Chương VI Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Số hiệu: | 39/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 19/04/2017 | Số công báo: | Từ số 279 đến số 280 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/03/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Ngày 04/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Theo đó, thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
- Mỗi sản phẩm có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng;
- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, sau khi được Bộ NN&PTNT công nhận, nếu có nhu cầu lưu hành thì phải tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định.
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành nhưng phải đáp ứng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Nghị định 39/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 và thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên phạm vi cả nước.
b) Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
d) Quy định số lượng tối thiểu các chỉ tiêu phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng.
đ) Quản lý công tác khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
e) Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
g) Ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản và công bố các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
h) Ban hành danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm. Hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
i) Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
k) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
m) Quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định.
n) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
o) Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại địa phương.
b) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
c) Ban hành các chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn.
1. Công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản và lưu 01 bộ hồ sơ tại cơ sở.
2. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có) đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định và lưu 01 bộ hồ sơ tại cơ sở.
3. Có quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp. Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 02 năm sau khi sản phẩm hết hạn sử dụng.
4. Kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm đối với nguyên liệu và thức ăn thành phẩm đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và truy xuất xử lý các vi phạm sau này. Lưu kết quả kiểm nghiệm 02 năm và lưu, bảo quản mẫu thử nghiệm đến sau khi sản phẩm hết hạn sử dụng 30 ngày.
5. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì hoặc tài liệu kèm theo, trong đó phải ghi rõ các chất chính, kháng sinh (nếu có) theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện sản xuất và chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật.
7. Chỉ được sản xuất sau khi đã công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
8. Chỉ được sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản được lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản do cơ sở sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản không đảm bảo chất lượng, an toàn và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.
10. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
1. Chỉ được mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản được lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản; chú ý dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy (nếu có).
3. Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
4. Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật.
5. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật. Xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm chất lượng, an toàn theo quy định của pháp luật và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.
6. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm premix kháng sinh phải báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giám sát việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm đúng mục đích và quy trình.
1. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, thủy sản về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
2. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.
3. Phối hợp xử lý tiêu hủy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật.
4. Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh theo quy định.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chỉ định về kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Báo cáo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho cơ quan chỉ định theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.
3. Lưu mẫu và bảo quản mẫu trong thời gian ít nhất 90 ngày kể từ ngày thông báo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho tổ chức, cá nhân.
4. Lưu hồ sơ chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong thời gian ít nhất 05 năm.
5. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về hoạt động chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Lưu hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong thời gian ít nhất 03 năm.
3. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.
RESPONSIBILITIES OF ENTITIES, ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS ENGAGED IN THE ANIMAL AND AQUA FEED INDUSTRY
Article 23. Responsibilities for regulatory management of animal and aqua feeds
1. The Government shall exercise the central regulatory authority over animal and aqua feeds.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the following responsibilities:
a) Take charge of and cooperate with relevant ministries or sectoral departments in establishment of strategic plans, aims and objectives, policies for development and utilization of animal and aqua feeds across the nation.
b) Draft, issue, or submit to competent authorities to request them to issue or implement, legislative documents on animal and aqua feeds.
c) Prepare national standards and national technical regulations on animal and aqua feeds.
d) Set a limit on the minimum number of indicators that must be included in the applied standards.
dd) Manage experiments with and recognize new animal and aqua feeds.
e) Collect and manage information or data on animal and aqua feeds.
g) Issue the negative list of substances prohibited for use in animal and aqua feeds and publicize animal and aqua feed products approved for free sale in Vietnam.
h) Issue the positive list of antibiotics allowed for use in animal feeds for promotion of growth of livestock and poultry. Provide instructions for production and utilization of animal feeds containing antibiotics for the purpose of livestock and poultry disease prevention and treatment.
i) Provide guidance on, direct and carry out inspection, audit of compliance with, and imposition of sanctions for any violations against, regulations on production, trading and usage of animal and aqua feeds.
k) Raise public awareness of and disseminate legislative documents on animal and aqua feeds.
l) Promote international cooperation in the animal and aqua feed industry.
m) Carry out regulatory management of quality of animal and aqua feeds as prescribed.
n) Conduct researches on and apply scientific and technological advances which are used in the animal and aqua feed industry.
o) Provide training, coaching and certification for personnel working in the animal and aqua feed industry.
3. Ministries and Ministry-level bodies shall, within their duties and jurisdiction, take responsibility for collaborating with the Ministry of Agriculture and Rural Development in exercising regulatory authority over animal and aqua feeds.
4. People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall assume the following responsibilities:
a) Draw up the plan for development and use of animal and aqua feeds within their jurisdictions.
b) Direct guidance on effective and environment-friendly utilization of animal and aqua feeds.
c) Adopt incentive policies for and command competent authorities within their jurisdictions to provide facilitation for enterprises located within their jurisdictions to improve animal and aqua feed quality and safety.
d) Raise public awareness of, disseminate, and provide organizations or individuals manufacturing, trading and using animal and aqua feeds with instructions on laws and regulations and information on quality of animal and aqua feeds.
dd) Plan and carry out inspection, audit of compliance with, and imposition of sanctions for any violations against, regulations in the animal and aqua feed industry within their jurisdictions.
Article 24. Responsibilities of entities or individuals engaged in production of animal and aqua feeds
1. Declare conformity with eligibility requirements for facilities manufacturing and processing animal and aqua feeds, and deposit 01 set of documents at their offices.
2. Declare the applied standards and make declaration of conformity (if any) with quality standards of animal and aqua feeds as prescribed and deposit 01 set of documents at their offices.
3. Adopt the due process for manufacturing and control of quality of products. Write and keep a logbook of the production process for at least 02 years after the product’s expiry date.
4. Carry out testing and file results of testing of raw materials and finished feed products as a manner to satisfy requirements for in-process quality control and needs for access to these results for imposition of sanctions for any future violation. Store the test results for the duration of 02 years and deposit and preserve test samples for a period of 30 days after the expiry date.
5. Display quality information on the product label or package or attached documents in which main ingredients or antibiotics (if any) must be specified in accordance with regulations adopted by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
6. Comply with requests for audit or inspection of conformity and quality requirements for animal and aqua feeds in accordance with applicable laws and regulations.
7. Commence their production only after having made declaration of conformity with eligibility requirements for facilities manufacturing and processing animal and aqua feeds.
8. Produce animal and aqua feeds for Vietnamese markets only in accordance with Chapter IV hereof.
9. Take legal responsibility for quality of animal and aqua feeds manufactured under their management; treat, recall or eliminate animal and aqua feed products that fail to meet stipulated quality and safety standards, and pay any required compensation to livestock farmers.
10. On a periodical basis on the 25th day of every month, prepare a review report on manufacturing of animal and aqua feeds for submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development and an ad-hoc report upon the request of competent authorities having regulatory authority over activities relating to animal and aqua feeds.
Article 25. Responsibilities of entities or individuals engaged in purchase, sale and import of animal and aqua feeds
1. Purchase, sell and import animal and aqua feeds for Vietnamese markets only in accordance with Chapter IV hereof.
2. Check product origin, expiry date and intactness of animal and aqua feed products; pay attention to marks showing conformity with standards or regulations (if any).
3. Apply methods for preserving quality of animal and aqua feeds under manufacturer’s recommendations in order to maintain acceptable quality of animal and aqua feed products.
4. Comply with requests for audit of prices of animal and aqua feeds in accordance with applicable laws and regulations.
5. Comply with requests for audit or inspection of eligibility requirements for trading of and quality of animal and aqua feeds in accordance with applicable laws and regulations. Treat, recall or eliminate animal and aqua feed products that fail to meet stipulated quality and safety standards in accordance with applicable laws and regulations, and pay any necessary compensation to livestock farmers.
6. Organizations or individuals importing antibiotic premix products must prepare a review report on import and consumption of feed products for submission to the sectoral regulators affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development for its supervision of trading and use of feed products to serve the right purposes and according to the appropriate procedures.
Article 26. Responsibilities of entities or individuals using animal and aqua feeds
1. Comply with the Government's regulations and instructions given by animal and aqua feed suppliers for transportation, storage, conservation and usage of animal and aqua feeds. Avoid using prohibited substances in farm animal production activities.
2. Comply with requests for audit or inspection of quality of animal and aqua feeds made by regulators.
3. Cooperate in treatment and elimination of animal and aqua feed products and livestock products in breach of stipulated quality and safety standards.
4. Keep a logbook that records usage of animal feeds containing antibiotics for the purpose of animal disease prevention and treatment.
Article 27. Responsibilities of organizations granting certification of conformity in the animal and aqua feed industry
1. Assume liability and accountability to the appointed entity for the result of certification of conformity in the animal and aqua feed industry.
2. Submit the evaluation report on the result of certification of conformity in the animal and aqua feed industry to the appointed entity on a monthly basis or upon request.
3. Provide organizations or individuals with services such as storing and preserving samples for a period of at least 90 days from the date of notification of the result of certification of conformity in the animal and aqua feed industry.
4. Deposit the dossiers of certification of conformity in the animal and aqua feed industry for a period of at least 05 years.
5. Comply with requests for audit or inspection of certification of conformity in the animal and aqua feed industry made by regulators.
Article 28. Responsibilities of organizations performing experiments with animal and aqua feeds
1. Assume liability for the results of experiments with animal and aqua feeds.
2. Deposit the documentation on experiments with animal and aqua feed products for a period of at least 03 years.
3. Comply with requests for audit or inspection of experiments with animal and aqua feed products made by regulators.