Chương IV: Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản Khai thác thủy sản
Số hiệu: | 26/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2019 |
Ngày công báo: | 27/03/2019 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra
Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành ngày 08/3/2019.
Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải thực hiện thủ tục đăng ký với hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 26;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến Quyền sử dụng đất (QSDĐ):
+ Giấy Chứng nhận QSDĐ khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS);
+ Giấy phép hoạt động NTTS trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
+ Quyết định giao khu vực biển;
+ Hợp đồng thuê QSDĐ, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp giấy xác nhận cho chủ cơ sở.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:
a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
c) Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.
1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.
2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.
3. Quy định về treo cờ:
a) Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a Khoản này.Bổ sung
1. Yêu cầu của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá:
a) Phải được kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển;
b) Tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển.
Tự động truyền bằng một trong các phương thức qua hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin di động GSM, hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần MF, HF, VHF tối thiểu 08 vị trí/ngày với tần suất 03 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển;
c) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%;
d) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập;
đ) Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
2. Tính năng phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá:
a) Phần mềm tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá phải tương thích với các hệ điều hành Microsoft Windows, Android, IOS; có giao diện tiếng Việt trực quan. Quản lý toàn bộ thông tin tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương để kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá; quản lý được nhật ký khai thác, chống khai thác bất hợp pháp;
b) Giao diện phần mềm hiển thị vị trí tàu, thời gian, vận tốc, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, thông tin thời tiết, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá, gửi thông tin đến thiết bị giám sát tàu cá;
c) Có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát tàu cá, tạo khu vực để quản lý tàu và gửi cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực;
d) Kết nối, truyền dẫn thông tin với trung tâm dữ liệu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá; phân cấp quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá;
đ) Bản đồ điện tử được sử dụng phải thể hiện rõ được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, các vùng cấm đánh bắt, các cảng cá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp.
3. Quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá:
a) Tổng cục thủy sản thống nhất quản lý hệ thống giám sát tàu cá và dữ liệu giám sát tàu cá toàn quốc, quản trị hệ thống và phân cấp cho địa phương khai thác dữ liệu giám sát tàu cá, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
c) Tổ chức quản lý tàu cá tại các cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định và công bố được phép khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá từ hệ thống giám sát tàu cá theo phân quyền;
d) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá và tự động truyền về trung tâm dữ liệu giám sát hành trình tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển, xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp. Sau khi lắp đặt thiết bị trên tàu cá, đơn vị cung cấp thiết bị phải thông báo đến Tổng cục thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra việc lắp đặt thiết bị trên tàu cá. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá trước khi cung cấp thiết bị phải báo cáo và thông báo mẫu kẹp chì về Tổng cục thủy sản để tổng hợp, thông báo công khai;
đ) Chủ tàu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo Mẫu số 01.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá để cập nhật vào cơ sở dữ liệu; trả chi phí mua, lắp đặt, bảo dưỡng và dịch vụ khác cho đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá; được cung cấp thông tin giám sát hành trình của tàu cá mình từ Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi có yêu cầu.
Chủ tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất của thiết bị, có hướng dẫn lắp đặt thiết bị; có bảng hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24 giờ/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá); thuyền trưởng có thể kiểm soát được các trạng thái hoạt động của thiết bị trực tiếp hoặc qua các phụ kiện. Thiết bị giám sát hành trình phải được đơn vị cung cấp thiết bị kẹp chì cố định trên tàu khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa;
e) Lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên phải lắp trước ngày 01 tháng 7 năm 2019; đối với tàu làm nghề lưới kéo, câu cá ngừ đại dương có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01 tháng 01 năm 2020; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét phải lắp trước ngày 01 tháng 4 năm 2020;
g) Thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố, ven biển 06 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng;
h) Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải lắp thiết bị giám sát hành trình đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quản lý, sử dụng hệ thống và dữ liệu giám sát hành trình tàu cá quy định tại Điều này;
i) Dữ liệu giám sát hành trình tàu cá được sử dụng làm căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động của tàu cá, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý các tranh chấp nghề cá trên biển, xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác.
4. Bảo mật dữ liệu:
a) Các dữ liệu được lưu giữ trong máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải đảm bảo không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định;
b) Dữ liệu truyền dẫn giữa thiết bị giám sát hành trình tàu cá với máy chủ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá phải được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình truyền dẫn; dữ liệu từ máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi chuyển cho các cơ quan chuyên môn khác phải được mã hóa theo quy định;
c) Thời gian lưu trữ dữ liệu giám sát hành trình tàu cá tại máy chủ của trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá và đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá tối thiểu là 36 tháng; các máy chủ lưu trữ, xử lý dữ liệu của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá đều phải được đặt tại Việt Nam;
d) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá có trách nhiệm bảo mật dữ liệu, cung cấp dữ liệu chính xác; không được cung cấp dữ liệu giám sát tàu cá cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được chấp thuận của Tổng cục thủy sản.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản: Bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.
5. Thu hồi giấy phép khai thác thủy sản:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.Bổ sung
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.
2. Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
3. Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.
4. Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.
5. Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS).
6. Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
1. Hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 05.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy đăng ký cấp phép theo Mẫu số 06.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận;
c) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
d) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
đ) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;
e) Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;
g) Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
2. Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không cấp phép, Tổng cục thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Tổng cục thủy sản xem xét và cấp:
a) Văn bản chấp thuận theo Mẫu số 07.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc giấy phép theo Mẫu số 08.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 09.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Sau khi cấp văn bản chấp thuận hoặc giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Tổng cục thủy sản phải thông báo theo Mẫu số 10.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân khi nhận văn bản chấp thuận hoặc giấy phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Tổng cục thủy sản bản chính Giấy phép khai thác thủy sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.
5. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận lại Giấy phép khai thác thủy sản, gửi đề nghị đến Tổng cục thủy sản. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Tổng cục thủy sản trả lại Giấy phép khai thác thủy sản mà tổ chức, cá nhân đã nộp.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản;
c) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 13.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp Giấy phép bị rách, nát);
c) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá hoặc thay đổi nghề (nếu có).
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 14.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp Giấy phép;
d) Nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản).
4. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với cấp mới), 07 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản cấp, cấp lại Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 15.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản cấp gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 16.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng cá và thông báo danh sách cảng được chỉ định cho Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc.
2. Tàu nước ngoài được cập cảng cá Việt Nam, trừ trường hợp tàu nước ngoài có tên trong Danh sách tàu khai thác thủy sản, vận chuyển, chuyển tải, hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp. Tàu nước ngoài trước khi vào cảng cá Việt Nam phải thông báo trước 24 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức quản lý cảng cá phải thông qua cho cơ quan hải quan, biên phòng để thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định; thông báo cho cơ quan quản lý về thủy sản của địa phương hoặc văn phòng thanh tra tại cảng để thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu. Việc kiểm tra, xử lý được thực hiện theo khoản 3, 4, 5 và khoản 6 của Điều 70 Nghị định này.
4. Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
5. Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Chapter IV
FISHING
Section 1. MANAGEMENT OF ACTIVITIES OF VIETNAM ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS CONDUCTING FISHING ACTIVITIES IN WATERS
Article 42. Zoning for fishing activities
Clause 1 Article 48 of the Law on Fisheries shall be elaborated as follows:
1. Vietnam’s waters shall be divided into 3 fishing zones as follows:
a) Coastal zone, which is delimited by the waterline along the coast and coastal route. Regarding an island, coast zone is the waters extending up to 06 nautical miles from the average line of tide in multiple years around the coast of the island;
b) Inshore zone, which is delimited by the coastal route and inshore route;
c) Offshore zone, which is delimited by the inshore route and outer boundary of the exclusive economic zone of Vietnam's waters.
2. People’s Committees of the two adjacent coastal provinces shall, according to geographical characteristics of the coastal waters, reach an agreement on delimitation and announcement of boundary of coastal fishing zone between the two provinces.
Article 43. Management of activities of fishing vessels within Vietnam's waters
1. Regarding aquatic resource catching vessels:
a) Vessels with a maximum length of at least 15 meters are allowed to carry out activities within offshore zones but not allowed to carry out activities within coastal and inshore zones;
b) Vessels with a maximum length of from 12 meters to less than 15 meters are allowed to carry out activities within inshore zones but not allowed to carry out activities within offshore and coastal zones;
c) Vessels with a maximum length of less than 12 meters that carry out activities within coastal zones are not allowed to carry out activities within inshore and offshore zones. These vessels are only allowed to carry out activities within the coastal zone of the province where they are registered, except for the cases where there is an agreement on activities of fishing vessels within the coastal zone of People's Committees of the two provinces.
2. Regarding aquatic resource fishing logistics vessels:
a) Vessels with a maximum length of at least 15 meters are allowed to carry out activities within coastal, inshore and offshore zones.
b) Vessels with a maximum length of from 12 meters to less than 15 meters are allowed to carry out activities within inshore and coastal zones but not allowed to carry out activities offshore zones;
c) Vessels with a maximum length of less than 12 meters are allowed to carry out activities within coastal zones but not allowed to carry out activities within the inshore and offshore zones.
3. Regulations on flag flying:
a) Vietnamese fishing vessels must fly the national flag of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as "the national flag") on top of the mizzenmast; for vessels without mizzenmast, the national flag shall be flown on top of the main mast;
b) Any Vietnamese organization or individual that charters a foreign fishing vessel shall fly Vietnamese flag as prescribed in Point a of this Clause.
Article 44. Regulations on management of fishing vessel monitoring system
1. Requirements applied to the fishing vessel monitoring system:
a) The system shall be connected and synchronized with the one installed at the central government monitoring data center and monitoring data centers of 28 coastal cities and provinces.
b) The system shall transmit automatically the following information in at least 12 locations per day through the satellite communications system every 02 hours: location of the vessel (longitude, latitude) and time (minute/hour/date/month/year) to the equipment installed on the fishing vessel with a maximum length of at least 24 meters; and warn the master when the vessel has crossed the permissible maritime boundary.
The system shall transmit the following information in at least 08 locations per day through the satellite communications system or Global System for Mobile Communications (GSM) or ground wave communications system every 03 hours by using MF, HF or VHF: location of the vessel (longitude, latitude) and time (minute/hour/date/month/year) to the equipment installed on the fishing vessel with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters; and warn the master when the vessel has crossed the permissible maritime boundary;
c) Deviations in coordinates of fishing vessel location received from GPS and thus displayed on the fishing vessel monitoring equipment (hereinafter referred to as “the monitoring equipment”) must not exceed 500 m and must have 99% reliability;
d) Each equipment must have its own identity code;
dd) The system shall operate normally in marine environment according to national standards and national technical regulations of Vietnam.
2. Functions of fishing vessel monitoring system software at the monitoring data center:
a) Software at the monitoring data center must be compatible with Microsoft Windows, Android and IOS, and have an intuitive Vietnamese interface. Software must be able to manage all information of fishing vessels provided with monitoring equipment; provide information to central government authorities and local authorities to inspect and monitor activities of fishing vessels; and manage fishing logbooks and fight against illegal fishing;
b) The software interface must display vessel location, time, speed, course, alarm signals, last data update time, weather information and status of the monitoring equipment, and send information to the monitoring equipment.
c) Software must have access, search, tabulation, reporting and data gathering functions in accordance with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on provision, management and use of data from the monitoring equipment, and must be able to create a vessel management zone and send automatic warnings upon the exit/entry of vessels from/into such zone;
d) Software must connect and transmit information to the data center of the monitoring equipment supplier; grant privileges to organizations and individuals entitled to use fishing vessel monitoring data;
dd) The electronic map must clearly show information about Vietnam’s exclusive economic zone, islands and archipelagoes, zones prohibited from fishing, no fishing zones and fishing ports provided by Vietnam’s competent authorities.
3. Management and use of fishing data information and data:
a) The Directorate of Fisheries shall unify management of the fishing vessel monitoring system and fishing vessel monitoring data nationwide, manage system and assign local authorities to extract monitoring data and process monitoring data of fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters;
b) Departments of Agriculture and Development of coastal provinces and cities shall manage and extract monitoring data of provinces and process monitoring data of vessels with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters;
c) Fishing vessel management organizations at fishing ports shall be designated and allowed by the Ministry of Agriculture and Rural Development to extract and use monitoring data from the fishing vessel monitoring system as assigned;
d) Every monitoring equipment supplier shall update and manage information about vessels, vessel owners and vessel monitoring equipment, automatically transmit it to the central government monitoring data center and monitoring data centers of 28 provinces and cities, and handle loss of signal of its monitoring equipment. After installing equipment on the fishing vessel, the equipment supplier shall notify the Directorate of Fisheries and Department of Agriculture and Rural Development for inspection. Quarterly, biannual, annual or ad hoc reports shall be submitted at the request of the Directorate of Fisheries and Department of Agriculture and Rural Development. Before supplying equipment, the monitoring equipment supplier shall report the specimen of lead to the Directorate of Fisheries.
dd) The vessel owner shall declare information about installation of monitoring equipment according to the Form No. 01.KT in the Appendix IV hereof and send the declaration to the monitoring equipment supplier; pay costs of purchase, installation, maintenance and other services for the monitoring equipment supplier and provide information about monitoring of his/her vessel from the monitoring data center upon request.
The vessel owner shall install the monitoring equipment in a location that ensures its smooth operation and instructions for installation should be available; there must be manual (the manual shall contain at least: 24/24 telephone number, contact address of the supplier); the vessel owner may control status of equipment directly or through accessories. Monitoring equipment shall be protected by fixing leads on the vessel upon installation or after repair;
e) Roadmap for installation of monitoring equipment: Vessels with a maximum length of at least 24 meters, trawling and tuna fishing vessels with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters and vessels with a maximum length of from 15 meters to less than 24 meters must be fitted with the monitoring equipment before July 01, 2019, January 01, 2020 and April 01, 2020 respectively;
g) The master must ensure that monitoring equipment operates 24/24 from the moment a fishing vessel leaves port until it returns. In case the monitoring equipment is damaged, the master must use another communication equipment and report the vessel location to the central government monitoring data center and monitoring data centers of 28 coastal cities and provinces every 06 hours and take the vessel to the port for repair within 10 days from the date on which the monitoring equipment is damaged;
h) Foreign fishing vessels operating within Vietnam’s waters must install monitoring equipment in accordance with technical requirements and regulations on management and use of fishing vessel monitoring system and data specified in this Article;
i) Monitoring data shall be used as a legal ground for managing activities of fishing vessels, impose penalties for administrative violations, handling disputes over fishing gears and stating fishery products processed from catches.
4. Data security:
a) Data stored in server of the monitoring equipment supplier should not be deleted or changed during the storage period;
b) Data transmitted between the monitoring equipment and the server of the monitoring equipment supplier must be encoded to ensure information security during the transmission; data from the server of the monitoring data center must be encoded when being transmitted to other specialized agencies must be encoded as prescribed;
c) Monitoring data shall be stored in the server of the monitoring data center and monitoring equipment supplier for at least 36 months. Data storage and processing servers of the monitoring equipment supplier shall be located in Vietnam;
d) The monitoring equipment supplier shall secure and provide monitoring data in an accurate manner, and shall not provide monitoring data for other organizations and individuals without the approval of the Directorate of Fisheries.
Article 45. Issuance, re-issuance and revocation of fishing licenses
1. An application for issuance of the fishing license includes:
a) An application form (Form No. 02.KT in the Appendix IV hereof);
b) Photocopies of the registration certificate of fishing vessel and fishing vessel safety certificate if the fishing vessel is required to be registered;
c) Photocopies of the certificate/diploma of fishing vessel master and certificate/diploma of fishing vessel chief engineer if the fishing vessel is required to have the certificate/diploma of fishing vessel master and certificate/diploma of fishing vessel chief engineer.
2. An application for re-issuance of the fishing license includes:
a) An application form (Form No. 03.KT in the Appendix IV hereof);
b) An original of the issued fishing license in the case of change of information specified in the license;
3. Procedures for issuance and re-issuance of the fishing license:
a) The applicant shall submit an application to the fishery authority of the province;
b) Within 06 working days (in case of issuance of new license), 03 working days (in case of re-issuance of license) from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall issue or re-issue the fishing license according to the Form No. 04.KT in the Appendix IV hereof;
c) In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
4. The expiration date of the fishing license is the same as that of the fishing quota.
5. Revocation of the fishing license:
a) Any authority that has the power to issue the fishing license also has the power to revoke it;
b) When it is found that one of the violations specified in Clause 2 Article 50 of the Law on Fisheries is committed, the competent authority shall issue a decision on revocation of the fishing license and publish a notification thereof on the mass media.
Article 46. Eligibility requirements to be satisfied by fishing vessel operating outside Vietnam’s waters
A fishing vessel operating outside Vietnam’s waters must satisfy the following eligibility requirements:
1. It must have a maximum length of at least 15 meters and not violate illegal fishing regulation.
2. It must be assigned an IMO number.
3. There must be observers in accordance with regulations of the regional fisheries management organization or coastal countries.
4. Crew members and fishers working on board a fishing vessel must obtain a certificate of completion of a course on fisheries management within international waters if the fishing license is issued for the purpose of conducting fishing activities within waters under the jurisdiction of the regional fisheries management organization.
5. The fishing vessel must be fitted with marine communications equipment, including VHF radio transmitters and receivers maintaining a continuous DSC watch on Channel 70 or 16; MF/HF radio transmitters and receivers; NAVTEX receiver, emergency position-indicating radio beacons (EPIRB) and GPS equipment.
6. The fishing vessel must be fitted with monitoring equipment capable of automatically transmitting information through the satellite communications system.
Article 47. Granting approval for fishing vessels operating outside Vietnam’s waters or issuing licenses for fishing vessels operating in waters under the jurisdiction of regional fisheries management organizations
1. An application for approval for a fishing vessel includes:
a) An application form for approval (Form No. 05.KT in the Appendix IV hereof) or an application for license (Form No. 06.KT in the Appendix IV hereof);
b) A certified true copy and Vietnamese translation of the fishing contract approved by the competent authority of the other nation and territory in case of applying for the approval;
c) A photocopy of the registration certificate of fishing vessel;
c) A photocopy of the fishing vessel safety certificate;
dd) List, photos and number of passports of crew members and fishers working on board;
e) Photocopies of the certificate/diploma of fishing vessel master and certificate/diploma of fishing vessel chief engineer;
g) A certificate of completion of a course on fisheries management within international waters in case of issuing the license for fishing vessel operating in waters under the jurisdiction of the regional fisheries management organization.
2. Procedures:
The applicant for approval for fishing vessels operating outside Vietnam’s waters shall submit an application to the Directorate of Fisheries. Within 10 working days from the receipt of the sufficient application, the Directorate of Fisheries shall provide a response and explanation in writing in case of rejection of the application. If the application is satisfactory, the Directorate of Fisheries shall consider and grant:
a) An application form for approval (Form No. 07.KT in the Appendix IV hereof) or an application for license (Form No. 08.KT in the Appendix IV hereof);
b) Crew member list and fishers working on board (Form No. 09.KT in the Appendix IV hereof);
3. After granting the approval or license, within 02 working days from the date on which the approval or license is granted, the Directorate of Fisheries shall send a notification according to the Form No. 10.KT in the Appendix IV hereof to the People's Committee of the province where the fishing vessel operates within Vietnam's waters, and the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security and Ministry of Foreign Affairs.
4. Upon receipt of the approval or license and relevant documents, the applicant shall submit the original of the granted license for fishing vessels operating within Vietnam’s waters.
5. Any organization or individual that wishes to receive the fishing license the organization or individual submitted shall submit an application form to the Directorate of Fisheries. Within 02 working days from the receipt of the application form, the Directorate of Fisheries shall return the fishing license which the organization or individual submitted.
Section 2. MANAGEMENT OF FOREIGN VESSELS OPERATING WITHIN VIETNAM'S WATERS
Article 48. Issuance, renewal, re-issuance and revocation of license to foreign organizations and individuals having their vessels operating within Vietnam's waters
1. An application for issuance of license includes:
a) An application form (Form No. 11.KT in the Appendix IV hereof);
b) Certified true copies of documents specified in Article 55 of the Law on Fisheries;
c) Crew member list and fishers working on board (Form No. 12.KT in the Appendix IV hereof).
2. An application for re-issuance of license includes:
a) A re-application form (Form No. 13.KT in the Appendix IV hereof);
b) The issued license (if the license is torn);
c) A report on changes of the fishing vessel or fishing gear (if any).
3. An application form for renewal of the license includes:
a) An application form (Form No. 14.KT in the Appendix IV hereof);
b) The fishing vessel safety certificate;
c) A report on activities of the fishing vessel during the effective period of the license;
d) A fishing logbook (if the vessel catches aquatic resources).
4. Procedures:
a) The applicant for issuance, re-issuance and renewal of license for fishing operations of foreign ships in the Vietnam sea to the Directorate of Fisheries;
b) Within 10 working days (in case of issuance of new license), 07 working days (in case of re-issuance of license) from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall issue or re-issue the license for fishing operations of foreign ships in the Vietnam sea according to the Form No. 15.KT in the Appendix IV hereof;
c) Within 06 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall issue the renewed license for fishing operations of foreign ships in the Vietnam sea according to the Form No. 16.KT in the Appendix IV hereof;
d) In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
5. Procedures for revocation of the license:
a) Any authority that has the power to issue the fishing license also has the power to revoke it;
b) When it is found that one of the violations specified in Clause 5 Article 56 of the Law on Fisheries is committed, the competent authority shall issue a decision on revocation of the license for fishing operations and publish a notification thereof on the mass media.
Article 49. Regulations applied to foreign fishing vessels entering fishing ports
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish a list of fishing ports designated to allow the entry of foreign fishing vessels and send a list of designated fishing ports to the Food and Agriculture Organization of the United Nations.
2. Foreign vessels are allowed to enter Vietnam’s fishing ports, except for the case in which the foreign vessels appear on the List of vessels engaged in illegal fishing, transport and transshipment and supporting illegal fishing. Every foreign vessel shall notify the fishing port management organization 24 hours prior to its entry into a Vietnam’s fishing port according to the Form No. 17.KT in the Appendix IV hereof.
3. The fishing port management organization shall approve the foreign vessel in order for the customs authority and border guard force to complete entry and exit procedures as prescribed; notify the local fishery authority or the inspection office of the port to inspect and verify information about origin of fishery products on board. The inspection and verification shall be carried out as prescribed in Clauses 3, 4, 5 and 6 Article 70 of this Decree.
4. After information has been inspected and verified, the Directorate of Fisheries shall immediately notify countries related to the vessel and vessel schedule.
5. When entering, leaving or anchored within Vietnam’s fishing port water areas, foreign vessels must fly Vietnamese flag on top of the highest mast of the vessel and fly flag of the country where the vessel is registered on the lower mast.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản