Chương I Luật thủy sản 2017: Những quy định chung
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
2. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
3. Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
4. Đồng quản lý là phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (sau đây gọi là tổ chức cộng đồng) là tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia, cùng nhau quản lý, chia sẻ lợi ích, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý.
6. Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.
7. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
8. Loài thủy sản bản địa là loài thủy sản có nguồn gốc và phân bố trong môi trường tự nhiên ở khu vực địa lý xác định.
9. Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
10. Giống thủy sản thuần chủng là giống thủy sản có tính ổn định về di truyền và năng suất, giống nhau về kiểu gen, kiểu hình.
11. Ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống.
12. Khảo nghiệm giống thủy sản là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm.
13. Kiểm định giống thủy sản là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh, đặc tính của giống thủy sản.
14. Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
15. Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản) là sản phẩm để điều chỉnh tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường theo hướng có lợi cho nuôi trồng thủy sản.
16. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là quá trình kiểm tra, đánh giá, xác định đặc tính, công dụng, tác động của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đến môi trường nuôi, an toàn thực phẩm thủy sản nuôi.
17. Khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là khu vực biển bao gồm khối nước, đáy biển; có ranh giới xác định tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra để nuôi trồng thủy sản.
18. Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
19. Hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển nguồn lợi thủy sản đánh bắt trong vùng nước tự nhiên.
20. Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
21. Tàu công vụ thủy sản là phương tiện thủy chuyên dụng để thực hiện công vụ trong điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản.
22. Thuyền viên là thuyền trưởng, máy trưởng, người có chức danh theo quy định được bố trí làm việc trên tàu cá và tàu công vụ thủy sản.
23. Người làm việc trên tàu là người được chủ tàu, thuyền trưởng bố trí làm việc trên tàu cá, tàu công vụ thủy sản nhưng không phải là thuyền viên của tàu.
24. Cảng cá là cảng chuyên dụng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng cá và vùng nước cảng cá.
25. Vùng đất cảng cá là khu vực được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động của cảng cá.
26. Vùng nước cảng cá là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng vào cảng cá và công trình phụ trợ khác.
27. Truy xuất nguồn gốc thủy sản là theo dõi, nhận diện một đơn vị sản phẩm thủy sản qua từng công đoạn của quá trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại.
28. Tạp chất là chất không phải thành phần tự nhiên của thủy sản.
29. Tổ chức quản lý nghề cá khu vực là tổ chức có trách nhiệm điều phối quản lý và thiết lập các biện pháp quản lý, bảo tồn đàn cá di cư và các loài tại vùng biển quốc tế.
Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.
1. Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.
3. Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
4. Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
b) Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;
c) Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
b) Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
c) Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
đ) Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;
e) Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;
g) Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và hoạt động sau đây:
a) Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết, hợp tác;
b) Đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng chợ đầu mối thủy sản, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản;
c) Đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản hữu cơ;
d) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản.
1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
2. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
5. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
6. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại.
7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.
8. Sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
9. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
10. Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sử dụng giống thủy sản nằm ngoài Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nuôi trồng thủy sản.
12. Phá hủy, tháo dỡ gây hư hại, lấn chiếm phạm vi công trình của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xả chất thải không đúng nơi quy định trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
13. Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật.
1. Ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực thủy sản.
2. Hỗ trợ, đầu tư nguồn lực trong lĩnh vực thủy sản.
3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, thương mại, kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản.
4. Bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng biển quốc tế, loài cá di cư theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
5. Phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương; được chuẩn hóa để cập nhật, khai thác và quản lý bằng công nghệ thông tin.
2. Tổ chức, cá nhân cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
1. Tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;
b) Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
2. Thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn quản lý;
c) Việc công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp thương quyết định.
3. Nội dung chủ yếu của quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;
b) Phạm vi quyền quản lý được giao;
c) Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao;
d) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
4. Cơ quan nhà nước có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
b) Hỗ trợ tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức cộng đồng;
d) Sửa đổi, bổ sung, thu hồi quyết định công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
đ) Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức cộng đồng có quyền sau đây:
a) Tổ chức, quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý;
b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
c) Ngăn chặn hành vi vi phạm trong khu vực được giao quyền quản lý theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
d) Được tham vấn đối với dự án, hoạt động có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái hoặc nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quản lý;
đ) Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
e) Thành lập quỹ cộng đồng.
6. Tổ chức cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng các nội dung được ghi trong quyết định công nhận và giao quyền quản lý quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động thủy sản; việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tuần tra, kiểm tra, thanh tra, điều tra, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trong khu vực được giao;
d) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức cộng đồng theo quy định.
7. Quyết định công nhận và giao quyền quản lý bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của quyết định;
b) Tổ chức cộng đồng giải thể theo quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức cộng đồng không thực hiện đúng phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hoặc quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
d) Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hoặc công cộng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi quyết định.
8. Quyết định công nhận và giao quyền quản lý được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp có thay đổi nội dung.
9. Cơ quan có thẩm quyền công nhận, giao quyền quản lý có thẩm quyền thu hồi, sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định.
This Law deals with fishery activities; rights and responsibilities of organizations and individuals involved in fisheries and state administration of fishery.
This Law applies to Vietnamese organizations and individuals, foreign individuals engaged in fishery in land, islands, archipelago and sea of Vietnam; Vietnamese individuals engaged in commercial fishing activities outside the Vietnam’s maritime boundary.
For the purpose of this law, the terms below will be construed as follows:
1. “fishery activities” means protection and development of aquatic resources, aquaculture, commercial fishing; processing, sale, purchase, export and import of aquatic products.
2. “aquatic resources” means organisms that live in natural water and have economic, scientific, tourism and entertainment value.
3. “recreation of aquatic resources” means a process of self-recovery, recovery of and increase in aquatic resources.
4. “co-management” means a management method in which the State shares its power and responsibilities with communities in protection of aquatic resources.
5. “community" means an organization established by voluntary members who manage and share their benefits and protect aquatic resources in a certain area. This organization may be a legal entity or not and shall be recognized and assigned to engage in co-management by a competent authority.
6. “marine protected area (MPA)”means a protected area that is established at sea, islands, archipelagos or in coastal waters to preserve marine biodiversity.
7. “endangered, precious and rare aquatic species” mean aquatic species that spend majority of or the whole life cycle living in water, are valuable to economy, science, health, ecology, scenery and environment; these species have a small population size or are facing extinction.
8. “native aquatic species” means an aquatic originating from and living in the natural environment of a certain geographical region.
9. “aquatic breed" means a species of aquatic animals or seaweeds used for breeding in aquaculture, including animal parents, eggs, sperms, embryos, larvae, body pieces, spores and offspring.
10. “aquatic purebred" means an aquatic breed whose heredity and capacity are stable and having the same genes and phenotypes.
11. “aquatic breed raising” means raising of aquatic larvae through development stages and finishing when they become breeders.
12. “testing of aquatic breeds” means caring, raising and monitoring of aquatic breeds in certain conditions and periods to determine differences, stability and consistency of capacity, quality, resistance and harmful effects of the breeds.
13. “assessment of aquatic breeds” means inspection and re-appraisal of capacity, quality, resistance and characteristics of the aquatic breeds.
14. “aquatic feed” means a product providing nutrients and useful components for growth of aquatic animals, including compound feeds, supplemental substances, fresh feeds and materials.
15. “product for adjusting aquaculture environment" means a product used for adjusting physical, chemical and biological properties of the environment in favor of aquaculture.
16. “testing of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment” means a process of inspection, assessment and determination of characteristics, uses and effects of aquatic feed and products for adjusting aquaculture environment on the aquaculture environment and aquatic feed safety.
17. “marine aquaculture waters” means an area of sea which includes seawater and seabed determined from the lowest average edge of seawater in multiple years seawards for aquaculture.
18. “commercial fishing” means catching or fishing logistics for catching aquatic resources.
19. "fishing logistics" means exploration and search for, enticement, transport of caught aquatic resources in natural water.
20. "commercial fishing vessels " means watercrafts with engine or not, including vessel for catching aquatic resources and fishing logistics vessels.
21. “ship of fishery authority” means a watercraft for carrying out missions during aquatic resource investigation and assessment; inspecting, patrolling, controlling and supervising fishery activities.
22. “ship officers” means the master, chief engineer officer and title holders as prescribed that are assigned to work on a commercial fishing vessel or a ship of.
23. “crewmembers” means people who are assigned to work on commercial fishing vessels and ships of fishery authorities by the shipowner or master other than ship officers.
24. “fishing port” means a port for commercial fishing vessels, including port land areas and port waters.
25. “land area of fishing port” mean an area used for building quays, warehouses, workshops, head offices, service facilities, systems of traffic, communication, electricity and water and auxiliary works serving the port’s operation
26. “fishing port waters” means an area of water used for creating waters in front of quays, turning basins, anchorages, transshipment areas, channels leading to fishing ports and other auxiliary works.
27. “tracing of aquatic product” means monitoring and identification of an aquatic product through each stage of commercial fishing, aquaculture, processing and trading.
28. “impurities” means substances which is not natural component of aquatic products,
29. “regional fisheries management organization (RFMO)” means an organization which is responsible for regulating and taking measures for managing and preserving migratory fishes and aquatic species in international waters.
Article 4. Ownership of aquatic resources
Aquatic resources are owned by the entire people and managed by the State. Organizations and individuals have the right to catch aquatic resources in accordance with regulations of law.
Article 5. Principles of fishery activities
1. Fishery activities shall ensure national defense and security.
2. Commercial fishing shall depend on reserve of aquatic resources in combination with protection, recreation and development thereof and shall not exhaust aquatic resources and affect biodiversity; according to ecosystems and scientific indicators, carefully approach to ensure sustainable development.
3. Fishery activities shall adapt to climate change, actively prevent and control natural disasters, ensure safety for people and means of fishery activities; prevent and control aquatic epidemics, ensure food safety and environment safety.
4. Organizations and individuals that enjoy benefits from catching and use of aquatic resources or are involved in sectors producing direct effects on aquatic resources shall their interests and responsibilities ensured.
5. Fishery activities shall meet requirements of international integration and comply with international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 6. The State’s policies related to fishery activities
1. The State introduces investment policies on:
a) Research into, investigation, assessment, protection and recreation of aquatic resources and recovery of aquatic ecosystem; reservation of original breeds of native and endemic aquatic species having economic value and endangered, precious and rare aquatic species;
b) Building class-1 and class-2 fishing ports, sheltering anchorages, necessary infrastructure of MPAs, infrastructure of concentrated aquaculture areas and concentrated areas for producing aquatic breeds;
c) Building a system for monitoring and supervising activities of commercial fishing vessels at sea; a system of information and national database on fishery activities; a system for monitoring the environment and warning about epidemics in aquaculture environment.
2. According to each period and capacity of the state budget, the State provides assistance in:
a) Developing science and technologies, especially high, advanced and new technologies applied in generation of aquatic breeds; manufacture of national aquatic products and key aquatic products; manufacture of aquatic feed, products for adjusting aquaculture environment and technologies for processing by-products into food or materials for other economic sectors.
b) Developing human resources and providing vocational training in fishery;
c) Co-management in aquatic resource protection;
d) Building a large fishery center;
dd) Buying insurance for aquaculture at sea and island; crew accident insurance; insurance for hull and equipment of commercial fishing vessels extracting marine aquatic resources from the inshore route to the outer boundary of Vietnam's exclusive economic zone;
e) Developing fishery activities from the from the inshore route to the outer boundary of Vietnam’s exclusive economic zone; recovering production in case of environmental incidents, natural disasters and epidemics; providing assistance for fishermen when they are prohibited from extraction of aquatic resources or modify their vocations to reduce the coastal commercial fishing;
g) Building a national brand name, trade promotion and developing consumer market of aquatic products.
3. The State encourages domestic and foreign individuals and organizations to invest in activities prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article and the following activities:
a) Organizing production according to value chain and model of association and cooperation;
b) Investing in advanced technologies applied in processing of aquatic products to improve value added of these products and reduce post-harvesting loss; building wholesale markets of aquatic products and promote brand names of aquatic products;
c) Investing in marine aquaculture and organic aquaculture;
d) Applying the quality management system to production and business of aquatic products; tracing of aquatic products.
Article 7. Prohibited actions in fishery activities
1. Destruction of aquatic resources, aquatic ecosystem, reproductive areas, areas where offspring live and residence of aquatic species.
2. Obstruction of natural migration patterns of aquatic species.
3. Encroachment of or damage to protected zones of aquatic resource and MPAs.
4. Catching of aquatic products, aquaculture and construction and other activities that affect the living environment and aquatic resources in subdivisions under strict protection and subdivisions of ecological recovery of MPAs.
5. Illegal operation of commercial fishing vessels and other watercrafts in subdivisions under strict protection of MPAs except for force majeure.
6. Illegal commercial fishing, failure to report and comply with regulations of law (hereinafter referred to as “illegal commercial fishing”); purchase, sale, transport, storage, preliminary processing and processing of aquatic products originating from illegal commercial fishing, aquatic products with impurities for commercial fraud purposes.
7. Use of banned substances or chemicals, toxins, explosives, electric impulses, electric currents, destructive methods, means and fishing tackle for extracting aquatic resources.
8. Use of fishing tackle for obstructing or causing damage to organizations or individuals that are engaged in fishing; anchoring or mooring vessels at places where commercial fishing tackle of organization or individuals that are engaged in fishing are located or places where other commercial fishing vessels are engaged in fishing, except for force majeure.
9. Throwing the fishing tackle in natural waters, except for force majeure.
10. Putting impurities into aquatic products for commercial frauds.
11. Use of antibiotics, veterinary drugs and plant protection drugs banned from use in aquaculture; chemicals, biological preparations and microorganisms banned from use in the production of aquatic feeds and products for adjusting aquaculture environment; use of aquatic breeds not included in the list of aquatic species permitted for trading in Vietnam for aquaculture.
12. Destruction and demolition causing damage to or encroachment of works in fishing ports and anchorages for avoiding storms; discharge of wastes into improper places in fishing ports and anchorages for avoiding storms.
13. Abuse of inspection, assessment of aquatic resources to cause damage to national defense, security, national interests, legal rights and interests of other organization and individuals; illegal provision and use of information and data on aquatic resources.
Article 8. International cooperation in fishery activities
1. Conclusion of and compliance with international treaties related to fishery activities.
2. Provision of assistance and investment in resources in fishery activities.
3. Provision of training in human resources; scientific research, technological development and technology transfer; exchange of information, trade and experience related to fishery activities.
4. Conservation and management of organism resources in international waters in accordance with regulations issued by regional fishery organizations and United Nations Convention on the law of the Sea 1982.
5. Cooperation in inspecting and taking actions against illegal commercial fishing inside and outside the territory of Vietnam in accordance with regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 9. Fishery national database
1. The fishery national database shall be established consistently from central authorities to local authorities, be standardized for update, use and management thereof using information technology.
2. Organizations and individuals shall update and use the fishery national database in accordance with regulations of law.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe update, use and management of the fishery national database.
Article 10. Co-management in aquatic resource protection
1. A community will be recognized and assigned to management in aquatic resource protection if it satisfies the following conditions:
a) its members are households and individuals living and benefiting from aquatic resources in this area;
b) It has submitted application for co-management in protection of aquatic resource protection in a certain geographical area which has not been managed by other organizations or individuals;
c) It has its own plans for protecting and extracting aquatic resources and operating regulations
2. Power to recognize and assign management to communities shall be specified as follows:
a) The People’s Committee of each province has power to recognize and assign management in aquatic resource protection in areas located in at least 2 districts;
b) The People’s Committee of each district has power to recognize and assign management in aquatic resource protection in areas under its management;
c) Recognition and assignment of management in aquatic resource protection in areas located in at least 2 provinces or central-affiliated cities shall be negotiated by People’s Committees of these provinces or cities.
3. Contents of a decision on recognizing and assigning management to communities includes:
a) Name of the community and its representative;
b) Scope of assigned management;
c) Location and boundary of the assigned geographical area;
d) Plans for protecting and extracting aquatic resources and operating regulations of the community.
4. Regulatory authorities have the following rights and responsibilities:
a) Make decisions on recognizing and assigning management in aquatic resource protection;
b) Provide assistance for communities involved in co-management;
c) Inspect and supervise activities of communities;
d) Amend and revoke decisions on recognizing and assigning management in aquatic resource protection;
dd) Exercise rights and carry out responsibilities prescribed by law.
5. A community is entitled to:
a) Organize and manage aquaculture, protection and extraction of aquatic resources, tourism in combination with fishery activities in areas under its management;
b) Patrol and inspect aquaculture, catching, protection and development of aquatic resources in areas under its management; request competent authorities to take actions against violations;
c) Prevent violations committed in areas under its management in accordance with regulations of law and its operating regulations;
d) Be consulted about projects and activities directly related to ecosystem or aquatic resources in the areas under its management;
dd) Preferential and supporting policies in accordance with regulations of law;
e) Establish a community fund.
6. A community shall:
a) Comply with contents specified in the decision on recognizing and assigning management prescribed in Clause 3 of this Article;
b) Comply with regulations of law on fishery activities and follow inspections carried out by the competent authority in accordance with regulations of law;
c) Cooperate with competent authority in patrolling, inspecting, investigating, preventing and taking actions against violations committed in the area under its management;
d) Submit reports on its operation to the competent authority in accordance with regulations of law.
7. A decision on recognizing and assigning management in aquatic resource protection will be revoked if:
a) Its contents are erased or changed;
b) The community is dissolved according to its operating regulations or regulations of law;
c) The community fails to implement the plan for protecting and extracting aquatic resources or comply with it operating regulations;
d) The decision is revoked for national defense and security or public purposes according to a decision issued by the competent authority;
dd) There are other violations in which the decision shall be revoked.
8. A decision on recognizing and assigning management will be adjusted if there are changes in its contents
9. The authority recognizing and assigning management has power to revoke and adjust the decision's contents.
10. The Government shall provide detailed guidelines for this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều 23. Quản lý giống thủy sản
Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư