. Cơ sở mua bán, cấp phát chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải mở sổ theo dõi việc xuất, nhập kho. Phiếu xuất kho, nhập kho các chất này không được viết chung với các loại hàng hoá, vật tư khác.
3. Trong thời hạn mười ngày kể từ khi nhập kho chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, đơn vị quản lý phải báo cáo ngay về Bộ chủ quản.
1. Nhà thuốc, phòng khám, chữa bệnh tư, cơ sở trực thuộc trung tâm y tế cấp huyện báo cáo hàng tháng lên trung tâm y tế cấp huyện về các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Hiệu thuốc trực thuộc doanh nghiệp kinh doanh thuốc cấp tỉnh báo cáo hàng tháng về doanh nghiệp kinh doanh thuốc cấp tỉnh. Thời gian gửi báo cáo là ngày 25 hàng tháng.
2. Bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, trạm điều dưỡng thương binh, bệnh viện và cơ sở y tế ngành đóng trên địa bàn tỉnh báo cáo hàng tháng tới Sở y tế về các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Thời gian gửi báo cáo là ngày 25 hàng tháng.
3. Các đơn vị y tế thuộc Bộ Giao thông vận tải báo cáo trực tiếp với Sở Y tế giao thông vận tải về các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
4. Các bệnh viện, cơ sở y tế thuộc lực lượng Công an nhân dân báo cáo trực tiếp với Cục Y tế Bộ Công an. Các đơn vị quân y báo cáo trực tiếp với Cục Quân y Bộ Quốc phòng.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn cụ thể chế độ báo cáo để phù hợp với công tác quản lý dược trong ngành mình.
Vào ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hàng năm, mọi cơ sở sản xuất, tồn trữ, phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất phải kiểm kê tồn kho và làm báo cáo 6 tháng đầu năm và báo cáo năm gửi lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế cấp tỉnh, Cục Quân y Bộ Quốc phòng, Cục Y tế Bộ Công an và Sở Y tế Bộ Giao thông vận tải báo cáo 6 tháng đầu năm về Bộ Y tế. Các đơn vị công nghiệp báo cáo 6 tháng đầu năm về Bộ Công nghiệp.
Mọi cơ sở sản xuất, điều chế, tồn trữ, vận chuyển, phân phối, mua bán, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm về ma tuý đều phải báo cáo khẩn tới cơ quan quản lý trực tiếp trong trường hợp có sự nhầm lẫn, ngộ độc, bị thất thoát các chất này do mọi nguyên nhân.
Khi chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất không thuộc quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 24 (Luật Phòng, chống ma tuý) cần xử lý thì đơn vị quản lý phải báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp, ghi rõ lý do, phương pháp xử lý. Việc xử lý chỉ được thực hiện khi cơ quan cấp trên có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản. Thủ trưởng các đơn vị phải thành lập hội đồng xử lý và phải lập biên bản theo mẫu quy định. Khi xử lý xong phải gửi biên bản và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó nhằm mục đích bất hợp pháp.
2. Tổng hợp kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch tổng thể dài hạn và hàng năm về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước của các Bộ, ngành trình Chính phủ.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất ma tuý và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma túy.
Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện quy chế đó.
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trong nước.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước tại địa phương mình.
Các cơ quan quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 26 của Nghị định này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Kinh phí phục vụ cho việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước do ngân sách nhà nước cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp.
Kinh phí phục vụ cho việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trong nước của các địa phương được cân đối trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 80/2001/ND-CP |
Hanoi, November 05, 2001 |
GUIDING THE CONTROL OF LAWFUL DRUG-RELATED ACTIVITIES IN THE COUNTRY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Drug Prevention and Fight of December 9, 2000;
At the proposal of the Minister of Public Security,
DECREES:
Article 1.- This Decree details and guides the control of lawful drug-related activities in the country, including the permitted monitoring, inspection and supervision of activities of researching, expertising, producing, preserving, storing, transporting, purchasing, selling, distributing, using, treating and exchanging narcotics, addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances in the fields of health care, industry, analysis, test, scientific research, professional training, drug-related crime investigation, as well as the preclusion and prevention of the abuse of such activities for other purposes.
The control of lawful drug-related activities for defense and security purposes shall not be governed by this Decree.
1. It is strictly prohibited to use in the medical field raw materials, finished products and semi-finished products containing substances specified in List I enclosed with the Government’s Decree No.67/2001/ND-CP of October 1, 2001 promulgating lists of narcotics and pre-substances. In cases where such substances are used for analysis, test, scientific research and drug-related crime investigation, such must be permitted by the Minister of Health or the Minister of Public Security.
2. The research into, expertise, production, transport, preservation, storing, purchase, sale, distribution, use, handling and exchange of narcotics and pre-substances specified in Lists II, III and IV (promulgated together with the Government’s Decree No.67/2001/ND-CP of October 1, 2001) in the fields of health care, industry, analysis, test, scientific research, professional training and drug-related crime investigation must be strictly controlled. The production of these substances shall not imply the planting of narcotic substance-bearing trees.
1. The competent agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with one another in rigorously controlling the lawful drug-related activities in the country.
2. Individuals, agencies and organizations that conduct lawful drug-related activities in the country shall have to abide by the provisions of the Law on Drug Prevention and Fight, this Decree and other relevant legal documents, and be subject to the inspection and supervision by the competent agencies under the provisions of law.
CONTROL OF THE PRODUCTION AND PREPARATION OF ADDICTIVE DRUGS, PSYCHOTROPIC MEDICINES AND PRE-SUBSTANCES
Article 4.- Only the following organizations and individuals are allowed to produce and prepare addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances in medical and industrial domains:
1. Enterprises with functions of producing drugs, which satisfy all professional and technical conditions prescribed by the Ministry of Health and are licensed by the latter to produce raw materials, finished products, semi-finished products of addictive drugs, psychotropic substances and pre-substances.
2. Hospitals and research institutes, which have patient beds and are allowed to prepare finished addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances for in-patients and out-patients.
3. Enterprises, which are designated by the Ministry of Industry to produce pre-substances for industrial use.
4. Individuals, who fully meet the conditions prescribed by the Ministry of Health and the Ministry of Industry.
Article 5.- The Ministry of Health shall specify the order and procedures for licensing the production and preparation of addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances for medical use.
The Ministry of Industry shall specify the order and procedures for licensing the production of pre-substances for industrial use.
The Ministry of Health and the Ministry of Industry shall, within the ambit of their respective tasks and powers, guide and make dossiers for monitoring the quantity, quality, use duration and process of producing and preparing addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances for medical and industrial use, and the observance of the statistical, reporting and preserving regimes. Dossiers shall be kept for a duration prescribed by the Ministry of Health or the Ministry of Industry.
CONTROL OF THE DELIVERY, RECEPTION, STORING AND TRANSPORT OF NARCOTICS, ADDICTIVE DRUGS, PSYCHOTROPIC MEDICINES AND PRE-SUBSTANCES
1. The Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Public Security shall, within the ambit of their respective tasks and powers, define persons fully qualified for direct delivery, reception, storing and transport of narcotics, addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances for medical and industrial use, analysis, test, scientific research, professional training and drug-related crime investigation.
2. Goods consignees prescribed in Clause 1 of this Article must have necessary papers and be responsible for the quality, quantity and categories of such substances in the course of transportation, and deliver them in full to the persons in charge of direct management.
3. Goods deliverers prescribed in Clause 2 of this Article must check and compare the concentration degrees, contents, quantity, quality, goods lot numbers and use duration of delivered goods. Upon completing the delivery and reception, the deliverers and consignees must sign and clearly inscribe their full names on ex-warehousing and warehousing vouchers.
Article 7.- Narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines must be preserved at separate places in warehouses or in separate warehouses, and the safety thereof must be ensured.
1. Narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines must, in the course of transportation, be packed and sealed up, with the delivering and receiving places, their names and quantity clearly inscribed on the packing, and accompanied by monitoring dossiers. In all circumstances, trunks, cases and/or boxes used for packing must be stuck with packing bills clearly stating the names, concentration, content (if any) and quantity of substances, packing date and names of packers, in order to facilitate the inspection and identification.
Individuals, agencies and organizations that have their goods transported must apply measures to ensure the safety thereof, not to let them be lost and take responsibility for the quantity and quality of their goods.
2. The Ministry of Public Security shall specify the transport of substances prescribed in Clause 1 of this Article in service of the fight against drug-related crimes. The Ministry of Health and the Ministry of Industry shall, within the ambit of their respective tasks and powers, specify the transport of substances prescribed in Clause 1 of this Article in service of medical and industrial needs, analysis, test and scientific research.
CONTROL OF THE DISTRIBUTION, PURCHASE, SALE, USE AND EXCHANGE OF NARCOTICS, ADDICTIVE DRUGS, PSYCHOTROPIC MEDICINES AND PRE-SUBSTANCES
1. The Ministry of Health shall specify the regimes of distribution, purchase, sale, use and exchange of narcotics, addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances for medical use, analysis, test and scientific research.
2. The Ministry of Industry shall specify the regimes of distribution, purchase, sale, use and exchange of pre-substances for industrial use.
3. The Ministry of Public Security shall specify the regimes of distribution, purchase, sale, use and exchange of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines in service of research, expertise, professional training and drug-related crime investigation.
Article 10.- Medical establishments under the People’s Army and the People’s Police are allowed to purchase addictive drugs and psychotropic medicines at the Central Pharmaceutical Company or provincial-level pharmaceutical companies according the estimation plans already approved by the competent bodies of the Ministry of Health.
1. Addictive drugs and psychotropic medicines must be labeled and preserved in strict compliance with regulations. Drug labels must be clearly inscribed with their names, composition, concentration, content, indications and contra-indications, use duration and manufacturing establishments.
2. Pre-substances for medical and industrial use, analysis, test and scientific research must be labeled and preserved in strict compliance with regulations. Substances labels must be clearly inscribed with their names, composition, concentration, content, use duration and manufacturing establishments.
Article 12.- Agencies, organizations and units that wish to use addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances in medical or industrial field, analysis, test or scientific research shall have to make estimations according to the set form. The Ministry of Health shall approve estimations of addictive drugs and psychotropic medicines for each administration level according to its annual demand. Agencies, organizations, units and individuals that wish to use pre-substances in the industrial field shall have to work out and report their plans to the Ministry of Industry.
RECORDING AND REPORTING REGIMES
1. Establishments engaged in the production of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines must open books according to the set form, make dossiers for monitoring quantity, quality, use duration, production process, and observe the preserving, reporting and statistical regimes prescribed by the Ministry Health and the Ministry of Industry. Books and vouchers must be kept for a duration prescribed by the Ministry Health and the Ministry of Industry. Upon expiry of the duration for keeping books and vouchers, the units’ heads shall have to set up councils for destruction of such books and vouchers and make written records on such destruction.
2. Establishments engaged in the purchase, sale and/or dispensing of narcotics, pre-substances, addictive drugs and psychotropic medicines must open books for monitoring the ex-warehousing and warehousing. The bills on ex-warehousing or warehousing of such substances must not be inscribed with other kinds of goods or supplies.
3. Within 10 days after narcotics, pre-substances, addictive drugs and/or psychotropic medicines are warehoused, the managing units shall have to report such to their respective managing ministries.
1. Drugstores, private clinics and establishments attached to district-level medical centers shall send monthly reports on activities related to addictive drugs and psychotropic medicines to the latter. Drugstores attached to provincial-level drug trading enterprises shall send monthly reports to the latter. Reports shall be sent on the 25th of every month.
2. Provincial-level and district-level hospitals, drug trading enterprises, convalescent homes for war invalids, branch hospitals and medical establishments located in provinces shall have to send monthly reports on activities related to addictive drugs and psychotropic medicines to provincial Health Services. Reports shall be sent on the 25th of every month.
3. Medical units under the Ministry of Communications and Transport shall report directly to provincial Communications and Transport Health Departments on activities related to addictive drugs and psychotropic medicines.
4. Hospitals and medical establishments under the People’s Police Force shall report directly to the Medical Department of the Ministry of Public Security. The army medical units shall report directly to the Army Medical Department of the Ministry of Defense.
The Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall, within the ambit of their respective tasks and powers, specifically guide the reporting regime to suit the pharmaceutical management work in their respective branches.
Article 15.- On June 25 and December 25 every year, all establishments that produce, store, distribute, purchase, sell, use and/or exchange narcotics, addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances shall have to inventory goods in stock and make biannual and annual reports to be sent to their immediate superior managing agencies. Medical units under the Ministry of Health, the provincial/municipal Health Services, the Army Medical Department of the Ministry of Defense, the Medical Department of the Ministry of Public Security and the provincial/municipal Health Departments of the Ministry of Communications and Transport shall send biannual reports to the Ministry of Health. The industrial units shall send biannual reports to the Ministry of Industry.
Article 16.- All establishments that produce, prepare, store, transport, distribute, purchase, sell, use, treat and/or exchange narcotics, addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances in the medical or industrial field, analysis, test, scientific research, professional training or drug-related crime investigation, shall have to urgently report to their immediate managing agencies on cases of confusion, poisoning and loss of such substances for any reasons.
Article 17.- When narcotics, addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances not prescribed in Clauses 1 and 2, Article 24 of the Law on Drug Prevention and Fight need to be handled, the managing units shall have to report to the immediate superior agencies, clearly stating the reasons for handling and proposing handling measures. The handling shall be effected only after the competent superior agencies approve it in writing. The units’ heads shall have to set up handling councils and make written records thereon according to the set form. When the handling is completed, they shall send written records and reports to the immediate superior managing agencies.
ORGANIZING THE CONTROL OF LAWFUL DRUG-RELATED ACTIVITIES IN THE COUNTRY
Article 18.- The Ministry of Public Security shall have to:
1. Coordinate with the concerned agencies in guiding, urging and inspecting agencies, organizations, individuals and localities in the observance of legal documents on the control of lawful drug-related activities in the country, with a view to preventing and precluding the abuse of such activities for illegal purposes.
2. Synthesize plans and results of implementation of the overall long-term plan and annual plans of ministries and branches for controlling lawful drug-related activities in the country, then submit them to the Government.
3. Promulgate and organize the implementation of the regulation on management, inspection and control of narcotics and pre-substances in service of the fight against drug-related crimes.
Article 19.- The Ministry of Health shall have to promulgate the list and regulation on management of addictive drugs, psychotropic medicines and pre-substances for medical use, analysis, test and scientific research and organize the implementation of such regulation.
It shall also guide, urge and inspect the ministries, branches, organizations, individuals and localities in observing legal documents on the control of lawful drug-related activities in the country.
Article 20.- The Ministry of Industry shall have to promulgate the list of pre-substances for industrial use; promulgate and organize the implementation of the regulation on management of such pre-substances.
1. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to control and coordinate with the concerned agencies in controlling lawful drug-related activities in the country.
2. The People’s Committees of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to effect the control of lawful drug-related activities in their localities.
Article 22.- The agencies defined in Articles from 18 to 26 of this Decree shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to organize the performance of their assigned tasks, and inspect the observance of regulations on the control of lawful drug-related activities in the country; and handle violations according to the provisions of law.
Article 23.- Funds for the control of lawful drug-related activities in the country shall be balanced by the State budget and incorporated in annual budget estimates of the Ministry of Public Security, the Ministry of Health and the Ministry of Industry.
Funds for the control of lawful drug-related activities in the country of localities shall be balanced in their annual budgetary expenditure estimates.
Article 24.- The Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Public Security shall define the specialized management agencies in charge of the control of lawful drug-related activities in the country.
Article 25.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous stipulations, which are contrary to this Decree, are hereby annulled.
Article 26.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |