Chương III: Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT Thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Số hiệu: | 19/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 25/01/2019 | Số công báo: | Từ số 87 đến số 88 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh ít nhất 07 thành viên
Ngày 15/11/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Theo đó, Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh phải gồm ít nhất 07 thành viên. Hội đồng do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh bao gồm: Sự cần thiết thành lập khu bảo tồn; Căn cứ lập dự án thành lập khu bảo tồn biển; Mục tiêu, đối tượng bảo tồn; Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn biển, ranh giới phân khu chức năng và vùng đệm; Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử…
Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định cụ thể về đánh dấu ngư cụ, Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khi khai thác thủy sản, Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo trình tự sau đây:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
2. Lấy ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển thông qua hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến đối với dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
3. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
1. Hồ sơ thẩm định dự án:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;
d) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Trình tự thẩm định dự án:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì thẩm định theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch; các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan;
c) Sau khi có văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh của Hội đồng thẩm định liên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn biển để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chính thức bằng văn bản trước khi quyết định thành lập.
Hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có: dự án thành lập khu bảo tồn biển; bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển Hội đồng thẩm định liên ngành;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đồng thuận bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp không đồng thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Sau khi nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển.
3. Thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết thành lập khu bảo tồn biển;
b) Căn cứ lập dự án thành lập khu bảo tồn biển;
c) Mục tiêu, đối tượng bảo tồn;
d) Đáp ứng các tiêu chí xác lập khu bảo tồn biển theo quy định tại Điều 15 Luật Thủy sản;
đ) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn biển; ranh giới, diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn biển;
e) Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử;
g) Phương án chuyển đổi sinh kế cho các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản liên quan đến khu bảo tồn biển;
h) Giải pháp và tổ chức thực hiện các chương trình quản lý.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
2. Nội dung Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.Bổ sung
1. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được giao cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã hoặc tổ chức cộng đồng để quản lý.
2. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quản lý như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý, kế hoạch quản lý phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi khu vực;
b) Tổ chức cộng đồng tự nguyện đề xuất được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Hoạt động được thực hiện trong khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu khoa học về loài thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
b) Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật;
c) Tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật;
d) Hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
c) Giao đơn vị chức năng thực hiện tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Quy định chế độ báo cáo về công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
a) Tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản định kỳ trước ngày 10 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản).
Chapter III
ESTABLISHMENT OF PROVINCIAL MPAS; MANAGEMENT OF PROTECTED AREAS OF AQUATIC RESOURCES
Article 8. Procedures for setting up projects on establishment of provincial MPAs
The fishery authority of a province shall set up a project on establishment of provincial MPA in accordance with the following procedures:
1. Organize biodiversity investigation and assessment and set up a project on establishment of provincial MPA.
2. Seek opinions of relevant Departments, People's Committees of districts and People's Committees of communes; opinions of residential community in and around the area where the MPA is expected to be established by a show of hands or enquiry about the project.
3. Request the People’s Committee of the province to appraise the project on establishment of provincial MPA.
Article 9. Procedures for appraising projects on establishment of provincial MPAs
1. An application for appraisal of the project on establishment of provincial MPA includes:
a) An application form;
b) The project on establishment of provincial MPA, prepared using the Form No. 01 in the Appendix I hereof;
c) Written summation and explanation for opinions of relevant Departments, People's Committees of districts and People's Committees of communes, and residential community in and around the area where the MPA is expected to be established;
d) Other relevant documents (if any).
2. Procedures for appraising the project:
a) The fishery authority shall submit an application prescribed in Clause 1 of this Article to the People’s Committee of the province;
b) The People’s Committee of the province shall establish an inter-agency appraisal council and take charge of carrying out an appraisal according to Clause 3 of this Article. The inter-agency appraisal council shall be composed of at least 07 members. The President is the representative of the People's Committee of the province and members are leaders from relevant Departments and People's Committees of districts;
c) After obtaining the written appraisal of the project on establishment of provincial MPA given by the inter-agency appraisal council, the People’s Committee of the province shall submit a project dossier to the Ministry of Agriculture and Rural Development, which will give a written response before making a decision.
The project dossier submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development includes: provincial MPA establishment project; written summation and explanation for opinions of relevant Departments, People's Committees of districts and People's Committees of communes, and residential community in and around the area where the MPA is expected to be established; written appraisal of the provincial MPA establishment project given by the inter-agency appraisal council;
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall send a written consent to the People’s Committee of the province. In case of rejection of the project dossier, a written response specifying reasons thereof shall be given;
dd) After obtaining the written consent, the People's Committee of the province shall decide to establish the MPA.
3. An appraisal of the provincial MPA establishment project shall cover at least:
a) Necessity of establishing the MPA;
b) Bases for setting up the project;
c) Targets and subjects under the protection;
d) Satisfaction of criteria for establishing a MPA prescribed in Article 15 of the Law on Fisheries;
dd) Geographic location, boundary and area of MPA; boundary and area of dedicated zones and ecotone of MPA;
e) Plans for biodiversity conservation, ecosystem restoration; protection and conservation of natural landscapes, cultural and historical values;
g) Career change plan tailored for households and individuals involved in catching of aquatic products and aquaculture in the MPA;
h) Solutions for execution and execution of management programs.
Article 10. Decision on establishment of provincial MPAs
1. Presidents of People’s Committees of provinces shall decide to establish provincial MPAs.
2. The decision on establishment of provincial MPAs shall be made using the Form No. 02 in the Appendix I hereof.
Article 11. Management of protected areas of aquatic resources
1. According to local conditions, protected areas of aquatic resources shall be assigned to fishery authorities of provinces or local authorities of districts and communes or community.
2. Protected areas of aquatic resources shall be managed as follows:
a) Fishery authorities of provinces or local authorities of districts and communes assigned to manage protected areas of aquatic resources shall make and promulgate management regulations and plans relevant to current condition of each area;
b) The community that voluntarily applies for management of protected areas of aquatic resources shall manage them in accordance with regulations on co-management of aquatic resources.
3. The following activities are allowed to be carried out in a protected area of aquatic resources:
a) Investigation and research into aquatic species and living environment thereof;
b) Catching of aquatic resources, aquaculture and tourism associated with fishing activities prescribed by law;
c) Inspection and supervision of implementation of laws;
d) Other activities prescribed by law.
4. People’s Committees of provinces shall:
a) assign organizations specified in Clause 1 of this Article to manage protected areas of aquatic resources;
b) define areas banned from commercial fishing for a fixed term, fishing occupations and gears banned from use in commercial fishing in protected areas of aquatic resources;
c) assign competent units to inspect and supervise implementation of laws in protected areas of aquatic resources; inspect and supervise organizations assigned to manage protected areas of aquatic resources.
5. Regulations on reporting management of protected areas of aquatic resources:
a) By November 10, organizations assigned to manage protected areas of aquatic resources shall submit annual or ad hoc reports to fishery authorities of provinces.
b) By November 20, People’s Committees of provinces shall submit annual or ad hoc reports at the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development (through the Directorate of Fisheries).
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 40. Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Điều 5. Hướng dẫn thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm
Điều 10. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh
Điều 11. Quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 12. Đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường