Chương 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP: Căn cứ và phương pháp tính thuế
Số hiệu: | 218/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2014 |
Ngày công báo: | 10/01/2014 | Số công báo: | Từ số 71 đến số 72 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thuế TNDN 2014: các chi phí được thanh toán tiền mặt
Theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì DN chỉ được thanh toán bằng tiền mặt với các chi phí sau:
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 20 triệu.
- Các khoản chi thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê theo quy định.
- Các khoản chi của DN cho việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Phục vụ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc; Hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức CT-XH trong DN.
Với các khoản chi còn lại, DN buộc phải thực hiện thanh toán bằng các phương thức không dùng tiền mặt, nếu không sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý.
Các quy định này sẽ có hiệu lực từ 15/2/2014 và được áp dụng trong kỳ tính thuế từ năm 2014 trở đi, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể cách áp dụng các quy định này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
Kỳ tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của pháp luật quản lý thuế.
Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế |
= |
Thu nhập chịu thuế |
- |
Thu nhập được miễn thuế |
+ |
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
2. Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu |
- |
Chi phí được trừ |
+ |
Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Trường hợp chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể có bán bất động sản là tài sản cố định thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với một số hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:
a) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại Điểm b Khoản này) được xác định bằng tổng số tiền thu theo hợp đồng chuyển nhượng trừ (-) giá mua phần vốn được chuyển nhượng, trừ (-) chi phí liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (như: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán trừ (-) giá mua của chứng khoán được chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng chứng khoán.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phiếu thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (như: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
c) Đối với thu nhập từ bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao và các khoản chi được trừ khác;
d) Đối với thu nhập về cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu cho thuê trừ (-) các khoản trích khấu hao cơ bản, chi phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi phí khác được trừ liên quan đến việc cho thuê tài sản;
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) bằng số tiền thu được từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
e) Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) giá vốn của số lượng ngoại tệ bán ra;
g) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản, được điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu, góp vốn là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại của tài sản với giá trị còn lại của tài sản đó ghi trên sổ sách kế toán trước khi đánh giá lại tài sản.
Chênh lệch tăng, giảm do đánh giá lại tài sản cố định khi góp vốn, tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tài sản là giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn vào các dự án đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán được tính vào thu nhập khác hoặc giảm trừ thu nhập khác trong kỳ tính thuế; riêng chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn mà bên nhận góp vốn không được trích khấu hao được tính dần vào thu nhập khác trong thời gian tối đa không quá 10 năm kể từ năm có tài sản đi góp vốn;
h) Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) phân chia lợi nhuận sau thuế, thu nhập được xác định bằng tổng doanh thu theo hợp đồng BCC trừ (-) tổng chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu của hợp đồng BCC.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xác định doanh thu, chi phí của hợp đồng BCC phân chia lợi nhuận sau thuế;
i) Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài là tổng các khoản thu nhập nhận được trước thuế.
4. Thu nhập từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được xác định theo từng hợp đồng dầu khí.
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm (-) về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang được xác định theo công thức quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp có lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
3. Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) sau khi đã thực hiện bù trừ với thu nhập chịu thuế của hoạt động này hoặc bù lỗ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó, thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ;
c) Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh sân gôn, kinh doanh dịch vụ khác mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm là số tiền bên thuê tài sản, mua dịch vụ trả từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê tài sản, bên mua dịch vụ trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước;
đ) Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
e) Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
g) Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
h) Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ;
i) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu.
Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị;
k) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng;
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ của hợp đồng;
l) Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ (-) số tiền đã trả thưởng cho khách;
m) Đối với kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;
n) Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ doanh thu bán dầu, khí theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ tính thuế;
o) Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế;
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này và đối với một số trường hợp đặc thù khác.
1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:
- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp;
- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng mà thời điểm thanh toán khác với thời điểm ghi nhận chi phí theo quy định và các khoản chi không phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:
a) Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ (-) phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo công thức sau:
Chi phí quản lý kinh doanh, do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế |
= |
Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế |
x |
Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế. |
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế |
c) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
d) Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: Khấu hao đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe; khấu hao của tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn;
đ) Các khoản trích trước vào chi phí không đúng với quy định của pháp luật.
Các khoản trích trước được tính vào chi phí được trừ bao gồm: Trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng kể cả trường hợp cho thuê tài sản có thu tiền trước cho nhiều năm mà bên cho thuê hạch toán toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền, các khoản trích trước khác theo quy định của Bộ Tài chính;
e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
g) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (không bao gồm hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá, hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp); chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ.
Tổng số chi phí được trừ không bao gồm các khoản chi quy định trên đây; đối với hoạt động thương mại không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
Khoản chi thuộc diện khống chế chi phí tại Điểm này bao gồm cả chi biếu, tặng, cho khách hàng.
h) Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ quy định tại hợp đồng dầu khí được duyệt; trường hợp hợp đồng dầu khí không quy định về tỷ lệ thu hồi chi phí thì phần chi phí vượt trên 35% không được tính vào chi phí được trừ; các chi phí không được tính vào chi phí thu hồi gồm:
- Các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Điểm 2 Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Chi phí phát sinh trước khi hợp đồng dầu khí có hiệu lực, trừ trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Các loại hoa hồng dầu khí và các khoản chi khác không tính vào chi phí thu hồi theo hợp đồng;
- Chi lãi đối với khoản đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;
- Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại;
i) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào của phần giá trị xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi vượt 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của Bộ Tài chính;
k) Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ một số trường hợp đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
l) Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế, trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
m) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho thành viên sáng lập doanh nghiệp mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định, không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau;
n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho người nghèo, các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tổ chức nhận khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học quy định tại điểm này là tổ chức khoa học công nghệ thành lập và hoạt động theo Luật khoa học công nghệ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ.
o) Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;
p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ Tài chính;
q) Tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế;
r) Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chi phí được trừ và không được trừ quy định tại Điều này.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại Khoản này áp dụng thuế suất 20%.
2. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.
3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%, trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.
1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp, nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với chuyển nhượng bất động sản bằng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nhân (x) với thuế suất 22%, từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 mức thuế suất này là 20%.
3. Đối với doanh nghiệp quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Dịch vụ: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hóa với giá trị dịch vụ là 2%;
b) Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) là 1%;
c) Tiền bản quyền là 10%;
d) Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển là 2%;
đ) Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại Điểm d Khoản này) là 5%;
e) Lãi tiền vay là 5%;
g) Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài là 0,1%;
h) Dịch vụ tài chính phái sinh là 2%;
i) Xây dựng, vận tải và hoạt động khác là 2%.
4. Đối với hoạt động khai thác dầu khí có quy định việc hạch toán doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ trong hợp đồng thì thu nhập tính thuế và số thuế phải nộp được xác định bằng ngoại tệ.
5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
a) Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%. Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật áp dụng mức thuế quy định tại Điểm c Khoản này;
b) Đối với kinh doanh hàng hóa là 1%;
c) Đối với hoạt động khác là 2%.
1. Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân (x) với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.
Việc nộp thuế quy định tại Khoản này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.
Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có hoạt động kinh doanh đó.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn về nơi nộp thuế quy định tại Điều này.
GROUNDS AND METHOD OF TAX CALCULATION
Article 5. Grounds for tax calculation
The grounds for tax calculation are the taxable income in the period and tax rate;
The tax period shall comply with the provisions in Article 5 of the Law on corporate income tax and regulations of law on tax management;
Enterprises may choose the tax period by solar calendar year or fiscal year but must inform the tax authority before implementation;
Article 6. Determination of taxable income
1. The taxable income in the tax period is determined as follows:
Taxable income |
= |
Assessable income |
- |
Exempt income |
+ |
Losses carried forward as prescribed |
2. The accessable income is determined as follows:
Assessable income |
= |
Revenue |
- |
Expenses deducted |
+ |
Other income |
Enterprises having many business activities, then the accessable income from business and production activities is the total income of all business activities. Where there is a loss of business activity, the loss shall be offset from the accessable income of income-generating business activities selected by enterprises. The remaining income after offset shall apply the tax rate of corporate income tax of business activities still generating income.
Income from the transfer of real estate, transfer of investment project, transfer of right to participate in investment projects, transfer of mineral exploration, mining and processing rights must be determined separately for tax declaration. Where the transfer of right to participate in investment projects, transfer of investment projects (except for projects of mineral exploration and mining) or transfer of real estate has losses, such losses are offset against profits of the production business activities in a tax period. Where the enterprises perform the dissolution procedures selling real estate as fixed assets, the income from the transfer of real estate (if any) shall be offset against income from production and business activities of enterprises.
3. The determination of assessable income for certain business and production activities is regulated as follows:
a) Income from capital transfer (excluding income from securities transfer specified at Point b of this Clause) shall be determined by the total amount collected under the transfer contract minus (-) the purchase price of the capital transferred, minus (-) expenses directly related to the transfer.
Where enterprises transferring capital do not receive cash but assets or other material benefits (such as stocks or fund certificates) with income generated, they must be subject to the corporate income tax;
b) Income from transfer of securities is determined by the sale price minus (-) the purchase price of securities transferred, minus (-) the expense directly related to the transfer of securities.
Where enterprises issue stocks, the difference between the issue price and the face value without corporate income tax;
Where enterprises conduct the separation, splitting, consolidation or merger with stock swap done at the time of separation, splitting, consolidation or merger, if the income is generated, this income must be subject to corporate income tax.
Where enterprises transferring securities do not receive cash but assets or other material benefits (such as stocks and fund certificates) with income generated, they must be subject to the corporate income tax;
c) Income from intellectual property rights or technology transfer is determined by the total amount collected minus (-) prime cost or expenses to create intellectual property rights or technology transfer, minus (-) the cost of maintenance, upgrading and development of intellectual property rights, technology transfer and other expenses deducted;
d) Income from lease of assets is determined by the leasing income minus (-) depreciation deductions, costs of maintenance and repair of assets, costs of lease of assets for sub-leasing (if any) and other costs deducted relating to the lease of assets;
dd) Income from transfer or disposal of assets (excluding real estate) by the proceeds from the transfer or disposal of assets minus (-) the residual value of the assets recorded on the accounting books at the time of transfer or disposal and the costs deducted relating to the transfer or disposal of assets;
e) Income from the trading of foreign currency by the total proceeds from the trading of foreign currency minus (-) the prime cost of amount of foreign currency sold;
g) Differences from the revaluation of assets or transfer upon separation, splitting, consolidation, merger, dissolution, conversion of business type, conversion of owners contributing capital is the difference between the re-evaluated value of assets with the remaining value of thoses assets recorded on the accounting books before the revaluation of assets.
Increasing or decreasing differences resulting from the revaluation of fixed assets upon capital contribution, or transferred assets upon separation, splitting, consolidation, merger or transformation of enterprises, assets being the land use right value upon capital contribution to investment projects on building houses or infrastructure for sale shall be accounted as other incomes in a tax period; particularly, the difference resulting from the revaluation of land use right value used for capital contribution in which the capital contribution receiving party is not allowed to depreciate, shall be gradually accounted as other incomes for a maximum of 10 years from the year of capital contribution by assets;
h) For business cooperation contract (BCC) with division of profits after tax, the income is determined by total revenue under BCC minus (-) the total costs related to the revenue generation of BCC .
The Ministry of Finance specifically guides the determination of revenue and costs of BBC with division of profits after tax;
i) The income received from business and production activities abroad is the total revenue received before tax;
4. Income from exploration and extraction of oil and gas is determined by each oil and gas contract;
Article 7. Determination of loss and loss transfer
1. Losses incurred in a tax period is the negative (-) difference of taxable income excluding losses carried forward from the previous years shall be determined by the formula specified in Clause 1, Article 6 of this Decree.
2. Enterprises with loss shall carry their losses forward to the subsequent year and are deducted from taxable income. The time permitted for loss transfer is continuously calculated but not exceeding 5 years from the year following the year with loss incurred.
3. Loss from transfer of real estate, investment projects or right to participate in investment projects (except for project of mineral exploration and mining) after being offset with the assessable income of these activities or loss offset under the provisions of Clause 2, Article 6 of this Decree. If losses remain and enterprises suffer from losses from the transfer of mineral exploration and mining rights, they may carry their losses forward to the subsequent year into the taxable income of those activities.The time permitted for loss transfer is continuously calculated but not exceeding 5 years from the year following the year with loss incurred.
The revenue to calculate assessable income shall comply with the provisions in Article 8 of the Law on corporate income tax;
1. The revenue to calculate the taxable income is the total sale, processing and services supply proceeds including price subsidies, surcharges or extra enjoyed by enterprises, irrespective of whether or not the proceeds have been collected or not.
For enterprises declaring and paying value added tax by the method of tax deduction, the revenue to calculate the corporate income tax is the revenue without value added tax. For enterprises declaring and paying value added tax by the direct method on the added value, the revenue to calculate the corporate income tax includes the value added tax;
2. The time to determine the revenue to calculate the taxable income for goods to be sold outis the time to transfer the ownership or the right to use of goods to the purchasers;
The time to determine the revenue to calculate the assessable income for services is the time to finish the services supply to the purchasers or the time to issue invoice of services supply;
3. The revenue to calculate the assessable income for several cases specified as follows:
a) For goods sold by installment payment determined by the selling price paid once, not including payment of interest by installments or deferred payment;
b) The goods or services used to exchange or internally consume (excluding the goods and services used to continue the process of business and production of enterprises) are determined by the selling price of products, goods or services of the same type or similar at the time of exchange or internal consumption;
c) For goods processing activities are the proceeds from the processing activities including wages, cost of fuel, power, auxiliary materials and other costs for the processing of goods;
d) For asset leasing activities, golf course business activities or other services business services that customers have prepaid for many years as the amount the asset lessee or services purchaser has paid by each period under contract. Where the asset lessee or services purchaser has prepaid for many years, the revenue to calculate the assessable income is allocated to the number of year prepaid or determined by the lump sum revenue. Where the enterprises are enjoying the tax incentives, the determination of incentive tax should be based on the total income tax the enterprise should pay of the number of year prepaid divided (:) by the number of year prepaid;
dd) For credit activities or financial leasing activities are loan interest and revenue from financial leasing receivable generating in the tax period;
e) For the transportation is the total revenue of freight of passenger, goods or luggage generated in the tax period;
g) For electricity and clean water is the amount specified on VAT invoice;
h) For business of insurance and reinsurance is the amount of original premium receivable; agent services fees (including damage assessment, claim settlement, asking for claim from a third party, settlement of goods compensated by 100%); reinsurance costs; collection of reinsurance commission and other revenues on insurance business minus (-) the reimbursemtns or reduction of premium, reinsurance costs, reimbursements or reduction of retroceded reinsurance commissions.
In case of co-insurance, the revenue to calculate the assessable income is the proceeds of original insurance allocated n proportion to the co-insurance excluding VAT;
For insurance contract agreed to pay by each period, the revenue to calculate the assessable income is the amount receivable generated in each period;
i) For construction and installation activities is the value of works, works items or volume of construction and installation works to be accepted;
In case of construction and installation without the supply of raw materials, machinery and equipment, the taxable revenue does not include the value of raw materials, machinery and equipment;
k) For the business activities in the form of business cooperation contract without legal entity:
- Where the parties involved in the business cooperation contract divide the business result by revenue from sales of goods and services, then the revenue to calculate tax is the revenue of each party divided under contract;
- Where the parties involved in the business cooperation contract divide the business result by revenue after tax, the revenue to determine the assessable income is the proceeds from the sale of goods or services of contract;
l) For business of casino, games with prize or betting business is the proceeds from these activities including excise tax minus (-) amount paid for prize to customers;
m) For the securities business are the revenues from brokerage services, securities dealing, securities underwriting, securities investment consulting, investment fund management, issue of fund certificate and services of market organization and other securities services in accordance with law;
n) For the search, exploration and extraction of oil and gas is the total revenue from sale of oil and gas under fair transaction contract in the tax period;
o) For derivative financial services are the proceeds from the provision of derivative financial services performed during the tax period;
The Ministry of Finance specifically guides the provisions in this Article and for a number of particular cases.
Article 9. Expenditures deducted and not deducted upon determination of assessable income
1. Except for the provisions specified in Clause 2 of this Article, enterprises shall be deducted from all expenditures if meeting the following conditions:
a) The actual expenses incurred in relation to the business and production activities of enterprises include the following expenditures:
- Expenditures for implementation of duties of national defence education and security, traning, activities of militia forces and other duties of national defence and security as prescribed by law, the expenditures for operation of Party organizations and social political organizations in enterprises;
- The actual expenditures for activities on HIV / AIDS prevention at enterprises’ workplace, including expenses for training enterprises’ staff of HIV / AIDS prevention, expenses for organization of communication for HIV / AIDS prevention for employees, expenses for consultation, examination and HIV testing and expenses for supporting HIV sufferers who are enterprises’ employees;
b) Expenditures with adequate invoices and documents as prescribed by law;
For the cases: Purchase of goods which are agricultural, forestry and aqua products directly caught and sold out; buying handmade products made of jute, sedge, bamboo, rattan, straw, coconut shell, internal coconut shell or materials used from agricultural products of handicraft producers directly selling, buying soil, rocks, sand, and gravel of family households and individuals exploiting by themselves directly selling, buying scrap from collectors, buying furniture and property from family households and individuals directly selling and the purchase services of family households and individuals without business must have voucher paid to the seller and list of purchase of goods or services which the enterprises’ legal representatives or authorized persons signs and assume the responsibility.
c) For individual invoice of purchase of goods and services with value from twenty million dong or more, there must be voucher of non-cash payment, except for enterprises’ expenditures for implementing the duties of national defense and security, activities of HIV/AIDS prevention at workplace, support of activities of Party or social political organizations in enterprises specified at Point a, Clause 1 of this Article; for the purchase of goods and services made with the List specified at Point b, Clause 1 of this Article;
The Ministry of Finance specifically guides the payment under contract when the time of payment is different from the time of expense record as prescribed and other expenditures without non-cash payment voucher;
2. The expenditures not deducted upon determination of assessable income shall comply with the provisions in Clause 2, Article 9 of the Law on corporate income tax and Clause 5, Article 1 of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on corporate income tax. A number of cases where expenditures are not deducted are specified as follows:
a) The expenditures not satisfying the conditions specified in Clause 1 of this Article, except for the value of damage due to natural disaster, epidemics, fire and other unforeseen circumstances are not compensated;
The value of losses due to natural disasters, epidemics, fires and other unforeseen circumstances without compensation is determined by the total loss value minus (-) the value the insurers or other individuals and organizations must compensate as prescribed by law;
b) The excess cost of business management allocated by the foreign enterprises to the permanent establishment in Vietnam is calculated by the following formula:
Cost of business management allocated by foreign companies to the permanent establishment in Vietnam in the tax period |
= |
Taxable revenue of the permanent establishment in Vietnam in the tax period |
x |
Total cost of business management of foreign companies in the tax period |
Total revenue of company abroad including the revenue of permanent establishments in other country in the tax period |
c) The expenditure exceeds as prescribed by law on provision appropriation;
d) The depreciation of fixed assets not in accordance with regulations of the Minitry of Finance includes: depreciation for car with 09 seats or less (except for automobiles used for business of passenger transport, tourism and hotel) in proportion to the prime cost exceeding 1.6 billion dong/car; depreciation of civil aircraft or yachts not used for business of transport of passengers and goods or business of tourism and hotel;
dd) The accruals on expenses inconsistently with regulations of law;
The accruals included in the expenses deducted are: accruals of periodic overhaul of fixed assets, of operations with revenue accounted but the obligations must be performed under contract including asset leasing prepaid for many years but the lessor has accounted the whole into the revenue of money collecting year and other accruals as prescribed by the Ministry of Finance;
e) Payments of interest from loans corresponding to the missing charter capital, under the capital contribution schedule stated in the enterprise’s charter capital; interest from loan has been recoded into the value of assets; interest from loans to implement contracts for exploration and extraction of oil and gas;
g) Expenditure for advertising, marketing, promotion, brokerage commission (excluding insurance commission as prescribed by law on insurance business, commission for sales agent at right price, commission paid to the distributor of multi-level marketing enterprises); expenditures for reception, meeting, conference; expenditures for support of costs directly related to the business and production activities exceeding 15% total expenditure deducted.
The total expenditure deducted excluding the expenditures specified above; for commercial operation excluding
Expenditures subject to expense control at this Point include donation or offer to customers;
h) The expenses permitted for recovery exceed the rate specified in oil and gas contract approved. Where the oil and gas contract does not provide for expense recovery rate, the expense exceeding more than 35% shall not be included in the expenses deducted. The expenses not included in the recovered expenses include:
- The expenditures specified in Clause 2, Article 9 of the Law on corporate income tax and Point 2, Clause 5, Article 1 of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on corporate income tax;
- Costs incurred prior to the effect of the oil and gas contract, unless otherwise agreed in oil and gas contract or by decision of the Prime Minister;
- Other types of petroleum commissions and expenditure are not included in the recovery expenses under contract;
- Interest expenses for the investment in search, exploration, development of mire and oil and gas extraction;
- Fines and compensation for damage;
i) The input value added tax deducted and the input value added tax of value of car with 9 seats or less exceeding 1.6 billion dong shall not be deducted . The corporate income tax and taxes, fees, charges and other revenues are not included in the expenses as prescribed by the Ministry of Finance;
k) The expenditures not corresponding to the taxable income, except for some special cases under the guidance of the Ministry of Finance;
l) Foreign exchange differences from revaluation of monetary items with foreign currency origin at the end of tax period, except for the foreign exchange differences from revaluation of debts payable with with foreign currency origin at the end of tax period and the foreign exchange differences during the basic construction investment to form the fixed assets of enterprises newly established but theses assets have not been put into business and production shall comply with guidance of the Ministry of Finance;
For debts receivables, loan with foreign currency generated in the period, the foreign exchange difference included in the expenses deducted is the difference between the exchange rate at the time of debt recovery or loan recovery with the exchange rate at the time of recording the debts receivable or initial loan;
m) Salaries and wages of private business owners , owners of one-member limited liability companies ( owned by an individual ) , remuneration paid to a founding member of enterprise but these are not directly involved in administration of production and business; salaries , wages and other expenses accounted to be paid to workers but in fact not paid or without invoice or voucher as prescribed by law; expenditures for bonuses or buying life insurance for employees without specified eligibility for enjoyment in one of the following documents: labor contract, collective labor agreement; financial Regulation of Company , Corporation or Group; reward Regulation specified by Chairman of the Board, General Director and Director based on the financial regulations of Company or Corporation; expenditures for salaries, wages and allowances payable to employees but the expired time limit for submission of documents for annual tax settlement actually not paid yet unless enterprises have appropriate provision fund to supplement the salary fund of the subsequent year to ensure the payment of salary is not interrupted or used for other purposes. The annual rate of provision is decided by enterprises but not exceeding 17% of salary fund implemented (as the total salary actually paid of that settlement year to the time limit for submission of settlement document as prescribed, excluding the amount of appropriation of salary provision fund of previous year spent in the tax settlement year). Where in previous year, the enterprises have appropriated their salary provision fund but after 06 months, from the end day of financial year, the enterprises have not used or have used up their salary provision fund, the enterprises must record the reduction of costs of the following year;
n) Grants, except for grants for education, health care, scientific research, disaster recovery, building of unity houses, gratitude houses and houses for the poor, the subjects enjoyed preferential treatment policy as prescribed by law, the grants under the State program for localities in areas having extremely difficiculty socio-economic conditions;
Organizations receiving the grants for scientific research specified at this Point is technological and scientific organizations established and operating under the Science and Technology Law performing their scientific and technological duties as prescribed by law on science and technology;
o) Expenditures in excess of 01 million VND / month / person for: Deduction for voluntary pension fund, purchase of voluntary pension insurance, life insurance for employees; the excess of rate specified by law on social insurance or the health insurance appropriated for funds of social security (social insurance, compulsory supplementary pension insurance), medical insurance fund and unemployment insurance fund for employees);
Expenditures appropriated for the voluntary pension fund, social security fund, purchase of voluntary pension insurance, life insurance for employees are included in the expenses deducted in addition to failure to exceed the rate specified in this Clause, the conditions for enjoyment and rate of enjoyment in one of the following documents: labor contract, collective labor agreement; financial Regulation of company, corporation or group; reward Regulation specified by Chairman of the Board, General Director and Director based on the financial regulations of Company or Corporation
p) Expenditures of business activities: banking, insurance, lottery, secutiries, and stock and some specific business activities as prescribed by the Ministry of Finance;
q) Cash for late payment of tax under the provisions of the Law on Tax Administration;
r) Expenditures directly related to the issue of stock (except for stocks classified as liabilities payable) and dividend of stocks (except for dividend of stock classified as liabilities payable), trading of fund stocks and other expenditures directly related to the increase or reduction of equity of enterprise;
The Ministry of Finance specifically guides the expenses deducted or not deducted under the provisions of this Article;
The tax rate of corporate income tax shall comply with the provisions in Clause 6, Article 1 of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on corporate income tax;
1. The tax rate of corporate income tax is 22%, except for case where the enterprise is subject to the tax rate of 20% and the tax rate from 32% to 50% specified in Clause 2 and 3 of this Article and subject entitled to incentives of tax rate specified in Article 15 and 16 of this Decree;
From January 01, 2016, the persons subject to the tax rate of 22% specified in this Clause shall be subject to the tax rate of 20%.
2. Enterprises established and operating under the law of Vietnam, including cooperatives, non-business units operating the production and business of goods and services with the total annual revenue not exceeding 20 billion dong are entitled to the tax rate of 20%;
The total annual revenue as a basis for determination of enterprise subject to the tax rate of 20% specified in this Clause is the enterprise’s total revenue of sale of goods and services supply of the preceding year.
3. The tax rate of corporate income tax for the activities of search, exploration and extraction of oil and gas and other rare natural resources in Vietnam from 32% to 50%. For the search, exploration and extraction of oil and gas, based on the location and conditions for extraction and mine reserve, the Prime Minister shall decide on the tax rate consistently with each project and business establishment at the request of the Minister of Finance. For the platinum, gold, silver, tin, wolfram, antimony, precious stones, rare earth mines, the tax rate is 50%. Where the mines having an assigned area 70% or more in the areas with extremely difficult socio-economic conditions in the list of areas entitled to the incentives of coporate income tax issued together with this Decree, these areas shall be subject to the tax rate of corporate income tax rate of 40%.
Article 11. Method of tax calculation
1. The income tax enterprises shall pay in the tax period is equal to the taxable income multiplied (x) at the tax rate. Where the enterprises have paid their income tax for income generated abroad, they shall be deducted from the amount of tax paid but not exceeding the maximum amount of tax paid by the enterprises as prescribed of the Law on corporate income tax;
2. The income tax to be paid by the enterprises for transfer of real estate is equal to the income from the transfer of real estate multiplied (x) at the tax rate of 22%. From January 01, 2016, this tax rate is 20%;
3. For enterprises specified at Point c and d, Clause 2, Article 2 of the Law on corporate income tax, the income tax payable by enterprises is a percentage (%) of the revenue from sale of goods and services in Vietnam. To be specific:
a) Services: 50%, as for services of management of restaurant, hotel and casino: 10%; in case of supply of services associated with goods, then the goods shall be calculated at the rate of 1% and 2% in case of failure to separate the value of goods with the value of services;
b) Providing and supplying goods in Vietnam in the form of in-country import/export or under international commercial terms (Incoterms): 1%
c) Royalty: 10%;
d) Lease of aircraft (including aircraft engines and spare parts) and vessel: 2%;
dd) Lease of drilling rigs, machinery, equipment, means of transport (except for provision of Point d of this Clause): 5%;
e) Loan interest: 5%;
g) Transfer of securities, reinsurance to abroad: 0.1%;
h) Derivative financial services: 2%
i) Construction, transportation and other activities: 2%;
4. For oil and gas extraction activities with regulations on accounting of revenue and expenses in foreign currency in contract, the taxable income and the amount of tax to be paid is determined in foreign currency’
5. Non-business units and other organizations that are not enterprises established and operating under the regulations of Vietnam’s law having their activities of goods and services with income subject to the corporate income tax and the income has been accounted by these units but the expenses and income of business activities are not determined, then the coporate income tax is declared and calculated by the rate% on the revenue of goods and services, specifically as follows:
a) For services (including interest from deposit and from loan): 5%. As for education, health, art performance, the tax rate specified at Point c of this Clause shall apply;
b) For goods business: 1%
c) For other activities: 2%
Article 12. Place of tax payment
1. Enterprises shall pay their tax at locality where their head offices are located. Where the enterprises have their production establishment of dependent accounting in provinces and centrally run cities different from locality where their their head offices are located, the amount of tax calculated shall be paid at the place of head office and place of production establishment;
The amount of income tax the enterprise shall pay in the provinces and centrally run cities where their production establishment of dependent accounting are located is determined by the amount of tax the enterprises shall pay in a period multipled (x) by the rate between the expenses incurred production establishment of dependent accounting with the enterprises’ total expenses.
The payment of tax specified in this Clause does not apply to works, works items or construction establishment of dependent accounting;
The decentralization, management and use of revenue on corporate income tax shall comply with the provisions of the Law on the State Budget.
2. The dependent accounting units or overall sector accounting enterprises having their income in addition to the main business activities shall pay tax in provinces or cities where there are those business activities;
3. The Ministry of Finance guides the place to pay tax specified in this Article;
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực