Chương III: Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản Nuôi trồng thủy sản
Số hiệu: | 26/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2019 |
Ngày công báo: | 27/03/2019 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra
Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành ngày 08/3/2019.
Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải thực hiện thủ tục đăng ký với hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 26;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến Quyền sử dụng đất (QSDĐ):
+ Giấy Chứng nhận QSDĐ khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS);
+ Giấy phép hoạt động NTTS trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
+ Quyết định giao khu vực biển;
+ Hợp đồng thuê QSDĐ, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp giấy xác nhận cho chủ cơ sở.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
2. Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
a) Tổng cục thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;
b) Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định này;
c) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
6. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
7. Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.Bổ sung
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục thủy sản cấp phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);
d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Tổng cục thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.
4. Khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm: Tổng cục thủy sản và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra như sau: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học liên quan đến giống thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở sản xuất, xuất khẩu giống thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định này.
2. Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục IX, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.
2. Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau đây:
a) Trùng với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.
Điểm b và c khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:
a) Có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
2. Điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác.
1. Tổng cục thủy sản tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản và phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản.
2. Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Tổng cục thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Tổng cục thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
4. Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản như sau: Căn cứ đặc điểm sinh học từng loài thủy sản và mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của loài khảo nghiệm.
5. Giám sát khảo nghiệm:
a) Cơ quan giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm;
b) Nội dung giám sát: Theo nội dung đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được Tổng cục thủy sản phê duyệt;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục thủy sản.
6. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục thủy sản tổ chức kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản; nội dung kiểm tra theo nội dung đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt.
7. Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
1. Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
3. Điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổng cục thủy sản kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ các cơ sở sản xuất quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và Điều 32;
c) Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.
6. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
7. Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
8. Cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi tham gia một, một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm do cơ sở khác công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy:
a) Sản xuất sản phẩm phải phù hợp với điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận. Trước khi sản xuất phải thông báo bằng văn bản đến Tổng cục thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để giám sát, quản lý;
b) Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản. Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất và giao một bản sao cho cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy để lưu giữ phục vụ truy xuất nguồn gốc;
c) Cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy khi sản xuất tại cơ sở khác có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.Bổ sung
1. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh khi được ủy quyền.
2. Nội dung, trình tự và thủ tục kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về lấy mẫu, thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Người lấy mẫu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được Tổng cục thủy sản tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu.
4. Thử nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do phòng thử nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định thực hiện. Trong trường hợp chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thì thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nếu có phương pháp thử phù hợp. Trường hợp các phương pháp thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng.
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thủy sản phải được Tổng cục thủy sản cấp phép.
2. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm);
c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).
3. Trình tự thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu khoa học gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 16.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Tổng cục thủy sản có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát việc tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu.
4. Trường hợp nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định về nhập khẩu thủy sản sống.
5. Khi phát hiện thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Tổng cục thủy sản và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học về sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản được quy định như sau:
a) Có phòng thử nghiệm đủ năng lực để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
2. Điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản được quy định như sau: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với các khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác. Không để sản phẩm, bao bì của sản phẩm khảo nghiệm gây ô nhiễm môi trường.
1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện cho phép khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu Tổng cục thủy sản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 20.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Tổng cục thủy sản để tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục. Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở khảo nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành quyết định khảo nghiệm theo Mẫu số 21.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu). Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục thủy sản tổ chức kiểm tra thực tế tại nơi thực hiện khảo nghiệm ít nhất 01 lần trong quá trình khảo nghiệm.
4. Giám sát hoạt động khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn. Nội dung giám sát theo đề cương đã được phê duyệt.
5. Công nhận kết quả khảo nghiệm:
a) Sau khi kết thúc khảo nghiệm, cơ sở có thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Tổng cục thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 22.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển; tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm; hệ số chuyển hóa thức ăn; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản khảo nghiệm và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm); đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường.
2. Nội dung khảo nghiệm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường nuôi; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Tồn dư thành phần của sản phẩm trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch đối với sản phẩm có thành phần là hóa chất; dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu hoạch; tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:
a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.
2. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):
a) Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
3. Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
c) Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
a) Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận:
a) Giấy chứng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38 Luật Thủy sản hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thì có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận;
c) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ cơ sở điều kiện nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
c) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
3. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
4. Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
a) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi diện tích ao nuôi; thay đổi đối tượng nuôi; thay đổi mục đích sử dụng.
1. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổng cục thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
2. Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
3. Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
a) Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy phép: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thì có thẩm quyền thu hồi Giấy phép.Bổ sung
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo khoản 2 Điều 37 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;
c) Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép Tổng cục thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Cấp lại Giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
a) Tổ chức, cá nhân gửi Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép, Tổng cục thủy sản xem xét, tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thu hồi giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
a) Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, làm thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy phép là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thu hồi giấy nuôi trồng thủy sản trên biển và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên đối với trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
c) Tài liệu chứng minh cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật trong trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
d) Tài liệu nhập khẩu mẫu vật đối với trường hợp sử dụng mẫu vật có nguồn gốc từ nhập khẩu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
đ) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản (nếu cần) và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 34.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc:
a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với trường hợp có sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản;
c) Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
d) Hợp đồng thuê tàu cá đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sử dụng tàu cá để khai thác nhưng không phải là chủ tàu;
đ) Báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký khai thác thủy sản.
3. Trình tự xác nhận nguồn gốc:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc, trường hợp không cấp giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Trình tự, thủ tục xác nhận mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ tự nhiên trước thời điểm quy định cấm khai thác có hiệu lực:
a) Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm: Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; tài liệu chứng minh nguồn gốc mẫu vật khai thác từ tự nhiên có xác nhận của Tổ chức quản lý cảng cá hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tại thời điểm khai thác; hợp đồng mua, bán, cho, tặng có công chứng tại thời điểm mua, bán, cho, tặng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là người trực tiếp khai thác;
b) Trình tự xác nhận: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh; trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, xác minh hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 35.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Điều kiện cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp như sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
2. Điều kiện cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trừ loài thủy sản quy định tại khoản 1 Điều này đáp ứng đầy đủ điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
3. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
a) Đối với loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.
Chapter III
AQUACULTURE
Section 1. MANAGEMENT OF AQUATIC BREEDS
Article 20. Eligibility requirements to be satisfied by producers and raisers of aquatic breeds
1. Infrastructure and equipment serving production and raising of aquatic breeds specified in Point a Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
a) The feedwater and wastewater treatment system and system of ponds, tanks and cages must meet quality control and biosafety requirements; warehouses containing equipment and raw materials must meet storage requirements laid down by the manufacturer and supplier; the living area must be separated from the production and raising area.
b) Equipment must meet quality and biosafety control requirements; equipment for waste collection and treatment must not adversely impact the production and raising area.
2. Point c Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
It is required to build and apply a quality and biosafety control system, which is composed of water for production and raising; aquatic breeds during manufacturing process; wastewater and waste collection and treatment; destruction of the carcassed of dead aquatic animals or sick aquatic animals that have to be destroyed; prevention of escape of aquatic breeds and entry of undesired animals; feeds, medicine and aquaculture environment treatment products.
Article 21. Issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for production or raising of aquatic breeds and inspection of maintenance of eligibility requirements
1. The power to issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for production or raising of aquatic breeds and inspect maintenance of eligibility requirements:
a) The Directorate of Fisheries shall issue, re-issue and revoke the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds in the case of parent aquatic breeds; and inspect the maintenance of eligibility requirements by producers and raisers of parent aquatic breeds;
b) Fishery authorities of provinces shall issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for production or raising of aquatic breeds, and inspect the maintenance of eligibility requirements by producers and raisers of aquatic breeds within provinces, except for the case specified in Point a of this Clause.
2. An application for issuance of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds includes:
a) An application form (Form No. 01.NT in the Appendix III hereof);
b) A description of the infrastructure of the producer or raiser (Form No. 02.NT in the Appendix III hereof).
3. An application for re-issuance of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds includes:
a) An application form (Form No. 01.NT in the Appendix III hereof);
b) Documentary evidences for changes in the case of change of information about the applicant;
c) An original of the issued certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds, except for the case in which the certificate is lost.
4. Procedures for issuance or re-issuance of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds:
a) Procedures for issuing a certificate of eligibility: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article.
Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall inspect the fulfillment of eligibility requirements by the producer or raiser according to the Form No. 03.NT in the Appendix III hereof. In case of failure to satisfy eligibility requirements, the producer or raiser shall take corrective actions. After taking corrective actions, notify the competent authority in writing. In case the producer or raiser satisfies all eligibility requirements, within 03 working days from the end of the inspection, the competent authority shall issue the certificate according to the Form No. 04.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) Procedures for re-issuing the certificate of eligibility: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall re-issue the certificate according to the Form No. 04.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Contents of the inspection:
a) Inspection of applications for issuance or re-issuance of the certificate;
b) Site inspection of the production or raising site according to Article 23, Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries and Article 20 of this Decree;
c) Inspection of the fulfillment of obligations upon production or raising of aquatic breeds according to Clause 2 Article 26 of the Law on Fisheries.6. Maintenance of eligibility requirements by a producer or raiser shall be inspected within 12 months. In case the producer or raiser has been issued with the certificate of conformity, its maintenance of eligibility requirements shall be inspected within 24 months.
7. When the producer or raiser is found committing one of the violations specified in Clause 4 Article 25 of the Law on Fisheries, the competent authority shall take actions against such violation and issue a decision on revocation of the certificate of eligibility for production or raising of aquatic breeds, and publish a notification thereof on the mass media.
Article 22. Import of aquatic breeds
1. Any organization or individual that wishes to import aquatic breeds on the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam in the Appendix VIII hereof for the purpose of scientific research or display at fairs and exhibitions shall obtain a license from the Directorate of Fisheries.
2. An application for the license to import aquatic breeds includes:
a) An application form (Form No. 05.NT in the Appendix III hereof);
b) A photo or drawing of the aquatic species to be imported, enclosed with its Vietnamese name, scientific name or English name (if any);
c) A research outline approved in accordance with regulations of the law on science and technology (if the aquatic species is imported for the purpose of scientific research);
d) Documentary evidences for participation in the fair or exhibition; plan for handling of aquatic species after the end of the fair or exhibition (if the aquatic species is imported for the purpose of display at a fair or exhibition)
3. Procedures for issuing a license to import aquatic breeds:
a) The applicant shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the Directorate of Fisheries;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall appraise the application and issue the license to import aquatic breeds according to the Form No. 06.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) The Directorate of Fisheries shall carry supervision or request the fishery authority of the province where the scientific research is done or the display at fair or exhibition takes place in writing to carry out supervision.
4. When an aquatic breed imported into Vietnam is found likely to affect the quality, environment and biosafety, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to inspect aquatic breed management and production system in the exporting country.
a) The inspectorate includes the Directorate of Fisheries and relevant units;
b) It is required to inspect legislative documents about quality , environment and biosafety management related to the aquatic breed and the regulatory authority’s capacity for implementation thereof in the exporting country; fulfillment of quality, environment and biosafety requirements by the producer and exporter of aquatic breeds;
c) Inspection results shall be published and remedial measures shall be taken.
Article 23. Export of aquatic breeds
1. Any organization or individual that wishes to export aquatic breeds on the List of aquatic species prohibited from export and List of exported aquatic species subject to certain conditions but fails to satisfy conditions for scientific research or international cooperation shall comply with Article 69 of this Decree.
2. The List of aquatic species prohibited from export and List of exported aquatic species subject to certain conditions are provided in the Appendix IX and Appendix X respectively.
Article 24. Naming of aquatic breeds
1. Each aquatic breed shall be given one name only.
2. An aquatic breed shall not be given a new name if the new name:
a) is the same as that of another breed;
b) consists of numbers only;
c) commits ethical violations;
d) easily causes confusion about the characteristics of such aquatic breed.
Article 25. Conditions to be satisfied by the aquatic breed testing organization
Points b and c Clause 2 Article 28 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
1. Infrastructure and technical equipment:
a) There must be a testing laboratory sufficiently competent to monitor, inspect and assess parameters according to the testing outline;
b) In case the testing is carried out during the aquatic breed production or raising, regulation set forth in Point a Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries and Clause 1 Article 20 of this Decree shall be complied with. In case the testing is carried out during the commercial aquaculture, the regulation set forth in Point b Clause 1 Article 38 of the Law on Fisheries and Article 34 of this Decree shall be complied with.
2. Biosafety and environmental safety requirements: it is required to take measures to separate the testing aquaculture area from the breed production area and commercial aquaculture area.
Article 26. Contents and procedures for aquatic breed testing
1. The Directorate of Fisheries shall receive and appraise applications for aquatic breed testing and approve aquatic breed testing outlines.
2. An application for aquatic breed testing includes:
a) An application form (Form No. 07.NT in the Appendix III hereof);
b) An original testing outline (Form No. 08.NT in the Appendix III hereof).
3. Procedures:
a) The applicant shall submit an application for aquatic breed testing to the Directorate of Fisheries;
b) Within 10 working days from the receipt of the sufficient application, the Directorate of Fisheries shall appraise the application. If the application is satisfactory, inspect the fulfillment of eligibility requirements by the testing organization according to the Form No. 09.NT in the Appendix III hereof. The Directorate of Fisheries shall approve the testing outline and issue the decision on approval for testing according to the Form No. 10.NT in the Appendix III hereof, and issue the license to import aquatic breeds to the applicant for the testing purpose (in the case of imports). In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
c) The Directorate of Fisheries shall request the fishery authority of the province where the testing is carried out in writing to supervise the testing.
4. Contents of the testing: according to biological characteristics of each aquatic species and purposes, make a testing outline to examine the distinctness, stability and uniformity in productivity, quality and disease resistance, and assess harmful effects of the tested species.
5. Testing supervision:
a) Supervising authority is the fishery authority of the province where the testing is carried out;
b) The supervision shall be carried out according to the aquatic breed testing outline approved by the Directorate of Fisheries;
c) Within 05 working days from the end of the testing, the testing organization shall submit a testing report to the Directorate of Fisheries.
6. Testing inspection: The Directorate of Fisheries shall organize the inspection of aquatic breed testing according to the approved testing outline.
7. Recognition of aquatic breed testing results:
c) Within 15 days from the receipt of the testing report, the Directorate of Fisheries shall organize the assessment of testing results and issue a decision on recognition of the aquatic breed testing result. In case of failure to recognize the testing result, a response and explanation shall be provided in writing;
b) Regarding the aquatic breed that is not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, after issuing the decision on recognition of the aquatic breed testing result, within 10 working days, the Directorate of Fisheries shall consult the Ministry of Agriculture and Rural Development, which will request the Government to include such aquatic breed in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam.
Section 2. AQUAFEEDS AND AQUACULTURE ENVIRONMENT TREATMENT PRODUCTS
Article 27. Eligibility requirements to be satisfied by producers of aquafeeds and aquaculture environment treatment products
1. Point c Clause 1 Article 32 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
a) The producer’s factory must have a solid structure and well-drained floor, and follow a sequence from raw materials to finished products; the wall, ceiling, partition wall and doors must meet quality and biosafety control requirements; the warehouse containing equipment, raw materials and finished products must ensure no cross-contamination and meet storage requirements laid down by the manufacturer and supplier;
b) Equipment in contact with raw materials and finished products must meet control and biosafety quality requirements; equipment for waste collection and treatment must not cause environmental pollution in the production area. The producer that produces microbial biomass to produce biological preparations and microorganisms must have equipment for creating medium, storing and culturing microorganisms.
2. Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows: there must be a laboratory or hire a laboratory licensed to inspect quality during production.
3. Point dd Clause 1 Article 32 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows: It is required to prepare and apply the quality and biosafety control system to each product. The system is composed of water for production; raw materials, packaging, finished products; manufacturing process; recycling; sample storage; verification, calibration and correction of equipment; control of undesired animals; factory cleaning, waste collection and treatment.
Article 28. Issuance, re-issuance and revocation of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and aquaculture environment treatment products
1. The power to issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for production of aquafeeds and aquaculture environment treatment products (hereinafter referred to as “treatment products”):
a) The Directorate of Fisheries shall inspect, issue, re-issue and revoke certificates and inspect the maintenance of eligibility requirements for production of aquafeeds and treatment products if producers are foreign investors or foreign-invested business entities;
b) Fishery authorities of provinces shall inspect, issue, re-issue and revoke certificates, and inspect the maintenance of eligibility requirements for production of aquafeeds and treatment products within provinces, except for the producers specified in Point a of this Clause.
2. An application for issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products includes:
a) An application form (Form No. 11.NT in the Appendix III hereof);
b) A description of eligibility requirements (Form No. 12.NT in the Appendix III hereof).
3. An application for re-issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products includes:
a) An application form (Form No. 11.NT in the Appendix III hereof);
b) Documentary evidences for changes if the changes are related to the applicant specified in the certificate;
c) An original of the issued certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products, except for the case in which the certificate is lost.
4. Procedures for issuance or re-issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products:
a) Procedures for issuing a certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article. Within 10 working days from the receipt of the sufficient application, the competent authority shall appraise the application. If the application is satisfactory, inspect the fulfillment of eligibility requirements by the producer and make an inspection record according to the Form No. 13.NT in the Appendix III hereof. In case of failure to satisfy eligibility requirements, the producer shall take corrective actions. After taking corrective actions, notify the competent authority in writing. In case the producer satisfies all eligibility requirements, within 03 working days from the end of the inspection, the competent authority shall issue the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products according to the Form No. 14.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) Procedures for re-issuing the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products: the applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article. Within 03 working days from the end of the satisfactory application, the competent authority shall re-issue the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products according to the Form No. 14.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Contents of inspection of fulfillment of eligibility requirements for production of aquafeeds and treatment products:
a) Inspection of applications for issuance of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products;
b) Site inspection of fulfillment of eligibility requirements by the producer of aquafeeds and treatment products according to Article 27 of this Decree and Article 32;
c) Inspection of the fulfillment of obligations upon production of aquafeeds and treatment products according to Clause 1 Article 37 of the Law on Fisheries.
6. The maintenance of eligibility requirements by the producer of aquafeeds and treatment products shall be inspected within 12 months. In case the producer has been issued with the certificate of conformity, its maintenance of eligibility requirements shall be inspected within 24 months.
7. When the producer is found committing one of the violations specified in Clause 4 Article 34 of the Law on Fisheries, the competent authority shall take actions against such violation and issue a decision on revocation of the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products, and publish a notification thereof on the mass media.
8. When engaging in one, some or all stages of the process of producing the products that have declarations of applicable standard or declarations of their conformity submitted by another producer, the producer issued with the certificate of eligibility for production of aquafeeds and treatment products shall:
a) produce products in accordance with the requirements specified in the certificate. Before production, send a notification to the Directorate of Fisheries and the fishery authority of the province;
b) fulfill the obligations specified in Points a and e Clause 1 Article 37 of the Law on Fisheries. Keep records and retain documents during the production and assign copies thereof to the producer whose products have declarations of applicable standard or declarations of their conformity submitted for the tracing purpose;
c) When producing products at another producer issued with the certificate of eligibility, the producer whose products have declarations of applicable standard or declarations of their conformity submitted shall fulfill all obligations specified in Points b, d, dd and e Clause 1 Article 37 of the Law on Fisheries, retain documents during the production and label goods in accordance with regulations of law on goods labeling.
Article 29. Inspection of quality of imported aquafeeds and treatment products
1. The inspecting authority is the Ministry of Agriculture and Rural Development or the authorized fishery authority of the province.
2. Contents and procedures for inspection of quality of imported aquafeeds and treatment products shall comply with regulations of the law on product quality.
3. Samples of aquafeeds and treatment products shall be taken in accordance with national standards and national technical regulations. In case a national standard or national technical regulation on sampling is not available, samples shall be taken randomly. The sample collector shall be provided with training in sampling by the Directorate of Fisheries.
4. Aquafeeds and treatment products shall be tested by the laboratory designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development. In case a designated testing laboratory is not available, aquafeeds and treatment products shall be tested at a laboratory designated to carry out tests in the field of food, feeds, veterinary drugs, agrochemicals and fertilizers if an appropriate testing method is available. In case testing methods are yet to be designated or an agreement on such testing methods is yet to be reached, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide on a testing method.
Article 30. Import of aquafeeds and treatment products
1. Importers of aquafeeds/treatment products imported as prescribed in Clause 2 Article 36 of the Law on Fisheries shall obtain a license from the Directorate of Fisheries.
2. An application for import of aquafeeds/treatment products includes:
a) An application form (Form No. 15.NT in the Appendix III hereof);
b) A confirmation of the applicant’s participation in a fair or exhibition in Vietnam (if aquafeeds/treatment products are imported for display thereof at a fair or exhibition);
c) A research outline approved in accordance with regulations of the law on science and technology (if aquafeeds/treatment products are imported for research purpose).
3. Procedures for issuing the license to import aquafeeds/treatment products:
a) Any organization or individual that wishes to import aquafeeds/treatment products for display thereof at a fair or exhibition or scientific research shall submit an application to the Directorate of Fisheries;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall issue the import license according to the Form No. 16.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
c) The Directorate of Fisheries shall request the fishery authority of the province in writing to supervise the applicant's participation in the fair/exhibition or scientific research.
4. If live fishery products are imported as aquafeeds, the applicant shall comply with regulations on import of live fishery products.
5. When aquafeeds/treatment products imported into Vietnam are found likely to affect the quality, environment and biosafety, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to inspect aquafeed and treatment product management and production system in the exporting country.
a) The inspectorate includes the Directorate of Fisheries and relevant units;
b) It is required to inspect legislative documents about quality, environment and biosafety management related to production of aquafeeds and treatment products and the regulatory authority’s capacity for implementation thereof in the exporting country; fulfillment of quality, environment and biosafety requirements by the producer of aquafeeds and treatment products;
c) Inspection results shall be published and remedial measures shall be taken.
Article 31. Eligibility requirements to be satisfied by aquafeed and treatment product testing organization
1. Points b Clause 2 Article 35 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
a) There must be a testing laboratory sufficiently competent to analyze and assess technical parameters according to the testing outline;
b) In case the testing is carried out during the aquatic breed production or raising, regulation set forth in Point a Clause 1 Article 24 of the Law on Fisheries and Clause 1 Article 20 of this Decree shall be complied with. In case the testing is carried out during the commercial aquaculture, the regulation set forth in Point b Clause 1 Article 38 of the Law on Fisheries and Clauses 1 and 2 Article 34 of this Decree shall be complied with.
2. Point c Clause 2 Article 35 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows: it is required to take measures to separate the testing aquaculture area from the breed production area and commercial aquaculture area. Tested products and packaging thereof must not pollute the environment.
Article 32. Procedures for aquafeed and treatment product testing
1. An application for aquafeed and treatment product testing includes:
a) An application form (Form No. 17.NT in the Appendix III hereof);
b) A testing outline (Form No. 18.NT in the Appendix III hereof);
c) A description of eligibility requirements (Form No. 19.NT in the Appendix III hereof).
2. Procedures for licensing aquafeed and treatment product testing:
a) The applicant shall submit an application for aquafeed and treatment product testing to the Directorate of Fisheries.
b) Within 20 days from the receipt of the sufficient application, the Directorate of Fisheries shall appraise it. If the application is satisfactory, the Directorate of Fisheries shall inspect the fulfillment of eligibility requirements by the testing organization according to the Form No. 20.NT in the Appendix III hereof. In case of failure to satisfy eligibility requirements, the testing organization shall take corrective actions. After taking corrective actions, notify the Directorate of Fisheries in writing. If the application is satisfactory and the testing organization satisfies eligibility requirements, the Directorate of Fisheries shall approve the testing outline and issue the decision on approval for testing according to the Form No. 21.NT in the Appendix III hereof, and issue the license to import aquafeeds/treatment products to the applicant (in the case of imports). In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
3. Testing inspection: The Directorate of Fisheries shall organize the site inspection of testing area at least once during the testing.
4. Testing supervision: The fishery authority of the province where the testing is carried out shall supervise the testing within the province. The supervision shall be carried out according to the approved outline.
5. Recognition of testing results:
a) After the testing is done, the applicant that has its aquafeeds/treatment products tested shall submit a testing report to the Directorate of Fisheries. Within 10 working days from the receipt of the testing report, the Directorate of Fisheries shall organize the assessment of testing results and issue a decision on recognition of the aquafeed/treatment product testing result according to the Form No. 22.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) After recognizing the testing result, the Directorate of Fisheries shall request the Ministry of Agriculture and Rural Development make additions to the List of chemicals, biological preparations, microorganisms and feed ingredients allowed to be used in aquaculture in Vietnam.
Article 33. Contents of aquafeed and treatment product testing
1. Contents of aquafeed testing:
a) Inspection of product ingredients and quality according to corresponding applicable standards and technical regulations prior to the testing;
b) Assessment of properties and uses of the product: growth capacity; survival rate over periods of development of the testing subject; feed conversion rate; other technical parameters specified in the product dossier;
c) Assessment of safety level with respect to health of humans and aquaculture subjects, and environment during use: antimicrobial and toxic chemical residues in the fishery product to be tested and environment (specify this in the testing outline); assessment of changes to environmental parameters.
2. Contents of treatment product testing
a) Inspection of product ingredients and quality according to corresponding applicable standards and technical regulations prior to the testing;
b) Assessment of properties and uses of the product through assessment of changes to physical, chemical and biological parameters in the culture environment; other technical documents specified in the product dossier;
c) Assessment of safety level with respect to health of humans and aquaculture subjects, and environment during use: product ingredient residues in the environment and animals upon harvesting of products that have chemical ingredients; heavy metal residues in the environment and animals upon harvesting; survival rate and growth rate of the aquaculture subject.
Section 3. AQUACULTURE
Article 34. Eligibility requirements to be satisfied by aquaculture establishments
Points b Clause 1 Article 38 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
1. Infrastructure of pond or tank aquaculture establishments:
b) The edge of the pond must be made of a material that does not pollute the environment, harm the aquatic species and ensure no water leakage. The waste dump must be separated from the area where dead aquatic species are contained and handled and from the culture area, and not affect the environment;
b) If the aquaculture establishment has an area where equipment, tools and raw materials are contained, it is required to meet storage requirements of the manufacturer and supplier. If the aquaculture establishment has living and hygiene areas, it is required to ensure that domestic wastewater and waste do not affect the culture area;
c) In the case of intensive or semi-intensive aquaculture establishment, it is required separate the feedwater treatment system from the wastewater treatment system, arrange an appropriate sludge site, put up signs and comply with regulations laid down in Points a and b of this Clause.
2. Infrastructure of cage and pen aquaculture (hereinafter referred to as “cage aquaculture”) establishments:
b) The cage frame, bouys, nets and pens must be made of a material that does not pollute the environment, harm aquatic species and prevent the escape of aquatic species. It is required to have waterway traffic warning equipment. The waste dump must be separated from the area where dead aquatic species are contained and handled, and not affect the environment;
b) If the aquaculture establishment has an area where equipment, tools and raw materials are contained, it is required to meet storage requirements laid down by the manufacturer and supplier. If the aquaculture establishment has living and hygiene areas, it is required to ensure that domestic wastewater and waste do not affect the culture area.
3. Equipment used for aquaculture must be made of a material that facilitates the cleaning, is not toxic to aquatic species and does not pollute the environment.
Article 35. Issuance and revocation of the certificate of eligibility for aquaculture at the request of organizations and individuals
1. The fishery authority of the province shall issue and revoke the certificate of eligibility for aquaculture at the request of an organization or individual.
2. An application for issuance of the certificate includes:
a) An application form (Form No. 23.NT in the Appendix III hereof);
a) Certificate of land use right or decision on transfer of marine aquaculture site or contract on leasing of land use right or marine aquaculture site for aquaculture purpose;
c) A map of cage locations/Culture area map.
3. Procedures for granting a certificate:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall carry out a site inspection at the establishment according to the Form No. 24.NT in the Appendix III hereof. If the establishment satisfies all eligibility requirements, the fishery authority of the province shall issue the certificate according to the Form No. 25.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The certificate shall be valid for 24 months.
5. Revocation of the certificate:
a) The certificate shall be revoked in one of the following cases: the certificate’s contents are erased or changed or the establishment no longer satisfies eligibility requirements specified in Clause 1 and 2 Article 38 of the Law on Fisheries or the establishment commits other violations, which result in the revocation of the certificate;
b) The power to revoke the certificate: any authority that has the power to issue the certificate also has the power to revoke it.
c) When the establishment is found committing one of the violations specified in Point a of this Clause, the competent authority shall issue a decision on revocation of the certificate of eligibility for aquaculture and publish a notification thereof on the mass media.
Article 36. Registration of cage aquaculture and main aquatic species
1. The fishery authority of the province is the authority in charge of receiving and appraising applications for registration of cage aquaculture and main aquatic species and issue the certificate of registration of aquaculture and main aquatic species.
2. An application for registration includes:
a) An application form (Form No. 26.NT in the Appendix III hereof);
b) Certificate of land use right when allocated or leased out land for aquaculture or license to engage in aquaculture within the safety perimeter of hydraulic works and hydropower works or decision on transfer of marine aquaculture site or contract on leasing of land use right or marine aquaculture site for aquaculture purpose;
c) A floor plan of the pond/cage confirmed by the establishment owner.
3. An application for re-registration includes:
a) An application form (Form No. 27.NT in the Appendix III hereof);
b) An original of the issued certificate of registration (except in the case it is lost);
c) Documentary evidences in the case of change of the establishment owner; a floor plan of the pond/cage confirmed by the establishment owner in the case of change of area of the aquaculture pond and purpose.
4. Procedures for registration and re-registration of cage aquaculture and main aquatic species:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall consider issue a certificate according to the Form No. 28.NT in the Appendix III hereof.
5. Cage aquaculture and main aquatic species shall be re-registered in one of the following cases: the certificate of registration is lost or torn; the establishment owner or pond area is changed; aquaculture subject is changed or purpose is changed.
Article 37. Issuance of mariculture licenses to Vietnamese organizations and individuals
1. The power to issue mariculture licenses:
a) Fishery authorities of provinces shall issue licenses for marine aquaculture to Vietnamese organizations and individuals within the waters extending 06 nautical miles from the lowest average waterline in multiple years;
b) The Directorate of Fisheries shall issue licenses for marine aquaculture to Vietnamese organizations and individuals within waters extending 06 nautical miles, border waters between provinces or central-affiliated cities and waters located outside and inside waters extending 06 nautical miles.
2. An application for issuance of the mariculture license includes:
a) An application form (Form No. 29.NT in the Appendix III hereof);
b) A description of the aquaculture project (Form No. 30.NT in the Appendix III hereof);
c) An aquaculture environmental impact assessment report or a commitment to environmental protection and environmental protection plan appraised by a competent authority as prescribed;
d) A map of marine aquaculture site enclosed with coordinates of the corner points of the marine aquaculture site to be transferred.
3. Procedures for issuing a mariculture license:
a) The applicant shall submit an application to the competent authority specified in Clause 1 of this Article;
b) Within 45 days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall appraise the application, consult the environment authority and relevant unit and consider issuing the mariculture license according to the Form No. 31.NT in the Appendix III hereof if all regulations are complied with. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The mariculture license shall be re-issued in case it is lost or damaged or its contents are revised:
a) The applicant shall submit an application form for re-issuance of the license according to the Form No. 29.NT in the Appendix III hereof to the competent authority specified in Clause 1 of this Article;
b) Within 15 days from the receipt of the application, the competent authority shall consider re-issuing the license. In case of rejection of the application form, a response and explanation shall be provided in writing;
5. Revocation of the mariculture license:
a) The license shall be revoked in one of the following cases: the license’s contents are erased or changed or regulations specified in the license are not complied with;
b) The power to revoke the license: any authority that has the power to issue the license also has the power to revoke it.
Article 38. Issuance of mariculture licenses to foreign investors and foreign-invested business entities
1. The authority that has the power to issue mariculture licenses to foreign investors and foreign-invested business entities is the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The application for issuance of mariculture license is specified in Clause 2 Article 37 of this Decree.
3. Procedures for issuing a mariculture license:
a) The applicant shall submit an application for issuance of mariculture license to the Directorate of Fisheries;
b) Within 90 days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall appraise the application and consult the Ministry of Agriculture and Rural Development about seeking opinions from the local authority of the area where the waters exists, Vietnam Fisheries Society, Vietnam Seaculture Association, Ministry of National Defense, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Public Security, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Culture, Sports and Tourism and Ministry of Transport. Where necessary, the Directorate of Fisheries shall carry out site inspection or survey of the marine aquaculture site specified in the mariculture license applied for;
c) After collection of opinions from ministries, local authorities and relevant units: if those are concurring opinions, within 05 working days, the Directorate of Fisheries shall consult the Minister of Agriculture and Rural Development about issuing the mariculture license according to the Form No. 31.NT in the Appendix III hereof. If there is at least 01 dissenting opinion, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall notify the Prime Ministry for instructions. After receiving instructions from the Prime Minister, the Directorate of Fisheries shall consult the Minister of Agriculture and Rural Development about issuing the mariculture license according to the Form No. 31.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The mariculture license shall be re-issued in case it is lost or damaged or its contents are revised:
a) The applicant shall submit an application form for re-issuance of the license according to the Form No. 29.NT in the Appendix III hereof to the Directorate of Fisheries;
b) Within 20 days from the receipt of the application form, the Directorate of Fisheries shall consider and consult the Minister of Agriculture and Rural Development about issuing the license to the applicant. In case of rejection of the application form, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Revocation of the mariculture license:
a) The license shall be revoked in one of the following cases: the license’s contents are erased or changed or regulations specified in the license are not complied with;
b) The authority that has the power to revoke the license is the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) When the establishment is found committing one of the violations specified in Point a of this Clause, the Minister of Agriculture and Rural Development shall issue a decision on revocation of the mariculture license and publish a notification thereof on the mass media.
Article 39. Tracing of aquatic species included in Appendices of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora, and endangered, precious and rare aquatic species derived from aquaculture
1. An application for tracing includes:
a) An application form (Form No. 32.NT in the Appendix III hereof);
b) Certificate of origin of aquatic species included in Appendices of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) or endangered, precious and rare aquatic species derived from nature if the individual derived from nature is used for rearing, breeding and artificial propagation.
c) Documents proving that the individual was confiscated if the individual derived from nature is used for rearing, breeding and artificial propagation;
d) Documents about import of specimen if the imported specimen is used for rearing, breeding and artificial propagation;
dd) A book of rearing, breeding and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species, which is made using the Form No. 33.NT in the Appendix III hereof. Regarding CITES-listed aquatic species, regulations of the law on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES shall be complied with.
2. Procedures:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall consider carrying out a site inspection of the breeding, rearing and artificial propagation establishment (if necessary) and issue the certificate of origin according to the Form No. 34.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
Article 40. Tracing of CITES-listed aquatic species, and endangered, precious and rare aquatic species derived from nature
1. The fishery authority of the province shall trace CITES-listed aquatic species, and endangered, precious and rare aquatic species derived from nature.
2. An application for tracing includes:
a) An application form (Form No. 32.NT in the Appendix III hereof);
b) A registration certificate of fishing vessel if fishing vessel is used for fishing;
c) Written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species;
d) Fishing vessel charter if the applicant granted the written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species uses fishing vessel for fishing but is not the vessel owner;
dd) A fishing report and fishing logbook.
3. Tracing procedures:
a) The applicant shall submit an application specified in Clause 2 of this Article to the fishery authority of the province;
b) Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall carry out inspection and issue the certificate of origin. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. Procedures for tracing a specimen of endangered, precious or rare aquatic species derived from nature before the effective date of the regulation on prohibition against catching thereof:
a) An application for tracing includes: an application form made according to the Form No. 32.NT in the Appendix III hereof; documentary evidences for specimen origin confirmed by the fishing port management organization or People’s Committee of the commune or fishery authority of the province at the time of exploitation; sale or donation contract notarized at the time of sale or donation if the applicant does not directly exploit the specimen.
b) Tracing procedures: The applicant shall submit an application specified in Point a of this Clause to the fishery authority of the province. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishery authority of the province shall inspect and verify the application, and issue the certificate of origin according to the Form No. 35.NT in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
Article 41. Eligibility requirements to be satisfied by a breeding, rearing and artificial propagation establishment and procedures for certifying an establishment eligible for breeding, rearing and artificial propagation of CITES-listed aquatic species, and endangered, precious and rare aquatic species
1. Eligibility requirements to be satisfied by a CITES-listed aquatic species breeding, rearing and artificial propagation establishment:
a) Satisfy eligibility requirements specified in the Decree on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES;
b) Satisfy eligibility requirements specified in Articles 38 of the Law on Fisheries and Article 34 of this Decree.
2. The establishment in charge of breeding, rearing and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species, except the aquatic species specified in Clause 1 of this Article shall satisfy all eligibility requirements applied to the aquaculture establishment as prescribed in Article 38 of the Law on Fisheries and Article 34 of this Decree.
3. Procedures for certifying an establishment eligible for breeding, rearing and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species:
a) Regarding CITES-listed aquatic species, regulations of the law on management of endangered, precious and rare plant animals and plants and enforcement of CITES shall be complied with;
b) Regarding endangered, precious and rare aquatic species not included in CITES Appendices, regulations set forth in Article 35 of this Decree shall be complied with.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản