Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 19/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 25/01/2019 | Số công báo: | Từ số 87 đến số 88 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh ít nhất 07 thành viên
Ngày 15/11/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Theo đó, Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh phải gồm ít nhất 07 thành viên. Hội đồng do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh bao gồm: Sự cần thiết thành lập khu bảo tồn; Căn cứ lập dự án thành lập khu bảo tồn biển; Mục tiêu, đối tượng bảo tồn; Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn biển, ranh giới phân khu chức năng và vùng đệm; Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử…
Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định cụ thể về đánh dấu ngư cụ, Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khi khai thác thủy sản, Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2018/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Thông tư này quy định về quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập, nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển Việt Nam.
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được thực hiện theo quy trình sau đây:
1. Thiết kế điều tra.
2. Chuẩn bị điều tra.
3. Thực hiện điều tra.
4. Phân tích kết quả điều tra.
5. Xử lý số liệu điều tra.
6. Báo cáo kết quả điều tra.
7. Lưu trữ kết quả điều tra.
1. Nội dung điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Thành phần loài, thành phần sản lượng, mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng của các loài thủy sản, sản lượng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản;
b) Đặc điểm sinh học của loài thủy sản;
c) Yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật khác có liên quan đến nguồn lợi thủy sản;
d) Nội dung khác theo yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.
2. Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản thực hiện như sau:
a) Thiết kế điều tra: thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đối tượng, khu vực điều tra; xây dựng kế hoạch, phương án điều tra;
b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phương án điều tra;
c) Thực hiện điều tra: kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, thiết bị sử dụng điều tra; tiến hành thu mẫu các đối tượng điều tra theo phương pháp phù hợp; phân tích, xác định mẫu thành phần loài, sản lượng và sinh học loài thủy sản; xử lý mẫu tại hiện trường theo phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng; thu thập, ghi chép thông tin tại thực địa;
d) Phân tích kết quả điều tra: phân tích, xử lý mẫu tiêu bản; các chỉ tiêu sinh học, mẫu trầm tích đáy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa; sinh vật phù du, động vật đáy; trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con;
đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
e) Báo cáo kết quả điều tra: xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
g) Lưu trữ kết quả điều tra;
h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
1. Nội dung điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm bao gồm:
a) Thống kê tàu cá;
b) Thông tin về hoạt động khai thác của các đội tàu cá, sản lượng khai thác, giá bán của sản phẩm khai thác;
c) Thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá gồm một số nội dung chủ yếu sau; thu, phân tích mẫu thành phần loài trong nhóm hoặc loài thủy sản trong sản lượng khai thác; thu mẫu, đo kích thước, phân tích đặc điểm sinh học của loài thủy sản trong mẫu phân tích thành phần loài.
2. Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm thực hiện như sau:
a) Thiết kế điều tra: địa điểm điều tra, thu mẫu phải bảo đảm đại diện cho khu vực có lưu lượng lớn tàu cá bốc dỡ thủy sản và đa dạng về nghề khai thác; đối tượng điều tra phải bảo đảm thống kê được toàn bộ nghề hoặc cơ cấu nghề của đội tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản, sản lượng khai thác thủy sản, bảo đảm thu được số liệu sinh học của các nhóm thủy sản trong sản lượng khai thác.
b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương án thực hiện;
c) Thực hiện điều tra: thống kê số lượng tàu cá; thu thập thông tin về hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá, sản lượng khai thác, giá bán sản phẩm khai thác; thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá;
d) Phân tích kết quả điều tra: mẫu thành phần loài của các nhóm sản phẩm, mẫu sinh học;
đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
e) Báo cáo kết quả điều tra bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản, hiện trạng sinh học nghề cá và giải pháp quản lý nghề cá.
g) Lưu trữ kết quả điều tra;
h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
1. Nội dung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề bao gồm ít nhất một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
1. Bộ dữ liệu điều tra về nguồn lợi thủy sản và nghề cá thương phẩm;
2. Báo cáo chuyên đề cho từng nội dung, đối tượng cụ thể; báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hiện trạng nghề khai thác thủy sản, đặc điểm sinh học các loài thủy sản, hiện trạng các yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con, các nội dung khác (nếu có).
3. Bản đồ, sơ đồ liên quan đến nguồn lợi thủy sản, nghề cá thương phẩm.
4. Các mẫu vật đã thu thập, xử lý và phân tích.
5. Các tài liệu khác nếu có.
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo trình tự sau đây:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
2. Lấy ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển thông qua hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến đối với dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
3. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
1. Hồ sơ thẩm định dự án:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;
d) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Trình tự thẩm định dự án:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì thẩm định theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch; các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan;
c) Sau khi có văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh của Hội đồng thẩm định liên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn biển để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chính thức bằng văn bản trước khi quyết định thành lập.
Hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có: dự án thành lập khu bảo tồn biển; bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển Hội đồng thẩm định liên ngành;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đồng thuận bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp không đồng thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Sau khi nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển.
3. Thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết thành lập khu bảo tồn biển;
b) Căn cứ lập dự án thành lập khu bảo tồn biển;
c) Mục tiêu, đối tượng bảo tồn;
d) Đáp ứng các tiêu chí xác lập khu bảo tồn biển theo quy định tại Điều 15 Luật Thủy sản;
đ) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn biển; ranh giới, diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn biển;
e) Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử;
g) Phương án chuyển đổi sinh kế cho các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản liên quan đến khu bảo tồn biển;
h) Giải pháp và tổ chức thực hiện các chương trình quản lý.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
2. Nội dung Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.Bổ sung
1. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được giao cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã hoặc tổ chức cộng đồng để quản lý.
2. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quản lý như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý, kế hoạch quản lý phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi khu vực;
b) Tổ chức cộng đồng tự nguyện đề xuất được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Hoạt động được thực hiện trong khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu khoa học về loài thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
b) Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật;
c) Tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật;
d) Hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
c) Giao đơn vị chức năng thực hiện tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Quy định chế độ báo cáo về công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
a) Tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản định kỳ trước ngày 10 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản).
1. Nghề câu vàng, lưới rê khi vàng lưới, vàng câu trải dài trên biển với chiều dài trên 200m; nghề lưới kéo phải đánh dấu ngư cụ hoạt động trên biển theo quy định của Quy tắc phòng ngừa tàu thuyền đâm va trên biển.
2. Nghề khai thác thủy sản sử dụng chà trên biển phải có dấu hiệu chỉ rõ khu vực đang có hoạt động khai thác thủy sản.
1. Tiêu chí xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
a) Nghề, ngư cụ gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh đã được đánh giá tác động;
b) Nghề, ngư cụ thuộc danh mục cấm theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
2. Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
a) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;
b) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;
c) Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;
d) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
2. Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chủ trì tham mưu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền, tổ chức thực hiện Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; tổ chức quản lý, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
2. Rà soát, tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản, Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thiết lập hệ thống cộng tác viên thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm; tổng hợp, quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm, nguồn lợi thủy sản và môi trường sông của loài thủy sản trên địa bàn tỉnh;
b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
c) Rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác thủy sản chưa có tên trong Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản có trách nhiệm quản lý, sử dụng, lưu trữ, bảo mật thông tin, chia sẻ dữ liệu, kết quả điều tra theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế, bãi bỏ nội dung các văn bản sau:
a) Bãi bỏ Chỉ thị số 08/2005/CT-BTS ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc triển khai hoạt động thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản;
b) Bãi bỏ Chỉ thị số 02/2007/CT-BTS ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa;
c) Bãi bỏ Quyết định số 105/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam;
d) Bãi bỏ Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển; Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN;
đ) Thay thế Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
e) Thay thế Thông tư số 62/2008/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
g) Bãi bỏ Thông tư số 53/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam;
h) Thay thế Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm;
i) Thay thế Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh;
k) Thay thế Thông tư số 44/2013/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ Điều 6 và sửa đổi Điều 15 Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01 Mẫu dự án thành lập khu bảo tồn biển
Mẫu số 02 Mẫu quyết định thành lập khu bảo tồn biển
Mẫu số 01. Mẫu dự án thành lập khu bảo tồn biển
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặt vấn đề, giới thiệu tính cấp thiết phải thành lập khu bảo tồn biển.
2. Căn cứ pháp lý
3. Căn cứ khoa học
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT
1. Đặc điểm địa lý
2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
3. Đặc điểm hiện trạng môi trường
4. Đặc điểm hệ sinh thái
5. Đặc điểm nguồn lợi và giá trị đa dạng sinh học
6. Đặc điểm các giá trị văn hóa - lịch sử liên quan đến khu bảo tồn biển
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, giáo dục và y tế
2. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương
3. Vai trò của địa phương trong công tác bảo tồn
CHƯƠNG III
CHÍNH SÁCH VÀ NĂNG LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Chính sách, thể chế của địa phương có liên quan đến bảo tồn
2. Mức độ ưu tiên và cam kết hỗ trợ khu bảo tồn biển
3. Năng lực cán bộ quản lý về bảo tồn biển và yêu cầu đào tạo
CHƯƠNG IV
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Tác động của các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương
2. Các vấn đề ngoại cảnh tác động đến khu bảo tồn biển
2.1. Các ngành kinh tế trong khu vực
2.2. Các dự án đang và sẽ thực hiện
2.3. Các tác động tự nhiên của vùng ven bờ
3. Các tác động khác
CHƯƠNG V
MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHÂN KHU CHỨC NĂNG
1. Tên khu bảo tồn biển
2. Kiểu loại khu bảo tồn biển
3. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển
3.1. Mục tiêu chung
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
- Phân khu phục hồi sinh thái;
- Phân khu dịch vụ - hành chính;
đ) Vùng đệm (ghi rõ tọa độ và diện tích).
(Bản đồ kèm theo)
5. Chương trình, dự án đầu tư
- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu.
- Chương trình, dự án truyền thông, chuyển đổi sinh kế và phát triển cộng đồng.
- Chương trình, dự án phục hồi hệ sinh thái.
- Chương trình nghiên cứu khoa học, giáo dục.
- Chương trình, dự án khác (nếu có).
6. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn biển.
7. Nội dung khác (nếu có).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện...(7).... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản.
(3) Địa danh.
(4) Tên khu bảo tồn biển.
(5) Tên cơ quan đề nghị thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
(6) Loại hình khu bảo tồn biển: Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan.
(7) Tên địa phương cấp huyện có khu bảo tồn biển.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
PHỤ LỤC II
DANH MỤC NGHỀ, NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
TT |
Nghề, ngư cụ cấm |
Phạm vi |
1 |
Nghề lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc) |
Vùng ven bờ |
2 |
Nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, lừ, dớn...) |
Vùng ven bờ; vùng nội địa |
3 |
Nghề, ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) |
Vùng ven bờ |
4 |
Nghề đăng, đáy, te, xiệp, xịch, xăm. |
Vùng ven bờ; vùng nội địa |
2. Ngư cụ cấm sử dụng khai thác nguồn lợi thủy sản ở biển có kích thước mắt lưới tại bộ phận tập trung cá nhỏ hơn kích thước quy định
TT |
Tên loại ngư cụ |
Kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)) |
1 |
Rê trích |
28 |
2 |
Rê thu ngừ |
90 |
3 |
Rê mòi |
60 |
4 |
Vây, vó, mành, rút, rùng hoạt động ngoài vụ cá cơm |
20 |
5 |
Các loại lưới đánh cá cơm |
10 |
6 |
Lưới kéo cá: |
|
|
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m |
34 |
|
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên |
40 |
7 |
Lưới chụp |
40 |
3. Ngư cụ cấm sử dụng khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa có kích thước mắt lưới tại bộ phận tập trung cá nhỏ hơn kích thước quy định
TT |
Tên loại ngư cụ |
Kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)) |
1 |
Lưới vây |
18 |
2 |
Lưới kéo |
20 |
3 |
Lưới rê (lưới bén,...) |
40 |
4 |
Lưới rê (cá linh) |
15 |
5 |
Vó |
20 |
6 |
Chài các loại |
15 |
PHỤ LỤC III
DANH MỤC KHU VỰC CẤM KHAI THÁI THỦY SẢN CÓ THỜI HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Khu vực cấm |
Tỉnh |
Phạm vi/Tọa độ cấm |
Thời gian cấm (Từ ngày- đến ngày) |
Đối tượng chính được bảo vệ |
1. |
Vùng biển ven Đảo Cô Tô |
Quảng Ninh |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C1a: (20°59’00"N, 107°50’00"E) C1b: (21°08’00"N, 107°47’00"E) C1c: (20°09’00”N, 107°49’00”E) C1d: (21°03’00"N, 107°54’00"E) |
01/4-30/6 |
Bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), họ san hô cành (Pocilloporidae), họ san hô lỗ đỉnh (Acroporidae), họ san hô khối (Poritidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae), cá lượng (Nemipteridae), cá phèn (Mullidae), cá trích (Clupeidae), cá nhồng (Sphyraenidae), cá đục (Sillaginidae) |
2. |
Vùng biển Long Châu - Hạ Mai |
Hải Phòng |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C2a: (20o45’00"N, 107°11’00"E) C2b: (20o45’00"N, 107°25’00"E) C2c: (20°37’00"N, 107°25’00”E) C2d: (20°37’00"N, 107°11’00"E) |
01/4-30/6; 01/11-30/11 |
Loài kinh tế thuộc họ cá phèn (Mullidae), cá tráp (Sparidae), cá lượng (Nemipteridae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), cá nhồng (Sphyraenidae), cá đục (Sillaginidae), cá đối (Mugilidae), tôm he (Penaeidae) |
3. |
Vùng biển Tây Nam Long Châu |
Hải Phòng |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C3a: (20°34’00"N, 106°57’00"E) C3b: (20°34’00"N, 107°03’00"E) C3c: (20°30’00"N, 107°03’00”E) C3d: (20°30’00"N, 106°57’10"E) |
01/4-30/6; 01/11-30/11 |
Loài cá kinh tế thuộc họ cá phèn (Mullidae), cá trác (Priacanthidae), cá trích (Clupeidae), cá nhồng (Sillaginidae), cá sạo (Haemulidae), tôm he (Penaeidae) |
4. |
Vùng ven biển Quất Lâm |
Nam Định |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C4a: (20°12’30"N, 106°26’50"E) C4b: (20°08’00"N, 106°31’00”E) C4c: (20°03’00"N, 106°24’00”E) C4d: (20°08’00"N, 106°19’30”E) |
01/4-30/6 |
Cá phèn (Mullidae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), cá lượng (Nemipteridae), cá tráp (Sparidae), cá đục (Sillaginidae) |
5. |
Vùng ven biển Hòn Nẹ |
Ninh Bình, Thanh Hóa |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C5a: (19°59’20"N, 106°11’15"E) C5b: (19°59’20"N, 106°17’50”E) C5c: (19°51’30"N, 106°17’50”E) C5d: (19°51’30"N, 105°56’35”E) |
01/4 -30/6 |
Cá phèn (Mullidae), cá lượng (Nemipteridae), cá tráp (Sparidae), cá đục (Sillaginidae), cá chai (Platycephalidae), cá căng (Terapontidae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), cá trỏng (Engraulidae), cá đối (Mugilidae), tôm he (Penaeidae) |
6. |
Sông Mã |
Thanh Hóa, Sơn La |
Huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thủy, huyện Thiệu Hóa, huyện Quan Hóa, huyện Mường Lát, huyện Yên Định (Thanh Hóa), huyện Sông Mã (Sơn La |
01/4-31/7 |
Cá Bống bớp (Bostrychus sinensis), cá Mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá Chiên (Bagarius rutilus), cá Lăng (Hemibagrus guttatus), cá Chình hoa (Anguilla marmorata), cá Ngát (Plotosus canius) |
7. |
Sông Mã |
Thanh Hóa |
Vùng cửa Hới giữa huyện Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn |
01/4-30/6 |
Cá Bống bớp (Bostrychus sinensis), cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrisa), cá Cháo lớn (Megalops cryprinoides), cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus), cá Mòi mõm tròm (Nematalosa naus) |
8. |
Vùng ven biển Quảng Xương |
Thanh Hóa |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C6a: (19°43’00"N, 105°54’00"E) C6b: (19°43’00"N, 106°03’00”E) C6c: (19°32’20"N, 106°00’00"E) C6d: (19°32’20"N, 105°48’35"E) |
01/4 - 30/6 |
Cá phèn (Mullidae), cá lượng (Nemipteridae), cá căng (Terapontidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Clupeidae), cá đối (Mugilidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae) |
9. |
Vịnh Diễn Châu |
Nghệ An |
Trong phạm vi: Vĩ độ từ 18°57’N đến 19°03N, Kinh độ từ 105°36’E đến 105°42’E |
01/4 - 30/6 |
Cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá phèn một sọc (Upeneus moluccensis), cá phèn 2 sọc (Upeneus sulphureus) |
10. |
Hạ lưu sông Lam |
Nghệ An, Hà Tĩnh |
Từ cầu Rộ (Thanh Chương, Nghệ An) qua Nam Đàn, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc, Cửa Hội (Nghệ An) và từ khu vực Chợ Tràng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) qua Nghi Xuân (Hà Tĩnh) |
01/7-30/8 |
Cá măng (Elopichthys bambusa), cá hỏa (Sinilabeo tonkinensis), cá ngựa bắc (Tor (Folifer) brevifilis) |
11. |
Bãi tắm Cửa Lò |
Nghệ An |
Từ bờ nam Lạch Lò đến bờ bắc Lạch Hội, từ bờ ra xa 1.000m |
01/4-30/9 |
Bảo vệ bãi đẻ của một số loài thủy sản và các loại cá con |
12. |
Vùng ven biển Nghi Xuân |
Hà Tĩnh |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C7a: (18°40’00”N, 105°48’00"E) C7b: (18°43’00"N, 105°55’00”E) C7c: (18°36’00”N, 105°59’00"E) C7d: (18°32’15”N, 105°51’40"E) |
01/4 -30/6 |
Cá phèn (Mullidae), cá nhồng (Sphyraenidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Engraulidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae) |
13. |
Vùng ven biển Lăng Cô |
Thừa Thiên Huế |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C8a: (16°16’35"N, 108°03’30"E) C8b: (16°20’35"N, 108°08’00”E) C8c: (16°16’35"N, 108°12’35”E) C8d: (16°12’55"N, 108°09’30"E) |
01/4 -30/6; 01/8-30/8 |
Cá mối (Synodontidae), cá căng (Terapontidae), cá phèn (Mullidae), cá trỏng (Engraulidae), cá khế (Carangidae), cá đối (Mugilidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae) |
14. |
Đông Bắc Hòn Dài, Cù Lao Chàm |
Quảng Nam |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (15°56’55"N, 108°28’59"E) B: (15°56’57"N, 108°28’59"E) C: (15°56’48"N, 108°29’07"E) D: (15°56’48”N, 108°29'09"E) |
Tháng 5 đến tháng 7 |
Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai (Murex troscheli) |
15. |
Hòn Cao-Mũi Còng Cọc, Nhơn Lý |
Bình Định |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (13°89135N, 109°28999E) B: (13°89166N, 109°28940E) C: (13°89730N, 109°29320E) D: (13°89689N, 109°29392E) |
Tháng 11 đến tháng 02; tháng 5 đến tháng 6 |
Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai (Murex troscheli); bãi ương giống tôm hùm |
16. |
Hòn Khô lớn-Bờ Đập-Mũi Yến, Nhơn Hải |
Bình Định |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (13°76374N, 109°28973E) B: (13°76122N, 109°30008E) C: (13°75354N, 109°29828E) D: (13°75230N, 109°28725E) E: (13°75394N, 109°28749E) |
Tháng 11 đến tháng 02; tháng 5 đến tháng 6 |
Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai (Murex troscheli); bãi ương giống tôm hùm |
17. |
Bắc Bãi xếp, Ghềnh Ráng |
Bình Định |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (13°69791N, 109°23262E) B: (13°69814N, 109°23786E) C: (13°69101N, 109°23920E) D: (13°69090N, 109°23257E) |
Tháng 4 đến tháng 8 |
Bãi ương giống cá mú mè và cá mú sông |
18. |
Hòn Ngang-Hòn Sâu-Hòn Nhàn- Hòn Đất, Ghềnh Ráng |
Bình Định |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (13°68174N, 109°23809E) B: (13°68569N, 109°25304E) C: (13°67772N, 109°25776E) D: (13°68032N, 109°23742E) |
Tháng 3 đến tháng 6; tháng 11 đến tháng 02 |
Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana); bãi ương giống tôm hùm |
19. |
Bãi Làng-Mũi Lăng Bà, Nhơn Châu |
Bình Định |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (13°61022N, 109°35381E) B: (13°60490N, 109°36108E) C: (13°60185N, 109°35783E) D: (13°60428N, 109°35148E) |
Tháng 3 đến tháng 6; tháng 11 đến tháng 02 |
Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana); bãi ương giống tôm hùm |
20. |
Hòn Chùa |
Phú Yên |
13°10’22.11”N- 13°10’49.94”N 109°18’28.22”E-109°18’39.61”E |
Tháng 12 đến tháng 3 |
Tôm hùm |
21. |
Vùng ven biển vịnh Nha Phú - Hòn Đỏ |
Khánh Hòa |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C9a: (12°29’15"N, 109°16’55"E) C9b: (12°29’15"N, 109°21’50"E) C9c: (12°17’00”N, 109°21’50"E) C9d: (12°17’00"N, 109°12’15"E) |
01/11-30/11 |
Cá lượng (Nemipteridae), cá trích (Clupeidae), cá phèn (Mullidae), cá đục (Sillaginidae), tôm gai (Palaemonidae) |
22. |
Vùng ven biển Phan Thiết |
Bình Thuận |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C10a: (11°10’10”N, 108°34’15"E) C10b: (11°03’00"N, 108°39’00”E) C10c: (10°46’30”N, 108°11’15”E) C10d: (10°55’00”N, 108°05’15”E) |
01/11-30/11 |
Cá lượng (Nemipteridae), cá chai (Platycephalidae), cá đục (Sillaginidae), cá lượng (Nemipteridae), cá phèn (Mullidae), cá bơn lưỡi (Cynoglossidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae) |
23. |
Sông Đồng Nai |
Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh |
Từ đập Trị An qua sông Đồng Nai, sông Nhà Bè ra đến cửa sông Soài Rạp và toàn bộ vùng nước ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh |
01/6-30/8 |
Cá sơn đài (Ompok miostoma), cá may (Gyrinocheilus aymonieri), cá còm (Chitala ornate), |
24. |
Vùng ven biển Vũng Tàu |
Vũng Tàu |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C11a: (10°17’50"N, 107°02’30"E) C11b: (10°17’50"N, 107°13’50"E) C11c: (10°09’00”N, 107°13’50"E) C11d: (10°09’00"N, 107°02’30"E) |
01/11-30/11 |
Tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae), tôm kính (Pasiphaeidae), cá đù (Sciaenidae), cá căng (Terapontidae), cá đối (Mugilidae), cá lượng (Nemipteridae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae) |
25. |
Cửa sông Định An và Trần Đề |
Trà Vinh, Sóc Trăng |
Giới hạn từ đường thẳng đi qua điểm A có tọa độ: 09°35’06”N, 106°19’18”E và điểm B có tọa độ: 9°29'32"N, 106°15'30"E đến đường giới hạn cửa sông do tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng công bố |
01/4-30/6 |
Cá cháy nam (Tenualosa thibaudeaui), cá cháy bẹ (Tenualosa toil), cá duồng (Cirrhinus microlepis), cá ét mọi (Morulius chrysophekadion), cá tra dầu (Pangasianodon gigas) |
26. |
Vùng ven biển Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C12a: (9°20'20"N, 106°08’37"E) C12b: (9°17’45"N, 106°10’25"E) C12c: (9°12’45"N, 105°57’20"E) C12d: (9°16’45"N, 105°55’45"E) |
01/8-30/8 01/11 -30/11 |
Cá đù (Sciaenidae), cá căng (Terapontidae), cá khế (Carangidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), cá bống (Gobbidae), tôm he (Penaeidac), tôm gai (Palaemonidae) |
27. |
Vùng ven biển Đông Hải |
Bạc Liêu |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C13a: (9°09’45"N, 105°38’10”E) C13b: (9°05’00"N, 105°40’45"E) C13c: (9°01’45"N, 105°34’00"E) C13d: (9°06’40"N, 105°31’15"E) |
01/4-30/6 |
Cá đù (Sciaenidae), cá đối (Mugilidae), cá lượng (Nemipteridae), cá đục (Sillaginidae), cá bơn (Cynoglossidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Clupeidae), tôm he (Penaeidae), tôm kính (Pasiphaeidae) |
28. |
Sân Nghêu Đồn, Thạnh Phong |
Bến Tre |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: A: (09°80579N, 106°60148E) B: (09°80653N, 106°60680E) C: (09°80370N, 106°60504E) D: (09°80335N, 106°61080E) E: (09°79474N, 106°60892E) G: (09°79877N, 106°61655E) |
Tháng 5 đến tháng 7; tháng 11 đến tháng 01 |
Bãi ương giống nghêu/ngao, cua xanh. |
29. |
Vùng ven biển phía Đông Ngọc Hiền |
Cà Mau |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C14a: (8°38’30"N, 105°13’50"E) C14b: (8°38’30”N, 105°18’30"E) C14c: (8°33’40"N, 105°18’30"E) C14d: (8°33’40"N, 105°13’50”E) |
01/4-30/6 01/11 -30/11 |
Cá mối (Synodontidae), cá đù (Sciaenidae), cá đối (Mugilidae), cá chai (Platycephalidae), cá bơn (Cynoglossidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaeminidae) |
30. |
Vùng ven biển phía Đông Hòn Khoai |
Cà Mau |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C15a: (8°27’30"N, 104°56’00"E) C15b: (8°27’30"N, 105°01’00"E) C15c: (8°23’00”N, 105°01’00”E) C15d: (8°23’00”N, 104°56’00”E) |
01/4-30/6 01/11-30/11 |
Tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae), cá chai (Platycephalidae), cá đục (Sillaginidae), cá bơn (Cynoglossidae), cá trích (Clupeidae) |
31. |
Vùng ven biển phía Tây Ngọc Hiền |
Cà Mau |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C16a: (8°45’45”N, 104°35’00”E) C16b: (8°45’45”N, 104°48’45”E) C16c: (8°37’10”N, 104°42’55”E) C16d: (8°37’10"N, 104°35’00”E) |
01/4 - 30/6 01/11-30/11 |
Cá lượng (Nemipteridae), cá bống (Gobbidae), cá đù (Sciaenidae), cá đục (Sillaginidae), cá đối (Mugilidae), cá chim (Stromateidae), cá nục heo (Coryphaenidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), tôm he (Penaeidae), tôm kính (Pasiphaeidae), tôm gai (Palaemonidae) |
32. |
Vùng ven biển vịnh Rạch Giá |
Kiên Giang |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C17a: (10°06’10”N, 104°56’50"E) C17b: (9°54’35"N, 105°00’35"E) C17c: (9°54’35"N, 104°56’50"E) |
01/4 - 30/6 |
Cá đù (Sciaenidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), cá bống (Gobbidae), cá hồng (Lutjanidae), cá bơn (Cynoglossidae) |
33. |
Vùng ven biển phía Đông An Thới |
Kiên Giang |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C18a: (10°03’00"N, 104°06’00”E) C18b: (10°03’00"N, 104°10’00"E) C18c: (9°59’00"N, 104°10’00"E) C18d: (9°59’00"N, 104°06’00”E) |
01/11-30/11 |
Cá mú (Serranidae), cá bò (Monacanthidae), cá khế (Carangidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), cá bống (Gobbidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae) |
34. |
Vùng biển phía Tây quần đảo Hải Tặc |
Kiên Giang |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C19a: (10°18’00"N, 104°16’00”E) C19b: (10°18’00"N, 104°20’00"E) C19c: (10°14’00"N, 104°20’00"E) C19d: (10°15’00"N, 104°16’00"E) |
01/4-30/6 |
Cá lượng (Nemipteridae), cá chai (Platycephalidae), cá chim (Stromateidae), cá căng (Terapontidae), cá trích (Clupeidae), tôm he (Penaeidae) |
35. |
Vùng biển phía Tây Bắc đảo Hòn Tre |
Kiên Giang |
Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ: C20a: (10°02’45"N, 104°47’00"E) C20b: (10°02’45"N, 104°51’00"E) C20c: (9°58’45"N, 104°51’00"E) C20d: (9°58’45"N, 104°47’00"E) |
01/11 -30/11 |
Tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae) |
36. |
Sông Gâm |
Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang |
Từ thị trấn Bảo Lạc qua huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đến hết huyện Bắc Mê (Hà Giang) và phía sau hồ thủy điện Tuyên Quang từ chân đập đến ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô (trên địa bàn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) |
01/5-31/7 01/4-31/7 |
Cá chiên (Bagarius rutilus), cá rầm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá anh vũ (Semilabeo obscures), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) |
37. |
Sông Lô |
Tuyên Quang, Phú Thọ |
Từ ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến cầu Việt Trì (Phú Thọ) |
01/5-31/7 01/4-31/7 |
Cá anh vũ (Semilabeo obscurus), cá rầm xanh (Sinilabeo lemassoni), |
38. |
Sông Lô |
Tuyên Quang |
Từ bến Đền (xã Bạch Xa) đến cửa Ngòi Tèo chảy vào sông Lô (xã Minh Dân, huyện Hàm Yên) |
01/4-31/7 |
Cá chày đất (Spinibarbus hollandi), cá rầm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá chiên (Bagarius rutilus) |
39. |
Sông Rạng và sông Văn Úc |
Hải Dương, Hải Phòng |
Huyện Thanh Hà và Kim Thành (Hải Dương), huyện An Lão, Tiên Lãng và, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). |
01/3-31/6 |
Đường di cư sinh sản cá mòi đồng thời bảo vệ một số loài đặc hữu: rươi, cáy, cà da, dạm, cá nhệch, cá mòi, tôm rảo. |
40. |
Sông Hồng |
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội |
TP Việt Trì, huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy thuộc tỉnh Phú Thọ; Huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây thuộc Hà Nội. |
01/3-31/7 |
Cá cháy (Tenualosa reevesi), cá mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa), cá chình nhật (Angilla japonica), cá lợ thân thấp (Cyprinus multitaeniata), cá măng (Elopichthys bambusa), cá chày chàng (Ochetobus elongatus), cá anh vũ (Semilabeo obscurus), cá Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá chiên (Bagarius rutilus), cá ngạnh (Cranoglamis sinensis). |
41. |
Sông Hồng |
Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình |
Từ huyện Văn Yên - Yên Bái đến các cửa sông thuộc tỉnh Nam Định và Thái Bình |
01/3-31/5 |
Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của cá cháy (Tenualosa reevesi), cá mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) |
42. |
Sông Hồng |
Lào Cai, Yên Bái |
Ngòi Nhù, ngòi Bo, bãi Sọi Cờ, ngòi Đum, bãi Sọi Cờ, ngòi Thia |
01/4-31/7 |
Cá chiên (Bagarius rutilus), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá anh vũ (Semilabeo obscurus) |
43. |
Sông Thái Bình |
|
Phú Bình, Thái Nguyên (sông Cầu); Bắc Giang (sông Thương) đoạn ngã ba sông Lô, sông Hồng Việt Trì (Phú Thọ) đến xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) |
01/3-31/5 |
Cá mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) |
44. |
Sông Đà, hồ Hòa Bình |
Hòa Bình |
Các cửa suối, bãi đẻ thuộc huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình |
01/4-31/7 |
Cá măng (Elopichthys bambusa), anh vũ (Semilabeo obscurus), cá mị/cá pạo (Sinilabeo graffeuilli), cá rầm xanh (Bangana lemassoni), cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá chiên bắc (Bagarius rutilus) |
45. |
Hồ Ya Ly |
Kon Tum, Gia Lai |
Toàn bộ lòng hồ, phía Gia Lai giới hạn bởi chân thác Ya Ly, phía Kon Tum tính từ điểm giao giữa sông Đăk PôKơ và sông Đăk Bla trên địa bàn huyện Sa Thầy (Kon Tum) |
01/4-31/5 |
Cá thát lát (Chitala sp.), cá duồng bay (Cosmochilus harmandi), cá ngựa xám (Tor tambroides) |
46. |
Sông SerePok |
Đắk Lắk, Đắk Nông |
Từ đoạn chảy qua xã: Ea Wer, Ea Huar, Krông Na, Ea Nuoi, Tân Hòa gồm các (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) và huyện Cư Jut (Đắk Nông) |
01/6-30/8 |
Cá trà sóc (Probarbus jullieni), cá nàng hương (Chitala blanci), cá duồng (Cirrhinus microleppis), cá thát lát khổng lồ (Chitala lopis) |
47. |
Sông Krong Ana |
Đăk Lăk |
Xã Ea Na, thị trấn Buôn Trap, xã Bình Hòa, xã Quảng Điền |
01/6-30/8 |
Cá trà sóc (Probarbus jullieni), cá còm (Chitala ornata), cá chiên (Bagarius yarrelli) |
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 19/2018/TT-BNNPTNT |
Hanoi, November 15, 2018 |
CIRCULAR
GUIDELINES FOR PROTECTION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCES
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;
At the request of the General Director of the Directorate of Fisheries;
The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular to provide guidelines for protection and development of aquatic resources.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular deals with procedures and guidelines for investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species; procedures for setting up and appraising projects on establishment of marine protected areas (MPAs) and contents of decisions on establishment of MPAs of provinces (hereinafter referred to as “provincial MPAs”); guidelines for management of protected areas of aquatic resources; criteria and promulgation of the list of fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing and the list of areas banned from commercial fishing for a fixed term; marking of fishing gears used at fisheries.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals whose operation involves protection and development of aquatic resources, commercial fishing in land, islands, archipelagoes and territorial waters of Vietnam.
Chapter II
INVESTIGATION INTO AND ASSESSMENT OF AQUATIC RESOURCES AND LIVING ENVIRONMENT OF AQUATIC SPECIES
Article 3. Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall be carried out according to the following procedures:
1. Design an investigation.
2. Prepare for the investigation.
3. Conduct the investigation.
4. Analyze investigation results.
5. Processing investigation data.
6. Report investigation results.
7. Retain investigation results.
Article 4. Guidelines for overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
1. An overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall focus on:
a) Components, catches, density, richness, distribution and reserves of aquatic species, allowable catches of aquatic resources;
b) Biological characteristics of aquatic species;
c) Environment, hydrology, oceanography and other aquatic animals related to aquatic resources;
d) Other contents defined according to requirements for management and sustainable use of aquatic resources.
2. An overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall be carried out as follows:
a) Design an investigation: collect documents and data on subject and place; design an investigation plan;
b) Prepare for the investigation: provide personnel, equipment and vehicles; design a detailed plan for implementation of the investigation plan.
c) Conduct the investigation: check status of tools and equipment used for the investigation; collect samples of investigation subjects using an appropriate method; analyze and determine samples of components of aquatic resources, catches and biological characteristics of aquatic species; handle sample of each subject in the field using an appropriate method; collect and record information in the field;
d) Analyze investigation results: analyze and handle samples of specimens; biocriteria, samples of bottom deposits, balneological criteria; plankton, benthos; roe, juvenile fish, shrimp larvae, juvenile shrimps;
dd) Process investigation data: use statistical tools and software and other software to analyze and adjust data;
e) Report investigation results: prepare thematic and consolidated reports on assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species;
g) Retain investigation results;
h) Other tasks performed upon request.
Article 5. Guidelines for investigation into commercial fishing
1. An investigation into commercial fishing shall focus on:
a) The number of fishing vessels;
b) Information about the fishing by fishing fleets, catches and prices of caught aquatic products;
c) Collection and analysis of biological samples, particularly collection and analysis of samples of components of species in a group of aquatic products or aquatic species in the catches; collection of samples, measurement of sizes and analysis of biological characteristics of aquatic species in the analyzed samples of components of species.
2. An investigation into and assessment of commercial fishing shall be carried out as follows:
a) Design an investigation: investigation and sample collection must take place in areas where there is a great number of fishing vessels handling aquatic products and various fishing occupations are available. Subjects must be investigated in such a manner as to ensure that all fishing occupations and structure of fishing occupations of a fishing fleet involved in commercial fishing, and catches are aggregated and that biological data on groups of aquatic products in catches is obtained.
b) Prepare for the investigation: provide personnel, equipment and vehicles; design an implementation plan;
c) Conduct the investigation: enumerate fishing vessels; collect information about fishing by fishing vessels, catches, prices of caught aquatic products; collect and analyze biological samples;
d) Analyze investigation results: analyze samples of components of species of product groups, fisheries biological samples;
dd) Process investigation data: use statistical tools and software and other software to analyze and adjust data;
e) Report investigation results: report current commercial fishing, fisheries biology and fisheries management solutions.
g) Retain investigation results;
h) Other tasks performed upon request.
Article 6. Guidelines for thematic investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
1. A thematic investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall focus on at least one of the contents specified in Clause 1 Article 4 of this Circular.
2. A thematic investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall be carried out as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Circular.
Article 7. Results of investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
Results of investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species include:
1. Data on investigation into aquatic resources and commercial fishing.
2. Thematic reports on each content and subject; consolidate reports on results of investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species, containing at least: current conditions of aquatic resources, commercial fishing, biological characteristics of aquatic species, environment, hydrology, oceanography, roe, juvenile fish, shrimp larvae, juvenile shrimps and other contents (if any).
3. Map and diagram related to aquatic resources and commercial fishing.
4. Collected, handled and analyzed samples.
5. Other documents (if any).
Chapter III
ESTABLISHMENT OF PROVINCIAL MPAS; MANAGEMENT OF PROTECTED AREAS OF AQUATIC RESOURCES
Article 8. Procedures for setting up projects on establishment of provincial MPAs
The fishery authority of a province shall set up a project on establishment of provincial MPA in accordance with the following procedures:
1. Organize biodiversity investigation and assessment and set up a project on establishment of provincial MPA.
2. Seek opinions of relevant Departments, People's Committees of districts and People's Committees of communes; opinions of residential community in and around the area where the MPA is expected to be established by a show of hands or enquiry about the project.
3. Request the People’s Committee of the province to appraise the project on establishment of provincial MPA.
Article 9. Procedures for appraising projects on establishment of provincial MPAs
1. An application for appraisal of the project on establishment of provincial MPA includes:
a) An application form;
b) The project on establishment of provincial MPA, prepared using the Form No. 01 in the Appendix I hereof;
c) Written summation and explanation for opinions of relevant Departments, People's Committees of districts and People's Committees of communes, and residential community in and around the area where the MPA is expected to be established;
d) Other relevant documents (if any).
2. Procedures for appraising the project:
a) The fishery authority shall submit an application prescribed in Clause 1 of this Article to the People’s Committee of the province;
b) The People’s Committee of the province shall establish an inter-agency appraisal council and take charge of carrying out an appraisal according to Clause 3 of this Article. The inter-agency appraisal council shall be composed of at least 07 members. The President is the representative of the People's Committee of the province and members are leaders from relevant Departments and People's Committees of districts;
c) After obtaining the written appraisal of the project on establishment of provincial MPA given by the inter-agency appraisal council, the People’s Committee of the province shall submit a project dossier to the Ministry of Agriculture and Rural Development, which will give a written response before making a decision.
The project dossier submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development includes: provincial MPA establishment project; written summation and explanation for opinions of relevant Departments, People's Committees of districts and People's Committees of communes, and residential community in and around the area where the MPA is expected to be established; written appraisal of the provincial MPA establishment project given by the inter-agency appraisal council;
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall send a written consent to the People’s Committee of the province. In case of rejection of the project dossier, a written response specifying reasons thereof shall be given;
dd) After obtaining the written consent, the People's Committee of the province shall decide to establish the MPA.
3. An appraisal of the provincial MPA establishment project shall cover at least:
a) Necessity of establishing the MPA;
b) Bases for setting up the project;
c) Targets and subjects under the protection;
d) Satisfaction of criteria for establishing a MPA prescribed in Article 15 of the Law on Fisheries;
dd) Geographic location, boundary and area of MPA; boundary and area of dedicated zones and ecotone of MPA;
e) Plans for biodiversity conservation, ecosystem restoration; protection and conservation of natural landscapes, cultural and historical values;
g) Career change plan tailored for households and individuals involved in catching of aquatic products and aquaculture in the MPA;
h) Solutions for execution and execution of management programs.
Article 10. Decision on establishment of provincial MPAs
1. Presidents of People’s Committees of provinces shall decide to establish provincial MPAs.
2. The decision on establishment of provincial MPAs shall be made using the Form No. 02 in the Appendix I hereof.
Article 11. Management of protected areas of aquatic resources
1. According to local conditions, protected areas of aquatic resources shall be assigned to fishery authorities of provinces or local authorities of districts and communes or community.
2. Protected areas of aquatic resources shall be managed as follows:
a) Fishery authorities of provinces or local authorities of districts and communes assigned to manage protected areas of aquatic resources shall make and promulgate management regulations and plans relevant to current condition of each area;
b) The community that voluntarily applies for management of protected areas of aquatic resources shall manage them in accordance with regulations on co-management of aquatic resources.
3. The following activities are allowed to be carried out in a protected area of aquatic resources:
a) Investigation and research into aquatic species and living environment thereof;
b) Catching of aquatic resources, aquaculture and tourism associated with fishing activities prescribed by law;
c) Inspection and supervision of implementation of laws;
d) Other activities prescribed by law.
4. People’s Committees of provinces shall:
a) assign organizations specified in Clause 1 of this Article to manage protected areas of aquatic resources;
b) define areas banned from commercial fishing for a fixed term, fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing in protected areas of aquatic resources;
c) assign competent units to inspect and supervise implementation of laws in protected areas of aquatic resources; inspect and supervise organizations assigned to manage protected areas of aquatic resources.
5. Regulations on reporting management of protected areas of aquatic resources:
a) By November 10, organizations assigned to manage protected areas of aquatic resources shall submit annual or ad hoc reports to fishery authorities of provinces.
b) By November 20, People’s Committees of provinces shall submit annual or ad hoc reports at the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development (through the Directorate of Fisheries).
Chapter IV
MARKING OF FISHING GEARS; LIST OF FISHERIES AND FISHING GEARS BANNED FROM USE IN COMMERCIAL FISHING; LIST OF AREAS BANNED FROM COMMERCIAL FISHING FOR A FIXED TERM
Article 12. Marking of fishing gears used at fisheries
1. Regarding longlines and gillnets with nets stretching at sea with a length of over 200m, and trawls, it is required to mark sea fishing gears according to Regulations for Preventing Collisions at Sea.
2. Regarding the commercial fishing using “chà” (a kind of fishing net) at sea, it is required to display signs indicating areas where fishing activities are being carried out.
Article 13. Fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing
1. Criteria for determining fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing
Fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing shall be determined by one of the following criteria:
a) Fishing occupations and gears harm or destroy aquatic resources, living environment of aquatic species and aquatic ecosystem whose effects have been assessed;
b) Fishing occupations and gears are on the list of banned fishing occupations and gears prescribed by the regional fisheries management organization to which Vietnam is a party or a cooperating non-party.
2. The list of fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing is provided in the Appendix II hereof.
Article 14. Areas banned from commercial fishing for a fixed term
1. Criteria for determining areas banned from commercial fishing for a fixed term
Areas banned from commercial fishing for a fixed term shall be determined by one of the following criteria:
a) Reproductive areas and areas where the density of roe of aquatic species is higher than that in neighboring areas;
b) Areas where aquatic species that have not reached sexual maturity live and areas where the density of juvenile fish, juvenile shrimps and larvae of aquatic species is higher than that in neighboring areas;
c) Areas to which aquatic species migrate for reproductive purposes;
d) Areas banned from commercial fishing prescribed by the regional fisheries management organization to which Vietnam is a party or a cooperating non-party.
2. The list of areas banned from commercial fishing for a fixed term is provided in the Appendix III hereof.
Chapter V
IMPLEMENTATION
Article 15. Responsibilities of the Directorate of Fisheries
1. Take charge of providing counseling and proposing the promulgation of the program for overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species and organizing the execution thereof; organize the management and submit periodic reports on results of overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species to the Ministry of Agriculture and Rural Development and notify such results to People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.
2. Review, consolidate and request the Minister of Agriculture and Rural Development to promulgate the list of fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing and list of areas banned from commercial fishing for a fixed term to.
Article 16. Responsibilities of fishery authorities of provinces and relevant organizations and individuals
1. Fishery authorities of provinces shall:
a) establish a system of collaborators in charge of conducting investigation into commercial fishing; consolidate, manage and report results of investigation into and assessment of commercial fishing, aquatic resources and living environment of aquatic species within provinces to People’s Committees of provinces and Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) set up projects on establishment of provincial MPAs as prescribed in Article 8 of this Circular;
c) Review, consolidate and submit additional regulations on fishing occupations, fishing gears and areas banned from commercial fishing that are not on the lists specified in Clause 2 Article 13 and Clause 2 Article 14 of this Circular.
2. Relevant organizations and individuals related to investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall manage, use, store and maintain confidentiality of information, share investigation data and results in accordance with regulations of law on archives and other relevant regulations of law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION CLAUSE
Article 17. Effect
1. This Circular comes into force from January 01, 2019.
2. This Circular:
a) repeals the Directive No. 08/2005/CT-BTS dated August 25, 2008 of the Minister of Fisheries;
b) repeals the Directive No. 02/2007/CT-BTSS dated June 15, 2007 of the Minister of Fisheries;
c) repeals the Decision No. 105/2007/QD-BNN dated December 27, 2007 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
d) repeals the Decision No. 82/2008/QD-BNN dated July 17, 2008 and Circular No. 01/2011/TT-BNNPTNT dated January 05, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
dd) replaces the Circular No. 02/2006/TT-BTS dated March 20, 2006 of the Minister of Fisheries;
e) replaces the Circular No. 62/2008/TT-BNNPTNT dated May 20, 2008 of the Minister of Fisheries;
g) repeals the Circular No. 53/2009/TT-BNN dated August 21, 2009 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
h) replaces the Circular No. 89/2011/TT-BNNPTNT dated December 29, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
i) replaces the Circular No. 29/2013/TT-BNNPTNT dated June 04, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
k) replaces the Circular No. 44/2013/TT-BNNPTNT dated October 23, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development.
Article 18. Responsibility for implementation
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration./.
|
PP. THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực