Chương V: Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản Quản lý tàu cá, tàu công vụ, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
Số hiệu: | 26/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2019 |
Ngày công báo: | 27/03/2019 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra
Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành ngày 08/3/2019.
Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải thực hiện thủ tục đăng ký với hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 26;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến Quyền sử dụng đất (QSDĐ):
+ Giấy Chứng nhận QSDĐ khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS);
+ Giấy phép hoạt động NTTS trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
+ Quyết định giao khu vực biển;
+ Hợp đồng thuê QSDĐ, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp giấy xác nhận cho chủ cơ sở.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như sau:
1. Cơ sở loại I: đóng mới, cải hoán tất cả các loại tàu cá theo vật liệu vỏ.
2. Cơ sở loại II: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo vật liệu vỏ.
3. Cơ sở loại III: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét theo vật liệu vỏ.
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 4 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại II, loại III).
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 3 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 6 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã cấp.
3. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có địa điểm đóng mới, cải hoán tàu cá của cơ sở;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở; trường hợp kiểm tra, đánh giá tại cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở;
c) Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 04.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận;
b) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã cấp và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.Bổ sung
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:
a) Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;
b) Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
c) Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
2. Quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản:
a) Tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc các tổ chức đăng kiểm khác để thực hiện đăng kiểm tàu công vụ thủy sản;
b) Việc giám sát an toàn kỹ thuật, môi trường, chất lượng tàu công vụ thủy sản thực hiện theo quy định về đăng kiểm của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.
1. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I:
a) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Có đăng kiểm viên trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 01 đăng kiểm viên hạng I và 02 đăng kiểm viên hạng II;
d) Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
2. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này;
b) Đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 02 đăng kiểm viên hạng II.
3. Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Đăng kiểm viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, khai thác thủy sản; trong đó, tối thiểu 01 đăng kiểm viên hạng II;
c) Có quy trình kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu cá phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá.
4. Các cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I và loại II được phép thành lập các chi nhánh trực thuộc gần với nơi neo đậu tàu cá hoặc gần các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá, mỗi chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và bảo đảm đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, cơ khí tàu thuyền hoặc khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, tối thiểu 02 đăng kiểm viên hạng II trở lên đối với chi nhánh của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I và 01 đăng kiểm viên hạng II trở lên đối với chi nhánh của cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II.
1. Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam: Tờ khai theo Mẫu số 05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ căn cứ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và tiêu chí đặc thù của địa phương, xem xét cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 06.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp văn bản chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.Bổ sung
1. Hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
d) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
đ) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng mới.
2. Hồ sơ nêu tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt.
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản xem xét cấp phép cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
1. Tặng, cho viện trợ tàu cá là việc Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ tàu cá cho Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam để sử dụng trong hoạt động khai thác thủy sản hoặc các hoạt động công vụ liên quan đến thủy sản.
2. Việc tiếp nhận tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ cho cơ quan nhà nước của Việt Nam, Tổng cục thủy sản quyết định trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế và quan hệ đối ngoại.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam tiếp nhận tàu cá của tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho phải đảm bảo đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Thủy sản.
4. Trình tự, thủ tục nhập khẩu tàu cá do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định này.
1. Đối với cảng cá loại I: Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên ra vào cảng.
2. Đối với cảng cá loại II: Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên ra vào cảng.
1. Hồ sơ công bố mở cảng cá:
a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá;
c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản chụp);
d) Quyết định thành lập Tổ chức quản lý cảng cá (bản chụp);
đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công;
e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng;
g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
2. Trình tự, thủ tục công bố mở cảng cá:
a) Tổ chức quản lý cảng cá gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Thủy sản;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công bố mở cảng cả, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Nội dung chủ yếu của quyết định mở cảng cá: Tên của cảng cá; loại cảng cá; vị trí tọa độ của cảng cá; vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng; chiều dài cầu cảng; cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng; năng lực bốc dỡ; thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động.
4. Công bố đóng cảng cá:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Thủy sản ban hành Quyết định đóng cảng cá thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Thủy sản; đồng thời thực hiện thu hồi Quyết định công bố mở cảng cá đã cấp;
b) Quyết định công bố đóng cảng cá theo Mẫu số 11.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Chapter V
MANAGEMENT OF FISHING VESSELS, SHIPS OF FISHERY AUTHORITIES, FISHING PORTS AND SHELTERED ANCHORAGES FOR FISHING VESSELS
Article 50. Classification of fishing vessel building and modification facilities
Fishing vessel building and modification facilities shall be classified as follows:
1. Class I facilities: build and modify all types of fishing vessels according to shell materials.
2. Class II facilities: build and modify fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters according to shell materials.
3. Class III facilities: build and modify fishing vessels with a maximum length of less than 15 meters according to shell materials.
Article 51. Eligibility requirements to be satisfied by a steel fishing vessel building and modification facility
1. There must be factories and necessary equipment according to Section 1 in the Appendix VI hereof.
2. There must be a quality control and management department and technical staff according to Section 4 in the Appendix VI hereof.
3. There must be a quality management system certification according to ISO 9001 or equivalent (applicable to Class I and Class II facilities); there must be technical procedures according to national technical regulation on classification and construction of fishing vessels (applicable to Class III facilities).
Article 52. Eligibility requirements to be satisfied by a wooden fishing vessel building and modification facility
1. There must be factories and necessary equipment according to Section 2 in the Appendix VI hereof.
2. There must be a quality control and management department and technical staff according to Section 5 in the Appendix VI hereof.
3. There must be a quality management system certification according to ISO 9001 or equivalent (applicable to Class I and Class II facilities); there must be technical procedures according to national technical regulation on classification and construction of fishing vessels (applicable to Class III facilities).
Article 53. Eligibility requirements to be satisfied by a new material fishing vessel building and modification facility
1. There must be factories and necessary equipment according to Section 3 in the Appendix VI hereof.
2. There must be a quality control and management department and technical staff according to Section 6 in the Appendix VI hereof.
3. There must be a quality management system certification according to ISO 9001 or equivalent (applicable to Class I and Class II facilities); there must be technical procedures according to national technical regulation on classification and construction of fishing vessels (applicable to Class III facilities).
Article 54. Issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for building and modifying fishing vessels
1. An application for issuance of the certificate of eligibility includes:
a) An application form (Form No. 01.TC in the Appendix V hereof);
b) A description of eligibility requirements (Form No. 02.TC in the Appendix V hereof).
2. An application for re-issuance of the certificate of eligibility includes:
a) An application form (Form No. 03.TC in the Appendix V hereof);
b) The issued certificate of eligibility.
3. Procedures for issuance and re-issuance of the certificate of eligibility:
a) The applicant shall submit an application to the Department of Agriculture and Rural Development of the province where the fishing vessel building and modification facility is located;
b) Within 07 working days from the receipt of the sufficient application, the Department of Agriculture and Rural Development shall inspect and assess the fulfillment of eligibility requirements by the facility. If the facility fails to satisfy all eligibility requirements, the facility shall take corrective actions. After taking corrective actions, the facility shall notify the Department of Agriculture and Rural Development in writing to inspect and assess the fulfillment of eligibility requirements by the facility;
c) If the application is satisfactory and the facility satisfies all eligibility requirements, within 03 working days from the end of the inspection/assessment, the Department of Agriculture and Rural Development shall issue the certificate of eligibility for building and modifying fishing vessels according to the Form No. 04.TC in the Appendix V hereof;
d) In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. Procedures for revocation of the certificate of eligibility:
a) Any authority that has the power to issue the certificate of eligibility for building and modifying fishing vessels also has the power to revoke it;
b) If the facility is found committing one of the violations specified in Clause 3 Article 64 of the Law on Fisheries, the competent authority shall issue a decision on revocation of the issued certificate of eligibility and publish a notification thereof on the mass media.
Article 55. Classification of fishing vessel registries and regulations on registration of ships of fishery authorities
1. Fishing vessel registries shall be classified as follows:
a) Class I registries: grant registration to all types of fishing vessels;
b) Class II registries: grant registration to fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters;
c) Class III registries: grant registration to fishing vessels with a maximum length of less than 15 meters.
2. Regulations on registration of ships of fishery authorities:
a) Organizations in charge of managing ships of fishery authorities are entitled to select fishing vessel registries or other registries to apply for registration;
b) Supervision of technical and environmental safety and quality of ships of fishery authorities shall be carried out in accordance with registration regulations of the selected registry.
Article 56. Eligibility requirements to be satisfied by a fishing vessel registry
1. Regarding Class I fishing vessel registry:
a) The registry shall be established by the competent authority (in case of a public registry) or established in accordance with regulations of the Law on Enterprises and Law on Cooperatives; the fishing vessel registry must be legally and financially independent of the organizations and individuals trading, building, modifying and designing fishing vessels;
b) The registry must have necessary infrastructure and equipment: data storage and input equipment, equipment connected to the Internet and transmitting data to relevant authorities involved in fishing vessel registration, tools and equipment serving technical inspection according to the Appendix VII hereof;
c) The registry must have registrars obtaining at least a bachelor’s degree in ship hull engineering, marine engineering, electric engineering, fishing, heat and refrigeration engineering or fisheries product processing. There must be at least 01 Class I registrar and 02 Class II registrars;
d) The registry must establish and maintain the application of a quality management system according to ISO 9001 or equivalent.
2. Regarding Class II fishing vessel registry:
a) The registry must satisfy the eligibility requirements specified in Points a, b and d Clause 1 of this Article;
b) Registrars must obtain at least a bachelor’s degree in ship hull engineering, marine engineering, electric engineering, fishing, heat and refrigeration engineering or fisheries product processing. There must be at least 02 Class II registrars.
3. Regarding Class III fishing vessel registry:
a) The registry must satisfy the eligibility requirements specified in Points a and b Clause 1 of this Article;
b) Registrars must obtain at least a level 5 of VQF Advanced Diploma in ship hull engineering, marine engineering and fishing. There must be at least 01 Class II registrar;
c) A procedure for technical inspection and supervision of fishing vessels must be established in accordance with the national technical regulation on classification and construction of fishing vessels.
4. Class I and Class II fishing vessel registries are allowed to establish their affiliated branches near the fishing vessel anchorages or fishing vessel building and modification facilities. Each branch must satisfy the eligibility requirement specified in Point b Clause 1 of this Article and must have registrars obtaining at least a bachelor’s degree in ship hull engineering, marine engineering, electric engineering, fishing, heat and refrigeration engineering or fisheries product processing. There must be at least 02 Class II registrars if the branch is affiliated to the Class I fishing vessel registry and at least 01 Class II registrar if the branch is affiliated to Class II fishing vessel registry.
Article 57. Granting approval for building, modification, chartering and purchase of Vietnamese fishing vessels
1. An application form for approval for building, modification, chartering and purchase of Vietnamese fishing vessels includes an application form made using Form No. 05.TC in the Appendix V hereof.
2. The applicant shall submit an application to the Department of Agriculture and Rural Development.
3. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall appraise the application according to quota on issuance of the fishing license and specific criteria laid down by the province and consider granting approval according to the Form No. 06.TC in the Appendix V hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
Article 58. Issuance of license to import fishing vessels
1. An application for issuance of the license to import fishing vessels:
a) An application form (Form No. 07.TC in the Appendix V hereof);
b) Fishing vessel import contract or bareboat charter;
c) A photocopy of the fishing vessel safety certificate or photocopies of documents about fishing vessel classification whose remaining effective period is at least 06 months, issued by the registry of the home country of the vessel (the photocopies must bear the seal of the importer);
d) A photocopy of registration certificate of fishing vessel if the fishing vessel has been used (the photocopy must bear the seal of the importer);
dd) Shipbuilding contract and contract completion note in the case of newly built fishing vessel.
2. Documents mentioned in Points b, c, d and dd Clause 1 of this Article must be translated into Vietnamese language.
3. Procedures for issuance of the license to import fishing vessels:
a) The applicant shall submit an application to the Directorate of Fisheries;
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall consider issuing the license to the applicant according to the Form No. 08.TC in the Appendix V hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) The license to import fishing vessels and charter bareboat shall be sent to the applicant and relevant authorities: Department of Agriculture and Rural Development of the province where the fishing vessel owner registers his/her permanent address, Border Guard High Command affiliated to the Ministry of National Defense and General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance.
Article 59. Regulations on donated fishing vessels
1. The donation of fishing vessels means a foreign Government or foreign organization/individual donating fishing vessels to Vietnamese Government or Vietnamese organization/individual to serve fishing or public service activities related to fisheries.
2. The Directorate of Fisheries shall, according to the demand, current situation and external relations, decide on the receipt of fishing vessels donated by foreign Government, organizations and individuals to Vietnamese regulatory authorities.
3. Vietnamese organizations and individuals receiving fishing vessels donated by foreign organizations and individuals shall satisfy all conditions specified in Clause 2 Article 66 of the Law on Fisheries.
4. Procedures for import of fishing vessels donated by foreign organizations and individuals to Vietnamese organizations and individuals are specified in Article 58 of this Decree.
Article 60. Regulations on depth of channels to ports and port water areas
1. Regarding Class I fishing ports: the depth of channels to ports and port water areas must be enough for fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters to leave and enter the ports.
2. Regarding Class II fishing ports: the depth of channels to ports and port water areas must be enough for fishing vessels with a maximum length of at least 15 meters to leave and enter the ports.
Article 61. Contents and procedures for opening and closing fishing ports
1. An application for opening of a fishing port:
a) An application form (Form No. 09.TC in the Appendix V hereof);
b) A permit for construction of the fishing port;
c) Photocopies of fishing port’s regulations and plan for operation of fishing port;
d) A photocopy of the decision on establishment of fishing port management organization;
dd) A record of commissioning of the fishing port that has put into operation enclosed with an as-built drawing;
e) Notice to mariners about channel of the port and water areas in front of the wharf;
g) Documents certifying the performance of the following tasks specified in the report and requirements specified in the decision on approval for the environmental impact assessment report;
h) A record on fire safety commissioning.
2. Procedures for opening a fishing port:
a) The fishing port management organization shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the competent authority specified in Clause 3 Article 79 of the Law on Fisheries;
b) Within 06 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall consider the application, carry out a site survey of the fishing port and decide to open the fishing port according to the Form No. 10.TC in the Appendix V hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) Within 02 days from the date of issuing the decision on opening of the fishing port, the competent authority shall publish it on the mass media.
3. The decision on opening of fishing port shall contain at least name of the fishing port; type of fishing port; coordinate of the fishing port; entrance of the channel, depth and width of the channel to the port; length of the wharf; size and type of the largest fishing vessel that is able to enter a port; handling capacity; date on which the fishing port starts its operation.
4. Closing of a fishing port:
a) The competent authority specified in Clause 3 Article 79 of the Law on Fisheries shall issue a decision on closing of the fishing port in one of the cases specified in Clause 2 Article 79 of the Law on Fisheries, and revoke the issued decision on opening of the fishing port;
b) The decision on closing of fishing port shall be made using the Form No. 11.TC in the Appendix V hereof.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản