Chương II Luật thủy sản 2017: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh;
b) Chiến lược phát triển ngành thủy sản;
c) Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo vệ môi trường; chiến lược về bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Quy hoạch tổng thể quốc gia;
đ) Quy hoạch không gian biển quốc gia;
e) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
g) Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học;
h) Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
i) Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
k) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng phương án tổng thể quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
c) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Phân vùng khai thác thủy sản; số lượng tàu cá của từng loại nghề; biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
đ) Giải pháp, chương trình, kế hoạch thực hiện; nguồn lực, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
e) Nội dung khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
1. Mục đích điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được quy định như sau:
a) Cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững;
b) Xác định trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác, đánh giá sự biến động của nguồn lợi thủy sản, chất lượng môi trường sống của loài thủy sản.
2. Chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm;
b) Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm;
c) Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm;
b) Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề;
c) Công bố kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề, nghề cá thương phẩm trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Phối hợp điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
1. Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm các loài thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
c) Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
d) Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
đ) Tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
c) Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản;
d) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
đ) Công bố đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác chưa có tên trong danh mục quy định tại khoản 4 Điều này phù hợp với thực tế hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, sau khi được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn phù hợp với chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
b) Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;
c) Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu;
d) Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn.
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản.
1. Khu bảo tồn biển bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
2. Tiêu chí xác lập khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
3. Tiêu chí xác lập vườn quốc gia bao gồm:
a) Có hệ sinh thái biển quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc thuộc nhóm loài thủy sản cấm khai thác trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
d) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.
4. Tiêu chí xác lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh bao gồm:
a) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc thuộc nhóm loài thủy sản cấm khai thác trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản đặc hữu hoặc loài thủy sản bản địa có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế; có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường.
1. Việc thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập, nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
3. Trách nhiệm trình dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn quản lý sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển; hằng năm gửi báo cáo về công tác quản lý bảo tồn biển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nơi cư trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản bản địa hoặc loài thủy sản di cư xuyên biên giới.
2. Việc điều tra, xác định khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, xác định, ban hành danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên phạm vi cả nước;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định bổ sung khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bổ sung danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong kế hoạch quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh;
d) Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, thực hiện bảo tồn nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh;
đ) Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
1. Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản;
d) Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước;
đ) Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước.
1. Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Quỹ cộng đồng.
4. Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập quỹ ở trung ương;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập quỹ ở cấp tỉnh căn cứ nhu cầu và nguồn lực huy động của địa phương.
3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
b) Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1. Quỹ cộng đồng là quỹ xã hội được thành lập để hỗ trợ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ cộng đồng.
2. Quỹ cộng đồng được tiếp nhận hỗ trợ từ quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
3. Tổ chức và hoạt động của quỹ cộng đồng thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ.
PROTECTION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCES
Article 11. The master plan for protecting and extracting aquatic resources
1. Bases for formulating the master plan for protecting and extracting aquatic resources include:
a) Strategies for socio-economic development; national defense and security;
b) Strategies for fishery development;
c) Strategies for sustainable extraction and use of marine and island resources and environmental safety; strategies for preserving biodiversity;
d) The national master plan;
dd) The national marine spatial planning;
e) The master plans and plans for using land;
g) The master plan for environmental protection; the master plan for preserving biodiversity;
h) Results of investigation into and assessment of aquatic resources;
i) Reality and demand for extracting and protecting aquatic resources;
k) Other bases prescribed by regulations of law on planning.
2. Main contents of the master plan for protecting and extracting aquatic resources include:
a) Assessment of management, extraction, protection and development of aquatic resources;
b) Determination of objectives and orientations; formulation of the master plan for management, extraction, protection and development of aquatic resources;
c) Geographical location, area, boundary and map of places where MPAs or protected area of aquatic resources are expected to be built.
d) Zoning for commercial fishing activities; quantity of commercial fishing vessels of each type of vocation; methods for managing, protecting and developing aquatic resources;
dd) Measures, programs and plans for implementing the master plan; resources and implementation of the master plan for protecting and extracting aquatic resources;
e) Other contents prescribed by regulations of law on planning.
3. The master plan for protecting and extracting aquatic resources shall be formulated approved and adjusted as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with Ministries, ministerial agencies and relevant People’s Committees of provinces in requesting the Prime Minister to approve the master plan for protecting and extracting aquatic resources;
b) The master plan for protecting and extracting aquatic resources shall be formulated, approved, published, implemented and adjusted in accordance with regulations of law on planning.
Article12. Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species
1. Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species aim to:
a) Provide information, data and scientific bases for management and sustainable use of aquatic resources;
b) Determine reserves and production of aquatic resources allowed to be caught, assess fluctuation of aquatic resources and living environment of aquatic species.
2. Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species shall include the following activities:
a) Overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment in the whole country carried out every 5 years;
b) Annual inspection and assessment of commercial fishing;
c) Investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species according to each subject.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) Design and request the Prime Minister to approval and organize execution of the program for carrying out the overall investigation into and assessment of aquatic resources and living environment in the whole country every 5 years;
b) Carry out the investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species according to each subject;
c) Publish results of investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species.
4. The People’s Committee of each province shall:
a) Carry out investigation into and assessment of aquatic resources and living environment according to each subject, commodity fishery in its province according to instructions given by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Cooperate in investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species in accordance with regulations of Point a Clause 2 of this Article.
5. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide procedures and guidelines for carry out investigation into and assessment of aquatic resources and living environment of aquatic species.
Article 13. Aquatic resource protection
1. Aquatic species and their living environment, reproductive areas, areas where offspring live and migration patterns of aquatic species are entitled to aquatic resource protection.
2. Organizations and individuals shall:
a) Protect and extract aquatic resources in accordance with regulations of this Law and other relevant regulations of law;
b) Create migration patterns or corridors for moving by aquatic species when constructing, changing or demolishing construction works or carry out other activities related migration patterns of aquatic species;
c) Leave corridors for moving by aquatic species when they are engaged in fixed fishery activities in rivers and lagoons;
d) Take remedy and pay compensation for damage caused by their actions when they discharge, explore and extract natural resources, construct or demolish underwater works or works within subaqueous soil causing decline or extinction of aquatic resources or damage to living environment, reproductive areas, areas where offspring live and migration patterns of aquatic species;
dd) Comply with this Law and other relevant regulations of law when carrying out fishery activities or other activities causing direct effects on living environment, migration patterns and recreation of aquatic species.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) Design and request the Prime Minister to approve and organize execution of national programs for protecting and developing aquatic resources;
b) Make and request the Prime Minister to issue the list of endangered, precious and rare aquatic species; criteria on determining, regulations on managing and protecting and procedures for extracting endangered, precious and rare aquatic species;
c) Formulate and issue plans and measures for managing aquatic resources;
d) Organize investigation, collection, conservation of and survey on original breeds of native and endemic aquatic species having economic value and endangered, precious and rare aquatic species;
dd) Publish natural migration patterns of aquatic species.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify criteria and issue the list of fisheries and fishing tackle banned from use in commercial fishing and the list of areas banned from commercial fishing for a fixed term.
5. The People’s Committee of each province shall:
a) Specify banned industries, commercial fishing tackle and areas not included in the lists prescribed in Clause 4 of this Article in conformity with protection and extraction of aquatic resources in its province after getting permission from the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Formulate and organize the implementation of plans for protecting and developing aquatic resources in its province in conformity with the national program for protecting and developing aquatic resources that has been approved by the Prime Minister.
Article14. Recreation of aquatic resources and recovery of living environment of aquatic species
1. Recreation of aquatic resources and recovery of living environment of aquatic species include the following activities:
a) Research into and application of science and technology to recreation of aquatic resources and recovery of living environment of aquatic species;
b) Releasing endangered, precious and rare aquatic species; aquatic species having economic and scientific value, native aquatic species and endemic aquatic species into natural waters;
b) Building artificial habitats for endangered, precious and rare aquatic species; aquatic species having economic and scientific value, native aquatic species and endemic aquatic species into natural waters;
d) Managing recovered areas and recreated aquatic species.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage and organize inspection and supervision of recreation of aquatic resources and recovery of living environment of aquatic species in the whole country.
3. The People’s Committee of each province shall organize the recreation of aquatic resources and recovery of living environment of aquatic species in its province.
4. Organizations and individuals are encouraged to recreate aquatic resources and recover living environment of aquatic species.
1. MPAs include national parks, nature reserves, species and habitat conservation areas and landscape protection zones. MPAs shall be classified in accordance with regulations of law on biodiversity.
2. Requirements for nature reserves and landscape conservation areas shall be established in accordance with regulations of law on biodiversity.
3. Requirements for a national park include:
a) Its marine ecosystem is significant to Vietnam and the world, is special or represents a natural ecoregion.
b) The park is a regular or seasonal natural habitat of at least an aquatic species included in the list of endangered, precious and rare aquatic species that are entitled to prior protection or included in the group of aquatic species banned from extraction of the abovementioned list;
c) It has special values to science and education;
d) It has environmental landscapes, unique beauty of nature and ecotourism values.
4. Requirements for a species and habitat conservation include:
a) A national species and habitat conservation is a regular or seasonal natural habitat of at least one aquatic species included in the list of endangerd, precious and rare aquatic species that are entitled to prior protection or included in the group of aquatic species banned from extraction of the abovementioned list and has special values to science and education;
b) A species and habitat conservation of a province is a regular or seasonal natural habitat of at least one endemic aquatic species or native aquatic species that have special values to science and economy and has special values to ecology and environment.
Article 16. Establishment of MPAs
1. National MPAs shall be established in accordance with regulations of law on biodiversity.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribed procedures for planning and appraising projects on establishment of MPAs and contents of decisions on establishment of MPAs of provinces.
3. Responsibilities for submitting projects on establishment of national MPAs are specified as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall request the Prime Minister to issue decisions on establishment of MPAs located in at least 2 provinces or central-affiliated cities;
b) The People’s Committee of each province shall request the Prime Minister to issue decisions on establishment of MPAs located in the province after getting written permission from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall request the Government to issue regulations on managing MPAs and submit annual reports on management of marine conservation to the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 17. Aquatic resource protected areas
1. An aquatic resource protected area is a habitat, reproductive area or a place where offspring live regularly or seasonally of at least one aquatic species included in the list of endangerd, precious and rare aquatic species, native aquatic species or transboundary aquatic species.
2. Aquatic resource protected areas shall be investgated and determined as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall investigate and determine aquatic resource protected areas and issue the list thereof in the whole country;
b) The People’s Committee of each province shall investigate and determine additional aquatic resource protected areas in the province and submit a report to the Ministry of Agriculture and Rural Development for considering and making additions to the list of aquatic resource protected areas.
3. The People’s Committee of each province shall manage aquatic resource protected areas in the country.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide guidelines for managing aquatic resource protected areas.
Article 18. Management of aquatic resources and aquatic ecosystem in reserve forests and protection forests
1. The organization managing reserve forests and protection forests shall:
a) Specify contents of management and conservation of aquatic resources and aquatic ecosystem in the plan for managing reserve forests and protection forests;
b) Manage aquatic resources and aquatic ecosystem in reserve forests and protection forests in accordance with regulations of this Law and other relevant regulations of law;
c) Assign qualified people to manage aquatic resources and aquatic ecosystem;
d) Assess condition of aquatic resources and aquatic ecosystems in reserve forests and protection forests and conserve aquatic resources and aquatic ecosystems;
dd) Submit annual or ad hoc reports on management of aquatic resources and aquatic ecosystem to the regulatory authority in charge of fishery (hereinafter referred to as “fishery authority”).
2. Fishery authorities shall provide guidelines for and inspect the management of aquatic resources and aquatic ecosystem in reserve forests and protection areas.
Article 19. Management of aquatic resources in wetland reserves
1. The authority setting up projects on establishment of wetland reserves having aquatic resources shall get written permissions from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The organization managing wetland reserves shall:
a) Specify contents of conservation of aquatic resources in plans for managing wetland reserves;
b) Manage aquatic resources and aquatic ecosystem in wetland reserves in accordance with regulations of this Law and other relevant regulations of law;
c) Assign qualified people to manage aquatic resources;
d) Assess condition of aquatic resources in wetland reserves;
dd) Submit annual or ad hoc reports on management of aquatic resources to fishery authorities.
3. Fishery authorities shall provide guidelines for and inspect the management of aquatic resources and aquatic ecosystem in wetland reserves.
Article 20. Funding for protection and development of aquatic resources
1. State budget
2. Funds for protection and development of aquatic resources
3. Community funds
4. Other sources of finance prescribed by regulations of law on planning
Article 21. Fund for protection and development of aquatic resources
1. Fund for protection and development of aquatic resources is an off-budget fund, including central funds and provincial funds used for raising social resources for protection and development of aquatic resources.
2. Power to establish funds for protection and development of aquatic resources is specified as follows:
a) The Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to establish central funds;
b) Chairman/Chairwoman of People’s Committee of each province shall decide to establish provincial funds based on demand and raised resources of the province.
3. Operating principles of funds for protection and development of aquatic resources are specified as follows:
a) The funds are non-profit;
b) The funds are used for assisting programs, projects or non-project activities related to protection and development of aquatic resources that have not been funded by the state budget or have not satisfied investment requirements;
c) The funds are used transparently and effectively for proper purposes and in accordance with regulations of law.
4. Sources of finance used for establishing funds for protection and development of aquatic resources include:
a) Voluntary contributions by organizations and individuals causing effects on aquatic resources, living environment, reproductive areas, areas where offspring live and migration patterns of aquatic species.
b) Money from sponsor, charity and trustee by domestic and foreign organizations and individuals;
c) Other sources of finance prescribed by law.
5. The Government shall prescribe functions, duties, organizational structure; operation, management and use of funds for protection and development of aquatic resources.
1. Community fund is a fund established for providing assistance in protecting and developing aquatic resources. The State encourages organizations and individuals to establish community funds.
2. Community funds shall be granted by funds for protection and development of aquatic resources and other legal sources of finance.
3. Community funds shall be organized and operated in accordance with regulations of law on funds
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều 23. Quản lý giống thủy sản
Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư