Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
Số hiệu: | 26/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2019 |
Ngày công báo: | 27/03/2019 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra
Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành ngày 08/3/2019.
Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải thực hiện thủ tục đăng ký với hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 26;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến Quyền sử dụng đất (QSDĐ):
+ Giấy Chứng nhận QSDĐ khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS);
+ Giấy phép hoạt động NTTS trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
+ Quyết định giao khu vực biển;
+ Hợp đồng thuê QSDĐ, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp giấy xác nhận cho chủ cơ sở.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2019/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT THỦY SẢN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Nghị định này quy định chi tiết khoản 10 Điều 10, điểm b khoản 3 Điều 13, khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 21, điểm a khoản 2 Điều 23, Điều 24, khoản 5 Điều 25, khoản 5 Điều 27, khoản 4 Điều 28, khoản 2 Điều 32, khoản 5 Điều 34, khoản 6 Điều 35, khoản 5 Điều 36, khoản 5 Điều 38, khoản 3 Điều 39, khoản 3 Điều 40, khoản 1 Điều 48, điểm đ khoản 2 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 2 Điều 53, khoản 7 Điều 56, điểm k khoản 2 Điều 57, khoản 4 Điều 64, khoản 4 Điều 66, khoản 2 Điều 68, điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 78, khoản 4 Điều 79, khoản 2 Điều 89, khoản 3 Điều 94, khoản 7 Điều 98, khoản 3 Điều 99 của Luật Thủy sản và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển của Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản.
2. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản.
3. Tuyến bờ là đường gấp khúc được tạo bởi các đoạn thẳng nối liền từ điểm 01 đến điểm 18. Tọa độ các điểm từ điểm 01 đến điểm 18 được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định tại Phụ lục IV-A ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tuyến lộng là đường gấp khúc được tạo bởi các đoạn thẳng nối liền từ điểm 01’ đến điểm 18’. Tọa độ các điểm từ điểm 01’ đến điểm 18’ được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định tại Phụ lục IV-A ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Hệ thống giám sát tàu cá là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị lắp đặt trên tàu cá kết nối với trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá để quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
6. Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.
7. Chuyển tải thủy sản là hoạt động chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản khai thác từ tàu này sang tàu khác.
8. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.
9. Phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.
10. Phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động dịch vụ, hành chính, hoạt động thủy sản có kiểm soát.
11. Vùng đệm của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển bao quanh hoặc tiếp giáp với ranh giới trong của khu bảo tồn nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động gây hại từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.
12. Tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản bao gồm: tàu thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản, tàu vận chuyển (chuyển tải, chế biến) thủy sản, sản phẩm thủy sản, trừ tàu chở thủy sản, sản phẩm thủy sản bằng công-ten-nơ.
13. Khai thác thủy sản bất hợp pháp là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện bởi tàu cá của Việt Nam, nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà không được phép, hoạt động trái với luật pháp, quy định của quốc gia đó hoặc tàu cá treo cờ của quốc gia đã ký thỏa ước với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức có tính chất ràng buộc đối với quốc gia tàu treo cờ, hoạt động trái với các điều khoản trong luật quốc tế được áp dụng hoặc tàu cá vi phạm luật quốc gia hay các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả luật và nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan.
14. Khai thác thủy sản không báo cáo là hoạt động khai thác thủy sản không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ cho cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, trái với luật pháp và quy định của Việt Nam; được thực hiện trong khu vực thuộc thẩm quyền của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan, không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, trái với quy trình thủ tục báo cáo của tổ chức đó.
15. Khai thác thủy sản không theo quy định là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện trong khu vực hoạt động của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan bởi các tàu cá không quốc tịch, tàu cá treo cờ của quốc gia không thuộc tổ chức, hay bởi bất kỳ một thực thể khai thác thủy sản nào khác theo cách thức không nhất quán hay trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức đó hoặc được thực hiện bởi các tàu cá trong khu vực hay khai thác loài thủy sản không phải là đối tượng áp dụng của các biện pháp bảo tồn hay quản lý liên quan theo cách thức không nhất quán với trách nhiệm của quốc gia về bảo tồn nguồn sinh vật biển trong luật pháp quốc tế.Bổ sung
1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận, trả kết quả của Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax):
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua dịch vụ khác.
5. Cách thức trả kết quả: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
6. Trong Nghị định này có nội dung quy định khác với quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này thì thực hiện theo quy định đó.
7. Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt.
8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.Bổ sung
1. Hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Sự phù hợp của phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng đã được ít nhất 2/3 số thành viên tổ chức cộng đồng biểu quyết thông qua với quy định của pháp luật về thủy sản, pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế tại địa phương.
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;
c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;
d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức cộng đồng báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về hoạt động của tổ chức cộng đồng định kỳ trước ngày 10 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
2. Báo cáo của tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: Tên gọi của tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên tham gia; kết quả thực hiện Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; kết quả thực hiện Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng; các nội dung thay đổi trong kỳ báo cáo; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
3. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
4. Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
1. Loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Tổng cục thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục thủy sản về kết quả thực hiện.
4. Hằng năm, tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thả tối thiểu 0,1% tổng số cá thể được sản xuất vào vùng nước tự nhiên.
5. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao;
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ phải bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho các tổ chức, cá nhân phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục;
b) Báo cáo Tổng cục thủy sản về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
8. Trong trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức xử lý phù hợp với tập quán và quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
1. Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;
d) Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu;
đ) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.
2. Trình tự cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển và ban hành văn bản chấp thuận theo Mẫu số 12.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
4. Tổng cục thủy sản thu hồi văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
1. Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
a) Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
c) Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Hoạt động được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển;
c) Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;
d) Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác được đi qua không gây hại.
3. Hoạt động được thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản;
c) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái;
d) Xây dựng công trình hạ tầng phục vụ hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển; công trình phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.
4. Hoạt động được thực hiện trong vùng đệm bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5. Các hoạt động trong khu bảo tồn biển được quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và Quy chế quản lý khu bảo tồn biển.
1. Ban quản lý khu bảo tồn biển có quyền sau đây:
a) Thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;
b) Hợp tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển;
c) Thu phí, lệ phí theo quy định đối với hoạt động trong khu bảo tồn biển;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn;
đ) Công chức, viên chức của Ban quản lý khu bảo tồn biển khi đang thi hành công vụ trong khu bảo tồn biển được lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, chuyển người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
e) Kinh doanh, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật;
g) Có ý kiến đối với hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án liên quan đến khu bảo tồn biển được giao quản lý; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án của tổ chức, cá nhân trong trường hợp không thực hiện đúng mục đích, nội dung, kế hoạch hoặc có hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn biển.
2. Ban quản lý khu bảo tồn biển có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, bảo vệ khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Xây dựng đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hằng năm, 05 năm, 10 năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, phòng, trừ dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
d) Tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, tái tạo, phục hồi và phát triển các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn biển; cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; quan trắc, thu thập thông tin, số liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường nước;
đ) Giám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án thực hiện trong khu bảo tồn biển;
e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
g) Tổ chức, phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí lực lượng Kiểm ngư thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
h) Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ triển khai hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
i) Ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện và hoạt động trong khu bảo tồn biển;
k) Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh diện tích của khu bảo tồn biển; diện tích, vị trí các phân khu chức năng của khu bảo tồn biển và vùng đệm;
l) Lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới khu bảo tồn biển, ranh giới các phân khu chức năng và lắp đặt phao cho tàu du lịch buộc neo;
m) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục thủy sản) về công tác quản lý khu bảo tồn biển định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.Bổ sung
1. Tham gia các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học; phục hồi, tái tạo động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn.
2. Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn biển triển khai hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái trong khu bảo tồn biển theo quy định của Nghị định này, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Liên doanh, liên kết với Ban quản lý khu bảo tồn biển trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
4. Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản theo quy định của Nghị định này, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
a) Gửi kế hoạch điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu bảo tồn biển tới Ban quản lý khu bảo tồn biển trước khi thực hiện 10 ngày;
b) Thực hiện điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và hướng dẫn, giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
c) Thông báo cho Ban quản lý khu bảo tồn biển về kết quả điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có);
d) Chi trả chi phí dịch vụ cho Ban quản lý khu bảo tồn biển theo quy định, trừ hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học.
2. Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái liên quan đến khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
a) Triển khai hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tuân thủ Quy chế quản lý khu bảo tồn biển, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển, giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường; tham gia hoạt động làm sạch môi trường, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn;
d) Phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học cho khách du lịch;
đ) Chi trả chi phí dịch vụ cho Ban quản lý khu bảo tồn biển theo quy định.
3. Đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển có nghĩa vụ:
a) Chấp hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển;
c) Tham gia hoạt động tái tạo, phục hồi các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn.
1. Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn thu dịch vụ do tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển chi trả theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
3. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
4. Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1. Chi ngân sách nhà nước cho khu bảo tồn biển của nhà nước như sau:
a) Chi đầu tư phát triển bao gồm: Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khu bảo tồn biển; đầu tư khác liên quan đến khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật (nếu có). Việc quản lý, phân bổ chi đầu tư phát triển thực hiện các dự án phục vụ công tác quản lý khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công hiện hành;
b) Chi thường xuyên bao gồm: Hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển; các hoạt động thường xuyên khác liên quan đến quản lý khu bảo tồn biển.
2. Việc xây dựng dự toán, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cho khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nguồn thu dịch vụ của khu bảo tồn biển được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài được quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật về sử dụng nguồn tài trợ và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Nguồn tài chính khác được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có chức năng hỗ trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
2. Nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ, từ thiện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
b) Tổ chức thẩm định, quyết định hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
c) Thực hiện quy định về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán theo Luật ngân sách; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1. Tên gọi của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Quỹ ở trung ương là Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ trung ương);
b) Quỹ cấp tỉnh là “Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tĩnh [tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương]” (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh).
2. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bao gồm:
a) Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Ban Kiểm soát Quỹ;
c) Cơ quan điều hành Quỹ.
3. Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và Cơ quan điều hành Quỹ được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do cơ quan thành lập Quỹ ban hành.
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Quỹ trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ trung ương hỗ trợ;
c) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý và hoạt động của Quỹ;
d) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án (nếu có).
3. Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án;
c) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương (nếu có);
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương đối với nguồn vốn do Quỹ trung ương hỗ trợ;
đ) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài chính cho Quỹ trung ương định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Nguồn tài chính hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản.
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;
c) Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc;
d) Hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.
3. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cấp tỉnh được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Các hoạt động được quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này trên địa bàn tỉnh;
b) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cộng đồng.
4. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng trong nước có chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ theo phương thức hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí để thực hiện chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án được quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo thuyết minh chương trình, dự án, hoạt động phi dự án đến Cơ quan điều hành Quỹ;
b) Cơ quan điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, phê duyệt;
c) Sau khi Hội đồng quản lý Quỹ có quyết định phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo cho đối tượng được hỗ trợ biết và triển khai thực hiện.
7. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng thực hiện chương trình, dự án và hoạt động phi dự án theo quyết định đã được phê duyệt và báo cáo Cơ quan điều hành Quỹ về kết quả thực hiện.
8. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình, dự án, hoạt động phi dự án:
a) Cơ quan điều hành Quỹ chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án được Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ định kỳ hằng năm hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Cơ quan điều hành Quỹ có thể thuê tư vấn để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ.
9. Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính, báo cáo quyết toán tài chính hằng năm:
a) Kế hoạch thu, chi tài chính của Quỹ được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với Quỹ cấp trung ương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với Quỹ cấp tỉnh;
b) Báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
10. Chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính:
a) Áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để thực hiện công tác kế toán;
b) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản; quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
2. Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
a) Tổng cục thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;
b) Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định này;
c) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
6. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
7. Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.Bổ sung
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục thủy sản cấp phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);
d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Tổng cục thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.
4. Khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm: Tổng cục thủy sản và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra như sau: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học liên quan đến giống thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở sản xuất, xuất khẩu giống thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định này.
2. Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục IX, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.
2. Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau đây:
a) Trùng với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.
Điểm b và c khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:
a) Có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
2. Điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác.
1. Tổng cục thủy sản tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản và phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản.
2. Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Tổng cục thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Tổng cục thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
4. Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản như sau: Căn cứ đặc điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.
5. Giám sát khảo nghiệm:
a) Cơ quan giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm;
b) Nội dung giám sát: Theo nội dung đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được Tổng cục thủy sản phê duyệt;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục thủy sản.
6. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục thủy sản tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung kiểm tra theo nội dung đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt.
7. Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
1. Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
3. Điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổng cục thủy sản kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ các cơ sở sản xuất quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và Điều 32;
c) Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.
6. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
7. Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
8. Cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi tham gia một, một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm do cơ sở khác công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy:
a) Sản xuất sản phẩm phải phù hợp với điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận. Trước khi sản xuất phải thông báo bằng văn bản đến Tổng cục thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để giám sát, quản lý;
b) Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản. Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất và giao một bản sao cho cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy để lưu giữ phục vụ truy xuất nguồn gốc;
c) Cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy khi sản xuất tại cơ sở khác có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.Bổ sung
1. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh khi được ủy quyền.
2. Nội dung, trình tự và thủ tục kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về lấy mẫu, thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Người lấy mẫu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được Tổng cục thủy sản tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu.
4. Thử nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do phòng thử nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định thực hiện. Trong trường hợp chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thì thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nếu có phương pháp thử phù hợp. Trường hợp các phương pháp thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng.
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thủy sản phải được Tổng cục thủy sản cấp phép.
2. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm);
c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).
3. Trình tự thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu khoa học gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 16.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Tổng cục thủy sản có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát việc tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu.
4. Trường hợp nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định về nhập khẩu thủy sản sống.
5. Khi phát hiện thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Tổng cục thủy sản và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học về sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản được quy định như sau:
a) Có phòng thử nghiệm đủ năng lực để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
2. Điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản được quy định như sau: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với các khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác. Không để sản phẩm, bao bì của sản phẩm khảo nghiệm gây ô nhiễm môi trường.
1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện cho phép khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu Tổng cục thủy sản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 20.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Tổng cục thủy sản để tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục. Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở khảo nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành quyết định khảo nghiệm theo Mẫu số 21.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu). Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục thủy sản tổ chức kiểm tra thực tế tại nơi thực hiện khảo nghiệm ít nhất 01 lần trong quá trình khảo nghiệm.
4. Giám sát hoạt động khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn. Nội dung giám sát theo đề cương đã được phê duyệt.
5. Công nhận kết quả khảo nghiệm:
a) Sau khi kết thúc khảo nghiệm, cơ sở có thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Tổng cục thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 22.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển; tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm; hệ số chuyển hóa thức ăn; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản khảo nghiệm và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm); đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường.
2. Nội dung khảo nghiệm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường nuôi; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Tồn dư thành phần của sản phẩm trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch đối với sản phẩm có thành phần là hóa chất; dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu hoạch; tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:
a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.
2. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):
a) Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
3. Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
c) Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
a) Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận:
a) Giấy chứng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38 Luật Thủy sản hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thì có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận;
c) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ cơ sở điều kiện nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
c) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
3. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
4. Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
a) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi diện tích ao nuôi; thay đổi đối tượng nuôi; thay đổi mục đích sử dụng.
1. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổng cục thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
2. Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
3. Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
a) Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy phép: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thì có thẩm quyền thu hồi Giấy phép.Bổ sung
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo khoản 2 Điều 37 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;
c) Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép Tổng cục thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Cấp lại Giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
a) Tổ chức, cá nhân gửi Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép, Tổng cục thủy sản xem xét, tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thu hồi giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, làm thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy phép là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thu hồi giấy nuôi trồng thủy sản trên biển và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên đối với trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
c) Tài liệu chứng minh cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật trong trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
d) Tài liệu nhập khẩu mẫu vật đối với trường hợp sử dụng mẫu vật có nguồn gốc từ nhập khẩu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
đ) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản (nếu cần) và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 34.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc:
a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với trường hợp có sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản;
c) Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
d) Hợp đồng thuê tàu cá đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sử dụng tàu cá để khai thác nhưng không phải là chủ tàu;
đ) Báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký khai thác thủy sản.
3. Trình tự xác nhận nguồn gốc:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc, trường hợp không cấp giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Trình tự, thủ tục xác nhận mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ tự nhiên trước thời điểm quy định cấm khai thác có hiệu lực:
a) Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm: Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; tài liệu chứng minh nguồn gốc mẫu vật khai thác từ tự nhiên có xác nhận của Tổ chức quản lý cảng cá hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tại thời điểm khai thác; hợp đồng mua, bán, cho, tặng có công chứng tại thời điểm mua, bán, cho, tặng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là người trực tiếp khai thác;
b) Trình tự xác nhận: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh; trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, xác minh hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 35.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Điều kiện cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp như sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
2. Điều kiện cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trừ loài thủy sản quy định tại khoản 1 Điều này đáp ứng đầy đủ điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
3. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
a) Đối với loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.
Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:
a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
c) Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.
1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.
2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.
3. Quy định về treo cờ:
a) Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a Khoản này.Bổ sung
1. Yêu cầu của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá:
a) Phải được kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển;
b) Tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển.
Tự động truyền bằng một trong các phương thức qua hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF tối thiểu 08 vị trí/ngày với tần suất 03 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển;
c) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%;
d) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập;
đ) Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
2. Tính năng phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá:
a) Phần mềm tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá phải tương thích với các hệ điều hành Microsoft Windows, Android, IOS; có giao diện tiếng Việt trực quan. Quản lý toàn bộ thông tin tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá; quản lý được nhật ký khai thác, chống khai thác bất hợp pháp;
b) Giao diện phần mềm hiển thị vị trí tàu, thời gian, vận tốc, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, thông tin thời tiết, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá, gửi thông tin đến thiết bị giám sát tàu cá;
c) Có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát tàu cá, tạo khu vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực;
d) Kết nối, truyền dẫn thông tin với trung tâm dữ liệu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá; phân cấp quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá;
đ) Bản đồ điện tử được sử dụng phải thể hiện rõ được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, các vùng cấm đánh bắt, các cảng cá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp.
3. Quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá:
a) Tổng cục thủy sản thống nhất quản lý hệ thống giám sát tàu cá và dữ liệu giám sát tàu cá toàn quốc, quản trị hệ thống và phân cấp cho địa phương khai thác dữ liệu giám sát tàu cá, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
c) Tổ chức quản lý tàu cá tại các cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định và công bố được phép khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá từ hệ thống giám sát tàu cá theo phân quyền;
d) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá và tự động truyền về trung tâm dữ liệu giám sát hành trình tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển, xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp. Sau khi lắp đặt thiết bị trên tàu cá, đơn vị cung cấp thiết bị phải thông báo đến Tổng cục thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra việc lắp đặt thiết bị trên tàu cá. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá trước khi cung cấp thiết bị phải báo cáo và thông báo mẫu kẹp chì về Tổng cục thủy sản để tổng hợp, thông báo công khai;
đ) Chủ tàu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo Mẫu số 01.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá để cập nhật vào cơ sở dữ liệu; trả chi phí mua, lắp đặt, bảo dưỡng và dịch vụ khác cho đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá; được cung cấp thông tin giám sát hành trình của tàu cá mình từ Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi có yêu cầu.
Chủ tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất của thiết bị, có hướng dẫn lắp đặt thiết bị; có bảng hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24 giờ/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá); thuyền trưởng có thể kiểm soát được các trạng thái hoạt động của thiết bị trực tiếp hoặc qua các phụ kiện. Thiết bị giám sát hành trình phải được đơn vị cung cấp thiết bị kẹp chì cố định trên tàu khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa;
e) Lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên phải lắp trước ngày 01 tháng 7 năm 2019; đối với tàu làm nghề lưới kéo, câu cá ngừ đại dương có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01 tháng 01 năm 2020; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01 tháng 4 năm 2020;
g) Thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố, ven biển 06 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng;
h) Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải lắp thiết bị giám sát hành trình đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quản lý, sử dụng hệ thống và dữ liệu giám sát hành trình tàu cá quy định tại Điều này;
i) Dữ liệu giám sát hành trình tàu cá được sử dụng làm căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động của tàu cá, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý các tranh chấp nghề cá trên biển, xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác.
4. Bảo mật dữ liệu:
a) Các dữ liệu được lưu giữ trong máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải đảm bảo không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định;
b) Dữ liệu truyền dẫn giữa thiết bị giám sát hành trình tàu cá với máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình truyền dẫn; dữ liệu từ máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi chuyển cho các cơ quan chuyên môn khác phải được mã hóa theo quy định;
c) Thời gian lưu trữ dữ liệu giám sát hành trình tàu cá tại máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá và đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá tối thiểu là 36 tháng; các máy chủ lưu trữ, xử lý dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá đều phải được đặt tại Việt Nam;
d) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm bảo mật dữ liệu, cung cấp dữ liệu chính xác; không được cung cấp dữ liệu giám sát tàu cá cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được chấp thuận của Tổng cục thủy sản.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản: Bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.
5. Thu hồi giấy phép khai thác thủy sản:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.Bổ sung
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.
2. Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
3. Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.
4. Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.
5. Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS).
6. Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
1. Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số 06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận;
c) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
d) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
đ) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;
e) Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;
g) Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
2. Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không cấp phép, Tổng cục thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Tổng cục thủy sản xem xét và cấp:
a) Văn bản chấp thuận theo Mẫu số 07.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy phép theo Mẫu số 08.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 09.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Sau khi cấp văn bản chấp thuận hoặc giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Tổng cục thủy sản phải thông báo theo Mẫu số 10.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân khi nhận văn bản chấp thuận hoặc giấy phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Tổng cục thủy sản bản chính Giấy phép khai thác thủy sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.
5. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận lại Giấy phép khai thác thủy sản, gửi đề nghị đến Tổng cục thủy sản. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Tổng cục thủy sản trả lại Giấy phép khai thác thủy sản mà tổ chức, cá nhân đã nộp.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản;
c) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 13.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp Giấy phép bị rách, nát);
c) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá hoặc thay đổi nghề (nếu có).
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 14.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp Giấy phép;
d) Nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản).
4. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với cấp mới), 07 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản cấp, cấp lại Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 15.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản cấp gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 16.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng cá và thông báo danh sách cảng được chỉ định cho Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc.
2. Tàu nước ngoài được cập cảng cá Việt Nam, trừ trường hợp tàu nước ngoài có tên trong Danh sách tàu khai thác thủy sản, vận chuyển, chuyển tải, hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp. Tàu nước ngoài trước khi vào cảng cá Việt Nam phải thông báo trước 24 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức quản lý cảng cá phải thông qua cho cơ quan hải quan, biên phòng để thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định; thông báo cho cơ quan quản lý về thủy sản của địa phương hoặc văn phòng thanh tra tại cảng để thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu. Việc kiểm tra, xử lý được thực hiện theo khoản 3, 4, 5 và khoản 6 của Điều 70 Nghị định này.
4. Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
5. Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như sau:
1. Cơ sở loại I: đóng mới, cải hoán tất cả các loại tàu cá theo vật liệu vỏ.
2. Cơ sở loại II: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo vật liệu vỏ.
3. Cơ sở loại III: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét theo vật liệu vỏ.
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 4 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại II, loại III).
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 3 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 6 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã cấp.
3. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có địa điểm đóng mới, cải hoán tàu cá của cơ sở;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở; trường hợp kiểm tra, đánh giá tại cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở;
c) Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 04.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận;
b) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã cấp và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.Bổ sung
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:
a) Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;
b) Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
c) Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
2. Quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản:
a) Tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc các tổ chức đăng kiểm khác để thực hiện đăng kiểm tàu công vụ thủy sản;
b) Việc giám sát an toàn kỹ thuật, môi trường, chất lượng tàu công vụ thủy sản thực hiện theo quy định về đăng kiểm của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.
1. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I:
a) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Có đăng kiểm viên trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 01 đăng kiểm viên hạng I và 02 đăng kiểm viên hạng II;
d) Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
2. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này;
b) Đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 02 đăng kiểm viên hạng II.
3. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Đăng kiểm viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, khai thác thủy sản; trong đó, tối thiểu 01 đăng kiểm viên hạng II;
c) Có quy trình kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu cá phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá.
4. Các cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I và loại II được phép thành lập các chi nhánh trực thuộc gần với nơi neo đậu tàu cá hoặc gần các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá, mỗi chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và bảo đảm đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, cơ khí tàu thuyền hoặc khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, tối thiểu 02 đăng kiểm viên hạng II trở lên đối với chi nhánh của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I và 01 đăng kiểm viên hạng II trở lên đối với chi nhánh của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II.
1. Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam: Tờ khai theo Mẫu số 05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ căn cứ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và tiêu chí đặc thù của địa phương, xem xét cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 06.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp văn bản chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.Bổ sung
1. Hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
d) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
đ) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng mới.
2. Hồ sơ nêu tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt.
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản xem xét cấp phép cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
1. Tặng, cho viện trợ tàu cá là việc Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ tàu cá cho Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam để sử dụng trong hoạt động khai thác thủy sản hoặc các hoạt động công vụ liên quan đến thủy sản.
2. Việc tiếp nhận tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ cho cơ quan nhà nước của Việt Nam, Tổng cục thủy sản quyết định trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế và quan hệ đối ngoại.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam tiếp nhận tàu cá của tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho phải đảm bảo đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Thủy sản.
4. Trình tự, thủ tục nhập khẩu tàu cá do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định này.
1. Đối với cảng cá loại I: Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên ra vào cảng.
2. Đối với cảng cá loại II: Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên ra vào cảng.
1. Hồ sơ công bố mở cảng cá:
a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá;
c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản chụp);
d) Quyết định thành lập Tổ chức quản lý cảng cá (bản chụp);
đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công;
e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng;
g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
2. Trình tự, thủ tục công bố mở cảng cá:
a) Tổ chức quản lý cảng cá gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Thủy sản;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công bố mở cảng cả, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Nội dung chủ yếu của quyết định mở cảng cá: Tên của cảng cá; loại cảng cá; vị trí tọa độ của cảng cá; vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng; chiều dài cầu cảng; cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng; năng lực bốc dỡ; thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động.
4. Công bố đóng cảng cá:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Thủy sản ban hành Quyết định đóng cảng cá thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Thủy sản; đồng thời thực hiện thu hồi Quyết định công bố mở cảng cá đã cấp;
b) Quyết định công bố đóng cảng cá theo Mẫu số 11.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Kiểm ngư trung ương được tổ chức như sau:
a) Cục Kiểm ngư là cơ quan thuộc Tổng cục thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Kiểm ngư có các phòng chuyên môn, các Chi cục Kiểm ngư Vùng và Trung tâm phục vụ hoạt động Kiểm ngư;
b) Chi cục Kiểm ngư Vùng có các phòng chuyên môn, đội tàu Kiểm ngư và Trạm Kiểm ngư;
c) Cục Kiểm ngư và các Chi cục Kiểm ngư Vùng có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước;
d) Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng có con dấu riêng để giao dịch hành chính và thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển là tổ chức hành chính thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
1. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:
a) Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong lực lượng Kiểm ngư thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.
2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:
a) Kiểm ngư viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Kiểm ngư viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Kiểm ngư viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức xếp lương theo các ngạch Thuyền viên tàu Kiểm ngư:
a) Thuyền viên Kiểm ngư chính được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 40% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Thuyền viên Kiểm ngư được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 45% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Thuyền viên Kiểm ngư trung cấp được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên tàu kiểm ngư được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hệ số 0,3 mức lương cơ sở.
5. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên các tàu kiểm ngư trong thời gian thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam được áp dụng phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực:
a) Phụ cấp đặc biệt: Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Phụ cấp thu hút: Mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Phụ cấp khu vực: Hệ số 0,7 mức lương cơ sở.
Phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực nêu tại điểm a, b, c khoản 5 Điều này được tính trả bằng mức tiền phụ cấp tháng chia cho 22 ngày nhân với ngày thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển của Việt Nam.
6. Phụ cấp trách nhiệm công việc:
a) Thuyền trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
b) Thuyền phó, Máy trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;
c) Máy phó, thủy thủ trưởng: Hệ số 0,2 mức lương cơ sở.
7. Chế độ bồi dưỡng đi biển: Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên tàu kiểm ngư trong thời gian đi biển được hưởng chế độ bồi dưỡng đi biển hệ số 0,2 mức lương cơ sở/người/ngày thực tế đi biển.
1. Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động kiểm ngư theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành:
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư trung ương, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;
c) Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách và số tiền thu xử phạt hành chính của năm trước năm hiện hành, cơ quan kiểm ngư lập dự toán kinh phí hoạt động của năm kế hoạch, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, trong đó kinh phí thu được từ xử phạt vi phạm hành chính để phục vụ cho chi thường xuyên hoạt động kiểm ngư.
2. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
1. Chi cho hoạt động bộ máy Kiểm ngư thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
2. Nội dung chi cho hoạt động Kiểm ngư từ nguồn ngân sách nhà nước cấp duy trì hằng năm:
a) Chi trực đường dây nóng đảm bảo xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nhiệm vụ trực khác được cấp có thẩm quyền giao;
b) Chi các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng đi biển cho công chức, Kiểm ngư viên, Thuyền viên, người làm việc trên tàu Kiểm ngư trong thời gian đi biển theo quy định;
c) Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên ngành Kiểm ngư;
d) Chi nguyên, nhiên vật liệu cho tàu Kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành; thực hiện công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục các sự cố trên biển; phối hợp cùng lực lượng liên quan tuần tra, kiểm tra, xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; tham gia bảo vệ chủ quyền trên vùng biển, đảo Việt Nam theo quy định;
đ) Chi mua bảo hiểm cho đội tàu Kiểm ngư bao gồm (bảo hiểm con người làm việc trên tàu Kiểm ngư, bảo hiểm tàu, xuồng kiểm ngư); và các loại thuế, phí khác theo quy định;
e) Chi thu thập, mua tin từ cộng tác viên, xử lý thông tin, tài liệu, vật chứng liên quan đến nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành; chi hoạt động điều tra, trưng cầu giám định về các nội dung liên quan đến nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành;
g) Chi thuê vị trí cập tàu và khu vực neo đậu cho đội tàu kiểm ngư và tàu thuyền vi phạm bị lực lượng Kiểm ngư tạm giữ để xử lý;
h) Chi phí sửa chữa định kỳ, đột xuất tàu, xuồng Kiểm ngư;
i) Chi mua sắm phương tiện, tàu, xuồng kiểm ngư, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị chuyên dùng, trang phục cho lực lượng Kiểm ngư; mua sắm vật tư, thiết bị tiêu hao, thuốc, thiết bị y tế phục vụ sơ cứu trên các tàu, xuồng kiểm ngư;
k) Chi xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu và duy trì vận hành hệ thống thông tin về Kiểm ngư;
l) Chi tuyên truyền, đưa tin nóng trên truyền hình, phổ biến, giáo dục pháp luật về Kiểm ngư; thiết kế, in ấn biểu mẫu chuyên ngành Kiểm ngư;
m) Chi tiền công, tiền lương và các khoản theo lương cho cán bộ hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hợp đồng lao động;
n) Chi thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thực thi pháp luật về thủy sản và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển;
o) Chi công tác học hỏi kinh nghiệm, phối hợp tuần tra, kiểm tra trên biển với lực lượng Kiểm ngư các quốc gia khác;
p) Chi thăm hỏi, động viên hỗ trợ cán bộ và ngư dân khi tham gia trên biển bị tai nạn hoặc tử vong; không quá 5 triệu đồng/người bị tử vong, 2 triệu đồng/người bị thương;
q) Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động Kiểm ngư.
3. Các khoản chi từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính do lực lượng Kiểm ngư thực hiện được cấp lại để phục vụ cho hoạt động Kiểm ngư:
a) Chi tiền công, tiền lương và các khoản theo lương cho cán bộ hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chi thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thực thi pháp luật về thủy sản và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển;
b) Chi công tác học hỏi kinh nghiệm, phối hợp tuần tra, kiểm tra trên biển với lực lượng Kiểm ngư các quốc gia khác;
c) Chi thăm hỏi, động viên hỗ trợ cán bộ và ngư dân khi tham gia trên biển bị tai nạn hoặc tử vong; không quá 5 triệu/người bị tử vong, 2 triệu đối với người bị thương.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Mở số theo dõi hoạt động chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng theo quy định;
3. Sản phẩm hoàn chỉnh được bán trên thị trường phải được dán nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
4. Bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy phép đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Tổ chức, cá nhân được tái xuất, quá cảnh loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.
3. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế được thực hiện theo Điều 69 Nghị định này.
4. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và quy định tại Nghị định này.
1. Nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
2. Tổ chức, cá nhân nhập nội từ biển mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Tổ chức, cá nhân nhập nội từ biển mẫu vật loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm trừ các loài quy định tại khoản 2 Điều này, thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
3. Trình tự thực hiện cấp phép xuất khẩu loài thủy sản:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục thủy sản xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;
b) Tổng cục thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 37.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Tổng cục thủy sản trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ định và công bố danh sách cảng biển cho tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác qua lãnh thổ Việt Nam và thông báo danh sách cảng được chỉ định cho Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO).
2. Tổ chức, cá nhân có tàu vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trước khi cập cảng 24 giờ phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin của tổ chức, cá nhân có nhu cầu cập cảng; cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu, quyết định:
a) Cho phép tàu cập cảng và thông báo với cơ quan quản lý cảng nếu không vi phạm liên quan đến khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp;
b) Từ chối cho tàu cập cảng và thông báo với cơ quan quản lý cảng nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp trừ trường hợp bất khả kháng. Công bố và thông báo về quyết định từ chối cập cảng cho quốc gia mà tàu mang cờ, các quốc gia ven biển lân cận, tổ chức quản lý nghề cá khu vực và tổ chức có liên quan.
4. Kiểm tra thông tin liên quan đến tàu nước ngoài khi tàu cập cảng:
a) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền kiểm tra tàu nước ngoài ngay sau khi tàu cập cảng (trừ trường hợp tàu chở hàng container có kẹp chì và không lên thủy sản, sản phẩm thủy sản tại Việt Nam) hoặc khi có yêu cầu của quốc gia tàu mà mang cờ, quốc gia ven biển có liên quan;
b) Nguyên tắc kiểm tra: Đảm bảo công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây phiền hà trong quá trình kiểm tra; không làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản trên tàu; cán bộ kiểm tra phải có chuyên môn và am hiểu pháp luật về thủy sản; trong trường hợp cần thiết mời đại diện của quốc gia mà tàu mang cờ tham gia kiểm tra;
c) Nội dung kiểm tra: Thông tin về tàu (tên tàu, số tàu, số IMO); thông tin về chủ tàu, giấy phép khai thác, giấy phép chuyển tải, sản lượng và thành phần loài thủy sản, ngư cụ, tài liệu theo yêu cầu của Công ước CITES (nếu có);
d) Tài liệu phải cung cấp cho cơ quan kiểm tra: Giấy phép khai thác, Giấy đăng ký tàu cá; Giấy phép chuyển tải, các báo cáo chuyển tải và thông tin của tàu chuyển mạn (giấy phép, giấy đăng ký) và tài liệu về thông tin của tàu chuyển tải; tài liệu khác liên quan đến thông tin khai báo trước khi cập cảng;
đ) Quy trình kiểm tra: Cán bộ kiểm tra xuất trình giấy tờ thể hiện công vụ trước thuyền trưởng; tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm c khoản này và thông tin trong Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; thuyền trưởng phải cung cấp thông tin đã khai báo và xuất trình giấy tờ quy định tại điểm d khoản này và giấy tờ liên quan đến nội dung kiểm tra và thông tin đã khai báo trước khi cập cảng; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; thông báo và xử lý kết quả kiểm tra.
5. Thông báo và xử lý kết quả kiểm tra:
a) Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản, thuyền trưởng và đơn vị kiểm tra mỗi bên giữ 01 bản và gửi cho quốc gia mà tàu cá treo cờ qua địa chỉ mail do Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố;
b) Khi có căn cứ về lô hàng, tàu cá khai thác bất hợp pháp hoặc hỗ trợ cho khai thác bất hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ chối không cho thủy sản, sản phẩm thủy sản lên cảng và thông báo với Ban quản lý cảng không cho sử dụng các dịch vụ tại cảng đồng thời thông báo cho quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia ven biển, Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và tổ chức quốc tế có liên quan, quốc gia mà thuyền trưởng của tàu cá đó là công dân về kết quả kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm.
6. Trường hợp đã từ chối cho tàu cập cảng nhưng vẫn cố tình cập cảng hoặc vì lý do bất khả kháng bắt buộc phải cập cảng, cơ quan quản lý cảng phải thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 19.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; xử lý vi phạm (nếu có). Trường hợp cưỡng chế tàu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì phải thông báo đến quốc gia có liên quan đến tàu và lịch trình di chuyển của tàu.Bổ sung
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản và hoạt động Kiểm ngư;
b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển và trực tiếp tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển cấp quốc gia nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thủy sản, sản phẩm thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản và Kiểm ngư trên phạm vi cả nước;
c) Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngư cụ, phương pháp khai thác, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển; bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về chế độ quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng thủy sản, khai thác từ tự nhiên; cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm, bao gồm cả các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định; thực thi quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Đề xuất chính sách trong hoạt động thủy sản;
e) Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; thống nhất quản lý hệ thống giám sát tàu cá trên toàn quốc; quy định quản lý kỹ thuật về hệ thống giám sát tàu cá;
g) Phân cấp, ủy quyền quản lý hoạt động thủy sản cho đơn vị trực thuộc và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác quản lý hoạt động thủy sản; giao Tổng cục thủy sản tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền;
h) Tổ chức, triển khai thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Thủy sản năm 2017.
2. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển đối với các hoạt động của tàu cá, cảng cá;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý hoạt động vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản qua cảng biển, dịch vụ hậu cần, tàu cá tại các cảng biển, cảng thủy nội địa thuộc quyền quản lý theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.
3. Bô Tài chính:
a) Quy định về phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về phí, lệ phí trong lĩnh vực thủy sản;
b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan không thông quan đối với lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản khai thác bất hợp pháp;
c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý hoạt động vận chuyển thủy sản qua cảng biển, dịch vụ
hậu cần, tàu cá tại các cảng biển theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.
4. Bộ Quốc phòng:
a) Chỉ đạo lực lượng thực thi pháp luật trên biển kiểm tra, kiểm soát tàu cá Việt Nam, tàu cá nước ngoài rời cảng, cập cảng và hoạt động trên biển theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tại cảng cá kiểm tra tàu cá, thuyền viên ra vào cảng cá theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp, hỗ trợ Kiểm ngư thực thi pháp luật trên biển theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển.
5. Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong hoạt động thủy sản.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong bảo vệ môi trường, quản lý đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
1. Tổ chức, triển khai thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Thủy sản năm 2017.
2. Tổ chức, thực hiện nội dung quản lý hoạt động thủy sản được giao trong Nghị định này.
3. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh triển khai, thực hiện quy định được giao trong Nghị định này.
4. Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thủy sản, sản phẩm thủy sản và Kiểm ngư tại địa phương theo thẩm quyền.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các cấp, người dân tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với tổ chức cộng đồng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền tại khu vực thực hiện đồng quản lý. Định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục thủy sản) về thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
6. Bố trí lực lượng Kiểm ngư tỉnh thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại khu bảo tồn biển theo đề nghị của Ban quản lý khu bảo tồn biển.
7. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Kiểm ngư cấp tỉnh, việc phối hợp hoạt động của Kiểm ngư với cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh; trang bị tàu và xuồng Kiểm ngư; vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng; đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho Kiểm ngư theo quy định của pháp luật.Bổ sung
1. Tổ chức đã và đang hoạt động theo phương thức đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện rà soát và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý theo quy định tại Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Khu bảo tồn biển được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện Quy chế quản lý khu bảo tồn biển theo quy định tại Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè hoặc nuôi đối tượng thủy sản chủ lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Các loại giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ, văn bản chấp thuận được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến khi được cấp mới, cấp lại theo quy định tại Nghị định này.
5. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản các đối tượng chủ lực, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được hoạt động và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
6. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được hoạt động và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
7. Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện trước ngày 01 tháng 10 năm 2019.
8. Tổ chức đăng kiểm tàu cá đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục được hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
9. Cảng cá đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được hoạt động và phải làm thủ tục đề nghị công bố mở cảng theo quy định trước ngày 01 tháng 10 năm 2020.
10. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp thì giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.
11. Các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục áp dụng đến khi hết thời gian áp dụng chính sách hoặc có văn bản thay thế, hủy bỏ.
12. Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu căn cứ tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức, cá nhân công bố đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
13. Việc kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu tiếp tục được áp dụng quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và văn bản hướng dẫn đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2019.
2. Nghị định này thay thế các văn bản sau đây:
a) Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;
b) Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
c) Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
d) Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
đ) Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
e) Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá;
g) Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
h) Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
i) Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
k) Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư;
l) Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế;
m) Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
n) Những nội dung liên quan đến thức ăn thủy sản quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
o) Điều 15, 16, 17 và Điều 18 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển đặc biệt là đánh bắt xa bờ;
b) Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh;
c) Thông tư số 01/2011/TT-BNN ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định sửa đổi, bổ sung danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục vụ và phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008;
d) Thông tư số 101/2008/TT-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm trang bị máy thu trực canh cho ngư dân;
đ) Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá;
e) Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá;
g) Chỉ thị số 05/2007/CT-BTS ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của thanh tra thủy sản;
h) Chỉ thị số 10/2005/CT-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ngăn chặn nghề cào bay và các hoạt động khai thác trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng;
i) Chỉ thị số 03/2006/CT-BTS ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác trên các vùng biển Việt Nam.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, March 08, 2019 |
DECREE
GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF THE LAW ON FISHERIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government hereby promulgates a Decree to provide guidelines for implementation of the Law on Fisheries.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree elaborates Clause 10 Article 10, Point b Clause 3 Article 13, Clause 4 Article 16, Clause 5 Article 21, Point a Clause 2 Article 23, Article 24, Clause 5 Article 25, Clause 5 Article 27, Clause 4 Article 28, Clause 2 Article 32, Clause 5 Article 34, Clause 6 Article 35, Clause 5 Article 36, Clause 5 Article 38, Clause 3 Article 39, Clause 3 Article 40, Clause 1 Article 48, Point dd Clause 2 Article 50, Clause 3 Article 51, Clause 2 Article 53, Clause 7 Article 56, Point k Clause 2 Article 57, Clause 4 Article 64, Clause 4 Article 66, Clause 2 Article 68, Point d Clause 1 and Point d Clause 2 Article 78, Clause 4 Article 79, Clause 2 Article 89, Clause 3 Article 94, Clause 7 Article 98, and Clause 3 Article 99 of the Law on Fisheries and guidelines for implementation of the Law on Fisheries.
Article 2. Regulated entities
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals carrying out fishing activities or related to fishing activities in land, islands, archipelago and waters of Vietnam; Vietnamese organizations and individuals carrying out fishing activities outside the waters of Vietnam.
Article 3. Definitions
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “intensive aquaculture” means the aquaculture that is carried out under the condition that the growth and production of aquatic species are kept under control and the growth of aquatic species entirely depends on the aquafeeds.
2. “semi-intensive aquaculture” means the aquaculture that is carried out under the condition that the growth and production of aquatic species are partially kept under control and the growth of aquatic species entirely depends on natural feeds and aquafeeds.
3. “coastal route” means a broken line made up of straight lines that join points 01 to 18. The coordinates of points 01 to 18 are defined by longitude and latitude specified in the Appendix IV-A hereof.
4. “inshore route” means a broken line made up of straight lines that join points from 01’ to 18’. The coordinates of points from 01’ to 18’ are defined by longitude and latitude specified in the Appendix IV-A hereof.
5. “fishing vessel monitoring system” means a system integrated with equipment that is installed on a fishing vessel connected to the fishing vessel monitoring data center (hereinafter referred to as “the monitoring data center”) to manage and monitor the voyage and activities of the fishing vessels in the waters.
6. “monitoring equipment installed on board a fishing vessel” means the terminal equipment that receives, stores and transmits information about activities of the fishing vessel and is activated and set to transmit data to the monitoring data center.
7. “fishery transshipment” means an act of transferring the catch from one vessel to another vessel.
8. “subdivision under strict protection of a marine protected area (MPA)” means the waters, island, archipelago or coastal waters that is defined to defend the integrity and status quo, and monitor natural developments of aquatic animals and plants, and marine ecosystem.
9. “ecological recovery subdivision of an MPA” means the waters, island, archipelago or coastal waters that is defined to recover and regenerate aquatic animals and plants, and marine ecosystem.
10. “service and administration subdivision of an MPA” means the waters, island, archipelago or coastal waters that is defined to provide services, carry out administration-related activities and controlled fishing activities.
11. “ecotone of an MPA” means the waters, island, archipelago or coastal waters that surrounds or is adjacent to the inside boundary of a protected area in order to prevent and mitigate adverse external impacts on the protected area.
12. “aquatic resource fishing logistics vessel” includes vessels engaging in exploration, search for and trapping of aquatic resources, vessels engaging in transport (transshipment, processing) of fishery products, except container vessels.
13. “illegal fishing” means fishing activities conducted by Vietnamese or foreign vessels without permission in maritime waters under the jurisdiction of a State, without the permission of that State, or in contravention of its laws and regulations; conducted by fishing vessels flying the flag of States that are contracting parties to a relevant regional fisheries management organization, but which operate in contravention of the conservation and management measures adopted by that organization and by which those States are bound, or of relevant provisions of the applicable international law; or conducted by fishing vessels in violation of national laws or international obligations, including those undertaken by cooperating States to a relevant regional fisheries management organization.
14. “unreported fishing” means fishing activities which have not been reported, or have been misreported, to the Vietnamese authority, in contravention of Vietnam’s laws and regulations; or which have been undertaken in the area of competence of a relevant regional fisheries management organization and have not been reported, or have been misreported, in contravention of the reporting procedures of that organization.
15. “unregulated fishing” means fishing activities conducted in the area of application of a relevant regional fisheries management organization by fishing vessels without nationality, by fishing vessels flying the flag of a State not party to that organization or by any other fishing entity, in a manner that is not consistent with or contravenes the conservation and management measures of that organization; or conducted in areas or for fish stocks in relation to which there are no applicable conservation or management measures by fishing vessels in a manner that is not consistent with State responsibilities for the conservation of living marine resources under international law.
Article 4. General provisions on completion of administrative procedures specified in this Decree
1. Submission of documents serving administrative procedures: according to the methods for receipt of documents and returning of results adopted by the authority handling administrative procedures, organizations and individuals shall submit documents whether in person or by post or online (national single-window system, online public service, software, email or fax). To be specific:
a) If documents are submitted in person or by post: the documents must be originals or certified true copies or photocopies bearing the seal of the competent authority;
b) If documents are submitted online, the documents must be scanned or photocopied from the originals.
2. Number of documents: 01 set.
3. Time limit for replying to the adequacy of documents:
a) If documents are submitted in person, the authority handling administrative procedures shall inspect documents and give a response as soon as an organization/organization submits the documents.
b) If documents are submitted by post or online, within 02 working days, the authority handling administrative procedures shall inspect their adequacy. If the documents are inadequate, it shall notify the organization/individual.
4. Methods for paying fees and charges for completing administrative procedures: organizations and individuals shall pay fees and charges in accordance with applicable regulations to the authority handling administrative procedures, whether in person or by wire transfer or another appropriate mean.
5. Methods for returning results: the authority handling administrative procedures shall return results directly at the document receipt area or by post or online.
6. In case any regulations herein are contrary to the regulations laid down in Clauses 1, 2, 3, 4 or 5 of this Article, such regulations shall apply.
7. Documents written in a foreign language shall be translated into Vietnamese language.
8. Organizations and individuals shall take responsibility for the legitimacy of the submitted documents.
Chapter II
PROTECTION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCES
Section 1. CO-MANAGEMENT OF AQUATIC RESOURCE PROTECTION
Article 5. Recognizing and assigning management to communities
1. An application for recognition and assignment of management to a community includes:
a) An application form (Form No. 01.BT in the Appendix I hereof);
b) A plan for protection and catching of aquatic resources in area where co-management is expected to take place application form (Form No. 02.BT in the Appendix I hereof);
c) Charter of the community (Form No. 03.BT in the Appendix I hereof);
d) Information about the community (Form No. 04.BT in the Appendix I hereof);
dd) An original minutes of meeting of the community (Form No. 05.BT in the Appendix I hereof).
2. Procedures for recognizing and assigning management to a community:
a) The community representative shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the competent authority as prescribed in Clause 2 Article 10 of the Law on Fisheries;
b) Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall publish the aquatic resource protection and catching plan on mass media and at the People’s Committee of the district, People’s Committee of the commune and residential area where the co-management is expected to take place;
c) Within 60 days from the date of publishing the plan, the competent authority shall appraise the application, carry out a site inspection (if necessary) and issue a decision to recognize and assign management to the community using the Form No. 06.BT in the Appendix I hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
3. The appraisal of application for recognition and assignment of management to a community shall cover at least:
a) The satisfaction of conditions specified in Clause 1 Article 10 of the Law on Fisheries;
b) The conformity of the plan for protection and catching of aquatic resources in area where co-management is expected to take place and the community’s charter which has been approved by at least 2/3 of the number of community members with regulations of the law on fishers, relevant laws and local current condition.
4. An application for amendments to the decision on recognition and assignment of management to a community includes:
a) An application form (Form No. 07.BT in the Appendix I hereof);
b) Information about the community (Form No. 04.BT in the Appendix I hereof) in case of renaming of the community and change of the community representative);
c) A report on assessment of implementation result and draft plan for aquatic resource protection and catching in case of amendments to the aquatic resource protection and catching plan; change or addition of location, boundary of the assigned geographical area or scope of management;
d) A report on assessment of implementation result and draft charter in case of amendments to the charter of the community;
dd) An original minutes of meeting of the community about amendments (Form No. 05.BT in the Appendix I hereof).
5. Procedures for amendments to the decision on recognition and assignment of management to a community:
a) In case of renaming of the community, change of the community representative and charter, the community representative shall submit an application specified in Clause 4 of this Article to the competent authority as prescribed in Clause 2 Article 10 of the Law on Fisheries. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall consider issuing the amendment decision. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) In case of change or addition of the location, boundary of the assigned geographical area or scope of management or amendment to aquatic resource protection and catching plan, regulations laid down in Clauses 2, 3 and 4 of this Article shall be complied with;
c) The decision on amendments to the decision on recognition and assignment of management to a community is made using the Form No. 08.BT in the Appendix I hereof.
Article 6. Reporting of operation of a community
1. The community shall submit an annual or ad hoc report on its operation to the competent authority and the fishery authority of the province as prescribed in Clause 2 Article 10 of the Law on Fisheries by November 10.
2. A report shall contain at least: name of the community, number of members, result of implementation of the aquatic resource protection and catching plan, result of implementation of the charter, amendments made during the reporting period, proposals and recommendations (if any).
Section 2. MANAGEMENT OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE AQUATIC SPECIES
Article 7. List of endangered, precious and rare aquatic species and criteria for determining whether an aquatic species is endangered, precious or rare
1. Endangered, precious and rare aquatic species are classified into 2 groups, including Group I and Group II.
2. An endangered, precious or rare aquatic species shall be classified into Group I if the following criteria are met:
a) The species carries rare and precious genes so that it is preserved and selected to serve aquaculture or contains substances or active ingredients with specific biological effects used as raw materials for preparation of medicinal products or is highly profitable when commercialized or plays a decisive role in maintaining the balance of other species in the biome or has representativeness or uniqueness of an geographic area.
b) There has been a very small number of species in nature or the species is in great danger of extinction if there is an observed or estimated population size reduction of at least 50% over the last 05 years by the time of assessment or a population size reduction of at least 50%, projected to be met within the next 05 years.
3. An endangered, precious or rare aquatic species shall be classified into Group II if the following criteria are met:
a) The species meets the criterion specified in Point a Clause 2 of this Article.
b) There has been a very small number of species in nature or the species is in great danger of extinction if there is an observed or estimated population size reduction of at least 20% over the last 05 years by the time of assessment or a population size reduction of at least 20%, projected to be met within the next 05 years.
4. The List of endangered, precious and rare aquatic species is provided in the Appendix II hereof.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out review and assessment, and submit amendments to the List of endangered, precious and rare aquatic species to the Government.
Article 8. Management and protection of endangered, precious and rare aquatic species
1. Species classified into Group I shall be caught to serve one of the following purposes: conservation, scientific research, creation of original breeds and international cooperation.
2. Species classified into Group II shall be caught to serve one of the following purposes: conservation, scientific research, creation of original breeds and international cooperation or satisfy the conditions specified in Section II Appendix II hereof.
3. Organizations and individuals catching endangered, precious and rare aquatic species for the purpose of conservation, scientific research, creation of original breeds or international cooperation shall obtain a written approval from the Directorate of Fisheries and submit reports on implementation results to the Directorate of Fisheries.
4. On an annual basis, creators of original breeds and producers of breeds of endangered, precious and rare aquatic species shall cooperate with the fishery authority of the province to release at least 0.1% of total number of individuals produced into natural water areas.
5. Endangered, precious and rare aquatic species that is an exhibit or evidence confiscated in accordance with the Criminal Code or the Criminal Procedure Code shall be handled as follows:
a) The individual that remains alive shall be released into its natural habitat; if it is injured, it shall be transferred to the aquatic species rescue center so that it is nurtured and cured before being released into its natural habitat;
b) The exhibit that is a dead individual or part thereof shall be transferred to the Vietnam National Museum of Nature or research institute so that it can be used as a specimen and for display, research, dissemination or education or shall be destroyed in accordance with Vietnam’s law;
c) If it is confirmed that the exhibit is sick and likely to cause dangerous disease, it is required to destroy it immediately. The destruction shall comply with applicable regulations of laws on veterinary medicine, protection and quarantine of plants.
6. Procedures for rescuing endangered, precious or rare aquatic species that is injured or stranded:
a) Any organization and individual that find an endangered, precious or rare aquatic species injured or stranded shall notify the fishery authority of the province or the aquatic species rescue center;
b) If the fishery authority of the province receives information or receives species transferred by the organization/individual, it is required to notify the aquatic species rescue center so that it gives first aid and nurtures the species while waiting for the transfer;
c) The aquatic species rescue center shall receive endangered, precious and rare aquatic species transferred by the fishery authority of the province or the organization/individual catching the species. The record on transfer of endangered, precious and rare aquatic species is made using the Form No. 09.BT in the Appendix I hereof.
7. The aquatic species rescue center shall:
a) rescue, cure, nurture and assess the adaptability of the rescued aquatic species before releasing them into their natural habitat. If the rescued species is dead during the rescue and cure, the rescue center shall transfer it to the Vietnam National Museum of Nature or research institute so that it can be used as a specimen. If the rescued species is not able to live in its natural habitat, the rescue center shall nurture or transfer it to a competent organization or individual for the purpose of research, dissemination or education;
b) submit an annual or ad hoc report on rescue of endangered, precious and rare aquatic species to the Directorate of Fisheries by November 20.
8. If the dead endangered, precious or rare aquatic species is not kept, stored or produced for the purpose of research, dissemination or education, the fishery authority of the province shall cooperate with the local authority in handling it in accordance with practices and regulations of laws on veterinary medicine and environmental protection.
Article 9. Catching of endangered, precious and rare aquatic species
1. An application for approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species includes:
a) An application form (Form No. 10.BT in the Appendix I hereof);
b) A catching plan (Form No. 11.BT in the Appendix I hereof);
c) An original or certified true copy of the national agreement on international cooperation in donation and exchange of endangered, precious and rare aquatic species if the species is caught for the purpose of international cooperation;
d) A decision on approval for outline for scientific research, conservation or creation of original breeds issued by the competent authority or description of the outline for scientific research, conservation or creation of original breeds if the species is caught for the purpose of scientific research, conservation or creation of original breeds;
dd) An applicant’s document defining its functions and tasks in the case of scientific research, conservation or creation of original breeds.
2. Procedures for granting written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species:
a) The applicant shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the Directorate of Fisheries;
b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall appraise it, consult the MPA management unit if the species is caught within the MPA and grant the written approval using the Form No. 12.BT in the Appendix hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
3. The written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species is effective until completion of the task in conservation, scientific research, creation of original breeds or international cooperation.
4. The Directorate of Fisheries shall revoke the written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species if the organization/individual fails to comply with the written approval or plan for catching of endangered, precious and rare aquatic species.
Section 3. REGULATIONS ON MPA MANAGEMENT
Article 10. Management of activities carried out within MPAs and ecotone
1. Activities allowed to be conducted within a subdivision under strict protection of a marine protected area include:
a) Floating of bouys for marking boundary of waters;
b) Investigation and scientific research with the competent authority’s approval and under the supervision of the MPA management unit;
c) Environmental dissemination and education, biodiversity conservation and aquatic resource protection.
2. Activities allowed to be conducted within an ecological recovery subdivision include:
a) The activities specified in Clause 1 of this Article;
b) Recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystem.
c) Ecotourism, which must not harm aquatic resources and marine ecosystem;
d) Innocent passage of fishing vessels, vessels and other waterway vehicles.
3. Activities allowed to be conducted within a service and administration subdivision include:
a) The activities specified in Clause 2 of this Article;
b) Aquaculture and fishing activities;
c) Provision of ecosystem services and ecotourism;
d) Construction of infrastructure serving operations of the MPA management unit and buildings serving ecotourism and aquaculture.
4. Activities allowed to be conducted within an ecotone include:
a) The activities specified in Clause 3 of this Article;
b) Construction of infrastructure serving socio - economic development.
5. The abovementioned activities (specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article) conducted within MPAs shall comply with relevant regulations of law and MPA management regulation.
Article 11. Rights and responsibilities of the MPA management unit
1. An MPA management unit has the right to:
a) carry out investigations, surveys, scientific researches and international cooperation in marine protection within its scope of management;
b) cooperate in environmental training, dissemination and education, biodiversity conservation and aquatic resource protection within an MPA;
c) collect charges and fees for activities conducted within an MPA;
d) cooperate with organizations and individuals in carrying out investigations and scientific researches, recovering and regenerating aquatic animals and plants, and marine ecosystem within an MPA;
dd) While performing their duties within an MPA, officials of the MPA management unit are entitled to make a record on administrative violations against regulations in fishery and transfer it to the person having the power to impose penalties as prescribed by law;
e) engage in trade and sign joint venture or association agreements in the fields of ecotourism, leisure, scientific research, recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystems and other services within an MPA in accordance with regulations of law;
g) comment on the investigation, scientific research, education, training and project execution related to the MPA under its management; request the competent authority to suspend the investigation, scientific research, education, training and project execution by an organization or individual if such organization/individual fails to comply with the plan or conduct activities that have adverse impacts on the MPA.
2. An MPA management unit has the responsibility to:
a) manage and protect MPA according to the MPA management regulation and relevant regulations of law;
b) prepare an overall plan for ecotourism, leisure and entertainment development within the MPA and submit it to a competent authority for approval;
c) prepare and organize the implementation of the MPA management plan every year, every 05 years and every 10 years after obtaining the approval of the competent authority; take precautions against pollution and diseases; prevent violations against law within the MPA;
d) organize research, conservation, protection, regeneration, recovery and development of aquatic plants and animals, and marine ecosystem within the MPA; rescue endangered, precious and rare aquatic species in accordance with regulations of law; carry out monitoring, collect information and data, update database of biodiversity and water environment quality;
dd) supervise the investigation, scientific research, education, training and projects executed within the MPA;
e) Raise awareness of residential community within and around the MPA about aquatic resource protection and protection of habitat of aquatic species and biodiversity conservation.
g) cooperate with the fisheries resources surveillance force, Coast Guard, Environmental Police Agency, Border Guard and local authorities or request the People’s Committee of the province to mobilize the fisheries resources surveillance force to carry out petrol, inspection and supervision, and take actions against violations of law within the MPA;
h) cooperate with local authorities and relevant organizations and individuals in assisting in securing the livelihood of residential community within and around the MPA;
i) promulgate guidelines and regulations on vehicles and activities conducted within the MPA;
k) consider proposing adjustment to the area of the MPA; area and location of dedicated subdivisions of the MPA and ecotone;
l) install and float bouys to mark boundary of MPA, boundaries of dedicated subdivisions and install bouys on cruise ships at anchor;
m) submit an annual or ad hoc report on MPA management the Directorate of Fisheries affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development by November 20.
Article 12. Rights and responsibilities of organizations and individuals whose operation involves MPAs
1. Participate in communication, education and improvement of awareness about biodiversity protection and conservation; recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystem within an MPA.
2. Cooperate with the MPA management unit in investigation, scientific research, education and training; providing ecotourism services within the MPA in accordance with regulations of this Decree, regulations of the MPA management unit and relevant regulations of law.
3. Sign joint venture or association agreements with the MPA management unit in the fields of ecotourism, leisure, scientific research, recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystems and other services within the MPA in accordance with regulations of law.
4. Engage in aquaculture and fishing in accordance with regulations of this Decree, regulations of the MPA management unit and relevant regulations of law.
Article 13. Obligations of organizations and individuals whose operation involves MPAs
1. Every organization or individual engaging in investigation, scientific research, education and training within an MPA has the following obligations:
a) Submit an investigation, scientific research, education and training plan to the MPA management unit 10 days before the investigation, scientific research, education and training;
b) Carry out investigation, scientific research, education and training in accordance with regulations of this Decree and MPA management regulation and under the guidance and supervision of the MPA management unit;
c) Notify the MPA management unit of results of investigation, scientific research, education and training; domestically or internationally published documents (if any);
d) Pay costs incurred in connection with services to the MPA management unit, except for those in connection with investigation and scientific research.
2. Every provider of ecotourism services related to an MPA has the following obligations:
b) Provide ecotourism, leisure and entertainment services according to the approved overall plan for ecotourism, leisure and entertainment development within the MPA;
b) Comply with MPA management regulation and regulations of this Decree, and be under the supervision of the MPA management unit;
c) Protect biodiversity and environment; participate in cleaning up the environment, recovering and regenerating aquatic animals and plants, and marine ecosystem within the MPA.
d) Disseminate regulations of law on environmental protection and biodiversity protection to tourists;
dd) Pay costs incurred in connection with services to the MPA management unit as prescribed.
3. Residential communities, households and individuals living within and around an MPA have the following obligations:
a) Comply with MPA management regulation, regulations of the MPA management unit and relevant regulations of law;
b) Protect the environment and biodiversity within the MPA;
c) Participate in recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystem within the MPA.
Article 14. Funding of an MPA
Funding of an MPA is provided by:
1. state budget.
2. revenue received from services for which organizations and individuals whose operation involves the MPA pay as prescribed in Point d Clause 1 and Point dd Clause 2 Article 13 of this Decree.
3. donations of domestic and foreign organizations and individuals.
4. other funding sources prescribed by law.
Article 15. Management and use of funding of an MPA
1. Expenditures of state budget provided for a state-owned MPA include:
a) Expenditures on investment: expenditures on construction, upgrading and improvement of infrastructure; on procurement of equipment for MPA management; other investment expenditures (if any) related to the MPA in accordance with regulations. The management and allocation of expenditures on execution of projects serving MPA management shall comply with applicable regulations of law on public investment;
b) Recurrent expenditures: expenditures on activities of the MPA management unit; on other recurrent activities related to the MPA.
2. The making of estimate and management of use of state budget provided for an MPA shall comply with regulations of the law on state budget.
3. Revenue from services rendered at an MPA shall be managed and used in accordance with applicable regulations.
4. Donations of domestic and foreign organizations and individuals shall be managed and used in accordance with regulations of the law on use of donations and relevant regulations of law.
5. Other funding sources shall be managed and used in accordance with applicable regulations.
SECTION 4. AQUATIC RESOURCE PROTECTION AND DEVELOPMENT FUND
Article 16. Functions and tasks of the aquatic resource protection and development fund
1. The aquatic resource protection and development fund provides assistance for programs, projects and non-project activities in the field of aquatic resource conservation, protection, regeneration and development that are not specified in the budget plan nationwide.
2. The aquatic resource protection and development fund shall perform the following tasks:
a) Encourage, receive and manage funding provided by domestic and foreign voluntary contributors, sponsors, charities and trustees;
b) Organize the appraisal, decide to provide assistance, inspect, supervise and commission programs, projects and non-project activities supported by the fund;
c) Comply with regulations on finance, statistics, accounting and auditing specified in the Law on budget; submit reports on management and use of the funds to a competent authority;
d) Perform other tasks as assigned by the competent authority.
Article 17. Organizational structure of the aquatic resource protection and development fund
1. Name of the aquatic resource protection and development fund:
a) Central government fund, which is Vietnam aquatic resource protection and development fund (hereinafter referred to as “the central government fund”);
b) Provincial fund, which is “the aquatic resource protection and development fund of [specify name of the province or central-affiliated city]” (hereinafter referred to as “the provincial fund”).
2. Organizational structure of the fund:
a) Board of Trustees;
b) Internal Auditors;
c) Executive Office.
3. The Board of Trustees, Internal Auditors and Executive Office are specified in the fund’s Charter promulgated by the fund creator.
Article 18. Mechanism of the aquatic resource protection and development fund
1. The aquatic resource protection and development fund has a separate legal status, seal and accounts opened at banks and State Treasury in accordance with regulations of law; operate in the form of a public service provider established by a competent authority.
2. The central government fund has the responsibility to:
a) manage and use funding sources as prescribed in Article 19 of this Decree;
b) provide guidance, inspect and supervise the management and use of funding sources provided by the fund;
c) provide guidance and exchange experience in management and operation of the fund;
d) provide funding and technical assistance to the provincial fund and community fund through programs, projects and non-project activities (if any).
3. The provincial fund has the responsibility to:
a) manage and use funding sources as prescribed in Article 19 of this Decree;
b) provide funding and technical assistance to the community fund through programs, projects and non-project activities;
c) receive, manage and use funding sources and technical assistance provided by the central government fund (if any);
d) be subject to the central government fund’s inspection and supervision of funding sources provided by the central government fund;
dd) submit an annual or ad hoc report on management and use of funding to the central government fund, which will submit a consolidated report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 19. Management and use of funding of the aquatic resource protection and development fund
1. The funding for formation of the aquatic resource protection and development fund is specified in Clause 4 Article 21 of the Law on Fisheries.
2. The central government fund provides funding for:
a) propagation and education; introduction of typical examples of aquatic resource protection and development nationwide;
b) recovery of ecosystem, regeneration of aquatic resources; career change and livelihood maintenance nationwide;
c) execution of programs and projects and performance of non-project activities entrusted by domestic and foreign organizations and individuals nationwide;
d) operations of the fund in accordance with applicable regulations;
dd) the provincial fund and community fund.
3. The provincial fund provides funding for:
a) The activities specified in Points a, b, c and d Clause 2 of this Article within the province;
b) the community fund.
4. The aquatic resource protection and fund shall provide assistance to domestic organizations, individuals, households and communities that execute programs and projects, and perform non-project activities specified in Clause 2 of this Article.
5. The aquatic resource protection and fund shall provide total or partial funding for execution of programs or projects or performance of non-project activities specified in Clause 2 of this Article.
6. A program, project or non-project activity shall be appraised and approved as follows:
a) The applicant shall submit an application for assistance, enclosed with a description of the program, project or non-project activity to the Executive Office;
b) The Executive Office shall take charge and cooperate with competent authorities in carrying out appraisal and request the Board of Trustees to consider granting approval;
c) After the Board of Trustees issues an approval decision, the Director of the fund shall notify the applicant.
7. The applicant shall execute the program or project or perform the non-project activity according to the approval decision and notify the Executive Office of results.
8. The execution of a program or project or performance of a non-project activity shall be inspected and assessed as follows:
a) The Executive Office shall direct and organize the annual or ad hoc inspection and assessment of execution of a program or project or performance of a non-project activity supported by the aquatic resource protection and development fund;
b) When necessary, the Executive Office may hire a consultancy to carry out inspection and assessment.
9. A revenue and expenditure plan and financial statement shall be prepared as follows:
a) The revenue and expenditure plan shall be approved by the Board of Trustees, and submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development if the plan is prepared by the central government fund and the People’s Committee of the province if the plan is prepared by the provincial fund;
b) The financial statement shall be prepared in accordance with applicable regulations.
10. Accounting, auditing, property management and financial disclosure regimes:
a) Apply public sector accounting regime to undertake accounting tasks;
b) Manage and use property in accordance with regulations of the laws on management and use of property and on management and use of public property;
b) Follow financial disclosure regime in accordance with regulations of law.
Chapter III
AQUACULTURE
Section 1. MANAGEMENT OF AQUATIC BREEDS
Article 20. Eligibility requirements to be satisfied by producers and raisers of aquatic breeds
1. Infrastructure and equipment serving production and raising of aquatic breeds specified in Point a Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
a) The feedwater and wastewater treatment system and system of ponds, tanks and cages must meet quality control and biosafety requirements; warehouses containing equipment and raw materials must meet storage requirements laid down by the manufacturer and supplier; the living area must be separated from the production and raising area.
b) Equipment must meet quality and biosafety control requirements; equipment for waste collection and treatment must not adversely impact the production and raising area.
2. Point c Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
It is required to build and apply a quality and biosafety control system, which is composed of water for production and raising; aquatic breeds during manufacturing process; wastewater and waste collection and treatment; destruction of the carcassed of dead aquatic animals or sick aquatic animals that have to be destroyed; prevention of escape of aquatic breeds and entry of undesired animals; feeds, medicine and aquaculture environment treatment products.
Article 21. Issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for production or raising of aquatic breeds and inspection of maintenance of eligibility requirements
1. The power to issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for production or raising of aquatic breeds and inspect maintenance of eligibility requirements:
a) The Directorate of Fisheries shall issue, re-issue and revoke the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds in the case of parent aquatic breeds; and inspect the maintenance of eligibility requirements by producers and raisers of parent aquatic breeds;
b) Fishery authorities of provinces shall issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for production or raising of aquatic breeds, and inspect the maintenance of eligibility requirements by producers and raisers of aquatic breeds within provinces, except for the case specified in Point a of this Clause.
2. An application for issuance of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds includes:
a) An application form (Form No. 01.NT in the Appendix III hereof);
b) A description of the infrastructure of the producer or raiser (Form No. 02.NT in the Appendix III hereof).
3. An application for re-issuance of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds includes:
a) An application form (Form No. 01.NT in the Appendix III hereof);
b) Documentary evidences for changes in the case of change of information about the applicant;
c) An original of the issued certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds, except for the case in which the certificate is lost.
4. Procedures for issuance or re-issuance of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds:
a) Procedures for issuing a certificate of eligibility: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article.
Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall inspect the fulfillment of eligibility requirements by the producer or raiser according to the Form No. 03.NT in the Appendix III hereof. In case of failure to satisfy eligibility requirements, the producer or raiser shall take corrective actions. After taking corrective actions, notify the competent authority in writing. In case the producer or raiser satisfies all eligibility requirements, within 03 working days from the end of the inspection, the competent authority shall issue the certificate according to the Form No. 04.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) Procedures for re-issuing the certificate of eligibility: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall re-issue the certificate according to the Form No. 04.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Contents of the inspection:
a) Inspection of applications for issuance or re-issuance of the certificate;
b) Site inspection of the production or raising site according to Article 23, Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries and Article 20 of this Decree;
c) Inspection of the fulfillment of obligations upon production or raising of aquatic breeds according to Clause 2 Article 26 of the Law on Fisheries.6. Maintenance of eligibility requirements by a producer or raiser shall be inspected within 12 months. In case the producer or raiser has been issued with the certificate of conformity, its maintenance of eligibility requirements shall be inspected within 24 months.
7. When the producer or raiser is found committing one of the violations specified in Clause 4 Article 25 of the Law on Fisheries, the competent authority shall take actions against such violation and issue a decision on revocation of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds, and publish a notification thereof on the mass media.
Article 22. Import of aquatic breeds
1. Any organization or individual that wishes to import aquatic breeds on the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam in the Appendix VIII hereof for the purpose of scientific research or display at fairs and exhibitions shall obtain a license from the Directorate of Fisheries.
2. An application for the license to import aquatic breeds includes:
a) An application form (Form No. 05.NT in the Appendix III hereof);
b) A photo or drawing of the aquatic species to be imported, enclosed with its Vietnamese name, scientific name or English name (if any);
c) A research outline approved in accordance with regulations of the law on science and technology (if the aquatic species is imported for the purpose of scientific research);
d) Documentary evidences for participation in the fair or exhibition; plan for handling of aquatic species after the end of the fair or exhibition (if the aquatic species is imported for the purpose of display at a fair or exhibition)
3. Procedures for issuing a license to import aquatic breeds:
a) The applicant shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the Directorate of Fisheries;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall appraise the application and issue the license to import aquatic breeds according to the Form No. 06.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) The Directorate of Fisheries shall carry supervision or request the fishery authority of the province where the scientific research is done or the display at fair or exhibition takes place in writing to carry out supervision.
4. When an aquatic breed imported into Vietnam is found likely to affect the quality, environment and biosafety, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to inspect aquatic breed management and production system in the exporting country.
a) The inspectorate includes the Directorate of Fisheries and relevant units;
b) It is required to inspect legislative documents about quality , environment and biosafety management related to the aquatic breed and the regulatory authority’s capacity for implementation thereof in the exporting country; fulfillment of quality, environment and biosafety requirements by the producer and exporter of aquatic breeds;
c) Inspection results shall be published and remedial measures shall be taken.
Article 23. Export of aquatic breeds
1. Any organization or individual that wishes to export aquatic breeds on the List of aquatic species prohibited from export and List of exported aquatic species subject to certain conditions but fails to satisfy conditions for scientific research or international cooperation shall comply with Article 69 of this Decree.
2. The List of aquatic species prohibited from export and List of exported aquatic species subject to certain conditions are provided in the Appendix IX and Appendix X respectively.
Article 24. Naming of aquatic breeds
1. Each aquatic breed shall be given one name only.
2. An aquatic breed shall not be given a new name if the new name:
a) is the same as that of another breed;
b) consists of numbers only;
c) commits ethical violations;
d) easily causes confusion about the characteristics of such aquatic breed.
Article 25. Conditions to be satisfied by the aquatic breed testing organization
Points b and c Clause 2 Article 28 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
1. Infrastructure and technical equipment:
a) There must be a testing laboratory sufficiently competent to monitor, inspect and assess parameters according to the testing outline;
b) In case the testing is carried out during the aquatic breed production or raising, regulation set forth in Point a Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries and Clause 1 Article 20 of this Decree shall be complied with. In case the testing is carried out during the commercial aquaculture, the regulation set forth in Point b Clause 1 Article 38 of the Law on Fisheries and Article 34 of this Decree shall be complied with.
2. Biosafety and environmental safety requirements: it is required to take measures to separate the testing aquaculture area from the breed production area and commercial aquaculture area.
Article 26. Contents and procedures for aquatic breed testing
1. The Directorate of Fisheries shall receive and appraise applications for aquatic breed testing and approve aquatic breed testing outlines.
2. An application for aquatic breed testing includes:
a) An application form (Form No. 07.NT in the Appendix III hereof);
b) An original testing outline (Form No. 08.NT in the Appendix III hereof).
3. Procedures:
a) The applicant shall submit an application for aquatic breed testing to the Directorate of Fisheries;
b) Within 10 working days from the receipt of the sufficient application, the Directorate of Fisheries shall appraise the application. If the application is satisfactory, inspect the fulfillment of eligibility requirements by the testing organization according to the Form No. 09.NT in the Appendix III hereof. The Directorate of Fisheries shall approve the testing outline and issue the decision on approval for testing according to the Form No. 10.NT in the Appendix III hereof, and issue the license to import aquatic breeds to the applicant for the testing purpose (in the case of imports). In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
c) The Directorate of Fisheries shall request the fishery authority of the province where the testing is carried out in writing to supervise the testing.
4. Contents of the testing: according to biological characteristics of each aquatic species and purposes, make a testing outline to examine the distinctness, stability and uniformity in productivity, quality and disease resistance, and assess harmful effects of the tested species.
5. Testing supervision:
a) Supervising authority is the fishery authority of the province where the testing is carried out;
b) The supervision shall be carried out according to the aquatic breed testing outline approved by the Directorate of Fisheries;
c) Within 05 working days from the end of the testing, the testing organization shall submit a testing report to the Directorate of Fisheries.
6. Testing inspection: The Directorate of Fisheries shall organize the inspection of aquatic breed testing according to the approved testing outline.
7. Recognition of aquatic breed testing results:
c) Within 15 days from the receipt of the testing report, the Directorate of Fisheries shall organize the assessment of testing results and issue a decision on recognition of the aquatic breed testing result. In case of failure to recognize the testing result, a response and explanation shall be provided in writing;
b) Regarding the aquatic breed that is not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, after issuing the decision on recognition of the aquatic breed testing result, within 10 working days, the Directorate of Fisheries shall consult the Ministry of Agriculture and Rural Development, which will request the Government to include such aquatic breed in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam.
Section 2. AQUAFEEDS AND AQUACULTURE ENVIRONMENT TREATMENT PRODUCTS
Article 27. Eligibility requirements to be satisfied by producers of aquafeeds and aquaculture environment treatment products
1. Point c Clause 1 Article 32 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
a) The producer’s factory must have a solid structure and well-drained floor, and follow a sequence from raw materials to finished products; the wall, ceiling, partition wall and doors must meet quality and biosafety control requirements; the warehouse containing equipment, raw materials and finished products must ensure no cross-contamination and meet storage requirements laid down by the manufacturer and supplier;
b) Equipment in contact with raw materials and finished products must meet control and biosafety quality requirements; equipment for waste collection and treatment must not cause environmental pollution in the production area. The producer that produces microbial biomass to produce biological preparations and microorganisms must have equipment for creating medium, storing and culturing microorganisms.
2. Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows: there must be a laboratory or hire a laboratory licensed to inspect quality during production.
3. Point dd Clause 1 Article 32 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows: It is required to prepare and apply the quality and biosafety control system to each product. The system is composed of water for production; raw materials, packaging, finished products; manufacturing process; recycling; sample storage; verification, calibration and correction of equipment; control of undesired animals; factory cleaning, waste collection and treatment.
Article 28. Issuance, re-issuance and revocation of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and aquaculture environment treatment products
1. The power to issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for production of aquafeeds and aquaculture environment treatment products (hereinafter referred to as “treatment products”):
a) The Directorate of Fisheries shall inspect, issue, re-issue and revoke certificates and inspect the maintenance of eligibility requirements for production of aquafeeds and treatment products if producers are foreign investors or foreign-invested business entities;
b) Fishery authorities of provinces shall inspect, issue, re-issue and revoke certificates, and inspect the maintenance of eligibility requirements for production of aquafeeds and treatment products within provinces, except for the producers specified in Point a of this Clause.
2. An application for issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products includes:
a) An application form (Form No. 11.NT in the Appendix III hereof);
b) A description of eligibility requirements (Form No. 12.NT in the Appendix III hereof).
3. An application for re-issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products includes:
a) An application form (Form No. 11.NT in the Appendix III hereof);
b) Documentary evidences for changes if the changes are related to the applicant specified in the certificate;
c) An original of the issued certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products, except for the case in which the certificate is lost.
4. Procedures for issuance or re-issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products:
a) Procedures for issuing a certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article. Within 10 working days from the receipt of the sufficient application, the competent authority shall appraise the application. If the application is satisfactory, inspect the fulfillment of eligibility requirements by the producer and make an inspection record according to the Form No. 13.NT in the Appendix III hereof. In case of failure to satisfy eligibility requirements, the producer shall take corrective actions. After taking corrective actions, notify the competent authority in writing. In case the producer satisfies all eligibility requirements, within 03 working days from the end of the inspection, the competent authority shall issue the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products according to the Form No. 14.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) Procedures for re-issuing the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article. Within 03 working days from the end of the satisfactory application, the competent authority shall re-issue the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products according to the Form No. 14.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Contents of inspection of fulfillment of eligibility requirements for production of aquafeeds and treatment products:
a) Inspection of applications for issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products;
b) Site inspection of fulfillment of eligibility requirements by the producer of aquafeeds and treatment products according to Article 27 of this Decree and Article 32;
c) Inspection of the fulfillment of obligations upon production of aquafeeds and treatment products according to Clause 1 Article 37 of the Law on Fisheries.
6. The maintenance of eligibility requirements by the producer of aquafeeds and treatment products shall be inspected within 12 months. In case the producer has been issued with the certificate of conformity, its maintenance of eligibility requirements shall be inspected within 24 months.
7. When the producer is found committing one of the violations specified in Clause 4 Article 34 of the Law on Fisheries, the competent authority shall take actions against such violation and issue a decision on revocation of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products, and publish a notification thereof on the mass media.
8. When engaging in one, some or all stages of the process of producing the products that have declarations of applicable standard or declarations of their conformity submitted by another producer, the producer issued with the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products shall:
a) produce products in accordance with the requirements specified in the certificate. Before production, send a notification to the Directorate of Fisheries and the fishery authority of the province;
b) fulfill the obligations specified in Points a and e Clause 1 Article 37 of the Law on Fisheries. Keep records and retain documents during the production and assign copies thereof to the producer whose products have declarations of applicable standard or declarations of their conformity submitted for the tracing purpose;
c) When producing products at another producer issued with the certificate of eligibility, the producer whose products have declarations of applicable standard or declarations of their conformity submitted shall fulfill all obligations specified in Points b, d, dd and e Clause 1 Article 37 of the Law on Fisheries, retain documents during the production and label goods in accordance with regulations of law on goods labeling.
Article 29. Inspection of quality of imported aquafeeds and treatment products
1. The inspecting authority is the Ministry of Agriculture and Rural Development or the authorized fishery authority of the province.
2. Contents and procedures for inspection of quality of imported aquafeeds and treatment products shall comply with regulations of the law on product quality.
3. Samples of aquafeeds and treatment products shall be taken in accordance with national standards and national technical regulations. In case a national standard or national technical regulation on sampling is not available, samples shall be taken randomly. The sample collector shall be provided with training in sampling by the Directorate of Fisheries.
4. Aquafeeds and treatment products shall be tested by the laboratory designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development. In case a designated testing laboratory is not available, aquafeeds and treatment products shall be tested at a laboratory designated to carry out tests in the field of food, feeds, veterinary drugs, agrochemicals and fertilizers if an appropriate testing method is available. In case testing methods are yet to be designated or an agreement on such testing methods is yet to be reached, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide on a testing method.
Article 30. Import of aquafeeds and treatment products
1. Importers of aquafeeds/treatment products imported as prescribed in Clause 2 Article 36 of the Law on Fisheries shall obtain a license from the Directorate of Fisheries.
2. An application for import of aquafeeds/treatment products includes:
a) An application form (Form No. 15.NT in the Appendix III hereof);
b) A confirmation of the applicant’s participation in a fair or exhibition in Vietnam (if aquafeeds/treatment products are imported for display thereof at a fair or exhibition);
c) A research outline approved in accordance with regulations of the law on science and technology (if aquafeeds/treatment products are imported for research purpose).
3. Procedures for issuing the license to import aquafeeds/treatment products:
a) Any organization or individual that wishes to import aquafeeds/treatment products for display thereof at a fair or exhibition or scientific research shall submit an application to the Directorate of Fisheries;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall issue the import license according to the Form No. 16.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) The Directorate of Fisheries shall request the fishery authority of the province in writing to supervise the applicant's participation in the fair/exhibition or scientific research.
4. If live fishery products are imported as aquafeeds, the applicant shall comply with regulations on import of live fishery products.
5. When aquafeeds/treatment products imported into Vietnam are found likely to affect the quality, environment and biosafety, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to inspect aquafeed and treatment product management and production system in the exporting country.
a) The inspectorate includes the Directorate of Fisheries and relevant units;
b) It is required to inspect legislative documents about quality, environment and biosafety management related to production of aquafeeds and treatment products and the regulatory authority’s capacity for implementation thereof in the exporting country; fulfillment of quality, environment and biosafety requirements by the producer of aquafeeds and treatment products;
c) Inspection results shall be published and remedial measures shall be taken.
Article 31. Eligibility requirements to be satisfied by aquafeed and treatment product testing organization
1. Points b Clause 2 Article 35 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
a) There must be a testing laboratory sufficiently competent to analyze and assess technical parameters according to the testing outline;
b) In case the testing is carried out during the aquatic breed production or raising, regulation set forth in Point a Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries and Clause 1 Article 20 of this Decree shall be complied with. In case the testing is carried out during the commercial aquaculture, the regulation set forth in Point b Clause 1 Article 38 of the Law on Fisheries and Clauses 1 and 2 Article 34 of this Decree shall be complied with.
2. Point c Clause 2 Article 35 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows: it is required to take measures to separate the testing aquaculture area from the breed production area and commercial aquaculture area. Tested products and packaging thereof must not pollute the environment.
Article 32. Procedures for aquafeed and treatment product testing
1. An application for aquafeed and treatment product testing includes:
a) An application form (Form No. 17.NT in the Appendix III hereof);
b) A testing outline (Form No. 18.NT in the Appendix III hereof);
c) A description of eligibility requirements (Form No. 19.NT in the Appendix III hereof).
2. Procedures for licensing aquafeed and treatment product testing:
a) The applicant shall submit an application for aquafeed and treatment product testing to the Directorate of Fisheries.
b) Within 20 days from the receipt of the sufficient application, the Directorate of Fisheries shall appraise it. If the application is satisfactory, the Directorate of Fisheries shall inspect the fulfillment of eligibility requirements by the testing organization according to the Form No. 20.NT in the Appendix III hereof. In case of failure to satisfy eligibility requirements, the testing organization shall take corrective actions. After taking corrective actions, notify the Directorate of Fisheries in writing. If the application is satisfactory and the testing organization satisfies eligibility requirements, the Directorate of Fisheries shall approve the testing outline and issue the decision on approval for testing according to the Form No. 21.NT in the Appendix III hereof, and issue the license to import aquafeeds/treatment products to the applicant (in the case of imports). In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
3. Testing inspection: The Directorate of Fisheries shall organize the site inspection of testing area at least once during the testing.
4. Testing supervision: The fishery authority of the province where the testing is carried out shall supervise the testing within the province. The supervision shall be carried out according to the approved outline.
5. Recognition of testing results:
a) After the testing is done, the applicant that has its aquafeeds/treatment products tested shall submit a testing report to the Directorate of Fisheries. Within 10 working days from the receipt of the testing report, the Directorate of Fisheries shall organize the assessment of testing results and issue a decision on recognition of the aquafeed/treatment product testing result according to the Form No. 22.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) After recognizing the testing result, the Directorate of Fisheries shall request the Ministry of Agriculture and Rural Development make additions to the List of chemicals, biological preparations, microorganisms and feed ingredients allowed to be used in aquaculture in Vietnam.
Article 33. Contents of aquafeed and treatment product testing
1. Contents of aquafeed testing:
a) Inspection of product ingredients and quality according to corresponding applicable standards and technical regulations prior to the testing;
b) Assessment of properties and uses of the product: growth capacity; survival rate over periods of development of the testing subject; feed conversion rate; other technical parameters specified in the product dossier;
c) Assessment of safety level with respect to health of humans and aquaculture subjects, and environment during use: antimicrobial and toxic chemical residues in the fishery product to be tested and environment (specify this in the testing outline); assessment of changes to environmental parameters.
2. Contents of treatment product testing
a) Inspection of product ingredients and quality according to corresponding applicable standards and technical regulations prior to the testing;
b) Assessment of properties and uses of the product through assessment of changes to physical, chemical and biological parameters in the culture environment; other technical documents specified in the product dossier;
c) Assessment of safety level with respect to health of humans and aquaculture subjects, and environment during use: product ingredient residues in the environment and animals upon harvesting of products that have chemical ingredients; heavy metal residues in the environment and animals upon harvesting; survival rate and growth rate of the aquaculture subject.
Section 3. AQUACULTURE
Article 34. Eligibility requirements to be satisfied by aquaculture establishments
Points b Clause 1 Article 38 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
1. Infrastructure of pond or tank aquaculture establishments:
b) The edge of the pond must be made of a material that does not pollute the environment, harm the aquatic species and ensure no water leakage. The waste dump must be separated from the area where dead aquatic species are contained and handled and from the culture area, and not affect the environment;
b) If the aquaculture establishment has an area where equipment, tools and raw materials are contained, it is required to meet storage requirements of the manufacturer and supplier. If the aquaculture establishment has living and hygiene areas, it is required to ensure that domestic wastewater and waste do not affect the culture area;
c) In the case of intensive or semi-intensive aquaculture establishment, it is required separate the feedwater treatment system from the wastewater treatment system, arrange an appropriate sludge site, put up signs and comply with regulations laid down in Points a and b of this Clause.
2. Infrastructure of cage and pen aquaculture (hereinafter referred to as “cage aquaculture”) establishments:
b) The cage frame, bouys, nets and pens must be made of a material that does not pollute the environment, harm aquatic species and prevent the escape of aquatic species. It is required to have waterway traffic warning equipment. The waste dump must be separated from the area where dead aquatic species are contained and handled, and not affect the environment;
b) If the aquaculture establishment has an area where equipment, tools and raw materials are contained, it is required to meet storage requirements laid down by the manufacturer and supplier. If the aquaculture establishment has living and hygiene areas, it is required to ensure that domestic wastewater and waste do not affect the culture area.
3. Equipment used for aquaculture must be made of a material that facilitates the cleaning, is not toxic to aquatic species and does not pollute the environment.
Article 35. Issuance and revocation of the certificate of eligibility for aquaculture at the request of organizations and individuals
1. The fishery authority of the province shall issue and revoke the certificate of eligibility for aquaculture at the request of an organization or individual.
2. An application for issuance of the certificate includes:
a) An application form (Form No. 23.NT in the Appendix III hereof);
a) Certificate of land use right or decision on transfer of marine aquaculture site or contract on leasing of land use right or marine aquaculture site for aquaculture purpose;
c) A map of cage locations/Culture area map.
3. Procedures for granting a certificate:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall carry out a site inspection at the establishment according to the Form No. 24.NT in the Appendix III hereof. If the establishment satisfies all eligibility requirements, the fishery authority of the province shall issue the certificate according to the Form No. 25.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The certificate shall be valid for 24 months.
5. Revocation of the certificate:
a) The certificate shall be revoked in one of the following cases: the certificate’s contents are erased or changed or the establishment no longer satisfies eligibility requirements specified in Clause 1 and 2 Article 38 of the Law on Fisheries or the establishment commits other violations, which result in the revocation of the certificate;
b) The power to revoke the certificate: any authority that has the power to issue the certificate also has the power to revoke it.
c) When the establishment is found committing one of the violations specified in Point a of this Clause, the competent authority shall issue a decision on revocation of the certificate of eligibility for aquaculture and publish a notification thereof on the mass media.
Article 36. Registration of cage aquaculture and main aquatic species
1. The fishery authority of the province is the authority in charge of receiving and appraising applications for registration of cage aquaculture and main aquatic species and issue the certificate of registration of aquaculture and main aquatic species.
2. An application for registration includes:
a) An application form (Form No. 26.NT in the Appendix III hereof);
b) Certificate of land use right when allocated or leased out land for aquaculture or license to engage in aquaculture within the safety perimeter of hydraulic works and hydropower works or decision on transfer of marine aquaculture site or contract on leasing of land use right or marine aquaculture site for aquaculture purpose;
c) A floor plan of the pond/cage confirmed by the establishment owner.
3. An application for re-registration includes:
a) An application form (Form No. 27.NT in the Appendix III hereof);
b) An original of the issued certificate of registration (except in the case it is lost);
c) Documentary evidences in the case of change of the establishment owner; a floor plan of the pond/cage confirmed by the establishment owner in the case of change of area of the aquaculture pond and purpose.
4. Procedures for registration and re-registration of cage aquaculture and main aquatic species:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall consider issue a certificate according to the Form No. 28.NT in the Appendix III hereof.
5. Cage aquaculture and main aquatic species shall be re-registered in one of the following cases: the certificate of registration is lost or torn; the establishment owner or pond area is changed; aquaculture subject is changed or purpose is changed.
Article 37. Issuance of mariculture licenses to Vietnamese organizations and individuals
1. The power to issue mariculture licenses:
a) Fishery authorities of provinces shall issue licenses for marine aquaculture to Vietnamese organizations and individuals within the waters extending 06 nautical miles from the lowest average waterline in multiple years;
b) The Directorate of Fisheries shall issue licenses for marine aquaculture to Vietnamese organizations and individuals within waters extending 06 nautical miles, border waters between provinces or central-affiliated cities and waters located outside and inside waters extending 06 nautical miles.
2. An application for issuance of the mariculture license includes:
a) An application form (Form No. 29.NT in the Appendix III hereof);
b) A description of the aquaculture project (Form No. 30.NT in the Appendix III hereof);
c) An aquaculture environmental impact assessment report or a commitment to environmental protection and environmental protection plan appraised by a competent authority as prescribed;
d) A map of marine aquaculture site enclosed with coordinates of the corner points of the marine aquaculture site to be transferred.
3. Procedures for issuing a mariculture license:
a) The applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article;
b) Within 45 days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall appraise the application, consult the environment authority and relevant unit and consider issuing the mariculture license according to the Form No. 31.NT in the Appendix III hereof if all regulations are complied with. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The mariculture license shall be re-issued in case it is lost or damaged or its contents are revised:
a) The applicant shall submit an application form for re-issuance of the license according to the Form No. 29.NT in the Appendix III hereof to the competent authority specified in Clause 1 of this Article;
b) Within 15 days from the receipt of the application, the competent authority shall consider re-issuing the license. In case of rejection of the application form, a response and explanation shall be provided in writing;
5. Revocation of the mariculture license:
a) The license shall be revoked in one of the following cases: the license’s contents are erased or changed or regulations specified in the license are not complied with;
b) The power to revoke the license: any authority that has the power to issue the license also has the power to revoke it.
Article 38. Issuance of mariculture licenses to foreign investors and foreign-invested business entities
1. The authority that has the power to issue mariculture licenses to foreign investors and foreign-invested business entities is the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The application for issuance of mariculture license is specified in Clause 2 Article 37 of this Decree.
3. Procedures for issuing a mariculture license:
a) The applicant shall submit an application for issuance of mariculture license to the Directorate of Fisheries;
b) Within 90 days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall appraise the application and consult the Ministry of Agriculture and Rural Development about seeking opinions from the local authority of the area where the waters exists, Vietnam Fisheries Society, Vietnam Seaculture Association, Ministry of National Defense, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Public Security, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Culture, Sports and Tourism and Ministry of Transport. Where necessary, the Directorate of Fisheries shall carry out site inspection or survey of the marine aquaculture site specified in the mariculture license applied for;
c) After collection of opinions from ministries, local authorities and relevant units: if those are concurring opinions, within 05 working days, the Directorate of Fisheries shall consult the Minister of Agriculture and Rural Development about issuing the mariculture license according to the Form No. 31.NT in the Appendix III hereof. If there is at least 01 dissenting opinion, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall notify the Prime Ministry for instructions. After receiving instructions from the Prime Minister, the Directorate of Fisheries shall consult the Minister of Agriculture and Rural Development about issuing the mariculture license according to the Form No. 31.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The mariculture license shall be re-issued in case it is lost or damaged or its contents are revised:
a) The applicant shall submit an application form for re-issuance of the license according to the Form No. 29.NT in the Appendix III hereof to the Directorate of Fisheries;
b) Within 20 days from the receipt of the application form, the Directorate of Fisheries shall consider and consult the Minister of Agriculture and Rural Development about issuing the license to the applicant. In case of rejection of the application form, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Revocation of the mariculture license:
a) The license shall be revoked in one of the following cases: the license’s contents are erased or changed or regulations specified in the license are not complied with;
b) The authority that has the power to revoke the license is the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) When the establishment is found committing one of the violations specified in Point a of this Clause, the Minister of Agriculture and Rural Development shall issue a decision on revocation of the mariculture license and publish a notification thereof on the mass media.
Article 39. Tracing of aquatic species included in Appendices of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora, and endangered, precious and rare aquatic species derived from aquaculture
1. An application for tracing includes:
a) An application form (Form No. 32.NT in the Appendix III hereof);
b) Certificate of origin of aquatic species included in Appendices of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) or endangered, precious and rare aquatic species derived from nature if the individual derived from nature is used for rearing, breeding and artificial propagation.
c) Documents proving that the individual was confiscated if the individual derived from nature is used for rearing, breeding and artificial propagation;
d) Documents about import of specimen if the imported specimen is used for rearing, breeding and artificial propagation;
dd) A book of rearing, breeding and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species, which is made using the Form No. 33.NT in the Appendix III hereof. Regarding CITES-listed aquatic species, regulations of the law on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES shall be complied with.
2. Procedures:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall consider carrying out a site inspection of the breeding, rearing and artificial propagation establishment (if necessary) and issue the certificate of origin according to the Form No. 34.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
Article 40. Tracing of CITES-listed aquatic species, and endangered, precious and rare aquatic species derived from nature
1. The fishery authority of the province shall trace CITES-listed aquatic species, and endangered, precious and rare aquatic species derived from nature.
2. An application for tracing includes:
a) An application form (Form No. 32.NT in the Appendix III hereof);
b) A registration certificate of fishing vessel if fishing vessel is used for fishing;
c) Written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species;
d) Fishing vessel charter if the applicant granted the written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species uses fishing vessel for fishing but is not the vessel owner;
dd) A fishing report and fishing logbook.
3. Tracing procedures:
a) The applicant shall submit an application specified in Clause 2 of this Article to the fishery authority of the province;
b) Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall carry out inspection and issue the certificate of origin. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. Procedures for tracing a specimen of endangered, precious or rare aquatic species derived from nature before the effective date of the regulation on prohibition against catching thereof:
a) An application for tracing includes: an application form made according to the Form No. 32.NT in the Appendix III hereof; documentary evidences for specimen origin confirmed by the fishing port management organization or People’s Committee of the commune or fishery authority of the province at the time of exploitation; sale or donation contract notarized at the time of sale or donation if the applicant does not directly exploit the specimen.
b) Tracing procedures: The applicant shall submit an application specified in Point a of this Clause to the fishery authority of the province. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall inspect and verify the application, and issue the certificate of origin according to the Form No. 35.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
Article 41. Eligibility requirements to be satisfied by a breeding, rearing and artificial propagation establishment and procedures for certifying an establishment eligible for breeding, rearing and artificial propagation of CITES-listed aquatic species, and endangered, precious and rare aquatic species
1. Eligibility requirements to be satisfied by a CITES-listed aquatic species breeding, rearing and artificial propagation establishment:
a) Satisfy eligibility requirements specified in the Decree on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES;
b) Satisfy eligibility requirements specified in Articles 38 of the Law on Fisheries and Article 34 of this Decree.
2. The establishment in charge of breeding, rearing and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species, except the aquatic species specified in Clause 1 of this Article shall satisfy all eligibility requirements applied to the aquaculture establishment as prescribed in Article 38 of the Law on Fisheries and Article 34 of this Decree.
3. Procedures for certifying an establishment eligible for breeding, rearing and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species:
a) Regarding CITES-listed aquatic species, regulations of the law on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES shall be complied with;
b) Regarding endangered, precious and rare aquatic species not included in CITES Appendices, regulations set forth in Article 35 of this Decree shall be complied with.
Chapter IV
FISHING
Section 1. MANAGEMENT OF ACTIVITIES OF VIETNAM ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS CONDUCTING FISHING ACTIVITIES IN WATERS
Article 42. Zoning for fishing activities
Clause 1 Article 48 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
1. Vietnam’s waters shall be divided into 3 fishing zones as follows:
a) Coastal zone, which is delimited by the waterline along the coast and coastal route. Regarding an island, coast zone is the waters extending up to 06 nautical miles from the average line of tide in multiple years around the coast of the island;
b) Inshore zone, which is delimited by the coastal route and inshore route;
c) Offshore zone, which is delimited by the inshore route and outer boundary of the exclusive economic zone of Vietnam's waters.
2. People’s Committees of the two adjacent coastal provinces shall, according to geographical characteristics of the coastal waters, reach an agreement on delimitation and announcement of boundary of coastal fishing zone between the two provinces.
Article 43. Management of activities of fishing vessels within Vietnam's waters
1. Regarding aquatic resource catching vessels:
a) Vessels with a maximum length of at least 15 meters are allowed to carry out activities within offshore zones but not allowed to carry out activities within coastal and inshore zones;
b) Vessels with a maximum length of from 12 meters to less than 15 meters are allowed to carry out activities within inshore zones but not allowed to carry out activities within offshore and coastal zones;
c) Vessels with a maximum length of less than 12 meters that carry out activities within coastal zones are not allowed to carry out activities within inshore and offshore zones. These vessels are only allowed to carry out activities within the coastal zone of the province where they are registered, except for the cases where there is an agreement on activities of fishing vessels within the coastal zone of People's Committees of the two provinces.
2. Regarding aquatic resource fishing logistics vessels:
a) Vessels with a maximum length of at least 15 meters are allowed to carry out activities within coastal, inshore and offshore zones.
b) Vessels with a maximum length of from 12 meters to less than 15 meters are allowed to carry out activities within inshore and coastal zones but not allowed to carry out activities offshore zones;
c) Vessels with a maximum length of less than 12 meters are allowed to carry out activities within coastal zones but not allowed to carry out activities within the inshore and offshore zones.
3. Regulations on flag flying:
a) Vietnamese fishing vessels must fly the national flag of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as "the national flag") on top of the mizzenmast; for vessels without mizzenmast, the national flag shall be flown on top of the main mast;
b) Any Vietnamese organization or individual that charters a foreign fishing vessel shall fly Vietnamese flag as prescribed in Point a of this Clause.
Article 44. Regulations on management of fishing vessel monitoring system
1. Requirements applied to the fishing vessel monitoring system:
a) The system shall be connected and synchronized with the one installed at the central government monitoring data center and monitoring data centers of 28 coastal cities and provinces.
b) The system shall transmit automatically the following information in at least 12 locations per day through the satellite communications system every 02 hours: location of the vessel (longitude, latitude) and time (minute/hour/date/month/year) to the equipment installed on the fishing vessel with a maximum length of at least 24 meters; and warn the master when the vessel has crossed the permissible maritime boundary.
The system shall transmit the following information in at least 08 locations per day through the satellite communications system or Global System for Mobile Communications (GSM) or ground wave communications system every 03 hours by using MF, HF or VHF: location of the vessel (longitude, latitude) and time (minute/hour/date/month/year) to the equipment installed on the fishing vessel with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters; and warn the master when the vessel has crossed the permissible maritime boundary;
c) Deviations in coordinates of fishing vessel location received from GPS and thus displayed on the fishing vessel monitoring equipment (hereinafter referred to as “the monitoring equipment”) must not exceed 500 m and must have 99% reliability;
d) Each equipment must have its own identity code;
dd) The system shall operate normally in marine environment according to national standards and national technical regulations of Vietnam.
2. Functions of fishing vessel monitoring system software at the monitoring data center:
a) Software at the monitoring data center must be compatible with Microsoft Windows, Android and IOS, and have an intuitive Vietnamese interface. Software must be able to manage all information of fishing vessels provided with monitoring equipment; provide information to central government authorities and local authorities to inspect and monitor activities of fishing vessels; and manage fishing logbooks and fight against illegal fishing;
b) The software interface must display vessel location, time, speed, course, alarm signals, last data update time, weather information and status of the monitoring equipment, and send information to the monitoring equipment.
c) Software must have access, search, tabulation, reporting and data gathering functions in accordance with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on provision, management and use of data from the monitoring equipment, and must be able to create a vessel management zone and send automatic warnings upon the exit/entry of vessels from/into such zone;
d) Software must connect and transmit information to the data center of the monitoring equipment supplier; grant privileges to organizations and individuals entitled to use fishing vessel monitoring data;
dd) The electronic map must clearly show information about Vietnam’s exclusive economic zone, islands and archipelagoes, zones prohibited from fishing, no fishing zones and fishing ports provided by Vietnam’s competent authorities.
3. Management and use of fishing data information and data:
a) The Directorate of Fisheries shall unify management of the fishing vessel monitoring system and fishing vessel monitoring data nationwide, manage system and assign local authorities to extract monitoring data and process monitoring data of fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters;
b) Departments of Agriculture and Development of coastal provinces and cities shall manage and extract monitoring data of provinces and process monitoring data of vessels with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters;
c) Fishing vessel management organizations at fishing ports shall be designated and allowed by the Ministry of Agriculture and Rural Development to extract and use monitoring data from the fishing vessel monitoring system as assigned;
d) Every monitoring equipment supplier shall update and manage information about vessels, vessel owners and vessel monitoring equipment, automatically transmit it to the central government monitoring data center and monitoring data centers of 28 provinces and cities, and handle loss of signal of its monitoring equipment. After installing equipment on the fishing vessel, the equipment supplier shall notify the Directorate of Fisheries and Department of Agriculture and Rural Development for inspection. Quarterly, biannual, annual or ad hoc reports shall be submitted at the request of the Directorate of Fisheries and Department of Agriculture and Rural Development. Before supplying equipment, the monitoring equipment supplier shall report the specimen of lead to the Directorate of Fisheries.
dd) The vessel owner shall declare information about installation of monitoring equipment according to the Form No. 01.KT in the Appendix IV hereof and send the declaration to the monitoring equipment supplier; pay costs of purchase, installation, maintenance and other services for the monitoring equipment supplier and provide information about monitoring of his/her vessel from the monitoring data center upon request.
The vessel owner shall install the monitoring equipment in a location that ensures its smooth operation and instructions for installation should be available; there must be manual (the manual shall contain at least: 24/24 telephone number, contact address of the supplier); the vessel owner may control status of equipment directly or through accessories. Monitoring equipment shall be protected by fixing leads on the vessel upon installation or after repair;
e) Roadmap for installation of monitoring equipment: Vessels with a maximum length of at least 24 meters, trawling and tuna fishing vessels with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters and vessels with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters must be fitted with the monitoring equipment before July 01, 2019, January 01, 2020 and April 01, 2020 respectively;
g) The master must ensure that monitoring equipment operates 24/24 from the moment a fishing vessel leaves port until it returns. In case the monitoring equipment is damaged, the master must use another communication equipment and report the vessel location to the central government monitoring data center and monitoring data centers of 28 coastal cities and provinces every 06 hours and take the vessel to the port for repair within 10 days from the date on which the monitoring equipment is damaged;
h) Foreign fishing vessels operating within Vietnam’s waters must install monitoring equipment in accordance with technical requirements and regulations on management and use of fishing vessel monitoring system and data specified in this Article;
i) Monitoring data shall be used as a legal ground for managing activities of fishing vessels, impose penalties for administrative violations, handling disputes over fishing gears and stating fishery products processed from catches.
4. Data security:
a) Data stored in server of the monitoring equipment supplier should not be deleted or changed during the storage period;
b) Data transmitted between the monitoring equipment and the server of the monitoring equipment supplier must be encoded to ensure information security during the transmission; data from the server of the monitoring data center must be encoded when being transmitted to other specialized agencies must be encoded as prescribed;
c) Monitoring data shall be stored in the server of the monitoring data center and monitoring equipment supplier for at least 36 months. Data storage and processing servers of the monitoring equipment supplier shall be located in Vietnam;
d) The monitoring equipment supplier shall secure and provide monitoring data in an accurate manner, and shall not provide monitoring data for other organizations and individuals without the approval of the Directorate of Fisheries.
Article 45. Issuance, re-issuance and revocation of fishing licenses
1. An application for issuance of the fishing license includes:
a) An application form (Form No. 02.KT in the Appendix IV hereof);
b) Photocopies of the registration certificate of fishing vessel and fishing vessel safety certificate if the fishing vessel is required to be registered;
c) Photocopies of the certificate/diploma of fishing vessel master and certificate/diploma of fishing vessel chief engineer if the fishing vessel is required to have the certificate/diploma of fishing vessel master and certificate/diploma of fishing vessel chief engineer.
2. An application for re-issuance of the fishing license includes:
a) An application form (Form No. 03.KT in the Appendix IV hereof);
b) An original of the issued fishing license in the case of change of information specified in the license;
3. Procedures for issuance and re-issuance of the fishing license:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 06 working days (in case of issuance of new license), 03 working days (in case of re-issuance of license) from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall issue or re-issue the fishing license according to the Form No. 04.KT in the Appendix IV hereof;
c) In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The expiration date of the fishing license is the same as that of the fishing quota.
5. Revocation of the fishing license:
a) Any authority that has the power to issue the fishing license also has the power to revoke it;
b) When it is found that one of the violations specified in Clause 2 Article 50 of the Law on Fisheries is committed, the competent authority shall issue a decision on revocation of the fishing license and publish a notification thereof on the mass media.
Article 46. Eligibility requirements to be satisfied by fishing vessel operating outside Vietnam’s waters
A fishing vessel operating outside Vietnam’s waters must satisfy the following eligibility requirements:
1. It must have a maximum length of at least 15 meters and not violate illegal fishing regulation.
2. It must be assigned an IMO number.
3. There must be observers in accordance with regulations of the regional fisheries management organization or coastal countries.
4. Crew members and fishers working on board a fishing vessel must obtain a certificate of completion of a course on fisheries management within international waters if the fishing license is issued for the purpose of conducting fishing activities within waters under the jurisdiction of the regional fisheries management organization.
5. The fishing vessel must be fitted with marine communications equipment, including VHF radio transmitters and receivers maintaining a continuous DSC watch on Channel 70 or 16; MF/HF radio transmitters and receivers; NAVTEX receiver, emergency position-indicating radio beacons (EPIRB) and GPS equipment.
6. The fishing vessel must be fitted with monitoring equipment capable of automatically transmitting information through the satellite communications system.
Article 47. Granting approval for fishing vessels operating outside Vietnam’s waters or issuing licenses for fishing vessels operating in waters under the jurisdiction of regional fisheries management organizations
1. An application for approval for a fishing vessel includes:
a) An application form for approval (Form No. 05.KT in the Appendix IV hereof) or an application for license (Form No. 06.KT in the Appendix IV hereof);
b) A certified true copy and Vietnamese translation of the fishing contract approved by the competent authority of the other nation and territory in case of applying for the approval;
c) A photocopy of the registration certificate of fishing vessel;
c) A photocopy of the fishing vessel safety certificate;
dd) List, photos and number of passports of crew members and fishers working on board;
e) Photocopies of the certificate/diploma of fishing vessel master and certificate/diploma of fishing vessel chief engineer;
g) A certificate of completion of a course on fisheries management within international waters in case of issuing the license for fishing vessel operating in waters under the jurisdiction of the regional fisheries management organization.
2. Procedures:
The applicant for approval for fishing vessels operating outside Vietnam’s waters shall submit an application to the Directorate of Fisheries. Within 10 working days from the receipt of the sufficient application, the Directorate of Fisheries shall provide a response and explanation in writing in case of rejection of the application. If the application is satisfactory, the Directorate of Fisheries shall consider and grant:
a) An application form for approval (Form No. 07.KT in the Appendix IV hereof) or an application for license (Form No. 08.KT in the Appendix IV hereof);
b) Crew member list and fishers working on board (Form No. 09.KT in the Appendix IV hereof);
3. After granting the approval or license, within 02 working days from the date on which the approval or license is granted, the Directorate of Fisheries shall send a notification according to the Form No. 10.KT in the Appendix IV hereof to the People's Committee of the province where the fishing vessel operates within Vietnam's waters, and the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security and Ministry of Foreign Affairs.
4. Upon receipt of the approval or license and relevant documents, the applicant shall submit the original of the granted license for fishing vessels operating within Vietnam’s waters.
5. Any organization or individual that wishes to receive the fishing license the organization or individual submitted shall submit an application form to the Directorate of Fisheries. Within 02 working days from the receipt of the application form, the Directorate of Fisheries shall return the fishing license which the organization or individual submitted.
Section 2. MANAGEMENT OF FOREIGN VESSELS OPERATING WITHIN VIETNAM'S WATERS
Article 48. Issuance, renewal, re-issuance and revocation of license to foreign organizations and individuals having their vessels operating within Vietnam's waters
1. An application for issuance of license includes:
a) An application form (Form No. 11.KT in the Appendix IV hereof);
b) Certified true copies of documents specified in Article 55 of the Law on Fisheries;
c) Crew member list and fishers working on board (Form No. 12.KT in the Appendix IV hereof).
2. An application for re-issuance of license includes:
a) A re-application form (Form No. 13.KT in the Appendix IV hereof);
b) The issued license (if the license is torn);
c) A report on changes of the fishing vessel or fishing gear (if any).
3. An application form for renewal of the license includes:
a) An application form (Form No. 14.KT in the Appendix IV hereof);
b) The fishing vessel safety certificate;
c) A report on activities of the fishing vessel during the effective period of the license;
d) A fishing logbook (if the vessel catches aquatic resources).
4. Procedures:
a) The applicant for issuance, re-issuance and renewal of license for fishing operations of foreign ships in the Vietnam sea to the Directorate of Fisheries;
b) Within 10 working days (in case of issuance of new license), 07 working days (in case of re-issuance of license) from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall issue or re-issue the license for fishing operations of foreign ships in the Vietnam sea according to the Form No. 15.KT in the Appendix IV hereof;
c) Within 06 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall issue the renewed license for fishing operations of foreign ships in the Vietnam sea according to the Form No. 16.KT in the Appendix IV hereof;
d) In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Procedures for revocation of the license:
a) Any authority that has the power to issue the fishing license also has the power to revoke it;
b) When it is found that one of the violations specified in Clause 5 Article 56 of the Law on Fisheries is committed, the competent authority shall issue a decision on revocation of the license for fishing operations and publish a notification thereof on the mass media.
Article 49. Regulations applied to foreign fishing vessels entering fishing ports
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish a list of fishing ports designated to allow the entry of foreign fishing vessels and send a list of designated fishing ports to the Food and Agriculture Organization of the United Nations.
2. Foreign vessels are allowed to enter Vietnam’s fishing ports, except for the case in which the foreign vessels appear on the List of vessels engaged in illegal fishing, transport and transshipment and supporting illegal fishing. Every foreign vessel shall notify the fishing port management organization 24 hours prior to its entry into a Vietnam’s fishing port according to the Form No. 17.KT in the Appendix IV hereof.
3. The fishing port management organization shall approve the foreign vessel in order for the customs authority and border guard force to complete entry and exit procedures as prescribed; notify the local fishery authority or the inspection office of the port to inspect and verify information about origin of fishery products on board. The inspection and verification shall be carried out as prescribed in Clauses 3, 4, 5 and 6 Article 70 of this Decree.
4. After information has been inspected and verified, the Directorate of Fisheries shall immediately notify countries related to the vessel and vessel schedule.
5. When entering, leaving or anchored within Vietnam’s fishing port water areas, foreign vessels must fly Vietnamese flag on top of the highest mast of the vessel and fly flag of the country where the vessel is registered on the lower mast.
Chapter V
MANAGEMENT OF FISHING VESSELS, SHIPS OF FISHERY AUTHORITIES, FISHING PORTS AND SHELTERED ANCHORAGES FOR FISHING VESSELS
Article 50. Classification of fishing vessel building and modification facilities
Fishing vessel building and modification facilities shall be classified as follows:
1. Class I facilities: build and modify all types of fishing vessels according to shell materials.
2. Class II facilities: build and modify fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters according to shell materials.
3. Class III facilities: build and modify fishing vessels with a maximum length of less than 15 meters according to shell materials.
Article 51. Eligibility requirements to be satisfied by a steel fishing vessel building and modification facility
1. There must be factories and necessary equipment according to Section 1 in the Appendix VI hereof.
2. There must be a quality control and management department and technical staff according to Section 4 in the Appendix VI hereof.
3. There must be a quality management system certification according to ISO 9001 or equivalent (applicable to Class I and Class II facilities); there must be technical procedures according to national technical regulation on classification and construction of fishing vessels (applicable to Class III facilities).
Article 52. Eligibility requirements to be satisfied by a wooden fishing vessel building and modification facility
1. There must be factories and necessary equipment according to Section 2 in the Appendix VI hereof.
2. There must be a quality control and management department and technical staff according to Section 5 in the Appendix VI hereof.
3. There must be a quality management system certification according to ISO 9001 or equivalent (applicable to Class I and Class II facilities); there must be technical procedures according to national technical regulation on classification and construction of fishing vessels (applicable to Class III facilities).
Article 53. Eligibility requirements to be satisfied by a new material fishing vessel building and modification facility
1. There must be factories and necessary equipment according to Section 3 in the Appendix VI hereof.
2. There must be a quality control and management department and technical staff according to Section 6 in the Appendix VI hereof.
3. There must be a quality management system certification according to ISO 9001 or equivalent (applicable to Class I and Class II facilities); there must be technical procedures according to national technical regulation on classification and construction of fishing vessels (applicable to Class III facilities).
Article 54. Issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for building and modifying fishing vessels
1. An application for issuance of the certificate of eligibility includes:
a) An application form (Form No. 01.TC in the Appendix V hereof);
b) A description of eligibility requirements (Form No. 02.TC in the Appendix V hereof).
2. An application for re-issuance of the certificate of eligibility includes:
a) An application form (Form No. 03.TC in the Appendix V hereof);
b) The issued certificate of eligibility.
3. Procedures for issuance and re-issuance of the certificate of eligibility:
a) The applicant shall submit an application to the Department of Agriculture and Rural Development of the province where the fishing vessel building and modification facility is located;
b) Within 07 working days from the receipt of the sufficient application, the Department of Agriculture and Rural Development shall inspect and assess the fulfillment of eligibility requirements by the facility. If the facility fails to satisfy all eligibility requirements, the facility shall take corrective actions. After taking corrective actions, the facility shall notify the Department of Agriculture and Rural Development in writing to inspect and assess the fulfillment of eligibility requirements by the facility;
c) If the application is satisfactory and the facility satisfies all eligibility requirements, within 03 working days from the end of the inspection/assessment, the Department of Agriculture and Rural Development shall issue the certificate of eligibility for building and modifying fishing vessels according to the Form No. 04.TC in the Appendix V hereof;
d) In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. Procedures for revocation of the certificate of eligibility:
a) Any authority that has the power to issue the certificate of eligibility for building and modifying fishing vessels also has the power to revoke it;
b) If the facility is found committing one of the violations specified in Clause 3 Article 64 of the Law on Fisheries, the competent authority shall issue a decision on revocation of the issued certificate of eligibility and publish a notification thereof on the mass media.
Article 55. Classification of fishing vessel registries and regulations on registration of ships of fishery authorities
1. Fishing vessel registries shall be classified as follows:
a) Class I registries: grant registration to all types of fishing vessels;
b) Class II registries: grant registration to fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters;
c) Class III registries: grant registration to fishing vessels with a maximum length of less than 15 meters.
2. Regulations on registration of ships of fishery authorities:
a) Organizations in charge of managing ships of fishery authorities are entitled to select fishing vessel registries or other registries to apply for registration;
b) Supervision of technical and environmental safety and quality of ships of fishery authorities shall be carried out in accordance with registration regulations of the selected registry.
Article 56. Eligibility requirements to be satisfied by a fishing vessel registry
1. Regarding Class I fishing vessel registry:
a) The registry shall be established by the competent authority (in case of a public registry) or established in accordance with regulations of the Law on Enterprises and Law on Cooperatives; the fishing vessel registry must be legally and financially independent of the organizations and individuals trading, building, modifying and designing fishing vessels;
b) The registry must have necessary infrastructure and equipment: data storage and input equipment, equipment connected to the Internet and transmitting data to relevant authorities involved in fishing vessel registration, tools and equipment serving technical inspection according to the Appendix VII hereof;
c) The registry must have registrars obtaining at least a bachelor’s degree in ship hull engineering, marine engineering, electric engineering, fishing, heat and refrigeration engineering or fisheries product processing. There must be at least 01 Class I registrar and 02 Class II registrars;
d) The registry must establish and maintain the application of a quality management system according to ISO 9001 or equivalent.
2. Regarding Class II fishing vessel registry:
a) The registry must satisfy the eligibility requirements specified in Points a, b and d Clause 1 of this Article;
b) Registrars must obtain at least a bachelor’s degree in ship hull engineering, marine engineering, electric engineering, fishing, heat and refrigeration engineering or fisheries product processing. There must be at least 02 Class II registrars.
3. Regarding Class III fishing vessel registry:
a) The registry must satisfy the eligibility requirements specified in Points a and b Clause 1 of this Article;
b) Registrars must obtain at least a level 5 of VQF Advanced Diploma in ship hull engineering, marine engineering and fishing. There must be at least 01 Class II registrar;
c) A procedure for technical inspection and supervision of fishing vessels must be established in accordance with the national technical regulation on classification and construction of fishing vessels.
4. Class I and Class II fishing vessel registries are allowed to establish their affiliated branches near the fishing vessel anchorages or fishing vessel building and modification facilities. Each branch must satisfy the eligibility requirement specified in Point b Clause 1 of this Article and must have registrars obtaining at least a bachelor’s degree in ship hull engineering, marine engineering, electric engineering, fishing, heat and refrigeration engineering or fisheries product processing. There must be at least 02 Class II registrars if the branch is affiliated to the Class I fishing vessel registry and at least 01 Class II registrar if the branch is affiliated to Class II fishing vessel registry.
Article 57. Granting approval for building, modification, chartering and purchase of Vietnamese fishing vessels
1. An application form for approval for building, modification, chartering and purchase of Vietnamese fishing vessels includes an application form made using Form No. 05.TC in the Appendix V hereof.
2. The applicant shall submit an application to the Department of Agriculture and Rural Development.
3. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall appraise the application according to quota on issuance of the fishing license and specific criteria laid down by the province and consider granting approval according to the Form No. 06.TC in the Appendix V hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
Article 58. Issuance of license to import fishing vessels
1. An application for issuance of the license to import fishing vessels:
a) An application form (Form No. 07.TC in the Appendix V hereof);
b) Fishing vessel import contract or bareboat charter;
c) A photocopy of the fishing vessel safety certificate or photocopies of documents about fishing vessel classification whose remaining effective period is at least 06 months, issued by the registry of the home country of the vessel (the photocopies must bear the seal of the importer);
d) A photocopy of registration certificate of fishing vessel if the fishing vessel has been used (the photocopy must bear the seal of the importer);
dd) Shipbuilding contract and contract completion note in the case of newly built fishing vessel.
2. Documents mentioned in Points b, c, d and dd Clause 1 of this Article must be translated into Vietnamese language.
3. Procedures for issuance of the license to import fishing vessels:
a) The applicant shall submit an application to the Directorate of Fisheries;
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall consider issuing the license to the applicant according to the Form No. 08.TC in the Appendix V hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) The license to import fishing vessels and charter bareboat shall be sent to the applicant and relevant authorities: Department of Agriculture and Rural Development of the province where the fishing vessel owner registers his/her permanent address, Border Guard High Command affiliated to the Ministry of National Defense and General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance.
Article 59. Regulations on donated fishing vessels
1. The donation of fishing vessels means a foreign Government or foreign organization/individual donating fishing vessels to Vietnamese Government or Vietnamese organization/individual to serve fishing or public service activities related to fisheries.
2. The Directorate of Fisheries shall, according to the demand, current situation and external relations, decide on the receipt of fishing vessels donated by foreign Government, organizations and individuals to Vietnamese regulatory authorities.
3. Vietnamese organizations and individuals receiving fishing vessels donated by foreign organizations and individuals shall satisfy all conditions specified in Clause 2 Article 66 of the Law on Fisheries.
4. Procedures for import of fishing vessels donated by foreign organizations and individuals to Vietnamese organizations and individuals are specified in Article 58 of this Decree.
Article 60. Regulations on depth of channels to ports and port water areas
1. Regarding Class I fishing ports: the depth of channels to ports and port water areas must be enough for fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters to leave and enter the ports.
2. Regarding Class II fishing ports: the depth of channels to ports and port water areas must be enough for fishing vessels with a maximum length of at least 15 meters to leave and enter the ports.
Article 61. Contents and procedures for opening and closing fishing ports
1. An application for opening of a fishing port:
a) An application form (Form No. 09.TC in the Appendix V hereof);
b) A permit for construction of the fishing port;
c) Photocopies of fishing port’s regulations and plan for operation of fishing port;
d) A photocopy of the decision on establishment of fishing port management organization;
dd) A record of commissioning of the fishing port that has put into operation enclosed with an as-built drawing;
e) Notice to mariners about channel of the port and water areas in front of the wharf;
g) Documents certifying the performance of the following tasks specified in the report and requirements specified in the decision on approval for the environmental impact assessment report;
h) A record on fire safety commissioning.
2. Procedures for opening a fishing port:
a) The fishing port management organization shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the competent authority specified in Clause 3 Article 79 of the Law on Fisheries;
b) Within 06 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall consider the application, carry out a site survey of the fishing port and decide to open the fishing port according to the Form No. 10.TC in the Appendix V hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) Within 02 days from the date of issuing the decision on opening of the fishing port, the competent authority shall publish it on the mass media.
3. The decision on opening of fishing port shall contain at least name of the fishing port; type of fishing port; coordinate of the fishing port; entrance of the channel, depth and width of the channel to the port; length of the wharf; size and type of the largest fishing vessel that is able to enter a port; handling capacity; date on which the fishing port starts its operation.
4. Closing of a fishing port:
a) The competent authority specified in Clause 3 Article 79 of the Law on Fisheries shall issue a decision on closing of the fishing port in one of the cases specified in Clause 2 Article 79 of the Law on Fisheries, and revoke the issued decision on opening of the fishing port;
b) The decision on closing of fishing port shall be made using the Form No. 11.TC in the Appendix V hereof.
Chapter VI
FISHERIES RESOURCES SURVEILLANCE
Article 62. Organizational structure of the fisheries resources surveillance force
1. Organizational structure of central fisheries resources surveillance force:
a) Department of Fisheries Resources Surveillance is an agency affiliated to the Directorate of Fisheries affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development. The Department of Fisheries Resources Surveillance includes specialized divisions, regional Sub-departments of Fisheries Resources Surveillance and Fisheries Resources Surveillance Center;
b) A regional Sub-department of Fisheries Resources Surveillance includes specialized divisions, fisheries resources surveillance fleets and fisheries resources surveillance stations;
c) Departments of Fisheries Resources Surveillance and regional Sub-departments of Fisheries Resources Surveillance have separate legal status, head office, seal and account opened at the State Treasury;
d) Fisheries resources surveillance stations affiliated to regional Sub-departments of Fisheries Resources Surveillance have a separate seal to carry out administrative transactions and impose penalties for administrative violations within their power.
2. Fisheries resources surveillance forces of coastal provinces and central-affiliated cities are organizations affiliated to fishery authorities of provinces and established by People’s Committees of provinces.
Article 63. Benefits for fisheries resources surveillance members
1. Seniority allowance of fisheries resources surveillance officials whose salaries are paid according to their ranks:
a) After 5 years (60 months in total) of continuously working for the fisheries resources surveillance, the seniority allowance is equal to 5% of the current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any);
b) From the sixth year onwards, 1% shall be added.
2. Responsibility allowance of fisheries resources surveillance officials whose salaries are paid according to their ranks:
a) Principal fisheries resources surveillance members are entitled to the responsibility allowance that is equal to 20% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any);
b) Fisheries resources surveillance members are entitled to the responsibility allowance that is equal to 25% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any);
c) Middle fisheries resources surveillance members are entitled to the responsibility allowance that is equal to 30% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any).
3. Incentive allowance of officials whose salaries are paid according to ranks of fisheries resources surveillance ship officers:
a) Principal fisheries resources surveillance ship officers are entitled to the incentive allowance that is equal to 40% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any);
b) Fisheries resources surveillance ship officers are entitled to the incentive allowance that is equal to 45% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any);
c) Middle fisheries resources surveillance ship officers are entitled to the incentive allowance that is equal to 50% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any).
4. Officials, public employees and employees working on board fisheries resources surveillance ships are entitled to a hazard and danger allowance equal to 30% of the statutory pay rate.
5. Officials, public employees and employees working on board fisheries resources surveillance ships during the period they actually perform their duties within Vietnam’s waters are entitled to special allowance, attraction allowance and region-based allowance. To be specific:
a) The special allowance is equal to 50% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any);
b) The attraction allowance is equal to 70% of their current salary plus (+) the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any);
c) The region-based allowance is equal to 70% of the statutory pay rate.
The special allowance, attraction allowance and region-based allowance specified in Points a, b and c Clause 5 of this Article is equal to the monthly allowance divided by (:) 22 days multiplied by (x) days on which duties are actually performed within Vietnam’s waters.
6. Responsibility allowance:
a) Masters of fisheries resources surveillance ships are entitled to a responsibility allowance equal to 50% of the statutory pay rate;
b) Mates and chief engineers of fisheries resources surveillance ships are entitled to a responsibility allowance equal to 30% of the statutory pay rate;
c) Engineering officers and bosuns are entitled to a responsibility allowance equal to 20% of the statutory pay rate.
7. Per diem at sea: During their voyage, officials, public employees and employees working on board fisheries resources surveillance ships are entitled to a per diem equal to 20% of the statutory pay rate/person/day of travel at sea.
Article 64. Funding sources for fisheries resources surveillance activities
1. The state budget shall provide funding for fisheries resources surveillance activities according to applicable distribution of the state budget:
a) The central government budget shall provide funding for activities of the central fisheries resources surveillance force, including: investment; recurrent expenditures;
b) The local government budget shall provide funding for activities of fisheries resources surveillance forces of coastal provinces and central-affiliated cities, including: investment; recurrent expenditures;
c) The fishery resource surveillance authority shall, according to the ability to balance budget and administrative fines of the year preceding the current year, make an annual estimate of operating funding for the plan year and submit it to the finance authority at the same level, which will submit it to a competent authority in accordance with the Law on State Budget and its instructional documents. Revenue from fines shall be used to cover recurrent costs of fisheries resources surveillance.
2. Other funding sources prescribed by law.
Article 65. Expenditures on fisheries resources surveillance activities
1. Expenditures on operation of the fisheries resources surveillance force shall comply with Government’s regulations on exercise of autonomy over employment of permanently employed employees and use of administrative management funding by regulatory authorities.
2. Expenditures on fisheries resources surveillance activities from the funding annually provided by the state budget:
a) Expenditures on hotline watch which ensures issues arising from fishing at sea between Vietnam and neighboring countries are handled and other watch-related duties assigned by the competent authority;
b) Allowances and per diem at sea for officials, fisheries resources surveillance members, fisheries resources surveillance ship officers and employees working on board fisheries resources surveillance ships during their voyage;
c) Expenditures on organization of fisheries resources surveillance conferences, seminars, reviews and training courses;
d) Expenditures on purchase of materials and fuels for fisheries resources surveillance ships involved in inspection, patrol, control and specialized inspection; natural disaster management, search and rescue and incident response at sea; cooperation with relevant forces in patrolling, inspecting and taking actions against foreign fishing vessels violate Vietnam’s waters and prevention of Vietnamese fishing vessels from violation of foreign waters; protection of sovereignty in Vietnam’s waters and islands;
dd) Expenditures on buying insurance for fisheries resources surveillance fleets (insurance for people working on board fisheries resources surveillance ships, insurance for fisheries resources surveillance ships and boats); and other taxes and fees prescribed by law;
e) Expenditures on collection and purchase of information from collaborators, processing of information, documents and evidences relating to fisheries resources surveillance and specialized inspection; expenditures on carrying out investigation and soliciting expert assessment of issues concerning fisheries resources surveillance and specialized inspection;
g) Expenditures on hiring docking location and anchorage for fisheries resources surveillance fleets and violating ships held in custody by the fisheries resources surveillance force;
h) Expenditures on periodic and unexpected repair of fisheries resources surveillance ships and boats;
i) Expenditures on procurement of fisheries resources surveillance vehicles, ships and boats, military weapons, combat gears, specialized equipment and clothing for fisheries resources surveillance forces; procurement of lost raw materials and equipment, medicines and medical equipment for giving first aid on fisheries resources surveillance ships and boats;
k) Expenditures on management of fisheries resources surveillance database, maintenance and operation of fisheries resources surveillance information system;
l) Expenditures on propagation of information and broadcasting of hot news on fisheries resources surveillance, and on dissemination of laws on fisheries resources surveillance; on design and printing of forms used in fisheries resources surveillance;
m) Wages, salaries and salary-based amounts paid to officials whose salaries are not covered by state budget in accordance with applicable regulations of law on employment contract;
n) Expenditures on unexpectedly rewarding collectives and individuals for making outstanding contributions to the patrol, inspection and control, thereby ensuring proper enforcement of law on fisheries and to the protection of sovereignty at sea;
o) Expenditures on exchanging experience, cooperating with fisheries resources surveillance forces of other countries in carrying out patrol and inspection at sea;
p) Expenditures on providing assistance in case any official or fisher is injured or dead while performing their duties at sea; no more than VND 5 million/dead person, VND 2 million/injured person;
q) Other expenditures related to fisheries resources surveillance activities.
3. Revenue from administrative fines collected by the fisheries resources surveillance shall be used for:
a) paying wages, salaries and salary-based amounts to officials whose salaries are not covered by the state budget; unexpectedly rewarding collectives and individuals for making outstanding contributions to the patrol, inspection and control, thereby ensuring proper enforcement of law on fisheries and to the protection of sovereignty at sea;
b) exchanging experience and cooperating with fisheries resources surveillance forces of other countries in carrying out patrol and inspection at sea;
c) providing assistance in case any official or fisher is injured or dead while performing their duties at sea; no more than VND 5 million/dead person, VND 2 million/injured person.
Chapter VII
SALE, PRELIMINARY PROCESSING, PROCESSING, EXPORT AND IMPORT OF FISHERY PRODUCTS
Article 66. Processing of endangered, precious and rare aquatic species
Organizations and individuals involved in processing of endangered, precious and rare aquatic species must satisfy the following requirements:
1. Specimens of endangered, precious and rare aquatic species must be of legal origin as prescribed by law;
2. A record on processing of endangered, precious and rare aquatic species and products thereof must be made;
3. Finished products sold on the market must be labeled in accordance with regulations of law on goods labeling;
4. Regulations on food safety and disease safety must be complied with.
Article 67. Export, import, re-export and transit of CITES-listed aquatic species, and endangered, precious and rare aquatic species
1. Organizations and individuals issued with the import license are not required to obtain a license for import of endangered, precious and rare aquatic species on the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, except for CITES-listed aquatic species.
2. Organizations and individuals are entitled to re-export and transit endangered, precious and rare aquatic species in accordance with regulations of the Law on Foreign Trade Management.
3. The issuance of the license for export of endangered, precious and rare aquatic species that appear on the List of aquatic species prohibited from export or fail to satisfy conditions for scientific research or international cooperation mentioned in the List of exported aquatic species subject to certain conditions shall comply with Article 69 of this Decree.
4. Upon export, import, re-export or introduction from the sea of CITES-listed endangered, precious and rare aquatic species, regulations of the law on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES, and regulations of this Decree shall be complied with.
Article 68. Introduction from the sea of endangered, precious and rare aquatic species
1. Introduction from the sea of endangered, precious and rare aquatic species means the transportation into Vietnam of specimens of endangered, precious and rare aquatic species which were taken in the marine environment not under the jurisdiction of any State.
2. Upon introduction from the sea of CITES-listed endangered, precious and rare aquatic species, regulations of the law on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES, and regulations of this Decree shall be complied with.
3. Upon introduction from the sea of specimens of endangered, precious and rare aquatic species, except for species mentioned in Clause 2 of this Article, regulations set forth in Article 40 of this Decree shall be complied with.
Article 69. Issuance of license to export aquatic species
1. Any organization or individual that wishes to export an aquatic species that appears on the List of aquatic species prohibited from export or the List of exported aquatic species subject to certain conditions but fails to satisfy conditions for scientific research or international cooperation shall submit an application to the Directorate of Fisheries.
2. An application for issuance of the license to export aquatic species includes:
a) An application form (Form No. 36.NT in the Appendix III hereof);
b) Documents proving the aquatic species is exported for the purpose of scientific and international cooperation.
3. Procedures for issuance of the license to export aquatic species:
a) Within 10 working days, the Directorate of Fisheries shall consider the application and submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development, which will consult the Prime Minister;
b) The Directorate of Fisheries shall consult the Ministry of Agriculture and Rural Development about considering issuing the license to export aquatic species according to the Form No. 37.NT in the Appendix III hereof to the applicant after obtaining the consent from the Prime Minister. In case the application is rejected or unsatisfactory, the Directorate of Fisheries shall provide a response and explanation in writing.
Article 70. Control of import, temporary import, re-export, temporary export, re-import and transit of fishery products originating from illegal, unreported and unregulated fishing
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Transport in designating and publishing a list of ports that allow the entry of foreign vessels engaged in transport and transshipment of fishery products processed from catches for the purposes of import, temporary import, re-export and transit thereof through Vietnam and send a list of designated fishing ports to the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO).
2. Any organization or individual that has a vessel engaged in transport of fishery products processed from catches for the purposes of import, temporary import, re-export and transit thereof through Vietnam shall notify a competent authority of the Ministry of Agriculture and Rural Development according to the Form No. 17.KT in the Appendix IV hereof through the national single-window system 24 hours prior to its entry into a port.
3. Within 24 hours from the receipt of the notification, the competent authority of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall inspect and verify information about origin of fishery products on board the vessel and decide to:
a) allow the vessel to enter the port and notify the port authority if it does not engage in illegal fishing or support illegal fishing;
b) refuse the entry of the vessel and notify the port authority if it is suspected of engaging in illegal fishing or supporting illegal fishing except for force majeure. Publish and notify the decision on entry refusal to the flag state, neighboring coastal states, regional fisheries management organizations and relevant organizations.
4. Inspect information relating to a foreign vessel upon its entry into a port:
a) The competent authority of the Ministry of Agriculture and Rural Development is entitled to inspect the foreign vessel after its entry into a port (except in the case where the container ship is sealed with lead and does not unload fishery products in Vietnam) or at the request of the flag state and coastal state concerned;
b) Inspection principles: Ensure equality and transparency, ensure no discrimination and do not cause any trouble during the inspection; do not affect quality of fishery products on board; inspectors must be qualified and expert in law on fisheries; if necessary, invite a representative of the flag state to join the inspection;
c) Contents of inspection: information about the vessel (name, number, IMO number); information about the vessel owner, fishing license, transshipment license, production and components of aquatic species, fishing gears and documents prescribed by CITES (if any);
d) Documents to be presented to the inspecting authority: fishing license, registration certificate of fishing vessel; transshipment license, transshipment reports and information about free alongside ship (license, certificate) and documents about the transshipment ship; other documents relating to the information declared prior to entry;
dd) Inspection procedures: the inspector shall present his/her inspector card to the master; carry out the inspection according to Point c of this Clause and information specified in the Form No.18.KT in the Appendix IV hereof; the master must provide declared information, documents specified in Point d of this Clause, documents concerning inspection contents and information declared prior to entry; make an inspection record according to the Form No.18.KT in the Appendix IV hereof; notify and process inspection results.
5. Notify and process inspection results:
a) The inspection record is made into 02 copies, each of which is kept by the master and the inspecting authority. The record shall be sent to the flag state via the email published by FAO;
b) When there are grounds to believe that the shipment originates from illegal fishing or the fishing vessel engages in illegal fishing or supports illegal fishing, the competent authority of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall refuse the unloading of fishery products into the port, request the port management unit to refuse to provide services at the port and notify inspection results and measures against violations to the flag state, coastal states, regional fisheries management organizations, FAO, relevant international organizations and state of which the master of such fishing vessel is the citizen.
6. In case the entry of the fishing vessel has been refused but it deliberately enters the port or enters the port due to force majeure, the port authority shall notify the Ministry of Agriculture and Rural Development for carrying out an inspection under the Agreement on Port State Measures and make an inspection record according to the Form No. 19.KT in the Appendix IV hereof; take actions against violations (if any). In case the fishing vessel has to be forced to leave Vietnam’s territory, it is required to notify the state related to the vessel and its schedule.
Chapter VIII
STATE MANAGEMENT OF FISHERIES
Article 71. Responsibilities of relevant ministries
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) provide consistent directions for aquatic resource protection, aquaculture, fishing, management of fishing vessels and ships of fishery authorities, fishing ports, processing, export and import of fishery products and fisheries resources surveillance;0}
b) Prepare a plan for and organize the management, inspection, training and dissemination of law on co-management in aquatic resource protection, aquatic resource protection and development, marine conservation and directly organize the management of national MPAs located in at least two provinces; aquaculture; fishing; assurance of safety of people and fishing vessels; management of fishing vessels and ships of fishery authorities, fishing ports, sheltered anchorages for fishing vessels; processing, export, import and sale of fishery products; tracing of fishery products, and fisheries resources surveillance nationwide;
c) Design documents providing technical guidelines for aquaculture, fishing, co-management in aquatic resource protection, fishing gears, fishing methods, assurance of safety of people and fishing vessels conducting activities at sea; sets of indicators for monitoring and evaluation of co-management in aquatic resource protection;
d) Inspect and supervise the compliance with regulations on management of endangered, precious and rare aquatic species; tracing of endangered, precious and rare aquatic species from aquaculture and nature; establishments in charge of breeding, rearing and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species including CITES-listed species; enforcement of CITES;
dd) propose policies tailored for fishing activities;
e) Establish national database on fisheries; unify management of fishing vessel monitoring system; make regulations on technical management of fishing vessel monitoring system;
g) Authorize its affiliates and local governments to manage fishing activities; inspect the management of fishing activities by local governments; assign the Directorate of Fisheries to receive and handle administrative procedures and organize the implementation of this Decree within its power;
h) Organize the implementation of regulations set forth in Clause 2 Article 101 of the Law on Fisheries 2017.
2. The Ministry of Transport shall:
a) take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in ensuring maritime security and protecting marine environment with respect to activities of fishing vessels and fishing ports;
b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing the transport of fishery products through ports, logistics services, fishing vessels at ports and inland waterway ports under its management according to the Agreement on Port State Measures.
3. The Ministry of Finance shall:
a) impose fees and charges according to this Decree and regulations of law on fees and charges in the fisheries field;
b) direct the General Department of Customs not to grant customs clearance to shipments of fishery products originating from illegal fishing;
c) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing the transport of fishery products through ports, logistics services and fishing vessels at ports under the Agreement on Port State Measures.
4. The Ministry of National Defense shall:
a) direct law enforcement officers at sea to inspect and control Vietnamese and foreign fishing vessels entering and leaving ports and operating at sea as prescribed by law.
b) direct the Border Guard to cooperate with specialized authorities at fishing ports in inspecting fishing vessels and crew members entering and leaving fishing ports as prescribed by law;
c) direct Navy, Border Guard and Coast Guard to cooperate with and assist Fisheries Resources Surveillance in enforcing laws at sea as prescribed by law;
d) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing fishing vessels, crew members and people working on board foreign fishing vessels within Vietnam’s waters and Vietnamese fishing vessels operating within waters.
5. The Ministry of Public Security shall:
a) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing fishing vessels, crew members and people working on board foreign fishing vessels within Vietnam’s waters and Vietnamese fishing vessels operating within waters;
b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing management of fisheries.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing guidance and inspecting the environmental protection and management of land and marine aquaculture sites by People’s Committees of provinces.
Article 72. Responsibilities of People’s Committees of provinces
1. Organize the implementation of regulations set forth in Clause 1 Article 102 of the Law on Fisheries 2017.
2. Conduct activities related to fisheries management as assigned in this Decree.
3. Direct Departments of Agriculture and Rural Development and fishery authorities of provinces to implement regulations as assigned in this Decree.
4. Prepare a plan for and organize the management, inspection, training and dissemination of law on co-management in aquatic resource protection, aquatic resource protection and development, marine conservation; aquaculture; fishing; management of fishing vessels and ships of fishery authorities, fishing ports, sheltered anchorages for fishing vessels; processing, export, import and sale of fishery products, and fisheries resources surveillance within provinces within their power;
5. Direct, instruct and assist People’s Committees at all levels and people in organizing co-management in aquatic resource protection. Direct governments at all levels and competent authorities to take charge and cooperate with communities in carrying out patrol and supervision, and taking actions against violations within their power in areas where the co-management takes place. Before November 20 or on an ad hoc basis, submit a report on co-management in aquatic resource protection to the Directorate of Fisheries affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development. Prepare a plan and providing funding for organizing co-management in aquatic resource protection.
6. Mobilize provincial fisheries resources surveillance force in carrying out patrol and supervision, and taking actions against violations within MPAs at the request of the MPA management unit.
7. Direct and inspect operation of the provincial fisheries resources surveillance force, cooperation between the fisheries resources surveillance force and relevant authorities within provinces; provide fisheries resources surveillance ships and boats; weapons, combat gears and specialized vehicles; uniforms, badges and signal flags to the fisheries resources surveillance force as prescribed by law.
Chapter IX
IMPLEMENTATION CLAUSE
Article 72. Transitional clauses
1. Organizations that have been operating through co-management in aquatic resource protection before the effective date of this Decree shall review and complete the application for recognition and assignment of management as prescribed in this Decree before January 01, 2021.
2. MPAs established before the effective date of this Decree shall review, amend and complete the Regulation on MPA management as prescribed in this Decree before January 01, 2020.
3. Organizations and individuals engaged in cage aquaculture or main aquatic species raising before the effective date of this Decree shall apply for registration as prescribed in this Decree within 12 months from the effective date of this Decree.
4. Certificates, licenses and approval granted before the effective date of this Decree shall remain effective until new ones or they are granted as prescribed in this Decree.
5. Producers and raisers of aquatic breeds of main aquatic species and producers of aquafeeds and treatment products that have operated before the effective date of this Decree may keep operating and are required to apply for the certificate of eligibility before January 01, 2020.
6. If producers and raisers of aquatic breeds other than those specified in Clause 5 of this Article have operated before the effective date of this Decree, they may keep operating and are required to apply for the certificate of eligibility before January 01, 2021.
7. Fishing vessel building and modification facilities operating before the effective date of this Decree may keep operating and are required to apply for the certificate of eligibility before October 01, 2019.
8. Fishing vessel registries operating before the effective date of this Decree may keep operating within their jurisdiction and are required to apply for the certificate of eligibility before January 01, 2020.
9. Fishing vessels operating before the effective date of this Decree may keep operating within their jurisdiction and are required to apply for opening of port before October 01, 2020.
10. Applications for issuance of certificates, licenses and approval that have been submitted before the effective date of this Decree but not yet been completely processed shall be processed in accordance with regulations of law at the time of submission.
11. Fishery development assistance policies promulgated before the effective date of this Decree may continue to be applied until they are expired or documents replacing or repealing such policies are available.
12. Inspection of quality of imported aquatic breeds, aquaculture feeds and treatment products shall be carried out according to national standards and internal standards published by organizations and individuals before January 01, 2020.
13. Inspection of quality of imported aquatic breeds, aquaculture feeds and treatment products shall be carried out according to the inspection procedures according to the Decree No. 39/2017/ND-CP dated April 04, 2017 and its instructional documents before January 01, 2020.
Article 74. Effect
1. This Decree comes into force from April 25, 2019.
2. This Decree replaces the following documents:
a) Government’s Decree No. 27/2005/ND-CP dated March 08, 2005;
b) Government’s Decree No. 59/2005/ND-CP dated May 04, 2005;
c) Government’s Decree No. 14/2009/ND-CP dated February 13, 2009;
d) Government’s Decree No. 32/2010/ND-CP dated March 30, 2010;
dd) Government’s Decree No. 33/2010/ND-CP dated March 31, 2010;
e) Government’s Decree No. 52/2010/ND-CP dated May 17, 2010;
g) Government’s Decree No. 53/2012/ND-CP dated June 20, 2012;
h) Government’s Decree No. 66/2005/ND-CP dated May 19, 2005;
i) Government’s Decree No. 80/2012/ND-CP dated October 08, 2012;
k) Government’s Decree No. 102/2012/ND-CP dated November 29, 2012;
l) Government’s Decree No. 57/2008/ND-CP dated May 02, 2008;
m) Government’s Decree No. 55/2017/ND-CP dated May 09, 2017;
n) Contents related to aquafeeds specified in the Government’s Decree No. 39/2017/ND-CP dated April 04, 2017, Government’s Decree No. 100/2017/ND-CP dated August 18, 2017 and Article 3 of the Decree No. 123/2018/ND-CP dated September 17, 2018;
o) Articles 15, 16, 17 and 18 of the Government’s Decree No. 66/2016/ND-CP dated July 01, 2016;
3. This Decree repeals the following documents:
a) Prime Minister’s Directive No. 22/2006/CT-TTg dated June 30, 2006;
b) Decision No. 57/2008/QD-BNN dated May 02, 2008 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
c) Circular No. 01/2011/TT-BNN dated January 05, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
d) Circular No. 101/2008/TT-BNN dated October 15, 2008 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
dd) Decision No. 26/2014/TT-BNNPTNT dated August 25, 2014 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
e) Decision No. 20/2006/QD-BTS dated December 01, 2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
g) Directive No. 05/2007/CT-BTS dated July 31, 2007 of the Minister of Fisheries;
h) Directive No. 10/2005/CT-BTS dated December 08, 2005 of the Minister of Fisheries;
i) Directive No. 03/2006/CT-BTS dated March 27, 2006 of the Minister of Fisheries.
Article 75. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant authorities are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản