Chương VII Luật thủy sản 2017: Mua, bán, sơ chế, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
3. Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
1. Bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu cá, phương tiện vận chuyển thủy sản; cảng cá, chợ thủy sản đầu mối; kho lạnh thủy sản, cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thủy sản đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản.
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu và quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu thủy sản sống trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối với nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
7. Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
1. Hoạt động chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải tuân thủ quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Mẫu vật các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được chế biến phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
b) Mẫu vật có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
c) Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Chợ thủy sản đầu mối được bố trí ở vùng sản xuất thủy sản tập trung hoặc nơi tiêu thụ thủy sản với khối lượng lớn, bao gồm hoạt động giao dịch, mua, bán, đấu giá thủy sản.
2. Phát triển chợ thủy sản đầu mối phải phù hợp với quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm tại chợ thủy sản đầu mối trên địa bàn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản, hướng dẫn kiểm tra tại chợ thủy sản đầu mối, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của chợ thủy sản đầu mối.
PURCHASE, SALE, PRELIMINARY PROCESSING, PROCESSING, EXPORT AND IMPORT OF AQUATIC PRODUCTS
Article 96. Purchase, sale, preliminary processing and processing of aquatic products
1. Purchasers, ssellers, preliminary processors and processors of aquatic products shall comply regulations of law on food safety, environmental safety and fire safety.
2. Aquatic products that are purchased, sold, preliminary processed and processed shall have obvious origins and ensure food quality and safety.
3. Aquatic products in areas under epidemic announcement shall be purchased and sold in accordance with regulations of law on veterinary medicine, plant protection and quarantine.
Article 97. Preservation of aquatic products
1. Aquatic products on commercial fishing vessels, means of transport; fishing ports and in wholesale markets of aquatic products; aquatic cold storages and premises of purchasers, sellers, preliminary processors and processors of aquatic products shall be preserved in accordance with regulations of law on food safety.
2. Additives and supporting substances used in processing of aquatic products that are overdue or not included in the list of additives and supporting substances allowed to be used or included in this list but exceed allowable limits; chemicals whose origins are obscure and chemicals banned from use shall not be used for preserving aquatic products.
Article 98. Import and export of aquatic products
1. Importers of aquatic products shall have documents on obvious origins of aquatic products and satisfy requirements for food quality, food safety and epidemic safety as prescribed by law.
2. Exporters of aquatic products shall comply with requirements of importing countries and regulations in Clause 3 of this Article.
3. An organization or individual is allowed to export living aquatic species in the following cases:
a) The species are not included in the list of aquatic species banned from export;
b) The aquatic species included in the list of exported aquatic species requiring certain conditions satisfy the conditions prescribed in this list;
c) Export of aquatic products included in the list of aquatic breeds banned from export or aquatic species failing to satisfy the conditions prescribed in the list of aquatic species requiring certain conditions for scientific research and international cooperation shall be licensed by the Ministry of Agriculture and Rural Development on the basic of the Prime Minister’s approval.
4. Organizations and individuals are allowed to import aquatic species not included in the list of aquatic species allowed to be traded in Vietnam for food, decoration and entertainment shall be subject to risk analysis and licensed by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The import of aquatic species that are not included in the list of aquatic species allowed to be traded in Vietnam for scientific research, display and exhibition shall be licensed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development will consider inspecting systems for managing and producing and trading aquatic species in the exporting countries in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory if:
a) The assessment is made for mutual recognition;
b) There are risks of food quality, food safety, epidemic or environmental issues caused by aquatic products imported to Vietnam.
6. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe procedures for risk analysis of and issuance of licenses to living aquatic species.
7. The Government shall issue the list of aquatic species banned from export and the list of exported aquatic species requiring certain conditions;
Article 99. Processing, export, import, re-export, introduction from the sea and transit of aquatic species prescribed in Appendices of Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora and endangered, precious and rare aquatic species
1. The processing, export, import, re-export, introduction from the sea and transit of endangered, precious and rare wild aquatic species prescribed in Appendices of CITES and endangered, precious and rare aquatic species shall comply with regulation of CITES and Vietnam law.
2. Processed specimens of aquatic species prescribed in Appendices of CITES and endangered, precious and rare aquatic species shall satisfy the following requirements:
a) The specimens have legal origins and taken from facilities breeding, raising or carry out artificial propagation of aquatic species.
b) The specimens are derived from legal commercial fishing in nature;
c) After being processed, the specimens are seized in accordance with regulations of law.
3. The Government shall provide detailed guidelines for this Article.
Article 100. Wholesale markets of aquatic products
1. Wholesale market of aquatic products shall be located in concentrated aquaculture areas or places where large quantities of aquatic products are consumed, including exchange, purchase, sale and auction of aquatic products.
2. Wholesale markets of aquatic products shall be developed in conformity with the planning.
3. The People’s Committee of each province shall control food safety in wholesale markets of aquatic products in the province.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall ensure consistency in the state administration of aquatic food safety and provide instructions on wholesale markets of aquatic products, promulgate national technical regulations on conditions for ensuring food safety in wholesale markets of aquatic products.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều 23. Quản lý giống thủy sản
Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư