Chương III Luật thủy sản 2017: Nuôi trồng thủy sản
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giống thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
b) Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
c) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng;
d) Được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản; quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
b) Hướng dẫn kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản; hướng dẫn cập nhật thông tin giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
b) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; nội dung, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
b) Được tham gia tập huấn về quy định liên quan đến giống thủy sản;
c) Quảng cáo giống thủy sản theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
d) Khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố;
b) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố;
c) Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
d) Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định;
e) Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
1. Giống thủy sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học đối với giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
1. Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
a) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
2. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định việc đặt tên giống, nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản.
1. Giống thủy sản được kiểm định trong trường hợp sau đây:
a) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản đủ điều kiện kiểm định giống thủy sản.
3. Cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động kiểm định giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí kiểm định theo quy định;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả kiểm định giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm định.
1. Giống thủy sản khi vận chuyển phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển giống thủy sản phải có hồ sơ về chất lượng, kiểm dịch giống thủy sản theo quy định của pháp luật.
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
b) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng;
c) Thông tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam căn cứ kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc kết quả rà soát, điều tra, đánh giá thực tiễn;
d) Hướng dẫn kiểm tra về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng;
đ) Quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này; quy định việc đặt tên, sai số cho phép trong phân tích chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
Cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Nơi bày bán, nơi bảo quản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
2. Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được cấp lại trong trường hợp sau đây;
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
b) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này;
c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; nội dung, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện; nội dung, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không có tên trong danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này.
2. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
3. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Phân tích thành phần, chất lượng sản phẩm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm;
c) Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với thủy sản nuôi trồng, môi trường và người sử dụng;
d) Nội dung khác theo đặc thù của từng sản phẩm.
4. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo quy định;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định;
c) Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản;
đ) Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của sản phẩm; dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy nếu có;
b) Thực hiện biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm duy trì chất lượng sản phẩm;
c) Gửi thông tin về sản phẩm khi nhập khẩu lần đầu đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng;
d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện cơ sở, chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật; xử lý, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm chất lượng, an toàn thực phẩm, bồi thường thiệt hại gây ra cho người nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của nhà cung cấp, nhà sản xuất sản phẩm liên quan đến vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm;
b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản; tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và thủy sản nuôi trồng không bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
3. Chính phủ quy định việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
1. Tổ chức, cá nhân được phép nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh quản lý, xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc khai thác từ tự nhiên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc loài thủy sản quy định tại khoản 2 Điều này; điều kiện, thẩm quyền, trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Việc quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có quyền sau đây:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 43 của Luật này, quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo vệ khi tổ chức, cá nhân khác xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình nuôi trồng thủy sản; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật;
c) Được thông báo về tình hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản;
d) Được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định;
đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
b) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường;
đ) Sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;
e) Lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản;
h) Cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
i) Trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
Việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản phải căn cứ quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tỉnh và quy định của pháp luật về biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận. Phạm vi giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 03 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Thẩm quyền giao khu vực biển có thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 của Luật này;
4. Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không quá 30 năm, được tính từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực. Khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
b) Thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dự án nuôi trồng thủy sản dẫn đến thay đổi nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
6. Chính phủ quy định việc giao, gia hạn, hạn mức, khung giá tiền sử dụng khu vực biển; sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng khu vực biển trái với nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về bảo vệ công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
b) Không sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quá 24 tháng liên tục, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh;
d) Vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này;
đ) Không chấp hành nghĩa vụ tài chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 của Luật này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
e) Quyết định giao khu vực biển trái với quy hoạch không gian biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 của Luật này mà không được khắc phục kịp thời.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng khu vực biển trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai. Việc trưng dụng khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
3. Cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản.
1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này và quyền sau đây:
a) Sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản;
b) Trả lại toàn bộ hoặc một phần diện tích khu vực biển được giao;
c) Sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không thu tiền sử dụng khu vực biển quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả tiền sử dụng hằng năm có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:
a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng nếu tiếp tục nuôi trồng thủy sản thì có quyền như tổ chức, cá nhân chuyển nhượng.
4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả trước toàn bộ tiền sử dụng theo thời hạn giao có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:
a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vơi khu vực biển được giao trong thời hạn giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao. Cá nhân được để lại quyền sử dụng khu vực biển được giao cho người thừa kế trong thời hạn giao theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê quyền sử dụng khu vực biển và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển trong thời hạn được giao. Việc cho thuê chỉ được thực hiện khi khu vực biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê phải sử dụng khu vực biển đó đúng mục đích.
5. Chính phủ quy định việc trả lại khu vực biển, thế chấp quyền sử dụng khu vực biển; việc cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam; việc tổ chức, cá nhân Việt Nam cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản; quyền của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển, được thuê, nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản; việc bồi thường khi bị thu hồi khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh.
Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:
1. Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;
2. Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Article 23. Management of aquatic breeds
1. An aquatic breed shall satisfy the following requirements after being launched:
a) The breed is included in the list of aquatic species allowed to be traded in Vietnam;
b) It has declaration of applied standards and declaration of conformity in accordance with regulations of law;
c) Its quality is conformable with applied standards;
d) It has undergone quarantine in accordance with regulations of law.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall:
a) Issue national technical regulations on aquatic breeds; regulations on useful life of parent aquatic breeds and request the Government to issue the list of aquatic species allowed to be traded in Vietnam;
b) Provide instructions on inspecting conditions of establishments manufacturing and raising aquatic breeds; quality of produced, imported and exported aquatic breeds prescribed in this Law and law on quality of goods and products; procedures for applying technical methods for dealing with violations of quality of aquatic breeds and provide instructions on updating information about aquatic breeds.
Article 24. Conditions of producers and raisers of aquatic breeds
1. A producer of aquatic breed will be issued with the certificate of eligibility if it satisfies the following conditions:
a) Facilities for production are conformable with aquatic species; there are isolation wards for monitoring the health of new-come aquatic species;
b) There are technicians who are trained in aquaculture, aquatic pathology or biology;
c) A system for controlling quality and biological safety is applied;
d) In case of production of parent aquatic breeds, the producer shall have aquatic purebreds or aquatic breeds that have been recognized through testing or results of science and technology missions that have been recognized or approved by competent authorities.
2. Raisers of aquatic breeds will be issued with certificates of eligibility if they satisfy all conditions prescribed in Points a, b and c Clause 1 of this Article.
Article 25. Issuance, reissuance and revocation of certificates of eligibility for producing or raising aquatic breeds
1. Power to issue, reissue and revoke certificates of eligibility for producing or raising aquatic breeds shall be specified as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development has power to issue, reissue and revoke certificates of eligibility for producing or raising parent aquatic breeds;
b) The People’s Committee of each province has power to issue, reissue and revoke certificates of eligibility for producing or raising aquatic breeds in the province, except for the cases prescribed in Point a of this Clause.
2. Authorities issuing certificates of eligibility for producing or raising aquatic breeds shall inspect the maintenance of eligibility.
3. A certificate of eligibility for producing or raising aquatic breeds will be reissued if:
a) It is lost or damaged; or
b) The producer’s or raiser’s information specified in the certificate is changed.
4. A certificate of eligibility for producing or raising aquatic breeds will be revoked if:
a) Its contents are erased or changed;
b) The applicant fails to satisfy the conditions prescribed in Article 24 of this Law;
c) There are other violations in which the certificate shall be revoked.
5. The Government provide detailed guidelines for conditions, the time when inspection of eligibility maintenance is carried out; Contents of and procedures for issuance, reissuance and revocation of certificates of eligibility for producing or raising aquatic breeds.
Article 26. Rights and responsibilities of producers and raisers of aquatic breeds
1. A producer or raiser of aquatic breeds is entitled to:
a) Produce or raise aquatic breed in accordance with the certificate of eligibility for producing or raising aquatic breeds.
b) Receive training in regulations on aquatic breeds;
c) Advertise the aquatic breeds in accordance with regulations on advertisement;
d) Make complaints, denunciations and receive compensations in accordance with regulations of law.
2. A producer or raiser of aquatic breeds shall:
a) Make declaration of conformity in accordance with regulations of law on standards, technical regulations and law on quality of goods and products; ensure and take responsibility for quality of aquatic breeds having declaration of conformity;
b) Apply the quality management system to ensure quality of products prescribed in the applied standards;
c) Produce aquatic species included in the list of aquatic species allowed to be traded in Vietnam; ensure biosafety during the production or raising of aquatic species;
c) Label aquatic breeds in accordance with regulations of law on labels;
dd) Update information and submit reports during the production and raising of aquatic breeds to national database on fishery in accordance with regulations of law;
e) Keep a log and retain documents during the production and raising of aquatic resources for traceability;
g) Comply with inspection by competent authorities in accordance with regulations of law;
h) Comply with regulations and law on useful life of parent aquatic breeds.
Article 27. Import and export of aquatic breeds
1. Imported aquatic breeds shall have their quality inspected in accordance with regulations of law.
2. Organizations and individuals are allowed to import aquatic breeds included in the list of aquatic species allowed to be traded in Vietnam. The import of aquatic breeds that are not included in the abovementioned list for testing, scientific research, display and exhibition shall be licensed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. An organization or individual is allowed to export aquatic breeds if:
a) The breed is not included in the list of aquatic species banned from export;
b) The breeds satisfy the conditions prescribed in the list of exported aquatic species requiring certain conditions;
c) Export of aquatic breeds included in the list of aquatic breeds banned from export or aquatic breeds failing to satisfy the conditions prescribed in the list of aquatic species requiring certain conditions for scientific research and international cooperation shall be licensed by the Ministry of Agriculture and Rural Development according to the Prime Minister’s approval.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development will consider inspecting systems for managing and producing aquatic breeds in the exporting country in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory if:
a) The assessment is made for mutual recognition;
b) There are risks to quality, environment and biosafety caused by aquatic species imported to Vietnam.
5. The Government shall provide detailed guidelines for this Article.
Article 28. Testing of aquatic breeds
1. Testing of an aquatic breed will be carried out if:
a) The breed is created domestically for the first time through artificial selection, hybridization or other technical methods other than aquatic species created from results of science and technology missions that have been recognized or approved by competent authorities;
b) The breed imported for production or trading is not included in the list of aquatic species allowed to be traded in Vietnam.
2. Organizations carrying out testing of aquatic species (hereinafter referred to as “testing organization”) shall satisfy the following requirements:
a) At least 2 technicians have bachelor degree or higher decree in aquaculture, aquatic pathology or biology;
b) Facilities and equipment for production are conformable with the aquatic species subject to testing;
c) The organization satisfies requirements for biosafety and environmental safety.
3. A testing organization has the following rights and responsibilities:
a) It may be involved in testing of aquatic species in accordance with regulations of law.
b) It may have its testing costs paid according to agreement with organizations and individuals in need of testing;
c) It may refuse to provide information related to testing results for the third party unless it is requested by competent authority;
d) It shall take responsibility for testing results;
c) It shall ensure biosafety and environmental safety during the testing;
e) Comply with inspection by competent authorities in accordance with regulations of law;
4. The Government shall provide detailed guidelines for Clause 2 of this Article, naming aquatic breeds and procedures for testing of aquatic breeds.
Article 29. Assessment of aquatic breeds
1. An aquatic breed shall be assessed:
a) At the request of competent authorities;
b) At the request of organizations and individuals in case of complaints or denunciation.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish testing organizations eligible for assessing aquatic breeds.
3. An assessing organization has the following rights and responsibilities:
a) It may assess aquatic species in accordance with regulations of law.
b) It may be paid for assessment in accordance with regulations of law;
c) It may refuse to provide information related to assessment results for the third party unless it is requested by competent authority;
d) It shall take responsibility for assessment results;
dd) It shall ensure biosafety and environmental safety during the assessment of aquatic breeds.
Article 30. Labels of and documents on transporting aquatic breeds
1. Aquatic breeds shall be labeled in accordance with regulations of law on labeling in case of transportation.
2. Transporters of aquatic species shall have documents on quality and quarantine of aquatic species in accordance with regulations of law.
Section 2. AQUATIC FEEDS AND PRODUCTS FOR ADJUSTING AQUACULTURE ENVIRONMENT
Article 31. Management of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment
1. Aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall satisfy the following requirements before being launched:
a) They have declaration of conformity in accordance with regulations of law;
b) Their quality is conformable with applied standards;
c) Their information has been sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with regulations of law.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall:
a) Issue national technical regulations on aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment;
b) Issue the list of chemicals, biological preparations and microorganisms banned from use in aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment;
c) Issue the list of chemicals, biological preparations, microorganisms and materials for manufacturing aquatic feeds allowed to be used in aquaculture in Vietnam based on testing results or results of science and technology missions that have been recognized or approved by the competent authorities or results of review, investigation and realistic assessment;
d) Provide instructions on inspecting conditions of producers, traders and importers of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment; quality of produced, imported and exported aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment prescribed in this Law and law on quality of goods and products; procedures for applying technical methods for dealing with violations of quality of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment;
dd) Provide detailed guidelines for Point c Clause 1 of this Article; prescribe naming and allowable errors in analysis of quality of and technical criteria on aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment that shall have declaration of standard conformity
Article 32. Conditions for producers of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment
1. A producer of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment will be issued with the certificate of eligibility if it satisfies the following conditions:
a) Place of production is located in an area not polluted by hazardous wastes and toxic chemicals;
b) The producer’s factory is encompassed by walls or fences for separation from outside;
c) Workshops and equipment are suitable for each type of products;
d) The producer is eligible for analyzing quality of products during the production;
dd) A system for controlling quality and biological safety is applied;
e) There are technicians who are trained in aquaculture, aquatic pathology, biology, chemistry or food technology;
1. The Government shall provide detailed guidelines for this Article.
Article 33. Conditions for traders and importer of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment
A trader or importer of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall satisfy the following conditions:
1. Place of sale and place of maintenance are separated from pesticides, fertilizers and toxic chemicals;
2. There is equipment for maintaining aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment according to instructions provided by their producers or providers.
Article 34. Issuance, reissuance and revocation of certificates of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment
1. Power to issue, reissue and revoke certificates of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall be specified as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development has power to issue, reissue and revoke certificates of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment of foreign investors and foreign invested business entities;
b) The People’s Committee of each province has power to issue, reissue and revoke certificates of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment in the province, except for the cases prescribed in Point a of this Clause.
2. Authorities issuing certificates of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall inspect the maintenance of eligibility .
3. The certificate of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment will be reissued if:
a) It is lost or damaged; or
b) The producer’s information specified in the certificate is changed.
4. The certificate of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment will be revoked if:
a) Its contents are erased or changed;
b) The producer fails to satisfy the conditions prescribed in Clause 1 Article 32 of this Law;
c) There are other violations in which the certificate shall be revoked.
5. The Government shall provide detailed guidelines for conditions of producers and importers of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment; contents and time of inspection of maintenance; contents of and procedures for issuance, reissuance and revocation of certificates of eligibility for producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment.
Article 35. Testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment
1. Aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall be undergone testing if they contain chemicals, biological preparations, microorganisms and materials not included in the lists prescribed in Points b and c Clause 2 Article 31 of this Law.
2. An organization carrying out testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall satisfy the following conditions:
a) At least 2 technicians have bachelor degrees or higher decrees in aquaculture, aquatic pathology or biology;
b) There are facilities serving the testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment;
c) The organization satisfies requirements for biosafety and environmental safety.
3. Testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall include the following activities:
a) Analysis of components and quality of products;
b) Analysis of characteristics and uses of products;
c) Analysis of toxicity and safety of the products to raised aquatic species, environment and users;
d) Other activities depending on specific characteristics of each product.
4. The organization carrying out testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment has the following rights and responsibilities:
a) It may carry out testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment in accordance with regulations of law.
b) It may be paid for testing activities in accordance with regulations of law;
c) It may refuse to provide information related to testing results for the third party unless it is requested by competent authority;
d) It shall take responsibility for testing results;
dd) It shall ensure biosafety and environmental safety during the testing;
e) It shall comply with inspection by competent authorities in accordance with regulations of law;
5. The People’s Committee of each province shall carry out testing in the province.
6. The Government shall provide detailed guidelines for Clauses 2 and 3 of this Article and prescribe procedures for testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment.
Article 36. Import and export of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment
1. Quality of imported quatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall be inspected.
2. Organizations and individuals may import quatic feeds and products for adjusting aquculture environment containing chemicals, biological preparations, microorganisms and materials of aquatic feeds included in the list of chemicals, biological preparations, microorganisms and materials of aquatic feeds allowed to be used in aquaculture in Vietnam. Import of quatic feeds and products for adjusting aquculture environment containing chemicals, biological preparations, microorganisms and materials of aquatic feeds included in the lists prescribed in Points b and c Clause 2 Article 31 of this Law for testing, scientific research, display in fairs and exhibitions shall be licensed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Exported quatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall satisfy the requirements prescribed in law of the exporting country and Vietnam law.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development will consider inspecting systems for managing and producing aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment in the exporting country in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory if:
a) The assessment is made for mutual recognition;
b) There are risks of food quality, food safety, epidemic or environmental issues caused by products imported to Vietnam.
5. The Government shall provide detailed guidelines for this Article.
Article 37. Responsibilities of producers, traders, importers and users of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment
1. A producer of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall:
a) Control quality of products during the production in accordance with regulations of law on quality of goods and products;
b) Make declarations of conformity in accordance with regulations of law.
c) Label products in accordance with regulations of law on labeling; keep a log and retain documents during the production for traceability;
d) Take legal responsibility for quality of its products; handle, recall or destroy products whose quality fails to satisfy requirements prescribed by law and pay compensations for damages to sellers and aquaculture farmers;
dd) Send information on its products to the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with regulations of law before they are launched;
e) Comply with inspection by competent authorities in accordance with regulations of law;
2. A trader or importer of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall:
a) Inspect origins, useful life and intactness of products, standard conformity marking and technical-regulation conformity marking (if any);
b) Take measures for maintaining quality of products according to instructions given by their producers;
c) Send information on the products imported for the first time to the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with regulations of law before they are launched and make a declaration of standard conformity.
d) Comply with inspections of eligibility and quality of products in accordance with regulations of law; handle, revoke and destroy products violating regulations on food quality and safety and pay compensations for damage to aquaculture farmers in accordance with regulations of law.
3. A user of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment shall:
a) Comply with regulations of law and instructions given by providers and producers related to transport, storage, maintenance and use of products;
b) Comply with inspections of quality of products carried out by fishery authorities; destroy aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment and raised aquatic species that fail to ensure food quality and safety in accordance with regulations of law.
Article 38. Conditions for organizations and individuals engaged in aquaculture
1. An organization or individual engaged in aquaculture shall satisfy the following requirements:
a) Place of aquaculture shall comply with regulations on using land and marine aquaculture waters in accordance with regulations of law;
b) Facilities are conformable with aquatic species and raising methods;
c) Regulations of law on environment safety, veterinary medicines and occupational safety are complied;
d) Regulations of law on food safety are complied;
dd) Cage culture and main aquatic species are registered.
2. Organizations and individuals raising aquatic species for ornamental purposes, entertainment, fine arts and cosmetics shall comply with regulations in Points a, b, c and dd Clause 1 of this Article.
3. Organizations and individuals engaged in mariculture shall formulate mariculture projects and be licensed by competent authorities, except for the individuals prescribed in Point a Clause 2 Article 44 of this Article.
4. The Prime Minister shall specify main aquatic species.
5. The Government shall provide detailed guidelines for conditions of organizations and individuals engaged in aquaculture; power, contents of and procedures for issuance of certificates of eligibility for aquaculture; power, contents of and procedures for registration of cage culture and main aquatic species; contents of and procedures for issuing licenses for mariculture activities.
Article 39. Power to issue licenses for mariculture
1. The People’s Committee of each province has power to issue licenses for mariculture to Vietnamese organizations and individuals within the waters extending 6 nautical miles from the lowest average edge of seawater in multiple years.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development has power to issue licenses for mariculture to Vietnamese organizations and individuals in waters with a distance of 6 nautical miles from the lowest average edge of seawater, border waters between provinces or central-affiliated cities and waters located in both outside and inside the waters extending 6 nautical miles from the lowest average edge of seawater in multiple years
3. The Government shall prescribe the issuance of licenses for mariculture to foreign investors and foreign invested business entities in accordance with regulations in Clause 1 Article 44 of this Article.
Article 40. Breeding, raising and artificial propagation of aquatic species prescribed in Appendices of Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora and endangered, precious and rare aquatic species
1. Organizations and individuals are allowed to breed, raise or carry out artificial propagation of aquatic species prescribed in Appendices of Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) and endangered, precious and rare aquatic species in accordance with regulations of CITES and Vietnam law.
2. Fishery authorities of provinces shall manage and trace origins of aquatic species prescribed in Appendices of CITES and endangered, precious and rare aquatic species originating from aquaculture or nature.
3. The Government shall prescribe procedures for tracing origins of aquatic species prescribed in Clause 2 of this Article; conditions and power of and procedures for issuance of certificate of eligibility for breeding, raising and artificial propagation of aquatic species prescribed in Appendices of CITES and endangered, precious and rare aquatic species
Article 41. Environmental monitoring and warning and epidemic prevention in aquaculture
Environmental monitoring and warning and epidemic prevention in aquaculture shall be carried out in accordance with regulations of law on veterinary medicines and other relevant regulations.
Article 42. Rights and responsibilities organizations and individuals engaged in aquaculture
1. Organizations and individuals engaged in aquaculture are entitled to:
a) Be issued with the land use right certificates by the competent authorities in case of allocation or lease of land for aquaculture in accordance with regulations in Article 43 of this Law or decisions on allocating the right to use marine aquaculture waters in accordance with regulations in Article 44 of this Law;
b) Have their legal rights and interests protected from infringement committed by other organizations and individuals by the State during the aquaculture; receive compensations when the State expropriates land or marine waters for public, national defense and security purposes in the term of land or marine water allocation in accordance with regulations of law;
c) Receive notifications of environment and epidemics in aquaculture area and instructions on aquaculture techniques and information on market of aquatic products;
d) Be provided with assistance in production restoration by the State in case of damage caused by epidemics and natural disasters in accordance with regulations of law;
dd) Be issued with certificates of eligibility for aquaculture by competent authorities if required.
2. Organization and individuals engaged in aquaculture shall:
a) Use allocated land and waters for proper purposes and not beyond the prescribed boundary for aquaculture and protect common works for aquaculture;
b) Fulfill financial obligations to use land and marine aquaculture waters in accordance with regulations of law;
c) Monitor and supervise criteria on aquaculture environment in accordance with regulations of law;
d) Comply with regulations on prevention of natural disasters; ensure safety of people and property during the aquaculture; comply with regulations on food safety, biosafety and environmental safety;
dd) Use equipment, aquatic breeds, aquatic feeds, veterinary medicines for aquatic species and products for adjusting aquaculture environment in accordance with regulations of law;
e) Retain documents on aquatic breeds, veterinary medicines for aquatic species and products for adjusting aquaculture environment that are used during the aquaculture and other documents on the process of aquaculture to ensure traceability;
g) Take legal responsibility for aquaculture activities, food quality and safety of their aquatic products; be under inspection and supervision by competent authorities during the aquaculture;
h) Update information and report on the aquaculture on fishery national database;
i) Return land and marine aquaculture waters when being issued with decisions on land allocation in accordance with regulations of law.
Section 4. ALLOCATION, LEASE AND EXPROPRIATION OF LAND AND MARINE AQUACULTURE WATERS
Article 43. Land allocation, lease and expropriation for aquaculture
Land shall be allocated, leased or expropriated for aquaculture in accordance with regulations of law on land.
Article 44. Allocation of marine aquaculture waters
1. Marine waters shall be allocated for aquaculture according to the national marine spatial planning, planning of provinces and regulations of law on sea and ensure national defense and security.
2. Power to allocate marine waters without levy for aquaculture is specified as follows:
a) The People’s Committee of each district has power to allocate marine waters to Vietnamese individuals who shall modify from inshore commercial fishing to aquaculture according to decisions issued by competent authorities or the individuals permanently reside in the district, have their major incomes earned from aquaculture and are certified by People’s Committees of the communes where they reside. The People’s Committee of each district has power to allocate marine waters under its management extending 3 nautical miles from the lowest average edge of seawater in multiple years;
b) The People’s Committee of each province has power to allocate marine waters to Vietnamese organizations and individuals that carry out science and technology missions for aquaculture approved by competent authorities. The People’s Committee of each province has power to allocate marine waters under its management extending 6 nautical miles from the lowest average edge of seawarter in multiple years;
c) The Ministry of Natural Resources and Environment has power to allocate marine waters to Vietnamese organizations and individuals that carry out science and technology missions for aquaculture approved by competent authorities. The Ministry of Natural Resources and Environment has power to allocate marine waters under its management exceeding 6 nautical miles from the lowest average edge of seawarter in multiple years and border waters of provinces and central-affiliated cities.
3. Power to allocate marine waters with levy for aquaculture is specified as follows:
a) The People’s Committee of each province has power to allocate marine waters in the case prescribed in Clause 1 Article 39 of this Law;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment has power to allocate marine waters in the cases prescribed in Clauses 2 and 3 Article 39 of this Law;
4. Period of allocation of marine aquaculture waters shall not exceed 30 years from the day on which the decision on allocating marine waters comes into force. When the abovementioned period expires, the State considers extending the allocation of marine waters for organizations or individuals wishing to continue using allocated marine waters. The allocation period may be extended more than once but total extension period shall not exceed 20 years. Period of allocation of marine waters for science and technology missions shall not exceed the period of these missions approved by competent authorities.
5. A decision on allocating marine aquaculture waters will be adjusted if:
a) Information on the organization or individual receiving marine aquaculture waters is changed;
b) Changes in contents of applications, science and technology missions or aquaculture projects cause changes in contents of the decision on allocating marine aquaculture waters.
6. The Government shall provide guidelines for allocation, extension, limit of and levies on marine waters and amendment to decisions on allocating marine aquaculture waters.
Article 45. Expropriation and requisition of marine waters that have been allocated for aquaculture
1. The State will expropriate the entire or partial marine waters that have been allocated for aquaculture if:
a) The organization or individual fails to use the marine waters in accordance with the decision on allocating marine aquaculture waters or violates regulations on protecting common works for aquaculture;
b) The organization or individual fails to use the entire or partial allocated marine aquaculture waters for more than 24 continuous months unless this organization or individual has reasonable purposes approved by the competent authority;
c) The marine waters are expropriated for public, national defense or security purposes;
d) The responsibilities prescribed in Clause 1 Article 47 of this Law are violated;
dd) The organization or individual fails to fulfill financial obligations prescribed in Point b Clause 2 Article 42 of this Law and fails to comply with penalties for administrative violations;
e) The decision is not conformable with the national marine spatial planning that has been approved by the competent authority;
g) The organization or individual no longer satisfies the conditions prescribed in Article 38 of this Law and fails to take remedial measures promptly.
2. The State decides to requisition marine waters if necessary for performance of national defense or security duties or in case of emergency, environmental incidents or prevention of natural disasters. Marine waters shall be requisitioned in accordance with regulations on compulsory purchase and requisition of property.
3. Authorities allocating marine aquaculture waters have power to expropriate the allocated waters.
4. The Government shall prescribe procedures for expropriation and requisition of marine waters that have been allocated for aquaculture.
Article 46. Rights of users of marine waters allocated by the State for aquaculture
1. Users of marine waters allocated by the State for aquaculture have the rights prescribed in Clause 1 Article 42 of this Law and are entitled to:
a) Use allocated marine aquaculture waters;
b) Return the entire or partial allocated marine waters;
c) Use information and data related to allocated marine waters in accordance with regulations of law.
2. Vietnamese individuals using marine waters allocated without levy by the State for aquaculture mentioned in Point a Clause 2 Article 44 of this Law have the rights prescribed in Clause 1 of this Article and may pledge their property on allocated marine waters in Vietnamese credit institutions in accordance with regulations of law.
3. Vietnamese individuals who use marine waters allocated with levy for aquaculture by the State and have paid annual levies have the rights prescribed in Clause 1 of this Article and are entitled to:
a) Mortgage their property on allocated sea water in Vietnamese credit institutions in accordance with regulations of law;
b) Transfer their property on allocated marine waters. Transferees that continue being engaged in aquaculture will have the rights as those of transferors.
4. Vietnamese users of marine waters allocated with levy by the State for aquaculture that have paid lump sum levies for the entire allocation period have the rights prescribed in Clause 1 of this Article and are entitled to:
a) Mortgage the right to use allocated marine waters and their property on these waters in Vietnamese credit institutions within the period of allocation in accordance with regulations of law;
b) Transfer the right to use marine waters and their property on these waters. Individuals may leave the right to use the allocated marine waters to their heirs in accordance with regulations of law. Transferees and heirs of the right to use allocated sea water for aquaculture have the rights prescribed in this Clause;
c) Use the right to use allocated marine waters and their property on these waters as stakes in accordance with regulations of law;
d) Lease the right to use marine waters and their property on these waters within the term of allocation. The marine waters shall only be leased if they have been invested in under the projects and are used for proper purposes by lessees.
5. The Government shall provide detailed guidelines for return of marine waters, pledge of the right to use marine waters; lease, use as stakes and transfer of the right to use allocated sea water between Vietnamese organizations and individuals; lease, use as stakes and transfer of the right to use allocated sea water between Vietnamese organizations and individuals and foreign investors and foreign invested business entities for aquaculture; rights of foreign investors and foreign invested business entities using marine waters allocated, leased, used as stakes or transferred by Vietnamese organizations and individuals for aquaculture and compensations for expropriating marine waters for public, national defense or security purposes.
Article 47. Rresponsibilities of users of allocated marine aquaculture waters
Users of marine aquaculture waters allocated by the State have the responsibilities prescribed in Clause 2 Article 42 of this Law and shall not:
1. Carry out activities affecting national defense, security, national sovereignty and interests at sea;
2. Obstruct basic investigations and scientific research related to natural resources, marine environment and other legal activities approved by competent authorities;
3. Foreign investors, foreign invested business entities using allocated marine aquaculture waters or marine waters whose use right is leased, received as stakes or transferred from Vietnamese organizations and individuals for aquaculture shall comply with the Government’s regulations
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực