Chương VIII: Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản Quản lý nhà nước về thủy sản
Số hiệu: | 26/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2019 |
Ngày công báo: | 27/03/2019 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra
Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành ngày 08/3/2019.
Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải thực hiện thủ tục đăng ký với hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 26;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến Quyền sử dụng đất (QSDĐ):
+ Giấy Chứng nhận QSDĐ khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS);
+ Giấy phép hoạt động NTTS trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
+ Quyết định giao khu vực biển;
+ Hợp đồng thuê QSDĐ, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp giấy xác nhận cho chủ cơ sở.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản và hoạt động Kiểm ngư;
b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển và trực tiếp tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển cấp quốc gia nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thủy sản, sản phẩm thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản và Kiểm ngư trên phạm vi cả nước;
c) Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngư cụ, phương pháp khai thác, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển; bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về chế độ quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng thủy sản, khai thác từ tự nhiên; cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm, bao gồm cả các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định; thực thi quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Đề xuất chính sách trong hoạt động thủy sản;
e) Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; thống nhất quản lý hệ thống giám sát tàu cá trên toàn quốc; quy định quản lý kỹ thuật về hệ thống giám sát tàu cá;
g) Phân cấp, ủy quyền quản lý hoạt động thủy sản cho đơn vị trực thuộc và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác quản lý hoạt động thủy sản; giao Tổng cục thủy sản tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền;
h) Tổ chức, triển khai thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Thủy sản năm 2017.
2. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển đối với các hoạt động của tàu cá, cảng cá;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý hoạt động vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản qua cảng biển, dịch vụ hậu cần, tàu cá tại các cảng biển, cảng thủy nội địa thuộc quyền quản lý theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.
3. Bô Tài chính:
a) Quy định về phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về phí, lệ phí trong lĩnh vực thủy sản;
b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan không thông quan đối với lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản khai thác bất hợp pháp;
c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý hoạt động vận chuyển thủy sản qua cảng biển, dịch vụ
hậu cần, tàu cá tại các cảng biển theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.
4. Bộ Quốc phòng:
a) Chỉ đạo lực lượng thực thi pháp luật trên biển kiểm tra, kiểm soát tàu cá Việt Nam, tàu cá nước ngoài rời cảng, cập cảng và hoạt động trên biển theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tại cảng cá kiểm tra tàu cá, thuyền viên ra vào cảng cá theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp, hỗ trợ Kiểm ngư thực thi pháp luật trên biển theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển.
5. Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong hoạt động thủy sản.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong bảo vệ môi trường, quản lý đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
1. Tổ chức, triển khai thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Thủy sản năm 2017.
2. Tổ chức, thực hiện nội dung quản lý hoạt động thủy sản được giao trong Nghị định này.
3. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh triển khai, thực hiện quy định được giao trong Nghị định này.
4. Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thủy sản, sản phẩm thủy sản và Kiểm ngư tại địa phương theo thẩm quyền.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các cấp, người dân tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với tổ chức cộng đồng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền tại khu vực thực hiện đồng quản lý. Định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục thủy sản) về thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
6. Bố trí lực lượng Kiểm ngư tỉnh thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại khu bảo tồn biển theo đề nghị của Ban quản lý khu bảo tồn biển.
7. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Kiểm ngư cấp tỉnh, việc phối hợp hoạt động của Kiểm ngư với cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh; trang bị tàu và xuồng Kiểm ngư; vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng; đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho Kiểm ngư theo quy định của pháp luật.Bổ sung
Chapter VIII
STATE MANAGEMENT OF FISHERIES
Article 71. Responsibilities of relevant ministries
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) provide consistent directions for aquatic resource protection, aquaculture, fishing, management of fishing vessels and ships of fishery authorities, fishing ports, processing, export and import of fishery products and fisheries resources surveillance;0}
b) Prepare a plan for and organize the management, inspection, training and dissemination of law on co-management in aquatic resource protection, aquatic resource protection and development, marine conservation and directly organize the management of national MPAs located in at least two provinces; aquaculture; fishing; assurance of safety of people and fishing vessels; management of fishing vessels and ships of fishery authorities, fishing ports, sheltered anchorages for fishing vessels; processing, export, import and sale of fishery products; tracing of fishery products, and fisheries resources surveillance nationwide;
c) Design documents providing technical guidelines for aquaculture, fishing, co-management in aquatic resource protection, fishing gears, fishing methods, assurance of safety of people and fishing vessels conducting activities at sea; sets of indicators for monitoring and evaluation of co-management in aquatic resource protection;
d) Inspect and supervise the compliance with regulations on management of endangered, precious and rare aquatic species; tracing of endangered, precious and rare aquatic species from aquaculture and nature; establishments in charge of breeding, rearing and artificial propagation of endangered, precious and rare aquatic species including CITES-listed species; enforcement of CITES;
dd) propose policies tailored for fishing activities;
e) Establish national database on fisheries; unify management of fishing vessel monitoring system; make regulations on technical management of fishing vessel monitoring system;
g) Authorize its affiliates and local governments to manage fishing activities; inspect the management of fishing activities by local governments; assign the Directorate of Fisheries to receive and handle administrative procedures and organize the implementation of this Decree within its power;
h) Organize the implementation of regulations set forth in Clause 2 Article 101 of the Law on Fisheries 2017.
2. The Ministry of Transport shall:
a) take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in ensuring maritime security and protecting marine environment with respect to activities of fishing vessels and fishing ports;
b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing the transport of fishery products through ports, logistics services, fishing vessels at ports and inland waterway ports under its management according to the Agreement on Port State Measures.
3. The Ministry of Finance shall:
a) impose fees and charges according to this Decree and regulations of law on fees and charges in the fisheries field;
b) direct the General Department of Customs not to grant customs clearance to shipments of fishery products originating from illegal fishing;
c) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing the transport of fishery products through ports, logistics services and fishing vessels at ports under the Agreement on Port State Measures.
4. The Ministry of National Defense shall:
a) direct law enforcement officers at sea to inspect and control Vietnamese and foreign fishing vessels entering and leaving ports and operating at sea as prescribed by law.
b) direct the Border Guard to cooperate with specialized authorities at fishing ports in inspecting fishing vessels and crew members entering and leaving fishing ports as prescribed by law;
c) direct Navy, Border Guard and Coast Guard to cooperate with and assist Fisheries Resources Surveillance in enforcing laws at sea as prescribed by law;
d) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing fishing vessels, crew members and people working on board foreign fishing vessels within Vietnam’s waters and Vietnamese fishing vessels operating within waters.
5. The Ministry of Public Security shall:
a) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing fishing vessels, crew members and people working on board foreign fishing vessels within Vietnam’s waters and Vietnamese fishing vessels operating within waters;
b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing management of fisheries.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing guidance and inspecting the environmental protection and management of land and marine aquaculture sites by People’s Committees of provinces.
Article 72. Responsibilities of People’s Committees of provinces
1. Organize the implementation of regulations set forth in Clause 1 Article 102 of the Law on Fisheries 2017.
2. Conduct activities related to fisheries management as assigned in this Decree.
3. Direct Departments of Agriculture and Rural Development and fishery authorities of provinces to implement regulations as assigned in this Decree.
4. Prepare a plan for and organize the management, inspection, training and dissemination of law on co-management in aquatic resource protection, aquatic resource protection and development, marine conservation; aquaculture; fishing; management of fishing vessels and ships of fishery authorities, fishing ports, sheltered anchorages for fishing vessels; processing, export, import and sale of fishery products, and fisheries resources surveillance within provinces within their power;
5. Direct, instruct and assist People’s Committees at all levels and people in organizing co-management in aquatic resource protection. Direct governments at all levels and competent authorities to take charge and cooperate with communities in carrying out patrol and supervision, and taking actions against violations within their power in areas where the co-management takes place. Before November 20 or on an ad hoc basis, submit a report on co-management in aquatic resource protection to the Directorate of Fisheries affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development. Prepare a plan and providing funding for organizing co-management in aquatic resource protection.
6. Mobilize provincial fisheries resources surveillance force in carrying out patrol and supervision, and taking actions against violations within MPAs at the request of the MPA management unit.
7. Direct and inspect operation of the provincial fisheries resources surveillance force, cooperation between the fisheries resources surveillance force and relevant authorities within provinces; provide fisheries resources surveillance ships and boats; weapons, combat gears and specialized vehicles; uniforms, badges and signal flags to the fisheries resources surveillance force as prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản