Chương II: Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Số hiệu: | 26/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2019 |
Ngày công báo: | 27/03/2019 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra
Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành ngày 08/3/2019.
Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải thực hiện thủ tục đăng ký với hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 26;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến Quyền sử dụng đất (QSDĐ):
+ Giấy Chứng nhận QSDĐ khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản (NTTS);
+ Giấy phép hoạt động NTTS trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
+ Quyết định giao khu vực biển;
+ Hợp đồng thuê QSDĐ, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp giấy xác nhận cho chủ cơ sở.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Sự phù hợp của phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng đã được ít nhất 2/3 số thành viên tổ chức cộng đồng biểu quyết thông qua với quy định của pháp luật về thủy sản, pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế tại địa phương.
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;
c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;
d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức cộng đồng báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về hoạt động của tổ chức cộng đồng định kỳ trước ngày 10 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
2. Báo cáo của tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: Tên gọi của tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên tham gia; kết quả thực hiện Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; kết quả thực hiện Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng; các nội dung thay đổi trong kỳ báo cáo; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
3. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
4. Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
1. Loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Tổng cục thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục thủy sản về kết quả thực hiện.
4. Hằng năm, tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thả tối thiểu 0,1% tổng số cá thể được sản xuất vào vùng nước tự nhiên.
5. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao;
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ phải bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho các tổ chức, cá nhân phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục;
b) Báo cáo Tổng cục thủy sản về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
8. Trong trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức xử lý phù hợp với tập quán và quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
1. Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;
d) Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu;
đ) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.
2. Trình tự cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển và ban hành văn bản chấp thuận theo Mẫu số 12.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
4. Tổng cục thủy sản thu hồi văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
1. Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
a) Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
c) Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Hoạt động được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển;
c) Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;
d) Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác được đi qua không gây hại.
3. Hoạt động được thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản;
c) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái;
d) Xây dựng công trình hạ tầng phục vụ hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển; công trình phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.
4. Hoạt động được thực hiện trong vùng đệm bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5. Các hoạt động trong khu bảo tồn biển được quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và Quy chế quản lý khu bảo tồn biển.
1. Ban quản lý khu bảo tồn biển có quyền sau đây:
a) Thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;
b) Hợp tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển;
c) Thu phí, lệ phí theo quy định đối với hoạt động trong khu bảo tồn biển;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn;
đ) Công chức, viên chức của Ban quản lý khu bảo tồn biển khi đang thi hành công vụ trong khu bảo tồn biển được lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, chuyển người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
e) Kinh doanh, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật;
g) Có ý kiến đối với hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án liên quan đến khu bảo tồn biển được giao quản lý; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án của tổ chức, cá nhân trong trường hợp không thực hiện đúng mục đích, nội dung, kế hoạch hoặc có hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn biển.
2. Ban quản lý khu bảo tồn biển có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, bảo vệ khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Xây dựng đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hằng năm, 05 năm, 10 năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, phòng, trừ dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
d) Tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, tái tạo, phục hồi và phát triển các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn biển; cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; quan trắc, thu thập thông tin, số liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường nước;
đ) Giám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án thực hiện trong khu bảo tồn biển;
e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
g) Tổ chức, phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí lực lượng Kiểm ngư thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;
h) Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ triển khai hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;
i) Ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện và hoạt động trong khu bảo tồn biển;
k) Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh diện tích của khu bảo tồn biển; diện tích, vị trí các phân khu chức năng của khu bảo tồn biển và vùng đệm;
l) Lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới khu bảo tồn biển, ranh giới các phân khu chức năng và lắp đặt phao cho tàu du lịch buộc neo;
m) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục thủy sản) về công tác quản lý khu bảo tồn biển định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.Bổ sung
1. Tham gia các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học; phục hồi, tái tạo động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn.
2. Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn biển triển khai hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái trong khu bảo tồn biển theo quy định của Nghị định này, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Liên doanh, liên kết với Ban quản lý khu bảo tồn biển trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
4. Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản theo quy định của Nghị định này, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
a) Gửi kế hoạch điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu bảo tồn biển tới Ban quản lý khu bảo tồn biển trước khi thực hiện 10 ngày;
b) Thực hiện điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và hướng dẫn, giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
c) Thông báo cho Ban quản lý khu bảo tồn biển về kết quả điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có);
d) Chi trả chi phí dịch vụ cho Ban quản lý khu bảo tồn biển theo quy định, trừ hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học.
2. Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái liên quan đến khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
a) Triển khai hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tuân thủ Quy chế quản lý khu bảo tồn biển, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển, giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường; tham gia hoạt động làm sạch môi trường, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn;
d) Phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học cho khách du lịch;
đ) Chi trả chi phí dịch vụ cho Ban quản lý khu bảo tồn biển theo quy định.
3. Đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển có nghĩa vụ:
a) Chấp hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển, quy định của Ban quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển;
c) Tham gia hoạt động tái tạo, phục hồi các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn.
1. Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn thu dịch vụ do tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển chi trả theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
3. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
4. Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1. Chi ngân sách nhà nước cho khu bảo tồn biển của nhà nước như sau:
a) Chi đầu tư phát triển bao gồm: Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khu bảo tồn biển; đầu tư khác liên quan đến khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật (nếu có). Việc quản lý, phân bổ chi đầu tư phát triển thực hiện các dự án phục vụ công tác quản lý khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công hiện hành;
b) Chi thường xuyên bao gồm: Hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển; các hoạt động thường xuyên khác liên quan đến quản lý khu bảo tồn biển.
2. Việc xây dựng dự toán, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cho khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nguồn thu dịch vụ của khu bảo tồn biển được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài được quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật về sử dụng nguồn tài trợ và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Nguồn tài chính khác được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có chức năng hỗ trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
2. Nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ, từ thiện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
b) Tổ chức thẩm định, quyết định hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
c) Thực hiện quy định về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán theo Luật ngân sách; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1. Tên gọi của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Quỹ ở trung ương là Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ trung ương);
b) Quỹ cấp tỉnh là “Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tĩnh [tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương]” (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh).
2. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bao gồm:
a) Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Ban Kiểm soát Quỹ;
c) Cơ quan điều hành Quỹ.
3. Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và Cơ quan điều hành Quỹ được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do cơ quan thành lập Quỹ ban hành.
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Quỹ trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ trung ương hỗ trợ;
c) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý và hoạt động của Quỹ;
d) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án (nếu có).
3. Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án;
c) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ trung ương (nếu có);
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ trung ương đối với nguồn vốn do Quỹ trung ương hỗ trợ;
đ) Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài chính cho Quỹ trung ương định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Nguồn tài chính hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản.
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;
c) Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc;
d) Hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.
3. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cấp tỉnh được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Các hoạt động được quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này trên địa bàn tỉnh;
b) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cộng đồng.
4. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng trong nước có chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ theo phương thức hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí để thực hiện chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án được quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo thuyết minh chương trình, dự án, hoạt động phi dự án đến Cơ quan điều hành Quỹ;
b) Cơ quan điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, phê duyệt;
c) Sau khi Hội đồng quản lý Quỹ có quyết định phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo cho đối tượng được hỗ trợ biết và triển khai thực hiện.
7. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng thực hiện chương trình, dự án và hoạt động phi dự án theo quyết định đã được phê duyệt và báo cáo Cơ quan điều hành Quỹ về kết quả thực hiện.
8. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình, dự án, hoạt động phi dự án:
a) Cơ quan điều hành Quỹ chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án được Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ định kỳ hằng năm hoặc đột xuất;
b) Trường hợp cần thiết, Cơ quan điều hành Quỹ có thể thuê tư vấn để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ.
9. Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính, báo cáo quyết toán tài chính hằng năm:
a) Kế hoạch thu, chi tài chính của Quỹ được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với Quỹ cấp trung ương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với Quỹ cấp tỉnh;
b) Báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
10. Chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính:
a) Áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để thực hiện công tác kế toán;
b) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản; quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Chapter II
PROTECTION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCES
Section 1. CO-MANAGEMENT OF AQUATIC RESOURCE PROTECTION
Article 5. Recognizing and assigning management to communities
1. An application for recognition and assignment of management to a community includes:
a) An application form (Form No. 01.BT in the Appendix I hereof);
b) A plan for protection and catching of aquatic resources in area where co-management is expected to take place application form (Form No. 02.BT in the Appendix I hereof);
c) Charter of the community (Form No. 03.BT in the Appendix I hereof);
d) Information about the community (Form No. 04.BT in the Appendix I hereof);
dd) An original minutes of meeting of the community (Form No. 05.BT in the Appendix I hereof).
2. Procedures for recognizing and assigning management to a community:
a) The community representative shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the competent authority as prescribed in Clause 2 Article 10 of the Law on Fisheries;
b) Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall publish the aquatic resource protection and catching plan on mass media and at the People’s Committee of the district, People’s Committee of the commune and residential area where the co-management is expected to take place;
c) Within 60 days from the date of publishing the plan, the competent authority shall appraise the application, carry out a site inspection (if necessary) and issue a decision to recognize and assign management to the community using the Form No. 06.BT in the Appendix I hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
3. The appraisal of application for recognition and assignment of management to a community shall cover at least:
a) The satisfaction of conditions specified in Clause 1 Article 10 of the Law on Fisheries;
b) The conformity of the plan for protection and catching of aquatic resources in area where co-management is expected to take place and the community’s charter which has been approved by at least 2/3 of the number of community members with regulations of the law on fishers, relevant laws and local current condition.
4. An application for amendments to the decision on recognition and assignment of management to a community includes:
a) An application form (Form No. 07.BT in the Appendix I hereof);
b) Information about the community (Form No. 04.BT in the Appendix I hereof) in case of renaming of the community and change of the community representative);
c) A report on assessment of implementation result and draft plan for aquatic resource protection and catching in case of amendments to the aquatic resource protection and catching plan; change or addition of location, boundary of the assigned geographical area or scope of management;
d) A report on assessment of implementation result and draft charter in case of amendments to the charter of the community;
dd) An original minutes of meeting of the community about amendments (Form No. 05.BT in the Appendix I hereof).
5. Procedures for amendments to the decision on recognition and assignment of management to a community:
a) In case of renaming of the community, change of the community representative and charter, the community representative shall submit an application specified in Clause 4 of this Article to the competent authority as prescribed in Clause 2 Article 10 of the Law on Fisheries. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall consider issuing the amendment decision. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing;
b) In case of change or addition of the location, boundary of the assigned geographical area or scope of management or amendment to aquatic resource protection and catching plan, regulations laid down in Clauses 2, 3 and 4 of this Article shall be complied with;
c) The decision on amendments to the decision on recognition and assignment of management to a community is made using the Form No. 08.BT in the Appendix I hereof.
Article 6. Reporting of operation of a community
1. The community shall submit an annual or ad hoc report on its operation to the competent authority and the fishery authority of the province as prescribed in Clause 2 Article 10 of the Law on Fisheries by November 10.
2. A report shall contain at least: name of the community, number of members, result of implementation of the aquatic resource protection and catching plan, result of implementation of the charter, amendments made during the reporting period, proposals and recommendations (if any).
Section 2. MANAGEMENT OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE AQUATIC SPECIES
Article 7. List of endangered, precious and rare aquatic species and criteria for determining whether an aquatic species is endangered, precious or rare
1. Endangered, precious and rare aquatic species are classified into 2 groups, including Group I and Group II.
2. An endangered, precious or rare aquatic species shall be classified into Group I if the following criteria are met:
a) The species carries rare and precious genes so that it is preserved and selected to serve aquaculture or contains substances or active ingredients with specific biological effects used as raw materials for preparation of medicinal products or is highly profitable when commercialized or plays a decisive role in maintaining the balance of other species in the biome or has representativeness or uniqueness of an geographic area.
b) There has been a very small number of species in nature or the species is in great danger of extinction if there is an observed or estimated population size reduction of at least 50% over the last 05 years by the time of assessment or a population size reduction of at least 50%, projected to be met within the next 05 years.
3. An endangered, precious or rare aquatic species shall be classified into Group II if the following criteria are met:
a) The species meets the criterion specified in Point a Clause 2 of this Article.
b) There has been a very small number of species in nature or the species is in great danger of extinction if there is an observed or estimated population size reduction of at least 20% over the last 05 years by the time of assessment or a population size reduction of at least 20%, projected to be met within the next 05 years.
4. The List of endangered, precious and rare aquatic species is provided in the Appendix II hereof.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out review and assessment, and submit amendments to the List of endangered, precious and rare aquatic species to the Government.
Article 8. Management and protection of endangered, precious and rare aquatic species
1. Species classified into Group I shall be caught to serve one of the following purposes: conservation, scientific research, creation of original breeds and international cooperation.
2. Species classified into Group II shall be caught to serve one of the following purposes: conservation, scientific research, creation of original breeds and international cooperation or satisfy the conditions specified in Section II Appendix II hereof.
3. Organizations and individuals catching endangered, precious and rare aquatic species for the purpose of conservation, scientific research, creation of original breeds or international cooperation shall obtain a written approval from the Directorate of Fisheries and submit reports on implementation results to the Directorate of Fisheries.
4. On an annual basis, creators of original breeds and producers of breeds of endangered, precious and rare aquatic species shall cooperate with the fishery authority of the province to release at least 0.1% of total number of individuals produced into natural water areas.
5. Endangered, precious and rare aquatic species that is an exhibit or evidence confiscated in accordance with the Criminal Code or the Criminal Procedure Code shall be handled as follows:
a) The individual that remains alive shall be released into its natural habitat; if it is injured, it shall be transferred to the aquatic species rescue center so that it is nurtured and cured before being released into its natural habitat;
b) The exhibit that is a dead individual or part thereof shall be transferred to the Vietnam National Museum of Nature or research institute so that it can be used as a specimen and for display, research, dissemination or education or shall be destroyed in accordance with Vietnam’s law;
c) If it is confirmed that the exhibit is sick and likely to cause dangerous disease, it is required to destroy it immediately. The destruction shall comply with applicable regulations of laws on veterinary medicine, protection and quarantine of plants.
6. Procedures for rescuing endangered, precious or rare aquatic species that is injured or stranded:
a) Any organization and individual that find an endangered, precious or rare aquatic species injured or stranded shall notify the fishery authority of the province or the aquatic species rescue center;
b) If the fishery authority of the province receives information or receives species transferred by the organization/individual, it is required to notify the aquatic species rescue center so that it gives first aid and nurtures the species while waiting for the transfer;
c) The aquatic species rescue center shall receive endangered, precious and rare aquatic species transferred by the fishery authority of the province or the organization/individual catching the species. The record on transfer of endangered, precious and rare aquatic species is made using the Form No. 09.BT in the Appendix I hereof.
7. The aquatic species rescue center shall:
a) rescue, cure, nurture and assess the adaptability of the rescued aquatic species before releasing them into their natural habitat. If the rescued species is dead during the rescue and cure, the rescue center shall transfer it to the Vietnam National Museum of Nature or research institute so that it can be used as a specimen. If the rescued species is not able to live in its natural habitat, the rescue center shall nurture or transfer it to a competent organization or individual for the purpose of research, dissemination or education;
b) submit an annual or ad hoc report on rescue of endangered, precious and rare aquatic species to the Directorate of Fisheries by November 20.
8. If the dead endangered, precious or rare aquatic species is not kept, stored or produced for the purpose of research, dissemination or education, the fishery authority of the province shall cooperate with the local authority in handling it in accordance with practices and regulations of laws on veterinary medicine and environmental protection.
Article 9. Catching of endangered, precious and rare aquatic species
1. An application for approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species includes:
a) An application form (Form No. 10.BT in the Appendix I hereof);
b) A catching plan (Form No. 11.BT in the Appendix I hereof);
c) An original or certified true copy of the national agreement on international cooperation in donation and exchange of endangered, precious and rare aquatic species if the species is caught for the purpose of international cooperation;
d) A decision on approval for outline for scientific research, conservation or creation of original breeds issued by the competent authority or description of the outline for scientific research, conservation or creation of original breeds if the species is caught for the purpose of scientific research, conservation or creation of original breeds;
dd) An applicant’s document defining its functions and tasks in the case of scientific research, conservation or creation of original breeds.
2. Procedures for granting written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species:
a) The applicant shall submit an application specified in Clause 1 of this Article to the Directorate of Fisheries;
b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the Directorate of Fisheries shall appraise it, consult the MPA management unit if the species is caught within the MPA and grant the written approval using the Form No. 12.BT in the Appendix hereof. In case of rejection of the application, a response and explanation shall be provided in writing.
3. The written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species is effective until completion of the task in conservation, scientific research, creation of original breeds or international cooperation.
4. The Directorate of Fisheries shall revoke the written approval for catching of endangered, precious and rare aquatic species if the organization/individual fails to comply with the written approval or plan for catching of endangered, precious and rare aquatic species.
Section 3. REGULATIONS ON MPA MANAGEMENT
Article 10. Management of activities carried out within MPAs and ecotone
1. Activities allowed to be conducted within a subdivision under strict protection of a marine protected area include:
a) Floating of bouys for marking boundary of waters;
b) Investigation and scientific research with the competent authority’s approval and under the supervision of the MPA management unit;
c) Environmental dissemination and education, biodiversity conservation and aquatic resource protection.
2. Activities allowed to be conducted within an ecological recovery subdivision include:
a) The activities specified in Clause 1 of this Article;
b) Recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystem.
c) Ecotourism, which must not harm aquatic resources and marine ecosystem;
d) Innocent passage of fishing vessels, vessels and other waterway vehicles.
3. Activities allowed to be conducted within a service and administration subdivision include:
a) The activities specified in Clause 2 of this Article;
b) Aquaculture and fishing activities;
c) Provision of ecosystem services and ecotourism;
d) Construction of infrastructure serving operations of the MPA management unit and buildings serving ecotourism and aquaculture.
4. Activities allowed to be conducted within an ecotone include:
a) The activities specified in Clause 3 of this Article;
b) Construction of infrastructure serving socio - economic development.
5. The abovementioned activities (specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article) conducted within MPAs shall comply with relevant regulations of law and MPA management regulation.
Article 11. Rights and responsibilities of the MPA management unit
1. An MPA management unit has the right to:
a) carry out investigations, surveys, scientific researches and international cooperation in marine protection within its scope of management;
b) cooperate in environmental training, dissemination and education, biodiversity conservation and aquatic resource protection within an MPA;
c) collect charges and fees for activities conducted within an MPA;
d) cooperate with organizations and individuals in carrying out investigations and scientific researches, recovering and regenerating aquatic animals and plants, and marine ecosystem within an MPA;
dd) While performing their duties within an MPA, officials of the MPA management unit are entitled to make a record on administrative violations against regulations in fishery and transfer it to the person having the power to impose penalties as prescribed by law;
e) engage in trade and sign joint venture or association agreements in the fields of ecotourism, leisure, scientific research, recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystems and other services within an MPA in accordance with regulations of law;
g) comment on the investigation, scientific research, education, training and project execution related to the MPA under its management; request the competent authority to suspend the investigation, scientific research, education, training and project execution by an organization or individual if such organization/individual fails to comply with the plan or conduct activities that have adverse impacts on the MPA.
2. An MPA management unit has the responsibility to:
a) manage and protect MPA according to the MPA management regulation and relevant regulations of law;
b) prepare an overall plan for ecotourism, leisure and entertainment development within the MPA and submit it to a competent authority for approval;
c) prepare and organize the implementation of the MPA management plan every year, every 05 years and every 10 years after obtaining the approval of the competent authority; take precautions against pollution and diseases; prevent violations against law within the MPA;
d) organize research, conservation, protection, regeneration, recovery and development of aquatic plants and animals, and marine ecosystem within the MPA; rescue endangered, precious and rare aquatic species in accordance with regulations of law; carry out monitoring, collect information and data, update database of biodiversity and water environment quality;
dd) supervise the investigation, scientific research, education, training and projects executed within the MPA;
e) Raise awareness of residential community within and around the MPA about aquatic resource protection and protection of habitat of aquatic species and biodiversity conservation.
g) cooperate with the fisheries resources surveillance force, Coast Guard, Environmental Police Agency, Border Guard and local authorities or request the People’s Committee of the province to mobilize the fisheries resources surveillance force to carry out petrol, inspection and supervision, and take actions against violations of law within the MPA;
h) cooperate with local authorities and relevant organizations and individuals in assisting in securing the livelihood of residential community within and around the MPA;
i) promulgate guidelines and regulations on vehicles and activities conducted within the MPA;
k) consider proposing adjustment to the area of the MPA; area and location of dedicated subdivisions of the MPA and ecotone;
l) install and float bouys to mark boundary of MPA, boundaries of dedicated subdivisions and install bouys on cruise ships at anchor;
m) submit an annual or ad hoc report on MPA management the Directorate of Fisheries affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development by November 20.
Article 12. Rights and responsibilities of organizations and individuals whose operation involves MPAs
1. Participate in communication, education and improvement of awareness about biodiversity protection and conservation; recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystem within an MPA.
2. Cooperate with the MPA management unit in investigation, scientific research, education and training; providing ecotourism services within the MPA in accordance with regulations of this Decree, regulations of the MPA management unit and relevant regulations of law.
3. Sign joint venture or association agreements with the MPA management unit in the fields of ecotourism, leisure, scientific research, recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystems and other services within the MPA in accordance with regulations of law.
4. Engage in aquaculture and fishing in accordance with regulations of this Decree, regulations of the MPA management unit and relevant regulations of law.
Article 13. Obligations of organizations and individuals whose operation involves MPAs
1. Every organization or individual engaging in investigation, scientific research, education and training within an MPA has the following obligations:
a) Submit an investigation, scientific research, education and training plan to the MPA management unit 10 days before the investigation, scientific research, education and training;
b) Carry out investigation, scientific research, education and training in accordance with regulations of this Decree and MPA management regulation and under the guidance and supervision of the MPA management unit;
c) Notify the MPA management unit of results of investigation, scientific research, education and training; domestically or internationally published documents (if any);
d) Pay costs incurred in connection with services to the MPA management unit, except for those in connection with investigation and scientific research.
2. Every provider of ecotourism services related to an MPA has the following obligations:
b) Provide ecotourism, leisure and entertainment services according to the approved overall plan for ecotourism, leisure and entertainment development within the MPA;
b) Comply with MPA management regulation and regulations of this Decree, and be under the supervision of the MPA management unit;
c) Protect biodiversity and environment; participate in cleaning up the environment, recovering and regenerating aquatic animals and plants, and marine ecosystem within the MPA.
d) Disseminate regulations of law on environmental protection and biodiversity protection to tourists;
dd) Pay costs incurred in connection with services to the MPA management unit as prescribed.
3. Residential communities, households and individuals living within and around an MPA have the following obligations:
a) Comply with MPA management regulation, regulations of the MPA management unit and relevant regulations of law;
b) Protect the environment and biodiversity within the MPA;
c) Participate in recovery and regeneration of aquatic animals and plants, and marine ecosystem within the MPA.
Article 14. Funding of an MPA
Funding of an MPA is provided by:
1. state budget.
2. revenue received from services for which organizations and individuals whose operation involves the MPA pay as prescribed in Point d Clause 1 and Point dd Clause 2 Article 13 of this Decree.
3. donations of domestic and foreign organizations and individuals.
4. other funding sources prescribed by law.
Article 15. Management and use of funding of an MPA
1. Expenditures of state budget provided for a state-owned MPA include:
a) Expenditures on investment: expenditures on construction, upgrading and improvement of infrastructure; on procurement of equipment for MPA management; other investment expenditures (if any) related to the MPA in accordance with regulations. The management and allocation of expenditures on execution of projects serving MPA management shall comply with applicable regulations of law on public investment;
b) Recurrent expenditures: expenditures on activities of the MPA management unit; on other recurrent activities related to the MPA.
2. The making of estimate and management of use of state budget provided for an MPA shall comply with regulations of the law on state budget.
3. Revenue from services rendered at an MPA shall be managed and used in accordance with applicable regulations.
4. Donations of domestic and foreign organizations and individuals shall be managed and used in accordance with regulations of the law on use of donations and relevant regulations of law.
5. Other funding sources shall be managed and used in accordance with applicable regulations.
SECTION 4. AQUATIC RESOURCE PROTECTION AND DEVELOPMENT FUND
Article 16. Functions and tasks of the aquatic resource protection and development fund
1. The aquatic resource protection and development fund provides assistance for programs, projects and non-project activities in the field of aquatic resource conservation, protection, regeneration and development that are not specified in the budget plan nationwide.
2. The aquatic resource protection and development fund shall perform the following tasks:
a) Encourage, receive and manage funding provided by domestic and foreign voluntary contributors, sponsors, charities and trustees;
b) Organize the appraisal, decide to provide assistance, inspect, supervise and commission programs, projects and non-project activities supported by the fund;
c) Comply with regulations on finance, statistics, accounting and auditing specified in the Law on budget; submit reports on management and use of the funds to a competent authority;
d) Perform other tasks as assigned by the competent authority.
Article 17. Organizational structure of the aquatic resource protection and development fund
1. Name of the aquatic resource protection and development fund:
a) Central government fund, which is Vietnam aquatic resource protection and development fund (hereinafter referred to as “the central government fund”);
b) Provincial fund, which is “the aquatic resource protection and development fund of [specify name of the province or central-affiliated city]” (hereinafter referred to as “the provincial fund”).
2. Organizational structure of the fund:
a) Board of Trustees;
b) Internal Auditors;
c) Executive Office.
3. The Board of Trustees, Internal Auditors and Executive Office are specified in the fund’s Charter promulgated by the fund creator.
Article 18. Mechanism of the aquatic resource protection and development fund
1. The aquatic resource protection and development fund has a separate legal status, seal and accounts opened at banks and State Treasury in accordance with regulations of law; operate in the form of a public service provider established by a competent authority.
2. The central government fund has the responsibility to:
a) manage and use funding sources as prescribed in Article 19 of this Decree;
b) provide guidance, inspect and supervise the management and use of funding sources provided by the fund;
c) provide guidance and exchange experience in management and operation of the fund;
d) provide funding and technical assistance to the provincial fund and community fund through programs, projects and non-project activities (if any).
3. The provincial fund has the responsibility to:
a) manage and use funding sources as prescribed in Article 19 of this Decree;
b) provide funding and technical assistance to the community fund through programs, projects and non-project activities;
c) receive, manage and use funding sources and technical assistance provided by the central government fund (if any);
d) be subject to the central government fund’s inspection and supervision of funding sources provided by the central government fund;
dd) submit an annual or ad hoc report on management and use of funding to the central government fund, which will submit a consolidated report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 19. Management and use of funding of the aquatic resource protection and development fund
1. The funding for formation of the aquatic resource protection and development fund is specified in Clause 4 Article 21 of the Law on Fisheries.
2. The central government fund provides funding for:
a) propagation and education; introduction of typical examples of aquatic resource protection and development nationwide;
b) recovery of ecosystem, regeneration of aquatic resources; career change and livelihood maintenance nationwide;
c) execution of programs and projects and performance of non-project activities entrusted by domestic and foreign organizations and individuals nationwide;
d) operations of the fund in accordance with applicable regulations;
dd) the provincial fund and community fund.
3. The provincial fund provides funding for:
a) The activities specified in Points a, b, c and d Clause 2 of this Article within the province;
b) the community fund.
4. The aquatic resource protection and fund shall provide assistance to domestic organizations, individuals, households and communities that execute programs and projects, and perform non-project activities specified in Clause 2 of this Article.
5. The aquatic resource protection and fund shall provide total or partial funding for execution of programs or projects or performance of non-project activities specified in Clause 2 of this Article.
6. A program, project or non-project activity shall be appraised and approved as follows:
a) The applicant shall submit an application for assistance, enclosed with a description of the program, project or non-project activity to the Executive Office;
b) The Executive Office shall take charge and cooperate with competent authorities in carrying out appraisal and request the Board of Trustees to consider granting approval;
c) After the Board of Trustees issues an approval decision, the Director of the fund shall notify the applicant.
7. The applicant shall execute the program or project or perform the non-project activity according to the approval decision and notify the Executive Office of results.
8. The execution of a program or project or performance of a non-project activity shall be inspected and assessed as follows:
a) The Executive Office shall direct and organize the annual or ad hoc inspection and assessment of execution of a program or project or performance of a non-project activity supported by the aquatic resource protection and development fund;
b) When necessary, the Executive Office may hire a consultancy to carry out inspection and assessment.
9. A revenue and expenditure plan and financial statement shall be prepared as follows:
a) The revenue and expenditure plan shall be approved by the Board of Trustees, and submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development if the plan is prepared by the central government fund and the People’s Committee of the province if the plan is prepared by the provincial fund;
b) The financial statement shall be prepared in accordance with applicable regulations.
10. Accounting, auditing, property management and financial disclosure regimes:
a) Apply public sector accounting regime to undertake accounting tasks;
b) Manage and use property in accordance with regulations of the laws on management and use of property and on management and use of public property;
b) Follow financial disclosure regime in accordance with regulations of law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
Mục 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản