Chương II: Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Số hiệu: | 19/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 25/01/2019 | Số công báo: | Từ số 87 đến số 88 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh ít nhất 07 thành viên
Ngày 15/11/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Theo đó, Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh phải gồm ít nhất 07 thành viên. Hội đồng do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh bao gồm: Sự cần thiết thành lập khu bảo tồn; Căn cứ lập dự án thành lập khu bảo tồn biển; Mục tiêu, đối tượng bảo tồn; Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn biển, ranh giới phân khu chức năng và vùng đệm; Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử…
Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định cụ thể về đánh dấu ngư cụ, Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khi khai thác thủy sản, Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được thực hiện theo quy trình sau đây:
1. Thiết kế điều tra.
2. Chuẩn bị điều tra.
3. Thực hiện điều tra.
4. Phân tích kết quả điều tra.
5. Xử lý số liệu điều tra.
6. Báo cáo kết quả điều tra.
7. Lưu trữ kết quả điều tra.
1. Nội dung điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Thành phần loài, thành phần sản lượng, mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng của các loài thủy sản, sản lượng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản;
b) Đặc điểm sinh học của loài thủy sản;
c) Yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật khác có liên quan đến nguồn lợi thủy sản;
d) Nội dung khác theo yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.
2. Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản thực hiện như sau:
a) Thiết kế điều tra: thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đối tượng, khu vực điều tra; xây dựng kế hoạch, phương án điều tra;
b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phương án điều tra;
c) Thực hiện điều tra: kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, thiết bị sử dụng điều tra; tiến hành thu mẫu các đối tượng điều tra theo phương pháp phù hợp; phân tích, xác định mẫu thành phần loài, sản lượng và sinh học loài thủy sản; xử lý mẫu tại hiện trường theo phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng; thu thập, ghi chép thông tin tại thực địa;
d) Phân tích kết quả điều tra: phân tích, xử lý mẫu tiêu bản; các chỉ tiêu sinh học, mẫu trầm tích đáy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa; sinh vật phù du, động vật đáy; trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con;
đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
e) Báo cáo kết quả điều tra: xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
g) Lưu trữ kết quả điều tra;
h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
1. Nội dung điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm bao gồm:
a) Thống kê tàu cá;
b) Thông tin về hoạt động khai thác của các đội tàu cá, sản lượng khai thác, giá bán của sản phẩm khai thác;
c) Thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá gồm một số nội dung chủ yếu sau; thu, phân tích mẫu thành phần loài trong nhóm hoặc loài thủy sản trong sản lượng khai thác; thu mẫu, đo kích thước, phân tích đặc điểm sinh học của loài thủy sản trong mẫu phân tích thành phần loài.
2. Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm thực hiện như sau:
a) Thiết kế điều tra: địa điểm điều tra, thu mẫu phải bảo đảm đại diện cho khu vực có lưu lượng lớn tàu cá bốc dỡ thủy sản và đa dạng về nghề khai thác; đối tượng điều tra phải bảo đảm thống kê được toàn bộ nghề hoặc cơ cấu nghề của đội tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản, sản lượng khai thác thủy sản, bảo đảm thu được số liệu sinh học của các nhóm thủy sản trong sản lượng khai thác.
b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương án thực hiện;
c) Thực hiện điều tra: thống kê số lượng tàu cá; thu thập thông tin về hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá, sản lượng khai thác, giá bán sản phẩm khai thác; thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá;
d) Phân tích kết quả điều tra: mẫu thành phần loài của các nhóm sản phẩm, mẫu sinh học;
đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
e) Báo cáo kết quả điều tra bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản, hiện trạng sinh học nghề cá và giải pháp quản lý nghề cá.
g) Lưu trữ kết quả điều tra;
h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
1. Nội dung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề bao gồm ít nhất một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
1. Bộ dữ liệu điều tra về nguồn lợi thủy sản và nghề cá thương phẩm;
2. Báo cáo chuyên đề cho từng nội dung, đối tượng cụ thể; báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hiện trạng nghề khai thác thủy sản, đặc điểm sinh học các loài thủy sản, hiện trạng các yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con, các nội dung khác (nếu có).
3. Bản đồ, sơ đồ liên quan đến nguồn lợi thủy sản, nghề cá thương phẩm.
4. Các mẫu vật đã thu thập, xử lý và phân tích.
5. Các tài liệu khác nếu có.
Chapter II
INVESTIGATION INTO AND ASSESSMENT OF AQUATIC RESOURCES AND LIVING ENVIRONMENT OF AQUATIC SPECIES
Article 3. Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall be carried out according to the following procedures:
1. Design an investigation.
2. Prepare for the investigation.
3. Conduct the investigation.
4. Analyze investigation results.
5. Processing investigation data.
6. Report investigation results.
7. Retain investigation results.
Article 4. Guidelines for overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
1. An overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall focus on:
a) Components, catches, density, richness, distribution and reserves of aquatic species, allowable catches of aquatic resources;
b) Biological characteristics of aquatic species;
c) Environment, hydrology, oceanography and other aquatic animals related to aquatic resources;
d) Other contents defined according to requirements for management and sustainable use of aquatic resources.
2. An overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall be carried out as follows:
a) Design an investigation: collect documents and data on subject and place; design an investigation plan;
b) Prepare for the investigation: provide personnel, equipment and vehicles; design a detailed plan for implementation of the investigation plan.
c) Conduct the investigation: check status of tools and equipment used for the investigation; collect samples of investigation subjects using an appropriate method; analyze and determine samples of components of aquatic resources, catches and biological characteristics of aquatic species; handle sample of each subject in the field using an appropriate method; collect and record information in the field;
d) Analyze investigation results: analyze and handle samples of specimens; biocriteria, samples of bottom deposits, balneological criteria; plankton, benthos; roe, juvenile fish, shrimp larvae, juvenile shrimps;
dd) Process investigation data: use statistical tools and software and other software to analyze and adjust data;
e) Report investigation results: prepare thematic and consolidated reports on assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species;
g) Retain investigation results;
h) Other tasks performed upon request.
Article 5. Guidelines for investigation into commercial fishing
1. An investigation into commercial fishing shall focus on:
a) The number of fishing vessels;
b) Information about the fishing by fishing fleets, catches and prices of caught aquatic products;
c) Collection and analysis of biological samples, particularly collection and analysis of samples of components of species in a group of aquatic products or aquatic species in the catches; collection of samples, measurement of sizes and analysis of biological characteristics of aquatic species in the analyzed samples of components of species.
2. An investigation into and assessment of commercial fishing shall be carried out as follows:
a) Design an investigation: investigation and sample collection must take place in areas where there is a great number of fishing vessels handling aquatic products and various fishing occupations are available. Subjects must be investigated in such a manner as to ensure that all fishing occupations and structure of fishing occupations of a fishing fleet involved in commercial fishing, and catches are aggregated and that biological data on groups of aquatic products in catches is obtained.
b) Prepare for the investigation: provide personnel, equipment and vehicles; design an implementation plan;
c) Conduct the investigation: enumerate fishing vessels; collect information about fishing by fishing vessels, catches, prices of caught aquatic products; collect and analyze biological samples;
d) Analyze investigation results: analyze samples of components of species of product groups, fisheries biological samples;
dd) Process investigation data: use statistical tools and software and other software to analyze and adjust data;
e) Report investigation results: report current commercial fishing, fisheries biology and fisheries management solutions.
g) Retain investigation results;
h) Other tasks performed upon request.
Article 6. Guidelines for thematic investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
1. A thematic investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall focus on at least one of the contents specified in Clause 1 Article 4 of this Circular.
2. A thematic investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall be carried out as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Circular.
Article 7. Results of investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
Results of investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species include:
1. Data on investigation into aquatic resources and commercial fishing.
2. Thematic reports on each content and subject; consolidate reports on results of investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species, containing at least: current conditions of aquatic resources, commercial fishing, biological characteristics of aquatic species, environment, hydrology, oceanography, roe, juvenile fish, shrimp larvae, juvenile shrimps and other contents (if any).
3. Map and diagram related to aquatic resources and commercial fishing.
4. Collected, handled and analyzed samples.
5. Other documents (if any).
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 40. Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 5. Hướng dẫn thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm
Điều 10. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh
Điều 11. Quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 12. Đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường