Chương I Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Những quy định chung
Số hiệu: | 39/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 19/04/2017 | Số công báo: | Từ số 279 đến số 280 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/03/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Ngày 04/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Theo đó, thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
- Mỗi sản phẩm có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng;
- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, sau khi được Bộ NN&PTNT công nhận, nếu có nhu cầu lưu hành thì phải tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định.
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành nhưng phải đáp ứng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Nghị định 39/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 và thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác.
d) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.
đ) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.
e) Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
g) Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
h) Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi.
i) Phụ gia thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình chế biến, xử lý hoặc bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
k) Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
l) Premix kháng sinh là hỗn hợp gồm không quá 02 loại kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích kích thích sinh trưởng với tổng hàm lượng kháng sinh không lớn hơn 20%.
2. Chất chính trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chất quyết định công dụng và bản chất của sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phù hợp với từng loại sản phẩm.
3. Chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chỉ tiêu có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc các văn bản tương đương của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Vật nuôi là các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người nuôi giữ.
5. Gia súc, gia cầm non bao gồm các đối tượng sau đây:
a) Lợn: Từ 01 đến 60 ngày tuổi hoặc từ sơ sinh đến 25 kg.
b) Gà, vịt, ngan, chim cút, thỏ: Từ 01 đến 21 ngày tuổi.
c) Bê, nghé, dê, cừu: Dưới 06 tháng tuổi.
6. An toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thức ăn chăn nuôi, thủy sản không gây hại cho sức khỏe của vật nuôi, con người sử dụng sản phẩm chăn nuôi và môi trường.
7. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản bao gồm các hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
a) Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, chế biến, san chia, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản là quá trình thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.
8. Tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản là tên thương phẩm của sản phẩm để phân biệt các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên thị trường.
1. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
3. Quản lý khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
6. Đầu tư, phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
7. Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
8. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
9. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
1. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, xã hội đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Ưu tiên đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước và các chính sách khác, trong đó có việc dành thêm quỹ đất và tín dụng ưu đãi cho việc trồng, thu hoạch, bảo quản, sản xuất, gia công, chế biến nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước.
3. Đầu tư và xã hội hóa đầu tư nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
1. Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản.
2. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm phải có trong danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
3. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đảm bảo không gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi.
5. Chỉ được phép sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
6. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
7. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.
Article 1. Scope of application
This Decree prescribes statutory requirements for commercial animal feed and aqua feed trading, utilization, experiment, certification, testing and regulatory management.
Article 2. Subjects of application
This Decree shall apply to domestic and foreign organizations or individuals engaged in the animal and aqua feed industry within the territory of Vietnam.
For the purpose of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Animal feed and/or aqua feed refers to a range of products, whether fresh, live, processed or preserved, that are orally fed to food-producing animals (for the purpose of defining ‘aqua feed' individually, a range of products that are added to the culture environment), including animal nutrition and functional feeds in the form of a feed ingredient or individual feed; complete feeds; concentrated feeds, supplementary feeds, feed additives and products that are added to the culture environment (aqua feeds) in order to create natural food, stabilize the culture environment and increase effectiveness in use of animal feed products (hereinafter collectively referred to as animal and aqua feed, or feed product)
a) Commercial animal and aqua feed refers to any animal and aqua feed products manufactured for the purpose of being bartered or traded in the market.
b) Commercial animal and aqua feed produced for internal consumption purposes refers to any animal and aqua feed products mixed or compounded by farming facilities to meet their internal consumption demands which are not bartered or traded in the market.
c) Animal and aqua feed used according to the conventional practices refers to any agricultural, fishery products and those of the processing industry which have been used by farmers for a long time, including whole or unprocessed rice and; rice or cereal bran; corn or maize, sweet potatoes, cassava; distiller’s grains, brewer’s grains; cassava and pineapple waste; molasses; straw, stover, silage, hay or green crops; shrimps, crabs, fish and others.
d) New animal and aqua feed refers to a feed imported into or manufactured in Vietnam for the first time which contains new active ingredients that have not undergone any experiment in Vietnam.
dd) Complete feed refers to a mixture of multiple feed ingredients compounded by a specific formula to create a nutritionally adequate feed capable of maintaining life and promoting production of a food-producing animal over maturity or development stages or production cycles.
e) Concentrated feed refers to a combination or mixture of animal and aqua feed ingredients of which nutritional content is higher than the nutritional need of a food-producing animal and that is intended to be diluted or mixed with other feed materials to produce a complete feed (hereinafter referred to as concentrate)
g) Supplementary feed refers to an individual feed or a mixture of multiple feed ingredients added to the feeding ration or the culture environment (in terms of aqua feeds) to provide balanced required nutrients for the animal.
h) Animal and aqua feed ingredient or individual feed refer to a feed used for providing single or multiple nutrients in the feeding ration for the animal.
i) Animal and aqua feed additive refer to a substance, whether or not it has nutritional value, which is added to an animal and aqua feed during processing or treatment, or added to the environment during culture (in terms of aqua feeds) in order to enhance utilization, maintain or improve a characteristic of the animal and aqua feed.
k) Carrier is an edible material used for mixing with active ingredients in premixes without affecting the animal's health.
l) Antibiotic premix refers to a mixture of no more than 02 types of antibiotics permitted to be used in livestock and poultry feeds as growth promoters with less than 20% of total antibiotic content.
2. Main ingredient used in an animal and aqua feed refers to a determinant of useful effects and attributes of products which is defined by the Ministry of Agriculture and Rural Development to be appropriate for specific products.
3. Animal and aqua feed safety standard refers to standards affecting food safety for animal and aqua feeds which are prescribed by relevant technical regulations and other equivalents released by the Minister of Agriculture and Rural Development.
4. Animal/food-producing animal/domesticated or domestic animal used in a broad sense in this Decree covers livestock, poultry, bees, silkworms and aquatic animals which are raised, farmed or kept in captivity by human beings.
5. Young/immature livestock and poultry include the following species:
a) Pigs: From 01 to 60 days of age or from the neonatal period to the period when the body weight is 25 kgs.
b) Fowls, ducks, geese, quails or rabbits: From 01 to 21 days of age.
c) Bull calves, buffalo calves, goats or sheep: Below 06 months of age.
6. Food safety for animal and aqua feeds refers to conditions and approaches which are necessary to ensure that animal and aqua feeds do not harm health of animals and humans due to their uses of animal products as well as environment.
7. Animal and aqua feed business includes manufacturing, processing, sale, purchase, exportation and importation of animal and aqua feeds.
a) Manufacturing of animal and aqua feeds refers to partial or full implementation of the procedure involving the following activities, such as production, processing, segregation, packaging, storage and transportation of animal and aqua feeds.
b) Processing of animal and aqua feeds refers to partial or full implementation of the processes for production of animal and aqua feeds in order to create products at the request of the order-placing party.
8. Trade name of an animal and aqua feed refer to the commercial name of an animal and aqua feed product that is used for making a distinction between animal and aqua feeds on the market.
Article 4. Contents of the regulatory management of animal and aqua feeds
1. Draw up the plan for development of production and usage of animal and aqua feeds.
2. Issue and take charge of implementation of legislative documents on administration, manufacturing process of, and standards, regulations, incentive mechanisms and policies for, animal and aqua feeds.
3. Manage experiments with and recognize new animal and aqua feeds.
4. Collect and manage information or data on animal and aqua feeds.
5. Conduct researches on and apply scientific and technological advances which are used in the animal and aqua feed industry.
6. Invest in and develop experimentation and testing systems to meet production, trading and regulatory management requirements concerning quality of animal and aqua feed products.
7. Provide training, coaching and certification for personnel tasked with exercising regulatory authority over animal and aqua feeds.
8. Raise public awareness of and disseminate knowledge and experience regarding production, management and use of animal and aqua feeds.
9. Check and inspect compliance with state regulatory requirements concerning animal and aqua feeds.
10. Promote international cooperation in the animal and aqua feed industry.
Article 5. Regulatory policies of animal and aqua feeds
1. Provide incentive policies to encourage all socio-economic sectoral involvements in research, training, agricultural and industrial extension and transfer of scientific and technological advances in the nutrition, animal and aqua feed processing industry.
2. Prioritize investment in and encourage various economic sectors to get involved in investment in development, production, exploitation and effective utilization of animal and aqua feed ingredients or materials and offer other policies which include allocation of more land and extension of concessional credits for cultivation, harvest, storage, production, preparation and processing domestic animal and aqua feed ingredients or materials.
3. Make investment in and encourage private sector's involvement in improvement of the capacity for testing and certification of conformity as the basis for inspection, audit and control of quality of animal and aqua feeds. Intensify the private sector’s involvement in public services for development of the animal and aqua feed industry.
Article 6. Principles of the regulatory management of animal and aqua feeds containing antibiotics
1. Prohibit using antibiotics in aqua feeds.
2. Ensure that antibiotics used in animal feeds for promoting growth of livestock and poultry must be emplaced in the classification list of antibiotics allowed for use in animal feeds.
3. Assure that antibiotics used in animal feeds for the purpose of curing livestock and poultry diseases and preventing immature livestock and poultry diseases must be those approved for sale in Vietnam and must be administered by prescription given by veterinary physicians who are granted practicing certificates in animal disease prevention and treatment in accordance with applicable laws and regulations on animal health.
4. Manufacture and use animal feeds containing antibiotics that are suitable for specific animals, purposes and within their permitted useful life to ensure that residues of antibiotics contained in animal feed products neither exceed the allowed limits nor cause any effect on resistance against antibiotics in the process of treatment of human and animal diseases.
5. Allow a maximum of 02 types of antibiotics used in an animal and aqua feed product.
6. Ensure that facilities manufacturing animal feeds used for livestock and poultry disease prevention and treatment purposes must be staffed by veterinary physicians holding practicing certificates in animal disease prevention and treatment in accordance with applicable laws and regulations on animal health.
7. Clearly specify names, antibiotic contents, user’s manuals and administration duration on packages or attached documents of animal feeds.