Chương V Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Số hiệu: | 39/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 19/04/2017 | Số công báo: | Từ số 279 đến số 280 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/03/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Ngày 04/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Theo đó, thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
- Mỗi sản phẩm có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng;
- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, sau khi được Bộ NN&PTNT công nhận, nếu có nhu cầu lưu hành thì phải tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định.
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành nhưng phải đáp ứng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Nghị định 39/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 và thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng và nội dung kiểm tra
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại:
Việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có);
Việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Việc thực hiện các quy định về ghi nhãn sản phẩm hàng hóa;
Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong đó tập trung đánh giá các chỉ tiêu an toàn và những chỉ tiêu chất lượng chính của sản phẩm.
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản tự phối trộn và thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán:
Kiểm tra các chỉ tiêu an toàn về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chế độ kiểm tra: Việc kiểm tra thường xuyên của các cơ quan nhà nước phải được thông báo trước bằng văn bản, mỗi năm chỉ được tiến hành kiểm tra chất lượng không quá 01 lần, trừ việc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra đột xuất chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại cơ sở sản xuất, gia công, cơ sở mua bán, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ được tiến hành khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền, không cần thông báo trước.
Việc đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu, bị triệu hồi hoặc trả về là yêu cầu bắt buộc. Riêng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
1. Đối tượng và nội dung kiểm tra
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
Kiểm tra thực tế số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu ngoại quan khác của sản phẩm;
Lấy mẫu thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi hoặc trả về
Kiểm tra về nguyên nhân thức ăn chăn nuôi, thủy sản triệu hồi hoặc bị trả về;
Kiểm tra quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, ngoại quan về sản phẩm;
Lấy mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
c) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu
Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng, công bố hợp quy (nếu có);
Kiểm tra quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, ngoại quan về sản phẩm;
Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc nước nhập khẩu và yêu cầu khác (nếu có).
2. Cơ quan kiểm tra
Là cơ quan chức năng nhà nước và tổ chức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là tổ chức được chỉ định) thực hiện một số công đoạn trong hoạt động kiểm tra theo phạm vi quy định tại quyết định chỉ định. Yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Căn cứ thẩm định năng lực của tổ chức được chỉ định dựa theo các quy định đối với các tổ chức chứng nhận sự phù hợp sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận áp dụng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thẩm định và hướng dẫn công khai bằng văn bản và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Chế độ kiểm tra: Theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
1. Tổ chức được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Có quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản tương ứng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.
2. Trình tự và thủ tục chỉ định
Tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
c) Quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản tương ứng do tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu ban hành.
Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định (theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hiệu lực của quyết định chỉ định
a) Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu là 03 năm.
b) Trong vòng 03 tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức được chỉ định gửi hồ sơ đăng ký về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được chỉ định lại, hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức được chỉ định trong thời gian trước đó (theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá lại năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định lại (theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp từ chối chỉ định lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được thực hiện theo quy định tại các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Người lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo và cấp chứng chỉ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Việc thử nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ được thừa nhận theo các phương pháp thử tại các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Trường hợp các phương pháp thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản; hướng dẫn công khai bằng văn bản và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Căn cứ thử nghiệm là các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do nhà nước ban hành và trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của sản phẩm do nhà sản xuất, cung cấp công bố hoặc những yêu cầu cụ thể bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), nhãn sản phẩm của nhà sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu.
c) Báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhập khẩu trước đó và kế hoạch tiêu thụ số lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; bản yêu cầu các chỉ tiêu cần kiểm tra, xác nhận chất lượng.
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi, trả về:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, giấy xác nhận chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có), văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc trả về.
4. Trình tự xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu
a) Doanh nghiệp lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra gửi về cơ quan kiểm tra.
b) Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, trong đó có thông báo cho doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
1. Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản tạm nhập tái xuất.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá cảnh, chuyển khẩu.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản gửi kho ngoại quan.
d) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm.
đ) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm.
e) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu để thử nghiệm, kiểm nghiệm, khảo nghiệm.
2. Miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn (không áp dụng chế độ này với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh)
a) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra cảm quan và không lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp trong thời hạn 06 tháng.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có giấy xác nhận chất lượng (theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.
c) Trong thời hạn được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc tổ chức chỉ định được giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa theo chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa nhập khẩu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.
d) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu trên gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn (theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu (theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) làm điều kiện để thông quan hàng hóa.
3. Kiểm tra giảm có thời hạn (không áp dụng chế độ này với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh)
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cảm quan để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa về các thông tin trong hồ sơ so với ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo; độ nguyên vẹn, dạng, màu sắc của hàng hóa. Thời hạn áp dụng kiểm tra giảm là 12 tháng. Chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với chế độ kiểm tra này trong trường hợp phát hiện thấy hàng hóa không phù hợp với hồ sơ, có dấu hiệu mất an toàn và không đảm bảo chất lượng như mốc ẩm ướt, bao bì không còn nguyên vẹn, dạng, màu sắc khác với mô tả, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn của sản phẩm hoặc là lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên theo yêu cầu của quy trình giám sát chất lượng hàng hóa. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc kiểm tra giảm có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có giấy xác nhận chất lượng (theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó;
Đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản; hoặc của phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và thừa nhận.
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu kiểm tra giảm có thời hạn lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường (bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu) hoặc giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc của phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để tiến hành kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
4. Kiểm tra thông thường
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu đại diện để phân tích tối thiểu 01 chỉ tiêu an toàn và 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đảm bảo cho việc đánh giá được độ an toàn và chất lượng của sản phẩm kiểm tra. Riêng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh bắt buộc phải kiểm tra tất cả các loại kháng sinh có trong sản phẩm.
Cơ quan kiểm tra, tổ chức được chỉ định xác định chỉ tiêu cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này.
5. Kiểm tra chặt
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu tất cả các lô sản xuất để phân tích tối thiểu 50% các chỉ tiêu an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và tối thiểu 50% các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chế độ kiểm tra chặt được áp dụng liên tục trong 03 lần nhập khẩu.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu thuộc các trường hợp sau:
Lần nhập khẩu trước đó không đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn theo quy định;
Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc có xuất xứ từ những nơi đang có những nguy cơ cao gây mất an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo;
Có văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu kiểm tra chặt khi phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường có kết quả kiểm tra không đạt chất lượng theo yêu cầu hoặc có văn bản cảnh báo về các yếu tố không an toàn đối với con người, vật nuôi, môi trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan.
1. Khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền về việc buộc thu hồi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thì người kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị buộc thu hồi phải tiến hành thông báo ngay cho các đối tượng khách hàng dừng việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản buộc thu hồi và tiến hành thu hồi toàn bộ về nơi xử lý theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Số lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản không thể thu hồi được phải có lí do, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý và người kinh doanh phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thành lập Hội đồng giám sát quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản vi phạm chất lượng bị buộc thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và môi trường; phải gửi đăng tải ngay trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi xử lý vi phạm về sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm bị buộc thu hồi.
1. Kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo và bố trí dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí huy động từ sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn kinh phí thu hợp pháp khác.
Việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
INSPECTION OF QUALITY OF ANIMAL AND AQUA FEEDS
Article 15. Inspection of domestic animal and aqua feeds
1. Subject matters of inspection
a) Commercial animal and aqua feeds:
Compliance with regulations on eligibility requirements applied to facilities manufacturing, processing and trading animal and aqua feeds;
Declaration of the applied standards and declaration of conformity (where appropriate);
Implementation of methods for managing quality of animal and aqua feeds;
Compliance with regulations on product and commodity labeling;
Sampling of animal and aqua feeds for examination of conformity with the relevant applied standard and technical regulations. Particular attention shall be paid to evaluation of safety indicators and other major quality indicators of feed products.
b) Self-formulated animal and aqua feeds, and animal and aqua feeds used according to conventional practices:
Check and inspect product safety indicators in accordance with applicable laws and regulations on food safety.
2. Inspecting entity: the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Department of Agriculture and Rural Development of a centrally-affiliated city or province.
3. Inspection mechanism: State authorities shall send a prior written notice of their regular inspection which is limited to once a year at the maximum, except for unscheduled inspection carried out in case of any violation which has been detected. Unscheduled inspection of quality of animal and aqua feeds at the workplace of a facility manufacturing and processing feed products, facility using feed products shall be carried out when the head of a competent authority makes his/her decision on such inspection, and in such case, be carried out without any prior notice.
Article 16. Inspection of exported or imported animal and aqua feeds
Registration for inspection or confirmation of quality of animal and aqua feeds which are imported, recalled or returned shall be compulsory. With respect to exported animal and aqua feeds, inspection thereof shall be carried out as requested by the importing countries.
1. Subject matters of inspection
a) With respect to imported animal and aqua feeds
Inspect import dossiers as prescribed by Clause 1 Article 19 hereof;
Carry out physical inspection of quantity, weight, packaging, labeling, expiry date, origin and other organoleptic indicators of a feed product;
Conduct a sampling of a feed product for evaluation of conformity in terms of quality and food safety aspects.
b) With respect to recalled or returned animal and aqua feeds
Determine causes for such recall or return;
Check packaging, labeling, expiry date and organoleptic issues;
Get a sample of a recalled or returned feed product for product quality inspection.
c) With respect to exported animal and aqua feeds
Review the dossier of declaration of quality and declaration of conformity (where appropriate);
Check packaging, labeling, expiry date and organoleptic issues;
Make a quality analysis at the request of the importing enterprise or country and other request (if any).
2. Inspecting entity
The inspecting entity is a competent state authority or an organization appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development as an entity vested with authority to grant certification of conformity with quality standards for animal and aqua feeds used for export and import purposes (hereinafter referred to as appointed organization) in order to perform certain inspection activities in the entire inspection process which are specified by the appointment decision. Appointment requirements, processes and procedures shall conform to provisions laid down in Article 17 hereof.
Bases for assessment of competence of appointed organizations shall be subject to regulations on organizations granting certificates of conformity which are issued or recognized to be in effect by competent authorities. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall release the procedures for assessment, publicly provide written guidance on assessment procedures and publish them on its website.
3. Inspection mechanism shall be subject to provisions laid down in Article 20 hereof.
Article 17. Appointment requirements, processes and procedures
1. Appointed organization must meet the following requirements:
a) Be appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development to be an organization granting certificate of conformity in the animal and aqua feed industry.
b) Have procedures for inspection and confirmation of conformity in terms of quality of imported and exported animal and aqua feeds relative to specific feed products which are assessed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Appointment processes and procedures
The organization granting certification of conformity in the animal and aqua feed industry that has the demand for participation in inspection and accreditation of quality of imported and exported animal and aqua feeds shall submit a set of documents to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the followings:
a) Application form for participation in inspection and accreditation of quality of animal and aqua feeds (according to the Form No. 14 given in the Appendix hereto attached).
b) Certified duplicate copy of the appointment decision wherein the organization is appointed to become the organization granting certification of conformity in the animal and aqua feed industry.
c) Procedures for inspection and accreditation of quality of imported and exported animal and aqua feeds relative to specific feed products which are released by the organization applying for permission to participate in inspection and accreditation of imported and exported animal and aqua feeds.
Within the maximum duration of 15 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assess the submitted documentation and carry out field audit of actual competence at the inspected entity ‘s workplace (where necessary) and issue the appointment decision (according to the Form No. 15 given in the Appendix hereto attached). In case of refusing appointment, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons for such refusal.
3. Effect of the appointment decision
a) The term of the appointment decision is 03 years.
b) Within the duration of 03 months before the expiry date of this decision, when necessary, the appointed organization shall submit application for re-appointment to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the followings:
Application form for participation in inspection and accreditation of quality of animal and aqua feeds (according to the Form No. 14 given in the Appendix hereto attached);
The appointed organization’s report on the result of inspection and accreditation of quality of imported and exported animal and aqua feeds made in the previous time (according to the Form No. 16 given in the Appendix hereto attached).
Within the maximum duration of 07 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assess the submitted documentation and carry out field audit of its actual competence at the inspected entity ‘s workplace (where necessary) and issue another appointment decision (according to the Form No. 15 given in the Appendix hereto attached). In case of refusing re-appointment, the Ministry of Agriculture and Rural Development must give a written response which clearly states reasons for such refusal.
Article 18. Sampling of and experiment with animal and aqua feeds
1. Getting a sample of an animal and aqua feed product shall be subject to provisions laid down in national standards (Vietnamese abbreviation: TCVN) or those adopted by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Persons who get a sample of an animal and aqua feed must be trained by and obtain certificates in sampling of animal and aqua feed products from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Testing of quality of animal and aqua feeds used as the basis for regulatory management of these feed products shall be recognized only if such testing is carried out by employing testing methods at testing laboratories appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Where testing methods have not yet been designated or approved, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall make a decision on the applied testing method.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish the procedures for appointment of a testing laboratory engaged in the animal and aqua feed industry; publicly provide written guidance on and update its website with a post regarding such procedures.
3. Testing bases shall be indicators showing quality and safety of animal and aqua feeds as referred to in relevant technical regulations issued by the Government and included as part of the applied product standards published by manufacturers or distributors, or specific written requirements set out by competent authorities.
Article 19. Processes and procedures for inspection and certification of quality of exported or imported animal and aqua feeds
1. Application for inspection and certification of quality of exported or imported animal and aqua feeds shall include:
a) Application form for inspection and certification of quality of animal and aqua feeds by adopting the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached.
b) Certified photocopy of the following documents, held by the importing organization or individual: Sale and purchase agreement, packing list, invoice, certificate of analysis and manufacturer’s product label; copy of the applied standard of the importing entity.
c) Review report on import and consumption of lots of animal feeds containing antibiotics imported earlier and plan for consumption of animal feeds containing antibiotics that await import customs clearance according to the Form No. 18 given in the Appendix hereto attached.
2. Application for inspection and certification of quality of exported animal and aqua feeds shall include:
a) Application form for inspection and certification of quality of exported animal and aqua feeds (03 copies) by adopting the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached; request for quality indicators subject to inspection and accreditation.
b) Authenticated duplicate of sale and purchase agreement and quality declaration documentation.
3. Application for inspection and certification of quality of recalled or returned animal and aqua feeds shall include:
a) Application form for inspection and certification of quality (03 copies) by adopting the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached.
b) Certified duplicate copy of sale and purchase agreement, certificate of quality of lots of animal and aqua feeds prior to export (where available), product recall letter or return notice wherein reasons for such recall or return should be clearly stated.
4. Processes for application for inspection and certification of quality of exported and imported animal and aqua feeds shall include:
a) Enterprise makes a set of documents submitted to apply for inspection and send it to the inspecting entity.
b) Upon receipt of application for inspection, within the maximum duration of 03 business days, the inspecting entity reviews and provides guidance on supplementation of documents or correction of those in breach of applicable laws and regulations;
Upon receipt of all required documents, within the duration of 03 business days, the inspecting entity will write its confirmation into the application form which specifies inspection contents, inspection time, date and venue.
Article 20. Policies on inspection of quality of imported animal and aqua feeds
1. The followings shall be exempted from inspection of quality of imported animal and aqua feeds:
a) Temporarily imported and re-exported animal and aqua feeds.
b) Animal and aqua feeds in transit or merchanting trade.
c) Animal and aqua feeds stored in the bonded warehouse.
d) Animal and aqua feeds used as sample products at exhibition or trade fair events.
dd) Animal and aqua feeds used as samples at testing laboratories.
e) Animal and aqua feeds used as samples for experiment and testing.
2. Policy on fixed-term exemption from quality inspection (not applied to animal and aqua feeds containing antibiotics)
a) For the purpose of this policy, it is required that inspection of related documents is performed, and organoleptic inspection and getting a sample for assessment of conformity are not performed within the permitted duration of 06 months.
b) This inspection system shall be applied to shipments of imported feed products meeting the following requirements: these products must be imported animal and aqua feeds of the same kind that are produced by the same manufacturer or imported by the same importer and of which certificates of quality are presented (according to the Form No. 19 given in the Appendix hereto attached) upon entry of 05 consecutive shipments thereof which are subject to the normal inspection or of 03 consecutive shipments thereof which are subject to the reduced inspection carried out within the definite term of fewer than 12 months before.
c) During the period of fixed-term exemption from quality inspection, the state inspecting entity or appointed organization tasked with monitoring goods under the policy for fixed-term quality inspection exemption may carry out random inspection of imported goods by employing the normal or ad-hoc inspection when there is any sign of violation against stipulated product quality standards. If there is sufficient grounds that these products fail to meet stipulated quality standards, actions must be taken in the same manner as applied to shipments of products in breach of quality standards and regulatory authorities having appropriate jurisdiction shall be advised to promptly cancel fixed-term exemption from quality inspection at the time when such violation has been detected, and switch to the tightened inspection system.
d) Importing organizations or individuals whose animal and aqua feeds conform to requirements above shall send their application package to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the following documents:
Application form for fixed-term exemption from inspection of quality of animal and aqua feeds (according to the Form No. 20 given in the Appendix hereto attached);
Certificate of quality of 05 consecutive shipments meeting requirements of the normal inspection system or certificate of quality of 03 consecutive shipments meeting requirements of the fixed-term reduced inspection system (a photocopy certified by the importing entity).
Within the stipulated duration of 10 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send importing organizations or individuals written notification of fixed-term exemption for quality inspection (according to the Form No.21 given in the Appendix hereto attached) and make a post on the Ministry’s website; in case of refusing to give permission to apply the fixed-term exemption from quality inspection, the Ministry of Agriculture and Rural Development must send a written response in which reasons for such refusal should be clearly stated.
Importing organizations or individuals shall be responsible for sending authenticated copies of documents about permission to apply the policy on fixed-term exemption from quality inspection to appointed organizations to write confirmation of such exemption in registration forms submitted to apply for inspection and accreditation of quality of specific imported shipments (according to the Form No. 17 given in the Appendix hereto attached) as the basis for customs clearance.
3. Fixed-term reduced inspection (not applied to animal and aqua feeds containing antibiotics)
a) Inspection manner: Documentation and organoleptic inspection shall serve the purpose of assessing conformity of a product in terms of information included in the documentation with information on the label or attached technical documentation; checking integrity, type and color of the product. The reduced inspection system shall last for a period of 12 months. This inspection system requires sampling of a feed product only if it is discovered that such product is not consistent with submitted documentation, displays any sign of threat to, and failure to meet, quality standards such as fusty, musty, intact package, and modified appearance and color which could cause adverse effects on quality and safety of the product, or requires the random sampling according to requirements of the process for monitoring and controlling product quality. If there is sufficient grounds that the product fails to meet stipulated quality standards, actions must be taken in the same manner as applied to shipments of products in breach of stipulated quality standards and regulatory authorities having appropriate jurisdiction shall be advised to immediately end the fixed-term reduced inspection at the time when such violation is found and switch to the tightened inspection.
b) This inspection system shall apply to shipments of imported feed products that meet one of the following requirements:
the product subject to this inspection system must be imported animal and aqua feeds of the same kind that are produced by the same manufacturer or imported by the same importer and of which certificates of quality are presented (according to the Form No. 19 given in the Appendix hereto attached) upon entry of 03 consecutive shipments thereof which are subject to the normal inspection within the definite term of fewer than 12 months before;
This product has been accredited as meeting stipulated quality and safety requirements by an organization having appropriate competency of the country with which Vietnam has entered into a mutual recognition arrangement during the process of inspection of animal and aqua feed quality; or by a testing laboratory assessed and recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
c) Importing organizations or individuals whose animal and aqua feeds conform to requirements of the fixed-term reduced inspection shall send their application package to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including the following documents:
Application form for application of the fixed-term reduced inspection system (according to the Form No. 20 given in the Appendix hereto attached);
Certificate of quality stating that 03 consecutive shipments have met stipulated quality standards according to the normal inspection system (a photocopy certified by an importing organization or individual) or certificate of fulfillment of quality and safety requirements by an organization having appropriate competency of the country with which Vietnam has entered into a mutual recognition arrangement during the process of inspection of animal and aqua feed quality, or by a testing laboratory recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development (an original or certified duplicate copy);
Within the stipulated duration of 10 business days of receipt of the valid submissions, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send importing organizations or individuals written notifications of whether they are permitted to apply the fixed-term reduced inspection (according to the Form No.21 given in the Appendix hereto attached) and make a post on the Ministry’s website; in case of refusing to give permission to apply the fixed-term reduced inspection, the Ministry of Agriculture and Rural Development must send a written response in which reasons for such refusal should be clearly stated.
Importing organizations or individuals shall be responsible for sending authenticated copies of documents about permission to apply the fixed-term reduced inspection to appointed organizations that carry out inspections under the provisions of Point a Clause 4 of this Article.
4. Normal inspection
a) Inspection manner: Documentation, organoleptic inspection and collection of representative samples for analysis of at least 01 safety indicator and 01 quality indicator included in the applied standards or relevant national technical regulations, which ensure that level of safety and quality of the inspected product is duly measured. With respect to animal feeds containing antibiotics, it is compulsory for all types of antibiotics contained in these feed products to be inspected.
The inspecting entity or appointed organization shall determine specific indicators and bear responsibility for inspection results and evaluation of quality and safety of animal and aqua feeds.
b) This inspection system shall be applied to shipments of imported feed products which are not covered by provisions set forth in Clauses 1, 2, 3 and 5 of this Article.
5. Tightened inspection
a) Inspection manner: Documentation, organoleptic inspection and sampling of all production batches for analysis of at least 50% of safety indicators prescribed in the relevant national technical regulations and at least 50% of quality indicators prescribed in the applied standards, and other indicators (if any) as requested in writing by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The tightened system shall be applied to 03 consecutive shipments on arrival.
b) This inspection system shall be applied to imported shipments if:
Previously imported products fail to meet quality and safety requirements as prescribed;
Imported goods are included in the list of animal and aqua feeds exposed to high food safety risks which is issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development or originate from areas posing high risks of human, animal and environmental safety which are warned of by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
The Ministry of Agriculture and Rural Development has issued a written request for application of the tightened inspection system when it is determined that quality of products sold in the market does not meet required quality standards or issued a written document that gives a warning of factors threatening human, animal and environmental safety of domestic or foreign organizations or individuals concerned.
Article 21. Recall and treatment of animal and aqua feeds in violation of stipulated quality standards
1. Upon receipt of the decision from a competent authority on mandatory recall of animal and aqua feed products, traders whose animal and aqua feeds need to be recalled shall promptly notify their customers to halt trading and use of these feed products and take actions to recall all of these products for their treatment sites at the request of the regulators. Defaulting traders must explain reasons for failure to recall the remaining quantity of animal and aqua feed products to which the regulator’s consent must be obtained, and assume responsibility for providing any necessary remedy.
2. Competent authorities must set up a Council tasked with overseeing the process of recalling and treating animal and aqua feeds in breach of stated quality standards to ensure compliance with applicable laws and regulations on product and commodity quality and environment; make an immediate post on the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development that is charged with imposing penalties for offences arising from animal and aqua feeds in breach of stipulated quality standards that are subject to compulsory recalls.
Article 22. Sources of finances for regulatory management of animal and aqua feeds
1. Fund for regulatory management of animal and aqua feeds shall be derived from the state budget’s annual current allocations or appropriations to entities or authorities exercising regulatory authority over animal and aqua feeds under applicable laws and regulations on delegation of authority over the state budget.
2. Fund for regulatory management of animal and aqua feeds shall be mobilised from participation or contribution by domestic or overseas entities or individuals and other legitimate receipts.
Drawing up the budget plan, managing and utilizing the fund for regulatory management of animal and aqua feeds shall be subject to regulations enshrined in the Law on State Budget.