Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Số hiệu: | 39/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 19/04/2017 | Số công báo: | Từ số 279 đến số 280 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/03/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Ngày 04/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Theo đó, thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
- Mỗi sản phẩm có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng;
- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, sau khi được Bộ NN&PTNT công nhận, nếu có nhu cầu lưu hành thì phải tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định.
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành nhưng phải đáp ứng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Nghị định 39/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 và thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2017 |
VỀ QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác.
d) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.
đ) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.
e) Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
g) Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
h) Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi.
i) Phụ gia thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình chế biến, xử lý hoặc bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
k) Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
l) Premix kháng sinh là hỗn hợp gồm không quá 02 loại kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích kích thích sinh trưởng với tổng hàm lượng kháng sinh không lớn hơn 20%.
2. Chất chính trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chất quyết định công dụng và bản chất của sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phù hợp với từng loại sản phẩm.
3. Chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chỉ tiêu có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc các văn bản tương đương của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Vật nuôi là các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người nuôi giữ.
5. Gia súc, gia cầm non bao gồm các đối tượng sau đây:
a) Lợn: Từ 01 đến 60 ngày tuổi hoặc từ sơ sinh đến 25 kg.
b) Gà, vịt, ngan, chim cút, thỏ: Từ 01 đến 21 ngày tuổi.
c) Bê, nghé, dê, cừu: Dưới 06 tháng tuổi.
6. An toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thức ăn chăn nuôi, thủy sản không gây hại cho sức khỏe của vật nuôi, con người sử dụng sản phẩm chăn nuôi và môi trường.
7. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản bao gồm các hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
a) Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, chế biến, san chia, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản là quá trình thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.
8. Tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản là tên thương phẩm của sản phẩm để phân biệt các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên thị trường.
1. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
3. Quản lý khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
6. Đầu tư, phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
7. Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
8. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
9. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
1. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, xã hội đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Ưu tiên đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước và các chính sách khác, trong đó có việc dành thêm quỹ đất và tín dụng ưu đãi cho việc trồng, thu hoạch, bảo quản, sản xuất, gia công, chế biến nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước.
3. Đầu tư và xã hội hóa đầu tư nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
1. Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản.
2. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm phải có trong danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
3. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đảm bảo không gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi.
5. Chỉ được phép sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
6. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
7. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
2. Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.
3. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:
a) Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo.
b) Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm).
c) Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
d) Đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có nơi pha trộn riêng, đảm bảo không phát tán nhiễm chéo ra bên ngoài.
đ) Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường.
e) Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm...) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào.
g) Có giải pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật và phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác.
h) Có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
5. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản).
6. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật chi tiết và cụ thể các quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các tiêu chí nêu tại Điều này.
Tổ chức, cá nhân mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
2. Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
3. Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải khảo nghiệm là các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật hoặc đã được khảo nghiệm và được lưu hành ở các nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
c) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới và thực hiện việc thừa nhận lẫn nhau về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản với các nước có hoạt động trao đổi thương mại thức ăn chăn nuôi, thủy sản với Việt Nam.
2. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi: chuồng trại, ao, lồng, bè, bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm.
Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.
b) Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới gồm:
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đề cương khảo nghiệm.
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thành lập hội đồng hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm và ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi, thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm
a) Hình thức và mức độ kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thành lập đoàn công tác gồm đại diện các cơ quan quản lý liên quan và các nhà khoa học tổ chức kiểm tra tại hiện trường ít nhất 01 lần trong quá trình khảo nghiệm đối với một loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
b) Nội dung kiểm tra: Điều kiện cơ sở khảo nghiệm; nội dung khảo nghiệm theo đề cương đã được phê duyệt.
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
b) Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
3. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định về mức chất lượng tối thiểu và các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.
4. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản);
Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau: Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định, thừa nhận, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tạm thời đơn vị thực hiện thử nghiệm phù hợp;
Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định;
Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận;
Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
Đối với các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới phải khảo nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
5. Hồ sơ đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có) là bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất.
c) Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu).
6. Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả đăng ký lại):
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
c) Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký mới) hoặc không quá 10 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam:
Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm, bao gồm:
a) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân có sản phẩm được phép tự thay đổi, bao gồm: Địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên nhà nhập khẩu; màu sắc, kích cỡ, dạng của sản phẩm; quy cách bao gói.
Tổ chức, cá nhân khi thay đổi những thông tin nêu trên phải thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản kèm theo thư điện tử (nếu có) để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép, bao gồm: Tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất; tên, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại) của sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có); mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu).
Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu).
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Những thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và yêu cầu của thị trường.
8. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản dùng chung cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm:
a) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc thay đổi các thông tin có liên quan gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trình tự thủ tục và nội dung đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản dùng chung trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam áp dụng tương tự như quy định đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản khác trong Nghị định này.
9. Ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản.
b) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phát hiện vi phạm liên tục sau 03 lần kiểm tra về một chỉ tiêu chất lượng hoặc sau 02 lần kiểm tra về một chỉ tiêu an toàn.
c) Khi có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm của cơ sở đăng ký lưu hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra thông báo bằng văn bản và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản ngừng lưu hành.
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị ngừng lưu hành tại điểm a, điểm b khoản 9 Điều này. Nếu cơ sở đăng ký có nhu cầu lưu hành trở lại, thì phải làm các thủ tục như đăng ký lần đầu.
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản ngừng lưu hành tại điểm c khoản 9 Điều này đang trong thời gian còn hạn lưu hành. Nếu cơ sở đăng ký có nhu cầu lưu hành trở lại, thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ra thông báo và đăng tải trở lại.
1. Để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm gồm:
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
c) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm gồm:
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi, thủy sản của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại.
d) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để nghiên cứu:
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để nghiên cứu (theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Đề cương nghiên cứu kèm theo.
đ) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho nhập khẩu (theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không chấp thuận cho nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu (theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về việc nhập hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho phép nhập khẩu. Trong trường hợp không chấp thuận cần nêu rõ lý do.
1. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản vừa nhằm mục đích xuất khẩu và sử dụng trong nước: Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng như các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của nhà nhập khẩu.
2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất chỉ nhằm mục đích xuất khẩu: Đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, trừ các hành vi bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam.
1. Đối tượng và nội dung kiểm tra
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại:
Việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có);
Việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Việc thực hiện các quy định về ghi nhãn sản phẩm hàng hóa;
Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong đó tập trung đánh giá các chỉ tiêu an toàn và những chỉ tiêu chất lượng chính của sản phẩm.
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản tự phối trộn và thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán:
Kiểm tra các chỉ tiêu an toàn về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chế độ kiểm tra: Việc kiểm tra thường xuyên của các cơ quan nhà nước phải được thông báo trước bằng văn bản, mỗi năm chỉ được tiến hành kiểm tra chất lượng không quá 01 lần, trừ việc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra đột xuất chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại cơ sở sản xuất, gia công, cơ sở mua bán, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ được tiến hành khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền, không cần thông báo trước.
Việc đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu, bị triệu hồi hoặc trả về là yêu cầu bắt buộc. Riêng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
1. Đối tượng và nội dung kiểm tra
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
Kiểm tra thực tế số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu ngoại quan khác của sản phẩm;
Lấy mẫu thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi hoặc trả về
Kiểm tra về nguyên nhân thức ăn chăn nuôi, thủy sản triệu hồi hoặc bị trả về;
Kiểm tra quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, ngoại quan về sản phẩm;
Lấy mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
c) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu
Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng, công bố hợp quy (nếu có);
Kiểm tra quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, ngoại quan về sản phẩm;
Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc nước nhập khẩu và yêu cầu khác (nếu có).
2. Cơ quan kiểm tra
Là cơ quan chức năng nhà nước và tổ chức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là tổ chức được chỉ định) thực hiện một số công đoạn trong hoạt động kiểm tra theo phạm vi quy định tại quyết định chỉ định. Yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Căn cứ thẩm định năng lực của tổ chức được chỉ định dựa theo các quy định đối với các tổ chức chứng nhận sự phù hợp sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận áp dụng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thẩm định và hướng dẫn công khai bằng văn bản và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Chế độ kiểm tra: Theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
1. Tổ chức được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Có quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản tương ứng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.
2. Trình tự và thủ tục chỉ định
Tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
c) Quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản tương ứng do tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu ban hành.
Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định (theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hiệu lực của quyết định chỉ định
a) Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu là 03 năm.
b) Trong vòng 03 tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức được chỉ định gửi hồ sơ đăng ký về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được chỉ định lại, hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức được chỉ định trong thời gian trước đó (theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá lại năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định lại (theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp từ chối chỉ định lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được thực hiện theo quy định tại các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Người lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo và cấp chứng chỉ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Việc thử nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ được thừa nhận theo các phương pháp thử tại các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Trường hợp các phương pháp thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản; hướng dẫn công khai bằng văn bản và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Căn cứ thử nghiệm là các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do nhà nước ban hành và trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của sản phẩm do nhà sản xuất, cung cấp công bố hoặc những yêu cầu cụ thể bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), nhãn sản phẩm của nhà sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu.
c) Báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhập khẩu trước đó và kế hoạch tiêu thụ số lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; bản yêu cầu các chỉ tiêu cần kiểm tra, xác nhận chất lượng.
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi, trả về:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, giấy xác nhận chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có), văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc trả về.
4. Trình tự xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu
a) Doanh nghiệp lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra gửi về cơ quan kiểm tra.
b) Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, trong đó có thông báo cho doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
1. Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản tạm nhập tái xuất.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá cảnh, chuyển khẩu.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản gửi kho ngoại quan.
d) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm.
đ) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm.
e) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu để thử nghiệm, kiểm nghiệm, khảo nghiệm.
2. Miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn (không áp dụng chế độ này với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh)
a) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra cảm quan và không lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp trong thời hạn 06 tháng.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có giấy xác nhận chất lượng (theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.
c) Trong thời hạn được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc tổ chức chỉ định được giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa theo chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa nhập khẩu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.
d) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu trên gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn (theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu (theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) làm điều kiện để thông quan hàng hóa.
3. Kiểm tra giảm có thời hạn (không áp dụng chế độ này với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh)
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cảm quan để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa về các thông tin trong hồ sơ so với ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo; độ nguyên vẹn, dạng, màu sắc của hàng hóa. Thời hạn áp dụng kiểm tra giảm là 12 tháng. Chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với chế độ kiểm tra này trong trường hợp phát hiện thấy hàng hóa không phù hợp với hồ sơ, có dấu hiệu mất an toàn và không đảm bảo chất lượng như mốc ẩm ướt, bao bì không còn nguyên vẹn, dạng, màu sắc khác với mô tả, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn của sản phẩm hoặc là lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên theo yêu cầu của quy trình giám sát chất lượng hàng hóa. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc kiểm tra giảm có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có giấy xác nhận chất lượng (theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó;
Đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản; hoặc của phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và thừa nhận.
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu kiểm tra giảm có thời hạn lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường (bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu) hoặc giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc của phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để tiến hành kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
4. Kiểm tra thông thường
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu đại diện để phân tích tối thiểu 01 chỉ tiêu an toàn và 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đảm bảo cho việc đánh giá được độ an toàn và chất lượng của sản phẩm kiểm tra. Riêng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh bắt buộc phải kiểm tra tất cả các loại kháng sinh có trong sản phẩm.
Cơ quan kiểm tra, tổ chức được chỉ định xác định chỉ tiêu cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này.
5. Kiểm tra chặt
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu tất cả các lô sản xuất để phân tích tối thiểu 50% các chỉ tiêu an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và tối thiểu 50% các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chế độ kiểm tra chặt được áp dụng liên tục trong 03 lần nhập khẩu.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu thuộc các trường hợp sau:
Lần nhập khẩu trước đó không đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn theo quy định;
Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc có xuất xứ từ những nơi đang có những nguy cơ cao gây mất an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo;
Có văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu kiểm tra chặt khi phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường có kết quả kiểm tra không đạt chất lượng theo yêu cầu hoặc có văn bản cảnh báo về các yếu tố không an toàn đối với con người, vật nuôi, môi trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan.
1. Khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền về việc buộc thu hồi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thì người kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị buộc thu hồi phải tiến hành thông báo ngay cho các đối tượng khách hàng dừng việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản buộc thu hồi và tiến hành thu hồi toàn bộ về nơi xử lý theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Số lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản không thể thu hồi được phải có lí do, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý và người kinh doanh phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thành lập Hội đồng giám sát quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản vi phạm chất lượng bị buộc thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và môi trường; phải gửi đăng tải ngay trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi xử lý vi phạm về sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm bị buộc thu hồi.
1. Kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo và bố trí dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí huy động từ sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn kinh phí thu hợp pháp khác.
Việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên phạm vi cả nước.
b) Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
d) Quy định số lượng tối thiểu các chỉ tiêu phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng.
đ) Quản lý công tác khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
e) Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
g) Ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản và công bố các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
h) Ban hành danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm. Hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
i) Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
k) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
m) Quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định.
n) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
o) Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại địa phương.
b) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
c) Ban hành các chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn.
1. Công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản và lưu 01 bộ hồ sơ tại cơ sở.
2. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có) đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định và lưu 01 bộ hồ sơ tại cơ sở.
3. Có quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp. Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 02 năm sau khi sản phẩm hết hạn sử dụng.
4. Kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm đối với nguyên liệu và thức ăn thành phẩm đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và truy xuất xử lý các vi phạm sau này. Lưu kết quả kiểm nghiệm 02 năm và lưu, bảo quản mẫu thử nghiệm đến sau khi sản phẩm hết hạn sử dụng 30 ngày.
5. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì hoặc tài liệu kèm theo, trong đó phải ghi rõ các chất chính, kháng sinh (nếu có) theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện sản xuất và chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật.
7. Chỉ được sản xuất sau khi đã công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
8. Chỉ được sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản được lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản do cơ sở sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản không đảm bảo chất lượng, an toàn và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.
10. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
1. Chỉ được mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản được lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản; chú ý dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy (nếu có).
3. Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
4. Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật.
5. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật. Xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm chất lượng, an toàn theo quy định của pháp luật và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.
6. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm premix kháng sinh phải báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giám sát việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm đúng mục đích và quy trình.
1. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, thủy sản về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
2. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.
3. Phối hợp xử lý tiêu hủy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật.
4. Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh theo quy định.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chỉ định về kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Báo cáo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho cơ quan chỉ định theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.
3. Lưu mẫu và bảo quản mẫu trong thời gian ít nhất 90 ngày kể từ ngày thông báo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho tổ chức, cá nhân.
4. Lưu hồ sơ chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong thời gian ít nhất 05 năm.
5. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về hoạt động chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Lưu hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong thời gian ít nhất 03 năm.
3. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.
1. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại có trách nhiệm thực hiện việc công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của Nghị định này.
2. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm được phép lưu hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non được phép lưu hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
3. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký lại và hồ sơ đăng ký xác nhận thay đổi thông tin thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì giải quyết theo quy định tại Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 về quản lý thức ăn chăn nuôi. Trừ quy định về tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được áp dụng ngay cho tất cả các sản phẩm đăng ký mới và đăng ký lại kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại có trách nhiệm thực hiện việc công bố lại tên thương mại của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trái với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
5. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận được phép lưu hành tại Việt Nam trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được phép lưu hành 05 năm kể từ ngày được công nhận.
6. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được giữ nguyên giá trị hiệu lực ghi tại quyết định chỉ định.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
3. Bãi bỏ các Điều 12, 13, 14 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới |
Mẫu số 02 |
Quyết định về việc phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới |
Mẫu số 03 |
Quyết định về việc công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới |
Mẫu số 04 |
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 05 |
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 06 |
Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 07 |
Văn bản về việc xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 08 |
Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Mẫu số 09 |
Văn bản về việc xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Mẫu số 10 |
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm |
Mẫu số 11 |
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm |
Mẫu số 12 |
Văn bản về việc chứng nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản đủ điều kiện nhập khẩu làm mẫu giới thiệu tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm |
Mẫu số 13 |
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu |
Mẫu số 14 |
Đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản xuất, nhập khẩu |
Mẫu số 15 |
Quyết định về việc chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu |
Mẫu số 16 |
Báo cáo kết quả hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu |
Mẫu số 17 |
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng |
Mẫu số 18 |
Báo cáo tình hình tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chứa kháng sinh |
Mẫu số 19 |
Giấy xác nhận chất lượng |
Mẫu số 20 |
Đơn đề nghị miễn/giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có thời hạn |
Mẫu số 21 |
Văn bản về việc áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng/kiểm tra giảm có thời hạn |
(Tên tổ chức, cá nhân)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN MỚI
Kính gửi:………………………………………..(1)
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………; Fax: ……………………………; Email: ………………
Cơ sở thực hiện khảo nghiệm (tên cơ sở, địa chỉ): ……………………………………………
Doanh nghiệp đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng |
Thời gian khảo nghiệm |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Xuất xứ sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
|
Giám đốc |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Về việc phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
………………………………………………..(2)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của …………………….(1);
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Xét đề nghị của …………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản (chi tiết tại danh sách kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng ........................(1), (tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản) đơn vị thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Về việc công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
……………………………………..(2)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ……………………… (1);
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Xét đề nghị của………………………………………………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có tên tại danh sách kèm theo là thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng ………………… (1), (tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản) và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN SẢN XUẤT
TRONG NƯỚC ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: …………………………… …………(1)
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………; Fax: …………………; Email: ……………………………….
Đề nghị đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Tên thương mại |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Ngày tiếp nhận công bố hợp quy |
Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên đơn vị):…………..… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU
ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: ………………………………………………(1)
Tên đơn vị nhập khẩu: …………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………; Fax: ………………………; Email: ……………………………..
Đề nghị đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: ………………………………… (1)
Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………; Fax: ……………………; Email: ……………………………..
Đề nghị đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
1. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Tên thương mại |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Ngày tiếp nhận công bố hợp quy |
Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
……………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi:……………………………………. (2)
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam của …………………… (2),
………………………… (1) có ý kiến như sau:
1. Xác nhận (ghi cụ thể số lượng) sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có tên dưới đây được phép lưu hành tại Việt Nam:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước:
Tên nhà sản xuất: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………Fax: ……………………………………………………
Địa chỉ sản xuất: ……………………………………………………………………………………
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Tên thương mại |
Chất lượng sản phẩm* |
Công dụng |
Dạng, màu |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Chất lượng sản phẩm * |
Công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
2. Thời hạn lưu hành của sản phẩm là 05 năm, kể từ ngày ký.
3. Yêu cầu ……………………… (2) thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức, cá nhân.
(*) Các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn của sản phẩm.
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN THAY ĐỔI THÔNG TIN
CỦA THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
Kính gửi: ……………………………………………………………… (1)
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: …………………
Đề nghị được xác nhận thay đổi thông tin đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam sau đây:
1. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
TT |
Tên thương mại |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Mã số sản phẩm |
Thông tin đã được xác nhận |
Thông tin xin được thay đổi |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Hãng, nước sản xuất |
Mã số sản phẩm |
Thông tin đã được xác nhận |
Thông tin xin được thay đổi |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(*) Số đăng ký nhập khẩu.
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi: ……………………………………(2)
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam của ……………………………(2),
………………………… (1) có ý kiến như sau:
1. Xác nhận việc thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam tại Văn bản số ............. ngày ... tháng ... năm ........ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Mã số sản phẩm |
Thông tin thay đổi |
|
Đã được công nhận |
Được điều chỉnh |
|||
|
|
|
|
|
2. Yêu cầu …………………… (2) thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1): Tên cơ quan có thẩm quyền
(2): Tên tổ chức, cá nhân
(Tên tổ chức, cá nhân):…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM
Kính gửi: …………………………………………………… (1)
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:...…………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: ……………………
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau đây để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Quy cách bao gói |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………
3. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………
4. Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm:
5. Phương án xử lý mẫu sau hội chợ triển lãm:
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức, cá nhân):…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………… |
……….., ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐỂ NGHIÊN CỨU/LÀM MẪU PHÂN TÍCH TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: …………………………………………………… (1)
Tên đơn vị: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: …………………….
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau đây để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
TT |
Tên mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng* |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Quy cách bao gói |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
(*) Không quá 2,0 kg đối với mỗi sản phẩm để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Riêng nhập khẩu về với mục đích nghiên cứu thì khối lượng phải phù hợp với nội dung nghiên cứu.
2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………
3. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………
4. Ghi rõ mục đích nghiên cứu/phân tích: ……………………………………………………
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
…………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi: ………………………………………………….(2)
………………………… (1) đã nhận được Văn bản số ………………ngày …. tháng … năm …… của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản đủ điều kiện nhập khẩu làm mẫu giới thiệu hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Sau khi thẩm định hồ sơ, ………………………….(1) có ý kiến như sau:
1. Đồng ý để tổ chức, cá nhân nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có tên dưới đây phục vụ trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm trong thời gian...........:
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Số lượng |
Bản chất, công dụng |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
2. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nêu trên chỉ được dùng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
3. Mẫu sản phẩm sau khi trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm phải được xử lý theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu.
(Tên tổ chức, cá nhân)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH XUẤT KHẨU
Kính gửi:... ………………………….(1)
Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: …………………………
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau đây để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………
3. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………
4. Thời gian xuất: ………………………………………………………………………………
5. Cửa khẩu xuất: ………………………………………………………………………………
6. Nước nhập khẩu:. ……………………………………………………………………………
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức):......…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
……….., ngày …… tháng …… năm 20…….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: ………………………………………(1)
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………; Fax: ……………………………; E-mail: ……………
3. Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản số …………… ngày … tháng … năm ……….do ………………… (tên cơ quan có thẩm quyền) cấp.
4. Hình thức đề nghị chỉ định:
Chỉ định lần đầu □ Chỉ định lại □
5. Hồ sơ kèm theo gồm:
- ……………………………………………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………………………………………
6. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.
|
Đại diện tổ chức |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Về việc chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu
…………………………………………………… (2)
Căn cứ ……………………………………………………………………………………… (3);
Căn cứ Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Căn cứ nhu cầu và năng lực của …….. (tên tổ chức được chỉ định) về lĩnh vực kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của ……………………………………………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chỉ định ………….. (tên và địa chỉ của tổ chức được chỉ định) là tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 2. Thời hạn hiệu lực của Quyết định này là 03 năm, kể từ ngày ký.
Điều 3. ……… (tên tổ chức được chỉ định) có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng ……….(1)……………, (tên cơ sở đăng ký), thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền.
(3) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức):...…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: ………………………………………………..(1)
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………… Fax: ……………………………… E-mail: ………………………
Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong giai đoạn từ ..….. đến ……. như sau:
- Số lượng đơn vị đã kiểm tra: ……………………………………………………………………
- Số lô hàng, khối lượng hàng hóa đã kiểm tra: …………………………………………………
- Danh sách các lô hàng vi phạm nếu có (Tên, khối lượng, giá trị, nguồn gốc xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, lỗi vi phạm).
- Các lỗi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức được chỉ định do các đoàn kiểm tra phát hiện.
- Những kiến nghị của tổ chức về hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
|
Đại diện tổ chức |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
The Socialist Republic of Vietnam
Independent - Freedom - Happiness
--------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Registration for Quality Inspection of Feeds
Số/No: ……………………………………. |
|
Số/No: ……………………………………. |
Kính gửi/To: …………………………………….
1. Bên bán hàng/Seller: (hãng, nước) |
2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone, Fax: |
3. Nơi xuất hàng/Port of departure: |
4. Bên mua hàng/Buyer: |
5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone, Fax: |
6. Nơi nhận hàng/Port of Destination: |
7. Thời gian nhập khẩu dự kiến/importing date: |
MÔ TẢ HÀNG HÓA/DESCRIPTION OF GOODS |
8. Tên hàng hóa/Name of goods: |
9. Số lượng, khối lượng Quantity, Volume |
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được cấp phép lưu hành tại Việt Nam/ Registration number: |
11. Cơ sở sản xuất/Manufacturer (hãng, nước sản xuất): |
12. Địa điểm tập kết hàng/Location of storage: |
13. Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Date for sampling: |
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Location for sampling: |
15. Thông tin người liên hệ/Contact person |
16. Hợp đồng mua bán/Contact: Số ……………………..ngày …………………….. |
17. Hóa đơn mua bán/Invoice: Số ……………………..ngày …………………….. |
18. Phiếu đóng gói/Packinglist; Số ……………………..ngày …………………….. |
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA |
19. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu/Analytical parameters required: |
20. Thời gian kiểm tra/Date of testing: |
21. Đơn vị thực hiện kiểm tra: |
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods |
………………… ngày/date: |
……………………, ngày/date: |
(Tên tổ chức, cá nhân)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LÔ HÀNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU CHỨA KHÁNG SINH
Kính gửi:……………………………………………………………………(1)
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; Email: …………………………
Công ty chúng tôi xin báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh như sau:
- Tên thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh: ……………………………………………………
- Tên, hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm: ………………………………………………
- Mã số công nhận (số đăng ký nhập khẩu): ………………………………………………….
- Hãng, nước xuất xứ: ………………………………………………………………………….
- Khối lượng lô hàng (kg): ………………………………………………………………………
- Mã số hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng: ………………………………………
- Giấy xác nhận chất lượng số: ………………ngày …………… do …… (2) cấp.
1. Tình hình tiêu thụ lô hàng:
TT |
Sử dụng nội bộ |
Bán ra ngoài |
Số lượng tồn kho (kg) (tính đến ngày báo cáo) |
||
Để sản xuất TĂCN (kg) |
Sử dụng tại trại chăn nuôi của đơn vị (kg) |
Tên, địa chỉ của khách hàng |
Số lượng (kg) |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
2. Kế hoạch sử dụng hoặc phân phối đối với lượng tồn kho nêu trên và lô hàng nhập khẩu mới.
|
…………., ngày ... tháng ... năm ... |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức cấp giấy xác nhận chất lượng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
The Socialist Republic of Vietnam
Independent - Freedom - Happiness
--------------
Cơ quan cấp xác nhận chất lượng/Department issues the quality certificate
Địa chỉ/Address: ..................................................................................................................
Điện thoại/Tel:.......................................... Fax: ...................................................................
GIẤY XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
QUALITY CERTIFICATE
|
|
Số /No: |
Bên bán hàng/ Seller: Địa chỉ, Điện thoại, Fax./Address, Phone, Fax: |
Nơi xuất hàng/Port of departure: |
|
Bên mua hàng/Buyer: Địa chỉ/Address: Điện thoại, Fax/Phone, Fax: |
Nơi nhận hàng/Port of Destination: |
|
Tên hàng hóa/Name of goods |
Khối lượng |
Mô tả hàng hóa/Description of goods: |
Căn cứ vào kết quả kiểm tra số...., Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số ...... và kết quả phân tích chất lượng ....... (Cơ quan cấp xác nhận chất lượng) Xác nhận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng/Hereby certificates the goods meet the quality requirements |
||
|
|
|
|
......................, ngày/date: |
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU CÓ THỜI HẠN
Kính gửi:...................................................................(1)
Tên tổ chức, cá nhân: ..........................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại:..................................... Fax:.......................................; Email: ............................
Đề nghị miễn/giảm kiểm tra có thời hạn chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu sau đây:
TT |
Tên sản phẩm |
Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam * |
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số |
Hãng, nước sản xuất |
Thời gian nhập khẩu (ngày, tháng, năm) |
Giấy xác nhận chất lượng số |
I |
A |
|
|
|
|
|
|
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
Lần 3 |
|
|
|
|
|
|
Lần 4 |
|
|
|
|
|
|
Lần 5 |
|
|
|
|
|
II |
B |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
* Số đăng ký nhập khẩu
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
……………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi:..................................................(2)
............................................(1) đã nhận được Văn bản số .........ngày ... tháng ... năm .......... của tổ chức, cá nhân đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng/kiểm tra giảm có thời hạn đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu. Sau khi thẩm định hồ sơ, .............................(1) có ý kiến như sau:
1. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam có tên dưới đây:
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam |
Hãng, nước sản xuất |
Tên đơn vị nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng/kiểm tra giảm có thời hạn theo quy định tại Nghị định số ........./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ kể từ ngày ......... đến hết ngày ................
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn/áp dụng chế độ kiểm tra.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới |
Mẫu số 02 |
Quyết định về việc phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới |
Mẫu số 03 |
Quyết định về việc công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới |
Mẫu số 04 |
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 05 |
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 06 |
Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 07 |
Văn bản về việc xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 08 |
Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Mẫu số 09 |
Văn bản về việc xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Mẫu số 10 |
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm |
Mẫu số 11 |
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm |
Mẫu số 12 |
Văn bản về việc chứng nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản đủ điều kiện nhập khẩu làm mẫu giới thiệu tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm |
Mẫu số 13 |
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu |
Mẫu số 14 |
Đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản xuất, nhập khẩu |
Mẫu số 15 |
Quyết định về việc chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu |
Mẫu số 16 |
Báo cáo kết quả hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu |
Mẫu số 17 |
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng |
Mẫu số 18 |
Báo cáo tình hình tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chứa kháng sinh |
Mẫu số 19 |
Giấy xác nhận chất lượng |
Mẫu số 20 |
Đơn đề nghị miễn/giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có thời hạn |
Mẫu số 21 |
Văn bản về việc áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng/kiểm tra giảm có thời hạn |
(Tên tổ chức, cá nhân)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN MỚI
Kính gửi:………………………………………..(1)
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………; Fax: ……………………………; Email: ………………
Cơ sở thực hiện khảo nghiệm (tên cơ sở, địa chỉ): ……………………………………………
Doanh nghiệp đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng |
Thời gian khảo nghiệm |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Xuất xứ sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
|
Giám đốc |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Về việc phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
………………………………………………..(2)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của …………………….(1);
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Xét đề nghị của …………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản (chi tiết tại danh sách kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng ........................(1), (tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản) đơn vị thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Về việc công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
……………………………………..(2)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ……………………… (1);
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Xét đề nghị của………………………………………………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có tên tại danh sách kèm theo là thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng ………………… (1), (tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản) và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN SẢN XUẤT
TRONG NƯỚC ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: …………………………… …………(1)
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………; Fax: …………………; Email: ……………………………….
Đề nghị đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Tên thương mại |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Ngày tiếp nhận công bố hợp quy |
Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên đơn vị):…………..… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU
ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: ………………………………………………(1)
Tên đơn vị nhập khẩu: …………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………; Fax: ………………………; Email: ……………………………..
Đề nghị đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: ………………………………… (1)
Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………; Fax: ……………………; Email: ……………………………..
Đề nghị đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
1. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Tên thương mại |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Ngày tiếp nhận công bố hợp quy |
Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
……………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi:……………………………………. (2)
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam của …………………… (2),
………………………… (1) có ý kiến như sau:
1. Xác nhận (ghi cụ thể số lượng) sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có tên dưới đây được phép lưu hành tại Việt Nam:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước:
Tên nhà sản xuất: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………Fax: ……………………………………………………
Địa chỉ sản xuất: ……………………………………………………………………………………
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Tên thương mại |
Chất lượng sản phẩm* |
Công dụng |
Dạng, màu |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Số tiếp nhận công bố hợp quy |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Chất lượng sản phẩm * |
Công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
Mã số sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
2. Thời hạn lưu hành của sản phẩm là 05 năm, kể từ ngày ký.
3. Yêu cầu ……………………… (2) thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức, cá nhân.
(*) Các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn của sản phẩm.
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN THAY ĐỔI THÔNG TIN
CỦA THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
Kính gửi: ……………………………………………………………… (1)
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: …………………
Đề nghị được xác nhận thay đổi thông tin đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam sau đây:
1. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
TT |
Tên thương mại |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Mã số sản phẩm |
Thông tin đã được xác nhận |
Thông tin xin được thay đổi |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Hãng, nước sản xuất |
Mã số sản phẩm |
Thông tin đã được xác nhận |
Thông tin xin được thay đổi |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(*) Số đăng ký nhập khẩu.
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi: ……………………………………(2)
Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam của ……………………………(2),
………………………… (1) có ý kiến như sau:
1. Xác nhận việc thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam tại Văn bản số ............. ngày ... tháng ... năm ........ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Số tiêu chuẩn công bố áp dụng |
Mã số sản phẩm |
Thông tin thay đổi |
|
Đã được công nhận |
Được điều chỉnh |
|||
|
|
|
|
|
2. Yêu cầu …………………… (2) thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1): Tên cơ quan có thẩm quyền
(2): Tên tổ chức, cá nhân
(Tên tổ chức, cá nhân):…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM
Kính gửi: …………………………………………………… (1)
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:...…………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: ……………………
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau đây để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Quy cách bao gói |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………
3. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………
4. Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm:
5. Phương án xử lý mẫu sau hội chợ triển lãm:
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức, cá nhân):…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………… |
……….., ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐỂ NGHIÊN CỨU/LÀM MẪU PHÂN TÍCH TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: …………………………………………………… (1)
Tên đơn vị: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: …………………….
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau đây để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
TT |
Tên mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng* |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Quy cách bao gói |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
(*) Không quá 2,0 kg đối với mỗi sản phẩm để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Riêng nhập khẩu về với mục đích nghiên cứu thì khối lượng phải phù hợp với nội dung nghiên cứu.
2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………
3. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………
4. Ghi rõ mục đích nghiên cứu/phân tích: ……………………………………………………
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
…………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi: ………………………………………………….(2)
………………………… (1) đã nhận được Văn bản số ………………ngày …. tháng … năm …… của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản đủ điều kiện nhập khẩu làm mẫu giới thiệu hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Sau khi thẩm định hồ sơ, ………………………….(1) có ý kiến như sau:
1. Đồng ý để tổ chức, cá nhân nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có tên dưới đây phục vụ trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm trong thời gian...........:
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Số lượng |
Bản chất, công dụng |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
2. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nêu trên chỉ được dùng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
3. Mẫu sản phẩm sau khi trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm phải được xử lý theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu.
(Tên tổ chức, cá nhân)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH XUẤT KHẨU
Kính gửi:... ………………………….(1)
Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: …………………………
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau đây để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Khối lượng |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ………………………………………………………………………………
3. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………
4. Thời gian xuất: ………………………………………………………………………………
5. Cửa khẩu xuất: ………………………………………………………………………………
6. Nước nhập khẩu:. ……………………………………………………………………………
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức):......…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
……….., ngày …… tháng …… năm 20…….. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: ………………………………………(1)
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………; Fax: ……………………………; E-mail: ……………
3. Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản số …………… ngày … tháng … năm ……….do ………………… (tên cơ quan có thẩm quyền) cấp.
4. Hình thức đề nghị chỉ định:
Chỉ định lần đầu □ Chỉ định lại □
5. Hồ sơ kèm theo gồm:
- ……………………………………………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………………………………………
6. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.
|
Đại diện tổ chức |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Về việc chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu
…………………………………………………… (2)
Căn cứ ……………………………………………………………………………………… (3);
Căn cứ Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Căn cứ nhu cầu và năng lực của …….. (tên tổ chức được chỉ định) về lĩnh vực kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của ……………………………………………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chỉ định ………….. (tên và địa chỉ của tổ chức được chỉ định) là tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 2. Thời hạn hiệu lực của Quyết định này là 03 năm, kể từ ngày ký.
Điều 3. ……… (tên tổ chức được chỉ định) có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng ……….(1)……………, (tên cơ sở đăng ký), thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền.
(3) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.
(Tên tổ chức):...…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: ………………………………………………..(1)
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………… Fax: ……………………………… E-mail: ………………………
Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong giai đoạn từ ..….. đến ……. như sau:
- Số lượng đơn vị đã kiểm tra: ……………………………………………………………………
- Số lô hàng, khối lượng hàng hóa đã kiểm tra: …………………………………………………
- Danh sách các lô hàng vi phạm nếu có (Tên, khối lượng, giá trị, nguồn gốc xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, lỗi vi phạm).
- Các lỗi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức được chỉ định do các đoàn kiểm tra phát hiện.
- Những kiến nghị của tổ chức về hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
|
Đại diện tổ chức |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
The Socialist Republic of Vietnam
Independent - Freedom - Happiness
--------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Registration for Quality Inspection of Feeds
Số/No: ……………………………………. |
|
Số/No: ……………………………………. |
Kính gửi/To: …………………………………….
1. Bên bán hàng/Seller: (hãng, nước) |
2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone, Fax: |
3. Nơi xuất hàng/Port of departure: |
4. Bên mua hàng/Buyer: |
5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone, Fax: |
6. Nơi nhận hàng/Port of Destination: |
7. Thời gian nhập khẩu dự kiến/importing date: |
MÔ TẢ HÀNG HÓA/DESCRIPTION OF GOODS |
8. Tên hàng hóa/Name of goods: |
9. Số lượng, khối lượng Quantity, Volume |
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được cấp phép lưu hành tại Việt Nam/ Registration number: |
11. Cơ sở sản xuất/Manufacturer (hãng, nước sản xuất): |
12. Địa điểm tập kết hàng/Location of storage: |
13. Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Date for sampling: |
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Location for sampling: |
15. Thông tin người liên hệ/Contact person |
16. Hợp đồng mua bán/Contact: Số ……………………..ngày …………………….. |
17. Hóa đơn mua bán/Invoice: Số ……………………..ngày …………………….. |
18. Phiếu đóng gói/Packinglist; Số ……………………..ngày …………………….. |
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA |
19. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu/Analytical parameters required: |
20. Thời gian kiểm tra/Date of testing: |
21. Đơn vị thực hiện kiểm tra: |
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods |
………………… ngày/date: |
……………………, ngày/date: |
(Tên tổ chức, cá nhân)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LÔ HÀNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU CHỨA KHÁNG SINH
Kính gửi:……………………………………………………………………(1)
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; Email: …………………………
Công ty chúng tôi xin báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh như sau:
- Tên thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh: ……………………………………………………
- Tên, hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm: ………………………………………………
- Mã số công nhận (số đăng ký nhập khẩu): ………………………………………………….
- Hãng, nước xuất xứ: ………………………………………………………………………….
- Khối lượng lô hàng (kg): ………………………………………………………………………
- Mã số hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng: ………………………………………
- Giấy xác nhận chất lượng số: ………………ngày …………… do …… (2) cấp.
1. Tình hình tiêu thụ lô hàng:
TT |
Sử dụng nội bộ |
Bán ra ngoài |
Số lượng tồn kho (kg) (tính đến ngày báo cáo) |
||
Để sản xuất TĂCN (kg) |
Sử dụng tại trại chăn nuôi của đơn vị (kg) |
Tên, địa chỉ của khách hàng |
Số lượng (kg) |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
2. Kế hoạch sử dụng hoặc phân phối đối với lượng tồn kho nêu trên và lô hàng nhập khẩu mới.
|
…………., ngày ... tháng ... năm ... |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức cấp giấy xác nhận chất lượng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
The Socialist Republic of Vietnam
Independent - Freedom - Happiness
--------------
Cơ quan cấp xác nhận chất lượng/Department issues the quality certificate
Địa chỉ/Address: ..................................................................................................................
Điện thoại/Tel:.......................................... Fax: ...................................................................
GIẤY XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
QUALITY CERTIFICATE
|
|
Số /No: |
Bên bán hàng/ Seller: Địa chỉ, Điện thoại, Fax./Address, Phone, Fax: |
Nơi xuất hàng/Port of departure: |
|
Bên mua hàng/Buyer: Địa chỉ/Address: Điện thoại, Fax/Phone, Fax: |
Nơi nhận hàng/Port of Destination: |
|
Tên hàng hóa/Name of goods |
Khối lượng |
Mô tả hàng hóa/Description of goods: |
Căn cứ vào kết quả kiểm tra số...., Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số ...... và kết quả phân tích chất lượng ....... (Cơ quan cấp xác nhận chất lượng) Xác nhận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng/Hereby certificates the goods meet the quality requirements |
||
|
|
|
|
......................, ngày/date: |
(Tên tổ chức, cá nhân): |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. |
……….., ngày …… tháng …… năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU CÓ THỜI HẠN
Kính gửi:...................................................................(1)
Tên tổ chức, cá nhân: ..........................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại:..................................... Fax:.......................................; Email: ............................
Đề nghị miễn/giảm kiểm tra có thời hạn chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu sau đây:
TT |
Tên sản phẩm |
Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam * |
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số |
Hãng, nước sản xuất |
Thời gian nhập khẩu (ngày, tháng, năm) |
Giấy xác nhận chất lượng số |
I |
A |
|
|
|
|
|
|
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
|
|
Lần 3 |
|
|
|
|
|
|
Lần 4 |
|
|
|
|
|
|
Lần 5 |
|
|
|
|
|
II |
B |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
* Số đăng ký nhập khẩu
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
……………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20 …….. |
Kính gửi:..................................................(2)
............................................(1) đã nhận được Văn bản số .........ngày ... tháng ... năm .......... của tổ chức, cá nhân đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng/kiểm tra giảm có thời hạn đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu. Sau khi thẩm định hồ sơ, .............................(1) có ý kiến như sau:
1. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam có tên dưới đây:
Số TT |
Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản |
Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam |
Hãng, nước sản xuất |
Tên đơn vị nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng/kiểm tra giảm có thời hạn theo quy định tại Nghị định số ........./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ kể từ ngày ......... đến hết ngày ................
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản./.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN |
_______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn/áp dụng chế độ kiểm tra.
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 39/2017/ND-CP |
Hanoi, April 4, 2017 |
PROVIDING THE REGULATORY FRAMEWORK FOR ANIMAL FEEDS AND AQUA FEEDS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Fishery dated November 26, 2003;
Pursuant to the Law on Technical Standards and Regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Quality of Products and Commodities dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Animal Health dated June 19, 2015;
Pursuant to the Ordinance on Animal Breeds dated March 24, 2004;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government hereby adopts the Decree that provides the regulatory framework for animal feeds and aqua feeds.
Article 1. Scope of application
This Decree prescribes statutory requirements for commercial animal feed and aqua feed trading, utilization, experiment, certification, testing and regulatory management.
Article 2. Subjects of application
This Decree shall apply to domestic and foreign organizations or individuals engaged in the animal and aqua feed industry within the territory of Vietnam.
For the purpose of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Animal feed and/or aqua feed refers to a range of products, whether fresh, live, processed or preserved, that are orally fed to food-producing animals (for the purpose of defining ‘aqua feed' individually, a range of products that are added to the culture environment), including animal nutrition and functional feeds in the form of a feed ingredient or individual feed; complete feeds; concentrated feeds, supplementary feeds, feed additives and products that are added to the culture environment (aqua feeds) in order to create natural food, stabilize the culture environment and increase effectiveness in use of animal feed products (hereinafter collectively referred to as animal and aqua feed, or feed product)
a) Commercial animal and aqua feed refers to any animal and aqua feed products manufactured for the purpose of being bartered or traded in the market.
b) Commercial animal and aqua feed produced for internal consumption purposes refers to any animal and aqua feed products mixed or compounded by farming facilities to meet their internal consumption demands which are not bartered or traded in the market.
c) Animal and aqua feed used according to the conventional practices refers to any agricultural, fishery products and those of the processing industry which have been used by farmers for a long time, including whole or unprocessed rice and; rice or cereal bran; corn or maize, sweet potatoes, cassava; distiller’s grains, brewer’s grains; cassava and pineapple waste; molasses; straw, stover, silage, hay or green crops; shrimps, crabs, fish and others.
d) New animal and aqua feed refers to a feed imported into or manufactured in Vietnam for the first time which contains new active ingredients that have not undergone any experiment in Vietnam.
dd) Complete feed refers to a mixture of multiple feed ingredients compounded by a specific formula to create a nutritionally adequate feed capable of maintaining life and promoting production of a food-producing animal over maturity or development stages or production cycles.
e) Concentrated feed refers to a combination or mixture of animal and aqua feed ingredients of which nutritional content is higher than the nutritional need of a food-producing animal and that is intended to be diluted or mixed with other feed materials to produce a complete feed (hereinafter referred to as concentrate)
g) Supplementary feed refers to an individual feed or a mixture of multiple feed ingredients added to the feeding ration or the culture environment (in terms of aqua feeds) to provide balanced required nutrients for the animal.
h) Animal and aqua feed ingredient or individual feed refer to a feed used for providing single or multiple nutrients in the feeding ration for the animal.
i) Animal and aqua feed additive refer to a substance, whether or not it has nutritional value, which is added to an animal and aqua feed during processing or treatment, or added to the environment during culture (in terms of aqua feeds) in order to enhance utilization, maintain or improve a characteristic of the animal and aqua feed.
k) Carrier is an edible material used for mixing with active ingredients in premixes without affecting the animal's health.
l) Antibiotic premix refers to a mixture of no more than 02 types of antibiotics permitted to be used in livestock and poultry feeds as growth promoters with less than 20% of total antibiotic content.
2. Main ingredient used in an animal and aqua feed refers to a determinant of useful effects and attributes of products which is defined by the Ministry of Agriculture and Rural Development to be appropriate for specific products.
3. Animal and aqua feed safety standard refers to standards affecting food safety for animal and aqua feeds which are prescribed by relevant technical regulations and other equivalents released by the Minister of Agriculture and Rural Development.
4. Animal/food-producing animal/domesticated or domestic animal used in a broad sense in this Decree covers livestock, poultry, bees, silkworms and aquatic animals which are raised, farmed or kept in captivity by human beings.
5. Young/immature livestock and poultry include the following species:
a) Pigs: From 01 to 60 days of age or from the neonatal period to the period when the body weight is 25 kgs.
b) Fowls, ducks, geese, quails or rabbits: From 01 to 21 days of age.
c) Bull calves, buffalo calves, goats or sheep: Below 06 months of age.
6. Food safety for animal and aqua feeds refers to conditions and approaches which are necessary to ensure that animal and aqua feeds do not harm health of animals and humans due to their uses of animal products as well as environment.
7. Animal and aqua feed business includes manufacturing, processing, sale, purchase, exportation and importation of animal and aqua feeds.
a) Manufacturing of animal and aqua feeds refers to partial or full implementation of the procedure involving the following activities, such as production, processing, segregation, packaging, storage and transportation of animal and aqua feeds.
b) Processing of animal and aqua feeds refers to partial or full implementation of the processes for production of animal and aqua feeds in order to create products at the request of the order-placing party.
8. Trade name of an animal and aqua feed refer to the commercial name of an animal and aqua feed product that is used for making a distinction between animal and aqua feeds on the market.
Article 4. Contents of the regulatory management of animal and aqua feeds
1. Draw up the plan for development of production and usage of animal and aqua feeds.
2. Issue and take charge of implementation of legislative documents on administration, manufacturing process of, and standards, regulations, incentive mechanisms and policies for, animal and aqua feeds.
3. Manage experiments with and recognize new animal and aqua feeds.
4. Collect and manage information or data on animal and aqua feeds.
5. Conduct researches on and apply scientific and technological advances which are used in the animal and aqua feed industry.
6. Invest in and develop experimentation and testing systems to meet production, trading and regulatory management requirements concerning quality of animal and aqua feed products.
7. Provide training, coaching and certification for personnel tasked with exercising regulatory authority over animal and aqua feeds.
8. Raise public awareness of and disseminate knowledge and experience regarding production, management and use of animal and aqua feeds.
9. Check and inspect compliance with state regulatory requirements concerning animal and aqua feeds.
10. Promote international cooperation in the animal and aqua feed industry.
Article 5. Regulatory policies of animal and aqua feeds
1. Provide incentive policies to encourage all socio-economic sectoral involvements in research, training, agricultural and industrial extension and transfer of scientific and technological advances in the nutrition, animal and aqua feed processing industry.
2. Prioritize investment in and encourage various economic sectors to get involved in investment in development, production, exploitation and effective utilization of animal and aqua feed ingredients or materials and offer other policies which include allocation of more land and extension of concessional credits for cultivation, harvest, storage, production, preparation and processing domestic animal and aqua feed ingredients or materials.
3. Make investment in and encourage private sector's involvement in improvement of the capacity for testing and certification of conformity as the basis for inspection, audit and control of quality of animal and aqua feeds. Intensify the private sector’s involvement in public services for development of the animal and aqua feed industry.
Article 6. Principles of the regulatory management of animal and aqua feeds containing antibiotics
1. Prohibit using antibiotics in aqua feeds.
2. Ensure that antibiotics used in animal feeds for promoting growth of livestock and poultry must be emplaced in the classification list of antibiotics allowed for use in animal feeds.
3. Assure that antibiotics used in animal feeds for the purpose of curing livestock and poultry diseases and preventing immature livestock and poultry diseases must be those approved for sale in Vietnam and must be administered by prescription given by veterinary physicians who are granted practicing certificates in animal disease prevention and treatment in accordance with applicable laws and regulations on animal health.
4. Manufacture and use animal feeds containing antibiotics that are suitable for specific animals, purposes and within their permitted useful life to ensure that residues of antibiotics contained in animal feed products neither exceed the allowed limits nor cause any effect on resistance against antibiotics in the process of treatment of human and animal diseases.
5. Allow a maximum of 02 types of antibiotics used in an animal and aqua feed product.
6. Ensure that facilities manufacturing animal feeds used for livestock and poultry disease prevention and treatment purposes must be staffed by veterinary physicians holding practicing certificates in animal disease prevention and treatment in accordance with applicable laws and regulations on animal health.
7. Clearly specify names, antibiotic contents, user’s manuals and administration duration on packages or attached documents of animal feeds.
ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR TRADE IN ANIMAL AND AQUA FEEDS
Article 7. Eligibility requirements applied to facilities manufacturing and processing animal and aqua feeds
Organizations or individuals engaged in the manufacturing and processing of animal and aqua feeds must meet the following requirements:
1. Animal and aqua feed manufacturing and processing sites must be placed in the vicinity of areas which are not affected by polluting factors such as hazardous wastes, chemicals, livestock and aquatic animal farms.
2. Production sites must be enclosed by walls or fences.
3. Environmental impact assessment report or environmental protection plan must be prepared in accordance with applicable laws and regulations on environment.
4. Requirements concerning a production plant and equipment:
a) A production site is designed and furnished with equipment items according to the single-direction rules in which raw material areas and product areas are kept separate in order to prevent cross-contamination.
b) The technological production line is appropriate for manufacturing of particular types of animal and aqua feed products; feed materials, ingredients and finished feed products are palletized (except when warehouse and entire plant grounds are well-ventilated and moisture-resistant).
c) Its warehouse or storage facility must be designed to store animal and aqua feed ingredients that require a particular storage mechanism in uniformity with specific feed manufacturer’s instructions.
d) With respect to a facility manufacturing and processing animal feeds containing antibiotics, it must set up a separate area for mixing, preparation and formulation of these products in order to ensure cross-contamination that may occur is contained so that it cannot affect the ambient environment.
dd) Measurement devices or instruments must be in place in order to control quality of animal and aqua feed products and ensure accuracy in accordance with applicable laws and regulations on measurement.
e) Technical solutions to controlling foreign matters (e.g. sand, dust or metals) that may affect quality of feed ingredients must be offered by using equipment and devices (fans, sieves, magnets, etc.).
g) Solutions to preventing and controlling fire, avoiding rodent, bird and other harmful animal infestation must be available.
h) Relevant dust collection equipment and waste treatment systems must be in place to avoid contaminating feed products and assure that environmental standards conform to relevant regulations.
5. Technicians working for these facilities must obtain at least university degrees in one of the following majors, including animal science, animal science - animal health, animal health, food technology or biotechnology (in terms of animal feeds) or in the aquaculture science, biology or food technology (in terms of aqua feeds).
6. They must have or rent testing laboratories used for analyzing quality of animal and aqua feeds in the course of production and processing.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue specific technical regulations on technical requirements concerning those referred to in this Article.
Article 8. Eligibility requirements applied to facilities trading animal and aqua feeds
Organizations or individuals trading animal and aqua feeds must meet the following requirements:
1. Animal and aqua feeds displayed for sale at stores or kept in warehouses must be separate from pesticides, fertilizers and other hazardous chemicals.
2. These facilities must have equipment and instruments to preserve animal and aqua feeds under the instructions of manufacturers or distributors.
3. They must propose solutions to avoiding rodent, bird and other harmful animal infestation.
Article 9. Eligibility requirements applied to facilities importing animal and aqua feeds
Organizations or individuals importing animal and aqua feeds must have or rent storage facilities for preservation of animal and aqua feed products which conform to storage requirements in order to ensure that these products meet requirements concerning quality standards, environmental protection and conform to recommendations given by manufacturers.
EXPERIMENTS WITH NEW ANIMAL AND AQUA FEEDS
Article 10. Eligibility requirements and contents of experiments with animal and aqua feeds
1. Contents of experiments with new animal and aqua feeds
a) Animal and aqua feeds that require experiments shall be new animal and aqua feeds.
b) An animal and aqua feed shall not require experiments if it is the result of a research project or scheme recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development as a technological advance or if it passes experiments and is approved for sale in countries with which Vietnam has made mutual recognition agreements on the procedures for experiment with and recognition of new animal and aqua feeds.
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be assigned to provide instructions for experiments with new animal and aqua feeds and mutual recognition for the procedures for experiments with and recognition of animal and aqua feeds that has been agreed on with countries with which Vietnam is trading animal and aqua feeds.
2. Eligibility requirements for facilities experimenting with animal and aqua feeds
Facilities experimenting with animal and aqua feeds must fully meet the following requirements:
a) Have or rent locations, infrastructure or dedicated equipment necessary to meet requirements concerning experiments with specific feeds on animals, including enclosures, cages, ponds, pens, rafts and pools appropriate for experimental purposes.
Facilities experimenting with aqua feeds must have enough water sources meeting the quality requirements; have a separate water supply and drainage system and a wastewater pond to facilitate inspection of environmental indicators and aquatic disease indicators.
b) Technicians working for these facilities must obtain at least university degrees in one of the following majors, including animal science, animal science - animal health or biotechnology (in terms of animal feeds) or in the aquaculture science or biology (in terms of aqua feeds).
Article 11. Processes and procedures for application for experiment with and recognition of animal and aqua feeds
1. Organizations or individuals applying for experiment with new animal and aqua feeds must prepare a set of documents for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. That set of documents submitted to apply for experiments with new animal and aqua feeds shall include:
a) Application form for experiment with animal and aqua feed by using the Form No. 01 given in the Appendix hereto attached.
b) Outline of the experiment.
c) Demonstration of eligibility requirements for facilities experimenting with animal and aqua feeds referred to in Clause 2 Article 10 hereof.
3. Within the duration of no more than 05 business days of receipt of the application documents, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for checking submitted documents and notifying organizations or individuals in writing of documents which are not acceptable and need to be improved or supplemented.
Within the maximum duration of 30 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for establishing a council or reviewing and approving contents of the outline of experiment (according to the Form No. 02 given in the Appendix hereto attached). In case of refusing to grant a decision on approval of the outline of experiment, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons.
4. Upon completion of an experiment, organizations or individuals whose animal and aqua feeds have undergone such experiment shall be responsible for preparing an assessment report on such experiment for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Within the maximum duration of 15 business days of receipt of the assessment report on experiment, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a scientific council to evaluate the experimental result and issue a decision to recognize new animal and aqua feeds (according to the Form No. 03 given in the Appendix hereto attached). In case of refusing to grant a decision on approval of a new animal and aqua feed, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons.
5. Inspection of experimental activities
a) Inspection method and degree: The Ministry of Agriculture and Rural Development must establish a working group composed of relevant regulators and scientists to carry out field inspection at least once during the procedures for experiment with a new animal and aqua feed.
b) Inspection contents: Eligibility requirements for experimenting facilities; contents of experiment specified in the approved outline of experiment.
ANIMAL AND AQUA FEEDS APPROVED FOR SALE IN VIETNAM
Article 12. Animal and aqua feeds approved for sale in Vietnam
1. Animal and aqua feeds approved for sale in Vietnam shall be those certified by the Ministry of Agriculture and Rural Development conformable to the applicable standards and relevant technical regulations (if any) and published on the website of the Ministry.
The duration of approval for sale of animal and aqua feeds in Vietnam is 05 years from the date of certification. Within a period of 06 months before the expiry date of approval for sale, where necessary, organizations or individuals may re-submit their application for approval for sale to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Animal and aqua feeds approved for sale in Vietnam shall be obliged to meet the following requirements:
a) Release applicable standards in accordance with laws and regulations on construction, apply relevant standards and have appropriate quality relative to standards which have been announced for application. Make a declaration of conformity as prescribed by relevant national technical regulations (if any).
b) Each animal and aqua feed product for which only one quality standard is announced for application shall bear only 01 corresponding trade name.
c) New animal and aqua feed: Upon receipt of the decision to recognize a new animal and aqua feed granted by the Ministry of Agriculture and Rural Development, if an organization or individual needs to have its new animal and aqua feed approved for sale in Vietnam, such organization or individual must comply with regulations set forth in Point a Clause 2 of this Article and shall be allowed to use experimental results included in the documentation submitted to apply for recognition of that new animal and aqua feed for declaration of applied standards or declaration of conformity.
3. Animal and aqua feeds manufactured for internal consumption or for consumption according to the conventional practices shall not require application for approval for sale in Vietnam but must meet regulations set out in relative technical regulations.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall make a public statement about animal and aqua feeds used according to conventional practices which are approved for sale in Vietnam, including provisions on minimum quality levels and provisions set forth in relevant national technical regulations (if any) in order to be applied to the production process.
4. Documentation submitted to apply for approval for sale of animal and aqua feeds in Vietnam shall comprise:
a) With respect to domestically-manufactured animal and aqua feeds
Application form for approval for sale of animal and aqua feeds in Vietnam (according to the Form No. 04 given in the Appendix hereto attached);
Duplicate copy of the acknowledgement of receipt of declaration of conformity with eligibility requirements for facilities manufacturing and processing animal and aqua feeds;
Original or certified duplicate copy of the contract for processing of animal and aqua feeds (if organizations or individuals apply for registration of animal and aqua feeds processed at the facilities that have declared conformity with stipulated requirements for production and processing of animal and aqua feeds);
Original or duplicate copy of the following documents: applied standards, acknowledgement of receipt of declaration of conformity, decision on recognition of animal and aqua feeds (where available);
Original or duplicate copy of the test report showing product quality and safety indicators specified in relevant applied standards and national technical regulations, which is issued by test laboratories designated or recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development. In case where product quality or safety indicators are not tested by designated or recognized laboratories, the Minister of Agriculture and Rural Development shall temporarily appoint an appropriate testing facility;
Product label samples (with certifying stamps of product manufacturers).
b) With respect to imported animal and aqua feeds:
Application form for approval for importation of animal and aqua feeds into Vietnam (according to the Form No. 05 given in the Appendix hereto attached);
Certificate of free sale or other equivalent proving imported animal and aqua feeds, which is issued by competent authorities of the countries of origin in accordance with applicable laws and regulations;
Duplicate copy of one of the following documents such as ISO, GMP and HACCP or equivalents held by manufacturing facilities;
Product specification datasheet issued by manufacturers, including names of feed ingredients, quality, safety indicators, effects and user’s instructions;
Copy of written standards applied to organizations or individuals applying for approval for sale of animal and aqua feeds in Vietnam; secondary labels written in the Vietnamese language as required by laws or regulations;
Test reports showing product quality and safety indicators, which are issued by test laboratories designated by competent authorities of the origin countries or recognized by international or regional accreditation organizations, or designated or recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Product label samples (with certifying stamps of manufacturers or importers);
Submitted application documentation must be original or duplicate and enclose Vietnamese translations certified by importing organizations or individuals. If the original copy is not written in English, the Vietnamese translation with attestation affixed is required.
For new animal and aqua feeds that require experiments, the provisions laid down in Article 11 hereof shall apply.
5. Documentation submitted to apply for re-registration of free sale of animal and aqua feeds in Vietnam shall include:
a) Re-registration form for approval for free sale of animal and aqua feeds in Vietnam (according to the Form No. 06 given in the Appendix hereto attached);
b) Copy of applied standards, acknowledgement of receipt of declaration of conformity (where available), all of which must be either original or photocopy with certification granted by the manufacturer.
c) Product label samples (with certifying stamps of manufacturers, suppliers or importers).
6. Processing an application for free sale of animal and aqua feeds in Vietnam (including re-registration of free sale thereof in Vietnam) shall be carried out according to the following steps:
a) Organizations or individuals applying for free sale of animal and aqua feeds in Vietnam must prepare a set of documents for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Within the duration of no more than 05 business days of receipt of the application documents, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for checking submitted documents and notifying organizations or individuals in writing of documents which are not acceptable and need to be improved or supplemented.
c) Within the maximum duration of 20 (in terms of initial registration) or 10 (in terms of re-registration) business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for verifying such documentation and issuing the written confirmation of permission for free sale of animal and aqua feed in Vietnam (according to the Form No. 07 given in the Appendix hereto attached) and publishing such permission on the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development. In case of refusing to issue such written confirmation, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons.
7. Change of information about animal and aqua feeds approved for free sale in Vietnam:
Organizations or individuals may change information about animal and aqua feeds approved for free sale in Vietnam only if there is any change made to quality thereof, including:
a) Information about animal and aqua feed products approved for sale in Vietnam that may be changed by organizations or individuals by themselves shall include address, telephone number, fax number of organizations or individuals applying for registration of sale thereof; name of the importer; color, size and classification of these products; packaging.
Upon making these changes, organizations or individuals must send or email (where available) the Ministry of Agriculture and Rural Development a written notification so that the Ministry update and publish these changes on its website.
b) Changes to information about animal and aqua feed products approved for sale in Vietnam that may be allowed by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall include changes to the manufacturer’s name and address; name and number of the applied standard, product code (trade name).
Organizations or individuals applying for confirmation of changes to information about animal and aqua feeds must prepare a set of documents for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the followings:
a) Application form for confirmation of changes to information about animal and aqua feeds (according to the Form No. 08 given in the Appendix hereto attached).
Photocopy of the applied standard and acknowledgement of receipt of declaration of conformity (if any); product label samples certified by manufacturers or importers.
Original or authenticated duplicate copy of the written confirmation of changed contents of manufacturers (in terms of imported animal and aqua feeds).
Authenticated copy of enterprise registration certificate or written confirmation by competent authorities (in case of changes to name of the manufacturing facility, trade name of imported animal feed).
Within the duration of no more than 05 business days of receipt of the documentation submitted to apply for confirmation of changes to information about animal and aqua feeds, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for checking submitted documents and notifying organizations or individuals in writing of documents which are not acceptable and need to be improved or supplemented.
Within the maximum duration of 15 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for issuing the written confirmation of changes to information about animal and aqua feeds approved for sale in Vietnam (according to the Form No. 09 given in the Appendix hereto attached) and publishing such changes on the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development. In case of refusing to issue such written confirmation, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons.
c) Changes to information about animal and aqua feeds used according to conventional practices shall be made by the Ministry of Agriculture and Rural Development based on national standards and national technical regulations and market requirements.
8. Animal and aqua feeds commonly used for rearing fish, livestock or poultry:
a) Organizations or individuals applying for free sale of animal and aqua feeds in Vietnam or changes to information concerning animal and aqua feeds must submit their application package to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b) Processes, procedures for and contents of application for free sale of animal and aqua feeds commonly used in the aquaculture, livestock and poultry farming industry in Vietnam shall apply the same regulations as applied to other animal and aqua feeds set out in this Decree.
9. Sale of commercial animal and aqua feed products shall be suspended in the following circumstances:
a) These products contain substances prohibited for use in the animal farming and aquaculture.
b) After 03 times of inspection of a quality indicator or after 02 times of inspection of a safety indicator, these products have displayed successive violations.
c) The entity granting registration for free sale of animal and aqua feeds issues any notice of suspension of free sale of
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall make a written notification of, or publicly post on its website, suspended animal and aqua feed products.
If a facility wishes to apply for re-registration for sale of animal and aqua feed products subject to sale suspension as referred to in Point a, b Clause 9 of this Article, it must go through the procedures the same as applied to initial registration.
If a facility wishes to apply for re-registration for sale of animal and aqua feed products subject to sale suspension even though its approval for sale has not expired yet, as referred to in Point c Clause 9 of this Article, it must send a written notification to the Ministry of Agriculture and Rural Development to request the Ministry to make another public notice and re-posting of its approval for sale on its website.
Article 13. Import of animal and aqua feeds which have not yet been approved for free sale in Vietnam
1. In order to import animal and aqua feed products to be used in exhibitions, trade fairs, researches or as samples at testing laboratories,
a) Organizations or individuals that wish to import animal and aqua feeds to be used in exhibitions, trade fairs, researches or as samples at testing laboratories must prepare a set of documents for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b) Documentation required to apply for import of animal and aqua feeds for use in exhibitions or trade fairs shall include:
Application form for import of animal and aqua feeds for use in exhibitions or trade fairs (according to the Form No. 10 given in the Appendix hereto attached);
Written confirmation evidencing organization of or participation in an exhibition or trade fair in Vietnam.
c) Documentation required to apply for import of animal and aqua feeds to be used as samples in testing laboratories shall include:
Application form for import of animal and aqua feeds for use as samples in testing laboratories (according to the Form No. 11 given in the Appendix hereto attached);
The written agreement on use of the analysis service between a testing laboratory or a domestic enterprise on the one side, and a testing laboratory or enterprise or entity vested with regulatory authority over animal and aqua feeds of a country of origin on the other side, under which both parties agree that imported animal and aqua feeds are used for non-commercial purposes.
d) Documentation required to apply for import of animal and aqua feeds for research purposes:
Application form for import of animal and aqua feeds for research purposes (according to the Form No. 11 given in the Appendix hereto attached);
Attached research outline.
dd) Within the maximum duration of 15 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide whether import of these feed products is approved (according to the Form No. 12 given in the Appendix hereto attached). In case of refusing to approve such import, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons for such refusal.
2. In order to import animal and aqua feeds used for manufacturing and processing of exported products:
Organizations or individuals importing animal and aqua feed products to be used for manufacturing and processing of feed products for export purposes under current contracts with foreign partners must prepare a set of documents for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the followings:
Application form for import of animal and aqua feeds to be used for manufacturing and processing of exported feed products (according to the Form No. 13 given in the Appendix hereto attached);
Contract for manufacturing and processing of animal and aqua feeds for export purposes as conformable to Vietnam’s laws and regulations on import of goods to be used for manufacturing and processing of exported feed products;
Within the maximum duration of 15 business days of receipt of the documentation submitted to apply for import of animal and aqua feed products to be used for manufacturing and processing of feed products for export purposes under current contracts with foreign partners, the Ministry of Agriculture and Rural Development must send a written response which states whether or not such import is allowed. In case of refusal, clear reasons must be stated.
Article 14. Export of animal and aqua feeds
1. Animal and aqua feeds used for both export and domestic consumption purposes must meet quality requirements as applied to other feed products approved for free sale in Vietnam and requirements set out by importing countries or importers.
2. Animal and aqua feeds solely used for export purposes must meet quality requirements set out by importing countries, except for animal and aqua feed production and business activities which are prohibited in Vietnam.
INSPECTION OF QUALITY OF ANIMAL AND AQUA FEEDS
Article 15. Inspection of domestic animal and aqua feeds
1. Subject matters of inspection
a) Commercial animal and aqua feeds:
Compliance with regulations on eligibility requirements applied to facilities manufacturing, processing and trading animal and aqua feeds;
Declaration of the applied standards and declaration of conformity (where appropriate);
Implementation of methods for managing quality of animal and aqua feeds;
Compliance with regulations on product and commodity labeling;
Sampling of animal and aqua feeds for examination of conformity with the relevant applied standard and technical regulations. Particular attention shall be paid to evaluation of safety indicators and other major quality indicators of feed products.
b) Self-formulated animal and aqua feeds, and animal and aqua feeds used according to conventional practices:
Check and inspect product safety indicators in accordance with applicable laws and regulations on food safety.
2. Inspecting entity: the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Department of Agriculture and Rural Development of a centrally-affiliated city or province.
3. Inspection mechanism: State authorities shall send a prior written notice of their regular inspection which is limited to once a year at the maximum, except for unscheduled inspection carried out in case of any violation which has been detected. Unscheduled inspection of quality of animal and aqua feeds at the workplace of a facility manufacturing and processing feed products, facility using feed products shall be carried out when the head of a competent authority makes his/her decision on such inspection, and in such case, be carried out without any prior notice.
Article 16. Inspection of exported or imported animal and aqua feeds
Registration for inspection or confirmation of quality of animal and aqua feeds which are imported, recalled or returned shall be compulsory. With respect to exported animal and aqua feeds, inspection thereof shall be carried out as requested by the importing countries.
1. Subject matters of inspection
a) With respect to imported animal and aqua feeds
Inspect import dossiers as prescribed by Clause 1 Article 19 hereof;
Carry out physical inspection of quantity, weight, packaging, labeling, expiry date, origin and other organoleptic indicators of a feed product;
Conduct a sampling of a feed product for evaluation of conformity in terms of quality and food safety aspects.
b) With respect to recalled or returned animal and aqua feeds
Determine causes for such recall or return;
Check packaging, labeling, expiry date and organoleptic issues;
Get a sample of a recalled or returned feed product for product quality inspection.
c) With respect to exported animal and aqua feeds
Review the dossier of declaration of quality and declaration of conformity (where appropriate);
Check packaging, labeling, expiry date and organoleptic issues;
Make a quality analysis at the request of the importing enterprise or country and other request (if any).
2. Inspecting entity
The inspecting entity is a competent state authority or an organization appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development as an entity vested with authority to grant certification of conformity with quality standards for animal and aqua feeds used for export and import purposes (hereinafter referred to as appointed organization) in order to perform certain inspection activities in the entire inspection process which are specified by the appointment decision. Appointment requirements, processes and procedures shall conform to provisions laid down in Article 17 hereof.
Bases for assessment of competence of appointed organizations shall be subject to regulations on organizations granting certificates of conformity which are issued or recognized to be in effect by competent authorities. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall release the procedures for assessment, publicly provide written guidance on assessment procedures and publish them on its website.
3. Inspection mechanism shall be subject to provisions laid down in Article 20 hereof.
Article 17. Appointment requirements, processes and procedures
1. Appointed organization must meet the following requirements:
a) Be appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development to be an organization granting certificate of conformity in the animal and aqua feed industry.
b) Have procedures for inspection and confirmation of conformity in terms of quality of imported and exported animal and aqua feeds relative to specific feed products which are assessed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Appointment processes and procedures
The organization granting certification of conformity in the animal and aqua feed industry that has the demand for participation in inspection and accreditation of quality of imported and exported animal and aqua feeds shall submit a set of documents to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the followings:
a) Application form for participation in inspection and accreditation of quality of animal and aqua feeds (according to the Form No. 14 given in the Appendix hereto attached).
b) Certified duplicate copy of the appointment decision wherein the organization is appointed to become the organization granting certification of conformity in the animal and aqua feed industry.
c) Procedures for inspection and accreditation of quality of imported and exported animal and aqua feeds relative to specific feed products which are released by the organization applying for permission to participate in inspection and accreditation of imported and exported animal and aqua feeds.
Within the maximum duration of 15 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assess the submitted documentation and carry out field audit of actual competence at the inspected entity ‘s workplace (where necessary) and issue the appointment decision (according to the Form No. 15 given in the Appendix hereto attached). In case of refusing appointment, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons for such refusal.
3. Effect of the appointment decision
a) The term of the appointment decision is 03 years.
b) Within the duration of 03 months before the expiry date of this decision, when necessary, the appointed organization shall submit application for re-appointment to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the followings:
Application form for participation in inspection and accreditation of quality of animal and aqua feeds (according to the Form No. 14 given in the Appendix hereto attached);
The appointed organization’s report on the result of inspection and accreditation of quality of imported and exported animal and aqua feeds made in the previous time (according to the Form No. 16 given in the Appendix hereto attached).
Within the maximum duration of 07 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assess the submitted documentation and carry out field audit of its actual competence at the inspected entity ‘s workplace (where necessary) and issue another appointment decision (according to the Form No. 15 given in the Appendix hereto attached). In case of refusing re-appointment, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons for such refusal.
Article 18. Sampling of and experiment with animal and aqua feeds
1. Getting a sample of an animal and aqua feed product shall be subject to provisions laid down in national standards (Vietnamese abbreviation: TCVN) or those adopted by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Persons who get a sample of an animal and aqua feed must be trained by and obtain certificates in sampling of animal and aqua feed products from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Testing of quality of animal and aqua feeds used as the basis for regulatory management of these feed products shall be recognized only if such testing is carried out by employing testing methods at testing laboratories appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Where testing methods have not yet been designated or approved, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall make a decision on the applied testing method.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish the procedures for appointment of a testing laboratory engaged in the animal and aqua feed industry; publicly provide written guidance on and update its website with a post regarding such procedures.
3. Testing bases shall be indicators showing quality and safety of animal and aqua feeds as referred to in relevant technical regulations issued by the Government and included as part of the applied product standards published by manufacturers or distributors, or specific written requirements set out by competent authorities.
Article 19. Processes and procedures for inspection and certification of quality of exported or imported animal and aqua feeds
1. Application for inspection and certification of quality of exported or imported animal and aqua feeds shall include:
a) Application form for inspection and certification of quality of animal and aqua feeds by adopting the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached.
b) Certified photocopy of the following documents, held by the importing organization or individual: Sale and purchase agreement, packing list, invoice, certificate of analysis and manufacturer’s product label; copy of the applied standard of the importing entity.
c) Review report on import and consumption of lots of animal feeds containing antibiotics imported earlier and plan for consumption of animal feeds containing antibiotics that await import customs clearance according to the Form No. 18 given in the Appendix hereto attached.
2. Application for inspection and certification of quality of exported animal and aqua feeds shall include:
a) Application form for inspection and certification of quality of exported animal and aqua feeds (03 copies) by adopting the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached; request for quality indicators subject to inspection and accreditation.
b) Authenticated duplicate of sale and purchase agreement and quality declaration documentation.
3. Application for inspection and certification of quality of recalled or returned animal and aqua feeds shall include:
a) Application form for inspection and certification of quality (03 copies) by adopting the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached.
b) Certified duplicate copy of sale and purchase agreement, certificate of quality of lots of animal and aqua feeds prior to export (where available), product recall letter or return notice wherein reasons for such recall or return should be clearly stated.
4. Processes for application for inspection and certification of quality of exported and imported animal and aqua feeds shall include:
a) Enterprise makes a set of documents submitted to apply for inspection and send it to the inspecting entity.
b) Upon receipt of application for inspection, within the maximum duration of 03 business days, the inspecting entity reviews and provides guidance on supplementation of documents or correction of those in breach of applicable laws and regulations;
Upon receipt of all required documents, within the duration of 03 business days, the inspecting entity will write its confirmation into the application form which specifies inspection contents, inspection time, date and venue.
Article 20. Policies on inspection of quality of imported animal and aqua feeds
1. The followings shall be exempted from inspection of quality of imported animal and aqua feeds:
a) Temporarily imported and re-exported animal and aqua feeds.
b) Animal and aqua feeds in transit or merchanting trade.
c) Animal and aqua feeds stored in the bonded warehouse.
d) Animal and aqua feeds used as sample products at exhibition or trade fair events.
dd) Animal and aqua feeds used as samples at testing laboratories.
e) Animal and aqua feeds used as samples for experiment and testing.
2. Policy on fixed-term exemption from quality inspection (not applied to animal and aqua feeds containing antibiotics)
a) For the purpose of this policy, it is required that inspection of related documents is performed, and organoleptic inspection and getting a sample for assessment of conformity are not performed within the permitted duration of 06 months.
b) This inspection system shall be applied to shipments of imported feed products meeting the following requirements: these products must be imported animal and aqua feeds of the same kind that are produced by the same manufacturer or imported by the same importer and of which certificates of quality are presented (according to the Form No. 19 given in the Appendix hereto attached) upon entry of 05 consecutive shipments thereof which are subject to the normal inspection or of 03 consecutive shipments thereof which are subject to the reduced inspection carried out within the definite term of fewer than 12 months before.
c) During the period of fixed-term exemption from quality inspection, the state inspecting entity or appointed organization tasked with monitoring goods under the policy for fixed-term quality inspection exemption may carry out random inspection of imported goods by employing the normal or ad-hoc inspection when there is any sign of violation against stipulated product quality standards. If there is sufficient grounds that these products fail to meet stipulated quality standards, actions must be taken in the same manner as applied to shipments of products in breach of quality standards and regulatory authorities having appropriate jurisdiction shall be advised to promptly cancel fixed-term exemption from quality inspection at the time when such violation has been detected, and switch to the tightened inspection system.
d) Importing organizations or individuals whose animal and aqua feeds conform to requirements above shall send their application package to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the following documents:
Application form for fixed-term exemption from inspection of quality of animal and aqua feeds (according to the Form No. 20 given in the Appendix hereto attached);
Certificate of quality of 05 consecutive shipments meeting requirements of the normal inspection system or certificate of quality of 03 consecutive shipments meeting requirements of the fixed-term reduced inspection system (a photocopy certified by the importing entity).
Within the stipulated duration of 10 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send importing organizations or individuals written notification of fixed-term exemption for quality inspection (according to the Form No.21 given in the Appendix hereto attached) and make a post on the Ministry’s website; in case of refusing to give permission to apply the fixed-term exemption from quality inspection, the Ministry of Agriculture and Rural Development must send a written response in which reasons for such refusal should be clearly stated.
Importing organizations or individuals shall be responsible for sending authenticated copies of documents about permission to apply the policy on fixed-term exemption from quality inspection to appointed organizations to write confirmation of such exemption in registration forms submitted to apply for inspection and accreditation of quality of specific imported shipments (according to the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached) as the basis for customs clearance.
3. Fixed-term reduced inspection (not applied to animal and aqua feeds containing antibiotics)
a) Inspection manner: Documentation and organoleptic inspection shall serve the purpose of assessing conformity of a product in terms of information included in the documentation with information on the label or attached technical documentation; checking integrity, type and color of the product. The reduced inspection system shall last for a period of 12 months. This inspection system requires sampling of a feed product only if it is discovered that such product is not consistent with submitted documentation, displays any sign of threat to, and failure to meet, quality standards such as fusty, musty, intact package, and modified appearance and color which could cause adverse effects on quality and safety of the product, or requires the random sampling according to requirements of the process for monitoring and controlling product quality. If there is sufficient grounds that the product fails to meet stipulated quality standards, actions must be taken in the same manner as applied to shipments of products in breach of stipulated quality standards and regulatory authorities having appropriate jurisdiction shall be advised to immediately end the fixed-term reduced inspection at the time when such violation is found and switch to the tightened inspection.
b) This inspection system shall apply to shipments of imported feed products that meet one of the following requirements:
the product subject to this inspection system must be imported animal and aqua feeds of the same kind that are produced by the same manufacturer or imported by the same importer and of which certificates of quality are presented (according to the Form No. 19 given in the Appendix hereto attached) upon entry of 03 consecutive shipments thereof which are subject to the normal inspection within the definite term of fewer than 12 months before;
This product has been accredited as meeting stipulated quality and safety requirements by an organization having appropriate competency of the country with which Vietnam has entered into a mutual recognition arrangement during the process of inspection of animal and aqua feed quality; or by a testing laboratory assessed and recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
c) Importing organizations or individuals whose animal and aqua feeds conform to requirements of the fixed-term reduced inspection shall send their application package to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the following documents:
Application form for application of the fixed-term reduced inspection system (according to the Form No. 20 given in the Appendix hereto attached);
Certificate of quality stating that 03 consecutive shipments have met stipulated quality standards according to the normal inspection system (a photocopy certified by an importing organization or individual) or certificate of fulfillment of quality and safety requirements by an organization having appropriate competency of the country with which Vietnam has entered into a mutual recognition arrangement during the process of inspection of animal and aqua feed quality, or by a testing laboratory recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development (an original or certified duplicate copy);
Within the stipulated duration of 10 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send importing organizations or individuals written notifications of whether they are permitted to apply the fixed-term reduced inspection (according to the Form No.21 given in the Appendix hereto attached) and make a post on the Ministry’s website; in case of refusing to give permission to apply the fixed-term reduced inspection, the Ministry of Agriculture and Rural Development must send a written response in which reasons for such refusal should be clearly stated.
Importing organizations or individuals shall be responsible for sending authenticated copies of documents about permission to apply the fixed-term reduced inspection to appointed organizations that carry out inspections under the provisions of Point a Clause 4 of this Article.
4. Normal inspection
a) Inspection manner: Documentation, organoleptic inspection and collection of representative samples for analysis of at least 01 safety indicator and 01 quality indicator included in the applied standards or relevant national technical regulations, which ensure that level of safety and quality of the inspected product is duly measured. With respect to animal feeds containing antibiotics, it is compulsory for all types of antibiotics contained in these feed products to be inspected.
The inspecting entity or appointed organization shall determine specific indicators and bear responsibility for inspection results and evaluation of quality and safety of animal and aqua feeds.
b) This inspection system shall be applied to shipments of imported feed products which are not covered by provisions set forth in Clauses 1, 2, 3 and 5 of this Article.
5. Tightened inspection
a) Inspection manner: Documentation, organoleptic inspection and sampling of all production batches for analysis of at least 50% of safety indicators prescribed in the relevant national technical regulations and at least 50% of quality indicators prescribed in the applied standards, and other indicators (if any) as requested in writing by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The tightened system shall be applied to 03 consecutive shipments on arrival.
b) This inspection system shall be applied to imported shipments if:
Previously imported products fail to meet quality and safety requirements as prescribed;
Imported goods are included in the list of animal and aqua feeds exposed to high food safety risks which is issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development or originate from areas posing high risks of human, animal and environmental safety which are warned of by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
The Ministry of Agriculture and Rural Development has issued a written request for application of the tightened inspection system when it is determined that quality of products sold in the market does not meet required quality standards or issued a written document that gives a warning of factors threatening human, animal and environmental safety of domestic or foreign organizations or individuals concerned.
Article 21. Recall and treatment of animal and aqua feeds in violation of stipulated quality standards
1. Upon receipt of the decision from a competent authority on mandatory recall of animal and aqua feed products, traders whose animal and aqua feeds need to be recalled shall promptly notify their customers to halt trading and use of these feed products and take actions to recall all of these products for their treatment sites at the request of the regulators. Defaulting traders must explain reasons for failure to recall the remaining quantity of animal and aqua feed products to which the regulator’s consent must be obtained, and assume responsibility for providing any necessary remedy.
2. Competent authorities must set up a Council tasked with overseeing the process of recalling and treating animal and aqua feeds in breach of stated quality standards to ensure compliance with applicable laws and regulations on product and commodity quality and environment; make an immediate post on the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development that is charged with imposing penalties for offences arising from animal and aqua feeds in breach of stipulated quality standards that are subject to compulsory recalls.
Article 22. Sources of finances for regulatory management of animal and aqua feeds
1. Fund for regulatory management of animal and aqua feeds shall be derived from the state budget’s annual current allocations or appropriations to entities or authorities exercising regulatory authority over animal and aqua feeds under applicable laws and regulations on delegation of authority over the state budget.
2. Fund for regulatory management of animal and aqua feeds shall be mobilised from participation or contribution by domestic or overseas entities or individuals and other legitimate receipts.
Drawing up the budget plan, managing and utilizing the fund for regulatory management of animal and aqua feeds shall be subject to regulations enshrined in the Law on State Budget.
RESPONSIBILITIES OF ENTITIES, ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS ENGAGED IN THE ANIMAL AND AQUA FEED INDUSTRY
Article 23. Responsibilities for regulatory management of animal and aqua feeds
1. The Government shall exercise the central regulatory authority over animal and aqua feeds.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the following responsibilities:
a) Take charge of and cooperate with relevant ministries or sectoral departments in establishment of strategic plans, aims and objectives, policies for development and utilization of animal and aqua feeds across the nation.
b) Draft, issue, or submit to competent authorities to request them to issue or implement, legislative documents on animal and aqua feeds.
c) Prepare national standards and national technical regulations on animal and aqua feeds.
d) Set a limit on the minimum number of indicators that must be included in the applied standards.
dd) Manage experiments with and recognize new animal and aqua feeds.
e) Collect and manage information or data on animal and aqua feeds.
g) Issue the negative list of substances prohibited for use in animal and aqua feeds and publicize animal and aqua feed products approved for free sale in Vietnam.
h) Issue the positive list of antibiotics allowed for use in animal feeds for promotion of growth of livestock and poultry. Provide instructions for production and utilization of animal feeds containing antibiotics for the purpose of livestock and poultry disease prevention and treatment.
i) Provide guidance on, direct and carry out inspection, audit of compliance with, and imposition of sanctions for any violations against, regulations on production, trading and usage of animal and aqua feeds.
k) Raise public awareness of and disseminate legislative documents on animal and aqua feeds.
l) Promote international cooperation in the animal and aqua feed industry.
m) Carry out regulatory management of quality of animal and aqua feeds as prescribed.
n) Conduct researches on and apply scientific and technological advances which are used in the animal and aqua feed industry.
o) Provide training, coaching and certification for personnel working in the animal and aqua feed industry.
3. Ministries and Ministry-level bodies shall, within their duties and jurisdiction, take responsibility for collaborating with the Ministry of Agriculture and Rural Development in exercising regulatory authority over animal and aqua feeds.
4. People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall assume the following responsibilities:
a) Draw up the plan for development and use of animal and aqua feeds within their jurisdictions.
b) Direct guidance on effective and environment-friendly utilization of animal and aqua feeds.
c) Adopt incentive policies for and command competent authorities within their jurisdictions to provide facilitation for enterprises located within their jurisdictions to improve animal and aqua feed quality and safety.
d) Raise public awareness of, disseminate, and provide organizations or individuals manufacturing, trading and using animal and aqua feeds with instructions on laws and regulations and information on quality of animal and aqua feeds.
dd) Plan and carry out inspection, audit of compliance with, and imposition of sanctions for any violations against, regulations in the animal and aqua feed industry within their jurisdictions.
Article 24. Responsibilities of entities or individuals engaged in production of animal and aqua feeds
1. Declare conformity with eligibility requirements for facilities manufacturing and processing animal and aqua feeds, and deposit 01 set of documents at their offices.
2. Declare the applied standards and make declaration of conformity (if any) with quality standards of animal and aqua feeds as prescribed and deposit 01 set of documents at their offices.
3. Adopt the due process for manufacturing and control of quality of products. Write and keep a logbook of the production process for at least 02 years after the product’s expiry date.
4. Carry out testing and file results of testing of raw materials and finished feed products as a manner to satisfy requirements for in-process quality control and needs for access to these results for imposition of sanctions for any future violation. Store the test results for the duration of 02 years and deposit and preserve test samples for a period of 30 days after the expiry date.
5. Display quality information on the product label or package or attached documents in which main ingredients or antibiotics (if any) must be specified in accordance with regulations adopted by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
6. Comply with requests for audit or inspection of conformity and quality requirements for animal and aqua feeds in accordance with applicable laws and regulations.
7. Commence their production only after having made declaration of conformity with eligibility requirements for facilities manufacturing and processing animal and aqua feeds.
8. Produce animal and aqua feeds for Vietnamese markets only in accordance with Chapter IV hereof.
9. Take legal responsibility for quality of animal and aqua feeds manufactured under their management; treat, recall or eliminate animal and aqua feed products that fail to meet stipulated quality and safety standards, and pay any required compensation to livestock farmers.
10. On a periodical basis on the 25th day of every month, prepare a review report on manufacturing of animal and aqua feeds for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development and an ad-hoc report upon the request of competent authorities having regulatory authority over activities relating to animal and aqua feeds.
Article 25. Responsibilities of entities or individuals engaged in purchase, sale and import of animal and aqua feeds
1. Purchase, sell and import animal and aqua feeds for Vietnamese markets only in accordance with Chapter IV hereof.
2. Check product origin, expiry date and intactness of animal and aqua feed products; pay attention to marks showing conformity with standards or regulations (if any).
3. Apply methods for preserving quality of animal and aqua feeds under manufacturer’s recommendations in order to maintain acceptable quality of animal and aqua feed products.
4. Comply with requests for audit of prices of animal and aqua feeds in accordance with applicable laws and regulations.
5. Comply with requests for audit or inspection of eligibility requirements for trading of and quality of animal and aqua feeds in accordance with applicable laws and regulations. Treat, recall or eliminate animal and aqua feed products that fail to meet stipulated quality and safety standards in accordance with applicable laws and regulations, and pay any necessary compensation to livestock farmers.
6. Organizations or individuals importing antibiotic premix products must prepare a review report on import and consumption of feed products for submission to the sectoral regulators affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development for its supervision of trading and use of feed products to serve the right purposes and according to the appropriate procedures.
Article 26. Responsibilities of entities or individuals using animal and aqua feeds
1. Comply with the Government's regulations and instructions given by animal and aqua feed suppliers for transportation, storage, conservation and usage of animal and aqua feeds. Avoid using prohibited substances in farm animal production activities.
2. Comply with requests for audit or inspection of quality of animal and aqua feeds made by regulators.
3. Cooperate in treatment and elimination of animal and aqua feed products and livestock products in breach of stipulated quality and safety standards.
4. Keep a logbook that records usage of animal feeds containing antibiotics for the purpose of animal disease prevention and treatment.
Article 27. Responsibilities of organizations granting certification of conformity in the animal and aqua feed industry
1. Assume liability and accountability to the appointed entity for the result of certification of conformity in the animal and aqua feed industry.
2. Submit the evaluation report on the result of certification of conformity in the animal and aqua feed industry to the appointed entity on a monthly basis or upon request.
3. Provide organizations or individuals with services such as storing and preserving samples for a period of at least 90 days from the date of notification of the result of certification of conformity in the animal and aqua feed industry.
4. Deposit the dossiers of certification of conformity in the animal and aqua feed industry for a period of at least 05 years.
5. Comply with requests for audit or inspection of certification of conformity in the animal and aqua feed industry made by regulators.
Article 28. Responsibilities of organizations performing experiments with animal and aqua feeds
1. Assume liability for the results of experiments with animal and aqua feeds.
2. Deposit the documentation on experiments with animal and aqua feed products for a period of at least 03 years.
3. Comply with requests for audit or inspection of experiments with animal and aqua feed products made by regulators.
Article 29. Transitional provisions
1. Within the duration of 18 months from the date of entry into force of this Decree, facilities manufacturing and processing commercial animal and aqua feeds shall be responsible for making declaration of conformity with eligibility requirements for facilities manufacturing and processing animal and aqua feeds in accordance with this Decree.
2. Animal feeds containing antibiotics for promotion of growth of livestock and poultry shall be approved for free sale till end of December 31, 2017. Animal feeds containing antibiotics for young livestock and poultry disease prevention and treatment purposes shall be approved for free sale till end of the 31st day of December of 2020.
3. Application for approval for free sale of animal and aqua feeds in Vietnam, application for re-grant of approval for free sale and application for confirmation of changes to information about animal and aqua feeds approved for free sale in Vietnam, all of which are received by the Ministry of Agriculture and Rural Development prior to the entry into force of this Decree, shall be subject to the Decree No. 08/2010/ND-CP dated February 05, 2010 on management of animal feeds. Notwithstanding, regulations on trade names of animal and aqua feed products shall be immediately applied to all of the products of which approval for sale is granted or re-granted from the date of entry into force of this Decree.
4. Within the duration of 18 months from the date of entry into force of this Decree, facilities manufacturing and trading commercial animal and aqua feeds shall be responsible for re-declaration of trade names of animal and aqua feed products in breach of regulations laid down in Point b Clause 2 Article 12 hereof.
5. Animal and aqua feed products which were approved for sale in Vietnam by the Ministry of Agriculture and Rural Development before the date of entry into force of this Decree shall be approved for free sale within a period of 05 years from the recognition date.
6. The validity term of the decision on appointment of an organization granting certification of conformity with stipulated quality standards of exported or imported animal and aqua feeds which was made by the Ministry of Agriculture and Rural Development before the date of entry into force of this Decree shall be kept unchanged.
1. This Decree shall enter into force from May 20, 2017.
2. This Decree shall replace the Government's Decree No. 08/2010/ND-CP dated February 05m 2010 on management of animal feeds.
3. Article 12, 13, 14 of the Government’s Decree No. 66/2016/ND-CP dated July 1, 2016 defining investment and trading requirements concerning the plant protection and quarantine, plant varieties, normal forest animal farming, animal husbandry, aquaculture, fishery and food industry.
Article 31. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for providing guidance on implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of Ministry-level bodies, Heads of Governmental agencies, and Presidents of the People’s Committees of centrally-affiliated cities or provinces, shall be responsible for enforcement of this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực