Công ước về Luật biển năm 1982
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 10/12/1982 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
(Ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982)
CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN CỦA CÔNG ƯỚC
Với lòng mong muốn giải quyết, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác với nhau, mọi vấn đề liên quan đến luật biển, và ý thức được tầm vóc lịch sử của Công ước là một cống hiến quan trọng vào việc giữ gìn hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới;
Nhận thấy rằng, những sự kiện mới nảy sinh kể từ các Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển được nhóm họp tại Giơnevơ năm 1958 và năm 1960, đã làm tăng thêm sự cần thiết phải có một Công ước mới về luật biển có thể được mọi người chấp nhận;
Ý thức rằng, những vấn đề về các vùng biển có liên quan chặt chẽ với nhau và cần được xem xét một cách đồng bộ;
Thừa nhận rằng, điều đáng mong muốn là, bằng Công ước với sự quan tâm đúng mức đến chủ quyền của tất cả các quốc gia, thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương làm dễ dàng cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, việc bảo tồn những nguồn lợi sinh vật của các biển và các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
Cho rằng, việc thực hiện các mục tiêu này sẽ góp phần thiết lập nên một trật tự kinh tế quốc tế đúng đắn và công bằng, trong đó có tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng của các nước đang phát triển, dù có biển hay không có biển;
Mong muốn phát triển bằng Công ước, các nguyên tắc trong Nghị quyết 2749 (XXV) ngày 17 tháng 12 năm 1970, trong đó Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đặc biệt trịnh trọng tuyên bố rằng khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy các khu vực nằm ngoài giới hạn chung của loài người và việc thăm dò, khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia;
Tin tưởng rằng, việc pháp điển hóa và sự phát triển theo chiều hướng tiến hóa của Luật biển được thực hiện trong Công ước sẽ góp phần tăng cường hòa bình, an ninh, hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa tất cả các dân tộc phù hợp với các nguyên tắc công bằng và bình đẳng về quyền, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến bộ về kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc trên thế giới, phù hợp với các mục tiêu và các nguyên tắc của Liên hợp quốc như đã được nêu trong Hiến chương;
Khẳng định rằng, các vấn đề không quy định trong Công ước sẽ tiếp tục được xử lý bằng các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế chung;
Đã thỏa thuận như sau:
1. Những thuật ngữ được sử dụng trong Công ước cần được hiểu như sau:
1. “Vùng” (Zone): là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia;
2. “Cơ quan quyền lực” (Autorité): là cơ quan quyền lực quốc tế về đáy biển;
3. “Các hoạt động được tiến hành trong Vùng” (activités menées dans la Zone): là mọi hoạt động thăm dò và khai thác các tài nguyên của Vùng;
4. “Ô nhiễm môi trường biển” (Pullution du milieu marin): là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển;
5. a) “Sự nhận chìm” (immersion) là:
i. mọi sự trút bỏ có ý thức xuống biển các chất thải hoặc các chất khác từ các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc công trình khác được bố trí ở biển.
ii. mọi sự đánh chìm tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác được bố trí ở biển.
b) Thuật ngữ “nhận chìm” không nhằm vào:
i. việc vứt bỏ các chất thải hoặc các chất khác được sản sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc khai thác bình thường của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác được bố trí trên biển, cũng như các thiết bị của chúng, ngoại trừ các chất thải hoặc các chất khác được chuyên chở hoặc chuyển tài trên các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác bố trí ở biển được dùng để thải bỏ các chất đó, trên các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hay các công trình đó tạo ra;
ii. việc tàng chứa các chất với mục đích không phải chỉ là để thải bỏ chúng với điều kiện là việc tàng chứa này không đi ngược lại những mục đich của Công ước.
2.1 “Các quốc gia thành viên” (Etats Parties) là những quốc gia đã chấp nhận sự ràng buộc của Công ước và Công ước có hiệu lực đối với các quốc gia đó.
2. Công ước được áp dụng mulatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho những thực thể nói trong Điều 305 khoản 1, điểm b, c, d, e và f đã trở thành thành viên của Công ước, theo đúng với các điều kiện liên quan đến từng thực thể; trong giới hạn đó, thuật ngữ “quốc gia thành viên” cũng dùng để chỉ những thực thể này.
Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (merterritoriale)
Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này.
Chủ quyền của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định.
Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.
Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.
Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.
Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cũng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận.
1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.
4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
1. Trừ trường hợp đã được quy định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.
2. Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp được nói ở Điều 7 gộp vào nội thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó.
Nếu một con sông đổ ra biển mà không tạo thành vụng thì đường cơ sở là một đường thẳng được kẻ ngay qua cửa sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngấn nước triều thấp nhất ở hai bên bờ sông.
1. Điều này chỉ liên quan đến những vịnh mà bờ vịnh thuộc một quốc gia duy nhất.
2. Trong Công ước, “Vịnh” (baie) cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt
vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển. Tuy nhiên, một vũng lõm chỉ được coi là một vịnh nếu như diện tích của nó ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm.
3. Diện tích của một vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào, thì nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm.
4. Nếu khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên một vịnh không vượt quá 24 hải lý, thì đường phân giới có thể được vạch giữa hai ngấn nước triều thấp nhất này và vùng nước ở phía bên trong đường đó được coi là nội thủy.
5. Khi khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của một vịnh vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh, sao cho phía trong của nó có một diện tích nước tối đa.
6. Các quy định trên đây không áp dụng đối với các vịnh gọi là “vịnh lịch sử” và cũng không áp dụng đối với các trường hợp làm theo phương pháp đường cơ sở thẳng được trù định trong Điều 7.
Để ấn định ranh giới lãnh hải, các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nhất, được coi là thành phần của bờ biển. Các công trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là những công trình thiết bị cảng thường xuyên.
Các vũng tàu được dùng thường xuyên vào việc xếp dỡ hàng hóa và làm khu neo tàu, bình thường nằm hoàn toàn hoặc một phần ở ngoài đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải cũng được coi như là bộ phận của lãnh hải.
1. “Bãi cạn lúc chìm lúc nổi” (haut-fonds découvrants) là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.
2. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chung không có lãnh hải riêng.
Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên.
Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác.
1. Các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7, 9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12 và 15, được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó. Nếu không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa đã được sử dụng.
2. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiếu.
Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
1. “Đi qua” là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích
a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy; hoặc
b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng trong nội thủy.
2. Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.
1. Việc đi qua là không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
2. Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây:
a) Đe dọa hoặc dùng vũ lục chống lại chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
c) Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
d) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
f) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
i) Đánh bắt hải sản;
j) Nghiên cứu hay đo đạc;
k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.
Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch.
1. Quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về các vấn đề sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển;
b) Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác;
c) Bảo vệ các đường giây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
e) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đánh bắt;
f) Gìn giữ môi trường của quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven biển;
2. Các luật và quy định này không áp dụng đối với cách thiết kế, việc đóng hoặc đối với trang bị của tàu thuyền nước ngoài, nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến các quy tắc hay quy phạm quốc tế được chấp nhận chung.
3. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các luật và quy định này.
4. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại ở trong lãnh hải tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các luật và quy định này, cũng như tất cả các quy định quốc tế được chấp nhận chung có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.
1. Quốc gia ven biển khi cần bảo đảm an toàn hàng hải có thể đòi hỏi tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và phải tôn trọng các cách bố trí phân chia các luồng giao thông do mình quy định nhằm điều phối việc qua lại các tàu thuyền.
2. Đặc biệt, đối với các tàu xi-teec (navires-citernes), các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hại nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại, có thể bị bắt buộc chỉ được đi theo các tuyến đường này.
3. Khi ấn định các tuyến đường và quy định cách bố trí phân chia luồng giao thông theo điều này, quốc gia ven biển lưu ý đến:
a) Các kiến nghị của tổ chức quốc tế có thẩm quyền;
b) Tất cả các luồng lạch thường được sử dụng cho hàng hải quốc tế;
c) Các đặc điểm riêng của một số loại tàu thuyền và luồng lạch;
d) Mật độ giao thông.
4. Quốc gia ven biển ghi rõ các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông nói trên lên hải đồ và công bố theo đúng thủ tục.
Các tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng như các tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại, khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, buộc phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của các điều ước quốc tế đối với loại tàu thuyền đó.
1. Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Đặc biệt khi áp dụng Công ước, quốc gia ben biển không được:
a) Áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này;
b) Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với các tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định.
2. Quốc gia ven biển thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải của mình biết trong lãnh hải của mình.
1. Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại.
2. Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thủy hay vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thủy đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thủy hay công trình cảng nói trên.
3. Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục.
1. Không được thu lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải, nếu không phải vì lý do trả công cho những dịch vụ riêng đối với những tàu thuyền này. Khi thu lệ phí đó không được phân biệt đối xử.
1. Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển;
b) Nếu vị vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải;
c) Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc
d) Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.
2. Khoản 1 không đụng chạm gì đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng mọi luật pháp mà luật trong nước mình qui định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.
3. Trong những trường hợp nêu ở các khoản 1 và 2, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành.
4. Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức của việc bắt giữ, nhà đương cục địa phương cần phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải.
5. Trừ trường hợp áp dụng phần XII hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng phần V, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vị phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải mà không đi vào nội thủy.
1. Quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó.
2. Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm (mesures conservatoires) về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển.
3. Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy.
Trong Công ước, « tàu chiến » là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thủy thủ phải tuân theo các Điều lệnh kỷ luật quân sự.
Nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức.
Quốc gia mà tàu mang cờ chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu chiến hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
Ngoài những ngoại lệ đã nêu ở Tiểu mục A và ở các Điều 30 và 31, không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến các quyền miễn trừ mà các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng.
1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm:
a) Ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
b) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
2. Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
1. Chế độ đi qua các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế mà phần này quy định không ảnh hưởng gì về bất cứ phương diện nào khác đến chế độ pháp lý của vùng nước các eo biển này, cũng như đến việc quốc gia ven eo biển thực hiện chủ quyền hay quyền tài phán của mình ở các vùng nước ấy, ở đáy biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển, cũng như vùng trời ở trên các vùng nước đó.
2. Các quốc gia ven eo biển thực hiện chủ quyền hay quyền tài phán của mình trong những Điều kiện do các quy định của phần này và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định.
Không một quy định nào của phần này được đụng chạm đến:
a) Nội thủy thuộc một eo biển, trừ khi việc vạch ra một tuyến đường cơ sở thẳng theo đúng với phương pháp nói ở Điều 7 đã gộp vào trong nội thủy những vùng nước trước đây không được coi là nội thủy;
b) Chế độ pháp lý của các vùng nước nằm ngoài lãnh hải của các quốc gia ven eo biển, dù chúng thuộc vùng quốc tế hay thuộc biển cả;
c) Chế độ pháp lý của các eo biển mà việc đi qua đã được quy định toàn bộ hay từng phần trong các công ước quốc tế đặc biệt nhằm vào các eo biển này đã có từ lâu đời và vẫn đang có hiệu lực.
Phần này không áp dụng đối với các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế, nếu như có thể vượt qua eo biển đó bằng một con đường ở biển cả hay một con đường qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn; về các con đường này, những phần khác tương ứng của công ước có thể được áp dụng, kể cả các quy định liên quan đến tự do hàng hải và tự do hàng không.
Mục này được áp dụng đối với các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế và giữa một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế.
1. Trong các eo biển nói ở Điều 37, tất cả các tàu thuyền và phương tiện bay đều được hưởng quyền quá cảnh mà không bị cản trở, trừ trường hợp hạn chế là quyền đó không được áp dụng cho các eo biển do lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một hòn đảo thuộc quốc gia này tạo thành, khi ở ngoài khơi hòn đảo đó có một con đường đi trên biển cả, hay có một con đường đi qua một vùng đặc quyền về kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn.
2. Thuật ngữ “quá cảnh” có nghĩa là việc thực hiện, theo đúng phần này, quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế. Tuy nhiên, đòi hỏi quá cảnh liên tục và nhanh chóng không ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, đề rời khỏi hoặc lại đến lãnh thổ đó, theo các Điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đó.
3. Bất kỳ hoạt động nào không thuộc phạm vi thực hiện quyền quá cảnh qua các eo biển đều tùy thuộc vào các quy định khác có thể áp dụng của Công ước.
1. Trong khi thực hiện quyền quá cảnh, các tàu thuyền và phương tiện bay:
a) Đi qua hay bay qua eo biển không chậm trễ;
b) Không được đe dọa hay dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc pháp luật quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
c) Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường hợp nguy cấp;
d) Tuân thủ các quy định thích hợp khác của phần này.
2. Trong khi quá cảnh các tàu thuyền tuân thủ:
a) Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung về mặt an toàn hàng hải, nhất là các quy tắc quốc tế để phòng ngừa đâm va trên biển;
b) Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra.
3. Trong khi quá cảnh, các phương tiện bay:
a) Tôn trọng các quy định về hàng không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đề ra để áp dụng cho các phương tiện bay dân dụng; bình thường các phương tiện bay của Nhà nước phải tuân thủ các biện pháp an toàn do các quy định này đề ra và khi hoạt động vào bất kỳ lúc nào, các phương tiện bay cũng phải chú ý đến an toàn hàng không.
b) Thường xuyên theo dõi tần số điện đài mà cơ quan có thẩm quyền được quốc tế chỉ định làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông hàng không đã phân bổ cho, hoặc tần số quốc tế về nguy cấp.
Trong khi quá cảnh, các tàu thuyền nước ngoài, kể cả các tàu thuyền chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học biển hay cho đo đạc thủy văn, không được dùng để nghiên cứu hoặc đo đạc nếu không được phép trước của các quốc gia ven eo biển.
1. Theo đúng phần này, các quốc gia ven eo biển khi có nhu cầu bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đi qua các eo biển, có thể ấn định các tuyến đường và quy định các cách phân chia luồng giao thông.
2. Các quốc gia nói trên, khi hoàn cảnh đòi hỏi và sau khi đã công bố theo đúng thủ tục biện pháp này, có thể ấn định các tuyến đường mới hay quy định các cách mới phân chia luồng giao thông thay thế mọi tuyến đường hay mọi cách phân chia luồng giao thông đã được ấn định hay quy định trước đó.
3. Các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông cần phải phù hợp với quy định quốc tế đã được chấp nhận chung.
4. Trước khi ấn định hay thay thế các tuyến đường hoặc trước khi quy định hay thay thế các cách phân chia luồng giao thông, các quốc gia ven eo biển gửi các đề nghị của mình cho tổ chức quốc tế có thẩm quyền thông qua. Tổ chức này chỉ có thể chấp nhận các tuyến đường và cách phân chia luồng giao thông nào đã có thể thỏa thuận với các quốc gia ven eo biển; khi đó, các quốc gia này có thể ấn định, quy định hoặc thay thế các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông này.
5. Khi đề nghị thiết lập trong một eo biển các tuyến đường hay cách phân chia luồng giao thông có liên quan đến vùng nước của nhiều quốc gia ven eo biển, các quốc gia hữu quan hợp tác với nhau để soạn thảo các đề nghị, có sự tham khảo ý kiến của tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
6. Các quốc gia ven eo biển ghi rõ ràng lên các hải đồ tất cả các tuyến đường hay tất cả các cách phân chia luồng giao thông mà mình đã thiết lập và công bố các hải đồ này theo đúng thủ tục.
7. Trong khi quá cảnh, tàu thuyền tôn trọng các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông đã được thiết lập theo đúng Điều này.
1. Với Điều kiện chấp hành mục này, các quốc gia ven eo biển có thể ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua eo biển về các vấn đề sau:
a) An toàn hàng hải và Điều phối giao thông trên biển như đã được nêu ở Điều 41;
b) Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường, bằng cách thi hành quy định quốc tế có thể áp dụng được về việc trút bỏ dầu, cặn dầu và các chất độc hại trong eo biển;
c) Việc cấm đánh bắt hải sản đối với các tàu đánh bắt hải sản; kể cả quy định việc xếp đặt các phương tiện đánh bắt;
d) Xếp, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven eo biển.
2. Các luật và quy định này không được dẫn đến bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài, việc áp dụng các luật và quy định này không được có tác dụng ngăn cản, hạn chế hay gây trở ngại cho việc thực hiện quyền quá cảnh như đã được xác định trong mục này.
3. Các quốc gia ven eo biển công bổ những luật và quy định này theo đúng thủ tục.
4. Các tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền quá cảnh qua eo biển phải tuân thủ các luật và quy định này.
5. Trong trường hợp một tàu hay một phương tiện bay được hưởng quyền miễn trừ về chủ quyền vi phạm các luật và quy định này, quốc gia mà con tàu mang cờ hay quốc gia đăng ký phương tiện bay phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hay thiệt hại có thể gây ra cho eo biển.
Các quốc gia sử dụng một eo biển và các quốc gia ven eo biển cần thỏa thuận hợp tác với nhau để:
a) Thiết lập và bảo dường các thiết bị an toàn và bảo đảm hàng hải cần thiết cũng như các thiết bị khác đặt trong eo biển dùng để làm dễ dàng cho hàng hải quốc tế, và
b) Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm do tàu thuyền gây ra.
Các quốc gia ven eo biển không được gây trở ngại cho việc quá cảnh và phải thông báo đầy đủ và mọi nguy hiểm đối với hàng hải trong eo biển hoặc đối với việc bay trên eo biển mà các quốc gia này nắm được. Việc thực hiện quyền quá cảnh không thể bị đình chỉ.
1. Chế độ đi qua không gây hại được nêu ở Mục 3 của phần II được áp dụng trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế:
a) Nằm ngoài phạm vi áp dụng của chế độ quá cảnh theo Điều 38, khoản 1; hoặc
b) Nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác.
2. Việc thực hiện quyền đi qua không gây hại trong các eo biển không thể bị đình chỉ.
Trong công ước:
a) “Quốc gia quần đảo” (Etat Archipel) là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa.
b) “Quần đảo” (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.
1. Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với Điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.
2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.
3. Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.
4. Các đường cơ sở không thể kéo dến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế.
6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các Điều ước được ký kết giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.
7. Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất.
8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng Điều này phải được ghi trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí. Bản kê tọa độ địa lý của các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng có thể thay thế cho các bản đồ này.
9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hoặc bảng liệt kê tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.
Chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa được tính từ cách đường cơ sở quần đảo theo đúng Điều 47.
1. Chủ quyền của quốc gia quần đảo mở rộng ra vùng nước ở phía trong đường cơ sở quần đảo được vạch ra theo đúng Điều 47, được gọi là vùng nước quần đảo (eaux archipélagiques), bất kể chiều sâu và khoảng cách xa bờ của chúng thế nào.
2. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên vùng nước quần đảo, cũng như đến đáy vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các tài nguyên ở đó.
3. Chủ quyền này được thực hiện theo các Điều kiện nêu trong phần này.
4. Chế độ đi qua vùng nước quần đảo do phần này quy định không đụng chạm về bất kỳ một phương diện nào khác đến chế độ pháp lý của vùng nước quần đảo, kể cả các đường hàng hải, đến việc quốc gia quần đảo thực hiện chủ quyền của mình ở vùng nước đó, ở vùng trời phía trên, đáy nước vùng đó và lòng đất tương ứng cũng như đối với các tài nguyên ở đó.
Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo đúng các Điều 9, 10, và 11.
1. Không phương hại đến Điều 49, các quốc gia quần đảo tôn trọng các Điều ước hiện hành đã được ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và những hoạt động chính đáng của những quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo và quốc gia quần đảo. Các Điều kiện và thể thức thực hiện các quyền và các hoạt động này, kể cả tính chất, phạm vi của chúng và cả khu vực thực hiện các quyền và các hoạt động nói trên, được xác định theo yêu cầu của bất cứ quốc gia nào trong các quốc gia hữu quan qua các Điều ước tay đôi được ký kết giữa các quốc gia đó. Các quyền này không được chuyển nhượng hay chia sẻ cho quốc gia thứ ba hay cho các công dân của các quốc gia ấy.
2. Các quốc gia quần đảo tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có của những quốc gia khác đặt và đi quan vùng nước của quốc gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình. Các quốc gia quần đảo cho phép bảo dưỡng và thay thế các đường dây cáp này sau khi họ đã được thông báo trước về vị trí của chúng và về những công việc bảo dưỡng hay thay thế dự định tiến hành.
1. Với Điều kiện tuân thủ Điều 53 và không phương hại đến Điều 50, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo đã được quy định ở Mục 3 phần II.
2. Quốc gia quần đảo có thể tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong các khu vực nhất định thuộc vùng nước quần đảo của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để đảm bảo an ninh của nước mình, nhưng không có sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục.
1. Trong các vùng nước quần đảo và lãnh hải tiếp liền, quốc gia quần đảo có thể ấn định các đường hàng hải và các đường hàng không ở vùng trời phía trên các đường này để các tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài được đi qua nhanh chóng và liên tục.
2. Tất cả các tàu thuyền và phương tiện bay được hưởng quyền đi qua quần đảo theo các tuyến đường hàng hải và các đường hàng không đó.
3. “Đi qua vùng nước quần đảo” là việc các tàu thuyền và phương tiện bay thực hiện không bị cản trở, theo phương thức hàng hải, hàng không bình thường và theo đúng Công ước, các quyền hàng hải và hàng không của mình, với mục đích duy nhất là quá cảnh liên tục và nhanh chóng giữa một điểm của biển cả hay một vùng đặc quyền kinh tế.
4. Các đường hàng hải và các đường hàng không đi qua các vùng nước quần đảo và lãnh hải tiếp liền hoặc vùng trời phía trên phải bao gồm tất cả các con đường thường dùng cho hàng hải quốc tế trong vùng nước quần đảo và vùng trời phía trên; các đường hàng hải cần theo đúng tất cả các luồng lạch thường dùng cho hàng hải, tất nhiên, không cần phải thiết lập nhiều con đường thuận tiện như nhau giữa một điểm vào và một điểm ra nào đó.
5. Các đường hàng hải và hàng không này được xác định qua hàng loạt các đường trục liên tục nối liền các điểm vào với các điểm ra của chúng. Trong quá trình đi qua các tàu thuyền và phương tiện bay không được đi chệch các đường trục này quá 25 hải lý, tất nhiên, các tàu thuyền và phương tiện bay này không được đi cách bờ một khoảng cách dưới 1/10 khoảng cách giữa những điểm gần nhất của các đảo nằm dọc theo một con đường.
6. Quốc gia quần đảo khi ấn định các đường hàng hải theo đúng Điều này cũng có thể quy định các cách phân chia luồng giao thông nhằm bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền sử dụng các luồng lạch hẹp ở bên trong các con đường này.
7. Khi hoàn cảnh đòi hỏi, quốc gia quần đảo, sau khi đã công bố theo đúng thủ tục, có thể ấn định những đường hàng hải mới hay quy định cách bố trí phân chia luồng giao thông mới để thay thế cho mọi con đường hay mọi cách phân chia luồng giao thông do quốc gia đó đã thiết lập từ trước.
8. Các đường hàng hải và cách phân chia luồng giao thông đó phải phù hợp với quy định quốc tế được chấp nhận chung.
9. Khi ấn định hay thay thế các đường hàng hải hoặc khi quy định hay khi thay thế các cách bố trí phân luồng giao thông, quốc gia quần đảo gửi các đề nghị của mình cho tổ chức quốc tế có thẩm quyền để được chấp nhận. Tổ chức quốc tế này chỉ có thể được chấp thuận các đường hàng hải và các cách bố trí phân chia luồng giao thông mà họ đã có thể thỏa thuận với quốc gia quần đảo; khi đó, quốc gia quần đảo có thể ấn định, quy định hay thay thế các đường hàng hải và các cách phân chia luồng giao thông đó.
10. Quốc gia quần đảo ghi rõ ràng lên các hải đồ được công bố theo đúng thủ tục các đường trục của các đường hàng hải mà quốc gia đó ấn định và các cách phân chia luồng giao thông mà quốc gia đó quy định.
11. Khi đi qua vùng quần đảo, các tàu thuyền tôn trọng các đường hàng hải và các cách chia phân luồng giao thông được thiết lập theo đúng Điều này.
12. Nếu quốc gia quần đảo không ấn định các đường hàng hải hay các đường hàng không thì quyền đi qua vùng nước quần đảo có thể thực hiện bằng cách sử dụng các con đường thường dùng cho hàng hải và hàng không quốc tế.
Các Điều 39, 40, 42, 44 được áp dụng Mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho việc đi qua vùng quần đảo.
Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước Điều chỉnh.
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.
3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong Điều này được thực hiện theo đúng phần VI.
Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những Điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này.
3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
Trong những trường hợp Công ước không quy định rõ các quyền hay quyền tài phán trong các vùng đặc quyền về kinh tế cho quốc gia ven biển hay cho các quốc gia khác và ở đó có xung đột giữa lợi ích của quốc gia ven biển với lợi ích của một hay nhiều quốc khác thì sự xung đột này phải được giải quyết trên cơ sở công bằng và có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế.
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
a) Các đảo nhân tạo;
b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác;
c) Các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển trong vùng.
2. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
3. Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo đảm. Các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó. Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác. Cần thông báo thích đáng về vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc công trình chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
4. Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó.
5. Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính đến các quy phạm quốc tế có thể áp dụng được. Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trinh, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình dó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến nghị. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.
6. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn.
7. Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
8. Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa.
1. Quốc gia ven biển ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được đối với các tài nguyên sinh vật ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
2. Quốc gia ven biển dựa vào các số liệu khoa học đáng tin cậy nhất mà mình có, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực, khu vực hay thế giới, hợp tác với nhau một cách thích hợp để thực hiện mục đích này.
3. Các biện pháp đó cũng nhằm để duy trì hay khôi phục các đàn (stocks) hải sản được khai thác ở mức bảo đảm đạt năng suất ổn dịnh tối đa, có tính đến các yếu tố sinh thái và kinh tế thích đáng, kể cả các nhu cầu kinh tế của tập thể ven bờ sống về nghề đánh bắt hải sản và các nhu cầu riêng của các quốc gia đang phát triển, và có tính dến các phương thức đánh bắt, đến quan hệ hỗ tương giữa các đàn (stocks) và đến tất cả các quy phạm quốc tế tối thiểu thường được kiến nghị ở cấp phân khu vực, khu vực hay thế giới.
4. Khi áp dụng các biện pháp đó, quốc gia ven biển chú ý đến tác động của chúng đối với các loài quần hợp với các loài được khai thác hoặc phụ thuộc vào các loài đó để duy trì hoặc khôi phục các đàn (stocks) của những loài quần hợp hay phụ thuộc này ở một mức độ làm việc sinh sản của chúng khỏi nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng.
5. Các thông tin khoa học có thể sử dụng, các số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và đến sức đánh bắt và các số liệu khác liên quan đến việc bảo tồn các đàn (stocks) cá được phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực hoặc thế giới và khi có Điều kiện thì tiến hành với sự tham gia của tất cả các quốc gia hữu quan, nhất là các quốc gia có công dân được phép đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế.
1. Quốc gia ven biển xác định mục tiêu là tạo Điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế mà không phương hại đến Điều 61.
2. Quốc gia ven biển xác định khả năng của mình trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế. Nếu khả năng khai thác đó thấp hơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, qua Điều ước hoặc các thỏa thuận khác và theo đúng các thể thức, Điều kiên, các luật và quy định nói ở khoản 4, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt; khi làm như vậy, cần đặc biệt quan tâm đến các Điều 69 và 70 nhất là quan tâm đến các quốc gia đang phát triển nói trong các Điều đó.
3. Khi đồng ý cho các quốc gia khác vào hoạt động trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình theo Điều này, quốc gia ven biển tính đến tất cả các yếu tố thích đáng, trong đó có: tấm quan trọng của các tài nguyên sinh vật thuộc khu vực đối với nền kinh tế và đối với các lợi ích quốc gia khác của nước mình; các Điều 69 và 70, các nhu cầu của các quốc gia đang phát triển trong khu vực hay phân khu vực về vấn đề khai thác một phần của số dư, và sự cần thiết phải giảm bớt đến mức tối thiểu những rối loạn kinh tế trong các quốc gia nào có những công dân thường đánh bắt hải sản ở trong khu vực hoặc đã đóng góp nhiều vào công tác tìm kiếm và thống kê các đàn (stocks) hải sản.
4. Công dân của các quốc gia khác khi tiến hành đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế phải tuân thủ theo các biện pháp bảo tồn và các thể thức, các Điều kiện khác được đề ra trong các luật và quy định của quốc gia ven biển. Các luật và quy định đó phải phù hợp với Công ước và đặc biệt có thể đề cập các vấn đề sau đây:
a) Việc cấp giấy phép cho ngư dân hay tàu thuyền và phương tiện đánh bắt, kể cả việc nộp thuế hay mọi khoản phải trả khác, trong trường hợp đối với các quốc gia ven biển đang phát triển, có thể là một sự đóng góp thích đáng vào ngân sách, vào việc trang bị và vào sự phát triển kỹ thuật của công nghiệp đánh bắt hải sản;
b) Chỉ rõ các chủng loại cho phép đánh bắt và ấn định tỉ lệ phần trăm, hoặc là đối với các đàn (stocks) hay các nhóm đàn hải sản riêng biệt hoặc đối với số lượng đánh bắt của từng chiếc tàu trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là đối với số lượng đánh bắt của các công dân của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định;
c) Quy định các mùa vụ và các khu vực đánh bắt, kiểu, cỡ và số lượng các phương tiện đánh bắt, cũng như kiểu, cỡ và số lượng tàu thuyền đánh bắt có thể được sử dụng;
d) Ấn định tuổi và cỡ cá và các sinh vật khác có thể được đánh bắt;
e) Các thông tin mà tàu thuyền đánh bắt phải báo cáo, đặc biệt là những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và sức đánh bắt và thông báo vị trí cho các tàu thuyền;
f) Nghĩa vụ tiến hành, với sự cho phép và dưới sự kiểm soát của quốc gia ven biển, các chương trình nghiên cứu này, kể cả việc lấy mẫu các thứ đánh bắt được, nơi nhận các mẫu và việc thông báo các số liệu khoa học có liên quan;
g) Việc quốc gia ven biển đặt các quan sát viên hay thực tập sinh trên các tàu thuyền đó;
h) Bốc dỡ toàn bộ hay một phần các sản phẩm đánh bắt được của các tàu thuyền đó ở các cảng của quốc gia ven biển;
i) Các thể thức và Điều kiện liên quan đến các xí nghiệp liên doanh hoặc các hình thức hợp tác khác;
j) Các Điều kiện cần thiết về mặt đào tạo nhân viên, về chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, kể cả việc đẩy mạnh khả năng nghiên cứu nghề cá của quốc gia ven biển;
k) Các biện pháp thi hành.
5. Quốc gia ven biển phải thông báo theo đúng thủ tục các luật và quy định mà mình ban hành về mặt bảo tồn quản lý.
1. Khi cùng một đàn (stocks) cá hoặc những đàn (stocks) các loài quần hợp ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, các quốc gia này cố gắng, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức phân khu vực hay khu vực thích hợp, thỏa thuận với nhau về các biện pháp cần thiết nhằm phối hợp hoặc bảo đảm việc bảo tồn và phát triển các đàn cá đó mà không phương hại đến các quy định khác của phần này.
2. Khi cùng một đàn cá hoặc những đàn các loài quần hợp đồng thời ở trong vùng đặc quyền về kinh tế và ở trong một khu vực tiếp liền với vùng đó, quốc gia ven biển và các quốc gia khác khai thác các đàn này ở trong khu vực tiếp liền cố gắng trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức phân khu vực hay khu vực thích hợp, thỏa thuận với nhau về các biện pháp cần thiết để bảo tồn các đàn cá này trong khu vực tiếp liền.
1. Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có công dân chuyên đánh bắt trong khu vực những loài cá di cư xa ghi ở bảng danh mục của Phụ lục I, cần trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế thích hợp, hợp tác với nhau nhằm bảo đảm việc bảo tồn các loài cá nói trên và đẩy mạnh việc khai thác tối ưu các loài cá đó trong toàn bộ khu vực, ở trong cũng như ở ngoài vùng đặc quyền về kinh tế. Trong những khu vực không có tổ chức quốc tế thích hợp, thì quốc gia ven biển và các quốc gia khác có công dân khai thác các loài cá đó trong khu vực, hợp tác với nhau để lập ra một tổ chức như thế và tham gia vào khu vực của tổ chức này.
2. Khoản 1 được áp dụng thêm vào các quy định khác của phần này.
Không một quy định nào của phần này hạn chế quyền của một quốc gia ven biển cấm, hạn chế hay quy định việc khai thác các loài có vú ở biển chặt chẽ hơn những quy định của phần này, cũng như hạn chế thẩm quyền của một tổ chức quốc tế về việc này nếu có. Các quốc gia hợp tác với nhau nhằm bảo đảm việc bảo vệ các loài có vú ở biển và đặc biệt là qua trung gian của các tổ chức quốc tế thích hợp, tìm mọi cách để bảo vệ, quản lý và nghiên cứu loài cá voi.
1. Các quốc gia có các dòng sông mà ở đó các đàn cá (Poissons anadromes) vào sinh sản là những nước đầu tiên phải quan tâm đến các đàn cá này và phải chịu trách nhiệm trước hết về loại cá này.
2. Quốc gia nguồn gốc của các đàn cá vào sông sinh sản cần chăm lo đến việc bảo tồn các đàn cá đó bằng việc thi hành những biện pháp thích hợp quy định việc đánh bắt trong tất cả các vùng nước nằm bên trong ranh giới ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, cũng như việc đánh bắt nói ở khoản 3, điểm
b. Quốc gia nguồn gốc có thể xác định tổng số được phép đánh bắt các loài cá được sinh sản ra từ các dòng sông của họ, sau khi đã tham khảo các quốc gia nói trong các khoản 3 và 4 đang khai thác các đàn cá đó.
3. a) Chỉ có thể đánh bắt các đàn cá vào sông sinh sản trong các vùng nước nằm bên trong ranh giới ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế, trừ các trường hợp mà việc áp dụng quy định này có thể dẫn đến những rối loạn kinh tế cho một quốc gia không phải là quốc gia nguồn gốc. Đối với việc đánh bắt bên ngoài ranh giới phía ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế, các quốc gia hữu quan cần tham khảo ý kiến của nhau để thỏa thuậ về các thể thức và Điều kiện của việc đánh bắt này, nhưng phải tính đến các đòi hỏi của việc bảo tồn và các nhu cầu của quốc gia nguồn gốc về đàn (stoscks) cá đó.
b) Quốc gia nguồn gốc góp phần giảm bớt đến mức tối thiểu những rối loạn về kinh tế trong các quốc gia khác đang tiến hành khai thác các loài cá này bằng cách tính đến việc đánh bắt bình thường của các quốc gia này và đến các cách mà họ khai thác đàn cá đó, cũng như đến tất cả các khu vực mà các đàn cá đó được khai thác.
c) Các quốc gia nói ở điểm b tham gia qua sự thỏa thuận với các quốc gia nguồn gốc, vào những biện pháp bảo đảm khôi phục các đàn cá vào sông sinh sản, đặc biệt là bằng cách đóng góp tài chính cho các biện pháp này; các quốc gia đó được quốc gia nguồn gốc quan tâm đặc biệt trong việc khai thác các loài cá được sinh sản ra từ các dòng sông của mình.
d) Việc áp dụng quy định liên quan đến các đàn cá vào sông sinh sản ở ngoài vùng đặc quyền về kinh tế được bảo đảm qua sự thỏa thuận giữa quốc gia nguồn gốc và các quốc gia hữu quan khác.
4. Khi các đàn cá vào sông sinh sản di cư đến các vùng nước hoặc đi qua các vùng nước nằm bên trong ranh giới ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia không phải là quốc gia nguồn gốc, quốc gia này hợp tác với quốc gia nguồn gốc nhằm bảo tồn và quản lý các đàn cá đó.
5. Quốc gia nguồn gốc của các đàn cá vào sông sinh sản và các quốc gia khác đánh bắt cá này ký kết các thỏa thuận nhằm áp dụng Điều này, nếu có thể được thì qua trung gian của các tổ chức khu vực.
1. Một quốc gia ven biển mà trong vùng nước của mình loài cá ra biển sinh sản sống phần lớn cuộc đời của chúng chịu trách nhiệm quản lý chúng và chăm lo đến việc các loài cá này vào hoặc ra khỏi vùng nước đó.
2. Chỉ được khai thác các loài cá ra biển sinh sản trong những vùng nước bên trong các ranh giới ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế. Trong các vùng đặc quyền về kinh tế, việc khai thác được tiến hành theo Điều này và các quy định khác của Công ước liên quan đến việc đánh bắt trong các vùng này.
3. Trong những trường hợp mà các loài cá ra biển sinh sản, dù đã đến hay chưa đến thời kỳ sinh sản, di cư qua vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia khác thì việc quản lý các loài cá này, kể cả việc khai thác, được quy định qua thỏa thuận giữa quốc gia nói ở khoản 1 và quốc gia hữu quan kia. Thỏa thuận này cần được bảo đảm việc quản lý hợp lý các loài cá được xem xét và có tính đến trách nhiệm của quốc gia nói ở khoản 1 về việc bảo tồn các loài này.
Phần này không áp dụng đối với các loài định cư, như đã được quy định ở Điều 77, khoản 4.
1. Một quốc gia không có biển có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển trong cùng một phân khu vực hoặc khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng Điều này và các Điều 61 và 62.
2. Các Điều kiện và các thể thức của việc tham gia này được các quốc gia hữu quan ấn định thông qua thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực, đặc biệt tính đến:
a) Sự cần thiết phải tránh mọi động tác có hại cho cộng đồng những người đánh bắt hoặc cho công nghiệp đánh bắt của các quốc gia ven biển;
b) Mức độ quốc gia không có biển, theo đúng Điều này, tham gia hoặc có quyền tham gia, theo các thỏa thuận tay đôi, phân phu vực hay khu vực hiện hành, vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển khác;
c) Mức độ các quốc gia không có biển khác hoặc các quốc gia bất lợi về địa lý tham gia vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế cuả quốc gia ven biển và sự cần thiết tránh cho quốc gia ven biển nào đó hoặc cho khu vực nào đó của quốc gia này một gánh nặng đặc biệt;
d) Những nhu cầu thực phẩm của dân cư ở các quốc gia được xem xét.
3. Khi khả năng đánh bắt của một quốc gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình thì quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hoặc khu vực một cách công bằng cho phép các quốc gia đang phát triển không có biển trong cùng khu vực hay phân khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển thuộc phân khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và Điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các bên. Để áp dụng Điều quy định này, cũng cần tính đến các yếu tố đã nêu ở khoản 2.
4. Các quốc gia phát triển không có biển chỉ có quyền tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật theo Điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành việc đánh bắt trong vùng.
5. Các quy định nói trên được áp dụng không phương hại đến các thỏa thuận được ký kết nếu có trong các phân khu vực hay khu vực, mà ở đó các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia không có biển ở cùng phân khu vực hay khu vực đó những quyền ngang nhau, hoặc ưu tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
1. Các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, vào việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển ở cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng Điều này và các Điều 61 và 62.
2. Trong phần này, thuật ngữ “quốc gia bất lợi về địa lý” có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng như các quốc gia ven biển không thể có một vùng đặc quyền kinh tế riêng.
3. Các Điều kiện và thể thức của việc tham gia đó được các quốc gia hữu quan ấn định thông qua con đường thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực, đặc biệt có tính đến:
a) Sự cần thiết phải tránh mọi tác hại cho cộng đồng những người đánh bắt hay cho công nghiệp đánh bắt của các quốc gia ven biển;
b) Mức độ quốc gia bất lợi về địa lý, theo đúng Điều này, tham gia hoặc có quyền tham gia theo các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực hiện hành, vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển khác;
c) Mức độ các quốc gia bất lợi về địa lý khác và các quốc gia không có biển tham gia vào việc khai thác tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển và sự cần thiết tránh cho quốc gia ven biển nào đó hoặc cho khu vực nào đó của quốc gia ấy phải chịu một gánh nặng đặc biệt;
d) Những nhu cầu về thực phẩm của dân cư ở các quốc gia được xem xét.
4. Khi khả năng đánh bắt của một quốc gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình, quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực một cách công bằng, cho phép các quốc gia đang phát triển bất lợi về địa lý trong cùng một phân khu vực hay khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển trong phân khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và các Điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các bên. Để áp dụng Điều quy định này, cũng cần tính đến các yếu tố đã nêu ở khoản 3.
5. Các quốc gia phát triển bất lợi về địa lý chỉ có quyền tham gia vào việc khai thác tài nguyên sinh vật, theo Điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia phát triển ở cùng một phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, trong khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt, cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành đánh bắt ở trong vùng.
6. Các quy định trên được áp dụng không phương hại đến các thỏa thuận được ký kết nếu có trong các phân khu vực hoặc khu vực mà ở đó các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia bất lợi về địa lý trong cùng khân khu vực hay khu vực các quyền ngang nhau hoặc ưu tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
Các Điều 69 và 70 không áp dụng đối với các quốc gia ven biển có nền kinh tế lệ thuộc rất nặng nề vào việc khai thác tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
1. Các quyền khai thác các tài nguyên sinh vật nêu ở các Điều 69 và 70 không thể chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp cho các quốc gia thứ ba hay cho các công dân của các quốc gia này, dù bằng con đường cho thuê hay bằng giấy phép, hoặc bằng việc thành lập các xí nghiệp liên doanh hay bằng bất cứ một thỏa thuận nào khác mà tác dụng là tạo ra một sự chuyển giao như thế, trừ trường hợp các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác.
2. Điều quy định trên không ngăn cấm các quốc gia hữu quan nhận của quốc gia thứ ba hay các tổ chức quốc tế sự trợ giúp về kỹ thuật hay tài chính nhằm làm dễ dàng cho việc thực hiện các quyền của họ theo đúng Điều 69 và 70, với Điều kiện là việc này không dẫn đến một tác dụng nói ở khoản 1.
1. Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước.
2. Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này.
3. Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác.
4. Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó.
1. Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diên nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.
2. Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
3. Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.
4. Khi một Điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết theo đúng Điều ước đó.
1. Với Điều kiện tuân thủ phần này, các ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế và các đường hoạch định ranh giới được vạch theo đúng Điều 74 đều được ghi lên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó; có trường hợp việc vẽ các ranh giới ngoài hay các đường hoạch định ranh giới đó có thể thay thế bằng các bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng.
3. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hay bản kê các tọa độ đại lý gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.
1. Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.
2. Thềm lục địa không mở rộng ra ngoài các giới hạn nói ở các khoản từ 4 đến 6.
3. Rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng.
4. a) Theo công ước, quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải bằng:
i. Một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa hay,
ii. Một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý;
b) Nếu không có bằng chứng ngược lại, chân dốc lục địa trùng hợp với điểm biến đồi độ dốc rõ nét nhất ở nền dốc
5. Các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa được vạch theo đúng khoản 4, điểm a), điểm nhỏ i) và
ii), nằm cách điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500m là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m, một khoảng cách không quá 100 hải lý.
6. Mặc dù đã có khoản 5, một dải núi ngầm, ranh giới ngoài của thềm lục địa không vượt quá một đường vạch ra ở cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 350 hải lý. Khoản này không áp dụng cho các địa hình nhô cao dưới mặt nước tạo thành các yếu tố tự nhiên của rìa lục địa, như các thềm, ghềnh, sông núi, bãi hoặc mỏm.
7. Quốc gia ven biển ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bằng cách nối liền các điểm cố định xác định bằng hệ tọa độ kinh vĩ độ, thành các đoạn thẳng dài không quá 60 hải lý.
8. Quốc gia ven biển thông báo những thông tin về ranh giới các thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, cho ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng về địa lý. Ủy ban gửi cho các quốc gia ven biển những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ. Các ranh giới do một quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt khoát và có tính chất bắt buộc.
9. Quốc gia ven biển gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc các bản đồ và các Điều chỉ dẫn thích đáng, kể cả các dữ kiện trắc địa, chỉ rõ một cách thường xuyên ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình. Tổng thư ký công bố các tài liệu này theo đúng thủ tục.
10. Điều này không xét đoán trước vấn đề hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.
1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.
2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó.
3. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.
4. Các tài nguyên thiên nhiên ở phần này bao gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư, nghĩa là những sinh vật nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được, hoặc nằm bất động ở đáy, hoặc lòng đất dưới đáy; hoặc là không có khả năng di chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy biển.
1. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này.
2. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các nước khác đã được công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được.
1. Tất cả các quốc gia có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa theo đúng Điều này.
2. Trong Điều kiện thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và ngăn chặn, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, quốc gia ven biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các ống dẫn và dây cáp đó.
3. Tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa cần được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển.
4. Không một quy định nào ở phần này đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển đặt ra các Điều kiện đối với các đường dây cáp hay các đường ống dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của mình, cũng như, không đụng chạm đến đường tài phán của quốc gia này đối với dây và ống dẫn được đặt, hoặc sử dụng trong khuôn khổ của việc thăm dò thềm lục địa của mình hay việc khai khác tài nguyên thiên nhiên của mình, hoặc của việc khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị hay công trình thuộc quyền tài phán của quốc gia này.
5. Khi đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, các quốc gia phải tính đến các dây cáp và ống ngầm đã được đặt trước. Đặc biệt họ cần lưu ý không làm hại đến khả năng sửa chữa các đường dây cáp và ống dẫn đó.
Điều 60 áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết và chi tiết) đối với các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.
Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì.
1. Quốc gia ven biển nộp các khoản đóng góp bằng tiền hay bằng hiện vật về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Các khoản đóng góp được nộp hàng năm tính theo toàn bộ sản phẩm thu hoạch được ở một điểm khai thác nào đó, sau năm năm đầu khai thác điểm đó. Năm thứ 6 tỉ lệ đóng góp là 1% của giá trị hay của khối lượng sản phẩm khai thác được ở điểm khai thác. Sau đó, mỗi năm tỷ lệ này tăng lên 1% cho đến năm thứ 12 và bắt đầu từ năm thứ 12 trở đi tỷ lệ đó ở mức 7%. Sản phẩm không bao gồm các tài nguyên được dùng trong khuôn khổ của việc khai thác.
3. Quốc gia đang phát triển nào là nước chuyên nhập khẩu một khoáng sản được khai thác từ thềm lục địa của mình được miễn các khoản đóng góp đối với loại khoáng sản đó.
4. Các khoản đóng góp này được thực hiện thông qua Cơ quan quyền lực; cơ quan này phân chia các khoản đó cho các quốc gia thành viên, theo tiêu chuẩn phân chia công bằng có tình đến lợi ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển nhất hay các quốc gia không có biển.
1. Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng.
2. Nếu không đi tới một thỏa thuận trong một thời hạn hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
3. Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiều biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng.
4. Khi một Điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới thềm lục địa được thực hiện theo đúng Điều ước đó.
1. Với Điều kiện tuân thủ phần này, các ranh giới ngoài của thềm lục địa và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra theo đúng Điều 83 được ghi rõ lên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó, có trường hợp việc vẽ ranh giới ngoài hay các đường hoạch đinh ranh giới này có thể được thay thế bằng các bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng.
2. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký liên hợp quốc một bản để lưu chiểu, và đối với các bản đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý vị trí của ranh giới ngoài của thềm lục địa, thì gửi đến Tổng thư ký của Cơ quan quyền lực một bản để lưu chiểu.
Phần này không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển được khai thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách đào hầm, bất kể độ sâu của các vùng nước ở nơi ấy là bao nhiêu.
Phần này áp dụng cho tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Điều này không hạn chế về bất cứ phương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng trong vùng đặc quyền về kinh tế theo Điều 58.
1. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những Điều kiện do các quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm:
a) Tự do hàng hải;
b) Tự do hàng không;
c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với Điều kiện tuân thủ Phần VI;
d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với Điều kiện tuân thủ phần VI;
e) Tự do đánh bắt hải sản trong các Điều đã được nêu ở Mục 2;
f) Tự do nghiên cứu khoa học với các Điều kiện tuân thủ các Phần VI và VIII.
2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quân đến các hoạt động trong Vùng.
Biển cả được sử dụng vào các mục đích hòa bình
Không một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào chủ quyền của mình
Mỗi quốc gia, bất kể có biển hay không có biển, đều có quyền Điều khiển các tàu thuyền treo cờ của mình trên biển.
1. Mỗi quốc gia quy định các Điều kiện cho phép tàu thuyền mang quốc tịch của nước mình, các Điều kiện đăng ký các tàu thuyền trên lãnh thổ của mình và các Điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được quyền treo cờ của nước mình. Các tàu thuyền mang quốc tính của quốc gia mà chúng được phép treo cờ. Cần phải có một mối quan hệ thực chất giữa quốc gia và các con tàu.
2. Quốc gia nào cho phép tàu thuyền treo cờ nước mình thì cấp cho tàu thuyền đó các tài liệu có liên quan đến mục đích đó.
1. Các tàu thuyền chỉ hoạt động dưới cờ của một quốc gia và, trừ những trường hợp ngoại lệ đã được quy định rõ ràng trong các hiệp ước quốc tế hay trong Công ước, chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia này khi ở biển cả. Không được thay đổi cờ trong một chuyến đi hay trong một dịp đậu lại, trừ trường hợp có sự chuyển giao thật sự quyền sở hữu hay có thay đổi đăng ký.
2. Một tàu thuyền hoạt động dưới cờ của nhiều quốc gia mà nó sử dụng theo sở thích của mình thì không thể sử dụng đối với mọi quốc gia thứ ba, bất cứ quốc tịch nào trong số đó và có thể được coi như là một tàu thuyền không có quốc tịch.
Các Điều trên không đề cập vấn đề các tàu được dùng vào dịch vụ chính thức của Liên hợp quốc, của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc hay Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
1. Mọi quốc gia đều thực sự thi hành quyền tài phán và sự kiểm soát của mình trong các lĩnh vực hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với các tàu thuyền mang cờ của mình.
2. Đặc biệt mọi quốc gia:
a) Có một sổ đăng ký hàng hải có ghi tên và đặc điểm của các tàu thuyền mang cờ nước mình, trừ các tàu thuyền do kích thước nhỏ không nằm trong quy định quốc tế được chấp nhận chung;
b) Thi hành quyền tài phán theo đúng luật trong nước mình đối với bất kỳ tàu thuyền nào mang cờ nước mình, cũng như đối với thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn thủy thủ về các vấn đề hành chính, kỹ thuật và xã hội liên quan đến tàu thuyền.
3. Mọi quốc gia phải có các biện pháp cần thiết đối với các tàu thuyền mang cờ của nước mình để đảm bảo an toàn trên biển, nhất là về:
a) Cấu trúc, trang bị của tàu thuyền và khả năng đi biển của nó;
b) Thành phần, Điều kiện làm việc và việc đào tạo các thủy thủ, có tính đến các văn bản quốc tế có thể áp dụng được;
c) Việc sử dụng các tín hiệu, tình trạng hoạt động tốt của hệ thống thông tin liên lạc và việc phòng ngừa đâm va.
4. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng:
a) Tàu thuyền nào cũng phải được một viên thanh tra hàng hải có trình độ kiểm tra trước khi đăng ký vào sổ và sau đó, trong những khoảng thời gian thích hợp và trên tàu thuyền cần có các hải đồ, các tài liệu về hàng hải, cũng như dụng cụ và máy móc hàng hải mà sự an toàn hàng hải đòi hỏi;
b) Tàu thuyền nào cũng phải được giao cho một thuyền trưởng và các sĩ quan có trình độ chuyên môn cần thiết, đặc biệt là việc Điều động, hàng hải, thông tin liên lạc và Điều khiển các máy, thủy thủ có trình độ chuyên môn cần thiết và đủ số so với loại tàu thuyền, kích thước, máy móc và trang bị của tàu thuyền;
c) Thuyền trưởng, các sỹ quan và ở mức độ cần thiết, đoàn thủy thủ hoàn toàn nắm vững và sẵn sàng tôn trọng các quy tắc quốc tế có thể áp dụng được về việc cứu sinh trên biển, việc phòng ngừa các tai nạn đâm va, việc ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển và việc duy trì thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện
5. Khi thi hành các biện pháp nói ở các khoản 3 và 4, mỗi quốc gia buộc phải tuân thủ các quy tắc, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung và thi hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các quy tắc, thủ tục và tập quán nói trên được tôn trọng.
6. Quốc gia nào có những lý do đúng đắn để nghĩ rằng quyền tài phán và quyền kiểm soát thích hợp đối với một tàu thuyền đã không được thi hành, thì có thề thông báo những sự kiện đó cho quốc gia mà tàu mang cờ. Khi được thông báo, quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành Điều tra và nếu cần, có các biện pháp Điều chỉnh cần thiết.
7. Mỗi quốc gia ra lệnh mở cuộc Điều tra do một hay nhiều nhân vật có đầy đủ thẩm quyền tiến hành, hoặc là cuộc Điều tra được tiến hành trước những nhân vật đó về bất cứ tai nạn nào trên biển hay sự cố hàng hải nào xảy ra trên biển cả có liên quan đến một chiếc tàu mang cờ của nước mình và đã gây ra chết người hay gây trọng thương cho những công dân của một quốc gia khác, hoặc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho tàu thuyền và công trình thiết bị của một quốc gia khác hay cho môi trường biển. Quốc gia mà tàu mang cờ và quốc gia hữu quan đó tổ chức về một tai nạn trên biển hay một sự cố hàng hải thuộc loại này.
Các tàu chiến trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
Các tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va hay bất kỳ sự cố hàng hải nào trên biển cả mà trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm kỷ luật thuộc về thuyền trưởng hoặc thuộc về bất kỳ thành viên nào trong đoàn thủy thủ của con tàu, chỉ có thể yêu cầu truy tố hình sự hay thi hành kỷ luật họ trước các nhà đương cục tư pháp hay hành chính của quốc gia mà tàu mang cờ hoặc là của quốc gia mà đương sự mang quốc tịch.
2. Về mặt kỷ luật, quốc gia nào đã cấp bằng chỉ huy hay giấy chứng nhận khả năng hoặc giấy phép, là quốc gia duy nhất có thẩm quyền công bố, với việc tôn trọng các thủ tục họp pháp, thu hồi các bằng hay chứng chỉ đó không thuộc quốc tịch của quốc gia đó.
3. Không thể ra lệnh bắt hay giữ chiếc tàu, ngay cả trong khi tiến hành công việc dự thẩm, nếu không phải là nhà đương cục của quốc gia mà tàu mang cờ.
1. Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước mình, trong chừng mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ hay cho hành khách trên tàu, phải:
a) Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển;
b) Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như được thông báo những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà người ta có thể chờ đợi một cách hợp lý là thuyền trưởng phải xử lý như thế;
c) Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va, giúp đỡ chiếc tàu kia, đoàn thủy thủ và hành khách của nó và, trong phạm vi có thể, cho chiếc tàu đó biết tên và cảng đăng ký của tàu mình, và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cập bến.
2. Tất cả các quốc gia ven biển tạo Điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và hoạt động của một cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu trợ thích hợp và hiệu quả, để đảm bảo an toàn hàng hải và hàng không, và nếu có thể, thì hợp tác với những nước láng giềng của mình trong khuôn khổ của những dàn xếp có tính chất khu vực, để thực hiện mục đích nói trên.
Mọi quốc gia đều thi hành các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa và trừng trị việc chuyên chở nô lệ trên các tàu được phép mang cờ của nước mình, và để ngăn ngừa việc lạm dụng sắc cờ của mình vào mục đích nói trên. Mọi người nô lệ ẩn náu ở trên một chiếc tàu, dù con tàu này mang cờ của bất kỳ quốc gia nào, cũng được tự do ipso-facto (ngay tức khắc).
Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, bằng mọi khả năng của mình, để trấn áp cướp biển trên biển cả hay ở bất kỳ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.
Một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:
a) Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:
i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển cả;
ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;
b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay cướp biển;
c) Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm những hành động được xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các hành động đó.
Những hành động cướp biển, như đã được xác định ở Điều 101, của một tàu chiến hay một tàu Nhà nước hay một phương tiện bay của Nhà nước bị đoàn thủy thủ hay đội bay nổi loạn làm chủ, được coi là hành động của các tàu hay phương tiện bay tư nhân.
Những tàu hay phương tiện bay mà kể kiểm soát nó thực sự, chủ trương sử dụng để phạm một trong những hành động được nêu ở Điều 101, được coi là những tàu hay phương tiện bay cướp biển. Những chiếc tàu hay phương tiện bay đã được dùng để phạm những hành động nói trên cũng được coi là tàu hay phương tiện bay cướp biển chừng nào nó còn ở dưới quyền kiểm soát của những người gây ra những hành động đó.
Một con tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển có thể giữ quốc tịch của mình. Việc giữ hay mất quốc tịch do luật trong nước của quốc gia đã trao quốc tịch đó Điều chỉnh.
Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bất giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó. Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong cuộc.
Khi bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị tình nghi là cướp biển mà không có lý do đầy đủ, quốc gia nào đã tiến hành việc bắt giữ đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào do hành động đó gây ra đối với quốc gia mà tàu mà phương tiện bay đó mang quốc tịch.
Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiện bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này, mới có thể thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển.
1. Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp việc buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích do các tàu đi lại ở biển cả tiến hành, vi phạm các công ước quốc tế.
2. Mọi quốc gia khi đã có lý do chính đáng để cho rằng một tàu mang cờ của nước mình đang buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích đều có thể yêu cầu các quốc gia khác hợp tác để chấm dứt việc buôn bán đó.
1. Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp phát sóng không được phép từ biển cả.
2. Trong Công ước “phát sóng không được phép” là các cuộc phát thanh và vô tuyến truyền hình nhằm vào quảng đại quần chúng từ một chiếc tàu hay một thiết bị ở biển cả vi phạm các quy chế quốc tế, trừ việc phát các tín hiệu cấp cứu.
3. Người nào tiến hành truyền các cuộc phát sóng không được phép đều có thể bị truy tố trước tòa án của:
a) Quốc gia mà chiếc tàu phát sóng mang cờ;
b) Quốc gia đăng ký của thiết bị;
c) Quốc gia mà người nói trên là công dân;
d) Mọi quốc gia mà ở đó các cuộc phát sóng có thể thu được;
e) Mọi quốc gia có các đài thông tin vô tuyến được phép đã bị nhiễu do các cuộc phát sóng đó.
4. Ở biển cả, một quốc gia có quyền tài phán ở theo đúng khoản 3, có thể theo đúng Điều 110, bắt bất kỳ người nào hay giữ bất kỳ chiếc tàu nào truyền các cuộc phát sóng không được phép và tịch thu phương tiện phát sóng.
1. Trừ những trường hợp mà việc can thiệp là căn cứ vào những quyền do hiệp ước mang lại, một tàu chiến khi gặp một tàu nước ngoài ở trên biển cả không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ như đã nêu ở các Điều 95 và 96, chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó:
a) Tiến hành cướp biển;
b) Chuyên chở nô lệ;
c) Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu mang cờ có quyền tài phán theo Điều 109;
d) Không có quốc tịch; hay
e) Thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của mình.
2. Trong những trường hợp nêu ở khoản 1, tàu chiến có thể kiểm tra các giấy tờ cho phép mang cờ. Vì mục đích này, tàu chiến có thể phái một chiếc xuồng, dưới sự chỉ huy của một sĩ quan, đến gần chiếc tàu bị tình nghi. Sau khi kiểm tra các tài liệu, nếu vẫn còn nghi vấn thì có thể tiếp tục Điều tra trên tàu với một thái độ hết sức đúng mực.
3. Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với Điều kiện là chiếc tàu này không phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi.
4. Các Điều quy định này được áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với các phương tiện bay quân sự.
5. Các Điều quy định này cũng được áp dụng đối với tất cả các tàu thuyền hay phương tiện bay khác đã được phép một cách hợp lệ và mang những dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ rằng chúng được sử dụng cho một cơ quan Nhà nước.
1. Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể được tiến hành nếu những nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó. Việc truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với Điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất thiết là chiếc tàu ra lệnh cho tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp dừng lại cũng phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này nhận được lệnh. Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy định ở Điều 33, việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các quyền, mà việc thiết lập vùng tiếp giáp có nhiệm vụ bảo vệ.
2. Quyền truy đuổi được áp dụng matatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với những hành động vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển có thể áp dụng, theo đúng Công ước, cho vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, kể cả các vùng an toàn bao quanh các thiết bị ở thềm lục địa, nếu các vi phạm này đã xảy ra trong các vùng nói trên.
3. Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác.
4. Việc truy đuổi chi được coi như bắt đầu, nếu chiếc tàu truy đuổi bằng các phương tiện có thể sử dụng được mà mình có, biết một cách chắc chắn là chiếc tàu bị đuổi, hay một những trong chiếc xuồng của nó hoặc các phương tiện đi biển khác hoạt động thành tốp và dùng chiếc tàu bị truy đuổi làm chiếc tàu mẹ, đang ở bên trong ranh giới của lãnh hải, hay tùy theo trường hợp đang ở trong vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế hay ở trên thềm lục địa. Việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu nhìn hoặc nghe bắt nó dừng lại, ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận biết được.
5. Quyền truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi các tàu chiến hay các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có mang các dấu hiện ở bên ngoài chỉ rõ rang rằng, các tàu hay phương tiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan Nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này.
6. Trong trường hợp mà chiếc tàu bị một phương tiện bay truy đuổi:
a) Các khoản 1 đến 4 được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết và chi tiết);
b) Phương tiện bay nào phát lệnh dừng lại phải tự mình truy đuổi chiếc tàu cho đến lúc một chiếc tàu hay phương tiện bay khác của quốc gia ven biển; sau khi được phương tiện bay nói trên thông báo, đã đến những vị trí để tiếp tục cuộc truy đuổi nếu như phương tiện đầu tiên không thể tự mình giữ được chiếc tàu. Để chứng minh cho việc bắt một chiếc tàu dừng lại ở ngoài lãnh hải là đúng, thì riêng việc phát hiện chiếc tàu này đã vi phạm hay bị nghi ngờ là vị phạm là chưa đủ, mà còn phải xác định đồng thời xem nó có bị phương tiện bay hay tàu khác yêu cầu dừng lại và việc truy đuổi này phải không hề bị gián đoạn.
7. Không thể đòi hủy lệnh giữ một chiếc tàu bị bắt ở địa điểm thuộc quyền tài phán của một quốc gia và bị dẫn độ về một cảng của quốc gia này để cho các nhà đương cục có thẩm quền tiến hành Điều tra với lý do duy nhất là vì hoàn cảnh bắt buộc chiếc tàu đó đã đi có hộ tống qua một phần của vùng đặc quyền về kinh tế hay của biển cả.
8. Một chiếc tàu đã bị bắt dừng lại hay bị bắt ở ngoài lãnh hải trong những hoàn cảnh không chứng minh được cho việc sử dụng quyền truy đuổi thì được bồi thường về mọi tổn thất hay tổn hại nếu có.
1. Mọi quốc gia có quyền đặt các dây cáp hay ống dẫn ngầm ở đáy biển cả bên ngoài thềm lục địa.
2. Điều 79, khoản 5, được áp dụng đối với đường dây cáp và ống dẫn ngầm này.
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để coi là hành động vi phạm có thể bị trừng phạt: một chiếc tàu mang cờ của quốc gia đó hay một người thuộc quyền tài phán của quốc gia đó đã cố ý hay do cẩu thả mà làm cho một đường dây cáp cao thế hay một đường ống dẫn ngầm ngoài biển cả bị đứt đoạn hay hư hỏng một đường dây cáp điện báo hay điện thoại ngầm trong chừng mực có nguy cơ làm rối loạn hay làm gián đoạn thông tin điện báo hay điện thoại. Điều quy định này cũng áp dụng cho bất kỳ hành động nào có thể gây nên tình trạng các đường dây cáp hay ống dẫn ngầm nói trên bị cắt đứt hoặc hư hỏng hay cố ý nhằm gây nên tình trạng đó. Tuy nhiên, Điều quy định này không áp dụng khi việc làm đứt đoạn hay hư hỏng đường dây cáp và ống dẫn là hành động của những người, sau khi đã thi hành tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh gây ra tình trạng đó, chỉ hành động nhằm mục đích chính đáng cứu lấy sinh mạng hay con tàu của họ.
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để trong trường hợp một dây cáp hay một ống dẫn ngầm ở biển cả bị đứt đoạn hay hư hỏng do việc đặt một dây cáp hay một ống dẫn ngầm khác của một người có quyền tài phán của mình, người này phải chịu những phí tổn để sửa chữa những thiệt hại mà mình gây ra.
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để người chủ của con tàu nào đưa ra được chứng cứ chứng minh rằng đã chịu mất một chiếc neo, một tấm lưới hay một phương tiện đánh bắt khác nhằm trành làm hư hỏng một dây cáp hay một ống dẫn ngầm, thì được người người sở hữu của dây cáp hay một ống dẫn ngầm bồi thường, với Điều kiện là người chủ của con tàu đó đã dùng mọi biện pháp đề phòng hợp lý.
Tất cả các quốc gia đều có quyền cho công dân của mình đánh bắt ở biển cả, với Điều kiện:
a) Tuân theo các nghĩa vụ ghi trong công ước;
b) Tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như các lợi ích của các quốc gia ven biển như đã được trù định, đặc biệt là trong Điều 63, khoản 2 và trong các Điều từ 64 đến 67; và
c) Tuân theo mục này
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ định ra các biện pháp có thể cần thiết để áp dụng đối với các công dân của mình nhảm bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả hoặc hợp tác với các quốc gia khác trong việc định ra các biện pháp như vậy.
Các quốc gia hợp tác với nhau trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật ở biển cả. Các quốc gia có công dân khai thác tài nguyên sinh vật khác nhau ở trong cùng một khu vực hoặc các tài nguyên sinh vật giống nhau, thương lượng với nhau để có những biện pháp cần thiết trong việc bảo tồn các tài nguyên đó. Nhằm mục đích đó, nếu cần, các nước này hợp tác để lập ra các tổ chức đánh bắt phân khu vực hoặc khu vực.
1. Khi quy định khối lượng cho phép đánh bắt và thi hành các biện pháp khác để bảo tồn các tài nguyên sinh vật ở biển cả, các quốc gia phải:
a) Dựa trên những số liệu đáng tin cậy nhất của mình, quan tâm đến việc khôi phục hay duy trì các đàn (stocks), những loài khai thách ở những mức độ đảm bảo năng suất ổn định tối đa, có chú ý tới những yếu tố sinh thái và kinh tế thích đáng, kể cả những nhu cầu đặc biệt của những quốc gia đang phát triển và có tính đến những phương pháp đánh bắt, đến quan hệ hỗ tương giữa các đàn (stocks) và đến tất cả mọi quy phạm quốc tế tối thiểu thường được kiến nghị chung trong phạm vi phân khu vực, khu vực hay thế giới;
b) Quan tâm đến những tác động của các biện pháp này đối với những loài quần vợt với các loài bị khai thác hay phụ thuộc vào chúng, để duy trì và khôi phục các đàn (stocks) của các loài quần hợp hay phụ thuộc này ở mức độ mà việc sinh sản của chúng không có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng.
2. Các thông tin khoa học sẵn có, những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và đến khả năng của nghề cá và các dữ kiện khác liên quan đến việc bảo tồn và các đàn cá được phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền phân khu vực, khu vực hay thế giới, và nếu được, với sự tham gia của tất cả các quốc gia hữu quan.
3. Các quốc gia hữu quan chăm lo sao cho những biện pháp bảo tồn và việc áp dụng những biện pháp đó không dẫn đến một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với bất cứ ngư dân nào, bất kể họ là công dân của quốc gia nào.
Điều 65 cũng áp dụng cho việc bảo tồn và quản lý các loài có vú ở biển cả.
1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
2. Với Điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.
3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Trong Công ước, “biển kín hay nửa kín” là một vịnh, một vũng hay một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn do chủ yếu hay các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành.
Các quốc gia ở ven bở một biển kín hay nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước. Vì mục đích này, trực tiếp hoặc qua trung gian của một tổ chức khu vực thích hợp, các quốc gia này cố gắng:
a) Phối hợp trong việc quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật của biển;
b) Phối hợp trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ có liên quan đến việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;
c) Phối hợp các chính sách khoa học của họ, và nếu có thể, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học chung trong vùng được xem xét;
d) Nếu có thể thì mời các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế hữu quan hợp tác với họ trong việc áp dụng Điều này.
1. Trong Công ước:
a) “Quốc gia không có biển” (Etat sans littoral) có nghĩa là mọi quốc gia không có bờ biển;
b) “Quốc gia quá cảnh” (Etat de transit) là mọi quốc gia có hay không có bờ biển, ở giữa một quốc gia không có bờ biển và biển, việc vận chuyển quá cảnh phải đi qua quốc gia đó;
c) “Vận chuyển quá cảnh” (trafic en transit) là việc quá cảnh người, hàng hóa, của cải và các phương tiện vận tải qua lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia quá cảnh, khi quãng đường ở trên lãnh thổ này, dù có hoặc không có việc chuyển tải, việc lưu kho, việc chở hàng bị ngắt quãng hay việc thay đổi phương thức vận chuyển, chỉ là một phần của một chuyến đi hoàn chỉnh hay bắt đầu kết thúc trên lãnh thổ của quốc gia không có bờ biển;
d) “Phương tiện vận chuyển” (moyens de transport) là:
i. Phương tiện chạy trên đường sắt, tàu đi biển, tàu chạy trên hồ, trên sông và các xe cộ trên đường bộ;
ii. Khi các Điều kiện địa phương bắt buộc, là những người khuân vác hoặc súc vật kéo.
2. Các quốc gia không có biển và các quốc gia quá cảnh có thể thỏa thuận xếp vào các phương tiện vận chuyển các ống dẫn và ống dẫn khí đốt và các phương tiện khác ngoài các phương tiện đã nêu ở khoản 1.
1. Các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và từ biển vào để sử dụng các quyền được trù định trong Công ước, kể cả các quyền liên quan đến tự do trên biển cả và liên quan đến di sản chung của loài người. Vì mục đích ấy, các quốc gia đó được hưởng tự do quá cảnh qua lãnh thổ của các quốc gia quá cảnh bằng mọi phương tiện vận chuyển.
2. Các Điều kiện và thể thức sử dụng quyền tự do quá cảnh được thỏa thuận giữa các quốc gia không có biển và các quốc gia quá cảnh hữu quan qua con đường thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực.
3. Trong việc sử dụng chủ quyền toàn vẹn trên lãnh thổ của mình, các quốc gia quá cảnh có quyền ra tất cả mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng, các quyền và các Điều kiện thuận lợi được quy định trong phần này vì lợi ích của quốc gia không có biển, không hề đụng chạm đến lợi ích chính đáng của quốc gia quá cảnh.
Các quy định của Công ước cũng như các Điều ước đặc biệt liên quan đến việc sử dụng quyền ra biển và đi từ biển vào trù định các quyền và các Điều kiện thuận lợi cho các quốc gia không có biển do vị trí địa lý đặc biệt của quốc gia đó, bị loại trừ khỏi việc áp dụng Điều khoản tối huệ quốc.
1. Việc vận chuyển quá cảnh không phải nộp thuế quan, thuế hay mọi khoản lệ phí khác, ngoài các khoản thuế trả cho các dịch vụ đặc biệt liên quan đến việc vận chuyển đó.
2. Các phương tiện vận chuyển quá cảnh và các Điều kiện thuận lợi khác cho việc quá cảnh dành cho quốc gia không có biển và được quốc gia này sử dụng, không phải chịu các thứ thuế hay các khoản lệ phí cao hơn các khoản phải trả cho việc sử dụng các phương tiện vận chuyển của quốc gia quá cảnh.
Để tạo Điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh, vùng miễn thuế hay các Điều kiện hải quan thuận lợi khác có thể trù định ở cảng vào và cảng ra của các quốc gia quá cảnh, qua con đường thỏa thuận giữa quốc gia này và các quốc gia không có biển.
Khi trong các quốc gia quá cảnh không có các phương tiện vận chuyển cho phép sử dụng thật sự quyền tự do quá cảnh, hoặc khi các phương tiện hiện có, kể cả các trang thiết bị cảng, không thích đáng về bất cứ một phương diện nào, quốc gia quá cảnh và quốc gia không có biển hữu quan có thể hợp tác để đóng hay cải tiến các phương tiện hiện có.
1. Quốc gia quá cảnh thi hành mọi biện pháp thích hợp để tránh mọi tình trạng chậm trễ hay những khó khăn có tính chất kỹ thuật trong việc vận chuyển quá cảnh.
2. Các nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia quá cảnh không có biển, trong trường hợp có tình trạng chậm trễ hay khó khăn, hợp tác để nhanh chóng loại trừ các nguyên nhân của tình trạng đó.
Các tàu mang cờ của một quốc gia không có biển được hưởng trong các cảng biển sự đối xử bình đẳng như các tàu nước ngoài khác.
Công ước không có hàm ý rút bớt những Điều kiện thuận lợi rộng rãi hơn những Điều mà Công ước đã trù định và đã được sự thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên hay đã được một quốc gia thành viên chấp nhận. Công ước cũng tuyệt đối không cấm các quốc gia thành viên trong tương lai dành những Điều kiện thuận lợi rộng rãi hơn.
Trong phần này
a) “Tài nguyên” (ressources) là tất cả các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí in situ (ở ngay tại chỗ) trong Vùng, nằm ở đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển này, kể cả các khối đá kim (nodules polymétalliques);
b) Các tài nguyên, một khi đã được khai thác từ Vùng, được gọi là “các khoáng sản” (minéraux)
1. Phần này được áp dụng đối với Vùng
2. Các hoạt động tiến hành trong Vùng do phần này Điều chỉnh.
3. Việc gửi lưu chiểu các bản đồ hay bản kê các tọa độ địa lý xác định vị trí các ranh giới nêu ở Điều 1, khoản 1, cũng như việc công bố các bản đồ hay bản kê tọa độ đó, do phần VI Điều chỉnh.
4. Không một Điều nào của quy định này đụng chạm đến việc xác đinh ranh giới ngoài của thềm lục địa theo đúng phần VI hay đến hiệu lực của các Điều ước liên quan đến việc hoạch định ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau.
Phần này cũng như các quyền được hưởng hay được thực hiện theo phần này không ảnh hưởng đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên Vùng hay đến chế độ pháp lý của vùng trời ở phía trên vùng nước này.
Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người.
1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.
2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực.
3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận.
Trong cách xử sự chung liên quan đến Vùng, các quốc gia tuân theo phần này, các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Liên Hợp quốc và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, với sự quan tâm giữ gìn hòa bình và an ninh, đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau.
1. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ quan tâm đến việc bảo đảm cho các hoạt động trong Vùng, dù do bản thân các quốc gia đó, do các xí nghiệp Nhà nước của họ hoặc do các tự nhiên nhân hay pháp nhân mang quốc tịch của họ hoặc chịu sự kiểm soát thật sự của họ hay các công dân của họ, được tiến hành theo đúng với phần này. Các tổ chức quốc tế cũng có nghĩa vụ như vậy với các hoạt động trong vùng.
2. Không phương hại đến các quy tắc của pháp luật quốc tế và đến Điều 22 của Phụ lục III, một quốc gia thành viên hay một tổ chức quốc tế phải chịu những trách nhiệm về các thiệt hại do một thiếu sót của mình đối với những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo phần này; các quốc gia thành viên hay các tổ chức quốc tế khi cùng hành động thì phải liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quốc gia thành viên không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do một thiếu sót như vậy của một người do quốc gia này bảo trợ theo Điều 153; khoản 2, điểm b, nếu quốc gia này đã thi hành tất cả các biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo đảm việc tôn trọng thật sự phần này của các phụ lục có liên quan, như đã trù định trong Điều 153, khoản 4 và Điều 4 khoản 4 của Phụ lục III.
3. Các quốc gia thành viên là hội viên của các tổ chức quốc tế cần thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc áp dụng Điều này đối với các tổ chức đó.
1. Các hoạt động trong vùng được tiến hành, như đã được ghi nhận rõ ràng trong phần này, là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và có lưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu cầu của quốc gia đang phát triển và của các dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác được Liên hợp quốc thừa nhận theo đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng.
2. Cơ quan quyền lực bảo đảm việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến hành trong Vùng qua một bộ máy thích hợp theo đúng Điều 160 khoản 2, điểm f, điểm nhỏ i, đem lại.
Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử và không phương hại đến các Điều quy định khác của phần này.
1. Trong trường hợp các vỉa tài nguyên của Vùng trải rộng ra ngoài ranh giới của Vùng, thì những hoạt động tiến hành trong Vùng cũng được mở rộng như thế, nhưng phải tính đến các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với các vỉa tài nguyên nói trên.
2. Một phương thức tham khảo ý kiến với quốc gia hữu quan, và nhất là phương thức thông báo trước, đặt ra để tránh bất kỳ sự xâm phạm nào đến các quyền và lợi ích đó. Trong những trường hợp mà các hoạt động tiến hành trong Vùng có thể dẫn đến việc khai thác các tài nguyên ở phía trong các ranh giới thuộc quyền tài phán quốc gia của một quốc gia ven biển thì cần phải có sự đồng ý trước của quốc gia này.
3. Phần này cũng như các quyền được thừa nhận hay được sử dụng theo phần này, không xâm phạm đến quyền của quốc gia ven biển được thi hành những biện pháp phù hợp với các quy định tương ứng của phần XII có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế hay loại bỏ một mối nguy hiểm nghiêm trọng và sắp xảy ra đối với vùng duyên hải của họ hoặc đối với các lợi ích có liên quan do một tình trạng ô nhiễm hay một sự đe dọa ô nhiễm nảy sinh từ tất cả các hoạt động tiến hành trong Vùng hay do tất cả các tai nạn khác gây ra bởi các hoạt động đó.
1. Việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng được tiến hành nhằm những mục đích hoàn toàn hòa bình và vì lợi ích của toàn thể loài người theo đúng phần XIII.
2. Cơ quan quyền lực có thể thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học biển đối với Vùng và các tài nguyên của Vùng và có thể ký các hợp đồng nhằm mục đích này. Cơ quan quyền lực tạo Điều kiện thuận lợi, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng; phối hợp, phổ biến các kết quả của các công trình nghiên cứu và phân tích đó khi chúng sẵn sàng sử dụng được.
3. Các quốc gia thành viên có thể tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học biển trong Vùng. Các quốc gia này tạo Điều kiện dễ dàng cho việc hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học biển trong vùng, bằng cách:
a) Tham gia các chương trình quốc tế và khuyến khích việc hợp tác về nghiên cứu khoa học biển do nhân viên của các nước và nhân viên của Cơ quan quyền lực thực hiện;
b) Quan tâm đến việc các chương trình, được soạn thảo qua trung gian của Cơ quan quyền lực hay tùy theo tình hình, qua trung gian của các tổ chức quốc tế khác, vì lợi ích của các quốc gia đang phát triển và các quốc gia kém phát triển về mặt kỹ thuật, nhằm:
i. Tăng cường tiềm lực nghiên cứu của họ;
ii. Đào tạo nhân viên của quốc gia đó và nhân viên của Cơ quan quyền lực về kỹ thuật và về ứng dụng công trình nghiên cứu tiến hành trong Vùng;
c) Phổ biến một cách có hiệu quả các kết quả nghiên cứu và phân tích, khi các kết quả này có thể sử dụng được, qua trung gian của Cơ quan quyền lực hay nếu có thể, qua các bộ máy quốc tế khác.
1. Theo đúng Công ước, Cơ quan quyền lực thi hành các biện pháp để:
a) Nắm được những kỹ thuật và kiến thức khoa học liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng; và
b) Tạo Điều kiện thuận lợi và khuyến khích việc chuyển giao cho các quốc gia đang phát triển các kỹ thuật và kiến thức khoa học nói trên, sao cho mọi quốc gia thành viên đều được hưởng.
2. Vì mục đích này, Cơ quan quyền lực và các quốc gia thành viên hợp tác để thúc đẩy việc chuyển giao kỹ thuật và các kiến thức khoa học liên quan đến những hoạt động tiến hành trong Vùng sao cho Xí nghiệp và tất cả các quốc gia thành viên đều có thể được hưởng. Đặc biệt, Cơ quan quyền lực và các quốc gia thành viên đề xuất hoặc khuyến khích:
a) Các chương trình để chuyển giao cho Xí nghiệp và cho các quốc gia đang phát triển các kỹ thuật liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng, nhất là trù định cho Xí nghiệp và các quốc gia đang phát triển, những Điều kiện thuận lợi để nắm được các kỹ thuật thích hợp theo những thể thức và các Điều kiện công bằng hợp lý;
b) Những biện pháp nhằm bảo đảm sự tiến bộ về kỹ thuật của Xí nghiệp và những kỹ thuật trong nước của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là tạo Điều kiện cho nhân viên của Xí nghiệp và của các quốc gia này được đào tạo về khoa học và kỹ thuật biển, cũng như được tham gia đầy đủ vào các hoạt động tiến hành trong vùng.
Đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, các biện pháp cần thiết phải được thi hành theo đúng Công ước để bảo vệ có hiệu quả môi trường biển chống lại những tác hại có thể do các hoạt động đó gây ra. Vì mục đích đó, Cơ quan quyền lực định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp, đặc biệt nhằm để:
a) Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm môi trường biển, kể cả vùng duyên hải và đối phó với những nguy cơ khác đe dọa môi trường đó, cũng như với bất kỳ sự biến động nào về tình trạng cân bằng sinh thái của môi trường biển, bằng cách, đặc biệt chú ý đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường chống lại những tác hại của những hoạt động như khoan, nạo vét, đào, loại bỏ các chất thải, xây dựng và khai thác hay bảo dưỡng các thiết bị, ống dẫn và các phương tiện khác được sử dụng vào các hoạt động này;
b) Bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của Vùng và phòng ngừa thiệt hại đối với hệ thực vật và động vật ở biển.
Đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, những biện pháp cần thiết phải được thi hành để bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả sự sống của con người. Vì mục đích ấy, Cơ quan quyền lực định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp để bổ sung cho pháp luật quốc tế hiện tại như đã ghi trong các hiệp ước về vấn đề này.
1. Các hoạt động được tiến hành trong Vùng cần phải được quan tâm một cách hợp lý đến các hoạt động khác đang được thực hiện trong môi trường biển.
2. Các Điều kiện sau đây được áp dụng cho các thiết bị được sử dụng cho các hoạt động tiến hành trong Vùng:
a) Các thiết bị này chỉ được xây lắp, bố trí và tháo gỡ theo đúng với phần này và trong các Điều kiện do các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực đề ra. Việc xây lắp, bố trí và tháo gỡ chúng phải được thông báo đúng thủ tục và cần phải duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các thiết bị đó;
b) Các thiết bị này không được đặt ở các vị trí có thể gây trở ngại cho việc sử dụng các đường giao thông được thừa nhận là thiết yếu đối với hàng hải quốc tế, cũng không được đặt trong các vùng mật độ đánh cá tập trung;
c) Các thiết bị này được các vùng an toàn bao quanh; các vùng an toàn này được đánh dấu một cách thích hợp để bảo đảm an toàn cho bản thân và các thiết bị đó và cho hàng hải. Hình thể và vị trí của các Vùng an toàn này được xác định sao cho chúng không tạo thành một vành đai cản trở các tàu thuyền đi đến một số Vùng biển nào đó một cách hợp pháp, hay cản trở giao thông trên các đường hàng hải quốc tế;
d) Các thiết bị này được dùng vào những mục đích hoàn hòa bình;
e) Các thiết bị này không có quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng; sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hay thềm lục địa.
3. Các hoạt động khác diễn ra trong môi trường biển được tiến hành với sự chú ý đúng mức đến các hoạt động được tiến hành trong Vùng.
Việc tham gia của các quốc gia đang phát triển vào các hoạt động tiến hành trong Vùng được khuyến khích, như đã được trù định rõ ràng trong phần này, với sự chú ý thích đáng đến các nhu cầu và lợi ích đặc biệt của các quốc gia này, và nhất là nhu cầu đặc biệt của các quốc gia đang phát triển không có biển hay ở vào hoàn cảnh địa lý bất lợi, cần vượt qua những trở ngại do vị trí bất lợi của họ gây ra, đặc biệt là vì họ ở xa Vùng và việc họ đến Vùng và rời khỏi Vùng đều khó khăn.
Tất cả các di vật khảo cổ hay lịch sử tìm thấy ở trong Vùng, đều được bảo tồn hay nhượng lại, vì lợi ích của toàn thể loài người, đặc biệt quan tâm đến các quyền ưu tiên của quốc gia hay của nơi xuất xứ hoặc của quốc gia xuất xứ về văn hóa, hay còn của quốc gia xuất xứ về lịch sử hay khảo cổ.
Các hoạt động tiến hành trong Vùng, như đã được trù định rõ ràng trong phần này, phải làm sao tạo Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hài hòa nền kinh tế thế giới và sự mở rộng một cách cân đối nền thương mại quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế vì sự phát triển toàn diện của tất cả các quốc gia, và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và nhằm:
a) Khai thác các tài nguyên của Vùng;
b) Quản lý một cách có phương pháp, chắc chắn và hợp lý các tài nguyên của Vùng, đặc biệt quan tâm làm sao cho các hoạt động tiến hành trong Vùng có hiệu quả, tránh bất kỳ sự lãng phí nào, theo đúng những nguyên tắc đúng đắn về bảo tồn.
c) Tăng cường các khả năng tham gia vào các hoạt động này, đặc biệt là phù hợp với Điều 144 và Điều 148;
d) Bảo đảm cho Cơ quan quyền lực được dự phần vào các thu nhập và việc chuyển giao kỹ thuật cho Xí nghiệp và cho các quốc gia đang phát triển theo đúng Công ước;
e) Tùy theo nhu cầu, tăng thêm số lượng khoáng sản khai thác từ Vùng để cùng với các khoáng sản khai thác từ nguồn khác, bảo đảm cung cấp cho người tiêu thụ các khoáng sản này;
f) Tạo Điều kiện thuận lợi để hình thành giá cả đúng và ổn định đối với các khoáng sản được khai thác từ Vùng, cũng như các khoáng sản từ các nguồn khác, có lợi cho người sản xuất và đúng mức cho người tiêu thụ, bảo đảm sự cân bằng lâu dài giữa cung và cầu;
g) Tạo cho tất cả các quốc gia thành viên, bất kể chế độ xã hội và kinh tế hay địa lý của họ như thế nào, có những khả năng to lớn hơn trong việc tham gia khai thác các tài nguyên của Vùng, và ngăn cản việc độc quyền hóa các hoạt động tiến hành trong Vùng;
h) Bảo vệ các quốc gia đang phát triển, theo đúng Điều 151, khỏi những ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hay thu nhập về xuất khẩu của họ do việc hạ giá của một khoáng sản trong số các khoáng sản được khai thác trong Vùng hay do sự giảm bớt khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản này, trong chừng mực mà việc hạ giá hay giảm bớt đó do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra;
i) Khai thác di sản chung vì lợi ích của toàn thể loài người;
j) Làm sao cho những Điều kiện tiếp xúc với các thị trường để nhập khẩu các khoáng sản khai thác từ Vùng và nhập khẩu những sản phẩm đầu tiên được rút ra từ những khoáng sản này, không thuận lợi hơn những Điều kiện thuận lợi nhất áp dụng cho việc nhập khẩu các khoáng sản và các sản phẩm đầu tiên khai thác được từ các nguồn khác.
1. a) Không phương hại đến những mục tiêu đã được nêu ở Điều 150 và nhằm áp dụng điểm h) của Điều đó, qua trung gian của các cấp thẩm quyền hiện có, hay nếu cần thì, trong khuôn khổ của những dàn xếp hay hiệp định mới với sự tham gia của tất cả các bên hữu quan, kể cả người sản xuất và người tiêu thụ, Cơ quan quyền lực thi hành các biện pháp cần thiết để tạo thuận lợi cho sự gia tăng, sự hoạt động có hiệu quả và sự ổn định của các thị trường đối với những sản phẩm đầu tiên rút ra từ các khoáng sản khai thác trong Vùng, với giá cả có lợi cho người sản xuất và đúng mức đối với người tiêu thụ. Tất cả các quốc gia thành viên hợp tác vì mục đích này.
b) Cơ quan quyền lực có quyền tham gia vào bất kỳ hội nghị sản phẩm nào bàn về những sản phẩm đầu tiên này, và ở đó, tất cả các bên hữu quan, kể cả người sản xuất và người tiêu thụ, đều tham dự. Cơ quan quyền lực có quyền trở thành thành viên của bất kỳ sự dàn xếp hay hiệp định nào đạt được khi kết thúc những hội nghị như vậy. Đối với những vấn đề có liên quan đến việc sản xuất trong Vùng, Cơ quan quyền lực tham gia vào bất kỳ cơ quan nào được lập ra theo dàn xếp hay hiệp định đã nêu trên theo đúng các quy tắc có liên quan đến cơ quan đó.
c) Cơ quan quyền lực làm tròn các nghĩa vụ được giao phó theo các dàn xếp hay hiệp định nói ở khoản này, bảo đảm cho các dàn xếp hay hiệp định đó được áp dụng thống nhất và không phân biệt đối xử đối với toàn bộ việc sản xuất các khoáng sản có liên quan trong vùng. Làm như thế, Cơ quan quyền lực hành động một cách phù hợp với các Điều khoản của các hợp đồng hiện hành và các quy định của những kế hoạch làm việc của Xí nghiệp đã được chuẩn y.
2. a) Trong giai đoạn quá độ được định rõ ở khoản 3, việc sản xuất hàng hóa chỉ có thể bắt đầu dưới danh nghĩa một kế hoạch làm việc đã được chuẩn y, nếu người khai thác đã xin phép Cơ quan quyền lực và đã được Cơ quan quyền lực cho phép sản xuất; Việc cho phép này không thể xin hay cấp trước thời hạn dự kiến bắt đầu sản xuất hàng hóa theo kế oạch làm việc quá 5 năm, trừ khi Cơ quan quyền lực quy định một thời hạn khác trong các quy tắc, quy định và thủ tục của mình, căn cứ vào tính chất và tiến trình thực hiện các dự án;
b) Trong đơn xin phép của mình, người khai thác ghi rõ số lượng kền hàng năm dự kiến khai thác theo kế hoạch làm việc đã được chuẩn y. Đơn này gồm có 1 bảng chi phí mà, sau khi nhận được giấy phép, sẽ được người khai thác thực hiện và đã được tính toán một cách hợp lý để cho phép người khai thác bắt đầu việc sản xuất hàng hóa vào thời điểm đã được dự định.
c) Để áp dụng các điểm a và b, Cơ quan quyền lực định ra các quy phạm về hiệu quả, theo đúng Điều 17 của Phụ lục III.
d) Cơ quan quyền lực cấp một giấy phép sản xuất theo số lượng được ghi rõ trong đơn yêu cầu, trừ khi tổng số lượng này và những số lượng được phép trước đây vượt quá, đối với bất cứ một năm sản xuất nào trong giai đoạn quá độ, mức cao nhất về sản lượng kền được tính toán theo đúng khoản 4 cho năm mà giấy phép được cấp;
e) Đơn xin và cấp giấy phép sản xuất trở thành bộ phận hữu cơ của kế hoạch làm việc được chuẩn y;
f) Nếu đơn xin phép của người khai thác bị từ chối theo điểm d, người này bất cứ lúc nào cũng có thể nộp đơn mới cho Cơ quan quyền lực.
3. Giai đoạn quá độ bắt đầu 5 năm trước ngày mùng 1 tháng Giêng của năm dự tính bắt đầu việc sản xuất hàng hóa đầu tiên với danh nghĩa của một kế hoạch làm việc đã được chuẩn y. Trong trường hợp việc bắt đầu sản xuất hàng hóa bị hoãn đến một năm nào đó sau năm đã dự kiến thì thời điểm bắt đầu của giai đoạn quá độ và mức tối đa của sản lượng tính toán ban đầu được Điều chỉnh lại cho phù hợp. Giai đoạn quá độ kết thúc sau 25 năm, hoặc cho đến khi kết thúc Hội nghị xét duyệt lại được nêu ở Điều 155, hay cho đến ngày mà các thỏa thuận hay hiệp định mới đề cập ở khoản 1 có hiệu lực, thời hạn nào gần nhất thì được sử dụng, nếu các thỏa thuận hay hiệp định đó đã trở nên hết hiệu lực hay không còn tác dụng vì một lý do nào đó, thì những quyền được trù định trong Điều này đối với phần còn lại của giai đoạn quá độ được trao lại cho Cơ quan quyền lực.
4. a) Mức sản xuất tối đa có hiệu lực cho bất cứ một năm nào của giai đoạn quá độ có được do tổng của:
i. Số chênh lệch giữa giá trị của đường biểu diễn xu hướng tiêu thụ kền cho năm trước năm bắt đầu sản xuất hàng hóa đầu tiên và giá trị của đường biểu diễn đó cho năm ngay trước khi bắt đầu giai đoạn quá độ, các giá trị đó được tính theo đúng điểm b; và
ii. 60% số chênh lệch giữa giá trị của đường biểu diễn xu hướng tiêu thụ kền cho năm xin cấp giấy phép sản xuất và giá trị của đường biểu diễn này cho năm trước năm bắt đầu sản xuất hàng hóa đầu tiên; những giá trị này được tính toán theo đúng điểm h.
b) Trong điểm a này:
i. Những giá trị của đường biểu diễn xu hướng được sử dụng để tính toán mức sản lượng kền tối đa là những giá trị tiêu thụ kền hàng năm thể hiện trên một đường biểu diễn xu hướng độc lập nên trong năm cấp giấy phép sản xuất. Đường biểu diễn đó được lập ra theo phép hồi quy tuyến tính lô-ga-rít các số liệu vầ mức tiêu thụ kền thực sự hàng năm tương ứng với giai đoạn 15 năm gần nhất mà người ta có các số liệu, thời gian được coi là biến số thiên độc lập. Đường biểu diễn xu hướng này được gọi là đường biểu diễn xu hướng ban đầu;
ii. Nếu tỷ suất tăng hàng năm được thể hiện trên đường biểu diễn xu hướng dưới 30% để xác định các số lượng đã nói ở điểm a, người ta thay đường biểu diễn này bằng một đường biểu diễn xu hướng lập ra sao cho nó cắt đường biểu diễn xu hướng ban đầu ở điểm biểu thị giá trị tiêu thụ cho năm đầu của thời kỳ 15 năm được xem xét, và để cho độ dốc của nó phù hợp với một sự gia tăng hàng năm là 3%. Tuy nhiên, sản lượng tối đa được quy định cho một năm nào đó của giai đoạn quá độ trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể vượt quá số chênh lệch giữa giá trị của đường biểu diễn xu hướng ban đầu cho năm xem xét đó và giá trị của đường biểu diễn này cho năm ngay trước khi bắt đầu giai đoạn quá độ.
5. Đối với mức sản xuất ban đầu của Xí nghiệp, Cơ quan quyền lực dành cho Xí nghiệp một số lượng 38.000 tấn kền trên số lượng được ấn định là sản lượng tối đa theo đúng khoản 4;
6. a) Trong một năm nào đó, một người khai thác có thể sản xuất dưới mức sản xuất hàng năm các khoáng sản lấy từ các khối đa kim đã ghi trong giấy phép sản xuất của mình hoặc vượt qua mức đó, tối đa là 8%, miễn là tổng sản lượng không vượt quá sản lượng ghi trong giấy phép. Bất kỳ sự vượt quá nào trong khoảng từ 8% đến 20% đối với một năm nào đó hay bất kỳ sự vượt quá nào đối với một năm tiếp theo 2 năm liên tiếp trong đó mức sản xuất ấn định bị vượt, đều phải thương lượng với Cơ quan quyền lực; Cơ quan quyền lực có thể đòi người khai thác phải xin một giấy phép sản xuất bổ sung.
b) Cơ quan quyền lực chỉ xét các đơn yêu cầu sản lượng bổ sung, khi mà cơ quan đó đã xét xong tất cả các đơn xin sản xuất đang chờ giải quyết và đã xem xét đúng mức đến các khả năng còn có những đơn vị khác nữa.
Về vấn đề này nguyên tắc chỉ đạo của Cơ quan quyền lực là trong bất cứ một năm nào của giai đoạn quá độ không được vượt quá tổng sản lượng được phép sản xuất theo công thức hạn chế sản lượng. Cơ quan quyền lực không cho phép bất cứ một kế hoạch làm việc nào sản xuất một khối lượng vượt quá 46.500 tấn kền trong một năm.
7. Sản lượng các kim loại khác như đồng, cô-ban và măng-gan rút ra từ các khối đa kim được khai thác theo một giấy phép sản xuất, không được vượt quá mức có thể đạt được, nếu như những người khai thác đã lấy ra từ các khối đa kim này số lượng kền tối đa tính đúng theo Điều này. Cơ quan quyền lực định ra các quy tắc, quy định và thủ tục theo đúng Điều 17 của Phụ lục III, trong đó có trù định các thể thức thi hành những khoản này.
8. Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các tập quán kinh tế không chính đáng được trù định trong khuôn khổ và các hiệp định thương mại nhiều bên tương ứng, được áp dụng vào công việc thăm dò và khai thác khoáng sản trong Vùng. Để giải quyết các tranh chấp thuộc phạm vi Điều quy định này, các quốc gia thành viên tham gia vào các hiệp định thương mại nhiều bên nói trên dựa vào các thủ tục giải quyết các tranh chấp được trù định trong các hiệp định đó.
9. Cơ quan có quyền hạn chế mức sản xuất các khoáng sản trong Vùng, ngoài các khoáng sản rút ra từ các khối đa kim, theo các Điều kiện và phương pháp mà Cơ quan quyền lực cho là thích hợp, bằng cách thông qua các quy tắc theo đúng Điều 161, khoản 8.
10. Theo kiến nghị của Hội đồng, dựa trên ý kiến của Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế, Đại hội đồng định ra một chế độ bù trừ hoặc thi hành các biện pháp trợ giúp khác, có tác dụng tạo Điều kiện dễ dàng cho việc Điều chỉnh kinh tế, kể cả việc hợp tác với các cơ quan chuyên trách hay các tổ chức quốc tế khác, đề giúp đỡ các nước đang phát triển mà nền kinh tế và thu nhập xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước những tác động bất lợi do một khoáng sản trong số các khoáng sản được khai thác từ Vùng bị hạ giá hay do khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản đuộc khai thác từ Vùng bị hạ giá hay do khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản này của họ giảm sút, trong chừng mực mà việc hạ giá hay giảm sút khối lượng này do các hoạt động trong Vùng gây nên. Cơ quan quyền lực tiến hành nghiên cứu về những vấn đề của các quốc gia có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhằm giảm đến mức tối thiểu những khó khăn của họ, và để giúp đỡ họ tiến hành Điều chỉnh kinh tế theo yêu cầu của họ.
1. Cơ quan quyền lực tránh mọi sự phân biệt đối xử trong khi thi hành quyền hạn và chức năng của mình, nhất là khi Cơ quan quyền lực cho phép tiến hành các hoạt động trong Vùng.
2. Tuy nhiên, theo các Điều được quy định rõ ràng của phần này, Cơ quan quyền lực có thể dành sự qua tâm đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, và đặc biệt là những quốc gia không có biển hay bất lợi về địa lý trong số các quốc gia phát triển này.
1. Các hợp đồng tiến hành trong Vùng được Cơ quan quyền lực thay mặt cho toàn thể loài người tổ chức, thực hiện và kiểm soát theo đúng Điều này, và theo đúng các quy định tương ứng khác của phần này và phụ lục liên quan đến các hoạt động đó, cũng như, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
2. Các hoạt động tiến hành trong Vùng theo đúng khoản 3 do các thành phần sau đây tiến hành:
a) Xí nghiệp và,
b) Kết hợp với Cơ quan quyền lực, các quốc gia thành viên hay các xí nghiệp Nhà nước, hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân có quốc tịch của các quốc gia thành viên hay do quốc gia đó hoặc các công dân của các quốc gia đó kiểm soát thực sự, khi họ được sự bảo trợ của các quốc gia này hoặc của bất kỳ một nhóm nào thuộc những loại kể trên đáp ứng các Điều kiện được quy định trong phần này và ở Phụ lục III;
3. Các hoạt động tiến hành trong Vùng phải theo một kế hoạch làm việc chính thức và bằng văn bản, được lập ra theo đúng phụ lục III và được Hội đồng chuẩn y, sau khi được Ủy ban pháp lý và kỹ thuật xem xét. Trong trường hợp các hoạt động tiến hành trong vùng theo giấy phép của Cơ quan quyền lực do các thể hay cá nhân nói ở khoản 2, điểm b thực hiện, kế hoạch làm việc mang hình thức của một hợp đồng, theo đúng Điều 3 của Phụ lục III. Hợp đồng có thể trù định các thỏa thuận về liên doanh theo đúng Điều 11 của Phụ lục III.
4. Cơ quan quyền lực thực hiện kiểm soát cần thiết đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, để bảo đảm tôn trọng các quy định tương ứng của phần này và của các phụ lục có liên quan, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, cũng như, các kế hoạch làm việc được chuẩn y theo đúng khoản 3. Các quốc gia thành viên giúp đỡ Cơ quan quyền lực bằng cách thi hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm tôn trọng các văn bản này theo đúng Điều 139.
5. Bất kỳ lúc nào, Cơ quan quyền lực cũng có quyền thi hành mọi biện pháp được trù định trong phần này để bảo đảm tôn trọng phần này và để có thể thi hành các chức năng kiểm soát và ra quy định của mình theo phần này hay theo một hợp đồng. Cơ quan quyền lực có quyền kiểm tra tất cả các thiết bị được sử dụng để tiến hành các hoạt động trong Vùng và được đặt ở trong Vùng.
6. Mọi hợp đồng được ký kết theo đúng khoản 3 đều trù định việc bảo đảm danh nghĩa.
Do vậy, chỉ có thể xét lại, tạm hoãn hay hủy bỏ hợp đồng theo các Điều 18 và 19 của Phụ lục III.
Cứ 5 năm một lần kể từ khi Công ước có hiệu lực, Đại hội đồng lại tiến hành một cuộc xem xét chung và có hệ thống xem chế độ quốc tế của Vùng do Công ước lập ra đã hoạt động trong thực tiễn như thế nào. Dựa vào kết quả của cuộc xem xét này, Đại hội đồng có thể thi hành hay khuyến nghị cho các cơ quan khác thi hành các biện pháp phù hợp với các quy định, thủ tục được trù định trong phần này và các phụ lục có liên quan và cho phép cải tiến sự hoạt động của chế độ.
1. 15 năm sau ngày mùng 1 tháng Giêng của năm bắt đầu sản xuất hàng hóa đầu tiên theo một kế hoạch làm việc đã được chuẩn y, Đại hội đồng sẽ triệu tập một hội nghị để xét duyệt lại các quy định của phần này và các phụ lục có liên quan, Điều chỉnh hệ thống thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng. Dưới ánh sáng của kinh nghiệm thu được trong giai đoạn qua, hội nghị sẽ xem xét cụ thể:
a) Các quy định trong phần này Điều chỉnh hệ thống thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng có đạt được những mục tiêu của chúng về mọi mặt không, và nhất là xem toàn thể loài người có được hưởng lợi do các quy định đó đem lại không;
b) Xem trong thời hạn 15 năm này, các khu vực dành riêng có được khai thác một cách có hiệu quả và cân đối so với các khu vực không được dành riêng không;
c) Xem việc khai thác và sử dụng Vùng và các tài nguyên của Vùng có được tiến hành theo cách tạo thuận lợi cho việc phát triển hài hòa của nền kinh tế thế giới và việc mở rộng cân đối nền thương mại quốc tế không;
d) Xem sự độc quyền hóa các hoạt động tiến hành trong Vùng được ngăn ngừa hay không;
e) Xem xét các chính sách đã nêu ở các Điều 150 và 151 có được tuân thủ không; và
f) Hệ thống có cho phép phân chia một cách công bằng những mối lợi thu được từ các hoạt động tiến hành trong Vùng, với sự quan tâm đặc biệt đến lợi ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển không.
2. Hội nghị xét duyệt quan tâm đến việc giữ vững nguyên tắc di sản chung của loài người, chế độ quốc tế nhằm khai thác công bằng di sản đó vì lợi ích của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và sự tồn tại của một Cơ quan quyền lực có trách nhiệm tổ chức tiến hành và kiểm soát các hoạt động trong vùng. Hội nghị cũng quan tâm đến việc duy trì các nguyên tắc đã được nêu trong phần này có liên quan đến việc loại trừ mọi yêu sách và mọi sự thực hiện chủ quyền ở một khu vực nào đó của Vùng, đến các quyền của các quốc gia và thái độ chung của họ có quan hệ đến Vùng, cũng như việc tham gia của họ vào các hoạt động được tiến hành trong Vùng theo đúng Công ước, đến việc độc quyền hóa các hoạt động tiến hành trong Vùng, việc chỉ sử dụng Vùng vào những mục đích hòa bình, những phương diện kinh tế của các hoạt động tiến hành trong Vùng, việc nghiên cứu khoa học biển, việc chuyển giao kỹ thuật, việc bảo vệ môi trường biển, và bảo vệ sự sống của con người, các quyền của các quốc gia ven biển, chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời phía trên Vùng và sự phù hợp giữa các hoạt động tiến hành trong Vùng và các hoạt động khác trong môi trường biển.
3. Thủ tục ra quyết định áp dụng trong Hội nghị cũng là thủ tục đã áp dụng ở Hội nghị về luật biển lần thứ ba của Liên hợp quốc. Hội nghị sẽ cố gắng hết sức để đi đến thỏa thuận về tất cả các điểm sửa đổi nếu có, bằng consensus (thỏa thuận), và chỉ biểu quyết các vấn đề đó, sau khi đã cố gắng hết sức mà không đi đến consensus (thỏa thuận).
4. Năm năm sau khi bắt đầu hội nghị xét duyệt lại, nếu không đi đến được thỏa thuận về hệ thống thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng thì trong vòng 12 tháng sau đó, Hội nghị có thể quyết định theo đa số ba phần tư các quốc gia thành viên thông qua và đưa ra cho các quốc gia thành viên phê chuẩn hay tham gia đối với những Điều sửa đổi dẫn đến sự thay đổi hay sửa đổi hệ thống, mà Hội nghị xét thấy cần thiết và thích hợp. Những Điều sửa đổi này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia thành viên 12 tháng sau ngày gửi lưu chiểu những văn kiện phê chuẩn hay tham gia ba phần tư quốc gia thành viên.
5. Những điểm sửa đổi được hội nghị xét duyệt lại thông qua Điều này, sẽ không đụng chạm đến các quyền đã có được theo các hợp đồng hiện hành.
1. Một Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy biển được lập ra, hoạt động theo sự Điều chỉnh của phần này.
2. Tất cả các quốc gia thành viên là những thành viên ipso facto (tất nhiên) của Cơ quan quyền lực.
3. Các quan sát viên ở Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về luật biển đã ký vào Định ước cuối cùng và không nằm trong phạm vi Điều 305, khoản 1, điểm c, d, e hay f có quyền tham dự vào các công việc của Cơ quan quyền lực với tư cách quan sát viên theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
4. Cơ quan quyền lực đặt trụ sở ở Gia-mai-ca.
5. Cơ quan quyền lực có thể lập ra các trung tâm hay các cơ quan chỉ đạo khu vực xét thấy cần thiết để thi hành chức năng của mình.
1. Cơ quan quyền lực là tổ chức mà qua đó, các quốc gia thành viên tổ chức và kiểm soát các hoạt động tiến hành trong Vùng, đặc biệt là nhằm mục đích quản lý các tài nguyên của Vùng theo đúng phần này.
2. Cơ quan quyền lực nắm các quyền hạn và chức năng Công ước giao phó một cách rõ ràng. Cơ quan quyền lực có những quyền hạn và chức năng nói trên đối với những hoạt động tiến hành trong Vùng.
3. Cơ quan quyền lực được thành lập trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên.
4. Để bảo đảm cho mỗi thành viên các quyền và lợi ích do tư cách thành viên mà có, tất cả các thành viên của Cơ quan quyền lực phải làm tròn một cách trung thực những nghĩa vụ của họ theo phần này.
1. Một đại hội đồng, một Hội đồng và một Ban thư ký được lập ra là những cơ quan chính của Cơ quan quyền lực.
2. Một Xí nghiệp được lập ra là cơ quan mà thông qua đó, cơ quan quyền lực thi hành các chức năng được nêu ở Điều 170, khoản 1.
3. Các cơ quan phụ trợ được coi là cần thiết có thể được thành lập theo đúng phần này.
4. Mỗi cơ quan chính của Cơ quan quyền lực và Xí nghiệp có nhiệm vụ thi hành những quyền hạn và chức năng đã được giao phó. Trong khi thi hành các quyền hạn và chức năng này, mỗi cơ quan tránh những hành động có thể đụng cham hoặc làm hại cho việc thi hành các quyền hạn và chức năng riêng đã được giao phó cho một cơ quan khác.
1. Đại hội đồng bao gồm tất cả các thành viên của Cơ quan quyền lực. Mỗi thành viên có một đại diện ở Đại hội đồng, người này có thể có những người thay thế và cố vấn đi theo.
2. Đại hội đồng họp thường kỳ hàng năm, và họp bất thường theo quyết định của Đại hội đồng hay do Tổng thư ký triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng hay của đa số các thành viên của Cơ quan quyền lực.
3. Các khóa họp của Đại hội đồng được tiến hành tại trụ sở của Cơ quan quyền lực, trừ khi Đại hội đồng có quyết định khác.
4. Đại hội đồng thông qua quy chế nội bộ của mình. Mỗi khi khai mạc khóa họp thường kỳ, Đại hội đồng bầu ra chủ tịch và số ủy viên cần thiết khác của cơ quan chỉ đạo. Những người này lãnh trách nhiệm cho đến khi bầu cử một cơ quan chỉ đạo mối ở khóa họp thường kỳ tiếp theo.
5. Số đại biểu cần thiết (quorum) là đa số thành viên của Đại hội đồng.
6. Mỗi thành viên của Đại hội đồng có một phiếu.
7. Các quyết định về những vấn đề thủ tục kể cả việc triệu tập một khóa họp bất thường của Đại hội đồng được thông qua theo đa số thành viên có mặt và bỏ phiếu.
8. Các quyết định về các vấn đề nội dung phải được hai phần ba thành viên có mặt và bỏ phiếu thông qua, với Điều kiện là đa số này phải gồm đa số các thành viên tham dự khóa họp. Trong trường hợp còn nghi ngờ không rõ có phải là một vấn đề nội dung hay không, thì vấn đề bàn cãi đó được coi như là một vấn đề nội dung, trừ trường hợp Cơ quan quyền lực có quyết định khác theo đa số cần thiết đối với những quyết định về các vấn đề nội dung.
9. Khi một vấn đề nội dung sắp được đem ra biểu quyết lần đầu thì Chủ tịch có thể hoãn và nếu có ít nhất một phần năm số thành viên của Đại hội đồng yêu cầu, thì cần phải hoãn việc biểu quyết về điểm này trong một thời hạn không được quá 5 ngày. Quy tắc này chỉ có thể được áp dụng một lần đối với cùng một vấn đề, và việc áp dụng quy tắc này không được làm cho vấn đề bị hoãn đến quá ngày kết thúc khóa họp.
10. Khi có ít nhất một phần tư số thành viên của Đại hội đồng thỉnh cầu bằng một văn bản gửi lên Chủ tịch Đại hội đồng, yêu cầu các Đại hội đồng lấy ý kiến tư vấn xem một đề nghị đưa ra Đại hội đồng yêu cầu Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của Tòa án quốc tế về luật biển có ý kiến tư vấn. Cuộc biểu quyết được hoãn đến khi Viện phát biểu ý kiến. Nếu trước khi khóa họp kết thúc một tuần mà chưa nhận được ý kiến tư vấn thì Đại hội đồng quyết định thời gian sẽ họp lại để biểu quyết về đề nghị đã bị hoãn lại đó.
1. Đại hội đồng, cơ quan duy nhất bao gồm tất cả các thành viên của Cơ quan quyền lực, được coi là cơ quan tối cao của Cơ quan quyền lực; Các cơ quan chính khác chịu trách nhiệm trước nó, như đã được quy định rõ ràng trong Công ước; Đại hội đồng có quyền, căn cứ vào các quy định tương ứng của Công ước quyết định chính sách chung của Cơ quan quyền lực về bất kỳ vấn đề gì hay về bất kỳ việc gì thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền lực.
2. Ngoài ra, Đại hội đồng còn có các quyền hạn và chức năng sau đây:
a) Bầu ra các ủy viên của Hội đồng theo đúng Điều 161;
b) Bầu ra Tổng thư ký trong số các ứng cử viên do Hội đồng đề nghị;
c) Dựa vào giới thiệu của Hội đồng, bầu ra các ủy viên của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Xí nghiệp;
d) Nếu cần, thì thành lập các cơ quan phụ trợ để có thể làm tròn các chức năng của mình theo đúng phần này. Về cơ cấu của các cơ quan phụ trợ này cần phải chú ý thích đáng đến nguyên tắc phân bổ công bằng theo địa lý về các thành viên, đến các lợi ích riêng biệt và đến sự cần thiết bảo đảm cho các cơ quan này tuyển chọn được các thành viên có trình độ và thông thạo trong những lĩnh vực mà họ đảm nhiệm;
e) Quy định phần đóng góp của các thành viên vào ngân sách hành chính của Cơ quan quyền lực theo một ba-rem đã được sử dụng cho ngân sách thông thường của Liên hợp quốc, cho đến khi Cơ quan quyền lực có được các khoản thu nhập lấy từ các nguồn khác đủ để trang trải các chi phí hành chính của mình;
f) i. Dựa vào kiến nghị của Hội đồng, xem xét và phê chuẩn các quy tắc, quy định và thủ tục liên quan đến việc phân chia công bằng từ các mối lợi về tài chính và các mối lợi về kinh tế khác thu được từ những hoạt động tiến hành trong Vùng cũng như những đóng góp được trù định ở Điều 82, có quan tâm đặc biệt đến các quyền lợi và nhu cầu của các nước đang phát triển và các dân tộc chưa giành được độc lập hoàn toàn hay chưa được hưởng một chế độ tự trị khác. Nếu đại hội đồng không tán thành các kiến nghị của Hội đồng, thì gửi trả lại các kiến nghị đó cho Hội đồng đề Hội đồng xem xét lại dưới ánh sáng các quan điểm mà Đại hội đồng đã nêu ra;
ii. Xem xét và phê chuẩn các quy tắc, qui định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, cũng như tất cả những Điều sửa đổi đối với văn bản này, mà Hội đồng đã tạm thời chấp nhận theo Điều 162, khoản 2, điểm c, ii. Các quy tắc, quy định và thủ tục này nhằm vào việc thăm dò, khảo sát và khai thác trong Vùng, vào vấn đề quản lý tài chính và vấn đề hành chính nội bộ của Cơ quan quyền lực và, trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng quản trị của Xí nghiệp, vào vấn đề chuyển khoản của Xí nghiệp sang cho Cơ quan quyền lực;
g) Quyết định việc phân chia công bằng các mối lợi về tài chính và các mối lợi về kinh tế khác có được từ các hoạt động tiến hành trong Vùng, một cách phù hợp với Công ước và các quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực;
h) Xem xét và phê chuẩn dự trù ngân sách hàng năm của Cơ quan quyền lực mà Hội đồng đã đệ trình lên;
i) Xem xét và báo cáo định kỳ của Hội đồng và của Xí nghiệp, cũng như các báo cáo đặc biệt mà Đại hội đồng yêu cầu Hội đồng và bất kỳ cơ quan nào của Cơ quan quyền lực trình lên;
j) Cho tiến hành các cuộc nghiên cứu và soạn thảo các kiến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế liên quan đến các hoạt động tiến hành trong vùng, và khuyến khích sự phát triển pháp luật quốc tế theo hướng tiến bọ và pháp điển hóa bước phát triển đó;
k) Xem xét những vấn đề có tính chất chung có liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh đối với các quốc gia đang phát triển, cũng như đối với những vấn đề mà các hoạt động này đặt ra đối với một số quốc gia, do vị trí địa lý của họ, nhất là các quốc gia không có biển và các quốc gia có hoàn cảnh địa lý bất lợi;
l) Theo kiến nghị của Hội đồng, dựa vào ý kiến của Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế, lập ra một chế độ bù trừ hay thi hành các biện pháp giúp đỡ khác nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho việc Điều chỉnh kinh tế như đã trù định trong Điều 151, khoản 10;
m) Tuyên bố đình chỉ các quyền và các đặc quyền gắn liền với tư cách thành viên theo Điều 185;
n) Thảo luận bất kỳ vấn đề gì hay việc gì thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền lực và quyết định một cách phù hợp với việc phân chia các quyền và chức năng giữa các cơ quan quyền lực xem cơ quan nào sẽ giải quyết một vấn đề gì hay một việc gì chưa được giao dứt khoát cho các cơ quan đó.
1. Hội đồng gồm 36 ủy viên của Cơ quan quyền lực do Đại hội đồng bầu ra theo thứ tự như sau:
a) Bốn ủy viên được lựa chọn trong số các quốc gia thành viên mà việc tiêu thụ hay nhập khẩu thuần túy các sản phẩm cơ bản thuộc các loại khoáng sản được khai thác trong vùng vượt quá 2% mức tiêu thụ hay mức nhập khẩu của thế giới về các sản phẩm đó trong khoảng thời gian 5 năm lại đây có số liệu thống kê; trong số 4 ủy viên này, ít nhất phải có một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu (xã hội chủ nghĩa) cũng như quốc gia tiêu thụ lớn nhất;
b) Bốn ủy viên được lựa chọn trong số tám quốc gia thành viên; những quốc gia này, trực tiếp hoặc qua trung gian của các công dân nước mình, đã được thực hiện những khoản đầu tư quan trọng nhất cho việc chuẩn bị và thực hiện những khoản đầu tư quan trọng nhất cho việc chuẩn bị và thực hiện các hoạt động tiến hành trong Vùng; trong số bốn ủy viên này, ít nhất phải có một số quốc gia thuộc khu vực Đông Âu (xã hội chủ nghĩa);
c) Bốn ủy viên được lựa chọn trong số tám quốc gia thành viên; những quốc gia này, trực tiếp hoặc qua trung gian của các công dân nước mình, đã thực hiện những khoản đầu tư quan trọng nhất cho việc chuẩn bị và thực hiện các hoạt động tiến hành trong Vùng; trong số bốn ủy viên này, ít nhất phải có hai quốc gia đang phát triển mà nền kinh tế bị lệ thuộc nặng nề vào việc xuất khẩu các khoáng sản này;
d) Sáu ủy viên được lựa chọn trong số các quốc gia thành viên đang phát triển và đại diện cho những lợi ích đặc biệt. Những lợi ích đặc biệt phải được đại diện bao gồm những lợi ích của các quốc gia có dân số đông, của các quốc gia không có viển hay ở vào hoàn cảnh địa lý bất lợi, của các quốc gia trong số các quốc gia nhập khẩu chủ yếu các loại khoáng sản sẽ được khai thác trong Vùng, của các quốc gia có tiềm năng sản xuất các khoáng sản đó và của các quốc gia kém phát triển nhất;
e) Mười tám ủy viên được bầu theo nguyên tắc phân bổ công bằng theo địa lý đối với toàn bộ số thành viên của Hội đồng; tất nhiên là theo quy định này, cứ mỗi vùng địa lý có ít nhất là một quốc gia được bầu làm ủy viên. Các khu vực địa lý nói ở đây là Châu Phi, châu Mỹ la – tinh, châu Á, Đông Âu (xã hội chủ nghĩa), cũng như Tây Âu và các quốc gia khác.
2. Khi bầu các ủy viên của Hội đồng theo đúng khoản 1, Đại hội đồng phải chú ý đến:
a) Đại diện của các quốc gia không có biển và của các quốc gia có hoàn cảnh địa lý bất lợi tương ứng một cách hợp lý với sự đại diện của họ tại Đại hội đồng;
b) Đại diện của các quốc gia ven biển, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, không có đầy đủ các Điều kiện đã nêu ở khoản 1, điểm a, b, c hay d, tương ứng một cách hợp lý với sự đại diện của họ ở Đại hội đồng;
c) Mỗi nhóm quốc gia thành viên được có đại diện ở Hội đồng sẽ do các ủy viên được nhóm đó chỉ định, tùy theo tình hình làm đại diện.
3. Các cuộc bầu cử được tiến hành trong một khóa họp thường lệ của Đại hội đồng. Mỗi một ủy viên của Hội đồng được bầu với nhiệm kỳ là bốn năm. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử các ủy viên của Hội đồng lần đầu, một nữa số ủy viên đại diện cho mỗi nhóm nước nói ở khoản 1 có nhiệm kỳ là 2 năm.
4. Các ủy viên của Hội đồng có thể được tái cử, nhưng cần phải chú ý thích đang đến việc bảo đảm sự luân phiên của các ủy viên.
5. Hội đồng thi hành chức trách của mình ở trụ sở của Cơ quan quyền lực; Hội đồng nhóm họp theo yêu cầu hoạt động của Cơ quan quyền lực và, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng bảo đảm mỗi năm họp ba lần.
6. Số đại biểu cần thiết (quorum) là đa số ủy viên của Hội đồng.
7. Mỗi ủy viên của Hội đồng có một phiếu.
8. a) Các quyết định về các vấn đề thủ tục được thực hiện theo đa số các ủy viên có mặt và bỏ phiếu.
b) Các quyết định về những vấn đề nội dung được đề ra liên quan đến Điều 162, khoản 2, điểm f, g, h, I, n, p, v và Điều 191, được thông qua theo đa số hai phần ba các ủy viên có mặt và bỏ phiếu, với Điều kiện là đa số này phải bao gồm đa số các ủy viên của Hội đồng;
c) Các quyết định về những vấn đề nội dung được đặt ra liên quan đến các Điều quy định liệt kê sau đây phải được đa số ba phần tư các ủy viên có mặt và tham gia bỏ phiếu thông qua, với Điều kiện là đa số này phải bao gồm đa số các ủy viên của Hội đồng: Điều 162, khoản 1; Điều 162, khoản 2, điểm a, b, c, d, e, l, q, r, s, t; Điều 162, khoản 2, điểm u, trong những trường hợp một người ký hợp đồng hay quốc gia bảo trợ người đó không thực hiện hợp đồng; Điều 162, khoản 2, điểm w, với Điều kiện các lệnh được đưa ra theo điểm này chỉ có thể là bắt buộc quá 30 ngày, nếu nó được một quyết định phù hợp với điểm d, xác nhận; Điều 162 khoản 2 điểm x, y, z; Điều 163, khoản 2; Điều 174, khoản 3; Điều 11 của phụ lục IV;
d) Các quyết định về những vấn đề nội dung được đặt ra liên quan đến Điều 162, khoản 2, điểm m và o, cũng như về việc thông qua các Điều sửa đổi đối với phần XI phải được thông qua bằng consensus (thỏa thuận).
e) Theo điểm d, f và g, thuật ngữ “consensus” (thỏa thuận) có nghĩa là không có bất kỳ ý kiến phản đối chính thức nào. Trong 14 ngày tiếp sau một kiến nghị được trình lên Hội đồng, Chủ tịch phải xem xét xem có ý kiến phản đối chính thức nào không. Nếu Chủ tịch của Hội đồng nhận thấy rằng có một ý kiến có một ý kiến phản đối, thì trong vòng ba ngày, Chủ tịch lập và triệu tập một ủy ban hòa giải, gồm nhiều nhất là chín ủy viên của Hội đồng, dưới sự chủ tọa của bản thân Chủ tịch nhằm loại bỏ những ý kiến bất đồng và dự thảo một đề nghị có thể được thông qua bằng “consensus” (thỏa thuận). Ủy ban hòa giải nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ của mình và báo cáo lên Hội đồng trong vòng 14 ngày sau khi thành lập. Nếu ủy ban không có khả năng đề xuất một đề nghị có thể được thông qua bằng “consensus” (thỏa thuận) thì phải trình bày trong báo cáo của mình những lý do của ý kiến đối lập với để nghị;
f) Các quyết định về những vấn đề không được liệt kê ở trên mà Hội đồng có quyền hạn giải quyết theo các quy tắc, quy định và thủ tục của đó, nếu không thì theo quy định của khoản này, được ghi trong các quy tắc, quy định và thủ tục đó, nếu không thì theo quy định được xác định bởi một quyết định của Hội đồng được thông qua bằng consensus (thỏa thuận).
g) Trong trường hợp còn chưa thật rõ một vấn đề có thuộc phạm vi của các điểm a, b, c hay d không, thì vấn đề được coi như thuộc quy định đòi hỏi, tùy trường hợp, theo quy định đòi hỏi, tùy từng trường hợp, theo đa số cao nhất hay bằng consensus (thỏa thuận).
9. Hội đồng định ra một thử tục cho phép một thành viên của Cơ quan quyền lực không có đại diện ở Hội đồng được tham dự vào một cuộc họp của Hội đồng khi thành viên này có yêu cầu được tham dự, hoặc khi Hội đồng xét một vấn đề có liên quan đặc biệt đến thành viên này. Đại diện của thành viên này có thể tham gia vào các cuộc tranh luận nhưng không được quyền bỏ phiếu.
1. Hội đồng là cơ quan chấp hành của Cơ quan quyền lực có quyền căn cứ vào Công ước và chính sách chung do Đại hội đồng xác định, định ra các chính sách riêng mà Cơ quan quyền lực phải theo đối với mọi vấn đề hay mọi việc thuộc thẩm quyền của mình.
2. Ngoài ra, Hội đồng còn:
a) Giám sát và tổ chức phối hợp việc áp dụng phần này đối với tất cả các vấn đề và các việc thuộc thẩm quyền của Cơ quyền lực và lưu ý Đại hội đồng về những trường hợp không tuân thủ;
b) Đề nghị lên Đại hội đồng danh sách các ứng cử viên vào chức vụ Tổng thư ký;
c) Giới thiệu lên Đại hội đồng các ứng cử viên vào các chức vụ ủy viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc xí nghiệp;
d) Tùy theo Điều kiện thích hợp, và có lưu ý đúng mức đến các đòi hỏi về tiết kiệm và kém hiệu quả, lập ra các cơ quan phụ trợ xét thấy cần thiết để thi hành các chức năng của mình theo đúng phần này. Đối với thành phần của các cơ quan này, cần nhấn mạnh đến sự cần thiết là các ủy viên phải có trình độ và tinh thông trong những lĩnh cực kỹ thuật mà các cơ quan đó phụ trách, nhưng phải tính đến các nguyên tắc phân bổ công bằng theo địa lý và đến các lợi ích đặc biệt;
e) Thông qua quy chế nội bộ của mình, đặc biệt là xác định cách thức chỉ định chủ tịch của Hội đồng;
f) Thay mặt Cơ quan quyền lực, ký kết các hiệp định với Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, trong phạm vi thẩm quyền của mình và với Điều kiện được Đại hội đồng phê chuẩn.
g) Xem xét các báo cáo của xí nghiệp và chuyển các báo cáo đó lên Đại hội đồng có kèm theo các kiến nghị của mình;
h) Trình Đại hội đồng báo cáo hàng năm cũng như các báo cáo đặc biệt mà Đại hội đồng đòi hỏi;
i) Chỉ đạo xí nghiệp theo đúng Điều 170;
j) Chuẩn y các kế hoạch làm việc theo đúng Điều 6 của Phụ lục III. Hội đồng quyết định về từng kế hoạch làm việc trong thời hạn 60 ngày sau ngày kế hoạch làm việc được Ủy ban pháp lý và kỹ thuật trình lên trong một phiên họp Hội đồng theo đúng các thủ tục sau đây:
- Khi Ủy ban đề nghị chuẩn y một kế hoạch làm việc, thì kế hoạch này xem như được Hội đồng chấp nhận, nếu không có ủy viên nào của Hội đồng gửi lên cho Chủ tịch, trong thời hạn 14 ngày, một kháng nghị bằng văn bản rõ ràng viện dẫn việc không tuân thủ các Điều kiện ghi ở Điều 6 của Phụ lục III. Nếu một kháng như vậy được đưa ra, thì thủ tục hòa giải được trù định ở Điều 161, khoản 8, điểm e, được áp dụng. Nếu vào lúc kết thúc thủ tục đó mà vẫn còn tiếp thủ tục kháng nghị, thì kế hoạch làm việc coi như được Hội đồng chuẩn y, trừ khi được Hội đồng bác bỏ kế hoạch này bằng consensus (thỏa thuận), không kể quốc gia hay các quốc gia đưa ra kế làm việc hay bảo trợ người đưa ra kế hoạch đó;
- Khi Ủy ban kiến nghị bác bỏ một kế hoạch làm việc hay không đưa ra kiến nghị, Hội đồng có thể chuẩn y kế hoạch làm việc theo đa số ba phần tư số ủy viên có mặt và tham gia bỏ phiếu, với Điều kiện là đa số này bao gồm đa số các ủy viên tham gia khóa họp;
- Chuẩn y các kế hoạch làm việc do Xí nghiệp đưa lên theo đúng Điều 12 Phụ lục IV, áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) các thủ tục nói ở điểm j;
l) Thi hành việc kiểm soát đối với những hoạt động tiến hành trong vùng theo đúng Điều 153, khoản 4 và các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực;
m) Dựa vào kiến nghị của Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế, theo đúng Điều 150, điểm h, định ra các biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo vệ các quốc gia đang phát triển khỏi bị những tác động kinh tế bất lợi nói trong quy định đó;
n) Dựa vào ý kiến của Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế, làm các kiến nghị gửi lên Đại hội đồng về việc lập chế độ bù trừ hay định ra các biện pháp giúp đỡ người khác nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho việc Điều chỉnh kinh tế đã được trù định ở Điều 151, khoản 10;
o) i. Kiến nghị lên Đại hội đồng những quy tắc, quy định và thủ tục về việc phân chia công bằng những mối lợi về tài chính và những mối lợi kinh tế khác, thu được từ các hoạt động tiến hành trong Vùng, cũng như về các khoản đóng góp được trù định ở Điều 82, đặc biệt lưu ý đến các lợi ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển và của các dân tộc chưa giành được độc lập hoàn toàn hay chưa được hưởng một chế độ tự trị khác;
ii. Thông qua và áp dụng tạm thời, trong khi chờ đợi Đại hội đồng chuẩn y, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực và mọi Điều sửa đổi đối với những văn bản này, có lưu ý đến những kiến nghị của Ủy ban pháp lý và kỹ thuật hoặc của mọi cơ quan cấp dưới có liên quan khác. Những quy tắc, quy định và thủ tục này đề cập việc thăm dò, khảo sát và khai thác trong Vùng, cũng như việc quản lý tài chính và hành chính nội bộ của quy tắc, quy định và thủ tục liên quan đến việc thăm dò và khai thác các khối đa kim. Các quy tắc, quy định, thủ tục thăm dò và khai thác mọi tài nguyên ngoài các khối đa kim được thông qua trong một thời hạn 3 năm kể từ ngày Cơ quan quyền lực nhận được đơn của một trong các ủy viên của mình về vấn đề này. Các quy tắc, quy định và thủ tục đó có hiệu lực tạm thời đến khi được Đại hội đồng chuẩn y hoặc đến khi được Hội đồng sửa đổi dưới ánh sáng các quan điểm mà Đại hội đồng phát biểu;
p) Quan tâm đến việc thanh toán tất cả các khoản tiền do Cơ quan quyền lực nợ hay phải trả cho Cơ quan quyền lực, về các hoạt động được thực hiện theo đúng phần này;
q) Tiến hành lựa chọn giữa những người yêu cầu cấp giấy phép sản xuất theo Điều 7 của Phụ lục III, trong những trường hợp được trù định trong Điều đó;
r) Đệ trình dự án ngân sách hàng năm của Cơ quan quyền lực lên Đại hội đồng để được phê chuẩn;
s) Gửi các kiến nghị lên Đại hội đồng về chính sách phải theo đối với mọi vấn đề hay mọi viện thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền lực;
t) Gửi các kiến nghị lên Đại hội đồng về việc đình chỉ thi hành các quyền và đặc quyền gắn liền với tư cách ủy viên theo Điều 185;
u) Nhân danh Cơ quan quyền lực giao cho Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển xét xử trong những trường hợp không tuân thủ;
v) Thông báo cho Đại hội đồng quyết định của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển đã được giao cho xét xử theo điểm u, và có những kiến nghị về các biện pháp mà Hội đồng thấy cần thiết phải thi hành;
w) Trong trường hợp khẩn cấp thì ra lệnh và tùy theo tình hình, kể cả lệnh đình chỉ hay thay đổi các hoạt động, để đề phòng mọi thiệt hại nghiêm trọng có thể gây ra cho môi trường biển vì các hoạt động tiến hành trong Vùng;
x) Không cho các người ký kết hợp đồng hay xí nghiệp khai thác một số khu vực khi có những lý do nghiêm túc để cho rằng Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển;
y) Thành lập một cơ quan phụ trợ chuyên trách việc dự thảo những quy tắc, thủ tục và quy định tài chính có liên quan đến:
i. Việc quản lý tài chính theo đúng các Điều 171 đến 175; và
ii. Các thể thức tài chính được trù định trong Điều 134 và Điều 17, khoản 1, điểm c, của phụ lục III;
z) Bố trí các bộ máy thích hợp để Điều khiển và giám sát một đoàn thanh tra làm nhiệm vụ theo dõi các hoạt động tiến hành trong Vùng để xác định xem phầm này, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực và các Điều kiện của các hợp đồng được ký kết với Cơ quan quyền lực có được tuân thủ không.
1. Các cơ quan của Hội đồng thành lập gồm có:
a) Một Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế;
b) Một Ủy ban pháp lý và kỹ thuật.
2. Mỗi ủy ban gồm 15 ủy viên do Hội đồng bầu ra trong số các ứng cử viên do các quốc gia thành viên giới thiệu. Tuy nhiên, nếu cần thiết, Hội đồng có thể quyết định mở rộng các thành phần của Ủy ban này hay ủy ban kia, nhưng phải tính đến yêu cầu về tiết kiệm và về hiệu quả.
3. Các ủy viên của mỗi ủy ban phải có trình độ chuyên môn cần thiết trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của ủy ban. Để bảo đảm cho các ủy ban thực hiện chức năng có hiệu quả, các quốc gia thành viên cử các ứng cử viên tinh thông nghiệp vụ nhất, có trình độ chuyên môn cần thiết trong các lĩnh vực tương ứng.
4. Khi lựa chọn, cần phải tính đến sự cần thiết phải phân bổ các thành viên công bằng theo địa lý và đại diện được cho các lợi ích đặc biệt.
5. Không một quốc gia thành viên nào có thể giới thiệu quá một ứng cử viên vào cùng một ủy ban. Không ai có thể được bầu vào quá một ủy ban.
6. Các ủy viên của ủy ban được bầu với nhiệm kỳ là 5 năm. Họ có thể được bầu lại một nhiệm kỳ mới.
7. Trong trường hợp một ủy viên của một ủy ban bị chết, bất lực hay từ chức trước khi hết nhiệm kỳ, thì Hội đồng bầu một ủy viên của cùng khu vực địa lý hay đại diện cho cùng loại lợi ích để tiêp tục hoàn thành nhiệm kỳ của ủy viên trước.
8. Các ủy viên của các ủy ban không được có lợi ích tài chính trong bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc thăm dò và khai thác ở Vùng. Với các trách nhiệm của họ đối với ủy ban mà họ là ủy viên, họ không được phép tiết lộ một bí mật công nghiệp nào hay số liệu nào thuộc sở hữu công nghiệp đã được chuyển giao cho Cơ quan quyền lực theo Điều 14 của Phụ lục III, cũng không được tiết lộ các tin tức bí mật mà họ biết được do chức trách của họ ngay cả sau khi họ đã thôi việc cũng vậy.
9. Mỗi ủy ban phải làm tròn chức năng của mình theo đúng các nguyên tắc và các chỉ thị do Hội đồng quyết định.
10. Mỗi ủy ban soạn thảo và trình lên Hội đồng thông qua các quy tắc và quy định cần thiết để ủy ban hoạt động được tốt.
11. Các thủ tục ra quyết định của các ủy ban do các quy tắc, quy định và các thủ tục của cơ quan quyền lực quy định. Nếu có thể được thì những kiến nghị gửi lên Hội đồng phải kèm theo một bản trình bày tóm tắt những ý kiến khác nhau trong ủy ban.
12. Bình thường, các ủy ban làm việc ở trụ sở của Cơ quan quyền lực và phải nhóm họp theo sự cần thiết để hoàn thành chức năng của mình một cách có hiệu quả.
13. Trong việc thi hành chức năng của mình, nếu có thể được thì mỗi ủy ban tham khảo ý kiến của ủy ban khác hay mọi cơ quan có thẩm quyền của Liên hợp quốc và của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc hoặc mọi tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong lĩnh vực xem xét.
1. Các ủy viên của ủy ban kế hoạch hóa kinh tế cần có trình độ nghiệp vụ cần thiết, nhất là về mặt khai thác mỏ, quản lý các tài nguyên khoáng sản, thương mại quốc tế và về kinh tế quốc tế. Hội đồng cố gắng bảo đảm cho Ủy ban, qua thành phần của mình, có trình độ nghiệp vụ cần thiết một cách đồng bộ. Trong số ủy viên của Ủy ban phải có ít nhất hai công dân của quốc gia đang phát triển mà nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào việc xuất khẩu các loại khoáng sản trong Vùng.
2. Ủy ban có nhiệm vụ:
a) Theo yêu cầu của Hội đồng, đề xuất các biện pháp thực hiện các quyết định được thông qua theo đúng Công ước có liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng;
b) Nghiên cứu các xu hướng của cung, cầu và giá cả của các khoáng sản có thể lấy từ Vùng, cũng như các nhân tố có tác động đến các dữ kiện này, có lưu ý đến các lợi ích của các nước nhập khẩu, cũng như của các nước xuất khẩu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong số các nước đó;
c) Xem xét mọi tình huống có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đã đề cập ở Điều 150, điểm h, do quốc gia thành viên hay các quốc gia thành viên hữu quan đã lưu ý Ủy ban và gửi các kiến nghị thích hợp lên Hội đồng;
d) Đề xuất với Hội đồng để đệ trình lên Đại hội đồng, như được trù định trong Điều 151, khoản 10, một chế độ bù trừ có lợi cho các nước đang phát triển mà các hoạt động tiến hành trong Vùng đã gây nên những ảnh hưởng bất lợi hoặc là các biện pháp giúp đỡ khác nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho việc Điều chỉnh kinh tế, và gửi lên Hội đồng những kiến nghị cần thiết để thực hiện, trong những trường hợp cụ thể, chế độ bù trừ hay các biện pháp giúp đỡ đã được Đại hội đồng chấp nhận.
1. Các ủy viên của Ủy ban pháp lý và kỹ thuật phải có trình độ nghiệp vụ cần thiết, nhất là về mặt thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản, về hải dương học và về việc bảo vệ môi trường biển hoặc về những vấn đề kinh tế hay pháp lý liên quan đến các hoạt động khai thác quặng ở biển hay trong những lĩnh vực có liên quan khác. Hội đồng cố gắng bảo đảm cho Ủy ban qua thành phần của mình có trình độ nghiệp vụ cần thiết một cách đồng bộ.
2. Ủy ban có nhiệm vụ:
a) Theo yêu cầu của Hội đồng, soạn thảo các kiến nghị lên Hội đồng về việc thi hành các chức năng của Cơ quan quyền lực;
b) Xem xét các kế hoạch làm việc chính thức và bằng văn bản có liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng theo đúng Điều 153, khoản 3 và trình lên Hội đồng các kiến nghị thích hợp. Ủy ban chỉ dựa vào những quy định trong Phụ lục III, để chuẩn bị các kiến nghị và trình lên Hội đồng một báo cáo đầy đủ về các kiến nghị đó;
c) Theo yêu cầu của Hội đồng, giám sát các hoạt động tiến hành trong Vùng, nếu có thể được, thì hỏi ý kiến và hợp tác với mọi thực thể hay cá nhân tiến hành các hoạt động này hay với quốc gia hay các quốc gia hữu quan, và làm báo cáo gửi lên Hội đồng;
d) Đánh giá những tác động về sinh thái của các hoạt động đã tiến hành hoặc đang tiến hành trong Vùng;
e) Làm các kiến nghị gửi lên Hội đồng về việc bảo vệ môi trường biển, có chú ý đến các ý kiến của các chuyên gia được thừa nhận;
f) Soạn thảo và đệ trình lên Hội đồng các quy tắc, quy định và thủ tục nêu ở Điều 162, khoản 2, điểm o, có tính đến tất cả các yếu tố thích hợp, kể các việc đánh giá những tác động về sinh thái của các hoạt động tiến hành trong Vùng;
g) Qua từng thời kỳ, xem xét lại những quy tắc, quy định và thủ tục này và kiến nghị lên Hội đồng những Điều sửa đổi mà mình xét thấy cần thiết hay nên làm;
h) Gửi các kiến nghị lên Hội đồng liên quan đến việc bố trí một chương trình giám sát bao gồm việc quan sát, đo đạc, đánh giá và phân tích định kỳ bằng những phương pháp khoa học được thừa nhận đối với những nguy cơ hay ảnh hưởng của các hoạt động tiến hành trong Vùng về mặt ô nhiễm môi trường biển, bảo đảm cho các quy định hiện có được thích hợp và được tôn trọng, và việc phối hợp thực hiện chương trình giám sát, một khi chương trình này được Hội đồng chuẩn y;
i) Kiến nghị lên Hội đồng để Hội đồng nhân danh cơ quan quyền lực giao cho Viện giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đáy biển xét xử, đặc biệt lưu ý đến Điều 187, theo đúng phần này và các phụ lục có liên quan đến phần này;
j) Trình lên Hội đồng các kiến nghị về các biện pháp thi hành sau khi Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được giao giải quyết theo điểm i đã ra quyết định;
k) Kiến nghị lên Hội đồng để trong trường hợp khẩn cấp, Hội đồng ra lệnh, kể cả lệnh đình chỉ hoặc sửa đổi các hoạt động nếu cần, nhằm phòng ngừa bất kỳ tổn thất nghiêm trọng nào có thể gây ra cho môi trường biển do các hoạt động tiến hành trong Vùng; Hội đồng ưu tiên xem xét các kiến nghị này;
l) Kiến nghị lên Hội đồng không cho những người ký kết hợp đồng hay Xí nghiệp khai thác một số khu vực khi có những lý do nghiêm túc để cho rằng Điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra tổn thất nghiêm trọng cho môi trường biển;
m) Gửi các kiến nghị đó lên Hội đồng liên quan đến việc chỉ đạo và giám sát một đoàn thanh tra có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động tiến hành trong Vùng và có nhiệm vụ xác định xem phần này, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực và các Điều khoản, Điều kiện của mọi hợp đồng đã ký kết với Cơ quan quyền lực có được tuân thủ không;
n) Tính toán sản lượng tối đa và thay mặt Cơ quan quyền lực cấp giấy phép sản xuất theo Điều 151, từ khoản 2 đến khoản 7, một khi Hội đồng đã tiến hành sự lựa chọn cần thiết, nếu như cần phải chọn, trong số những người yêu cầu cấp giấy phép sản xuất theo đúng Điều 7 của Phụ lục III.
3. Theo yêu cầu của mọi quốc gia thành viên mọi bên hữu quan khác, các ủy viên của Ủy ban, khi thực hiện chức trách giám sát và thanh tra của mình phải cho một đại diện của quốc gia hay của bên hữu quan này tham dự.
1. Ban thư ký của Cơ quan quyền lực gồm có một Tổng thư ký và số nhân viên theo sự cần thiết của Cơ quan quyền lực.
2. Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra trong số các ứng cử viên do Hội đồng đề nghị với nhiệm kỳ là 4 năm và có thể được bầu lại.
3. Tổng thư ký là viên chức cao nhất của Cơ quan quyền lực và hoạt động với tư cách này trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng và Hội đồng và của mọi cơ quan phụ trợ. Tổng thư ký thực hiện mọi chức trách hành chính khác mà cơ quan này giao cho.
4. Tổng thư ký trình lên Đại hội đồng một báo cáo hàng năm về hoạt động của Cơ quan quyền lực.
1. Nhân viên của Cơ quan quyền lực bao gồm những người có trình độ nghiệp vụ trong các lĩnh vực khác mà Cơ quan quyền lực cần để thi hành các chức năng quản lý của mình.
2. Căn cứ cao nhất trong vấn đề tuyển lựa và xác định các Điều kiện sử dụng nhân viên là bảo đảm cho Cơ quan quyền lực có những nhân viên phục vụ có năng lực làm việc cao nhất, tinh thông và liêm khiết nhất. Ngoài căn cứ này, phải tính đến tầm quan trọng của việc tuyển lựa trên cơ sở địa lý càng rộng rãi càng tốt.
3. Nhân viên do Tổng thư ký bổ nhiệm. Các Điều kiện và thể thức bổ nhiệm, trả lương và thải hồi phải phù hợp với các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
1. Trong khi thực hiện chức trách của mình, Tổng thư ký và nhân viên không được xin hay nhận chỉ thị của bất kỳ một chính phủ nào hay một nguồn nào khác ngoài Cơ quan quyền lực. Tổng thư ký và nhân viên tránh mọi hành vi không phù hợp với tư cách các viên chức quốc tế và họ chỉ chịu trách nhiệm đối với Cơ quan quyền lực. Mỗi quốc gia thành viên cam kết tôn trọng tính chất quốc tế thuần túy của các chức trách của Tổng thư ký và nhân viên của Cơ quan quyền lực và cam kết không tìm cách gây ảnh hưởng đến họ trong khi họ thi hành nhiệm vụ. Mọi hoạt động thiếu trách nhiệm của một viên chức được đưa ra trước một tòa án hành chính được chỉ định theo các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
2. Tổng thư ký và nhân viên không được có những lợi lộc tài chính trong một hoạt động nào liên quan đến việc thăm dò và khai thác tiến hành trong Vùng. Với các trách nhiệm của họ đối với Cơ quan quyền lực, họ không được tiết lộ một bí mật nào, một số liệu nào thuộc sở hữu công nghiệp và đã được chuyển giao cho Cơ quan quyền lực theo Điều 14, Phụ lục III và một thông tin mật nào khác mà họ biết do các chức trách của họ ngay cả sau khi đã thôi việc cũng vậy.
3. Nếu một viên chức của Cơ quan quyền lực có những thiếu sót đối với các nghĩa vụ nói ở khoản 2 thì, theo yêu cầu của một quốc gia thành viên bị thiệt hại sao thiếu sót đó, hay theo yêu cầu của một tự nhiên nhân hay pháp nhân do một quốc gia thành viên bảo trợ theo Điều 153, khoản 2, điểm b bị thiệt hại do thiếu sót này, Cơ quan quyền lực sẽ truy tố viên chức này trước một tòa án được chỉ định theo các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực. Bên bị thiệt hại có quyền tham gia vào việc tố tụng, nếu tòa án kiến nghị, Tổng thư ký phải thải hồi nhân viên đó.
4. Các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực trù định các thể thức áp dụng Điều này.
1. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền lực, Tổng thư ký, sau khi được Hội đồng phê chuản, ký các thỏa thuận để tham khảo ý kiến và hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ được Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc thừa nhận.
2. Bất kỳ tổ chức nào mà Tổng thư ký đã ký với họ một thỏa thuận theo khoản 1 đều có thể chỉ định các đại diện tham dự với tư cách là quan sát viên vào các hội nghị của các cơ quan thuộc Cơ quan quyền lực, theo đúng quy chế nội bộ của các cơ quan này. Các thủ tục được định ra để cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của họ trong những trường hợp thích hợp.
3. Tổng thư ký có thể phân phát cho các quốc gia thành viên các báo cáo bằng văn bản của các tổ chức phi chính phủ nói ở khoản 1 về các vấn đề thuộc thẩm quyền riêng của họ và có liên quan đến công việc của Cơ quan quyền lực.
1. Xí nghiệp là cơ quan của Cơ quan quyền lực trực tiếp tiến hành các hoạt động trong Vùng theo Điều 153, khoản 2, điểm a, cũng như các hoạt động vận chuyển, chế biến và buôn bán các khoáng sản được khai thác trong Vùng.
2. Trong khuôn khổ của Cơ quan quyền lực là pháp nhân quốc tế, Xí nghiệp có tư cách pháp nhân được trù định trong Phụ lục IV. Xí nghiệp hoạt động theo đúng Công ước và các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, cũng như theo đúng chính sách chung do Đại hội đồng quyết định, và Xí nghiệp tuân theo các chỉ thị của Hội đồng và chịu sự kiểm soát của cơ quan này.
3. Xí nghiệp có cơ quan chính đóng tại trụ sở của Cơ quan quyền lực.
4. Theo đúng Điều 173, khoản 2 và Điều 11 của Phụ lục IV, Xí nghiệp có những nguồn tài chính cần thiết để thực hiện các chức năng của mình, và có các kỹ thuật đã được chuyển giao theo Điều 144 và theo các quy định thích hợp khác của Công ước.
Các nguồn tài chính của Cơ quan quyền lực gồm có:
a) Các khoản đóng góp của các thành viên của Cơ quan quyền lực được quy định theo đúng Điều 160, khoản 2, điểm e;
b) Những thu nhập mà Cơ quan quyền lực thu được, theo Điều 13 của Phụ lục III, từ các hoạt động tiến hành trong Vùng;
c) Các khoản tiền do Xí nghiệp chuyển khoản theo Điều 10 của Phụ lục IV;
d) Vốn đi vay theo Điều 174;
e) Các khoản đóng góp tự nguyện của các quốc gia thành viên hay của các nguồn khác; và
f) Các khoản nộp vào một quỹ bù trừ theo đúng Điều 151, khoản 10 mà Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế phải kiến nghị các nguồn.
Tổng thư ký lập dự án ngân sách hàng năm của Cơ quan quyền lực và trình lên Hội đồng. Hội đồng xem xét dự án đó và đệ trình lên Đại hội đồng với những kiến nghị của mình để Đại hội đồng phê chuẩn theo Điều 160, khoản 2, điểm h.
1. Những khoản đóng góp nói ở Điều 171, điểm a được nộp vào một tài khoản đặc biệt và dùng để trang trải các khoản cho hành chính của Cơ quan quyền lực cho đến khi Cơ quan quyền lực có được các khoản thu từ các nguồn khác đủ để trang trải các khoản chi này.
2. Các nguồn tài chính của Cơ quan quyền lực trước tiên dùng để thanh toán những khoản chi hành chính. Ngoài những khoản đóng góp nói ở Điều 171, điểm a, quỹ còn lại sau khi thanh toán các chi phí hành chính có thể dùng, đặc biệt để:
a) Phân chia theo đúng Điều 140 và Điều 160, khoản 2, điểm g;
b) Cấp cho Xí nghiệp các nguồn vốn nói ở Điều 170, khoản 4;
c) Đền bù cho các quốc gia đang phát triển theo đúng Điều 151 khoản 10 và với Điều 160, khoản 2, điểm l.
1. Cơ quan quyền lực có quyền vay vốn.
2. Đại hội đồng ấn định giới hạn của quyền này trong quy chế tài chính được thông qua theo Điều 160, khoản 2, điểm f.
3. Hội đồng thực hiện quyền vay vốn này.
4. Các quốc gia thành viên không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Cơ quan quyền lực.
Mỗi năm các báo cáo sổ sách và tài khoản của Cơ quan quyền lực, kể cả các bản quyết toán tài chính hàng năm được một kiểm soát viên độc lập do Đại hội đồng cử ra kiểm tra.
Cơ quan quyền lực là pháp nhân quốc tế và có quyền về pháp lý cần thiết để thi hành chức năng và đạt tới các mục đích của mình.
Để có thể thực hiện các chức năng của mình, Cơ quan quyền lực được hưởng trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên những đặc quyền và quyền miễn trừ được trù định trong tiểu mục này. Những đặc quyền và quyền miễn trừ liên quan đến Xí nghiệp được trù định ở Điều 13 của Phụ lục IV.
Cơ quan quyền lực cũng như tài sản và của cải của mình đều được hưởng quyền miễn trừ về mặt tài phán và tịch thu tài sản, trừ phạm vi mà Cơ quan quyền lực đã từ bỏ rõ ràng quyền miễn trừ này trong một trường hợp đặc biệt.
Những của cải và tài sản của Cơ quan quyền lực, dù chúng nằm ở đâu và người giữ chúng là ai, đều được miễn khám xét, trưng thu, tịch thu, tước đoạt và mọi hình thức sai áp khác theo một biện pháp của cơ quan hành pháp hay lập pháp.
Tài sản và của cải của Cơ quan quyền lực được miễn mọi sự kiểm soát, hạn chế, quy định hay lệnh tạm hoãn nợ nào.
1. Hồ sơ của Cơ quan quyền lực dù chúng được cất giữ ở đâu đều bất khả xâm phạm.
2. Các số liệu thuộc sở hữu công nghiệp, các thông tin thuộc bí mật công nghiệp của Cơ quan quyền lực và các thông tin tương tự, cũng như các hồ sơ về nhân sự không được để trong các cơ quan lưu trữ đại chúng.
3. Đối với các thông tin chính thức, mỗi quốc gia thành viên dành cho Cơ quan đối xử ít nhất cũng thuận tiện như đối với các tổ chức quốc tế khác.
Đại biểu các quốc gia thành viên tham dự các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng hoặc của các cơ quan của Đại hội đồng hay của Hội đồng, cũng như Tổng thư ký và nhân viên của Cơ quan quyền lực, được hưởng trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên:
a) Quyền miễn trừ về tài phán và tịch thu tài sản đối với các hành động của họ trong khi thi hành các chức vụ của mình, trừ phạm vi quốc gia mà họ đại diện hoặc Cơ quan quyền lực đã từ bỏ rõ ràng quyền miễn trừ này trong một trường hợp đặc biệt;
b) Các quyền miễn trừ như các quyền đã được quốc gia mà trên lãnh thổ quốc gia đó họ có mặt, dành cho các đại diện, công chức và nhân cấp tương đương của các quốc gia thành viên khác về các Điều kiện nhập cư, các thủ tục đăng ký người nước ngoài và các nghĩa vụ phục vụ quốc gia, cũng như các Điều kiện thuận tiện như thế liên quan đến quy định về hối đoái và về di chuyển, trừ khi họ là công dân của quốc gia hữu quan.
1. Trong khi thi hành chức năng của mình, Cơ quan quyền lực cùng với của cải, tài sản và thu nhập của mình, cũng như những hoạt động và giao dịch được Công ước này cho phép, đều được miễn mọi thứ thuế trực thu và các tài sản mà Cơ quan quyền lực nhập khẩu hay xuất khẩu để sử dụng trong công vụ đều được miễn mọi thứ thuế quan. Cơ quan quyền lực không thể yêu cầu miễn bất cứ khoản tiền phải trả nào cho các dịch vụ mà họ được hưởng.
2. Đối với những việc mua của cải hay trả tiền dịch vụ của Cơ quan quyền lực hay nhân danh Cơ quan quyền lực có một giá trị lớn, cần thiết cho việc thực hiện chức năng của Cơ quan quyền lực và nếu giá các loại tài sản đó hay giá dịch vụ đó bao gồm cả thuế, lệ phí hay thuế quan, thì các quốc gia thành viên sẽ cố gắng hết sức thi hành những biện pháp thích hợp để miễn hay hoàn lại các khoản thuế, lệ phí hay thuế quan. Các của cải nhập khẩu hay mua theo chế độ miễn trừ được quy định ở Điều này không được bán, chuyển nhượng bằng cách nào khác trên lãnh thổ của quốc gia thành viên đã cho phép miễn thuế, trừ khi việc đó được tiến hành theo các Điều kiện đã thỏa thuận với quốc gia thành viên này.
3. Các quốc gia thành viên không được thu một loại thuế trực thu hay gián thu nào đánh vào tiền lương, tiền thù lao hay vào các khoản tiền khác mà Cơ quan quyền lực trả cho Tổng thư ký và cho các nhân viên của mình, cũng như cho các chuyên gia thực hiện những nhiệm vụ do Cơ quan quyền lực giao, trừ khi họ là công dân của các nước đó.
Trong việc thanh toán các khoản đóng góp của mình cho Cơ quan quyền lực, một quốc gia thành viên nộp chậm, thì không được tham gia vào các cuộc bỏ phiếu, nếu tổng số tiền còn thiếu bằng hoặc cao hơn tổng số tiền phải đóng góp cho 2 năm tròn đã qua. Đại hội đồng có thể cho phép thành viên này tham gia bỏ phiếu, nếu Đại hội đồng xét thấy việc thiếu sót này là do những hoàn cảnh nằm ngoài ý muốn của họ.
1. Một quốc gia vi phạm phần này một cách nghiêm trọng và kéo dài thì có thể bị Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng đình chỉ việc hưởng các quyền và đặc quyền vốn có của thành viên.
2. Không một quyết định nào có thể được thi hành theo khoản 1, chừng nào mà Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển không xác nhận rằng quốc gia thành viên hữu quan đã vi phạm phần này một cách nghiêm trọng và kéo dài.
Mục này, phần XV và Phụ lục VI Điều chỉnh quy chế của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển và các cách thức mà Viện thi hành thẩm quyền của mình,
Theo phần này và các phụ lục có liên quan, Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền xét xử những loại tranh chấp về những hoạt động tiến hành trong Vùng sau đây:
a) Các vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng phần này và các phụ lục có liên quan;
b) Các vụ tranh chấp giữa một quốc gia thành viên và Cơ quan quyền lực liên quan đến:
i. Các hành động hay thiếu sót của Cơ quan quyền lực hay của một quốc gia thành viên được viện dẫn là đã vi phạm các quy định của phần này hay các phụ lục có liên quan hay các quy tắc quy định hay thủ tục đã được Cơ quan quyền lực thông qua theo đúng các quy định này; hoặc
ii. Các hành động của Cơ quan quyền lực được viện dẫn là đã vượt quá thẩm quyền của mình hay đã lạm quyền;
c) Các vụ tranh chấp giữa các bên ký kết một hợp đồng, dù các bên này là các quốc gia thành viên, là Cơ quan quyền lực hay Xí nghiệp, hay các xí nghiệp của Nhà nước hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân đã nêu ở Điều 153, khoản 2, điểm b, liên quan đến:
i. Việc giải thích hay thi hành một hợp đồng hay một kế hoạch làm việc; hoặc
ii. Các hành động hay thiếu sót của một bên ký kết hợp đồng liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng và làm ảnh hưởng đến bên khác hay trực tiếp gây tổn hại đến các lợi ích chính đáng của các bên khác đó;
d) Các vụ tranh chấp giữa Cơ quan quyền lực và một người yêu cầu được một quốc gia bảo trợ theo đúng Điều 153, khoản 2, điểm b và đã thoản mãn các Điều kiện được quy định ở Điều 4, khoản 6 và Điều 13, khoản 2 của Phụ lục III, có liên quan đến việc từ chối ký kết hợp đồng hay đến một vấn đề pháp lý nảy sinh trong khi thương lượng về hợp đồng;
e) Các vụ tranh chấp giữa Cơ quan quyền lực và một quốc gia thành viên, một xí nghiệp Nhà nước hoặc một tự nhiên nhân hay pháp nhân do một quốc gia thành viên bảo trợ theo đúng Điều 153, khoản 2, điểm b, khi thấy rằng, theo Điều 22 của Phụ lục III, việc tranh chấp này có đụng đến trách nhiệm của Cơ quan quyền lực;
f) Bất kỳ tranh chấp nào khác mà Công ước đã trù định rõ ràng Viện có thẩm quyền giải quyết.
1. Các vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên đề cập ở Điều 187, điểm a có thể được đưa ra trước:
a) Một viện đặc biệt của Tòa án quốc tế về luật biển được lập ra theo đúng các Điều 15 và 17 của Phụ lục VI, theo yêu cầu của các bên tranh chấp; hay
b) Một viện ad – hoc (đặc biệt) của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập ra theo đúng Điều 36 của Phụ lục VI, theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào.
2. a) Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một hợp đồng nêu ở Điều 187, điểm c điểm nhỏ i theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào, được đưa ra trước trọng tài thương mại bắt buộc, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, Tòa trọng tài thương mại xét xử một vụ tranh chấp như thế không có thẩm quyền phán xét về một điểm giải thích Công ước. Nếu vụ tranh chấp bao hàm một điểm giải thích Phần XI và các phụ lục có liên quan, về các hoạt động tiến hành trong Vùng thì điểm này phải được chuyển lên cho Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển quyết định.
b) Lúc khởi tố hay trong quá trình tiến hành một thủ tục trọng tài như vậy, nếu như Tòa trọng tài thương mại, theo yêu cầu của một trong những bên tranh chấp hoặc tự ý mình, thấy rằng quyết định của mình phụ thuộc vào một quyết định của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển, thì Tòa trọng tài này phải chuyển đổi quan điểm này lên cho Viện nói trên quyết định. Sau đó, Tòa trọng tài sẽ ra phán quyết theo đúng quyết định của Viện;
c) Nếu trong hợp đồng thiếu một Điều quy định về thủ tục trọng tài có thể áp dụng cho vụ tranh chấp, thì công việc trọng tài được thực hiện theo quy chế trọng tài của CNUDCI hay theo bất kỳ quy chế trọng tài nào khác có thể được trù định trong các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển không có thẩm quyền phán xét đối với việc Cơ quan quyền lực, theo đúng phần này, thi hành các quyền tùy ý quyết định của mình; trong bất kỳ trường hợp nào, Viện này cũng không thể thay thế cho Cơ quan quyền lực trong việc thi hành các quyền tùy ý quyết định nói trên. Không phương hại đến Điều 191, khi thi hành thẩm quyền được thừa nhận theo Điều 187, Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển không được phán xét đối với các vấn đề xem một quy tắc, quy định hay một thủ tục của Cơ quan quyền lực có phù hợp với Công ước hay không và không thể tuyên bố quy tắc, quy định hay thủ tục này là vô hiệu. Thẩm quyền của Viện chỉ giới hạn trong việc xác định xem việc áp dụng quy tắc, quy định hay thủ tục của Cơ quan quyền lực trong những trường hợp riêng biệt có ngược lại với những nghĩa vụ theo hợp đồng của các bên tranh chấp hay với các nghĩa vụ của họ theo Công ước không và xét xử những trường hợp kháng cáo về việc không đủ thẩm quyền hay lạm quyền, cũng như những yêu cầu bồi thường thiệt hại và những yêu cầu đền bù khác do một trong các bên kiện bên kia vì thiếu sót trong việc thi hành nghĩa vụ theo hợp đồng hay nghĩa vụ của họ theo Công ước.
1. Quốc gia thành viên bảo trợ cho một tự nhiên nhân hay pháp nhân tham gia vào một vụ tranh chấp đã nêu ở Điều 187 được nhận thông báo về vụ tranh chấp và có quyền tham gia vào trình tự tố tụng bằng cách trình bày những nhận xét bằng văn bản hay bằng lời.
2. Khi một vụ kiện do một tự nhiên nhân hay pháp nhân được một quốc gia thành viên khác bảo trợ, đệ đơn kiện một quốc gia thành viên về một vụ tranh chấp đã nêu ở Điều 187, điểm c, thì quốc gia bị đơn có thể yêu cầu quốc gia bảo trợ ra trước tòa nhân danh bên nguyên. Nếu không ra trước tòa được, thì quốc gia bị đơn có thể ủy quyền cho một pháp nhân mang quốc tịch của mình thay mặt.
Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển đưa ra các ý kiến tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng, hay Hội đồng về những vấn đề pháp lý được đặt ra trong những thời hạn ngắn nhất.
Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường của mình và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình.
1. Các quốc gia, tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện thích hợp nhất mà mình có, và cố gắng Điều hòa các chính sách của mình về mặt này.
2. Các quốc gia thi thành mọi biện pháp cần thiết để cho các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không gây tác hại do ô nhiễm cho các quốc gia khác và cho môi trường của họ và để cho nạn ô nhiễm nảy sinh từ những tai nạn hay từ các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không lan ra ngoài các khu vực mà mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo đúng Công ước.
3. Các biện pháp được sử dụng để thi hành phần này cần phải nhằm vào tất cả các nguồn gây ra ô nhiễm môi trường biển. Nhất là, chúng bao gồm những biện pháp nhằm hạn chế đến mức cao nhất:
a. Việc thải bỏ từ khí quyển xuống hay đi qua khí quyển do nhận chìm các chất độc có hại và độc hại, đặc biệt là các chất không bị phân hủy từ các nguồn ở đất liền;
b. Ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra, đặc biệt là những biện pháp nhằm đề phòng các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, ngăn ngừa những hành động thải bỏ, dù cố ý hay không, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và việc khai thác các tàu thuyền;
c. Ô nhiễm bắt nguồn từ các thiết bị hay phương tiện được sử dụng để thăm dò hay khai thác các tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển này, đặc biệt là các biện pháp nhằm phòng ngừa các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và việc khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và thành phần nhân viên được sử dụng ở đó;
d. Ô nhiễm xuất phát từ các thiết bị hay phương tiện khác hoạt động trong môi trường biển, đặt biệt là những biện pháp nhằm phòng ngừa những sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và thành phần nhân viên được sử dụng ở đó.
4. Khi thi hành các biện pháp phòng ngừa, hạn chế , hay chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia tránh chấp cứ sự can thiệp vô lý nào vào các hoạt động của các quốc gia khác đang thi hành các quyền hay đang thực hiện nghĩa vụ của họ theo đúng Công ước.
5. Các biện pháp được thi hành theo đúng phần này bao gồm các biện pháp cần thiết để bảo vệ và gìn giữ các hệ thống sinh thái hiếm hoi hay mỏng manh cũng như Điều kiện cư trú của các loài và các sinh vật biển khác đang thoái hóa, có nguy cơ hay đang bị hủy diệt.
Khi thi hành các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia phải làm sao để không đùn đẩy, trực tiếp hay gián tiếp, thiệt hại hay các nguy cơ từ vùng này sang vùng khác và không được thay thế một kiểu ô nhiễm này bằng một kiểu ô nhiễm khác.
1. Các quốc gia thi hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển từ việc sử dụng các kỹ thuật trong khuôn khổ quyền tài phán hay dưới sự kiểm soát của mình, hoặc do du nhập cố ý hay vô tình vào một bộ phận môi trường biển các ngoại lai hoặc mới có thể gây ra ở đó các thay đổi đáng kể và có hại.
2. Điều này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của Công ước có liên quan đến các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.
Các quốc gia hợp tác trên phạm vi thế giới và nếu có thể thì trên phạm vi khu vực, trực tiếp hay qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong việc hình thành và soạn thảo các quy tắc và các quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị mang tính chất quốc tế phù hợp với Công ước, để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, có tính đến các đặc điểm có tính chất khu vực.
Quốc gia nào biết được trường biệt môi trường biển đang có nguy cơ sắp phải chịu những thiệt hại hay đã chịu những thiệt hại do ô nhiễm thì phải lập tức thông báo cho các quốc gia khác mà mình xét thấy có nguy cơ phải chịu những tổn thất này cũng như cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
Trong các trường hợp đã nêu ở Điều 198, các quốc gia ở trong khu vực bị ảnh hưởng, theo khả năng của mình, và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hợp tác với nhau đến mức cao nhất nhằm loại trừ ảnh hưởng của ô nhiễm và nhằm ngăn ngừa và giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại. Nhằm mục đích này, các quốc gia cần cùng nhau soạn thảo và xúc tiến các kế hoạch khẩn cấp để đối phó với những tai nạn gây ra ô nhiễm môi trường biển.
Trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các quốc gia hợp tác với nhau nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và khuyến khích việc trao đổi các thông tin và các dữ kiện về ô nhiễm môi trường biển. Các quốc gia cố gắng tham gia tích cực vào các chương trình khu vực và thế giới nhằm thu được những kiến thức cần thiết để xác định tính chất và phạm vi ô nhiễm, đối tượng có nguy cơ bị ô nhiễm, những con đường mà nạn ô nhiễm đi qua, những nguy hiểm mà nạn ô nhiễm chứa đựng và những phương thức khắc phục có thể có.
Lưu ý đến các thông tin và các dữ kiện thu được trong khi áp dụng Điều 200, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các quốc gia hợp tác với nhau nhằm lập ra các tiêu chuẩn khoa học thích hợp để xây dựng và soạn thảo các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.
Trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các quốc gia cần:
a. Đẩy mạnh các chương trình giúp đỡ cho các quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kỹ thuật và trong các lĩnh vực khác nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm biển. Sự giúp đỡ này đặc biệt gồm có:
i. Đạo tạo nhân viên khoa học và kỹ thuật của các quốc gia này;
ii. Tạo Điều kiện dễ dàng cho việc tham gia của các quốc gia này vào các chương trình quốc tế thích hợp;
iii. Cung cấp cho các quốc gia này cơ sở vật chất và những Điều kiện thuận lợi cần thiết;
iv. Tăng cường khả năng tự sản xuất cơ sở vật chất nói trên cho các quốc gia đó;
v. Giúp đỡ các ý kiến tư vấn và phát triển các phương tiện vật chất liên quan đến các chương trình nghiên cứu, các chương trình giám sát liên tục, chương trình giáo dục và các chương trình khác;
b. Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển, để giúp các quốc gia này giảm bớt đến mức tối thiểu những ảnh hưởng của các tai biến lớn có nguy cơ gây ra một nạn ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường biển;
c. Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển, để xây dựng các đánh giá về sinh thái học.
Để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển hoặc để hạn chế đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của nó, các tổ chức quốc tế dành sự đối xử ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển về:
a. Việc trợ cấp vốn và các phương tiện giúp đỡ kỹ thuật thích hợp; và
b. Việc sử dụng các cơ sở chuyên môn của mình.
1. Các quốc gia cần cố gắng hết sức mình và phù hợp với các quyền của các quốc gia khác, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, để quan sát, đo đạc, đánh giá và phân tích, bằng các phương pháp khoa học được thừa nhận, các nguy cơ ô nhiễm môi trường biển hay những ảnh hưởng của vụ ô nhiễm này.
2. Đặc biệt, các quốc gia phải thường xuyên giám sát những tác động của mọi hoạt động mà họ cho phép hay họ tiến hành để xác định xem các hoạt động này có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường biển hay không.
Các quốc gia công bố các báo cáo về kết quả thu được trong khi áp dụng Điều 204 hay, theo khoảng thời gian thích hợp, cung cấp các báo cáo như vậy cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và các tổ chức quốc tế này cần phải để cho mọi quốc gia khác sử dụng các báo cáo này.
Khi các quốc gia có những lý do xác đáng để cho rằng các hoạt động đã dự tính thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình có quy cơ gây ra một vụ ô nhiễm nghiêm trong hay làm thay đổi đáng kể và có hại đối với môi trường biển, thì trong chừng mực có thể, các quốc gia này cần đánh giá các tác động tiềm tàng cùa các hoạt động này đối với môi trường đó và cần báo cáo lại những kết quả của những đánh giá này theo cách đã được quy định ở Điều 205.
1. Các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất, kể cà các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông, ngòi, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải đổ, có lưu ý đến các quy tắc và quy phạm cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị và chấp nhận trên phạm vi quốc tế.
2. Các quốc gia thi hành mọi biện pháp có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm này.
3. Các quốc gia có cố gắng Điều hòa các chính sách của mình về mặt này ở mức độ khu vực thích hợp.
4. Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia cố gắng thông qua các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị trên phạm vi thế giới và khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm bắt nguồn từ đất đối với môi trường biển, có tính đến các đặc điểm khu vực, đến khả năng kinh tế của các quốc gia đang phát triển và các đòi hỏi về phát triển kinh tế của các quốc gia này. Các quy tắc và quy phạm cũng như các những tập quán và thủ tục được kiến nghị này tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ, được xem xét lại.
5. Các luật, quy chế và các biện pháp cũng như các quy tắc, quy phạm và các tập quán, thủ tục được kiến nghị đã nêu ở khoản 1, 2 và 4, bao gồm những biện pháp nhằm hạn chế đến hết mức việc trút vào môi trường biển các chất độc, có hại và độc hại, đặc biệt là các chất không thể phân hủy được.
Các quốc gia ven biển thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm đối với môi trường biển trực tiếp hay gián tiếp do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình thuộc quyền tài phán của mình theo các Điều 60 và 80.
Các quốc gia thi hành mọi biện pháp khác có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự sự ô nhiễm này.
Các luật, quy định và biện pháp này không được kém hiệu quả hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quán và thủ tục đã được kiến nghị có tính chất quốc tế.
Các quốc gia cố gắng Điều hòa các chính sách của mình về mặt này ở mức độ khu vực thích hợp.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia thông qua các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị, trên phạm vi thế giới và khu vực, để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm môi trường biển nói ở khoản 1. Các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
1. Các quy tắc, quy định và thủ tục quốc tế được thông qua theo đính Phần XI để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra. Các quy tắc, quy định và thủ tục này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
2. Trong Điều kiện tuân theo các quy định thích hợp của mục này, các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển này sinh từ các hoạt động tiến hành trong Vùng của các tàu thuyền hay xuất phát từ các thiết bị, công trình hay các phương tiện khác, tùy theo trường hợp, treo cờ của các quốc gia đó, đăng ký ở trên lãnh thổ hay thuộc quyền của họ. Các luật và quy định này không được kém hiệu lực hơn các quy tắc,quy định và thủ tục quốc tế nói ở khoản 1.
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do sự nhận chìm.
Các quốc gia thi hành tất cả các biện pháp khác có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
Các luật, quy định và biện pháp phải bảo đảm rằng không một sự nhận chìm nào có thể được tiến hành mà không được phép của các nhà đương cục có thẩm quyền của các quốc gia.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao; các quốc gia cố gắng thông qua trên phạm vi thế giới và khu vực các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này. Các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
Việc nhận chìm ở trong lãnh hải và trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa không thể được tiến hành nếu không được sự đồng ý rõ ràng trước quốc gia ven biển; quốc gia ven biển có quyền cho phép, quy định và kiểm soát sự nhận chìm này, sau khi đã xem xét đúng mức vấn đề với các quốc gia khác mà do những hoàn cảnh địa lý nên việc nhận chìm này có thể có những tác hại đối với họ.
Các luật và quy định cũng như các biện pháp quốc gia không được kém hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm có tính chất thế giới để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
Hành động qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung, các quốc gia thông qua các quy tắc và quy phạm quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các tàu thuyền gây ra và quan tâm tạo Điều kiện dễ dàng cho việc định ra, cũng theo cách nói trên, nếu cần, các cách bố trí đường giao thông cho tàu thuyền nhằm hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn có thể làm cho môi trường biển kể cả vùng duyên hải bị ô nhiễm, và do đó mà đụng chạm đến những lợi ích có liên quan của các quốc gia ven biển. Các quy tắc và quy phạm này, cũng theo cách như thế, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền mà mình cho mang cờ hay cho đăng ký gây ra. Các luật và quy định này không được kém hiệu quả hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế được chấp nhận chung và được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung.
Nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia khi đặt ra các Điều kiện đặt biệt cho các tàu thuyền nước ngoài đi vào các cảng hay nội thủy của mình hoặc công trình cảng cuối cùng ở ngoài khơi, cần phải công bố đúng thủ tục về các Điều kiện này và phải thông báo cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền. Để Điều hòa chính sách về mặt này, khi hai hay nhiều quốc gia ven biển đặt ra các Điều kiện như vậy dưới một hình thức giống nhau, cần ghi rõ trong thông báo các quốc gia nào tham gia vào các thỏa thuận như vậy. Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mà mình cho mang cờ hay đăng ký, khi tàu có mặt ở trong lãnh hải của một quốc gia tham gia vào những thỏa thuận chung này, phải cung cấp, theo yêu cầu của quốc gia này, những thông tin chỉ rõ liệu chiếc tàu này có hướng về một quốc gia thuộc cùng khu vực tham gia vào các thỏa thuận này không và, nếu đúng, cần xác định xem chiếc tàu này có đáp ứng đầy đủ các Điều kiện do quốc gia này đặt ra liên quan đến việc đi vào trong các cảng của mình không. Điều này được áp dụng không phương hại đến việc tiếp tục thực hiện quyền đi qua không gây hại của một chiếc tàu hay đến việc áp dụng Điều 25, khoản 2.
Trong việc thi hành chủ quyền đối với lãnh hải của mình, các quốc gia ven biển có thể thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền nước ngoài gây ra, kể cả các tàu thuyền đang thực hiện quyền đi qua không gây hại. Các luật và quy định này, theo đúng với Mục 3 của phần II, không được cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.
Nhằm thực hiện việc áp dụng đã nói ở mục 6, các quốc gia ven biển có thể thông qua các luật và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình; các luật và quy định đó phải phù hợp và đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy định quốc tế được chấp nhận chung và được xây dụng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung.
a. Khi các quy tắc và quy phạm quốc tế nói ở khoản 1 không cho phép đáp ứng một cách thích đáng với những tình huống đặc biệt và nếu một quốc gia ven biển có lý do chính đáng để cho rằng một khu vực đặc biệt và được xác định rõ ràng trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình, đòi hỏi phải thông qua các biện pháp bắt buộc đặc biệt để ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, vì những lý do kỹ thuật được thừa nhận do những đặc điểm hải dương học và sinh thái học của khu vực đó cũng như do việc sử dụng hay việc bảo vệ các tài nguyên của khu vực đó và do đặc điểm riêng của luồng giao thông, thì quốc gia này, sau khi thông qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đã tham khảo ý kiến thích đáng với mọi quốc gia hữu quan, có thể gửi lên tổ chức này một thông báo liên quan đến khu vực xem xét bằng cách đưa ra những chứng minh khoa học và kỹ thuật, cũng như những chỉ dẫn về cá thiết bị thu nhận cần thiết để chứng minh. Trong thời hạn 12 tháng sau khi nhận được thông báo, tổ chức quyết định xem tình hình trong khu nvực được xem xét có đáp ứng các Điều kiện kể trên không. Nếu tổ chức quyết định đúng là như vậy, thì quốc gia ven biển có thể thông qua cho khu vực này các luật và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm hay tập quán về hàng hải quốc tế mà tổ chức đã đưa ra áp dụng cho những khu vực đặc biệt.Các luật và quy định này chỉ được áp dụng đối với các tàu thuyền nước ngoài sau một thời hạn là 15 tháng kể từ ngày thông báo cho tổ chức;
Quốc gia ven biển công bố các giới hạn của các khu vực đặc biệt và được xác định rõ ràng này;
Khi làm thông báo kể trên, quốc gia ven biển cần đồng thời nói rõ cho tổ chức rằng họ có ý định thông qua, cho khu vực mà họ đề cập, những luật và quy định bổ sung nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra hay không. Các luật và quy dịnh bổ sung này có thể đề cập việc thải bỏ hay những tập quán hàng hải, nhưng không bắt buộc các tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các tiêu chuẩn khác về mặt thiết kế, cấu trúc và trang bị, ngoài các quy tắc và quy phạm quốc tế đẵ được chấp nhận chung; các luật và quy định bổ sung này có thế áp dụng cho tàu thuyền nước ngoài, sau 15 tháng kể từ ngày thông báo cho tổ chức này, với Điều kiện là tổ chức này, trong một thời hạn là 12 tháng, kể từ ngày được thông báo, đã chuẩn y các luật và quy định bổ sung nói trên.
Các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở Điều này còn cần trù định nghĩa vụ phải thông báo ngay lập tức cho các quốc gia ven biển mà vùng duyên hải hay các lợi ích liên quan của họ có nguy cơ bị những tai nạn trên biển tác động đến, nhất là những tai nạn dẫn đến hay có nguy cơ dẫn đến những việc thải bỏ.
Để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển, các quốc gia thông qua các luật và quy định áp dụng ở vùng trời thuộc chủ quyền của mình và áp dụng cho các tàu thuyền mang cờ của mình hay cho các tàu thuyền hoặc các phương tiện bay mà mình cho đăng ký, có tính đến các quy tắc quy phạm, cũng như những tập quán và thủ tục được kiến nghị, và đã được chấp nhận trên phạm vi quốc tế vá có tính đến an toàn hàng không.
Các quốc gia thi hành các biện pháp khác có thể cấn thiết để ngăn giữ, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian cảu các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia cố gắng thông qua các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị trên phạm vi thế giới và khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm này.
Các quốc gia đảm bảo việc áp dụng các luật và quy định và thi hành theo đúng Điều 207; Các quốc gia thông qua luật và quy định và thi hành các biện pháp cần thiết khác để đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển bắt nguồn từ đất.
Các quốc gia bảo đảm việc áp dụng các luật và quy định đã được thông qua theo đúng Điều 208; họ thông qua các luật và các quy định và thi hành các biện pháp cấn thiết khác để đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường do các hoạt động liên quan đến đáy biển và thuộc quyền tài phán của mình, trực tiếp hay gián tiếp gây ra, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình được đặt dưới quyền tài phán của mình theo các Điều 60 và 80.
Việc áp dụng quy tắc, quy định và thủ tục quốc tế được xây dựng theo đúng Phần XI để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển gây ra bởi các hoạt động tiến hành trong Vùng do phần này Điều chỉnh.
Các luật và quy định được thông qua theo đúng Công ước và các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa,hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển bởi việc nhận chìm do các đối tượng sau đây thi hành:
Quốc gia ven biển, đối với việc nhận chìm nằm trong giới hạn của lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình;
Quốc gia mà tàu mang cờ, đối với các tàu thuyền mang cờ của mình hay các tàu hay phương tiện bay mà mình cho đăng ký;
Bất kỳ quốc gia nào, đối với việc đưa ra chất cặn bã hay các chất khác lên lãnh thổ của mình hay lên các công trình cảng cuối cùng ra khơi.
Theo Điều này, không quốc gia nào được khởi tố, khi vụ kiện đã được một quốc gia khác khởi tố cũng theo đúng Điều này.
Các quốc gia quan tâm đến việc tàu thuyền mang cờ của mình hay được mình cho đăng ký tôn trọng các quy tắc và quay phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung, cũng như các luật và quy định mà các quốc gia này đã thông qua theo đúng Công ước để ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền gây ra và họ thông qua các quy luật và quy định, và thi hành các biện pháp cần thiết để đem lại hiệu lực cho các quy luật và quy định đó. Quốc gia mà tàu mang cờ phải quan tâm đến việc các quy tắc, quy phạm, luật và quy định này được áp dụng một cách có hiệu quả, bất kể việc vi phạm xảy ra ở đâu.
Đặc biệt, các quốc gia thi hành các biện pháp thích hợp để cấm các tàu thuyền mang cờ của nước mình hay được mình cho đăng ký chuẩn bị nhổ neo, chừng nào chúng không tuân theo đúng các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở khoản 1, kể các quy định liên quan đến cách thiết kế, cấu trúc, và trang bị của tàu thuyền.
Các quốc gia quan tâm đến việc các tàu thuyền mang cờ của nước mình hay được mình cho đăng ký phải có đủ các chứng từ cấn thiết và được cấp theo các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở khoản 1. Các quốc gia quan tâm đến việc các tàu thuyền mang cờ nước mình phải được kiểm tra định kỳ xác minh xem lời ghi chú ở trên các chứng từ này có phù hợp với tình trạng thực tế của con tàu hay không. Các quốc gia khác chấp nhận các chứng từ này cũng có giá trị như là những chứng từ mà mình cấp, trừ khi có lý do xác đáng để cho rằng tình trạng con tàu trong một chừng mực quan trọng không phù hợp với các ghi chú ở trên các chứng từ này.
Nếu một con tàu vi phạm các quy tắc và quy định được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung, quốc gia cho tàu mang cờ, với Điều kiện không phương hại tới các Điều 218, 220 và 228, phải lập tức tiến hành mọi cuộc Điều tra và, nếu thấy cần thì, khởi tố đối với vụ vi phạm được suy đoán đó, bất kể nơi xảy ra vụ vi phạm này hay vị trí mà nạn ô nhiễm do vụ vi phạm gây ra đã xảy ra hoặc được xác nhận là ở đâu.
Khi tiến hành Điều tra vụ vi phạm, quốc gia mà tàu mang cờ có thể yêu cầu sự giúp đỡ của mọi quốc gia khác mà sự hợp tác có thể có ích để làm sáng tỏ các hoàn cảnh của sự việc. Các quốc gia cố gắng đáp ứng các yêu cầu thích hợp của các quốc gia mà tàu mang cờ.
Theo yêu cầu bằng văn bản của một quốc gia,các quốc gia phải tiến hành Điều tra về mọi vi phạm do tàu thuyền mang cờ của họ có thể đã phạm phải. Quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành không chậm trễ việc truy tố về nội dung chính của sự vi phạm đã được suy đoán theo đúng luật trong nước của mình, nếu tin chắc rằng đã có đủ chứng cứ để tiến hành công việc này.
Quốc gia mà tàu mang cờ thông báo ngay cho quốc gia yêu cầu và tổ chức quốc tế có thẩm quyền về vụ việc đã được khởi tố và kết quả của nó. Tất cả các quốc gia đều được tiếp xúc với những thông tin đã được thông báo đó.
Những chế tài được trù định trong các quy luật và quy định của quốc gia đối với các tàu thuyền mang cờ của mình cần phải nghiêm khắc để hạn chế các vụ vi phạm,ở bất cứ đâu.
Khi một chiếc tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng có thể mở một cuộc Điều tra và, khi có các chứng cứ để chứng minh, có thể khởi tố đối với bất kỳ sự thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoại nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình, vi phạm các luật và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung.
Quốc gia có cảng không thể khởi tố theo khoản 1 đối với một vụ vi phạm do việc thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoài nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình, hoặc là quốc gia mà tàu mang cờ hay quốc gia đã chịu, hay có nguy cơ phải chịu, các tổn thất do việc thải đổ này gây ra yêu cầu.
Khi một con tàu tự ý có mặt trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng cố gắng chấp nhận những đơn yêu cầu Điều tra của bất kỳ quốc gia nào khác về việc thải đổ có khả năng gây ra vụ vi phạm đã nêu ở khoản 1 có thể đã xảy ra trong nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia yêu cầu, và có thể đã gây ô nhiễm hay có nguy cơ gây ô nhiễm cho các vùng này. Quốc gia có cảng cũng cố gắng chấp nhận đơn yêu cầu Điều tra của quốc gia mà tàu mang cờ về những vi phạm như thế, bất kể các vụ vi phạm này có thể xảy ra ở đâu.
Hồ sơ Điều tra do quốc gia có cảng tiến hành theo Điều này được chuyển cho quốc gia mà tàu mang cờ hay cho quốc gia ven biển theo yêu cầu của các quốc gia này. Bất kỳ việc nào do quốc gia có cảng khởi tố dựa trên cơ sở của cuộc Điều tra này, có thể bị đình chỉ theo yêu cầu của quốc gia ven biển, với Điều kiện phải tuân theo các quy định của Mục 7, khi vụ vi phạm đã xảy ra trong nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển này. Khi đó những chứng cứ, hồ sơ về sự việc, cũng như mọi sự bảo lãnh hay đảm bảo tài chính đã được gửi cho những nhà đương cục của quốc gia có cảng phải được chuyển cho quốc gia ven biển. Sau khi chuyển giao hồ sơ, quốc gia có cảng không theo đuổi vụ kiện nữa.
Với Điều kiện tuân thủ Mục 7, khi các quốc gia, theo yêu cầu hay tự ý mình xác định rằng một con tàu đang ở một trong các cảng của mình hay ở một trong các công trình cảng cuối cùng ở ngoài khơi của mình đã vi phạm các qui tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng liên quan đến khả năng đi biển của tàu thuyền và có nguy cơ từ đó gây ra thiệt hại cho môi trường biển, cần thi hành các biện pháp hành chính trong phạm vi khả năng của mình để ngăn không cho chiếc tàu này rời bến. Các quốc gia này chỉ cho phép chiếc tàu này đi vào xưởng sửa chữa thích hợp gần nhất và, một khi đã loại trừ các nguyên nhân gây ra vi phạm, các quốc gia này cho phép chiếc tàu này tiếp tục hành trình của mình ngay lập tức.
Khi một chiếc tàu tự ý có mặt trong cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi với Điều kiện tuân thủ Mục 7, quốc gia có cảng có thể khởi tố về bất kỳ vi phạm nào đôi với các luật và quy định mà mình đã thông qua theo đúng Công ước hay theo đúng các qui tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, nếu vụ vi phạm đã xảy ra trong lãnh hải hay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Khi một quốc gia có lý do xác đáng cho rằng chiếc tàu trong lúc đi qua lãnh hải của mình đã vi phạm các luật và quy định mà mình đã thông qua theo đúng công ước hay các nguyên tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra thì quốc gia này có thể tiến hành kiểm tra cụ thể chiếc tàu đã gây ra vụ vi phạm, nhưng không làm phương hại đến việc áp dụng các quy định thích hợp của Mục 3 thuộc phần II, và, khi có các chứng cứ để chứng minh được Điều đó thì có thể khởi tố và đặc biệt có thể ra lệnh giữ chiếc tàu theo đúng luật trong nước của mình, với Điều kiện phải tuân thủ theo quy định của Mục 7.
Khi một quốc gia có lý do xác đáng để cho rằng một con tàu đi trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã vi phạm các quy tắc và quy phạm quốc tế đó và đem lại hiệu lực cho chúng, quốc gia này có thể yêu cầu con tàu cung cấp các thông tin liên quan đến lý lịch và cảng đăng ký của tàu, cảng cuối cùng và cảng sắp ghé vào của tàu và các thông tin thích hợp cần thiết khác để xác định có phải một vụ vi phạm đã xảy ra không.
Các quốc gia thông qua các luật và qui định và thi hành các biện pháp cần thiết cho các tàu thuyền mang cờ của mình đáp ứng các yêu cầu về thông tin đã nêu ở khoản 3.
Khi một quốc gia có các lý do xác đáng để cho rằng một chiếc tàu đi trong đặc quyền kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã gây ra một vụ vi phạm trong vùng đặc quyền kinh tế đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đổ nghiêm trọng vào môi trường biển, đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra ở môi trường biển này một vụ ô nhiễm đáng kể, quốc gia có thể tiến hành kiểm tra cụ thể con tàu để xác minh xem có phải đã có sự vi phạm không, nếu như con tàu từ chối không đưa ra các thông tin, hay nếu những thông tin được cung cấp mâu thuẫn rõ ràng với sự thật, và nếu các hoàn cảnh của sự việc lý giải cho sự kiểm tra này.
Khi có chứng cứ chứng tỏ rằng một chiếc tàu đi trong vùng đặc quyền về kinh tế hay lãnh hải của một quốc gia đã gây ra trong vùng đặc quyền về kinh tế một vụ vi phạm đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đổ gây hoặc có nguy cơ gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho vùng duyên hải hay cho các lợi ích có liên quan của quốc gia ven biển hay cho tất cả tài nguyên của lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình, thì quốc gia đó, với Điều kiện tuân thủ Mục 7 và nếu có các chứng cứ chứng minh được Điều trên, có thể tiến hành khởi tố, nhất là ra lệnh giữ con tàu lại theo đúng luật trong nước của mình.
Mặc dù đã có khoản 6, trong mọi trường hợp mà các thủ tục thích hợp đã được đặt ra qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, hoặc do thỏa thuận bằng mọi cách khác để tôn trọng các nghĩa vụ liên quan đến việc nộp tiền bảo lãnh hay việc ký gửi một khoản bảo đảm tài chính thích hợp khác, nếu như quốc gia ven biển có bị các thủ tục đó ràng buộc, thì quốc gia đó cho phép chiếc tàu tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 cũng được áp dụng vào các luật và quy định quốc gia được thông qua theo Điều 211, khoản 6.
Không một qui định nào của phần này đụng đến các quyền của các quốc gia, theo pháp luật quốc tế, kể cả tập quán lẫn theo công ước, định ra và tiến hành áp dụng ở ngoài lãnh hải các biện pháp cân xứng với những thiệt hại mà các quốc gia này đã thật sự phải chịu đựng hay bị đe dọa phải chịu nhằm bảo vệ vùng duyên hải hay các lợi ích có liên quan của mình, kể cả việc đánh bắt hải sản, chống nạn ô nhiễm hay đe dọa ô nhiễm do một tai nạn xảy ra trên biển hoặc do những hành vi gắn liền với một tai nạn như vậy gây ra mà người ta có căn cứ để chờ đợi những hậu quả tai hại.
Trong Điều này, thì “tai nạn trên biển” có nghĩa là một vụ đâm va, mắc cạn hay sự cố hàng hải khác hoặc sự kiện xảy ra ở trên hay ở một con tàu gây ra những thiệt hại về vật chất hay đe dọa sắp gây ra những thiệt hại về vật chất cho một chiếc tàu hay hàng hóa của nó.
Trong giới hạn của vùng trời thuộc chủ quyền của mình hay đối với các tàu thuyền mang cờ của mình hoặc các tàu hay phương tiện bay được mình cho đăng ký, các quốc gia bảo đảm việc áp dụng các luật, quy định mà mình đã thông qua theo đúng Điều 212, khoản 1, theo đúng các quy định khác của Công ước, thông qua các luật và qui định, thi hành các biện pháp khác để phát huy hiệu lực của các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay xuyên qua bầu khí quyển, theo đúng tất cả các quy tắc và quy phạm quốc tế tương ứng liên quan đến an toàn hàng không.
Khi có một vụ kiện do áp dụng phần này, các quốc gia thi hành các biện pháp để tạo thuận lợi cho việc nghe nhân chứng và thu nhận các chứng cứ do các nhà đương cục của một quốc gia khác hay do tổ chức quốc tế có thẩm quyền cung cấp và tạo Điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các phiên tòa của các đại biểu chính thức của tổ chức này, của quốc gia mà tàu mang cờ hay của bất kỳ quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi nạn ô nhiễm nảy sinh từ mọi vi phạm. Các đại biểu chính thức tham gia các phiên tòa này có quyền và nghĩa vụ do luật trong nước hay pháp luật quốc tế trù định.
Chỉ có những nhân viên chính thức có đủ tư cách, cũng như các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự hay các tàu thuyền hoặc các phương tiện bay khác có mang những dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ rõ ràng rằng chúng thuộc một cơ quan nhà nước và được phép tiến hành công việc đó, có thể thi hành các việc cảnh sát đối với các tàu thuyền nước ngoài theo phần này.
Khi thi hành quyền cảnh sát của mình đối với tàu thuyền nước ngoài theo Công ước, các quốc gia không được gây ra nguy hiểm cho an toàn hàng hải, không được gây ra một rủi ro nào cho một con tàu hay dẫn con tàu đó về một cảng hoặc khu neo nguy hiểm, cũng không gây ra rủi ro quá đáng cho môi trường biển.
a) Các quốc gia không được giữ một chiếc tàu nước ngoài lâu quá mức cần thiết để tiến hành các cuộc Điều tra đã được trù định ở các Điều 216, 218 và 220. Việc kiểm tra cụ thể một chiếc tàu nước ngoài phải được giới hạn ở việc xem xét các chứng từ, sổ đăng ký hay các tài liệu khác mà chiếc tàu có nhiệm vụ phải mang theo, theo các quy tắc và quy phạm quốc tế được chấp nhận chung, hay mọi tài liệu tương tự; chỉ có thể tiến hành kiểm tra cụ thể chiếc tàu tỉ mỉ hơn tiếp theo sau cuộc xem xét này và với Điều duy nhất là:
Có các lý do xác đáng để cho rằng tình trạng con tàu hay trang thiết bị của nó về cơ bản không phù hợp với những ghi chú ở trên các tài liệu.
Nội dung của các tài liệu này không đủ để xác minh và thẩm tra vụ vi phạm đã được suy đoán.
Con tàu không mang theo các chứng từ và tài liệu có giá trị.
b) Khi qua cuộc Điều tra mà thấy rằng đã có sự vi phạm các luật và qui định có thể áp dụng hay các quy tắc và quy phạm quốc tế nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, sau khi con tàu đã hoàn thành các thể thức hợp lý, như việc ký gửi một khoản tiền bảo lãnh hoặc một khoản bảo đảm tài chính khác, thì cần chấm dứt ngay việc cầm giữ.
c) Không làm phương hại đến các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng về mặt khả năng đi biển của tàu thuyền, nếu việc chấm dứt cầm giữ một con tàu sẽ có nguy cơ dẫn tới thiệt hại do khinh suất đối với môi trường biển, thì con tàu nói trên có thể không được phép tiếp tục cuộc hành trình, hoặc được phép nhưng với Điều kiện là phải đi đến xưởng sửa chữa thích hợp gần nhất. Trong trường hợp mà việc chấm dứt cầm giữ con tàu bị từ chối hay bị đặt các Điều kiện, thì quốc gia mà tàu mang cờ phải được thông báo ngay về việc này và có thể yêu cầu chấm dứt việc cầm giữ này theo đúng phần XV.
2. Các quốc gia hợp tác để soạn thảo các thủ tục nhằm tránh khỏi việc kiểm tra cụ thể thừa đối với tàu thuyền trên biển.
Khi thi hành các quyền và làm tròn các nghĩa vụ của mình theo phần này, các quốc gia không được bắt các tàu thuyền của một quốc gia nào khác phải chịu một sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế.
Khi một quốc gia tiến hành các cuộc truy tố nhằm trừng phạt một vi phạm do một chiếc tàu nước ngoài gây ra ở bên ngoài lãnh hải của quốc gia trên đối với các luật và quy định có thể áp dụng hay các quy tắc và qui phạm quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, thì các cuộc truy tố này phải bị đình chỉ ngay sau khi quốc gia mà tàu mang cờ đã tự mình tiến hành các cuộc truy tố đối với nội dung chính của vụ vi phạm nói trên, trong vòng 6 tháng tiếp theo việc khởi tố đầu tiên, trừ khi việc khởi tố này nhằm vào một trường hợp đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia ven biển, hay quốc gia mà tàu mang cờ nói trên đã nhiều lần không làm tròn nghĩa vụ của mình để bảo đảm áp dụng thực sự các quy tắc và các quy phạm quốc tế hiện hành đối với các vụ vi phạm do tàu thuyền của mình gây ra. Quốc gia mà tàu mang cờ khi đã yêu cầu đình chỉ các cuộc truy tố theo đúng Điều này trao lại trong thời gian thích hợp cho quốc gia đầu tiên một hồ sơ đầy đủ về sự việc và các văn bản gốc của vụ án. Khi các tòa án của quốc gia mà tàu mang cờ đã tuyên án thì các cuộc truy tố phải chấm dứt sau khi đã thanh toán xong các chi phí về thủ tục, thì bất kỳ khoản tiền bảo lãnh hay khoản bảo đảm tài chính nào khác được ký gửi khi tiến hành các cuộc truy tố này đều phải được quốc gia ven biển trả lại.
Không thể tiến hành các cuộc truy tố đối với tàu thuyền nước ngoài sau thời hạn 3 năm kể từ ngày vi phạm, và không quốc gia nào có thể tiến hành rồi, với Điều kiện phải tuân thủ khoản 1.
Điều này không đụng chạm đến quyền của quốc gia mà tàu mang cờ sử dụng mọi biện pháp, kể cả quyền tiến hành các cuộc truy tố, theo đúng luật trong nước của mình, không phụ thuộc vào các cuộc truy tố do một quốc gia khác tiến hành trước.
Không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến quyền khởi tố về trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra những thiệt hại hay tổn thất do ô nhiễm môi trường biển.
Đối với trường hợp vi phạm các luật và quy định quốc gia hay các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các tàu thuyền nước ngoài gây ra ở ngoài lãnh hải thì chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
Đối với tình trạng vi phạm các luật và quy định quốc gia hay các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, do một tàu nước ngoài gây ra ở trong lãnh hải, thì chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tiền, trừ trường hợp đó là một hành động cố ý và gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong tiến trình các cuôc truy tố đã được tiến hành nhằm trừng phạt các vụ vi phạm thuộc lọai này do một tàu nước ngoài phạm phải mà chiếc tàu có thể phải chịu đụng những hình thức xử phạt, các quyền được thừa nhận của bị cáo vẫn được tôn trọng.
Các quốc gia thông báo không chậm trễ cho các quốc gia mà tàu mang cờ và cho mọi quốc gia hữu quan khác tất cả các biện pháp được sử dụng với tàu thuyền nước ngoài trong việc áp dụng Mục 6, và giao cho quốc gia mà tàu mang cờ tất cả các báo cáo chính thức có liên quan đến biện pháp này. Tuy nhiên, trong trường hợp các vụ vi phạm xảy ra trong lãnh hải, quốc gia ven biển chỉ thực hiện các nghĩa vụ này đối với các biện pháp đuợc dùng trong khuôn khổ các cuộc truy tố. Các nhân viên ngọai giao hay các viên chức lãnh sự, và trong trường hợp có thể được, nhà đương cục về biển của quốc gia mà tàu mang cờ được thông báo ngay về mọi biện pháp thuộc loại này.
Các quốc gia chịu trách nhiệm về những thiệt hại và tổn thất có thể qui cho họ do các biện pháp đã được sử dụng trong việc áp dụng Mục 6, khi các biện pháp này là bất hợp pháp hay vượt quá mức cần thiết hợp lý, có xét đến các thông tin sẵn có.
Không một quy định nào của Mục 5, 7 và 6 đụng chạm đến chế độ pháp lý của các eo dùng cho hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, nếu một chiếc tàu nước ngoài không phải là các tàu thuyền đã nêu ở Mục 10 vi phạm các luật và quy định đã nêu ở Điều 42 khoản 1, điểm a, và b, gây ra hay đe dọa gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển của các eo biển, thì quốc gia có eo biển có thể thi hành các biện pháp cảnh sát thích hợp, trong khi vẫn tôn trọng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) mục này.
Các quốc gia ven biển có quyền thông quan và tiến hành áp dụng các luật và quy định không phân biệt đối xử nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền gây ra trong khu vực bị băng bao phủ và nằm trong ranh giới của vùng đặc quyền về kinh tế, khi các Điều kiện khí hậu đặc biệt khắc nghiệt và việc các khu vực bao phủ phần lớn thời gian trong một năm gây trở ngại cho hàng hải hoặc hoặc làm cho việc hàng hải trở nên đặc biệt nguy hiểm, và nạn ô nhiễm môi trường biển có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái hay làm rối lọan sự cân bằng này một cách không thể hồi phục được. Các luật và quy định này phải lưu ý thích đáng đến hàng hải cũng như đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trên cơ sở của các dữ kiện khoa học chắc chắn nhất mà người ta có thể có được.
Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nghĩa vụ quốc tế của mình về vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các quốc gia có trách nhiệm theo đúng luật quốc tế.
Quốc gia quan tâm làm sao cho luật trong nước của mình có được những hình thức tố tụng cho phép thu được sự đền bù nhanh chóng và thích đáng, hay sự bồi thường khác đối với những thiệt hại nảy sinh từ ô nhiễm môi trường do tự nhiên nhân, hay pháp nhân thuộc quyền tài phán của mình gây ra.
Để bảo đảm một sự đền bù nhanh chóng và thích đáng mọi thiệt hại nảy sinh từ ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia cần hợp tác để bảo đảm áp dụng và phát triển luật quốc tế về trách nhiệm có liên quan đến việc đánh giá và bồi thường các thiệt hại và việc giải quyết các tranh chấp về mặt này, cũng như, nếu có thể, đến việc soạn thảo các tranh chấp và thủ tục để thanh toán tiền bồi thường thích đáng, chẳng hạn trù định một khoản bảo hiểm bắt buộc các quỹ bồi thường.
Các quy định của Công ước liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển không áp dụng đối với các tàu chiến hay tàu thuyền bổ trợ, cũng như đối với các tàu thuyền khác hay đối với các phương tiện bay thuộc một quốc gia hay do quốc gia này, khai thác, khi trong thời gian xem xét, quốc gia này chỉ sử dụng chúng vào những mục đích công vụ không có tính chất thương mại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia thi hành các biện pháp thích hợp không ảnh hưởng đến các hoạt động hay khả năng hoạt động của tàu thuyền hay phương tiện bay thuộc mình hay do mình khai thác, sao cho các tàu thuyền hay phương tiện bay này hành động một cách thích hợp với Công ước trong chừng mực có thể làm được.
Phần này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ riêng thuộc bổn phận của các quốc gia theo các công ước hay Điều ước đặc thù được ký kết trước đây về mặt bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng không ảnh hưởng đến các Điều ước có thể được ký kết để áp dụng các nguyên tắc chung đã được nêu trong Công ước.
Các quốc gia phải làm tròn các nghĩa vụ riêng thuộc phận sự của mình có liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển theo Công ước đặc biệt, một cách thích hợp với các nguyên tắc và mục tiêu chung của Công ước.
Tất cả các quốc gia, bất kể vị trí địa lý thế nào, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển, với Điều kiện tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác như đã đuợc quy định trong Công uớc.
Các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền khuyến khích và tạo Điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học biển theo đúng Công uớc.
Công tác nghiên cứu khoa học biển phải phục tùng các nguyên tắc sau đây: Công tác này đuợc tiến hành nhằm vào những mục đích hoàn toàn hòa bình;
Công tác này đuợc tiến hành bằng cách dùng các phương pháp và phương tiện khoa học thích hợp phù hợp với Công uớc;
Công tác này không cản trở một cách vô lý những việc sử dụng biển hợp pháp khác phù hợp với Công uớc và nó phải đuợc quan tâm đến trong các việc sử dụng này.
Công tác này đuợc tiến hành theo đúng mọi quy định tương ứng đuợc thông qua để thi hành Cống uớc, kể cả các quy định nhằm bảo vệ và giữ gìn môi truờng biển.
Công tác nghiên cứu khoa học biển không tạo ra co sở pháp lý cho một yêu sách nào đối với một bộ phận nào đó của môi truờng biển hay của các tài nguyên của nó.
Chấp hành nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán, và trên cơ sở của nguyên tắc có đi có lại về lợi ích, các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền tạo Điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về mặt nghiên cứu khoa học biển vì mục đích hòa bình.
Trong bối cảnh này và không làm phương hại đến các quyền và nghĩa vụ các quốc gia theo Công uớc, một quốc gia khi hành động theo phần này, cần tùy theo tình hình mà dành cho các quốc gia khác các khả năng hợp lý để nhận đuợc của mình hay với sự hợp tác của mình các thông tin cần thiết để ngăn ngừa và chế ngự các tác hại đối với sức khỏe và đối với sự an toàn của con nguời và môi truờng biển.
Các quốc gia, tổ chức quốc tế có thẩm quyền hợp tác với nhau qua việc ký kết các hiệp định hai bên và nhiều bên để tạo ra các Điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học biển trong môi truờng biển và kết hợp những nỗ lực của các nhà nghiên cứu khoa học tiền hành nghiên cứu bản chất của các hiện tuợng, các quá trình xảy ra trong môi truờng biển và các tác động qua lại của chúng.
Bằng các con đuờng thích hợp và theo đúng Công uớc, các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền công bố, phổ biến các thông tin liên quan đến các chương trình chủ yếu đuợc dự tính và các mục tiêu của chúng, cũng như những kiến thức đuợc rút ra từ công tác nghiên cứu khoa học biển.
Vì mục đích này, các quốc gia, tự mình hay hợp tác với các quốc gia khác và với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tích cực tạo Điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các dữ kiện, thông tin khoa học và cho việc chuyển giao các kiến thức rút ra từ công tác nghiên cứu khoa học biển, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển cũng như cho việc tăng cuờng khả năng của chính các quốc gia này để tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển, nhất là bằng các chuong trình giúp cho các nhân viên kỹ thuật và khoa học của họ đuợc huởng một sự giáo dục và đào tạo thích hợp.
Trong việc thực hiện chủ quyền của mình, các quốc gia ven biển có đặc quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển ở trong lãnh hải chỉ đuợc tiến hành vợi sự thảo thuận rõ ràng của quốc gia ven biển và trong các Điều kiện do quốc gia này ấn định.
Trong việc thi hành quyền tài phán của mình, các quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa của mình theo đúng các quy định tương ứng của Công uớc.
Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa đuợc tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển.
Trong những truờng hợp bình thuờng, các quốc gia ven biển thỏa thuận cho thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học biển mà các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền dự định tiến hành trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình theo đúng Công uớc, nhằm vào những mục đích hoàn toàn hòa bình và để tăng thêm kiến thức khoa học về môi truờng biển, vì lợi ích của toàn thể loài nguời. Vì mục đích này, các quốc gia ven biển thông qua các quy tắc và thủ tục bảo đảm sẽ cho phép trong những thời hạn hợp lý và sẽ không khuớc từ một cách phi lý.
Trong việc áp dụng khoản 3, các truờng hợp có thể đuợc coi là bình thuờng ngay cả khi giữa quốc gia ven biển và quốc gia đề nghị thực hiện công trình nghiên cứu không có quan hệ ngoại giao.
Tuy nhiên, quốc gia ven biển có thể tùy ý mình không cho phép thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học biển do một quốc gia khác hay một tổ chức quốc tế có thẩm quyền đề nghị tiến hành ở vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình trong các truờng hợp sau:
a. Nếu dự án có ảnh huởng trực tiếp đến việc thăm dò và Khai thác các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật;
b. Nếu dự án có dự kiến công việc khoan trong thềm lục địa, sử dụng chất nổ hay đưa chất độc hại vào trong môi truờng biển;
c. Nếu dự án dự kiến việc xây dựng, khai thác hay sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đã nêu ở các Điều 60 và 80;
d. Nếu những thông tin đuợc thông báo về tình chất và mục tiêu của dự án theo Điều 248 không đúng, hoặc nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tác giả của dự án không làm tròn những nghĩa vụ đã cam kết với quốc gia ven biển hữu quan trong một dự án nghiên cứu truớc đây.
Mặc dầu khoản 5 đa quy định như thế, các quốc gia ven biển cũng không thể thi hành quyền tùy ý khuớc từ theo điểm a của khoản này, đối với các dự án nghiên cứu khoa học biển đuợc tiến hành theo đúng phần này trên thềm lục địa ở cách đuờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải quá 200 hải lý, ngoài các khu vực đặc biệt mà bất kỳ lúc nào các quốc gia ven biển cung có thể chính thức chỉ định làm nơi hoặc sẽ làm nơi để tiến hành công việc khai thác hay thăm dò đi vào chi tiết trong một thời hạn hợp lý. Các quốc gia ven biển thông báo trong những thời hạn hợp lý các khu vực mà mình chỉ định cũng như tất cả những thay đổi có liên quan, nhung không có trách nhiệm cung cấp các chi tiết về các công việc trên các khu vực này.
Khoản 6 đuợc áp dụng không phương hại đến các quyền ở thềm lục địa đuợc thừa nhận cho các quốc gia ven biển ở Điều 77.
Các công tác nghiên cứu khoa học biển nói ở Điều này không đuợc gây trở ngại một cách phi lý cho các hoạt động do quốc gia ven biển tiến hành trong việc thi hành quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán mà Công uớc đã trù định.
Một quốc gia ven biển là hội viên của một tổ chức quốc tế, hay bị ràng buộc với tổ chức quốc tế đó qua một hiệp định tay đôi và ở vùng đặc quyền về kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó, tổ chức quốc tế nói trên muốn trực tiếp tiến hành, hay cho tiến hành duới sự bảo trợ của mình một dự án nghiên cứu khoa học biển, thì nếu như quốc gia đó đã chuẩn y dự án chi tiết khi tổ chức quốc tế quyết định tiến hành dự án, hay là quốc gia đó đã sẵn sàng tham gia dự án nghiên cứu khoa học biển và không có ý kiến phản đối nào sau thời gian 4 tháng, kể từ khi tổ chức đó thông báo cho quốc gia về dự án nói trên, thì quốc gia đó coi như đa cho phép thực hiện dự án đúng theo các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đã thỏa thuận.
Các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền muốn tiền hành các công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của một quốc gia ven biển, phải cung cấp cho quốc gia này, chậm nhất là không quá 6 tháng truớc thời gian dự kiến để bắt đầu dự án nghiên cứu khoa học biển, một bản mô tả đầy đủ, chỉ rõ:
Tính chất và các mục tiêu của dự án
Phương pháp và các phương tiện sẽ đuợc sử dụng; có nói rõ tên, trọng luợng, kiểu và loại tàu thuyền, và một bản mô tả các dụng cụ khoa học;
Các khu vực địa lý cụ thể mà dự án sẽ thực hiện;
Các thời hạn dự định cho chuyện đến đầu tiên và chuyện ra đi cuối cùng của các tàu thuyền nghiên cứu, hay thời hạn dự định cho việc triển khai và rút thiết bị, và thời hạn dự định cho việc thu hồi dụng cụ nghiên cứu, tùy theo truờng hợp;
Tên cơ quan bảo trợ cho dự án nghiên cứu, tên của giám đốc cơ quan này và của nguời chịu trách nhiệm dự án;
Mức độ mà quốc gia ven biển có thể tham gia vào dự án hay đuợc cử đại diện
1. Các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền thực hiện công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của một quốc gia ven biển, cần phải đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a. Bảo đảm cho quốc gia ven biển, nếu quốc gia này muốn, quyền tham gia vào dự án nghiên cứu khoa học biển hay đặc biệt là khi có thể đuợc, cử đại diện lên trên các tàu thuyền và các xuồng nghiên cứu khác hay lên trên các thiết bị nghiên cứu khoa học, nhung không phải thanh toán một khoản tiền thù lao nào cho những nhà nghiên cứu của quốc gia này, và quốc gia này cũng không bị buộc phải đóng góp vào các kinh phí của dự án;
b. Một khi công việc nghiên cứu đã kết thúc, phải cung cấp càng sớm càng tốt, theo yêu cầu của quốc gia ven biển, những báo cáo sơ bộ, cũng như các kết quả và kết luận cuối cùng;
c. Cam kết cho quốc gia ven biển, theo yêu cầu của họ, tiếp xúc với tất cả các mẫu vật và dữ kiện thu đuợc trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu khoa học biển, cũng như cam kết cung cấp cho quốc gia này những dữ kiện có thể sao lại và các mẫu vật có thể đuợc phân chia mà không làm giảm giá trị khoa học của chúng;
d. Cung cấp cho quốc gia ven biển, theo yêu cầu của họ, một bản đánh giá về các dữ kiện, các mẫu vật và các kết quả nghiên cứu đó, hay giúp đỡ cho quốc gia này tiến hành đánh giá hoặc giải thích chung;
e. Với Điều kiện phải thực hiện quy định ở khoản 2, bảo đảm cho các kết quả của công tác nghiên cứu đuợc sẵn sàng đưa ra sử dụng càng sớm càng tốt trên truờng quốc tế qua các con đuờng quốc gia hay quốc tế thích hợp.
f. Thông báo ngay cho quốc gia ven biển bất kỳ sửa đổi quan trọng nào đối với dự án nghiên cứu;
g. Một khi công tác nghiên cứu đã kết thúc, phải tháo gỡ các thiết bị hay công cụ nghiên cứu khoa học, trừ khi có sự thỏa thuận khác.
2. Điều này đuợc áp dụng không làm phương hại đến các Điều kiện do các luật và quy định của quốc gia ven biển ấn định về việc thi hành quyền tùy ý quyết định đồng ý hay không đồng ý theo Điều 246, khoản 5, kể cả việc bắt buộc phải đuợc sự đồng ý truớc của nuớc đó mới đuợc phổ biến trên phạm vi quốc tế các kết quả nghiên cứu thuộc một dự án có liên quan trực tiếp đến việc thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
Các thông tin liên lạc liên quan đến các dự án nghiên cứu khoa học biển phải đuợc tiến hành qua các con đuờng chính thức thích hợp, trừ khi có sự thỏa thuận khác.
Các quốc qia hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền có thể thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học sau một thời hạn 6 tháng kể từ ngày các thông tin cần thiết theo Điều 248 đã đuợc thông báo cho quốc gia ven biển, trừ khi trong một thời hạn 4 tháng kể từ lúc nhận đuợc các thông tin này, quốc gia ven biển đã báo cho quốc gia hay tổ chức đề nghị thực hiện các công tác nghiên cứu biết:
Quốc gia ven biển đã khuớc từ theo Điều 246; hay
Các thông tin do quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền này cung cấp về tính chất hay mục tiêu của dự án không phù hợp với sự thực hiển nhiên; hay
Quốc gia ven biển cần có một thông báo bổ sung về những thông tin hoặc những Điều kiện đã nêu ở các Điều 248 và 249; hay
Các nghĩa vụ nẩy sinh từ các Điều kiện đã đuợc quy định ở Điều 249 cho một dự án nghiên cứu khoa học biển do quốc gia hay tổ chức quốc tế này thực hiện truớc đây đã không đuợc làm tròn.
1. Quốc gia ven biển có quyền yêu cầu đinh chỉ các công việc nghiên cứu khoa học biển đang tiến hành trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình:
Nếu công việc này không đuợc tiến hành theo đúng các thông tin đã đuợc thông báo theo Điều 248 mà quốc gia ven biển đã dựa vào để đồng ý cho phép; hay
Nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền khi tiến hành công việc này không tôn trọng các quy định của Điều 249 liên quan đến các quyền của quốc gia ven biển đối với dự án nghiên cứu khoa học biển.
2. Quốc gia ven biển có quyền yêu cầu chấm dứt mọi công việc nghiên cứu khoa học biển trong tất cả các truờng hợp mà việc không tuân thủ Điều 248 có nghĩa là làm thay đổi lớn dự án các công trình nghiên cứu.
3. Quốc gia ven biển cũng có thể yêu cầu chấm dứt các công việc nghiên cứu khoa học biển, nếu như, trong một thời gian hợp lý, một điểm bất kỳ trong những tình hình nêu ở khoản 1 không đuợc sửa chữa.
4. Sau khi nhận đuợc thông báo về quyết định của quốc gia ven biển đòi đinh chỉ hay chấm dứt công việc nghiên cứu khoa học biển, các quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền đã đuợc phép tiến hành các công việc này phải chấm dứt những công việc thuộc đối tuợng của thông báo.
5. Lệnh đinh chỉ đuợc đưa ra theo khoản 1 phải do quốc gia ven biển thu hồi, và dự án khoa học nghiên cứu biển có thể đuợc tiếp tục ngay khi quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền thực hiện các công tác nghiên cứu khoa học biển này đã tuân theo các Điều kiện quy định ở các Điều 248 và 249.
1. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền khi đã trao cho một quốc gia ven biển một dự án nghiên cứu khoa học biển nêu ở Điều 246, khoản 3, cần thông báo dự án này cho các quốc gia láng giềng không có biển và các quốc gia láng giềng có hoàn cảnh địa lý bất lợi, và báo cho quốc gia ven biển việc gửi các thông báo này.
2. Một khi quốc gia ven biển có liên quan đã chấp thuận dự án, theo đúng Điều 246 và các quy định thích hợp khác của Công uớc, các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền khi thực hiện dự án cần cung cấp cho các quốc gia láng giềng không có biển và các quốc gia láng giềng có hoàn cảnh địa lý bất lợi các thông tin đã đuợc quy định rõ ở các Điều 248 và 249, khoản 1, điểm f, theo yêu cầu của họ và tùy theo sự cần thiết.
3. Các quốc gia không có biển và các quốc gia bất lợi về mặt địa lý đã nói ở trên, theo yêu cầu của mình, có khả năng đuợc tham gia trong chừng mực có thể vào dự án nghiên cứu khoa học hiển đã đuợc dự tính qua các chuyên gia có trình độ do mình chỉ định và đuợc quốc gia ven biển chấp nhận, theo những Điều kiện mà quốc gia ven biển và quốc qia hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền tiến hành công tác nghiên cứu khoa học biển đã thảo luận để thực hiện dự án, phù hợp với Công uớc.
4. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền đã nêu ở khoản 1 cung cấp cho các quốc gia không có biển và các quốc gia bất lợi về mặt địa lý nói trên, theo yêu cầu của họ, những thông tin và sự giúp đỡ đã đuợc quy định rõ ở Điều 249, khoản 1, điểm d, với Điều kiẹn phải tuân thủ khoản 2 của chính Điều này.
Các quốc gia cố gắng thông qua các quy tắc, quy định và thủ tục hợp lý nhằm khuyến khích và tạo Điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học biển đuợc tiến hành theo đúng Công uớc ở ngoài lãnh hải, và nếu cần, thì tạo Điều kiện cho các tàu thuyền nghiên cứu khoa học biển chấp hành các quy định thích hợp của phần này vào ra cảng của các quốc gia nói trên đuợc dễ dàng, với Điều kiện là phải tuân thủ theo các luật và quy định của các quốc gia này, và phải khuyến khích sự giúp đỡ cho các tàu thuyền này.
Tất cả các quốc gia, bất kể hoàn cảnh địa lý của mình như thế nào, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền thực hiện việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng, theo đúng phần XI.
Tất cả các quốc gia, bất kể hoàn cảnh địa lý của mình như thế nào, cũng nhu các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền thực hiện việc nghiên cứu khoa học biển theo đúng Công uớc trong phần nuớc nằm ngoài ranh giới của vùng đặc quyền về kinh tế.
Việc đặt và sử dụng các thiết bị hay dụng cụ nghiên cứu khoa học thuộc bất kỳ kiểu nào ở một vùng nào đó của môi truờng biển phải phụ thuộc vào cùng các Điều kiện như đã đuợc Công uớc trù định cho việc tiến hành nghiên cứu khoa học biển ở trong khu vực kể trên.
Các thiết bị hay dụng cụ đuợc nêu trong mục này, không có quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng, và sự có mặt của chúng không có ảnh huởng đến vấn đề hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng độc quyền về kinh tế hay thềm lục địa.
Các khu vực an toàn có một chiều rộng hợp lý không quá 500m có thể đuợc lập ra xung quanh các thiết bị nghiên cứu khoa học, theo đúng các quy định tuong ứng của Công uớc. Tất cả các quốc gia phải chú ý bảo đảm cho tàu thuyền của mình tôn trọng các khu vực an toàn này.
Việc đặt và sử dụng các thiết bị hay dụng cụ nghiên cứu khoa học thuộc bất kỳ kiểu nào không đuợc gây cản trở cho việc hàng hải theo các con đuờng quốc tế thuờng dùng.
Các thiết bị hay dụng cụ đã nêu trong mục này phải có các dấu hiệu nhận dạng chỉ rõ quốc gia đăng ký hay tổ chức quốc tế mà chúng phụ thuộc vào, cũng như, phải có các phuong tiện báo hiệu thích hợp đã đuợc chấp thuận trên truờng quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hàng hải và hàng không, có tính đến các quy tắc và quy phạm do các tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra.
Bổn phận của các quốc gia và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền là phải quan tâm, sao cho việc nghiên cứu khoa học biển, bất kể chúng do hoặc nguời thay mặt cho họ thực hiện, đều đuợc tiến hành theo đúng Công uớc.
Các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền chịu trách nhiệm về những biện pháp mà mình thi hành, vi phạm Công uớc, liên quan đến các công việc nghiên cứu khoa học biển do các quốc gia khác, các tự nhiên nhân hay pháp nhân có quốc tịch của các quốc gia khác đó hoặc do các tổ chức quốc tế có thẩm quyền tiến hành, và phải đền bù các tồn thất do các biện pháp đó gây ra.
Các quốc gia và tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm, theo Điều 235, về các tổn thất gây ra bởi nạn ô nhiễm môi truờng biển xuất phát từ việc nghiên cứu khoa học biển do mình thực hiện hay do nguời thay mặt cho mình thực hiện.
Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công uớc về việc nghiên cứu khoa học biển đuợc giải quyết theo đúng các Mục 2 và 3 của Phần XV
Chừng nào một tranh chấp chưa đuợc giải quyết theo đúng các Mục 2 và 3 của Phần XV, thì quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền đuợc phép thực hiện dự án nghiên cứu khoa học biển, không cho phép thực hiện hay tiếp tục việc nghiên cứu khoa học nếu không có sự đồng ý rõ ràng của các quốc gia ven biển hữu quan.
1. Các quốc gia hợp tác trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong phạm vi khả năng của mình, nhằm tích cực tạo Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và chuyển giao khoa học và kỹ thuật biển theo các thể thức và Điều kiện công bằng và hợp lý.
2. Các quốc gia tạo Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khả năng trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật biển của các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu được hưởng một sự giúp đỡ về kỹ thuật trong lĩnh vực này, nhất là các quốc gia đang phát triển, kể cả quốc gia không có biển hay bất lợi về mặt địa lý, trong việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên của biển, trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, trong việc nghiên cứu khoa học biển và các hoạt động khác nhằm tiến hành trong môi trường biển phù hợp với Công ước, nhằm thúc đẩy tiển bộ xã hội và kinh tế của các quốc gia đang phát triển.
3. Các quốc gia cố gắng giúp tạo ra các Điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật biển, trên cơ sở công bằng, có lợi cho tất cả các bên hữu quan.
Để tạo Điều kiện cho sự hợp tác theo Điều 266, các quốc gia cần phải tính đến tất cả các lợi ích chính đáng, cũng như các quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ, những người cung cấp và những người được nhận các kỹ thuật biển.
Các quốc gia trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, cần phải xúc tiến:
Việc nắm, đánh giá và phổ biến các kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật biển; các quốc gia này tạo Điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc với các thông tin và các dữ liệu tương ứng;
Việc phát triển các kỹ thuật biển thích hợp;
Việc phát triển hạ tầng cơ sở về kỹ thuật cần thiết để làm dễ dàng cho việc chuyển giao các kỹ thuật biển;
Việc khai thác nguồn nhân lực qua việc đào tạo và giảng dạy cho các công dân của các quốc gia và các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất trong các quốc gia đang phát triển đó;
Việc hợp tác quốc tế ở mọi mức độ, nhất là việc hợp tác theo khu vực, phân khu vực và tay đôi.
Để đạt đến các mục tiêu cơ bản đã nêu ở Điều 268, ngoài các biện pháp khác, các quốc gia tìm cách, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, để:
Lập ra các chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm chuyển giao thực sự các kỹ thuật biển thuộc đủ mọi loại cho các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu hưởng một sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật biển trong lĩnh vực này, nhất là cho các quốc gia đang phát triển không có biển hay bất lợi về địa lý, cũng như cho các quốc gia đang phát triển khác không có khả năng hoặc để tạo ra hoặc để phát triển khả năng kỹ thuận riêng của mình trong lĩnh vực khoa học biển và trong lĩnh vực thăm dò và khai thác các tài nguyên của biển, cũng không có khả năng phát triển hạ tầng cơ sở cần thiết cho các kỹ thuật này;
Giúp tạo ra các Điều kiện thuận lợi cho việc ký kết các hiệp định, các hợp đồng hay các thỏa thuận tương tự khác, trong những Điều kiện công bằng, hợp lý;
Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các cuộc thảo luận về các vấn đề khoa học và kỹ thuật, nhất là về các chính sách và phương pháp cần đề ra để thực hiện chuyển giao các kỹ thuật biển;
Tạo Điều khiện thuận lợi cho việc trao đổi các nhà khoa học, kỹ thuật và các chuyên gia khác;
Thực hiện các dự án và xúc tiến các xí nghiệp liên doanh và các hình thức hợp tác hai bên và nhiều bên khác.
Việc hợp tác quốc tế để phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển được thực hiện, khi có thể được và thích hợp, trong khuôn khổ của các chương trình hai bên, khu vực, và nhiều bên hiện có, cũng như trong khuôn khổ của các chương trình được mở rộng và của các chương trình mới, nhằm làm dễ dàng cho việc nghiên cứu khoa học biển và chuyển giao kỹ thuật biển, đặc biệt, trong các lĩnh vực mới, và việc cấp kinh phí quốc tế thích hợp cho việc nghiên cứu đại dương và khai thác các đại dương.
Các quốc gia, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tìm cách xúc tiến việc soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn và qui phạm được chấp nhận chung về việc chuyển giao kỹ thuật biền trong khuôn khổ của các thỏa hiệp hai bên hay trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế và cơ quan khác, đặc biệt, có tính đến các lợi ích và nhu cầu của quốc gia đang phát triển.
Trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật biển, các quốc gia cố gắng bảo đảm cho các tổ chức quốc tế có thâtm quyền phối hợp với các hoạt động của họ, kể cả mọi chương trình khu vực và thế giới, có tính đến các lợi ích và nhu cầu của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia không có biển hay bất lợi về mặt địa lý.
Các quốc gia tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và với Cơ quan quyền lực nhằm khuyến khích và tạo Điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao cho các quốc gia đang phát triển, cho công dân của họ và cho xí nghiệp những kiến thức thực tiễn và kỹ thuật biển có liên quan đến các hoạt động trong Vùng.
Về các hoạt động tiến hành trong Vùng, Cơ quan quyền lực quan tâm tới mọi lợi ích chính đáng cũng như các quyền và nghĩa vụ của những người nắm giữ, những người cung cấp và những người được nhận kỹ thuật, đảm bảo cho:
Theo đúng nguyên tắc phân chia công bằng về mặt địa lý, các công dân của các quốc gia đang phát triền, dù là quốc gia ven biển, không có biển hay có hoàn cảnh địa lý bất lợi, được đưa vào làm nhân viên tập sự trong số các nhân viên kỹ thuật, quản lý và nghiên cứu được tuyển cho các nhu cầu hoạt động của Cơ quan quyền lực;
Tài liệu kỹ thuật về dụng cụ, máy móc thiết bị và phương pháp đã dùng phải để cho tất cả các quốc gia sử dụng, nhất là cho các quốc gia đang phát triển đang có nhu cầu và yêu cầu được hưởng sự giúp đỡ kỹ thuật trong lĩnh vực này;
Các quy định thích hợp phải được xác định ngay trong Cơ quan quyền lực để tạo Điều kiện dễ dàng cho các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu được hưởng một sự giúp đỡ kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật biển, nhất là các quốc gia đang phát triển, và công dân của các nước này, nắm được các kiến thức và có trình độ thành thạo cần thiết, kể cả việc được hưởng một sự đào luyện về nghề nghiệp.
Các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu được hưởng một sự giúp đỡ kỹ thuật trong lĩnh vực này, nhất là các quốc gia đang phát triển, nhận được một sự giúp đỡ để có được trang thiết bị, các phương pháp, dụng cụ và bí quyết kỹ thuật cần thiết, trong khuôn khổ của các thỏa thuận tài chính trù định trong Công ước.
1. Các quốc gia, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và Cơ quan quyền lực, tạo Điều kiện thuận lợi cho việc thành lập, nhất là trong các quốc gia ven biển đang phát triển, các trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển, và tăng cường các trung tâm hiện có, để động viên và xúc tiến việc nghiên cứu khoa học biển trong các quốc gia này và để phát triển khả năng riêng của từng nước nhằm sử dụng và gìn giữ các tài nguyên biển của họ cho mục đích kinh tế.
2. Các quốc gia, thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và Cơ quan quyền lực, góp phần giúp đỡ thích đáng để tạo Điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và tăng cường các trung tâm quốc gia nhằm làm cho các quốc gia có nhu cầu và yêu cầu được hưởng sự giúp đỡ như vậy có được những phương tiện đào tạo tiên tiến, những thiết bị, những kiến thức thực tiễn và sự thông thạo cần thiết, cũng như các chuyên gia kỹ thuật.
1. Phối hợp với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, Cơ quan quyền lực và các viện nghiên cứu quốc gia về khoa học và kỹ thuật biển, các quốc gia tạo Điều kiện dễ dàng cho việc thành lập, nhất là trong các quốc gia đang phát triển, các trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển của khu vực, nhằm khuyến khích và thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học biển trong các quốc gia này và để làm dễ dàng cho việc chuyển giao kỹ thuật biển.
2. Tất cả các quốc gia của cùng một khu vực cần tập hợp tác với các trung tâm của khu vực để bảo đảm tốt hơn việc thực hiện các mục tiêu của họ.
Ngoài các chức năng khác, các trung tâm khu vực có trách nhiệm bảo đảm: Các chương trình đào tạo và giảng dạy ở mọi trình độ trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển khác nhau, đặc biệt là môn sinh vật biển, đề cập trước hết là việc bảo về và quản lý các tài nguyên sinh vật, môn hải dương học, thủy văn học, kỹ thuật công trình, thăm dò địa chất đáy biển, khai thác mỏ và kỹ thuật khử mặn nước biển; Việc nghiên cứu công tác quản lý;
Các chương trình nghiên cứu có quan hệ đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và việc ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm;
Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo và các cuộc thảo luận thuộc khu vực;
Thu thập và xử lý dữ kiện và thông tin trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật biển;
Phổ biến nhanh chóng các kết quả của việc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biển trong các tài liệu dễ phổ cập;
Phổ biến các thông tin về các chính sách quốc gia liên quan đến việc chuyển giao kỹ thuật biển, và việc nghiên cứu so sánh có hệ thống các chính sách này;
Sưu tập và hệ thống hóa các thông tin liên quan đến việc thương mại hóa các kỹ thuật, cũng như đến các hợp đồng và các thỏa thuận khác về các chứng chỉ;
Hợp tác kỹ thuật với các quốc gia khác của khu vực.
Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền nói trong phần này và Phần XIII thi hành mọi biện pháp cần thiết để trực tiếp hay bằng cách hợp tác chặt chẽ, làm tròn các chức năng và nhiệm vụ mà mình đảm đương theo phần này.
Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương.
Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.
1. Khi các quốc gia thành viên tham gia và một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình theo sự lựa chọn của mình, thì các thủ tục được trù định trong phần này chỉ được áp dụng nếu người ta không đạt được một cách giải quyết bằng phương pháp này và nếu sự thỏa thuận giữa các bên không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác.
2. Nếu các bên cùng thỏa thuận về một thời hạn, thì khoản một chỉ được áp dụng kể từ khi kết thúc thời hạn này.
Khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, trong khuôn khổ của một hiệp định chung, khu vực hay hai bên hay bất kỳ cách nào, đã thỏa thuận rằng một vụ tranh chấp như vậy, sẽ phải tuân theo một thủ tục dẫn đến một quyết định bắt buộc, thì thủ tục này được áp dụng thay cho các thủ tục đã được trù định trong phần này, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.
1. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác.
2. Cũng như vậy, các bên tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm mỗi khi kết thúc một thủ tục giải quyết đối với một vụ tranh chấp như vậy mà không giải quyết được, hay mỗi khi đã có một giải pháp và các hoàn cảnh đòi hỏi các cuộc tham khảo ý kiến liên quan đến việc thi hành giải pháp đó.
1. Bất kỳ quốc gia nào thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hòa giải khác.
2. Khi yêu cầu đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đó.
3. Khi yêu cầu không được chấp nhận hay nếu các bên không thỏa thuận được về thủ tục hòa giải, thì coi như đã chấm dứt việc hòa giải.
4. Khi một vụ tranh chấp đã được đưa ra hòa giải, thì chỉ kết thúc việc hòa giải theo đúng thủ tục hòa giải đã thỏa thuận, trừ khi các bên có sự thỏa thuận khác.
Mục này được áp dụng cho bất kỳ vụ tranh chấp nào mà theo Mục 5 của Phần XI cần được giải quyết theo đúng các thủ tục đã trù định trong phần này. Nếu một thực thế không phải là một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp như thế, thì mục này được áp dụng mutalis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết).
Với Điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục này.
1. Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Toà án quốc tế;
Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
2. Một bản tuyên bố theo khoản 1 không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của một quốc gia thành viên phải chấp nhận, trong phạm vi và theo các thể thức được trù định ở Mục 5 của phần XI, thẩm quyền của Viện giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đáy biển thuộc Toàn án quốc tế về luật biển và tuyên bố đó cũng không bị nghĩa vụ này tác động đến.
3. Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII.
4. Nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
5. Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
6. Một bản tuyên bố theo đúng khoản 1 vẫn còn hiệu lực trong vòng 3 tháng sau khi đã gửi một thông báo hủy bỏ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
7. Một tuyên bố mới, một thông báo hủy nbỏ hay việc một tuyên bố hết hạn không hề ảnh hưởng đến thủ tục đang tiến hành trước một toàn án có thẩm quyền theo Điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
8. Các tuyên bố và thông báo đã nêu ở Điều này được gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển và Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản sao cho các quốc gia thành viên.
1. Một tòa án đã nêu ở Điều 287 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được đưa ra cho mình theo đúng phần này.
2. Một tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một Điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng Điều ước này.
3. Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập nên theo đúng phụ lục VI và bất kỳ viện nào khác, hay tòa trọng tài nào khác, đã nêu ở Mục 5 của Phần XI, đều có thẩm quyền xét xử mọi vấn đề đã được đưa ra cho mình theo đúng mục đó.
4. Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định.
Đối với mọi tranh chấp đụng chạm đến những vấn đề khoa học hay kỹ thuật, một tòa án khi thi hành thẩm quyền của mình theo mục này, theo yêu cầu của một bên hay tự ý mình, và qua tham khảo ý kiến các bên, có thể lựa chọn trên một bản danh sách thích hợp được lập nên theo đúng Điều 2 của phụ lục VIII, ít nhất là 2 chuyên viên khoa học hay kỹ thuật tham gia tòa án nhưng không có quyền biểu quyết.
1. Nếu một tòa án được đề nghị xét một vụ tranh chấp theo đúng thủ tục và thấy prima facie (hiển nhiên) là mình có thẩm quyền theo phần này hay Mục 5 của phần XI, thì tòa án này có thế qui định tất cả các biện pháp bảo đảm mà mình xét thấy thích hợp với tình hình để bảo vệ các quyền riêng của từng bên tranh chấp hay để ngăn không cho môi trường của biển bị những tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờ quyết định cuối cùng.
2. Các biện pháp bảo đảm có thể bị sửa đổi hay hủy bỏ ngay khi các hoàn cảnh chứng minh cho các biện pháp đó thay đổi hay không còn tồn tại.
3. Các biện pháp bảo đảm chỉ có thể được qui định, sửa đổi hay hủy bỏ theo Điều này, theo yêu cầu của một bên tranh chấp và sau khi đã tạo cho các bên tranh chấp khả năng thỏa thuận được với nhau.
4. Toà án thông báo ngay mọi biện pháp bảo đảm hay mọi quyết định sửa bỏ hay hủy bỏ biện pháp đó cho các bên tranh chấp, và nếu xét thấy thích hợp, thì thông báo cho các quốc gia thành viên khác.
5. Trong khi chờ lập ra một tòa trọng tài xét xử một vụ tranh chấp theo mục này, mọi tòa án do các bên thỏa thuận với nhau chỉ định, hoặc, nếu không thỏa thuận được trong một thời hạn 2 tuần sau ngày có yêu cầu các biện pháp bảo đảm. Toà án quốc tế về luật biển, hay trong trường hợp của các hoạt động tiến hành trong Vùng, Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển, có thể quy định, sửa đổi hay hủy bỏ các biện pháp bảo đảm theo đúng Điều này, nếu như họ thấy prima facie (hiển nhiên) rằng tòa án cần được lập ra sẽ có thẩm quyền, và nếu như họ xét thấy rằng tính chất khẩn trương của tình hình đòi hỏi phải làm như vậy. Một khi được thành lập, tòa án được giao xét xử vụ tranh chấp, hành động theo đúng các khoản 1 đến 4, có thể sửa đổi, hủy bỏ hay xác nhận biện pháp bảo đảm này.
6. Các bên tranh chấp phải tuân theo không chậm trễ các biện pháp bảo đảm được quy định theo Điều này.
1. Tất cả các thủ tục giải quyết tranh chấp được trù định trong phần này đều để ngỏ cho các quốc gia thành viên.
2. Các thủ tục để giải quyết tranh chấp được trù định trong phần này chỉ để ngo cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong phạm vi mà Công ước đã trù định một cách rõ ràng.
1. Khi các nhà chức trách của một quốc gia thành viên đã bắt giữ một chiếc tàu mang cờ của một quốc gia thành viên khác và nếu thấy rằng quốc gia bắt giữ chiếc tàu đã không tuân theo các qui định của Công ước trù định việc giải phóng ngay cho tàu thuyền hay trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó ngay khi ký gởi một khoản tiền bảo lãnh hợp lý hay một khoản bảo đảm tài chính nào khác, thì vấn đề giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ phải được đưa ra trước một tóa án do các bên chỉ định theo một thỏa thuận chung; nếu không thỏa thuận đuợc trong một thời hạn 10 ngày kể từ lúc bắt giữ chiếc tàu hay đoàn thủy thủ, vấn đề này có thể được đưa ra trước một tòa án được quốc gia đã tiến hành bắt hay giữ tàu hay đoàn thủy thủ chấp nhận theo đúng Điều 287, hay trước Tòa án quốc tế về luật biển, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
2. Yêu cầu giải phóng hay trả tự do chỉ có thể do quốc gia mà tàu mang cờ hoặc nhân danh quốc gia ấy đưa ra.
3. Tòa án nhanh chóng xem xét yêu cầu này và chỉ xét xử vấn đề giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ, việc này không có ảnh hưởng gì đến tiến trình tiếp sau của mọi vụ kiện mà chiếc tàu, người chủ chiếc tàu hay đoàn thủy thủ của nó có thể là đối tượng trước quyền tài phán quốc gia thích hợp. Các nhà chức trách của quốc gia đã tiến hành bắt, giữ vẫn có đủ tư cách ra lệnh giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó vào bất kỳ lúc nào.
4. Ngay khi đã ký gửi khoản tiền bảo lãnh hay một khoản bảo đảm tài chính khác theo quyết định của tòa án, các nhà chức trách của quốc gia đã bắt giữ tàu phải tuân theo quyết định của tòa án về việc giải phóng tàu và trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó.
1. Tòa án có thẩm quyền theo mục này áp dụng các qui định của Công ước và các qui tắc khác của pháp luật quốc tế không mâu thuẫn với Công ước.
2. Khoản 1 không đụng chạm đến quyền hạn của tòa có thẩm quyền theo mục này để xét xử ex aequo bono (công bằng) nếu các bên thỏa thuận.
1. Tòa án được trù định ở Điều 287 nhận được đơn yêu cầu xét xử một vụ tranh chấp nói ở Điều 297 quyết định theo thỉnh cầu của một bên, hay có thể quyết định theo ý mình, xem yêu cầu này có phải là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là có căn cứ. Nếu tòa án xét thấy rằng, đó là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là không có căn cứ, thì tòa án thôi không xét đơn nữa.
2. Lúc nhận được đơn, tòa án thông báo ngay cho bên kia hay các bên kia, và qui định một thời hạn hợp lý, để các bên này có thể yêu cầu tòa quyết định về các điểm đã nêu ở khoản 1.
3. Điều này không hề đụng chạm đến các quyền của một bên tranh chấp nêu lên những phản bác sơ bộ theo đúng các qui tắc tố tụng có thể áp dụng.
Một vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo các thủ tụ đã qui định ở mục này sau khi các biện pháp tố tụng nội bộ đã được sử dụng hết theo đòi hỏi của pháp luật quốc tế.
1. Các quyết định do tòa án có thẩm quyền theo mục này đưa ra là có tính chất tối hậu, và tất cả các bên tranh chấp phải tuân theo.
2. Các quyết định đó chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên và trong trường hợp riêng biệt được xem xét.
1. Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển như đã được trù định trong Công ước, được xét theo các thủ tục giải quyết đã được trù định ở Mục 2 trong các trường hợp sau đây:
Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo Công ước liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các mục đích khác mà quốc tế thừa nhận là chính đã nêu ở Điều 58;
Khi thấy rằng trong việc thi hành các tự do và các quyền đó hoặc trong việc sử dụng các quyền này, một quốc gia đã không tuân theo Công ước hay các luật hoặc các qui định do quốc gia ven biển đề ra phù hợp với các qui định của Công ước và các qui tắc khác của pháp luật quốc tế không trái với Công ước; hoặc
Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo các qui tắc hay quy phạm quốc tế đã được xác định nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển có thể áp dụng cho quốc gia này và đã được Công ước đặt ra, hay được đặt ra thông qua một tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay một hội nghị ngoại giao hành động phù hợp với Công ước.
2. a) Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các qui định của Công ước về nghiên cứu khoa học biển được giải quyết theo đúng Mục 2, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận theo cách giải quyết như thế đối với một vụ tranh chấp phát sinh từ:
Việc quốc gia này thi hành một quyền tùy ý quyết định theo đúng Điều 246; hay
Quyết định của quốc gia này ra lệnh đình chỉ hoặc chấm dứt tiến hành một dự án nghiên cứu theo đúng Điều 253;
b) Các vụ tranh chấp phát sinh từ một luận cứ của quốc gia nghiên cứu cho rằng trong trường hợp của một dự án riêng biệt, quốc gia ven biển không sử dụng các quyền mà các Điều 246 và 253 đã dành cho mình một cách phù hợp với Công ước, thì theo yêu cầu của bên này hay bên khác được đưa ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của Phụ lục V, dĩ nhiên là Ủy ban hòa giải không được xét việc thi hành quyền tùy ý quyết định của quốc gia ven biển trong việc chỉ định các khu vực đặc biệt, như đã được trù định ở Điều 246, khoản 6, cũng như việc thi hành quyền tùy ý không cho phép theo đúng khoản 5 của cùng Điều đó.
3. a) Các việc tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các qui định của Công ước về việc đánh bắt hải sản được giải quyết theo đúng Mục 2, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận cách giải quyết như vậy về một vụ tranh chấp liên quan đến các quyền thuộc chủ quyền của mình đối với các tài nguyên sinh vật thuộc Vùng đặc quyền về kinh tế của mình, hay liên quan đến việc thi hành các quyền này, kể cả quyền tùy ý qui định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng đánh bắt của mình, phân phối số dư ra giữa các quốc gia khác, quyết định các thể thức, Điều kiện đặt ra trong các luật và qui định của mình về bảo vệ và quản lý;
b) Nếu việc vận dụng Mục 1, không cho phép đi đến một cách giải quyết, thể theo yêu cầu của một bên nào đó trong số các bên tranh chấp, vụ tranh chấp được đưa ra hòa giải theo thủ tục được trù định ở Mục 2 của Phụ lục V, khi chứng minh được rằng quốc gia ven biển đã:
Rõ ràng không thực hiện nghĩa vụ phải dùng các biện pháp bảo vệ và quản lý thích hợp để bảo đảm rằng việc duy trì các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế không bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
Độc đoán từ chối việc quy định, theo yêu cầu của một quốc gia khác khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng khai thác tài nguyên sinh vật của mình đối với các đàn (stocks) hải sản mà việc khai thác có liên quan đến quốc gia khác đó; hay
Độc đoán từ chối việc chia cho một quốc gia nào đó toàn bộ hay một phần số cá dư mà mình đã xác nhận, như đã trù định ở các Điều 62, 69 và 70 và theo các thể thức và Điều kiện mà bản thân mình đã qui định và phù hợp với Công ước;
Ủy ban hòa giải không có trường hợp nào được phép dùng quyền túy ý quyết định của mình thay cho quyền tùy ý quyết định của các quốc gia ven biển.
Báo cáo của Ủy ban hòa giải phải được thông báo cho các tổ chức quốc tế thích hợp.
Khi đàm phán về các thỏa thuận đã trù định ở các Điều 69 và 70, các quốc gia thành viên, trừ khi có thỏa thuận khác, ghi vào đó một Điều khoản trù định các biện pháp mà mình phải thi hành để giảm đến mức tối thiểu các khả năng bất đồng về việc giải thích hay áp dụng thỏa thuận, cũng như thủ tục phải tuân theo trong trường hợp vẫn có bất đồng.
1. Khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, với Điều kiện không phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ Mục 1, một quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù định ở Mục 2 có liên quan đến một hay nhiều loại tranh chấp sau đây:
a) i. Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử, nghĩa là khi một tranh chấp như thế xảy ra sau khi Công ước có hiệu lực và nếu các bên không đi đến một thỏa thuận nào bằng con đường thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì quốc gia đã tuyên bố, theo yêu cầu của một trong các bên, chấp nhận đưa vụ tranh chấp đó ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của phụ lục V, và đương nhiên không thể đưa ra xét theo thủ tục này một vụ tranh chấp nào đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụ tranh chấp chưa được giải quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh thổ đất liền hay đảo;
ii. Một khi Ủy ban hòa giải đã trình bày báo cáo của mình, báo cáo phải nói rõ được lý do, thì các bên thương lượng về một thỏa thuận trên cơ sở của báo cáo này; nếu các cuộc thương lượng không thành, thì các bên, qua sự thỏa thuận với nhau, đưa vấn đề ra theo các thủ tục đã được quy định ở Mục 2, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
iii. Điểm nhỏ này không áp dụng đối với các vụ tranh chấp liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các bên giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được giải quyết theo đúng một bạn thỏa thuận hai bên hay nhiều bên có tính chất ràng buộc các bên;
b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297, khoản 2 và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án;
c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong Công ước.
2. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được trù định trong Công ước.
3. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì không thể đưa ra một vụ tranh chấp, nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra trước một thủ tục nào đó trong số các thủ tục đã được trù định trong Công ước, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gi thành viên đang tranh chấp với mình.
4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này.
5. Một tuyên bố mới hay một thông báo rút lui một tuyên bố không hề có tác động đến thủ tục đang áp dụng trước một toàn án xét xử theo đúng Điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
6. Các tuyên bố hay các thông báo rút lui các tuyên bố nói ở Điều này phải được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên.
1. Bất kỳ tranh chấp nào khi đã bị loại khỏi các thủ tục giải quyết các tranh chấp được trù định ở Mục 2 theo Điều 297 hoặc bằng một tuyên bố theo đúng Điều 298, thì chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo các thủ tục này qua sự thỏa thuận của các bên tranh chấp.
2. Không một quy định nào của mục này đụng chạm đến quyền của các bên tranh chấp trong việc thỏa thuận sử dụng một thủ tục khác để giải quyết vụ tranh chấp, hay thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp bằng sự giàn xếp ổn thỏa.
Các quốc gia thành viên phải có thiện chí hoàn thành các nghĩa vụ đã đảm nhận theo nội dung Công ước, và thực hiện các quyền, thẩm quyền và các tự do đã được thừa nhận trong Công ước, sao cho không để xảy ra tình trạng lạm quyền.
Trong việc thực hiện các quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình theo đúng Công ước, các quốc gia thành viên tránh dựa vào việc đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mọi quốc gia hay tránh cùng bất kỳ cách nào khác không phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Không phương hại đến quyền của mọi quốc gia thành viên dựa vào các thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp đã được trù định trong Công ước, không qui định nào của Công ước có thể được giải thích như là bắt buộc một quốc gia thành viên, trong khi thi hành các nghĩa vụ của mình theo Công ước, cung cấp các thông tin mà việc tiết lộ sẽ là trái với các lợi ích thiết yếu của mình về mặt an ninh.
Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ các hiện vật có tính chất khảo cổ hay lịch sử được phát hiện ở biển; các quốc gia hợp tác với nhau vì mục đích ấy.
Để kiểm soát việc mua bán hiện vật này, bằng cách áp dụng Điều 33, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển trong vùng nói ở Điều đó mà không có sự thỏa thuận của mình là sự vi phạm các luật và qui định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình, đã được nêu ở Điều 33.
Điều này không đụng chạm đến các quyền của những người sở hữu có thể được xác nhận, cũng không đụng chạm đến quyền thu hồi các xác tàu và các qui tắc khác của luật hàng hải cũng không đụng chạm đến các luật và tập quán về mặt trao đổi văn hóa.
Điều này không làm phương hại đến các Điều ước quốc tế khác và các qui tắc của pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo vệ các hiện vật có tính chất khảo cổ hay lịch sử.
Các qui định của Công ước liên quan đến trách nhiệm trong trường hợp xảy ra thiệt hại không phương hại đến việc áp dụng các qui tắc hiện hành và việc lập ra các qui tắc mới liên quan đến trách nhiệm theo pháp luật quốc tế.
1. Công ước để ngỏ cho các đối tượng sau đây được ký: Tất cả các quốc gia;
Nước Na-mi-bi-a do Hội đồng của Liên hợp quốc về Na-mi-bi-a đại diện;
Tất cả các quốc gia liên kết tự trị đã chọn chế độ này qua một hành động tự quyết do Liên hợp quốc giám sát và phê chuẩn theo Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
Tất cả các quốc gia liên kết tự trị mà theo các văn bản liên kết, có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
Tất cả các lãnh thổ có quyền tự trị hoàn toàn về nội trị được Liên hợp quốc thừa nhận, nhưng chưa giành được nền độc lập hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
Các tổ chức quốc tế theo đúng phụ lục IX.
Công ước để ngỏ cho việc ký kết tại Bộ Ngoại giao nước Gia-mai-ca cho đến ngày 09-12-1984 cũng như tại trụ sở của Liên hợp quốc tại Niu Oóc từ 1-7-1983 đến 9-12-1984.
Công ước phải được các quốc gia và các thực thể khác nói ở Điều 305, khoản 1, các điểm b, c, d và e phê chuẩn và được các thực thể nói ở khoản 1, điểm f, của Điều đó xác nhận chính thức theo đúng Phụ lục IX. Các văn kiện phê chuẩn và xác nhận chính thức được lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Công ước vẫn để ngỏ cho các quốc gia và thực thể khác nói ở Điều 305 tham gia. Việc tham gia của các thực thể nói ở Điều 305, khoản 1, điểm f do Phụ lục IX Điều chỉnh. Các văn kiện tham gia được lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc.
1. Công ước có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày gửi lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia thứ 60.
2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn Công ước hay tham gia vào Công ước sau khi văn bản phê chuẩn hay tham gia thứ 60 đã được gửi lưu chiểu, thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày quốc gia này gửi lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia của mình, với Điều kiện phải tuân thủ quy định ở khoản 1.
Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực sẽ nhóm họp vào ngày mà Công ước bắt đầu có hiệu lực và sẽ bầu ra Hội đồng của Cơ quan quyền lực. Trong trường hợp Điều 161 không thể thực hiện hoàn toàn đầy đủ, thì Hội đồng đầu tiên phải được thành lập sao cho phù hợp với những mục tiêu đã nói ở Điều đó.
Các quy tắc, quy định và thủ tục do Ủy ban trù bị soạn thảo sẽ được tạm thời áp dụng trong khi chờ cho các qui tắc, qui định và thủ tục đó được Cơ quan quyền lực chính thức thông qua theo đúng Phần XI.
Cơ quan quyền lực và các cơ quan của nó hành động theo đúng nghị quyết II của Hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc liên quan đến các khoản vốn đầu tư ban đầu và với các quyết định của Ủy ban trù bị để thực hiện nghị quyết này.
Công ước không chấp nhận bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những Điều đã được các Điều khác của Công ước cho phép một cách rõ ràng.
Điều 309 không ngăn cấm một quốc gia, vào lúc mà quốc gia này ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia vào Công ước, ra các tuyên bố, bất kể lới văn hay tên gọi của tuyên bố đó thế nào, đặc biệt là nhằm Điều hòa luật lệ và qui định quốc của họ với Công ước, với Điều kiện là các tuyên bố này không nhằm loại trừ hay sửa đổi hiệu lực pháp lý của các qui định của Công ước trong việc áp dụng chúng vào quốc gia này.
Giữa các quốc gia thành viên, Công ước có giá trị hơn các Công ước Giơ-ne-vơ ngày 29 tháng 4 năm 1958 về luật biển.
Công ước không thay đổi chút nào về các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên bắt nguồn từ các Hiệp ước khác phù hợp với Công ước và các quyền và nghĩa vụ đó không đụng chạm đến việc các quốc gia khác được hưởng các quyền mà Công ước dành cho họ, cũng như việc các quốc gia khác thi hành nghĩa vụ của họ bắt nguồn từ Công ước.
Hai hoặc trên hai quốc gia thành viên tham gia vào Công ước có thể ký các Điều ước sửa đổi hay đình chỉ việc áp dụng các qui định của Công ước và chỉ áp dụng vào các mối quan hệ giữa họ với nhau, với Điều kiện là các Điều ước này không đụng đến một trong các qui định Công ước mà việc không tôn trọng sẽ không phù hợp với việc thực hiện nội dung và mục đích của Công ước, và cũng với Điều kiện là các Điều ước này không đụng chạm đến việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong Công ước, cũng không đụng chạm đến việc các quốc gia khác hưởng và thi hành các quyền hay nghĩa vụ bắt nguồn từ Công ước.
Các quốc gia thành viên dự định ký kết một Điều ước nói ở khoản 3 cần thông báo cho các bên khác, qua trung gian của người lưu chiểu Công ước, ý định ký kết Điều ước của mình cũng như những sửa đổi hay việc đình chỉ áp dụng các qui định của Công ước mà Điều ước đó trù định.
Điều này không đụng chạm đến các Điều ước quốc tế được phép hay được duy trì một cách rõ ràng theo các Điều khác của Công ước.
Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng không thể có sự sửa đổi nào đối với nguyên tắc cơ bản về di sản chung của loài người đã được nêu lên ở Điều 136 và các quốc gia này sẽ không tham gia vào một Điều ước nào vi phạm nguyên tắc ấy.
Sau một thời gian 10 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, mọi quốc gia thành viên có thể, qua văn bản gửi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, đề nghị các điểm sửa đổi đối với Công ước về những điểm cụ thể, trong chừng mực mà các điểm sửa đổi đó không nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng, và đề nghị triệu tập một hội nghị có nhiệm vụ xem xét các Điều sửa đổi được đề xuất như vậy. Tổng thư ký chuyển văn bản này cho các quốc gia thành viên. Nếu trong 12 tháng sau ngày chuyển văn bản, có ít nhất là một nửa số quốc gia thành viên trả lời một cách thuận lợi cho yêu cầu này, thì Tổng thư ký triệu tập hội nghị.
Trừ khi Hội nghị sửa đổi có quyết định khác, Hội nghị đó sẽ áp dụng thủ tục ra quyết định đã được dùng trong hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc. Hội nghị phải cố gắng hết sức để đi đến thỏa thuận về các điểm sửa đổi bằng consensus (thỏa thuận) và hội nghị chỉ được tiến hành bỏ phiếu về vấn đề khi mọi cố gắng để đạt tới một sự thỏa thuận không còn nữa.
Qua văn bản gửi lên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, mọi quốc gia thành viên có thể đề nghị một Điều sửa đổi đối với Công ước, không phải là một Điều sửa đổi nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng, và yêu cầu rằng Điều sửa đổi đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa được trù định trong Điều này, không cần triệu tập một hội nghị để xem xét Điều sửa đổi đó. Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển văn bản đó cho tất cả các quốc gia thành viên.
Nếu trong 12 tháng sau ngày chuyển văn bản này, một quốc gia thành viên có ý kiến phản đối Điều sửa đổi đã được đề nghị hay phản đối ý kiến đề xuất nhằm làm cho Điều sửa đổi đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa, thì Điều sửa đổi coi như bị bác bỏ. Tổng thư ký Liên hợp quốc thông báo ngay việc đó cho tất cả các quốc gia thành viên.
Nếu 12 tháng sau ngày chuyển văn bản, không có một quốc gia thành viên nào có ý kiến phản đối Điều sửa đổi đã được đề xuất hay phản đối đề nghị nhằm làm cho Điều đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa, thì Điều sửa đổi được đề xuất coi như được chấp thuận. Tổng thư ký thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên việc chấp nhận Điều sửa đổi đã được đề xuất này.
1. Qua biên bản gởi lên Tổng thư ký của Cơ quan quyền lực, mọi quốc gia thành viên có thể đề nghị một Điều sửa đổi đối với các qui định của Công ước chỉ liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng, kể cả các qui định của Mục 4 thuộc Phụ lục VI. Tổng thư ký gởi văn bản này cho tất cả các quốc gia thành viên. Một khi Hội đồng chuẩn y, điểm sửa đổi được đề xuất phải được Đại hội đồng chuẩn y. Đại biểu của các quốc gia thành viên có toàn quyền để xem xét và thông qua Điều sửa đổi được đề xuất. Đề nghị sửa đổi, như đã được Hội đồng và Đại hội đồng chuẩn y, coi như được chấp thuận.
2. Trước khi chuẩn y một Điều sửa đổi theo đúng khoản 1, Hội đồng và Đại hội đồng phải biết chắc rằng Điều sửa đổi không đụng chạm đến hệ thống thăm dò và khai thác các tài nguyên của Vùng trong khi chờ đợi triệu tập cuộc hội nghị xét duyệt lại theo đúng Điều 155.
Những Điều sửa đổi đối với Công ước khi được thông qua, được để ngỏ cho các quốc gia thành viên ký kết tại trụ sở của Liên hợp quốc ở Niu Oóc, trong thời hạn là 12 tháng kể từ ngày thông qua các Điều sửa đổi này, trừ khi các Điều sửa đổi đó có qui định khác.
Các Điều 306, 307 và 320 được áp dụng cho tất cả các Điều sửa đổi đối với Công ước.
Đối với các thành viên đã phê chuẩn hay đã tham gia công ước, ngoài những Điều đã nói ở khoản 5, sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp sau việc gửi lưu chiểu các văn bản phê chuẩn hay tham gia của hai phần ba số quốc gia thành viên hay của 60 quốc qia thành viên, số lượng nào cao nhất sẽ được sử dụng. Các Điều sửa đổi không đụng chạm đến việc các quốc gia khác được hưởng các quyền mà Công ước dành cho họ, cũng không đụng chạm đến việc họ thi hành các nghĩa vụ bắt nguồn từ Công ước.
Một Điều sửa đổi có thể trù định rằng, việc nó có hiệu đòi hỏi phải có một số lượng quốc gia phê chuẩn hay tham gia cao hơn số lượng mà Điều này đòi hỏi.
Đối với một quốc gia đã phê chuẩn một Điều sửa đổi nói ở khoản 1 hay đã tham gia vào Điều sửa đổi đó sau ngày số lượng các văn bản phê chuẩn hay tham gia cần thiết đã được lưu chiểu, Điều sửa đổi này có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp sau ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia của quốc gia thành viên đó.
Bất kỳ quốc gia nào khi trở thành thành viên của Công ước, sau khi một Điều sửa đổi có hiệu lực theo đúng khoản 1, nếu không biểu thị một ý định khác, thì được coi như là:
Thành viên của Công ước đã được sửa đổi; và
Thành viên của Công ước không được sửa đổi đối với mọi quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi các Điều sửa đổi.
Các Điều sửa đổi chỉ nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng và các Điều sửa đổi đối với Phụ lục VI sẽ có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia thành viên sau ngày có ba phần tư số quốc gia thành viên nộp lưu chiểu các văn bản phê chuẩn hay tham gia.
Mọi quốc gia khi trở thành thành viên của Công ước, sau khi các Điều sửa đổi nói trong khoản 5 có hiệu lực được coi như thành viên của Công ước đã được sửa đổi.
Một quốc gia thành viên có thể từ bỏ Công ước, qua thông báo viết gửi lên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, và nói rõ những lý do của việc từ bỏ. Dù quốc gia thành viên này không nêu rõ lý do đó, thì việc từ bỏ vẫn không vì thế mà vô hiệu lực. Việc từ bỏ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày nhận được thông báo, trừ khi trong thông báo có trù định một thời hạn chậm hơn.
Việc từ bỏ cũng không làm cho một quốc gia tránh khỏi các nghĩa vụ về mặt tài chính và hợp đồng mà họ phải đảm nhận, khi mà quốc gia này còn là thành viên của Công ước, và việc từ bỏ cũng không ảnh hưởng đến các quyển, nghĩa vụ hay các địa vị pháp lý của quốc gia này bắt nguồn từ việc áp dụng Công ước, trước khi Công ước không còn hiệu lực đối với quốc gia đó.
Việc từ bỏ không hề ảnh hưởng chút nào tới bổn phận của mọi quốc gia thành viên phải làm tròn mọi nghĩa vụ đã nêu trong Công ước, mà quốc gia này phải tuân thủ theo pháp luật quốc tế độc lập với Công ước.
Các phụ lục là bộ phận hoàn chỉnh của Công ước, một sự viện dẫn Công ước cũng là một sự viện dẫn các phụ lục của nó và sự viện dẫn một phần của Công ước cũng là sự viện dẫn các phụ lục có liên quan đến phần đó, trừ trường hợp có quy định trái ngược rõ ràng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc là người lưu chiểu Công ước và các Điều sửa đổi có liên quan đến công ước.
Ngoài chức năng của người lưu chiểu, Tổng thư ký Liên hợp quốc còn:
Báo cáo cho tất cả các quốc gia thành viên, Cơ quan quyền lực và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về các vấn đề mang tính chất chung xuất hiện liên quan đến Công ước.
Thông báo cho Cơ quan quyền lực các văn bản phê chuẩn, xác nhận chính thức và tham gia Công ước và các Điều sửa đổi đối với Công ước, cũng như các văn bản từ bỏ các Công ước;
Thông báo cho các quốc gia thành viên các Điều ước được ký kết theo đúng với Điều 311, khoản 4;
Chuyển cho các quốc gia thành viên các Điều sửa đổi đã được thông qua theo đúng Công ước để phê chuẩn hay tham gia;
Triệu tập các cuộc họp cần thiết của các quốc gia thành viên theo đúng Công ước.
3. a) Tổng thư ký cũng chuyển cho các quan sát viên nói ở Điều 156: Các báo cáo nói ở khoản 2, điểm a;
Các thông báo nói ở khoản 2, điểm b và c;
Văn bản các điểm sửa đổi nói ở khoản 2, điểm d với tính chất để thông báo.
b) Tổng thư ký cũng mời các quan sát viên này tham gia các hội nghị của các quốc gia thành viên nói ở khoản 2 điểm e với tư cách là quan sát viên
Nguyên bản của Công ước bằng tiếng Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, và Nga đều có giá trị chính thức như nhau và được lưu chiếu bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc, theo Điều 305, khoản 2.
Để làm tin, các đại diện toàn quyền ký dưới đây là những người được phép hợp thức ký vào Công ước.
Làm tại Môn-tê-gô Bay ngày mồng Mười tháng Mười hai năm Một ngàn chín trăm tám mươi hai.
LIÊN HỢP QUỐC
Tên bằng tiếng Việt Nam |
Tên bằng tiếng Pháp |
Tên bằng tiếng La tinh |
1. Cá ngừ vây dài |
Thon blanc germon |
Thunnus alalunga |
2. Cá ngừ |
Thon rouge |
Thunnus thynnus |
3. Cá ngừ mắt to |
Thon abèse à grosoceil |
Thunnis obesus |
4. Cá ngừ vằn |
Bonite à ventre rayé |
Katsuwonus pelamis |
5. Cá ngừ vàng |
Thon à nageoire jaune |
Thunnus albacares |
6. Cá ngừ đen |
Thon noir |
Thunnus atlanticus |
7. Cá ngừ Đài Loan |
Thonine |
Euthunnus alletteatus; Euthunnus affinis |
8. Cá ngừ phương nam |
Thon à nageoire bleue |
Thunnus maccoyii |
9. Cá ngừ dẹp |
Auxide |
Auxis thazard; Auxis rochie |
10. Cá ven biển |
Brème de mẻ |
Bramide |
11. Cá ngừ môn nhái |
Martin |
Tetrapturus angustirostris; Tetrapturus belone; Tetrapturus pluegeri; Tetrapturusalbidus; Tetrapturus audax; Tetrapturus georgei; Makaira mazara; Makaira india; Makaira nigricans; Istiophorus platyterus |
12. Cá cờ |
Voilier |
Istiophorus albicans |
13. Cá mũi kiếm |
Espadon |
Xiphias gladius |
14. Cá thu đao |
Sauri ou balaou |
Scomberesor saurus; cololabis saira; Cololabis adocetus; Scomberesox saurus; Scombroides |
15. Cá nục heo |
Coryphène ou dorade tropicale |
Corypheana hippurus; Corypheana equiselis |
16. Cá nhám |
Requin |
Hexanchusgriseus; Cetorhinus maximus; Alpildae; Rhincodon typus; Carcharhinidae; Sphyrnidae; Isuridae |
17. Cá loài cá voi |
Cétacés |
Physeteridae; Balaenopteridae; Balanenidae; Eschrichtiidae; Monodontidae;Ziphiidae; Deiphinidae. |
ĐIỀU 1. Để thi hành Điều 76, một ủy ban ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hoải lý được thành lập theo đúng các điều sau đây.
ĐIỀU 2.
1. Ủy ban gồm 21 ủy viên là chuyên gia về địa chất, địa vật lý hay địa thủy văn, do các quốc gia thành viên tham gia Công ước lựa chọn trong số công dân của mình, có tính đến sự cần thiết phải bảo đảm một sự đại diện công bằng về địa lý, các ủy viên này phải thi hành các chức trách của mình với tư cách cá nhân.
2. Cuộc bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành ngay khi có điều kiện, và dù sao cũng phải được tiến hành trong một thời hạn là 18 tháng kể từ khi Công ước có hiệu lực. Ít nhất là ba tháng trước ngày tiến hành mỗi cuộc bầu cử, Tổng thư ký Liên hợp quốc gửi một văn thư cho các quốc gia thành viên để mời họ giới thiệu ứng cử viên, sau khi đã có các cuộc tham khảo ý kiến thích hợp ở khu vực và việc này tiến hành trong một thời hạn là ba tháng. Tổng thư ký lập ra một danh sách theo thứ tự a, b, c, tất cả các ứng cử viên được chỉ định nói trên và gửi danh sách này cho tất cả quốc gia thành viên.
3. Việc bầu cử các ủy viên của Ủy ban được tiến hành trong một hội nghị của các quốc gia thành viên do Tổng thư ký triệu tập tại trụ sở của Liên hiệp quốc. Số đại biểu cần thiết (quorum) là hai phần ba số phiếu của các đại biểu có mặt và bỏ phiếu, thì trúng cử ủy viên của Ủy ban. Mỗi vùng địa lý được tuyển chọn ít nhất ba ủy viên.
4. Các ủy viên của Ủy ban được bầu với một nhiệm kỳ là 5 năm. Họ có thể được bầu lại.
5. Quốc gia thành viên nào đã giới thiệu ứng cử viên vào Ủy ban phải bảo đảm mọi khoản chi tiêu cho ủy viên đó khi họ thi hành phận sự của mình nhân danh Ủy ban, quốc gia ven biển hữu quan phải chịu các kinh phí có liên quan đến những ý kiến nêu ở Điều 3, khoản 1, điểm d của phụ lục này. Chi phí Văn phòng của Ủy ban do Tổng thư ký Liên hiệp quốc bảo đảm.
ĐIỀU 3.
Các chức năng của Ủy ban là:
Xem xét các số liệu và các thông tin khác do các quốc gia ven biển gửi đến có liên quan đến ranh giới ngoài của thềm lục địa, khi thềm lục địa này mở rộng quá 200 hải lý và đưa ra các kiến nghị theo đúng điều 76, và Giác thư thỏa thuận (Memorandum d’accord) đã được Hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc thông qua ngày 39-8-1980.
Theo yêu cầu của quốc gia ven hữu quan, phát biểu các ý kiến về khoa học và kỹ thuật để xây dựng các số liệu ở ý kiến về khoa học và kỹ thuật để xây dựng các số liệu nói ở điểm trên.
Trong phạm vi được đánh giá là cần thiết và hữu ích, Ủy ban có thể hợp tác với Ủy ban Hải dương học liên chính phủ của UNESCO, Tổ chức thủy văn quốc tế và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền khác nhằm thu được các số liệu khoa học và kỹ thuật có thể giúp cho mình hoàn thành trách nhiệm.
ĐIỀU 4. Quốc gia ven biển nào dự định xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa ngoài 200 hải lý theo Điều 76 cần gửi cho Ủy ban ngay khi có điều kiện và trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong một thời hạn 10 năm kể từ khi công ước có hiệu lực đối với quốc gian này, các đặc điểm của ranh giới này với những số liệu khoa học và kỹ thuật để chứng minh. Đồng thời, quốc gia ven biển thông báo tên tất cả các ủy viên của Ủy ban đã cung cấp cho mình các ý kiến về khoa hoc và kỹ thuật.
ĐIỀU 5. Trừ trường hợp Ủy ban có quyết định khác, Ủy ban hoạt động thông qua hai tiểu ban gồm bảy ủy viên được chỉ định một cách cân bằng có tính đến các yếu tố riêng của mỗi đơn yêu cầu do một quốc gia ven biển gửi lên các ủy viên của Ủy ban là công dân của quốc gia này các ý kiến về khoa học và kỹ thuật về đường ranh giới này, không thể tham gia vào tiểu ban có trách nhiệm xem xét đơn yêu cầu, nhưng học có quyền tham gia với tư cách là các ủy viên vào các công việc của Ủy ban có liên quan đến đơn này. Quốc gia ven biển khi đã gửi một đơn yêu cầu lên Ủy ban, thì có thể gửi các đại diện của mình tới tham gia các công việc thích hợp, nhưng không có quyền biểu quyết.
ĐIỀU 6.
1. Tiểu ban gửi các kiến nghị của mình lên Ủy ban.
2. Ủy ban chuẩn y các kiến nghị của Tiểu ban theo đa số hai phần ba các ủy viên và bỏ phiếu.
3. Các kiến nghị của Ủy ban được gửi bằng văn bản tới quốc gia ven biển đã đưa đơn yêu cầu cũng như cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
ĐIỀU 7. Các quốc gia ven biển xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình theo đúng Điều 76, khoản 8 và theo các thủ tục quốc gia thích hợp.
ĐIỀU 8. Nếu không đồng ý với các kiến nghị của Ủy ban, quốc gia ven biển gửi lên cho Ủy ban trong một thời hạn hợp lý một đơn yêu cầu đã được xem xét lại hoặc một đơn mới.
ĐIỀU 9. Các hành động của Ủy ban không xét đoán trước các vấn đề liên quan đến việc thiết lập các ranh giới giữa các quốc gia mà bờ biển tiếp liền hoặc đối diện.
CÁC QUI ĐỊNH CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH VIỆC THĂM DÒ, KHẢO SÁT VÀ KHAI THÁC
ĐIỀU 1. Các quyền đối với các khoảng sản
Việc chuyển giao các quyền đối với các khoáng sản diễn ra vào lúc khai thác các khoáng sản này theo đúng Công ước.
ĐIỀU 2. Thăm dò
1. a) Cơ quan quyền lực khuyến khích việc thăm dò trong vùng.
b) Việc thăm dò chỉ có thể bắt đầu khi Cơ quan quyền lực nhận được của người sẽ tiến hành thăm dò một bản cam đoan thỏa đáng là sẽ tôn trọng Công ước, các quy tắc, quy định và thủ tục của cơ quan quyền lực có liên quan đến việc hợp tác trong các chương trình đào tạo nói trong các Điều 143 và 144 và về việc bảo vệ môi trường biển, và người đó chấp nhận để cho Cơ quan quyền lực kiểm tra việc thi hành của mình. Đồng thời với bản cam đoan này, người sẽ tiến hành thăm dò sẽ thông báo cho Cơ quan quyền lực biết các giới hạn gần đúng của khu vực hay các khu vực sẽ tiến hành thăm dò.
c) Công việc thăm dò có thể được nhiều người thăm dò thực hiện đồng thời trong cùng một hay cùng những khu vực.
2. Việc thăm dò không dành cho người thăm dò một quyền nào đối với các tài nguyên. Tuy nhiên, người thăm dò có thể khai thác một số lượng hợp lý khoáng sản để làm mẫu.
ĐIỀU 3. Khảo sát và khai thác
1. Xí nghiệp, các quốc gia thành viên và các thực thể hay cá nhân khác nói ở Điều 153, khoản 2, điểm b, có thể yêu cầu cơ quan quyền lực phê chuẩn các kế hoạch làm việc về hoạt động tiến hành trong vùng.
2. Xí nghiệp có thể làm một đơn yêu cầu nhằm vào bất kỳ khu vực nào của vùng, nhưng các đơn yêu cầu đối với các khu vực dành riêng do các thực thể hay cá nhân khác gửi đến khi còn phải thỏa mãn các điều kiện đã nêu ở Điều 9 của Phụ lục này.
3. Việc khảo sát và khai thác chỉ tiến hành trong những khu vực đã được nói rõ trong các kế hoạch làm việc đã nêu ở Điều 153, khoản 3 và đã được Cơ quan quyền lực chuẩn y theo đúng Công ước, và các quy tắc, quy định và thủ tục tương ứng của Cơ quan quyền lực.
4. Mọi kế hoạch làm việc được chuẩn y đều phải:
a) Phù hợp với công ước và các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực;
b) Trù định việc kiểm soát của cơ quan quyền lực đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, theo đúng Điều 153, khoản 4;
c) Trao cho người khai thác, theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, các đặc quyền đối với việc khảo sát và khai thác trong khu vực nói trong kế hoạch làm việc, các loại tài nguyên được ghi rõ trong kế hoạch làm việc chỉ liên quan đến giai đoạn khảo sát hay khai thác, thì người đó chỉ được giao cho các đặc quyền đối với giai đoạn đó thôi.
5. Một khi được cơ quan quyền lực chuẩn y, mọi kế hoạch làm việc, nếu không phải là kế hoạch làm việc do xí nghiệp đề nghị, đều mang hình thức một hợp đồng ký kết giữa cơ quan quyền lực và người hay những người yêu cầu.
ĐIỀU 4. Các điều kiện về tư cách của những người yêu cầu
1. Ngoài các xí nghiệp ra, những người yêu cầu được coi là có tư cách, là những người thực hiện đầy đủ các điều kiện nói trong Điều 153, khoản 2, điểm b về các vấn đề quốc tịch hay vấn đề về kiểm soát và bảo trợ, và tuân theo các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về tư cách đã được nêu trong các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
2. Với điều kiện tuân thủ khoản 6, các tiêu chuẩn về tư cách đó có liên quan tới khả năng tài chính và kỹ thuật của người yêu cầu, cũng như với tư cách mà người này thực hiện các hợp đòng ký kết trước đây vơi Cơ quan quyền lực.
3. Mọi người yêu cầu đều phải được quốc gia thành viên mà người yêu cầu là công dân, bảo trợ, trừ khi người yêu cầu có qua một quốc tịch như: trong trường hợp một Công ty hay Công-xoóc-xi-om gồm nhiều thực thể cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, tất cả các quốc gia thành viên hữu quan phải bảo trợ đơn yêu cầu; trong trường hợp người yêu cầu do một quốc gia thành viên khác hay các công dân của quốc gia khác này kiểm soát một cách thực sự và thủ tục áp dụng các điều kiện bảo trợ được nêu trong các quy định quy tắc và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
4. Theo điều 139 và theo chế độ pháp lý của mình, quốc gia thành viên hay các quốc gia thành viên bảo trợ một đơn yêu cầu có nghĩa vụ tham quan tâm đến các hoạt động trong vùng của một người ký kết, mà quốc gia đó hay các quốc gia bảo trợ, được tiến hành theo đúng các nghĩa vụ của họ theo hợp đồng và theo Công ước. Tuy nhiên, một quốc gia thành viên không chịu trách nhiệm về những tổn thất gây ra do thiếu sót của người ký kết mà mình bảo trợ đối với những nghĩa vụ của người đó, nếu quốc gia nói trên đã thông qua các luật và qui chế và đã quy định các biện pháp hành chính, mà đối với chế độ pháp lý của quốc gia này, thì thích hợp một cách đúng mức để bảo đảm cho những người thuộc quyền tài phán của mình tôn trọng thực sự các nghĩa vụ đó.
5. Các thủ tục để xét đơn của các quốc gia thành viên phải tính đến tư cách Nhà nước của họ.
6. Các tiêu chuẩn tư cách đòi hỏi bất kỳ người yêu cầu nào, không ngoại lệ, cũng phải cam đoan trong đơn yêu cầu của mình:
a) Chấp nhận coi như có tính chất bắt buộc và tôn trọng các nghĩa vụ của mình theo phần XI, các quy tắc quy định, thủ tục của Cơ quan quyền lực, các quyết định của các cơ quan của Cơ quan quyền lực và các điều khoản của các hợp đồng đã được ký kết với Cơ quan quyền lực;
b) Chấp nhận để Cơ quan quyền lực thực hiện việc kiểm soát như Công ước đã cho phép đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng;
c) Cung cấp cho Cơ quan quyền lực bản cam đoan sẽ hoàn thành một cách trung thực những nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;
d) Tông trọng các điều quy định liên quan đến việc chuyển giao các kỹ thuật đã nêu trong Điều 5 của phụ lục này.
ĐIỀU 5. Chuyển giao các kỹ thuật
1. Khi đệ trình một kế hoạch làm việc, mọi người yêu cầu đều phải cung cấp cho Cơ quan quyền lực một bản mô tả chung về trang bị các phương pháp sẽ được sử dụng đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng, các thông tin tương ứng khác không phải là sở hữu công nghiệp và có liên quan đến các đặc tính của các kỹ thuật được dự tính, cũng như các thông tin chỉ rõ nơi có các kỹ thuật này.
2. Mọi người khai thác đều thông báo cho Cơ quan quyền lực các điều thay đổi đối với bản mô tả các dữ kiện và các thông tin đã đưa đến cho Cơ quan quyền lực sư dụng theo khoản 1, mỗi khi có sự sửa đổi hay đổi mới về kỹ thuật quan trọng.
3. Mọi hợp đồng về các hoạt động trong vùng đều phải có các điều khoản; trong đó, người ký hợp đồng cam đoan:
a) Theo yêu cầu của Cơ quan quyền lực, theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng, hợp lý, để cho xí nghiệp sử dụng các kỹ thuật mà mình dùng để tiến hành các hoạt động trong vùng theo hợp đồng và mình có quyền chuyển giao. Việc chuyển giao này được tiến hành qua các thỏa thuận về giấy phép hay các dàn xếp thích hợp khác, mà người khai thác thương lượng với xí nghiệp và đã được ghi lại trong một bản thỏa thuận đặc biệt bổ sung cho hợp đồng. Sự cam kết này chỉ có thể được đề cập, nếu xí nghiệp xét thấy rằng, mình không có khả năng có được trên thị trường tự do chính những kỹ thuật này hoặc những kỹ thuật cũng có hiệu quả và thích hợp như thế, theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng, hợp lý;
b) Nhận được bản cam kết của người sở hữu mọi kỹ thuật dùng để tiến hành các hoạt đọng trong Vùng theo hợp đồng và không được nêu ở điểm a, và nói chung cũng không có sẵn trên thị trường tự do; bản cam kết đó nói rằng theo yêu cầu của Cơ quan quyền lực, người đó sẽ cho phép Xí nghiệp, qua các thỏa thuận về giấy phép hay các dàn xếp thích hợp khác, sử dụng các kỹ thuật này trong cùng một mức độ của người ký hợp đồng, theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng, hợp lý. Nếu không có cam kết này, thì người khai thác không thể được sử dụng các kỹ thuật nói trên để tiến hành các hoạt động trong Vùng.
c) Theo yêu cầu của Xí nghiệp và nếu có thể tiến hành mà không làm cho người ký kết hợp đồng phải chịu những chi phí quan trọng thì bằng một hợp đồng có tính chất bắt buộc phải chấp hành, đạt được quyền chuyển giao cho Xí nghiệp mọi kỹ thuật dùng để tiến hành các hoạt động trong Vùng theo danh nghĩa của hợp đồng, mà người đó chưa có quyền chuyển giao và nói chung không sẵn có trên thị trường tự do. Nếu có mối liên hệ thực chất trong khuôn khổ của một công ty, giữa người khai thác và người sở hữu kỹ thuật, thì tính chất chặt chẽ của mối liên hện này và mức độ kiểm soát hay ảnh hưởng được lưu ý đến khi cần xác định xem họ đã cố gắng hết sức để có được quyền đó không. Nếu người ký hợp đồng có sự kiểm soát thực sự đối với người sở hữu và không giành được từ người sở hữu quyền đó, thì điều đó sẽ được tính đến trong việc xác định tư cách của người ký hợp đồng, khi họ đưa một đơn mới xin chuẩn y một kế hoạch làm việc.
d) Nếu Xí nghiệp yêu cầu, thì tạo điều kiện dẽ dàng để Xí nghiệp có được mọi kỹ thuật nói ở điểm b, qua các thỏa thuận về giấy phép hoặc các dàn xếp thích hợp khác, theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng và hợp lý, trong trường hợp mà Xí nghiệp quyết định sẽ thương lượng trực tiếp với người sỡ hữu kỹ thuật nói trên:
e) Áp dụng cũng các quy định như các quy định đã ghi ở điểm a, b, c và d đối với một quốc gia hay một nhóm quốc gia đang phát triển đang xin ký kết một hợp đồng theo Điều 9 của phụ lục này, với điều kiện là: các điều quy định này giới hạn ở việc khai thác phần của khu vực mà người ký kết hợp đồng đề nghị đã được dành riêng theo Điều 8 của phụ lục này; các hoạt động được trù định trong hợp đồng mà quốc gia hay nhóm quốc gia đang phát triển đang ký kết không dẫn đến việc chuyên giao kỹ thuật vì lợi ích của một quốc gia thứ ba hay của các công dân của một quốc gia thứ ba. Nghĩa vị do điều quy định này trù định chỉ áp dụng đối với các người ký hợp đồng có những kỹ thuật không phải là đối tượng của một yêu cầu chuyển gia cho Xí nghiệp.
4. Các tranh chấp liên quan đến các cam kết đòi hỏi ở khoản 3, cũng như những tranh chấp liên quan đến các điều khoản khác của hợp đồng, thuộc phạm vi của giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc được trừ định trong Phần XI, và việc không tôn trọng các cam kết này có thể bị phạt tiền và bị đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng, theo đúng Điều 18 của Phụ lục này. Các tranh chấp về vấn đề xét xem các đề nghị của người ký kết hợp đồng có bao hàm các thể thức và điều kiện thương mại công bằng và hợp lý không, có thể được một trong các bên nào đó đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài thương mại có tính chất bắt buộc được trù định trong bản Quy tắc trọng tài của CNUDCI hay theo bất kỳ thủ tục trọng tài nào khác được quy định trong quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực. Nếu trọng tài đi đến kết luận phủ đình về vấn đề đó, thì người ký kết hợp đồng có được 45 ngày để sửa đổi đề nghị của mình nhằm làm cho nó bao gồm các thể thức và điều kiện thương mại công bằng theo Điều 18 của Phụ lục này.
5. Nếu Xí nghiệp không có khả năng có được các kỹ thuật thích hợp theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng, hợp lý để Xí nghiệp thực hiện đúng lúc việc khai thác và chế biến các khoáng sản của Vùng, thì Hội đồng và Đại hội đồng có thể triệu tập một nhóm các quốc gia thành viên, bao gồm các quốc gia tiến hành các hoạt động như vậy trong Vùng và các quốc gia khác nắm được những kỹ thuật này. Sau khi đã thảo luận, nhóm này thi hành các biện pháp có hiệu quả cao sao cho Xí nghiệp được sử dụng các kỹ thuật này theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng hợp lý. Mỗi quốc gia thành viên trên sẽ thi hành tất cả mọi biện pháp thực tế thực hiện mục đích đó, trong khuôn khổ chế độ pháp luật của mình.
6. Trong trường hợp các công ty liên doanh với Xí nghiệp, việc chuyển giao các kỹ thuật được tiến hành theo đúng vơi thỏa thuận về các công ty liên doanh đó.
7. Các cam kết đòi hỏi ở khoản 3 được ghi vào mỗi hợp đồng về các hoạt động trong Vùng đến hết một thời hạn 10 năm, sau khi Xí nghiệp bắt đầu việc sản xuất hàng hóa và có thể được viện dẫn trong thời hạn này.
8. Trong điều này, thuật ngữ “kỹ thuật” dùng để chit thiết bị chuyên dụng và bí quyết kỹ thuật, kể cả các bản mô tả, sổ tay, tài liệu hướng dẫn, việc đào tạo, các hướng dẫn về kỹ thuật và việc giúp đỡ kỹ thuật cần thiết để lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành một hệ thống có thể đứng vững được, cũng như, quyền sử dụng các yếu tố nói trên vào mục đích này trên cơ sở không có tính chất đặc quyền.
ĐIỀU 6. Việc chuẩn y các kế hoạch làm việc
1. Sáu tháng sau khi Công ước có hiệu lực, Cơ quan quyền lực sẽ tiến hành xem xét các kế hoạch làm việc đã được đề nghị, sau đó cứ bốn tháng lại xét một lần.
2. Khi xem xét một đơn xin chuẩn y một kế hoạch làm việc dưới hình thức một hợp đồng, trước hết, Cơ quan quyền lực phải xác định:
a) Xem người yêu cầu có tuân theo các thủ tục đệ đơn yêu cầu nói trong Điều 4 của Phụ lục này không, xem người yêu cầu có cam kết và có những đảm bảo đối với Cơ quan quyền lực theo đòi hỏi của điều này không. Nếu các thủ tục này không được tuân thủ, hoặc thiếu một trong những cam kết và đảm bảo nào đó nêu trên, Cơ quan quyền lực cho người yêu cầu một thời hạn là 45 ngày để sửa chữa các thiếu sót đó;
b) Xem người yêu cầu có đủ tư cách theo tinh thần của Điều 4 của phụ lục này không.
3. Tất cả các kế hoạch làm việc đã đề nghị đều được xem xét theo thứ tự tiếp nhận. Các kế hoạch làm việc đã đề nghị phải phù hợp và tôn trọng các điều quy định tương ứng của Công ước cũng như các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, kể cả các điều kiện liên quan đến các nghiệp vụ, những đóng góp tài chính và những cam kết về việc chuyển giao kỹ thuật. Cơ quan quyền lực chuẩn y những kế hoạch làm việc được đề nghị phù hợp với các điều quy định này, với điều kiện là chúng cũng phù hợp với những điều kiện như nhau và không phân biệt đối xử nói trong các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, trừ khi:
a) Một phần hay toàn bộ vùng mà kế hoạch làm việc được đề nghị nhắm vào nằm trong một kế hoạch làm việc đã được chuẩn y hay trong một kế hoạch làm việc đã được đề nghị trước mà Cơ quan quyền lực còn chưa có quyết định cuối cùng;
b) Việc khai thác một phần hay toàn bộ Vùng mà kế hoạch làm việc được đề nghị nhắm vào đã bị Cơ quan quyền lực bác bỏ theo Điều 162, khoản 2, điểm x; hay
i. Quốc gia đã được chuẩn y các kế hoạch làm việc liên quan đến việc thăm dò và khai thác các vỉa quặng khối đa kim trong những khu vực không được dành riêng; khi diện tích của chúng, cộng thêm với diện tích của phần này hay phần khác của Vùng mà kế hoạch làm việc được đề nghị nhắm vào, sẽ vượt quá 30% diện tích của một vùng hình tròn có diện tích 400.000 km2 được xác định từ tâm của phần này hay một phần khác của vùng nói trong kế hoạch làm việc được đề nghị;
ii. Quốc gia đã được chuẩn y các kế hoạch làm việc liên quan đến việc thăm dò và khai thác các vỉa quặng khối đa kim trong các khu vực không được dành riêng có diện tích toàn bộ bằng 2% tổng diện tích của Vùng chưa được dành riêng và việc khai thác chưa bị loại trừ theo Điều 162, khoản 2, điểm x.
4. Để áp dụng quy tắc đã nêu ở khoản 3, điểm c, một kế hoạch làm việc do một công ty hay một công – xoóc – om đề nghị phải được khấu theo tỷ lệ vào các quốc gia thành viên bảo trợ cho công ty hay công – xoóc – om theo đúng Điều 4 khoản 3 của phụ lục này. Cơ quan quyền lực có thể chuẩn y các kế hoạch làm việc do khoản 3, điểm c điều chỉnh, nếu Cơ quan quyền lực xác minh được rằng, việc chuẩn y này không cho phép một quốc gia thành viên hay các thực thẻ hoặc quyền về các hoạt động trong Vùng hay cản trở các quốc gia thành viên khác tiến hành các hoạt động trong Vùng.
5. Mặc dù đã có khoản 3, điểm a, sau khi kết thúc giai đoạn quá độ nói ở điều 151, khoản 3, Cơ quan quyền lực có thể dựa vào các quy tắc, quy định và thủ tục để thông qua các thủ tục và tiêu chuẩn khác phù hợp với Công ước, để xác định trong số các người đệ trình các kế hoạch làm việc đối với một vùng nào đó, kế hoạch của ai sẽ được chuẩn y trong trường hợp cần có sự lựa chọn. Các thủ tục và tiêu chuẩn này phải đảm bảo cho việc chuẩn y các kế hoạch làm việc trên một cơ sở công bằng và không phân biệt đối xử.
ĐIỀU 7. Sự lựa chọn giữa những người xin cấp giấy phép sản xuất
1. Sáu tháng sau khi Công ước có hiệu lực, sau đó cứ 4 tháng một, Cơ quan quyền lực xem xét các đơn xin cấp giấy phép sản xuất đã gửi tới trong thời kỳ trước đó. Nếu tất cả các đơn yêu cầu này có thể được chuẩn y mà không làm cho các giới hạn sản lượng bị vượt quá và không làm cho Cơ quan quyền lực vi phạm những nghĩa vụ mà mình phải bảo đảm theo một hiệp định, hay một thỏa thuận về sản phẩm mà Cơ quan quyền lực là thành viên, như đã trù định ở Điều 151, thì Cơ quan quyền lực cấp các giấy phép đã được yêu cầu.
2. Khi một sự lựa chọn cần phải được tiến hành giữa những người xin cấp giấy phép sản xuất do vấn đề giới hạn sản lượng đươc trù định ở Điều 151, các khoản từ 2 đến 7, hoặc do các nghĩa vụ thuộc bổn phận của Cơ quan quyền lực theo một hiệp định hay một thỏa thuận về sản phẩm, trong đó Cơ quan quyền lực là thành viên như đã được trù định ở Điều 151, khoản 1, thì Cơ quan quyền lực tiến hành việc lựa chọn này dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn khách quan và không phân biệt đối xử đã được ấn định trong các quy tắc quy định và thủ tục của mình.
3. Trong việc áp dụng khoản 2, Cơ quan quyền lực dành ưu tiên cho những người yêu cầu:
a) Đưa ra những bảo đảm tốt nhất về hiệu quả theo khả năng tài chính kỹ thuật của họ, và theo cách thức mà họ thực hiện các kế hoạch làm việc đã được chuẩn y trước, nếu như có các kế hoạch đó;
b) Cho cơ quan quyền lực thấy triển vọng có các khoản thu tài chính nhanh hơn, tính theo thời hạn trù định để bắt đầu việc sản xuất hàng hóa;
c) Đã đầu tư nhiều nhất về vốn liếng và công sức trong việc kháp sát và thăm dò.
4. Những người yêu cầu nào không được lựa chọn trong một thời kỳ nào đó; thì được ưu tiên trong thời kỳ sau cho đến lúc được cấp một giấy phép sản xuất.
5. Việc lựa chọn được tiến hành có tính đến sự cần thiết phải tạo cho tất cả các quốc gia thành viên có được khả năng để tham gia tốt nhất vào các hoạt động trong Vùng và sự cần thiết tránh độc quyền hóa các hoạt động này không phụ thuộc vào chế độ kinh tế và xã hội của các quốc gia đó hay vị trí địa lý của họ nhằm đảm bảo không có sự phân biệt đối xử với bất cứ quốc gia hay chế độ nào.
6. Mỗi khi trong hiện tình khai thác, có khu vực được dành riêng hơn khu vực không dành riêng, thì các đơn xin phép liên quan đến các khu vực dành riêng được ưu tiên.
7. Cơ quan quyền lực ra các quyết định nói ở điều này càng sớm, càng tốt, sau khi kết thúc mỗi thời kỳ.
ĐIỀU 8. Việc dành riêng các khu vực
Mỗi đơn yêu cầu, không phải là các đơn yêu cầu của các Xí nghiệp hay của cả các thực thể hay cá nhân khác và về các khu vực dành riêng, cần phải bao gồm một khu vực, không nhất thiết phải liền một mạch, có tổng diện tích và một giá trị thương mại ước tính đủ để cho phép tiến hành hai hoạt động khai thác mỏ. Người yêu cầu chỉ rõ các tọa độ cho phép chia khu vực làm hai phần có giá trị thương mại ước tính bằng nhau và thông báo tất cả các số liệu mà mình thu được đối với hai phần của khu vực. Không phương hại đến các quyền hạn của Cơ quan quyền lực có liên quan đến các khối đa kim và các kim loại trong khối đó. Trong vòng 45 ngày tiếp sau khi nhận được các số liệu này, Cơ quan quyền lực sẽ tiến hành thông qua Xí nghiệp hay hợp tác với các quốc gai đang phát triển. Sự chỉ định này có thể kéo dài thêm 45 ngày nữa, nếu Cơ quan quyền lực trao cho một chuyên gia độc lập xác định xem tất cả các số liệu mà điều này đòi hỏi có được thông báo cho Cơ quan quyền lực không. Khu vực được chỉ định trở thành một khu vực được dành riêng ngay khi kế hoạch làm việc liên quan đến khu vực không được dành riêng được chuẩn y và hợp đồng được ký kết.
ĐIỀU 9. Các hoạt động được tiến hành trong khu vực được dành riêng
1. Xí nghiệp được quyền quyết định có tự mình tiến hành các hoạt động trong mỗi khu vực dành riêng hay không. Quyết định này có thể được đưa ra bất kỳ thời điểm nào, trừ khi Cơ quan quyền lực nhận được một thông báo theo đúng khoản 4, trong trường hợp này, xí nghiệp phải ra quyết định trong một thời hạn hợp lý. Xí nghiệp có thể quyết định tiến hành khai thác các khu vực này , với danh nghĩa của các xí nghiệp liên doanh với quốc gia hoặc thực thể hay cá nhân hữu quan.
2. Xí nghiệp có thể ký kết các hợp đồng để thi hành một phần các hoạt động của mình theo đúng Điều 12 của Phụ lục IV. Để tiến hành các hoạt động này, xí nghiệp cũng có thể hợp tác trong các xí nghiệp liên doanh với bất kỳ thực thể hay cá nhân nào có tư cách tiến hành các hoạt động trong Vùng theo Điều 153, khoản 2, điểm b. Khi dự tính đến các xí nghiệp liên doanh thuộc loại này, xí nghiệp tạo cho các quốc gia thành viên là những quốc gia đang phát triển, cũng như các công dân của các quốc gia này có được khả năng tham gia thực sự.
3. Trong các quy tắc, quy định và thủ tục của mình, cơ quan quyền lực có thể quy định các điều kiện về nội dung và về thủ tục điều chỉnh các hợp đồng và xí nghiệp liên doanh kể trên.
4. Bất kỳ quốc gia thành viên nào là quốc gia đang phát triển, hoặc bất kỳ tự nhiên nhân hay pháp nhân nào do quôc gia này bảo trợ và do quốc gia này hay một quốc gia đang phát triển khác kiểm soát thật sự, là một người yêu cầu có tư cách, hoặc mọi nhóm của các loại nói trên, đều có thể thông báo cho cơ quan quyền lực ý muốn của mình đưa ra một kế hoạch làm việc đối với khu vực được dành riêng theo Điều 6 của Phụ lục này. Kế hoạch làm việc được xem xét, nếu xí nghiệp quyết định theo khoản 1, không tiến hành hoạt động trong khu vực này.
ĐIỀU 10. Ưu đãi và ưu tiên dành cho một số yêu cầu
Khi mà theo điều 3, khoản 4, điểm c của phụ lục này, một kế hoạch làm việc đã được chuẩn y chỉ để thăm dò, thì người đưa ra kế hoạch đó sẽ được ưu tiên ưu đãi hơn so nới các người yêu cầu khác, nếu người yêu cầu ấy đưa ra một kế hoạch làm việc về vấn đề khai thác cùng khu vực đó đối với cùng những tài nguyên ấy. Tuy nhiên, quyền ưu tiên, ưu đãi thuộc loại này có thể bị rút trong trường hợp mà người khai thác nói trên, đã không thực hiện tốt kế hoạch làm việc.
ĐIỀU 11. Các thỏa thuận liên doanh
1. Các hợp đồng có thể trù định các thảo thuận liên doanh giữa người ký kết và cơ quan quyền lực, hoạt động thông qua xí nghiệp, dưới hình thức xí nghiệp liên doanh hay chia sản lượng, cũng như mọi hình thức thỏa thuận liên doanh khác: các thỏa thuận này cũng được hưởng sự bảo hộ về vấn đề sửa đổi, đình chỉ hay hủy bỏ như các hợp đồng ký kết với cơ quan quyền lực.
2. Những người ký kết hợp đồng đã ký với xí nghiệp các thỏa thuận liên doanh như vậy, có thể được hưởng những kích thích về tài chính được trù định trong Điều 13 của phụ lục này.
3. Các bên cùng hợp tác với xí nghiệp trong một xí nghiệp liên doanh phải đóng góp như đã quy định ở Điều 13 của phụ lục này theo prorata ( tỷ lệ) tham gia của họ vào xí nghiệp liên doanh, có tính đến các kích thích về tài chính được trù định trong điều này.
ĐIỀU 12. Các hoạt động do xí nghiệp tiến hành
1. Các hoạt động do Xí nghiệp tiến hành trong vùng theo Điều 153, khoản 2, điểm a do Phần XI, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực điều chỉnh.
2. Mọi kế hoạch làm việc do xí nghiệp đề nghị cần phải có các tài liệu chứng minh khả năng tài chính và kỷ luật của kế hoạch đó.
ĐIỀU 13. Các điều khoản tài chính của các hợp đồng
1. Khi thông qua các quy tắc, quy định và thủ tục liên quan đến các điều khoản tài chính của các hợp đồng giữa cơ quan quyền lực và các thực thể hay cá nhân đã nêu ở Điều 153, khoản 2, điểm b và khi thương lượng các điều khoản tài chính của một hợp đồng như thế theo đúng Phần XI và các quy tắc, quy định và thủ tục đó, cơ quan quyền lực nhằm các mục tiêu sau đây:
a) Bảo đảm mức thu nhập tối đa tự việc sản xuất hàng hóa;
b) Bảo đảm sao cho các khoản vốn đầu tư và các kỹ thuật thích hợp được dành cho việc thăm dò và khai thác các tài nguyên của vùng;
c) Bảo đảm sao cho các người ký kết được đối xử bình đẳng về mặt tài chính và có những nghĩa vụ tài chính tương đương;
d) Cung cấp các kích thích trên cơ sở đồng đều và không phân biệt đối xử để khuyến khích các người ký kết hợp đồng ký các thỏa thuận liên doanh với xí nghiệp và các quốc gia đang phát triển hay các công dân của quốc gia này, động viên việc chuyển giao các kỹ thuật cho xí nghiệp, cho các quốc gia đang phát triển hay cho các công dân của quốc gia này và đào tạo nhân viên của cơ quan quyền lực và của các quốc gia đang phát triển;
e) Cho phép xí nghiệp tiến hành khai thác các tài nguyên đồng thời với các thực thể hay cá nhân nói ở điều 153, khoản 2, điểm b;
f) Tránh tình trạng do những kích thích tài chính dành cho những người ký kết hợp đồng theo khoản 14 hay theo các điều khoản của hợp đồng đã được xét lại theo đúng Điều 19 của phụ lục này, hoặc còn theo Điều 11 của cùng phụ lục này liên quan đến các xí nghiệp liên doanh mà các người ký kết hợp đồng được trợ cấp đến mức họ có được lợi thế một cách giả tạo trong cuộc cạnh tranh với những người khai thác các vỉa quặng ở đất liền.
2. Thu một khoản lệ phí là 500.000 đô la Mỹ theo một đơn yêu cầu để đảm bảo các khoản chi hành chính có liên quan đến việc nghiên cứu các đơn yêu cầu chấp thuân các kế hoạch làm việc dưới hình thức hợp đồng. Số tiền của khoản lệ phí được hội đồng xét lại từng thời kỳ, để bảo đảm được các khoản chi hành chính cần thiết. Nếu các khoản chi của cơ quan quyền lực để nghiên cứu một đơn yêu cầu thấp hơn số tiền đã ấn định, thì cơ quan quyền lực hoàn lại khoản chênh lệch cho người yêu cầu.
3. Bên ký kết hợp đồng nộp một khoản thuế hằng năm cố định làm 1.000.000 đô la Mỹ kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Nếu thời gian đã được chuẩn y để bắt đầu việc sản xuất hàng hóa bị lùi lại do co sự chậm trễ trong việc cấp phát giấy phép sản xuất theo đúng Điều 151, thì bên ký kết được miễn một phần khoản thuế hằng năm cố định tương đương với thời hạn kéo dài. Ngay khi bắt đầu sản xuất hàng hóa, người ký kết hợp đồng phải nộp hoặc khoản tiền thuế đánh trên sản lượng hoặc khoản thuế hàng năm cố định, nếu khoản thuế này cao hơn.
4. Trong thời hạn một năm kể từ khi bắt đầu việc sản xuất hàng hóa, theo đúng khoản 3, người ký kết hợp đồng lựa chọn các hành thức sau đây để đóng góp tài chính cho cơ quan quyền lực:
a) Hoặc chỉ nộp một khoản tiền thuế đánh trên sản lượng;
b) Hoặc chỉ nộp một khoản tiền thuế đánh trên sản lượng và nộp một phần các thu nhập thuần túy của mình.
5. a) Nếu bên ký kết lựa chọn viêc đóng góp tài chính của mình cho cơ quan quyền lực bằng cách chỉ nộp một khoản tiền thuế đánh trên sản lượng, thì số tiền thuế này được tính bằng một tỉ lệ phần trăn giá trị hành hóa của các kim loại tinh chế từ các khối đa kim được khai thác trong khu vực nói trong hợp đồng, tỷ lệ phần trăm được quy định như sau:
i. 5% từ năm sản xuất hàng hóa thứ nhất đến năm thứ mười;
ii. 12% từ năm sản xuất thứ mười một đến khi kết thúc thời kỳ sản xuất hàng hóa.
b) Giá trị hàng hóa của các kim loại tinh chế được tính toán bằng cách nhân số lượng kim loại tinh chế từ các khối đa kim được khai thác trong khu vực nói trong hợp đồng với giá trung bình của các kim loại này trong tài khóa được xem xét, được xác định theo đúng các khoản 7 và 8.
6. Nếu bên ký kết chọn việc đóng góp tài chính cho cơ quan quyền lực bằng cách nộp một khoản tiền thuế đánh trên sản lượng và nộp một phần thu nhập thuần túy của mình, thì tổng số tiền của những khoản đóng góp này được xác định như sau:
i. 2% cho thời kỳ sản xuất hàng hóa đầu tiên. ii. 4% cho thời kỳ sản xuất hàng hóa thứ hai.
Trong thời kỳ sản xuất hàng hóa thứ hai, như đã xác định ở điểm d, nếu hiệu suất đầu tư trong một tài khóa nào đó, theo định nghĩa ghi ở điểm m, dưới 15%, do phải nộp khoản tiền thuế đánh trên sản lượng với tỷ lệ 4%, thì tỷ lệ tiền thuế đánh trên sản lượng được ấn định là 2% trong tài khóa này;
b) Giá trị hàng hóa của các kim loại tinh chế được tính toán bằng cách nhân số lượng kim loại tinh chế từ các khối đa kim được khai thác trong khu vực nói trong hợp đồng với giá trung bình của các kim loại này, được xác định trong tài khóa được xem xét, theo đúng các khoản 7 và 8;
c) i. Phần các thu nhập thuộc về cơ quan quyền lực được trích trong phần thu nhập thuần túy của người ký kết hợp đồng có thể khấu trừ vào các hoạt động khai thác tài nguyên của khu vực theo hợp đồng; sau đây gọi là thu nhập thuần túy có thể khấu vào;
ii. Phần thu nhập thuần túy có thể khấu vào thuộc về cơ quan quyền lực được xác định theo barem lũy tiến sau:
Phần thu nhập thuần túy có thể khấu vào |
Phần thu nhập thuần túy có thể khấu vào thuộc về Cơ quan quyền lực |
|
Thời kì sản xuất hàn hóa thứ nhât |
Thời kì sản xuất hàn hóa thứ hai |
|
Phần trích trong trường hợp hiệu quả vốn đầu tư cao hơn 0% nhưng dưới 10% |
35% |
40% |
Phần trích trong trường hợp hiệu quả vốn đầu tư bằng hoặc cao hơn 10% nhưng dưới 20% |
42.5% |
50% |
Phần trích trong trường hợp hiệu quả vốn đầu tư bằng hoặc cao hơn 20% |
50% |
70% |
d) i. Thời kì sản xuất hàng hóa đầu tiên nói ở các điểm a và c bắt đầu vào tài khóa đầu tiên của thời kì sản xuất hàng hóa và kết thúc vào tài khóa khi mà các chi phí phục vụ khai thác (despeenses de mise en valeur) của người kí kết hợp đồng đã được điều chỉnh, có tính đến khoản tiền lãi thuộc phần chưa khấu hao của các khoản chi phí trước đây, được khấu hao hoàn toàn nhờ vào số dư thực tế như được nói rõ sau đây: đối với tài khóa đầu tiên phát sinh ra các khoản chi phí phục vụ khai thác, những khoản chi phí phục vụ khai thác không được khấu hao là những khoản chi phí phục vụ khai thác đã khấu trừ đi số dư thực tế trong tài khóa được xem xét. Đối với mỗi tài khóa tiếp sau, các khoản chi phí phục vụ khai thác không được khấu hao, được tính bằng cách cộng thêm vào các khoản chi phí phục vụ khai thác không được khấu hao cuối tài khóa trước, cùng với một tài khoản lãi hàng năm là 10%, các khoản chi phí phục vụ khai thác trong tài khóa hiện hành và bằng cách lấy tổng số tiền này trừ đi số dư thực tế của người kí kết hợp đồng cho tài khóa đó. Tài khóa mà các chi phí phục vụ khai thác cộng thêm tiền lãi thuộc phần không được khấu hao của các khoản chi phí này, được khấu hao hoàn toàn là tài khóa đầu tiên mà các chi phí phục vụ khai thác bằng không; số dư thực tế của người kí kết hợp đồng đối với mọi tài khóa là tổng thu nhập của họ trừ đi các phí tổn về khai thác và các khoản phải nộp cho cơ quan quyền lực theo đúng điểm c.
ii. Thời kì sản xuất hàng hóa thứ hai bắt đầu vào tài khóa được tính từ khi kết thức thời kì thứ nhất và kéo dài cho đến khi kết thúc hợp đồng;
e) Thuật ngữ “thu nhập thuần túy có thể khấu vào” (recettes nettes imputables) nghĩa là các thu nhập thuần túy của người kí kết hợp đồng nhân với tỉ số giữa các khoản chi phí phục vụ khai thác gắn với việc khai thác khoáng sản và tổng số các chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng. Khi mà các hoạt động của người kí kết hợp đồng nhằm vào việc khai thác và vận chuyển các khối đa kim, cũng như vào việc sản xuất hàng hóa, chủ yếu là ba kim loại tinh chất như coban, đồng, kền, thì số tiền thu nhập thuần túy có thể khấu vào của người kí kết hợp đồng không thể dưới 25% thu nhập thuần túy của người đó. Với điều kiện phải tuần thủ các thể thức đã nêu ở điểm n, trong tất cả các trường hợp khác, kể cả trường hợp mà các hoạt động của người kí kết hợp đồng nhằm vào việc khai thác, vận chuyển các khối đa kim và vào việc sản xuất hàng hóa bốn kim loại tinh chế như coban, đồng, mangan và kền, cơ quan quyền lực có thể định ra trong các quy tắc, quy định và thủ tục của mình các tỉ lệ tối thiểu thích hợp bằng cách áp dụng cũng các công thức tỉ lệ như khi ấn định tỉ lệ tối thiểu 25% được quy định trong trường hợp của ba kim loại;
f) Thuật ngữ “các thu nhập thuần túy của người kí kết hợp đồng” là tổng thu nhập của người kí kết hợp đồng, đã trừ các phí tổn về khai thác và khoản dùng để khấu hao các chi phí phục vụ khai thác của người đó theo các thể thức đã được trù định ở điểm j;
g) i. Nếu các hoạt động của người kí kết hợp đồng nhằm vào việc khai thác, vận chuyển các khối đa kim và sản xuất hàng hóa các kim loại tinh thể, thuật ngữ “tổng thu nhập của người ký kết hợp đồng” là tổng số tiền thu nhập bán các kim loại tinh chế và mọi khoản thu khác được coi như có thể tính một cách hợp lý vào các nghiệp vụ đươc thực hiện theo hợp đồng, theo đúng các quy tắc, quy định và thử tục tài chính của cơ quan quyền lực;
ii. Trong tất cả các trường hợp, ngoài những trường hợp đã nói rõ ở điểm g,i và điểm n,iii, thuật ngữ “tổng thu nhập của người kí kết hợp đồng” là tổng số tiền thu nhập của việc bán các kim loại sơ chế từ khối đa kim khai thác trong khu vực nói trong hợp đồng và tất cả các khoản thu khác được coi như có thể tính một cách hợp lý vào các nghiệp vụ thực hiện theo hợp đồng, theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục tài chính của cơ quan quyền lực;
h) Thuật ngữ “chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng” nghĩa là:
i. Tất cả các khoản chi trước khi bắt đầu việc sản xuất hàng hóa, trực tiếp gắn với sự phát triển khả năng sản xuất của khu vực nói trong hợp đồng và với các hoạt động có liên quan, dưới danh nghĩa các nghiệp vụ trù định trong hợp đồng trong mọi trường hợp khác, ngoài những trường hợp được định rõ ở điểm n, theo đúng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung, bao gồm cả những chi phí về thiết bị, mua sắm công cụ, tàu thuyền, thiết bị chế biến, các chi phí liên quan đến các công trình xây dựng, mua sắm nhà cửa, đất đai và tất cả các chi phí liên quan đến việc xây dựng đường sá, thăm dò và khảo sát khu vực nói trong hợp đồng, đến việc nghiên cứu – phát triển, đến tiền lãi, tiền thuê bất thường, các giấy phép, các khoản tiền thuế; và
ii. Các chi phí giống như chi phí đã nêu ở điểm n,i thực hiện sau khi bắt đầu việc sản xuất hàng hóa để có thể thực hiện kế hoạch làm việc, không tính đến các khoản thuộc về phí tổn khai thác;
i) Các khoản thu từ việc chuyển nhượng các trang thiết bị và giá trị hàng hóa của các trang thiết bị không còn cần thiết nữa đối với các nghiệp vụ được trù định trong hợp đồng mà không đem bán, được trù khỏi các chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng trong tài khóa được xem xét. Khi các khoản phải trừ này vượt quá số tiền chi phí phục vụ khai thác, thì số dư được cộng thêm vào tổng thu nhập;
j) Các chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng trước khi bắt đầu sản xuất hàng hóa nói ở điểm h,i. và điểm n,i. hàng năm được khấu trừ làm mười đợt bằng nhau kể từ ngày bắt đầu sản xuất hàng hóa. Các chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng nói ở điểm h,ii và điểm n,iv sau khi bắt đầu sản xuất hàng hóa, hàng năm được khấu trừ thành mười đợt bằng nhau hay bằng một số đợt bằng nhau hàng năm ít hơn, sao cho các chi phí này hoàn toàn được khấu trừ khi hợp đồng hết hạn;
k) Thuật ngữ “phí tổn khai thác của người kí kết hợp đồng” nghĩa là tất cả các khoản chi phí đã phát sinh sau khí bắt đầu việc sản xuất hàng hóa để khai thác khả năng sản xuất theo khu vực theo hợp đồng và chi cho các hoạt động có liên quan theo danh nghĩa các nghiệp vụ được trù định trong hợp đồng, theo đúng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung, nhất là kể cả khoản tiền thuế đánh trên sản lượng hay khoản tiền thuế cố định hàng năm, nếu khoản tiền thuế này cao hơn, các chi phí liên quan đến tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp liên quan, các công cụ, dịch vụ, vận tải, chế biết và tiêu thụ, tiền lãi, công trình công cộng, việc giữ gìn môi trường biển, đến chi phí quản lý chung và chi phí hành chính trực tiếp gắn liền với các nghiệp vụ được trù định trong hợp đồng, cũng như bất kì thiếu hụt nào trong việc khai thác được chuyển sổ theo một trong hai hướng sau đây: Sự thiếu hụt trong việc khai thác có thể được chuyển sổ hai lần liên tiếp, từ tài khóa này sang tài khóa khác, trừ hai năm cuối cùng của hợp đồng, thì có thể được chuyển trở lại vào hai tài khóa trước đó;
l) Nếu người kí kết hợp đồng bảo đảm chủ yếu việc khai thác, vận chuyển các khối đa kim và sản xuất hàng hóa các kim loại đã tinh chế và sơ chế thì thuật ngữ “chi phí phục vụ khai thác gắn với việc khai thác khoáng sản” nghĩa là phần chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng trực tiếp gắn với việc khai thác các tài nguyên của khu vực nói trong hợp đồng, theo đúng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung và các quy tắc quản lý tài chính, cũng như các quy tắc, quy định và thủ tục tài chính của cơ quan quyền lực, kể cả số lệ phí phải nộp cho việc nghiên cứu đơn xin ký hợp đồng, số tiền thuế cố định hàng năm và, nếu có, cả các chi phí đã phát sinh về khảo sát và thăm dò khu vực nói trong hợp đồng, và một phần của các chi phí nghiên cứu – phát triển;
m) Thuật ngữ “hiệu suất vốn đầu tư” đối với một tài khóa nào đó, là tỉ số giữa thu nhập thuần túy có thể khấu vào của tài khóa này và các chi phí phục vụ khai thác gắn liền với việc khai thác khoáng sản. Trong việc tính toán tỉ số này, các chi phí phục vụ khai thác gắn liền với việc khai thác khoáng sản là các chi phí được dùng để mua sắm công cụ mới hay để thay thế công cụ được sử dụng vào các hoạt động khai thác khoáng sản, đã trừ đi giá ban đầu của công cụ được thay thế;
n) Nếu người kí kết hợp đồng chỉ khai thác khoáng sản thì:
i. Thuật ngữ “thu nhập thuần túy có thể khấu vào” có nghĩa là tổng thu nhập thuần túy của người kí kết hợp đồng;
ii. Thuật ngữ “thu nhập thuần túy của người kí kết hợp đồng” có nghĩa như đã được ghi trong điểm f;
iii. Thuật ngữ “tổng thu nhập của người kí kết hợp đồng” có nghĩa là toàn bộ thu nhập bán các khối đa kim và tất cả các khoản thu khác được coi như có thể tính một cách hợp lý vào các nghiệp vụ được thực hiện theo danh nghĩa của hợp đồng, theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục tài chính của cơ quan quyền lực;
iv. Thuật ngữ “chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng” có nghĩa là tất cả các chi phí đã phát sinh trước khi bắt đầu việc sản xuất hàng hóa như đã được chỉ rõ tại điểm h,i. và tất cả các chi phí đã phát sinh sau khi bắt đầu sản xuất hàng hóa như đã được chỉ rõ ở điểm h,ii.; những chi phí này trực tiếp gắn với việc khai thác các tài nguyên của khu vực nói trong hợp đồng được tính toán theo đúng các quy tắc kế toán được chấp nhận chung;
v. Thuật ngữ “phí tổn khai thác của người kí kết hợp đồng” có nghĩa là những tổn phí khai thác của người kí kết hợp đồng đã được nêu ở điểm k, trực tiếp gắn liền với việc khai thác các tài nguyên của khu vực nói trong hợp đồng được tính toán theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung;
vi. Thuật ngữ “hiệu suất vốn đầu tư” của một tài khóa nào đó là tỷ số giữa những khoản thu nhập thuần túy tài khóa này và những chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng. Trong việc tính tỉ số này, các chi phí phục vụ khai thác là các chi phí đã phát sinh về mua sắm công vụ mới hay về thay thế công cụ, đã trừ đi giá ban đầu của công cụ được thay thế;
o) Việc hoàn thành các chi phí liên quan đến việc chi trả lãi của người kí kết hợp đồng đã nói ở các điểm h, k, l và n được phép thực hiện trong phạm vi mà ở mọi trường hợp, Cơ quan quyền lực, theo đúng Điều 4, khoản 1 của Phụ lục này, thừa nhận rằng tỉ số giữa vốn công ty và nợ cũng như các lãi suất là hợp lý, có tính đến các thủ tục thương mại hiện hành;
p) Các chi phí đã nói trong đoạn này không bao gồm các món tiền đã trả dưới danh nghĩa thuế đánh vào các công ty hay các lệ phí tương tự, do các quốc gia thu vào các nghiệp vụ của người kí hợp đồng.
7. a) Thuật ngữ “kim loại tinh chế” đã được dùng ở khoản 5 và khoản 6 có nghĩa là những kim loại ở dưới dạng thông dụng nhất thường được trao đổi trên thị trường quốc tế cuối cùng. Để thực hiện điểm này, cơ quan quyền lực phải chỉ rõ trong các quy tắc, quy định và thủ tục tài chính các thị trường quốc tế cuối cùng thích hợp. Đối với các kim loại không được trao đổi trên các thị trường quốc tế này, thì thuật ngữ “kim loại tinh chế” có nghĩa là những kim loại dưới dạng thông dụng nhất thường được trao đổi trong khuôn khổ các giao dịch thông thường phù hợp với các nguyên tắc kinh doanh độc lập.
b) Nếu Cơ quan quyền lực không thể xác định bằng một cách nào khác số lượng kim loại tinh chế được sản xuất ra từ những khối đa kim khai thác trong khu vực theo hợp đồng nói ở khoản 5, điểm b và ở khoản 6, điểm b thì số lượng này được xác định theo hàm lượng kim loại của các khối đó theo tỉ suất thu hồi sau khi đã tinh chế và các yếu tố thích hợp khác, theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực và các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung.
8. Nếu một thị trường quốc tế cuối cùng đưa ra một cơ chế thích đáng để định giá các kim loại đã được tinh chế, các khối đa kim và các kim loại sơ chế từ các khối quặng, thì Cơ quan quyền lực sử dụng giá trung bình ở trên thị trường này. Trong tất cả các trường hợp khác, Cơ quan quyền lực, sau khi tham khảo ý kiến của người kí kết hợp đồng, định ra một giá công bằng cho những sản phẩm này theo đúng khoản 9.
9. a) Tất cả mọi phí tổn, mọi khoản chi, khoản thu, cũng như mọi giá cả và giá trị nói ở điều này được tính theo các giao dịch phù hợp với những nguyên tắc ở thị trường tự do hoặc kinh doanh độc lập. Nếu không như vậy, thì Cơ quan quyền lực sẽ xác định, sau khi đã tham khảo ý kiến của người kí kết hợp đồng, coi như trong các giao dịch phù hợp với các nguyên tắc của thị trường tự do hoặc kinh doanh, có tính đến các giao dịch tương ứng ở trên các thị trường khác;
b) Để bảo đảm việc áp dụng và tôn trọng khoản này, Cơ quan quyền lực dựa theo các nguyên tắc đã được thông quan và dựa vào việc giải thích đối với các giao dịch phù hợp với nguyên tắc kinh doanh độc lập của Ủy bản thuộc Liên hợp quốc về các xí nghiệp xuyên quốc gia (tranonationales) của nhóm chuyên gia về các Công ước thuế khóa giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển và của các tổ chức quốc tế khác, và Cơ quan quyền lực quy định trong các quy tắc, quy định và các thủ tục khác các quy tắc và thủ tục kế toán thống nhất, có thể chấp nhận được trong phạm vi quốc tế, cũng như các phương pháp mà người kí kết hợp đồng sẽ phải áp dụng để lựa chọn các chuyên gia kế toán độc lập đẻ có thể được Cơ quan quyền lực chấp nhân, để kiểm tra các tài khoản theo đúng các nguyên tắc, quy định và thủ tục này.
10. Người kí kết hợp đồng cung cấp cho các chuyên gia kế toán theo đúng các nguyên tắc, quy định và thủ tục tài chính của Cơ quan quyền lực, những số liệu tài chính cần thiết cho phép xác minh rằng điều này đã được tôn trọng.
11. Tất cả mọi phí tổn, mọi khoản chi, khoản thu cũng như mọi giá cả và giá trị đã được nêu ở điều này, được xác định theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, các quy tắc, quy định, thủ tục tài chính của Cơ quan quyền lực.
12. Những số tiền phải nộp cho Cơ quan quyền lực theo các khoản 5 và 6 phải được thanh toán bằng đồng tiền có thể sử dụng tự do hay bằng các đồng tiền được chuyển đổi tự do và đang được sử dụng trên những thị trường hối đoái chính hay, theo sự lựa chọn của người kí kết hợp đồng, dưới hình thức tương đương bằng kim loại đã tinh chế, được tính trên cơ sở của giá trị hàng hóa.
Giá trị hàng hóa được xác định theo đúng khoản 5, điểm b, những đồng tiến có thể sử dụng tự do và những đồng tiền mà người ta có thể chuyển đổi tự do và đang sử dụng trên các thị trường hối đoái chính được xác định trong các quy tắc, quy định, thủ tục của Cơ quan quyền lực theo đúng các tập quán tiền tệ quốc tế thông dụng.
13. Tất cả các nghĩa vụ tài chính của người kí kết hợp đồng đối với Cơ quan quyền lực, cũng như tất cả các khoản tiền phải nộp, phí tổn, chi phí, thu nhập nói ở điều này được điều chỉnh bằng giá trị không đổi, lấy theo một năm quy chiếu.
14. Nhằm phục vụ các mục tiêu đã nêu ở khoản 1, dựa theo các kiến nghị của Ủy ban kế hoạch hóa kinh tế và của Ủy ban Pháp lý và kĩ thuật, Cơ quan quyền lực có thể thông qua các quy tắc, quy định và thủ tục trú định việc dành cho các bên kí kết hợp đồng những kích thích trên một cơ sở thống nhất và không phân biệt đối xử.
15. Khi có tranh chấp giữa Cơ quan quyển lực và một bên kí kết hợp đồng có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản tài chính cảu một hợp đồng, bên này hay bên kia có thể đưa vụ tranh chấp ra một trọng tài thương mại có quyền lực bắt buộc, trừ khi hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp khác, theo đúng Điều 188, khoản 2.
ĐIỀU 14. Việc thông báo các số liệu
Theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực và tùy theo các điều kiện, thể thức của kế hoạch làm việc, người khai thác thông báo cho cơ quan quyền lực, theo những khoảng thời gian do cơ quan quyền lực quy định, tất cả các số liệu vừa cần thiết, vừa thích hợp, nhằm để cho các cơ quan chính của cơ quan quyền lực thi hành có hiệu quả các quyền hạn và chức năng của họ có liên quan đến khu vực mà kế hoạch làm việc nhắm vào.
Các số liệu được thông báo về khu vực mà kế hoạch làm việc nhằm vào và được coi là sở hữu công nghiệp chỉ có thể được sử dụng vào các mục đích nói trong điều này. Các số liệu cần thiết cho cơ quan quyền lực trong việc soạn thảo các quy tắc, quy định và thủ tục liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển và đến sự an toàn, ngoài các số liệu liên quan đến kiểu trang thiết bị, thì không được coi là sở hữu công nghiệp.
Cơ quan quyền lực không được thông báo cho xí nghiệp hay bất kì ai ở bên ngoài cơ quan quyền lực các số liệu mà những người thăm dò, những người yêu cầu kí hợp đồng và những người kí kết hợp đồng cung cấp cho cơ quan quyền lực và được coi là sở hữu công nghiệp, nhưng những số liệu liên quan đến khu vực dành riền có thể được thông báo cho xí nghiệp. Xí nghiệp không được thông báo cho cơ quan quyền lực hay cho bất kì ai ở bên ngoài cơ quan quyền lực các số liệu cùng loại đó đã được cung cấp cho xí nghiệp theo cách nói trên.
ĐIỀU 15. Các chương trình đào tạo
Người kí kết hợp đồng vạch ra các chương trình thực tiễn đào tạo nhân viên của cơ quan quyền lực và của các quốc gia đang phát triển, nhất là trù định sự tham gia của các nhân viên nói trên vào tất cả các hoạt động tiến hành trong vùng thuộc đối tượng của hợp đồng, theo đúng Điều 144, khoản 2.
ĐIỀU 16. Độc quyền về thăm dò và khai thác
Cơ quan quyền lực, theo Phần XI và các quy tắc, quy định và thủ tục của mình cho người khai thác đặc quyền thăm dò, khai thác một loại tài nguyên nhất định trong khu vực và kế hoạch làm việc nhằm vào và luôn luôn chú ý để không cho một thực thể hay một cá nhân nào khác tiến hành trong cùng khu vực nói trên, các hoạt động nhằm vào một loại tài nguyên khác, một cách có thể gây trở ngại cho các hoạt động cho người khai thác. Người khai thác được bảo đảm danh nghĩa theo đúng Điểm 153, khoản 6.
ĐIỀU 17. Quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực
1. Cơ quan quyền lực thông qua và áp dụng một cách thống nhất các quy định, quy tắc và thủ tục theo Điều 160, khoản 2, điểm f,ii và Điều 162, khoản 2, điểm o,ii để thi hành các chức trách của mình như đã được nêu ở phần XI, nhất là về các vấn đề sau:
a. Các thủ tục hành chánh liên quan đến việc khảo sát, thăm dò và khai thác trong vùng;
b. Các nghiệp vụ;
i. Diện tích của khu vực;
ii. Thời hạn của các nghiệp vụ
iii. Các quy phạm hiệu lực, kế cả những bảo đảm đã được trù định ở điều 4, khoản 6, điểm c của phụ lục này;
iv. Các loại tài nguyên;
v. Sự từ bỏ các khu vực;
vi. Các báo cáo về tiến trình của công việc;
vii. Thông báo các số liệu;
viii. Kiểm tra và kiểm soát các nghiệp vụ;
ix. Các biện pháp được thi hành để không làm cản trở đến các hoạt động khác trong môi trường biển;
x. Việc một người kí kết hợp đồng chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình;
xi. Các thủ tục liên quan đến việc chuyển giao các kĩ thuật cho các quốc gia đang phát triển theo đúng Điều 144, cũng như đến việc tham gia trực tiếp của các quốc gia này;
xii. Quy phạm và tập quán khai thác khoáng sản, kể cả những quy phạm và tập quán có quan hệ đến an toàn của các nghiệp vụ, đến việc bảo tồn các tài nguyên và việc bảo vệ môi trường biển;
xiii. Xác định việc sản xuất hàng hóa;
xiv. Các tiêu chuẩn về tư cách của các người yêu cầu.
c. Những vấn đề tài chính:
i. Soạn thảo các quy tắc thống nhất và không phân biệt đối xử về việc tính toán giá cả và về kế toán và biện pháp lực chọn các nhân viên kiểm tra;
ii. Phân chia các khoản thu được từ các nghiệp vụ;
iii. Các kích thích nêu ở điều 13 của khu vực này;
d. Thi hành các quyết định theo Điều 151, khoản 10 và Điều 164, khoản 2, điểm d;
2. Các quy tắc, quy định và thủ tục liên quan đến những vấn đề sau đây cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khách quan được nêu dưới đây:
a. Diện tích của khu vực:
Cơ quan quyền lực quy định diện tích của các khu vực thăm dò có thể đến mức lớn gấp đôi diện tích các khu vực khai thác, để cho việc thăm dò có hiệu suất hơn. Diện tích các khu vực khai thác được tính toán để đáp ứng được các đòi hỏi của Điều 8 của phụ lục này, liên quan đến việc dành riêng các khu vực, cũng như đáp ứng các đòi hỏi về sản xuất đã được trù định; các đòi hỏi này phải phù hợp với điều 151 và các điều khoản của hợp đồng, có tính đến tình trạng các kĩ thuật sẵn có trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ở đáy biển và các đặc điểm tự nhiên thích đáng của khu vực. Diện tích của các khu vực không thể nhỏ hơn hay lớn hơn diện tích cần thiết để đáp ứng mục tiêu này.
b. Thời gian của các nghiệp vụ:
i. Thời gian khảo sát là không giới hạn;
ii. Thời gian của giai đoạn thăm dò phải đủ để cho phép tiến hành công tác nghiên cứu kĩ càng đối với khu vực được nhắm đến, công tác nghiên cứu và xây dựng phương tiện khai thác đối với khu vực này, việc lập các kế hoạch, việc xây dựng các nhà máy chế biến có công suất nhỏ và vừa để tiến hành việc thử các hệ thong khai thác và chế biến kim loại.
iii. Thời gian khai thác phải tùy thuộc vào thời gian hoạt động kinh tế của dự án khai thác mỏ, có tính đến các yếu tố như: vỉa quặng bị cạn, tuổi thọ của phương tiện khai thác, các thiết bị chế biến và khả năng đứng vững về thương mại. Thời gian của giai đoạn khai thác phải đủ để cho phép tiến hành việc khai thác hàng hóa các khoáng sản của khu vực và cần phải bao gồm một thời hạn hợp lý để xây dựng các thiết bị khai thác mỏ và chế biến trên quy mô thương mại, thời hạn mà trong đó chưa thể đòi hỏi bất cứ một sự sản xuất hàng hóa nào. Tuy nhiên, toàn bộ thời gian khai thác cũng cần phải tương đối ngắn để cho cơ quan quyền lực có thể sửa đổi các điều kiện và thể thức của kế hoạch làm việc vào lúc mà cơ quan quyền lực nghiên cứu việc kí lại kế hoạch làm việc đó, theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục mà cơ quan quyền lực đã thông qua sau khi đã chuẩn y kế hoạch làm việc;
c. Các quy phạm về hiệu lực:
Trong giai đoạn thăm dò, cơ quan quyền lực đòi hỏi người khai thác phải tiến hành chỉ tiêu theo định kì tương ứng hợp lý với diện tích khu vực mà kế hoạch làm việc nhằm vào và với các khoản chi phí cần phải chi của một người khai thác trung thực dự định tiến hành việc sản xuất hàng hóa ở khu vực đó, trong những thời hạn do cơ quan quyền lực ấn đinh. Không được ấn định những chi phí cần thiết trên đây ở mức độ gây nản lòng những người khai thác sử dụng những kĩ thuật rẻ tiền hơn các kĩ thuật thường dùng. Cơ quan quyền lực ấn định một thời hạn tối đa để bắt đầu việc sản xuất hàng hóa, sau khi kết thúc giai đoạn thăm dò và những hoạt động khai thác đầu tiên. Để xác định thời hạn này, Cơ quan quyền lực cần tính đến tình hình là việc xây dựng các thiết bị khai thác và chế biến quan trọng chỉ có thế được tiến hành khi giai đoạn thăm dò đã kết thức và giai đoạn khai thác đã bắt đầu. Do đó, thời hạn được dành để chuẩn bị bắt đầu sản xuất hàng hóa của một khu vực cần phải được ấn định có tính đến thời gian cần thiết để xây dựng các thiết bị này sau giai đoạn thăm dò; hơn nữa, nên trù định các thời hạn hợp lý cho những chậm trễ không thể tránh được trong chương trình xây dựng. Một khi đã đạt tới gia đoạn sản xuất hàng hóa, cơ quan quyền lực yêu cầu người khai thác tiếp tục việc sản xuất hàng hóa này trong suốt thời gian của kế hoạch làm việc mà vẫn ở trong phạm vi các giới hạn hợp lý và vẫn chú ý tới tất cả các yếu tố tương ứng.
d. Các loại tài nguyên
Để xác định các loại tài nguyên mà đối với chúng các kế hoạch làm việc có thể được chuẩn y, ngoài các yếu tố khác, cơ quan quyền lực dựa vào các yếu tố sau đây:
i. Việc những tài nguyên khác nhau cần đến biện pháp khai thác giống nhau;
ii. Việc các tài nguyên khác nhau có thể được nhiều người khai thác đồng thời trong cùng một khu vực mà không gây quá nhiều trở ngại cho nhau;
Điều quy định này không cản trở cơ quan quyền lực chuẩn y một kế hoạch làm việc đối với nhiều loại tài nguyên trong cùng khu vực;
e. Từ bỏ các khu vực:
Người khai thác vào bất kì lúc nào cũng có thể từ bỏ tất cả hay bộ phận các quyền của mình đối với khu vực do kế hoạch làm việc nhằm vào mà không bị phạt;
f. Bảo vệ môi trường biển:
Các quy tắc, quy định và thủ tục được định ra nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường biển, trước những tác hại trực tiếp nảy sinh từ các hoạt động tiến hành trong vùng, hay từ việc tinh chế các khoáng sản lấy được từ một địa điểm khai thác trên một con tàu ở ngay trên địa điểm khai thác khoáng sản đó, có tính đến mức độ trong đó các tác hại như thế có thể trực tiếp do các hoạt động khoan, nạo vét, khoan lấy lõi đất và đào, cũng như việc tháo đổ, nhận chìm và vứt bỏ trong môi trường biển các chất cặn bã hay nước thải gây ra.
g. Sản xuất hàng hóa
Việc sản xuất hàng hóa được coi như đã bắt đầu khi một người khai thác đã thực hiện các hoạt động khai thác liên tục và ở trên quy mô lớn, sản xuất được một số lượng vật phẩm quan trọng, đủ để chứng tỏ rõ rang mục tiêu chủ yếu của các hoạt động đó là một việc sản xuất trên quy mô lớn và không phải là một việc sản xuất nhằm để thu thập thông tin, tiến hành các công việc phân tích hay thử nghiệm các công cụ hay thiết bị
ĐIỀU 18. Phạt
Các quyền theo hợp đồng của người kí kết hợp đồng chỉ có thể bị đình chỉ hay chấm dứt trong các trường hợp sau:
Khi mà mặc dù đã có những lời cảnh cáo của cơ quan quyền lực, người kí hợp đồng vẫn tiến hành các hoạt động của mình theo cách dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng, kéo dài và cố ý, đối với các điều khoản cơ bản của hợp đồng, đối với các quy tắc, quy định và thủ tục của cơ quan quyền lực và đối với phần XI, hoặc
Khi người kí kết hợp đồng không tuân theo một quyết định dứt khoát và bắt buộc do cơ quan giải quyết các tranh chấp đề ra cho mình.
Trong những trường hợp vi phạm các điều khoản của hợp đồng ngoài các trường hợp nói ở khoản 1, điểm a, hoặc thay cho việc tuyên bố đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng, trong các trường hợp nói ở khoản 1, điểm a. Cơ quan quyền lực có thể bắt người kí hợp đồng chịu những khoản tiền phạt theo tỉ lệ về mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm.
Trừ trường hợp các mệnh lệnh được đưa ra trong tình hình khẩn cấp theo Điều 162, khoản 2, điểm w, Cơ quan quyền lực chưa thể thi hành một quyết định liên quan đến các khoản tiền phạt hoặc đến việc đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng, chừng nào người kí hợp đồng chưa có khả năng hợp lý để khai thác hết những căn cứ pháp lý mà mình có, theo đúng Mục 5 của Phần XI.
ĐIỀU 19. Xét lại hợp đồng
Theo ý kiến của một trong các bên, khi xảy ra hay có thể xảy ra các hoàn cảnh có tác dụng làm cho một hợp đồng trở nên không công bằng, hoặc gây tổn hại, hoặc ngăn cản việc thực hiện các mục tiêu được đề ra trong hợp đồng, hay trong phần XI, các bên tiến hành các cuộc thương lượng nhằm xét lại hợp đồng theo hoàn cảnh mới
Một hợp đồng được kí kết theo đúng Điều 153, khoản 3, chỉ có thể được xét lại với sự thỏa thuận của các bên kí kết.
ĐIỀU 20. Chuyền giao các quyền và nghĩa vụ
Các quyền và các nghĩa vụ nảy sinh từ một hợp đồng chỉ được chuyển giao với sự thỏa thuận của Cơ quan quyền lực và theo đúng các quy tắc, quy định, thủ tục của nó. Nếu không có lý do đầy đủ, Cơ quan quyền lực không được từ chối việc chấp thuận sự chuyển giao, nếu xét về mọi phương diện, người có thể được giao là một người yêu cầu có tư cách và bảo đảm tất cả các nghĩa vụ của người giao, và nếu việc chuyển giao không giao cho người được giao một kế hoạch làm việc mà việc chuẩn y đã bị cấm theo Điều 6, khoản 3, điểm c của phụ lục này.
ĐIỀU 21. Luật áp dụng
Hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của các điều khoản của hợp đồng, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, Phần XI, cũng như các quy tắc khác của pháp luật quốc tế không mâu thuẫn với Công ước.
Mọi quyết định cuối cùng do một tòa án có thẩm quyền theo Công ước đưa ra về quyền và các nghĩa vụ của Cơ quan quyền lực và của người kí hợp đồng có hiệu lực trên lãnh thổ của bất kì quốc gia thành viên nào.
Một quốc gia thành viên không thể bắt một người kí kết hợp đồng phải theo các điều kiện không phù hợp với Phần XI. Tuy nhiên, việc một quốc gia thành viên áp dụng đối với những người kí kết hợp đồng do mình bảo trợ hay đối với các tàu mang cờ nước minh, các luật và quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển hay các luật và quy định khác chặt chẽ hơn các quy tắc, quy định, thủ tục do Cơ quan quyền lực đặt ra theo Điều 17, khoản 2, điểm f của phụ lục này, không bị coi là không phù hợp với Phần XI.
ĐIỀU 22. Trách nhiệm
Người kí kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất do một hành động trái phép của họ trong khi tiến hành công việc gây ra, có tính đến phần trách nhiệm có thể quy cho Cơ quan quyền lực do các hành động hay thiếu sót của cơ quan này, Cơ quan quyền lực cũng phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do những hành động trái phép mà họ phạm phải trong khi thực hiện các quyền hạn và chức năng của mình, kể cả các hành động vi phạm Điều 186, khoản 2, có tính đến phần trách nhiệm có thể quy cho người kí kết do những hành động hay thiếu sót của họ. Trong mọi trường hợp, mức bồi thường phải tương ứng với thiệt hại thực sự.
ĐIỀU 1. Các mục đích
1. Xí nghiệp là cơ quan của Cơ quan quyền lực trực tiếp tiến hành các hoạt động trong Vùng theo Điều 153, khoản 2, điểm a, cũng như các hoạt động vận chuyển, chế biến và tiêu thụ các khoáng sản được khai thác từ Vùng.
2. Để thực hiện những mục đích và thi hành các chức năng của mình, Xí nghiệp hành động theo đúng Công ước, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
3. Để khai thác các tài nguyên của Vùng theo khoản 1, với điều kiện phải tuân theo Công ước, Xí nghiệp tiến hành các hoạt động của mình theo đúng các nguyên tắc quản lý thương mại đúng đắn.
ĐIỀU 2. Các quan hệ với cơ quan quyền lực
1. Theo Điều 170, Xí nghiệp hành động theo đúng chính sách chung do Đại hội động quyết định và theo đúng các chỉ thị của Hội đồng.
2. Với điều kiện tuân thủ khoản 1, Xí nghiệp hành động theo cách tự quản.
3. Không một điều quy định nào của Công ước làm cho Xí nghiệp có trách nhiệm về những hành động hay nghĩa vụ của Cơ quan quyền lực, cũng không làm cho Cơ quan quyền lực chịu trách nhiệm về những hành động hay nghĩa vụ của Xí nghiệp.
ĐIỀU 3. Giới hạn trách nhiệm
Không phương hại đến Điều 11, Khoản 3 của Phụ lục này, không một uỷ viên nào của Cơ quan quyền lực phải chịu trách nhiệm về những hành động hay nghĩa vụ của Xí nghiệp chỉ vì tư cách uỷ viên của mình.
ĐIỀU 4. Cơ cấu
Xí nghiệp có một Hội đồng quản trị, một Tổng giám đốc và nhân viên cần thiết để thực hiện các chức năng của mình.
ĐIỀU 5. Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị gồm có 15 uỷ viên được Đại hội đồng bầu ra theo đúng Điều 160, khoản 2, điểm c. Khi bầu các uỷ viên của Hội đồng quản trị, phải tính đến các nguyên tắc phân chia công bằng về mặt địa lý. Trong khi bầu cử các ứng cử viên vào Hội đồng, các uỷ viên của Cơ quan quyền lực cần tính đến sự cần thiết phải chỉ định các ứng cử viên tinh thông nhất về nghiệp vụ và có các phẩm chất cần thiết trong các lĩnh vực thích hợp để bảo đảm khả năng đứng vững và thành công của Xí nghiệp.
2. Các uỷ viên của Hội đồng quản trị được bầu ra với một nhiệm kỳ 4 năm và có thể được bầu lại. Khi bầu và bầu lại các uỷ viên của Hội đồng quản trị, phải tính đến các nguyên tắc luân phiên.
3. Các uỷ viên của Hội đồng quản trị làm nhiệm vụ cho đến khi bầu những người thay thế. Nếu khiếm khuyết một uỷ viên của Hội đồng quản trị, thì theo Điều 160, khoản 2, điểm c, Đại hội đồng bầu một uỷ viên mới cho khoảng thời gian còn lại thuộc nhiệm kỳ của uỷ viên bị khuyết.
4. Các uỷ viên của Hội đồng quản trị hành động với tư cách cá nhân. Trong khi thi hành chức trách của mình, họ không được xin, nhận các chỉ thị của một chính phủ nào hay của một nguồn nào khác. Các uỷ viên của Cơ quan quyền lực tôn trọng tính độc lập của các uỷ viên của Hội đồng quản trị và tránh bất kỳ ý đồ nào gây ảnh hưởng đến các uỷ viên của Hội đồng quản trị trong việc thi hành các chức trách của họ.
5. Mỗi uỷ viên của Hội đồng quản trị được nhận một khoản tiền thù lao tính vào các nguồn tài chính của Xí nghiệp. Số tiền thù lao này được Đại hội đồng quy định, dựa theo kiến nghị của Hội đồng.
6. Bình thường, Hội đồng quản trị làm việc tại trụ sở cơ sở chính của Xí nghiệp và nhóm họp mỗi khi công việc của Xí nghiệp đòi hỏi.
7. Số đại biểu cần thiết (quorum) là hai phần ba số uỷ viên của Đại hội đồng quản trị.
8. Mỗi uỷ viên của Hội đồng quản trị có một phiếu. Hội đồng quản trị quyết định về tất cả các vấn đề mà mình xem xét theo đa số các uỷ viên của mình. Nếu có vấn đề nào gây nên tranh chấp về quyền lợi đối với một uỷ viên thì uỷ viên này không tham gia bỏ phiếu về vấn đề này.
9. Bất kỳ uỷ viên nào của Cơ quan quyền lực cũng có thể yêu cầu Hội đồng quản trị cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động có quan hệ đặc biệt đến mình. Hội đồng cố gắng cung cấp các thông tin này.
ĐIỀU 6. Các quyền hạn và chức năng của hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị điều hành Xí nghiệp. Với điều kiện chấp hành Công ước, Hội đồng quản trị thi hành các quyền hạn cần thiết để thực hiện các mục đích của Xí nghiệp, kể các các quyền:
a) Bầu một Chủ tịch trong số các uỷ viên của mình;
b) Thông qua quy chế nội bộ của mình;
c) Lập và gửi lên Hội đồng các kế hoạch làm việc theo đúng thể thức và bằng văn bản theo đúng Điều 153, khoản 3, và Điều 162, khoản 2, điểm j;
d) Soạn thảo các kế hoạch làm việc và các chương tình để thực hiện các hoạt động nói trong Điều 170;
e) Thảo và trình lên Hội đồng những đơn xin cấp giấy phép sản xuất, theo đúng Điều 151, các khoản 2 đến 7;
f) Cho phép các cuộc thương lượng liên quan đến việc mua các kỹ thuật, nhất là các cuộc thương lượng đã trù định ở Điều 5, khoản 3, điểm a, c và d của Phụ lục III, và chuẩn y các kết quả của các cuộc thương lượng này.
g) Ấn định các điều kiện và thể thức cho phép các cuộc thương lượng liên quan đến các xí nghiệp liên doanh và các hình thức thoả thuận về liên doanh khác đã nói trong các Điều 9 và 11 của Phụ lục III và chuẩn y các kết quả của các cuộc thương lượng này;
h) Làm các kiến nghị lên Đại hội đồng về phần thu nhập thuần tuý của xí nghiệp cần phải được dành ra để lập nên các dự trữ theo đúng Điều 16 khoản 2, điểm f, và Điều 10 của Phụ lục này;
i) Chuẩn y ngân sách hàng năm của Xí nghiệp;
j) Cho phép mua tài sản và thuê dịch vụ theo đúng Điều 12, Khoản 3 của Phụ lục này;
k) Trình báo cáo hàng năm lên Hội đồng theo đúng Điều 9 của Phụ lục này;
l) Trình lên Hội đồng để được Đại hội đồng chuẩn y các dự thảo quy tắc liên quan đến tổ chức, quản lý, bổ nhiệm và thải hồi nhân viên của Xí nghiệp, và thông qua các quy định đem lại hiệu lực cho các quy tắc này;
m) Vay vốn và cung cấp những bảo hành và bảo đảm khác mà mình xác định theo đúng Điều 11, khoản 2 của Phụ lục này;
n) Quyết định việc kiện tụng, ký các hiệp định, thực hiện những cuộc giao dịch và thi hành mọi biện pháp khác theo sự trù định trong Điều 13 của Phụ lục này;
o) Uỷ nhiệm, với điều kiện được sự chuẩn y của Hội đồng, mọi quyền hạn không có tính chất tuỳ ý quyết định cho các uỷ ban hay Tổng giám đốc của mình;
ĐIỀU 7. Tổng giám đốc và nhân viên
1. Dựa theo kiến nghị của Hội đồng, Đại hội đồng bầu ra trong số các ứng cử viên do Hội đồng quản trị đề nghị, một Tổng giám đốc Xí nghiệp, người này không được là uỷ viên của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc được bầu trong một nhiệm kỳ nhất định không quá 5 năm và có thể được bầu lại cho những nhiệm kỳ sau.
2. Tổng giám đốc là người đại diện hợp pháp của Xí nghiệp và là người đứng đầu Xí nghiệp về mặt hành chính, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc điều hành các hoạt động của Xí nghiệp. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý, bổ nhiệm và bãi miễn nhân viên, theo đúng quy tắc và quy định nêu ở Điều 6, điểm 1 của Phụ lục này. Tổng giám đốc tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, nhưng không có quyền bỏ phiếu; ông ta có thể tham gia các cuộc họp của Đại hội đồng và của Hội đồng khi các cơ quan này xem xét những vấn đề liên quan đến Xí nghiệp, nhưng không có quyền bỏ phiếu.
3. Căn cứ bao trùm trong việc tuyển mộ và quyết định các điều kiện sử dụng nhân viên là bảo đảm cho Xí nghiệp những người phục vụ có năng lực làm việc cao nhất và tinh thông nghiệp vụ nhất. Ngoài ra, phải tính đến tầm quan trọng của việc tuyển mộ trên cơ sở công bằng về mặt địa lý.
4. Trong khi thi hành các chức trách của mình, Tổng giám đốc và nhân viên của Xí nghiệp không được xin, nhận các chỉ thị của một chính phủ nào hoặc của một nguồn nào khác, ngoài Xí nghiệp. Họ tránh bất kỳ hành vi nào không phù hợp với tư cách viên chức quốc tế của Xí nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm trước Xí nghiệp. Mỗi quốc gia thành viên cam kết tôn trọng tính chất quốc tế thuần tuý của các chức trách Tổng giám đốc và nhân viên của Xí nghiệp và không tìm các gây ảnh hưởng tới việc thi hành nhiệm vụ của họ.
5. Các nhân viên của Xí nghiệp cũng có những trách nhiệm nói ở Điều 168, khoản 2.
ĐIỀU 8. Địa điểm
Xí nghiệp có văn phòng chính đặt tại trụ sở của Cơ quan quyền lực;
Xí nghiệp có thể mở các văn phòng và các cơ sở khác ở trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia thành viên nào với sự thoả thuận của quốc gia này.
ĐIỀU 9. Các báo cáo và các bản quyết toán tài chính
1. Trong một thời hạn 3 tháng sau khi kết thúc mỗi tài khoá. Xí nghiệp phải gửi một báo cáo hàng năm, bao gồm một bản quyết toán tài chính đã được thẩm tra lên cho Hội đồng xem xét, và trong những khoảng thời gian thích hợp gửi lên Hội đồng một bản quyết toán tài chính tổng hợp về tình hình tài chính của mình và một bản quyết toán các khoản lỗ, lãi, thể hiện kết quả khai thác của mình.
2. Xí nghiệp công bố báo cáo hàng năm của mình và tất cả các bản quyết toán mà mình xét thấy cần thiết.
3. Tất cả các báo cáo và các bản quyết toán tài chính đã nêu trong điều này được gửi cho các uỷ viên của Cơ quan quyền lực.
ĐIỀU 10. Phân chia thu nhập thuần tuý
1. Với điều kiện tuân thủ khoản 3, Xí nghiệp nộp cho Cơ quan quyền lực các khoản tiền được trù định trong Điều 13 của Phụ lục III hoặc một thứ tương đương.
2. Dựa theo kiến nghị của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng quy định phần thu nhập thuần tuý của Xí nghiệp cần phải được dành ra để lập nên các quỹ dự trữ, số dư được chuyển cho Cơ quan quyền lực.
3. Trong thời kỳ ban đầu, cần thiết đối với Xí nghiệp để tự túc cho chính mình với một thời gian tối đa là 10 năm, kể từ khi bắt đầu việc sản xuất hàng hoá, Đại hội đồng miễn cho Xí nghiệp những khoản nộp đã nêu ở khoản 1 và đưa toàn bộ thu nhập thuần tuý của Xí nghiệp vào trong các quỹ dự trữ của Xí nghiệp.
ĐIỀU 11. Tài chính
1. Các nguồn tài chính của Xí nghiệp gồm có:
a) Các khoản tiền nhận được của Cơ quan quyền lực phù hợp với Điều 173, khoản 2, điểm b;
b) Những đóng góp tự nguyện của các quốc gia thành viên nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động của Xí nghiệp;
c) Tổng số tiền vay mượn của Xí nghiệp theo đúng các khoản 2 và 3;
d) Thu nhập mà Xí nghiệp rút ra được từ các hoạt động của mình;
e) Các nguồn tài chính khác giao cho Xí nghiệp sử dụng để cho phép Xí nghiệp bắt đầu công việc của mình càng sớm càng tốt và việc thi hành các chức năng của mình.
2. a) Xí nghiệp có quyền đi vay và cung cấp một sự bảo hành hay bảo đảm khác mà Xí nghiệp có thể xác định được. Trước khi tiến hành việc công khai bán các trái phiếu của mình trên thị trường tài chính hay bằng đồng tiền của một quốc gia thành viên, Xí nghiệp phải được sự đồng ý của quốc gia này. Tổng số tiền vay mượn phải được Hội đồng chuẩn y dựa theo ý kiến của Hội đồng quản trị.
b) Các quốc gia thành viên cố gắng hết sức trong phạm vi hợp lý ủng hộ các yêu cầu vay mượn của Xí nghiệp ở trên các thị trường tài chính và với các cơ quan tài chính quốc tế.
3. a) Xí nghiệp được cung cấp các nguồn tài chính cần thiết để thăm dò và khai thác một khu vực nhỏ, đẻ bảo đảm việc vận chuyển, chế biến và tiêu thụ các khoáng sản mà Xí nghiệp khai thác được ở đó và các kim loại như kền, đồng, cô-ban và măng-gan lấy ra từ các khoáng sản và để trang trải những chi phí quản lý ban đầu của mình. Uỷ ban trù bị chỉ rõ trong dự thoả về các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, tổng số các nguồn tài chính này, cũng như các tiêu chuẩn và yếu tố để thực hiện các điều chỉnh cần thiết;
b) Tất cả các quốc gia thành viên cung cấp cho các Xí nghiệp một số tiền tương đương với một nửa các nguồn tài chính đã nêu ở điểm a, dưới hình thức cho vay dài hạn không lấy lãi, theo đúng ba-rem của các khoản đóng góp vào ngân sách thông thường của Liên hợp quốc hiện hàng, vào lúc nộp những khoản đóng góp này với những điều chỉnh, vì có các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc. Nửa khác của các nguồn tài chính của Xí nghiệp là các khoản do Xí nghiệp vay với sự bảo đảm của các quốc gia thành viên theo ba-rem nói trên;
c) Nếu tổng số tiền đóng góp của các quốc gia thành viên thấp hơn tổng số tiền của các nguồn tài chính phải được cung cấp cho Xí nghiệp theo điểm a, Đại hội đồng xem xét ở khoá họp đầu tiên của mình chỗ thiếu hụt và có tính đến những nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo các điểm a và b và đến các kiến nghị của uỷ ban trù bị để thông qua bằng consensus (thoả thuận) các biện pháp về khoản thiếu hụt này;
d) i. Trong 60 ngày sau khi Công ước có hiệu lực hay trong 30 ngày tiếp theo ngày gửi lưu chiểu các tài liệu phê chuẩn hay gia nhập, thời hạn nào dài nhất thì được sử dụng, mỗi quốc gia thành viên cần gửi tới Xí nghiệp các kỳ phiếu không thể chuyển đổi, không thể chuyển dịch hay không có lãi tương đương với số tiền thuộc phần mình về các khoản tiền cho vay không có lãi nói ở điểm b;
ii. Càng sớm càng tốt, sau khi Công ước bắt đầu có hiệu lực, sau đó cứ hàng năm hay theo những khoảng thời gian thích hợp khác, Hội đồng quản trị của Xí nghiệp, cùng với sổ kỳ hạn (échéancier) cấp kinh phí cho các chi tiêu hành chính của xí nghiệp và cho các hoạt động mà xí nghiệp tiến hành theo Điều 170 và Điều 12 của Phụ lục này;
iii. Qua trung gian của Cơ quan quyền lực, Xí nghiệp thông báo cho các quốc gian thành viên phần đóng góp của họ và các chi phí này, được xác định theo đúng điểm b; Xí nghiệp thu các kỳ phiếu tương đương với tổng số tiền cần thiết để bảo đảm các khoản chi tiêu đã ghi trong sổ kỳ hạn cấp kinh phí, có tính đến những khoản vay không có lãi;
iv. Ngay khi nhận được thông báo, các quốc gia thành viên giao cho Xí nghiệp sử dụng các phần bảo đảm của mình đối với các khoản vay nợ theo đúng điểm b;
e) i. Nếu Xí nghiệp yêu cầu, các quốc gia thành viên có thể cung cấp các khoản bảo đảm nợ, thêm vào các khoản mà họ cung cấp theo ba-rem nói ở điểm b;
ii. Thay thế cho một sự bảo đảm nợ, một quốc gia thành viên có thể nộp cho Xí nghiệp một khoản đóng góp tự nguyện với một số tiền tương đương với phần nợ mà quốc gia đó có thể đã hứa bảo đảm;
f) Việc trả nợ có lãi được ưu tiên hơn việc trả nợ không lãi. Các món nợ không có lãi được hoàn trả theo một lịch được Đại hội đồng chấp nhận, dựa theo kiến nghị của Hội đồng và sau khi có ý kiến của Hội đồng quản trị của Xí nghiệp. Hội đồng quản trị thi hành chức năng này theo đúng các điều khoản tương ứng trong các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực. Các quy tắc, quy định và thủ tục này có tính đến sự cần thiết cơ bản là bảo đảm cho Xí nghiệp hoạt động tốt, và đặc biệt là, bảo đảm được tính độc lập về tài chính của Xí nghiệp ;
g) Các khoản tiền đóng góp cho Xí nghiệp là bằng những đồng tiền có thể sử dụng tự do hay bằng những đồng tiền được chuyển đổi tự do và đang được sử dụng thực sự trên thị trường hối đoái chính. Những đồng tiền này được xác định trong các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực theo đúng các tập quán tiền tệ quốc tế thông dụng. Với điều kiện tuân thủ khoản 2, không một quốc gia thành viên nào áp dụng hay áp đặt những điều hạn chế có liên quan đến khả năng để cho Xí nghiệp giữ, sử dụng hay trao đổi các khoản tiền này.
h) Thuật ngữ "bảo đảm nợ", có nghĩa là một quốc gia thành viên hứa với các chủ nợ của Xí nghiệp, giữ trọn nghĩa vụ tài chính của Xí nghiệp được bảo đảm trong phạm vi được trù định trong ba-rem thích hợp, sau khi các chủ nợ thông báo về việc Xí nghiệp không thực hiện các nghĩa vụ nói trên. Các thủ tục thi hành các nghĩa vụ này phải phù hợp với các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
4. Các nguồn tài chính, tài sản và chi phí của Xí nghiệp phải tách khỏi các nguồn tài chính, tài sản và chi phí của Cơ quan quyền lực. Tuy nhiên, Xí nghiệp có thể ký kết với Cơ quan quyền lực các thoả thuận về việc hoàn lại các chi phí hành chính mà cơ quan này đã chi phí cho cơ quan kia.
5. Các tài liệu, sổ sách và tài khoản của Xí nghiệp, kể cả các bản quyết toán hàng năm, được một uỷ viên kế toán độc lập do Hội đồng chỉ định kiểm tra hàng năm.
ĐIỀU 12. Các nghiệp vụ
1. Xí nghiệp đề xuất với Hội đồng các dự án liên quan đến các hoạt động nói trong Điều 170. Những dự án này bao gồm một kế hoạch làm việc chính thức và bằng văn bản về các hoạt động tiến hành trong Vùng, theo đúng Điều 153, khoản 3, cũng như tất cả những thông tin hay số liệu khác có thể cần thiết cho việc uỷ ban pháp lý và kỹ thuật đánh giá các dự án đó và cho việc Hội đồng chuẩn y các dự án này.
2. Một khi dự án đã được Hội đồng chuẩn y, Xí nghiệp thi hành nó theo kế hoạch làm việc chính thức và bằng văn bản đã nêu ở khoản 1.
3. a) Nếu Xí nghiệp không sẵn có các tài sản và dịch vụ cần thiết cho các hoạt động của mình, thì có thể tìm lấy của cải và dịch vụ đó. Vì mục đích đó, Xí nghiệp tiến hành gọi thầu và ký giao kèo với những người nhận thầu nào lời nhất cả về chất lượng, giá cả lẫn thời gian giao hàng ;
b) Nếu nhiều đơn nhận thầu đáp ứng được các điều kiện này, thì giao kèo đấu thầu phải theo đúng:
i. Nguyên tắc không phân biệt đối xử dựa trên các lý do chính trị hoặc lý do khác không liên quan gì đến việc thi hành nhanh chóng và có hiệu quả các nghiệp vụ;
ii. Các chỉ thị do Hội đồng quyết định có liên quan đến việc dành ưu tiên cho các tài sản và dịch vụ do các quốc gia đang phát triển cung cấp, đặc biệt là, các nước không có biển hay ở vào hoàn cảnh địa lý bất lợi trong số các nước đó;
c) Hội đồng quản trị có thể thông qua các quy tắc xác định các hoàn cảnh đặc biệt, mà trong đó, vì lợi ích của Xí nghiệp, nó có thể vi phạm nghĩa vụ phải tiến hành các cuộc đấu thầu.
4. Xí nghiệp có quyền sở hữu đối với tất cả các khoáng sản và tất cả các chất được chế biến mà xí nghiệp sản xuất ra.
5. Xí nghiệp bán các sản phẩm của mình trên một cơ sở không phân biệt đối xử, và không chấp nhận việc giảm giá không có tính chất kinh doanh.
6. Không phương hại đến các quyền hạn chung hoặc đặc biệt nào do các quy định khác của Công ước giao cho; Xí nghiệp sử dụng các quyền hạn cần thiết để điều hành các hoạt động kinh doanh của mình.
7. Xí nghiệp không được can thiệp vào các hoạt động chính trị của các quốc gia thành viên và không để cho khuynh hướng chính trị của quốc gia mà mình có quan hệ gây ảnh hưởng đến các quyết định của mình. Các quyết định của Xí nghiệp chỉ dựa trên cơ sở các lý do thuộc về thương mại mà Xí nghiệp xem xét một cách vô tư nhằm đạt đến các mục đích được xác định ở Điều 1 của Phụ lục này.
ĐIỀU 13. Quy chế pháp lý, các quyền miễn trừ và đặc quyền
1. Để cho phép Xí nghiệp thi hành các chức năng của mình, quy chế pháp lý, các quyền miễn trừ và đặc quyền được xác định trong điều này được thừa nhận cho Xí nghiệp hưởng trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Để cho nguyên tắc này có hiệu lực, Xí nghiệp và các quốc gia thành viên có thể ký kết các hiệp định đặc biệt mà họ thấy cần thiết.
2. Xí nghiệp có quyền về mặt pháp lý cần thiết để thi hành các chức năng và thực hiện các mục đích của mình, và đặc biệt có quyền:
a) Ký các hợp đồng và các thoả thuận liên doanh hay các thoả thuận khác, kể cả các hiệp định với các quốc gia hay các tổ chức quốc tế.
b) Mua sắm, thuê mướn, gìn giữ, và chuyển nhượng các động sản và bất động sản;
c) Kiện tụng.
3. a) Xí nghiệp chỉ có thể bị kiện trước các toà án có thẩm quyền ở một quốc gia thành viên mà trên lãnh thổ nước đó, xí nghiệp:
i. Có một văn phòng, hay có các cơ sở ;
ii. Đã chỉ định một nhân viên để tiếp nhận việc truyền đạt các bản tống đạt về tư pháp;
iii. Ký giao kèo về của cải hay dịch vụ;
iv. Phát hành các chứng khoán, hoặc
v. Thực hiện một hoạt động thương mại dưới bất kỳ hình thức nào khác.
b) Các của cải và tài sản của xí nghiệp, dù ở đâu và người giữ là ai, đều được miễn mọi hình thức cầm giữ hay mọi biện pháp tịch thu tài sản khác chừng nào mà một bản án cuối cùng đối với Xí nghiệp chưa được tuyên bố.
4. a) Của cải và tài sản của xí nghiệp, dù ở đâu và do ai giữ, cũng được miễn không bị trưng thu, tịch thu, tước đoạt hay phải chịu bất kỳ hình thức sai áp nào khác do một biện pháp thuộc quyền hành pháp hay quyền lập pháp.
b) Của cải, tài sản của Xí nghiệp, dù ở đâu và do ai giữ, cũng không phải chịu một dự kiểm soát, hạn chế, quy định hay lệnh tạm hoãn nào mang tính chất phân biệt đối xử, dù thuộc loại nào.
c) Xí nghiệp và nhân viên của Xí nghiệp tôn trọng các luật và quy định của bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào mà ở đó, Xí nghiệp hay nhân viên tiến hành các hoạt động công nghiệp và thương mại hay các hoạt động khác.
d) Các quốc gia thành viên bảo đảm cho xí nghiệp được hưởng tất cả các quyền, quyền miễn trừ và đặc quyền mà họ đã đồng ý dành cho các thực thể hoạt động thương mại ở trên lãnh thổ của mình. Các quyền, quyền miễn trừ và đặc quyền này được dành cho các Xí nghiệp theo các thể thức không kém thuận lợi hơn các quyền dành cho các thực thể hoạt động thương mại tương tự. Khi các quốc gia đồng ý cho các quốc gia đang phát triển hay các thực thể thương mại của họ hưởng các quyền ưu tiên đặc biệt, thì Xí nghiệp cũng được hưởng các đặc quyền này trên một cơ sở ưu tiên tương tự;
e) Các quốc gia thành viên có thể đồng ý cho Xí nghiệp được hưởng các kích thích, quyền, đặc quyền và quyền miễn trừ đặc biệt mà họ không buộc phải dành cho các thực thể thương mại khác hưởng.
5. Xí nghiệp thương lượng với các quốc gia mà ở trên lãnh thổ các quốc gia đó, Xí nghiệp có các văn phòng và các cơ sở, để được miễn tất cả mọi thứ thuế trực thu và gián thu.
6. Mỗi quốc gia thành viên thi hành các biện pháp cần thiết để đem lại hiệu lực trong pháp luật của mình cho những nguyên tắc đã được nêu trong Phụ lục này và thông váo cho Xí nghiệp biết những biện pháp cụ thể mà họ đã định.
7. Xí nghiệp có thể từ bỏ bất kỳ đặc quyền hay quyền miễn trừ nào do điều này do các hiệp định đặc biệt nói ở khoản 1 dành cho mình, trong phạm vi và theo các điều kiện do mình quy định.
MỤC 1. HOÀ GIẢI THEO ĐÚNG MỤC 1 CỦA PHẦN XV
ĐIỀU 1. Khởi đầu thủ tục
Nếu các bên trong một vụ tranh chấp thoả thuận đưa ra hoà giải theo thủ tục được trù định ở mục này, theo đúng Điều 248, thì bất kỳ bên tranh chấp nào đều có đề xuất thủ tục bằng một thông báo viết gửi đến cho bên khác hay các bên khác trong vụ tranh chấp.
ĐIỀU 2. Danh sách các hoà giải viên
1. Tổng thư ký Liên hợp quốc lập và giữ một bản danh sách các hoà giải viên. Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định bốn hoà giải viên có tiếng là công minh nhất, có trình độ và vô tư nhất. Tên của các nhân vật được chỉ định như vậy được ghi trên bản danh sách.
2. Nếu vào một thời điểm nào đó, số lượng các hoà giải viên do một quốc gia thành viên chỉ định và thể hiện ở trên bản danh sách dưới bốn người, thì quốc gia này có thể tiến hành việc chỉ định bổ sung mà mình có quyền.
3. Tên của một hoà giải viên được ghi trên bản danh sách cho đến khi bị quốc gia thành viên chỉ định người đó rút đi, đương nhiên là hoà giải viên này tiếp tục giữ chức ở bất kỳ uỷ ban hoà giải nào mà người này đã được cử, cho đến khi thủ tục tiến hành trước khi uỷ ban này được hoàn thành.
ĐIỀU 3. Cơ cấu của uỷ ban hoà giải
Trừ khi các bên có thoả thuận khác, uỷ ban hoà giải được lập ra theo các cách sau đây:
a) Với điều kiện tuân thủ điểm g, uỷ ban hoà giải gồm có năm uỷ viên.
b) Bên đề xuất thủ tục chỉ định hai hoà giải viên được tuỳ ý lực chọn trên bản danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục này, và một trong hai hoà giải viên đó có thể là công dân của mình, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
Việc chỉ định này được ghi rõ trong thông báo được trù định ở Điều 1 ;
c) Bên kia trong vụ tranh chấp, trong một thời hạn 21 ngày, kể từ khi nhận được thông báo nói ở Điều 1, chỉ định hai hoà giải viên theo cách đã trù định ở điểm b. Nếu việc chỉ định này không được tiến hành trong thời hạn quy định, bên đề xuất thủ tục, trong tuần lễ tiếp sau khi hết thời hạn này, có thể hoặc chấm dứt thủ tục bằng thông báo gửi cho bên kia, hoặc yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành những bổ nhiệm người này theo đúng điểm e;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bổ nhiệm người hoà giải cuối cùng, bốn hoà giải viên chỉ định một người thứ năm, được lựa chọn trên danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục này, người thứ năm này sẽ là Chủ tịch. Nếu việc bổ nhiệm không được làm trong thời gian quy định, thì mỗi bên, trong tuần lễ tiếp sau khi kết thúc thời hạn này, có thể yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành việc bổ nhiệm này theo đúng điểm e;
e) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được một yêu cầu làm theo các điểm c hoặc điểm d. Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành việc bổ nhiệm cần thiết bằng cách lựa chọn, có tham khảo ý kiến với các bên trong vụ tranh chấp, các nhân vật ghi ở bản danh sách nêu ở Điều 2 của Phụ lục này ;
f) Cần bổ sung bất kỳ ghế nào bị trông theo cách đã trù định cho việc bổ nhiệm ban đầu ;
g) Khi hai bên hay nhiều bên thoả thuận cũng đứng về một phía thì họ cùng nhau chỉ định hai hoà giải viên. Khi hai hay nhiều bên không cùng đứng về một phía hay không thể thoả thuận về điểm có đứng về một phía hay không, thì họ chỉ định các hoà giải viên riêng lẻ;
h) Khi có quá hai bên không đứng về cùng một phía hay không thể thoả thuận về điểm có đứng về một phía hay không, thì các bên trong vụ tranh chấp áp dụng các điểm a đến f đến hết mức có thể.
ĐIỀU 4. Thủ tục
Trừ khi các bên hữu quan có thoả thuận khác, uỷ ban hoà giải tự quyết định thủ tục của mình. Với sự thoả thuận của các bên trong vụ tranh chấp, uỷ ban hoà giải có thể mời bất kỳ quốc gia thành viên nào trình bày với mình những ý kiến của họ bằng lời hay bằng văn bản. Các quyết định về thủ tục, các kiến nghị và báo cáo của uỷ ban được thông qua theo đa số các uỷ viên của mình.
ĐIỀU 5. Giải pháp hoà giải
Uỷ ban có thể lưu ý các bên về mọi biện pháp có thể có để làm dễ dàng cho giải pháp hoà giải vụ tranh chấp.
ĐIỀU 6. Các chức năng của uỷ ban
Uỷ ban lắng nghe các bên, xem xét các đòi hỏi và ý kiến phản đối của họ và nêu ra các đề nghị nhằm giúp họ đạt tới một giải pháp hoà giải vụ tranh chấp.
ĐIỀU 7. Báo cáo
1. Uỷ ban làm báo cáo trong vòng 12 tháng sau khi được lập ra. Báo cáo của uỷ ban bao gồm bất kỳ thoả thuận nào đạt được và, nếu không có thoả thuận, các kết luận của uỷ ban về tất cả các điểm về thực tế hay pháp lý có quan hệ tới đối tượng của vụ tranh chấp, cũng như những khuyến nghị mà uỷ ban xét thấy thích hợp, nhằm đi tới một giải pháp hoà giải. Báo cáo được gửi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc và chuyển tới các bên tham gia vụ tranh chấp.
2. Báo cáo của uỷ ban, kể cả mọi kết luận hay khuyến nghị trong đó, không ràng buộc các bên.
ĐIỀU 8. Việc kết thúc thủ tục
Thủ tục hoà giải kết thúc khi vụ tranh chấp đã được giải quyết khi các bên đã chấp nhận hay một bên đã bác bỏ các khuyến nghị trong báo cáo qua con đường thông báo bằng văn bản gửi lên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, hoặc là sau ba tháng kể từ ngày truyền đạt báo cáo cho các bên.
ĐIỀU 9. Tiền thù lao và lệ phí
Tiền thù lao và lệ phí của Uỷ ban do các bên tham gia tranh chấp chịu.
ĐIỀU 10. Quyền của các bên không theo thủ tục
Các bên tham gia tranh chấp, qua một thoả thuận áp dụng chỉ cho vụ tranh chấp này, có thể thoả thuận bỏ qua bất kỳ quy định nào của Phụ lục này.
MỤC 2. BẮT BUỘC THEO THỦ TỤC HOÀ GIẢI THEO ĐÚNG MỤC 3 CỦA PHẦN XV
ĐIỀU 11. Việc khởi đầu thủ tục
1. Theo đúng mục 3 của phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp có thể đưa ra hoà giải theo thủ tục đã trù định ở mục này, có thể bắt đầu thủ tục bằng một bản thông báo gửi cho bên kia hay các bên kia trong vụ tranh chấp.
2. Bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, khi đã nhận được thông báo đã được trù định ở khoản 1, thì bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hoà giải.
ĐIỀU 12. Không có trả lời hay từ chối chấp hành thủ tục
Việc một hay nhiều bên tham gia vào vụ tranh chấp không trả lời thông báo mở đầu một thủ tục hoà giải hay không chấp nhận một thủ tục như thế, không phải là một trở ngại cho thủ tục.
ĐIỀU 13. Thẩm quyền
Trong trường hợp có tranh cãi về điểm, liệu một uỷ ban hoà giải được lập nên theo mục này có thẩm quyền không, thì uỷ ban này quyết định.
ĐIỀU 14. Áp dụng mục 1
Các Điều 2 đến 10 của mục 1 của Phụ lục này được áp dụng với điều kiện tuân thủ các quy định của mục này.
QUY CHẾ CỦA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN
ĐIỀU 1. Các quy định chung
1. Toà án quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định của Công ước và quy chế này.
2. Toà án đặt trụ sở tại thành phố tự do và buôn bán Hăm-buốc thuộc nước Cộng hoà liên bang Đức.
3. Tuy nhiên, toà án có thể đặt trụ sở và thi hành các chức năng ở nơi khác, nếu xét thấy tiện lợi hơn.
4. Việc đưa một vụ tranh chấp ra toà phải do các phần XI và XV điều chỉnh.
MỤC 1. TỔ CHỨC CỦA TOÀ ÁN
ĐIỀU 2. Thành phần
1. Toà án là một tập thể gồm 21 thành viên độc lập, được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển.
2. Thành phần của Toà án phải đảm bảo có sự đại điện của các hệ thống pháp luật chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
ĐIỀU 3. Các thành viên của Toà án
1. Toà án không thể có quá một công dân của cùng quốc gia. Về phương diện này, một nhân vật có thể bị coi là công dân của quá một quốc gia sẽ được coi như là công dân của quốc gia mà nhân vật đó thường thi hành các quyền dân sự và chính trị của mình.
2. Mỗi nhóm theo địa lý do Đại hội đồng Liên hợp quốc xác định phải có ít nhất là 3 thành viên ở trong Toà án.
ĐIỀU 4. Các việc ứng cử và bầu cứ
1. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định nhiều nhất là hai người có đủ các điều kiện được trù định ở Điều 2 của Phụ lục này. Các thành viên của Toà án được tuyển lựa trên bản danh sách những người đã được chỉ định như thế.
2. Ít nhất là ba tháng trước ngày bầu cử Tổng thư ký Liên hợp quốc, nếu là cuộc bầu cử đầu tiên, hay thư ký của Toà án, nếu là cuộc bầu cử sau, gửi giấy mời các quốc gia thành viên, trong một thời hạn là hai tháng, thông báo danh sách các ứng cử viên của họ. Tổng thư ký hay thư ký của Toà án lập ra một bản danh sách theo thứ tự a, b c tất cả những ứng cử viên được chỉ định như vậy, có ghi rõ các quốc gia thành viên chỉ định họ, và thông bao danh sách này cho các quốc gia thành viên trước ngày thứ bảy của tháng cuối cùng trước ngày bầu cử.
3. Cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước có hiệu lực.
4. Các thành viên của Toà án được bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Các cuộc bầu cử được tiến hành trong một hội nghị các quốc gia thành viên do Tổng thư ký Liên hợp quốc triệu tập đối với trường hợp bầu cử đầu tiên, và theo thủ tục do các quốc gia thành viên quy định trong trường hợp các cuộc bầu cử tiếp sau. Ở mỗi hội nghị này, số đại biểu cần thiết (quorum) của hội nghị gồm hai phần ba số quốc gia thành viên. Các thành viên của Toà án được bầu là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu, đương nhiên là đa số này phải gồm đa số các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 5. Nhiệm kỳ
1. Các thành viên của Toà án được bầu với nhiệm kỳ là chín năm và có thể được tái cử; tuy nhiên, đối với các thành viên được bầu ở cuộc bầu cử đầu tiên, bảy người sẽ mãn nhiện kỳ sau ba năm và bảy người khác sẽ mãn nhiệm kỳ sau sáu năm.
2. Các thành viên của Toà án mãn nhiệm kỳ theo các thời hạn ban đầu là ba năm và sáu năm nói ở trên sẽ được chỉ định qua rút thăm do Tổng thư ký Liên hợp quốc thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên.
3. Các thành viên của Toà án giữ chức vụ cho tới khi có người thay thế. Mỗi khi bị thay thế, họ tiếp tục xét xử các vụ mà họ đang xét trước đó.
4. Nếu một số thành viên của Toà án từ chức, đơn xin từ chức được gửi lên cho Chánh án Toà án. Ghế của thành viên trở nên bị trống vào thời gian nhận được đơn xin từ chức.
ĐIỀU 6. Các ghế bị trống
1. Các ghế bị trống phải được bổ sung theo phương pháp đã dùng cho cuộc bầu cử đầu tiên, với điều kiện phải theo quy định sau đây: thư ký của Toà án tiến hành trong tháng tiếp theo ngày có ghế bị trống việc mời theo quy định của Điều 4 của Phụ lục này và Chánh án Toà án quy định thời gian bầu cử sau khi tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên.
2. Thành viên của Toà án được bầu thay cho một thành viên chưa hết nhiệm kỳ hoàn thành nốt nhiệm vụ của người mình thay thế.
ĐIỀU 7. Sự không thể kiêm nhiệm
1. Một thành viên của Toà án không thể đảm nhiệm bất kỳ một chức vụ chính trị hay hành chính nào, cũng như không được chủ động tham gia hay có liên quan về tài chính trong một hoạt động nào của một xí nghiệp đang tiến hành thăm dò hoặc khai thác các tài nguyên ở biển hay ở dưới đáy biển hoặc một việc sử dụng biển hay đáy biển vào mục đích thương mại khác.
2. Một thành viên của Toà án không được làm những nhiệm vụ đại diện, cố vấn hay luật sư trong bất cứ vụ kiện nào.
3. Trong trường hợp có nghi vấn về các điểm này, Toà án quyết định theo đa số các thành viên khác có mặt.
ĐIỀU 8. Các điều kiện liên quan đến việc tham gia của các thành viên vào việc giải quyết một vụ kiện nhất định
1. Một thành viên của Toà án không thể tham gia vào việc giải quyết một vụ kiện nào mà trước đây ông ta đã tham dự với tư cách đại diện, cố vấn hay luật sư của một trong các bên, hay với tư cách thành viên của một Toà án quốc gia hay quốc tế hay với bất cứ danh nghĩa nào khác.
2. Nếu vì một lý do đặc biệt, một thành viên của Toà án thấy không nên dự vào việc giải quyết một vụ kiện nhất định, thì ông ta báo cho Chánh án.
3. Nếu Chánh án thấy một thành viên của Toà án, vì một lý do đặc biệt, không được ngồi xử trong một vụ kiện nhất định, thì báo cho thành viên đó.
4. Trong trường hợp có nghi vấn về các điểm này, Toà án quyết định theo đa số các thành viên khác có mặt.
ĐIỀU 9. Hậu quả do một thành viên của Toà án không đáp ứng các điều kiện cần thiết
Nếu theo ý kiến nhất trí của các thành viên khác, một thành viên của Toà án đã không đáp ứng các điều kiện cần thiết, thì Chánh án Toà án tuyên bố ghế của thành viên này trống.
ĐIỀU 10. Các đặc quyền và quyền miễn trừ
Trong khi thi hành các chức trách của mình, các thành viên của Toà án được hưởng các đặc quyền và các quyền miễn trừ ngoại giao.
ĐIỀU 11. Cam kết long trọng
Trước khi đảm nhận chức trách, bất kỳ thành viên nào của Toà án cũng cần công khai cam kết long trọng thi hành các quyền hạn của mình hoàn toàn vô tư và hết sức trung thực.
ĐIỀU 12. Chánh án, phó chánh án và thư ký toà án
1. Toà án bầu ra Chánh án và phó chánh án với nhiệm kỳ 3 năm, các vị này có thể được bầu lại.
2. Toà án bổ nhiệm thư ký của Toà án và có thể bổ nhiệm những viên chức khác như thế, nếu thấy cần thiết.
3. Chánh án và thư ký của Toà án làm việc tại trụ sở của Toà án.
ĐIỀU 13. Số đại biểu cần thiết (quorum)
1. Tất cả các thành viên có mặt của Toà án ngồi xử án, phải đủ 11 thành viên được bầu mới được lập Toà án.
2. Toà án quyết định những thành viên nào có thể được sử dụng để xét một vụ tranh chấp nhất định nào đó, có tính đến Điều 17 của Phụ lục này và sự cần thiết bảo đảm hoạt động tốt của các Viện nói ở các Điều 14 và 15 của Phụ lục này.
3. Toà án quyết định về tất cả các tranh chấp và về tất cả các đơn đã trình lên mình, trừ khi Điều 14 của Phụ lục này được áp dụng hoặc trừ khi các bên yêu cầu áp dụng Điều 15 của cùng Phụ lục này.
ĐIỀU 14. Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển
Một Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển được thành lập theo đúng Mục 4 của Phụ lục này. Thẩm quyền, các quyền hạn và các chức năng của Viện được xác định trong Mục 5 của Phần XI.
ĐIỀU 15. Các viện đặc biệt
1. Nếu thấy cần thiết, Toà án có thể lập ra các viện, gồm ít nhất là ba thành viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện nhất định.
2. Toà án lập ra một viện để xét xử một vụ tranh chấp nhất định được đệ trình lên Toà, nếu các bên yêu cầu. Thành phần của viện này được Toà án quy định với sự thoả thuận của các bên.
3. Nhằm giải quyết nhanh các vụ kiện, mỗi năm Toà án lập ra một viện gồm năm thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Ngoài ra có thêm hai thành viên được chỉ định để thay thế những thành viên không có khả năng tham dự vào một vụ kiện nhất định.
4. Các Viện được trù định ở điều này tiến hành xét xử, nếu các bên có quyền yêu cầu.
5. Bất kỳ phán quyết nào của một trong số các viện đã được trù định ở điều này và Điều 14 của Phụ lục này đều được coi như phán quyết của Toà án.
ĐIỀU 16. Quy chế của Toà án
Toà án xác định qua một quy chế, cách thức thi hành các chức năng của mình. Đặc biệt là Toà án quy định thủ tục của mình.
ĐIỀU 17. Các thành viên có quốc tịch của các bên
1. Thành viên có quốc tịch của một bên nào đó trong số các bên của một vụ tranh chấp có quyền ngồi xử.
2. Khi xét xử một vụ tranh chấp, nếu Toà án có một thành viên thuộc quốc tịch của một trong các bên, thì bất kỳ bên nào khác trong vụ tranh chấp có thể chỉ định một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia xét xử với tư cách thành viên của Toà án.
3. Khi xét xử một vụ tranh chấp, nếu Toà án không có một thành viên nào thuộc quốc tịch của các bên, thì mỗi bên trong các bên này có thể chỉ định một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia xét xử với tư cách thành viên của Toà án.
4. Điều này được áp dụng cho các viện nói trong các Điều 14 và 15 của Phụ lục này. Trong trường hợp như vậy, Chánh án Toà án sau khi trao đổi với các bên, yêu cầu một số thành viên đúng số lượng cần thiết nhường chỗ cho các thành viên của Toà án thuộc quốc tịch của các bên hữu quan và nếu không có hoặc trong trong trường hợp trở ngại, thì nhường chỗ cho các thành viên được các bên này chỉ định một cách đặc biệt.
5. Khi nhiều bên cùng đứng về một phía trong việc áp dụng các điều quy định nói trên, họ chỉ được coi như một bên. Trong trường hợp nghi vấn, Toà án sẽ quyết định.
6. Các thành viên được chỉ định theo đúng các khoản 2, 3 và 4 cần phải đáp ứng những điều kiện trong các Điều 2, 8 và 11 của Phụ lục này. Họ tham gia vào việc quyết định trong những điều kiện hoàn toàn bình đẳng với đồng nghiệp của họ.
ĐIỀU 18. Thù lao
1. Mỗi thành viên của Toà án nhận một khoản tiền lương hàng năm, cũng như một khoản trợ cấp đặc biệt cho mỗi ngày mà họ làm nhiệm vụ của mình, miễn là tổng số tiền trợ cấp đặc biệt mỗi năm không được vượt quá tổng số tiền lương hàng năm.
2. Chánh án được một khoản trợ cấp đặc biệt hàng năm.
3. Phó chánh án nhận một khoản trợ cấp đặc biệt cho mỗi ngày mà ông ta làm nhiệm vụ của chánh án.
4. Các thành viên được chỉ định theo Điều 17 của Phụ lục này, ngoài các thành viên được bầu của Toà án, được phụ cấp cho mỗi ngày mà họ thi hành các chức trách của họ.
5. Các khoản tiền lương, trợ cấp và phụ cấp này được quy định lại theo từng thời gian, trong các cuộc họp của các quốc gia thành viên, có tính đến khối lượng công việc của Toà án. Các khoản này không thể bị giảm bớt trong suốt thời gian thi hành chức vụ.
6. Lương của thư ký Toà án được quy định trong các cuộc họp của các quốc gia thành viên dựa trên đề nghị của Toà án.
7. Các quy định được thông qua trong các cuộc hội nghị của các quốc gia thành viên ấn định các điều kiện, trong đó các khoản tiền hưu được trợ cấp cho các thành viên của Toà án và cho thư ký Toà án cũng như các điều kiện thanh toán các chi phí đi lại của họ.
8. Lương, trợ cấp và phụ cấp được miễn mọi thứ thuế.
ĐIỀU 19. Các kinh phí của Toà án
1. Các kinh phí của Toà án do các quốc gia thành viên và Cơ quan quyền lực đảm nhận trong các điều kiện và theo cách thức được quyết định trong các cuộc hội nghị của các quốc gia thành viên.
2. Khi một thực thể không phải là một quốc gia thành viên hay Cơ quan quyền lực, là một bên trong một vụ tranh chấp đưa ra Toà án xét xử, thì Toà án quyết định phần đóng góp của bên này vào các kinh phí của Toà án.
MỤC 2. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN
ĐIỀU 20. Quyền được đưa vấn đề ra Toà án
1. Toà án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên.
2. Toà án được để ngỏ cho các thực thể không phải là các quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định rõ trong phần XI hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác, giao cho Toà án một thoả quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp thoả thuận.
ĐIỀU 21. Thẩm quyền
Toà án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Toà theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thoả thuận khác, giao thẩm quyền cho Toà án.
ĐIỀU 22. Việc đưa ra Toà án các vụ tranh chấp liên quan đến các thoả thuận khác
Nếu được sự thoả thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một Công ước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn đề do Công ước đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ước hoặc Công ước đó có thể được đưa ra Toà án theo đúng như điều đã thoả thuận.
ĐIỀU 23. Luật áp dụng
Toà án phán quyết về mọi tranh chấp và về mọi đơn từ theo đúng Điều 293.
MỤC 3. THỦ TỤC
ĐIỀU 24. Việc khởi tố
1. Tuỳ theo trường hợp, các vụ tranh chấp có thể được đưa ra Toà án hoặc thông qua về một thoả hiệp dựa vào trọng tài hoặc qua đơn thỉnh cầu gửi cho thư ký Toà án. Trong cả hai trường hợp, nội dung của vụ tranh chấp và các bên cần được ghi rõ.
2. Thư ký Toà án thông báo ngay thoả hiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh cầu cho các bên hữu quan.
3. Thư ký Toà án cũng thông báo về thoả thiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh cầu nói trên cho các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 25. Biện pháp đảm bảo
1. Theo đúng Điều 290, Toà án và Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển có quyền quyết định các biện pháp bảo đảm.
2. Nếu Toà án không mở phiên xử, hoặc nếu số uỷ viên có mặt thấp hơn số thẩm phán cần thiếu thì các biện pháp bảo đảm sẽ do Viện thủ tục rút gọn được lập ra theo đúng Điều 15, khoản 3 của Phụ lục này quyết định. Mặc dù có Điều 15, khoản 4 của chính Phụ lục này, các biện pháp bảo đảm này có thể được quy định theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Các biện pháp này phải phục tùng sự đánh giá và xem xét lại của Toà án.
ĐIỀU 26. Phiên toà
1. Các phiên toà phải do chính Chánh án Toà án chủ tọa, hay nếu Chánh án bận, thì do phó chánh án chủ toạ; trong trường hợp cả hai người bận, thì phiên toà do thẩm phán lâu năm nhất trong số các thẩm phán của Toà có mặt chủ toạ.
2. Phiên toà phải mở công khai, trừ khi Toà án có quyết định khác, hoặc trừ khi các bên yêu cầu xử kín.
ĐIỀU 27. Điều hành vụ kiện
Toà án ra các quyết định về việc điều hành vụ kiện và xác định các hình thức và thời hạn mà trong đó mỗi bên cuối cùng phải trình bày các chứng cứ của mình; Toà án thi hành mọi biện pháp cần thiết cho việc quản lý các chứng cứ.
ĐIỀU 28. Vắng mặt
Khi một trong các bên không ra Toà án hay không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Toà án tiếp tục trình tự tố tụng và ra quyết định. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở trình tự tố tụng. Trước khi ra quyết định, Toà án phải biết chắc chắn rằng không những Toà án có thẩm quyền xét xử, vụ tranh chấp mà còn bảo đảm rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý.
ĐIỀU 29. Đa số cần thiết để ra quyết định
1. Toà án ra các quyết định theo đa số các thành viên có mặt.
2. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của Chánh án hay của người thay thế Chánh án là lá phiếu quyết định.
ĐIỀU 30. Bản án
1. Bản án phải nêu rõ căn cứ
2. Cần ghi tên các thành viên của Toà án đã tham gia vào bản án.
3. Nếu bản án không thể hiện hoàn toàn hay từng phần ý kiến nhất trí của các thành viên Toà án, thì bất kỳ thành viên nào cũng có thể đính theo bản trình bày ý kiến riêng hay bất đồng của mình.
4. Bản án phải được Chánh án và thư ký Toà án ký. Bản án được đọc trong một phiên công khai, các bên tham gia tranh chấp phải được báo trước.
ĐIỀU 31. Việc yêu cầu được tham gia
1. Trong một vụ tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng một quyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị đụng chạm, thì có thể gửi lên cho Toà án một đơn thỉnh cầu để yêu cầu xin tham gia.
2. Toà án phát biểu ý kiến về đơn thỉnh cầu này.
3. Nếu Toà án chấp nhận đơn thỉnh cầu, thì quyết định liên quan đến vụ tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với quốc gia xin tham gia trong phạm vi mà quyết định này có quan hệ đến các điểm là nội dung của việc tham gia.
ĐIỀU 32. Quyền can thiệp và những vấn đề giải thích hay áp dụng
1. Khi một vấn đề về giải thích hay áp dụng Công ước được đặt ra, thư ký Toà án lập tức thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên.
2. Trong khuôn khổ của các Điều 21 và 22 của Phụ lục này, khi việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế được đặt ra, thư ký Toà án thông báo điều đó cho tất cả các bên tham gia vào điều ước đó.
3. Mỗi bên nói ở các khoản 1 và 2 có quyền tham dự vào vụ kiện, và nếu bên đó thi hành quyền hạn này, thì nội dung giải thích trong bản án cũng có tính chất bắt buộc đối với bên đó.
ĐIỀU 33. Tính chất quyết định về hiệu lực bắt buộc của các phán quyết
1. Phán quyết của Toà án có tính chất tối hậu và tất cả các bên trong vụ tranh chấp đều phải tuân theo.
2. Phán quyết của Toà án chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp và đối với trường hợp đã được quyết định.
3.Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết, thì Toà án có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.
ĐIỀU 34. Án phí
Nếu Toà án không có quyết định khác, thì mỗi bên phải đảm nhận phần án phí của mình.
MỤC 4. VIỆN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁY BIỂN
ĐIỀU 35. Thành phần
1. Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển nói trong Điều 14 của Phụ lục này gồm có 11 thành viên do Toà án lựa chọn trong các thành viên đã được bầu của Toà án, theo đa số các thành viên đó.
2. Trong việc lựa chọn các thành viên của Viện, sự đại diện cho các hệ thống pháp luật chủ yếu của thế giới và việc phân chia công bằng về địa lý phải được bảo đảm. Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực có thể định ra các quyết nghị có tính chất chung về sự đại diện và phân bố nói trên.
3. Các thành viên của Viện được lựa chọn ba năm một lần và chỉ có thể được lựa chọn thêm một nhiệm kỳ.
4. Viện bầu ra chủ tịch trong số các thành viên của mình. Chỉ tịch đảm nhận chức trách trong nhiệm kỳ của Viện.
5. Nếu các vụ kiện đang giải quyết chưa xong vào cuối nhiệm kỳ ba năm của Viện, thì viện phải hoàn thành việc xét xử với thành phần ban đầu của mình.
6. Khi một ghế của Viện bị trống, Toà án chọn trong số các thành viên đã được bầu của mình một người kế tục để hoàn thành nhiệm kỳ của người tiền nhiệm của người ấy.
7. Để lập ra Viện, phải có một số lượng cần thết là bảy người do Toà án lựa chọn trong các thành viên của mình.
ĐIỀU 36. Các viện ad-hoc (đặc biệt)
1. Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển lập ra một viện ad-hoc (đặc biệt), gồm có ba thành viên trong số thành viên của mình, để xét xử một vụ tranh chấp nhất định mà viện có trách nhiệm theo đúng Điều 188, khoản 1, điểm b. Thành phần của Viện này do Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển quyết định, với sự đồng ý của các bên hữu quan.
2. Nếu các bên không thoả thuận về thành phần của viện ad-hoc (đặc biệt) đã nêu ở khoản 1, thì mỗi bên trong vụ tranh chấp, chỉ định một thành viên và thành viên thứ 3 được chỉ định qua thoả thuận, hoặc nếu một bên không chỉ định thành viên, thì Chủ tịch của Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải tiến hành ngay việc chỉ định thành viên này hoặc các thành viên này, lựa chọn trong số các thành viên của Viện, sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên.
3. Các thành viên của viện ad-hoc (đặc biệt) không được làm việc cho một bên tranh chấp nào, cũng không được là công dân của một quốc gia nào trong số các quốc gia tranh chấp.
ĐIỀU 37. Quyền đưa vấn đề ra Viện
Viện để ngỏ cho các quốc gia thành viên, cho Cơ quan quyền lực và các thực thể hay cá nhân nói ở Mục 5 của phần XI.
ĐIỀU 38. Luật áp dụng
Ngoài các quy định của Điều 293, Viện áp dụng:
a) Các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực đã được thông qua theo đúng Công ước; và
b) Các điều khoản của bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến các hoạt động tiến hành trong vùng, về tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng nói trên.
ĐIỀU 39. Việc thi hành các quyết định của Viện
Các quyết định của Viện có hiệu lực ở trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên như các quyết định hay lệnh của cơ quan pháp luật cao nhất của quốc gia thành viên trên lãnh thổ mà ở đó phải thi hành các quyết định nói trên.
ĐIỀU 40. Việc áp dụng các mục khác của Phụ lục này
1. Các quy định của các mục khác trong Phụ lục này không mâu thuẫn với mục này được áp dụng cho Viện.
2. Trong việc thi hành các quyền hạn về tư vấn của mình. Viện dựa theo các quy định của Phụ lục này liên quan đến thủ tục tiến hành trước Toà án, trong phạm vi mà Viện thấy rằng các quy định này có thể áp dụng được.
MỤC 5. CÁC ĐIỀU SỬA ĐỔI
ĐIỀU 41. Các điều sửa đổi
1. Các điều sửa đổi đối với Phụ lục này, ngoài các điều sửa đổi liên quan đến Mục 4, chỉ có thể được thông qua theo đúng Điều 313 hoặc bằng consensus (thoả thuận) tại một hội nghị được triệu tập theo đúng Công ước.
2. Các điều sửa đổi đối với Mục 4 chỉ có thể được thông qua theo đúng Điều 314.
3. Toà án có thể qua trao đổi bằng văn bản đưa ra cho các quốc gia thành viên xét các đề nghị sửa đổi đối với Phụ lục này mà Toà án thấy cần thiết theo đúng khoản 1 và 2.
ĐIỀU 1. Việc khởi tố
Với điều kiện phải tuân thủ Phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định trong Phụ lục này bằng một thông báo viết gửi tới bên kia hoặc hoặc các bên kia trong vụ tranh chấp. Thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lý do làm căn cứ cho các yêu sách đó.
ĐIỀU 2. Danh sách các trọng tài
1. Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và liêm khiết. Tên của những người được chỉ định như vậy được ghi rõ trên một bản danh sách.
2. Vào một thời điểm nào đó, nếu số lượng trọng tài được một quốc gia thành viên chỉ định và có trong bản danh sách dưới bốn người thì quốc gia này có quyền tiến hành việc chỉ định bổ sung mà mình có quyền.
3. Tên của một trọng tài được ghi ở trên bản danh sách cho đến khi quốc gia thành viên đã chỉ định người trọng tài này rút người đó khỏi danh sách; dĩ nhiên, người trọng tài này phải tiếp tục làm nhiệm vụ trong mọi Toà trọng tài mà họ được cử cho đến khi thủ tục tiến hành trước toà này kết thúc.
ĐIỀU 3. Thành lập Toà trọng tài
Theo thủ tục được trù định trong Phụ lục này, trừ khi các bên liên quan có thoả thuận khác, Toà trọng tài được lập ra, như sau:
a) Với điều kiện tuân thủ điểm g, Toà trọng tài gồm có năm thành viên;
b) Bên nguyên cử một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn ở trên bản danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục này và người đó có thể là công dân của mình. Tên của người đó được ghi trong bản thông báo nói trong Điều 1 của Phụ lục này;
c) Bên bị trong vụ tranh chấp cử trong thời hạn 30 ngày, tính từ khi nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn trên bản danh sách, và người đó có thể là công dân của mình. Nếu họ không cử người trong thời hạn nói trên, thì bên nguyên có thể yêu cầu tiến hành việc cử thành viên đó theo đúng điểm c trong hai tuần lễ sau khi hết thời hạn này;
d) Ba thành viên khác được các bên thoả thuận cử ra. Họ được các bên tuỳ ý chọn trên bản danh sách và là công dân của các quốc gia thứ ba, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Các bên cử Chánh toà của Toà trọng tài trong số ba thành viên đó. Nêu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này, các bên hữu quan không thể thoả thuận về việc chỉ định một hay nhiều thành viên của Toà mà họ phải cử theo thoả thuận chung hay là về việc cử Chánh toà, thì theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, cần tiến hành cử 1 người hay những người đó theo đúng điểm e Yêu cầu đó phải được đưa lên trong hai tuần sau khi hết hạn 60 ngày này;
e) Trừ khi các bên hữu quan thoả thuận giao cho một người hoặc cho một quốc gia thứ ba do họ lựa chọn tiến hành các việc cử người cần thiết theo điểm c và d, Chánh án của Toà án quốc tế về luật biển cần tiến hành việc hành. Nếu Chánh án bận hoặc là công dân của một trong các bên trong vụ tranh chấp, thì việc cử người giao cho thành viên thâm niên nhất của Toà án quốc tế về luật biển sẵn sàng làm việc này và không phải là công dân của một trong các bên hữu quan. Việc cử người tiến hành bằng cách lựa chọn trên bản danh cách nói ở Điều 2 của Phụ lục này trong một thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và có tham kháo ý kiến của các bên. Các thành viên được cử như thế cần phải thuộc các quốc tịch khác nhau, không được làm việc cho một bên nào trong vụ tranh chấp; họ không trú ngụ thường xuyên ở trên lãnh thổ của một trong các bên hữu quan đó và không phải là công dân của một bên nào;
f) Mọi ghế bị trống đều được cử người thay thế theo các quy định cho lần bổ nhiệm đầu tiên ;
g) Các bên cùng một phía cùng nhau cử một thành viên của Toà qua thoả thuận chung. Khi có nhiều bên đối lập nhau hay trong trường hợp không thống nhất về điểm liệu các bên có đứng vào cùng một phía không, thì mỗi bên trong số họ cử một thành viên của Toà. Số lượng thành viên của Toà do các bên cử riêng rẽ bao giờ cũng phải ít hơn một người so với số lượng các thành viên của Toà được các bên hữu quan cùng cử ;
h) Các điểm a đến f được áp dụng đến hết mức có thể vào các vụ tranh chấp xảy ra có quá hai bên hữu quan trở lên.
ĐIỀU 4. Các chức năng của Toà trọng tài
Một toà trọng tài được thành lập theo Điều 3 của Phụ lục này thi hành các chức năng của mình theo đúng Phụ lục này và quy định khác của Công ước.
ĐIỀU 5. Thủ tục
Trừ khi các bên có thoả thuận khác, Toà trọng tài tự quy định thủ tục của mình bằng cách cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ của mình.
ĐIỀU 6. Những nghĩa vụ của các bên
Các bên tham gia tranh chấp tạo điều kiện dễ dàng cho Toà trọng tài thực hiện nhiệm vụ của mình và, đặc biệt là, theo đúng pháp luật của mình và bằng tất cả các phương tiện thuộc quyền sử dụng của mình, cần phải:
a) Cung cấp cho Toà mọi tài liệu, các điều kiện dễ dàng và các thông tin thích hợp; và b) Cho Toà, khi điều đó là cần thiết, có khả năng dẫn ra và nghe người làm chứng hoặc các chuyên gia và đến tại chỗ.
ĐIỀU 7. Lệ phí
Trừ khi Toà trọng tài có quyết định khác vì có những hoàn cảnh đặc biệt của vụ việc, lệ phí của Toà, kể ca thù lao cho các thành viên của Toà, phải do các bên trong vụ tranh chấp chịu ngang nhau.
ĐIỀU 8. Đa số cần thiết phải thông qua các bản án
Các quyết định của Toà trọng tài được thông qua theo đa số các thành viên của Toà. Sự vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng của dưới một nửa số thành viên không cản trở Toà ra quyết định. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, lá phiếu của Chánh toà là lá phiếu quyết định.
ĐIỀU 9. Vắng mặt
Khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp không ra Toà hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Toà tiếp tục trình tự tố tụng và phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra phán quyết, Toà trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Toà có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc chắn rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế pháp lý.
ĐIỀU 10. Bản án
Bản án của Toà trọng tài được giới hạn ở nội dung của vụ tranh chấp và phải nêu căn cứ. Bản án nêu tên của các thành viên của Toà trọng tài đã tham gia xét xử và thời gian ra bản án. Bất kỳ thành viên nào của Toà cũng có thể đính thêm vào bản án trình bày ý kiến riêng hoặc bất đồng của mình.
ĐIỀU 11. Tính chất tối hậu của bản án
Bản án có tính chất tối hậu và không được kháng cáo, trừ khi các bên trong vụ tranh chấp phải tuân theo bản án này.
ĐIỀU 12. Giải thích hoặc thi hành bản án
1. Bất kỳ tranh cãi nào có thể xảy ra giữa các bên trong vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay cách thi hành bản án, đều có thể được bên này hoặc bên kia đưa ra để Toà trọng tài đã tuyên án quyết định. Vì mục đích ấy, các ghế bị trống đều được cử người thay theo phương pháp được trù định cho việc bổ nhiệm ban đầu các thành viên của Toà.
2. Nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp thoả thuận, thì bất kỳ tranh cãi nào thuộc loại này đều có thể được đệ trình lên một Toà khác theo đúng Điều 287.
ĐIỀU 13. Áp dụng đối với các thực thể không phải là các quốc gia thành viên
Phụ lục này được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho mọi vụ tranh chấp nào liên quan đến các thực thể không phải là quốc gia thành viên.
ĐIỀU 1. Việc khởi tố
Với điều kiện tuân thủ phần XV, mọi bên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công ước liên quan đến: 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, 3- Việc nghiên cứu khoa học biển, hoặc 4- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhận chìm, có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đặc biệt được trù định trong Phụ lục này bằng thông báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên kia trong vụ tranh chấp; thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các căn cứ của các yêu sách đó.
ĐIỀU 2. Danh sách các chuyên viên
1. Một danh sách chuyên viên được lập ra và được duy trì cho mỗi lĩnh vực sau đây: 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, 3- Việc nghiên cứu khoa học biển, 4- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do tàu thuyền hay do nhận chìm gây ra.
2. Về mặt đánh bắt hải sản, danh sách chuyên viên do Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc lập ra và duy trì; về mặt bảo vệ và phòng giữ môi trường biển, do Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường; về mặt hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do tàu thuyền hay do nhận chìm gây ra, thì do Tổ chức hàng hải quốc tế hoặc, tuỳ theo mỗi một trường hợp, do cơ quan phụ trợ thích hợp mà Tổ chức, Chương trình hoặc Uỷ ban nói trên đã uỷ quyền thực hiện chức năng này.
3. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định trong một lĩnh vực đó hai chuyên viên có năng lực được xác minh và thừa nhận chung về pháp lý, khoa học hay kỹ thuật trong lĩnh vực nói trên và là những người nổi tiếng công minh, liêm khiết nhất. Trong mỗi lĩnh vực, bản danh sách có tên những người được chỉ định đó.
4. Ở vào một thời điểm nào đó, nếu số lượng chuyên viên do một quốc gia thành viên chỉ định và thể hiện trên một bản danh sách dưới hai người, thì quốc gia thành viên này có thể tiến hành việc chỉ định bổ sung và họ có quyền.
5. Tên của một chuyên viên được ghi trên bản danh sách cho đến khi bị bên đã chỉ định chuyên viên đó rút đi, dĩ nhiên là chuyên viên này phải tiếp tục thi hành nhiệm vụ của mình trong mọi Toà trọng tài đặc biệt cho đến lúc thủ tục tố tụng trước Toà này đã kết thúc.
ĐIỀU 3. Cơ cấu của Toà trọng tài đặc biệt
Theo thủ tục được trù định trong Phụ lục này, trừ khi các bên có thoả thuận khác, Toà trọng tài đặc biệt được cấu thành như sau:
a. Với điều kiện tuân thủ điểm g, Toà trọng tài đặc biệt gồm có năm thành viên;
b. Bên nguyên cử hai thành viên được lựa chọn tuỳ ý ở bản danh sách hay các bản danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục này liên quan đến nội dung của vụ tranh chấp, một trong hai người này có thể là công dân của nước đó. Tên của các thành viên được cử như vậy, được ghi trong thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này;
c. Bên bị trong vụ tranh chấp, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này, cử hai thành viên do họ tuỳ ý chọn trên danh sách hay các danh sách liên quan đến nội dung của vụ tranh chấp, và trong hai người đó, một người có thể là công dân của nước ấy. Nếu bên bị không cử người trong thời hạn này, thì bên nguyên có thể trong hai tuần sau khi hết hạn, yêu cầu tiến hành việc cử người theo đúng điểm e;
d. Các bên thoả thuận cử Chánh toà trọng tài đặc biệt được lựa chọn tuỳ ý trên danh sách thích hợp và là công dân của một nước thứ ba, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Trong một thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này, nếu các bên không thể thoả thuận việc cử Chánh toà, thì việc cử này được tiến hành theo đúng điểm e theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Yêu cầu đó được gửi đến trong vòng hai tuần sau khi hết thời hạn kể trên;
e. Trừ khi các bên thoả thuận giao phó cho một người hay một quốc gia thứ ba do họ lựa chọn, tiến hành việc cử người, Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành việc cử các uỷ viên cần thiết này trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu theo các điểm c hay d. Việc của người này được tiến hành bằng cách lựa chọn ở trên bản danh sách hay các bản danh sách chuyên viên thích hợp nói ở Điều 2 của Phụ lục này, có trao đổi với các bên tranh chấp và với tổ chức quốc tế thích hợp. Các uỷ viên được cử như vậy phải thuộc quốc tịch khác nhau, không được làm việc cho một bên nào trong vụ tranh chấp; họ không được trú ngụ thường xuyên ở trên lãnh thổ của một trong số các bên trong vụ tranh chấp và không phải là công dân của một trong các bên này;
f. Mọi ghế bị trống đều được cử người thay theo cách thức được trù định cho lần cử đầu tiên;
g. Các bên cùng đứng về một phía cũng nhau thoả thuận cử hai thành viên của Toà. Khi có nhiều bên đối lập nhau, hay trong trường hợp không thống nhất về điểm liệu các bên có cùng một phía hay không, thì mỗi bên trong số họ cử một thành viên của Toà;
h. Các điểm a đến f được áp dụng để hết mức có thể đối với các vụ tranh chấp có quá hai bên hữu quan trở lên.
ĐIỀU 4. Các quy định chung
Các Điều 4 đến 13 của Phụ lục VII được áp dụng mutatis mutadis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) vào thủ tục trọng tài đặc biệt nói ở trong Phụ lục này.
ĐIỀU 5. Việc xác lập các sự kiện
1. Các bên của một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước về: 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, 3- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm môi trường do tàu hay do nhận chìm gây ra, có thể, vào bất cứ lúc nào, thoả thuận yêu cầu một Toà trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Điều 3 của Phụ lục này tiến hành một cuộc điều tra và xác lập các sự kiện từ nguồn gốc của vụ tranh chấp.
2. Trừ khi các bên có thoả thuận khác, những sự kiện do Toà trọng tài đặc biệt xác nhận theo khoản 1 được coi là những chứng cứ đã được xác minh giữa các bên hữu quan.
3. Nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp yêu cầu thì Toà trọng tài đặc biệt có thể thảo ra các khuyến nghị; những khuyến nghị này không có giá trị quyết định mà chỉ là cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề làm phát sinh ra tranh chấp.
4. Với điều kiện tuân thủ khoản 2, Toà trọng tài đặc biệt cần tuân thủ Phụ lục này, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
ĐIỀU 1. Việc sử dụng thuật ngữ "tổ chức quốc tế"
Trong Điều 305 và Phụ lục này, thuật ngữ "các tổ chức quốc tế" được hiểu là một tổ chức liên chính phủ được các quốc gia lập nên, các quốc gia này trao cho tổ chức đó thẩm quyền về các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký kết các hiệp ước về vấn đề này.
ĐIỀU 2. Việc ký kết
Một tổ chức quốc tế có thể ký Công ước, nếu đa số các quốc gia hội viên của tổ chức này là những bên ký kết Công ước, một tổ chức quốc tế ra một tuyên bố nói rõ các vấn đề thuộc phạm vi Công ước mà các quốc gia hội viên ký Công ước đã trao thẩm quyền cho tổ chức quốc tế này, cũng như tính chất và phạm vi của thẩm quyền này.
ĐIỀU 3. Việc xác nhận chính thức và việc gia nhập
1. Một tổ chức quốc tế có thể gửi lưu chiểu một văn bản xác nhận chính thức hay gia nhập, nếu đa số các quốc gia hội viên của nó gửi hoặc đã gửi lưu chiểu các văn bản phê chuẩn hay gia nhập của mình.
2. Văn bản của tổ chức quốc tế gửi lưu chiểu lên cần phải có các cam kết và tuyên bố đã quy đinh ở Điều 4 và 5 của Phụ lục này.
ĐIỀU 4. Phạm vi tham gia, các quyền và nghĩa vụ
1. Đối với các vấn đề mà các quốc gia hội viên và là thành viên của Công ước đã giao thẩm quyền cho tổ chức quốc tế thì văn bản xác nhận chính thức hoặc gia nhập do tổ chức quốc tế đó gửi lưu chiểu cần có lời cam kết chấp nhận các quyền và nghĩa vụ đã được trù định trong Công ước đối với các quốc gia.
2. Một tổ chức quốc tế là thành viên của Công ước trong phạm vi các giới hạn thẩm quyền được xác định trong các tuyên bố, thông tin hoặc thông báo nói ở Điều 5 của Phụ lục này.
3. Đối với các vấn đề đã được các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước trao thẩm quyền cho thì một tổ chức quốc tế sẽ sử dụng các quyền và làm tròn nghĩa vụ, mà lẽ ra theo Công ước là những quyền và nghĩa vụ của các quốc gia này. Các quốc gia hội viên của một tổ chức quốc tế không sử dụng thẩm quyền của mình mà trao cho tổ chức này.
4. Không thể có trường hợp nào mà sự tham gia của một tổ chức quốc tế lại dẫn đến một sự đại diện cao hơn sự đại diện mà các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước có thể đòi hỏi. Quy định này đã được áp dụng, đặc biệt là đối với các quyền ra các quyết định.
5. Việc tham gia của một tổ chức quốc tế không đem lại cho các quốc gia hội viên của tố chức đó không phải là thành viên của Công ước một quyền nào do Công ước trù định.
6. Trong trường hợp có tranh chấp giữa những nghĩa vụ thuộc bổn phận của một tổ chức quốc tế theo Công ước và những nghĩa vụ thuộc bổn phận của tổ chức này theo điều ước đã thành lập ra nó hoặc theo mọi văn bản có liên quan, thì các nghĩa vụ do Công ước quy định có giá trị cao hơn.
ĐIỀU 5. Các tuyên bố, thông báo và thông tin
1. Tài liệu xác nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức quốc tế cần có một tuyên bố xác định rõ các vấn đề thuộc phạm vi Công ước mà các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước đã trao thẩm quyền cho tổ chức quốc tế này.
2. Một quốc gia hội viên của một tổ chức quốc tế, khi phê chuẩn hay gia nhập Công ước, hoặc khi tổ chức quốc tế gửi lưu chiểu văn kiện xác nhận chính thức hay gia nhập, phải làm một tuyên bố xác định các vấn đề đề cập trong Công ước mà tổ chức đã được trao thẩm quyền, vào ngày muộn nhất trong hai thời điểm nói trên.
3. Các quốc gia thành viên là hội viên của một tổ chức quốc tế, thành viên của Công ước được coi như có thẩm quyền về tất cả các vấn đề thuộc phạm vi của Công ước mà các quốc gia nói trên đã không ghi một cách rõ ràng rằng, họ đã trao thẩm quyền cho tổ chức bằng một tuyên bố, thông tin hoặc thông báo làm theo đúng điều này.
4. Tổ chức quốc tế và các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước thông báo ngay cho người lưu chiểu bất kỳ sự sửa đổi nào về việc phân chia các thẩm quyền được ghi rõ trong các tuyên bố nói ở khoản 1 và 2, kể cả những việc chuyển giao thẩm quyền mới.
5. Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể yêu cầu một tổ chức quốc tế và các quốc gia hội viên của tổ chức này là thành viên của Công ước, chỉ rõ ai trong tổ chức hay trong các quốc gia hội viên này có thẩm quyền đối với một vấn đề nhất định được đặt ra. Tổ chức này và các quốc gia hội viên hữu quan thông báo tình hình này, trong một thời hạn hợp lý. Họ cũng có thể tự mình chủ động thông báo một tình hình đó.
6. Tính chất và vi phạm của những thẩm quyền được chuyển giao cần phải được xác định rõ trong các tuyên bố, thông tin và thông báo làm theo điều này.
ĐIỀU 6. Trách nhiệm
1. Các bên có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục này có trách nhiệm về mọi thiếu sót đối với những nghĩa vụ nảy sinh từ Công ước và đối với tất cả các vi phạm khác đối với Công ước.
2. Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể yêu cầu một tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia hội viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước chỉ rõ người có trách nhiệm trong một trường hợp riêng biệt. Tổ chức và các quốc gia hội viên hữu quan cần phải thông báo tình hình này. Nếu không thực hiện điều này trong một thời gian hợp lý, hoặc nếu họ thông báo các thông tin trái ngược nhau, thì họ phải cùng nhau và liên đới chịu trách nhiệm.
ĐIỀU 7. Giải quyết các vụ tranh chấp
1. Khi gửi lưu chiểu văn kiện xác nhận chính thức hay gia nhập của mình, hoặc vào bất kỳ thời điểm nào tiếp sau, một tổ chức quốc tế có quyền tự do lựa chọn, qua tuyên bố bằng văn bản, một hoặc nhiều phương pháp đã nêu ở Điều 287, khoản 1 điểm a, c, và để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước.
2. Phần XV được áp dụng mutatis mutadis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho bất kỳ vụ tranh chấp nào giữa các thành viên của Công ước mà một hoặc nhiều thành viên đó là các tổ chức quốc tế.
3. Khi một tổ chức quốc tế và một hoặc nhiều quốc gia hội viên của tổ chức này đứng về một phía, thì coi như tổ chức đã chấp nhận các thủ tục giải quyết tranh chấp như các quốc gia này; trong trường hợp mà một trong số các quốc gia này chỉ chọn Toà án quốc tế theo Điều 287, thì tổ chức và quốc gia hội viên này coi như đã chấp nhận trọng tài theo thủ tục trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên tham gia vào vụ tranh chấp thoả thuận lựa chọn một phương pháp khác.
ĐIỀU 8. Áp dụng Phần XVII
Phần XVII được áp dụng mutatis mutadis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho các tổ chức quốc tế, với điều kiện tuân thủ các quy định sau đây
a. Văn kiện xác nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức quốc tế không được tính đến trong việc áp dụng Điều 303, khoản 1;
b. i. Một tổ chức quốc tế có quyền đặc biệt để hành động theo các Điều 312 đến 315, nếu tổ chức này có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục này đối với toàn bộ vấn đề nói trong điều sửa đổi;
ii. Khi một tổ chức quốc tế có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục này đối với toàn bộ vấn đề trong điều sửa đổi, thì văn kiện xác nhận chính thức hoặc gia nhập của tổ chức này liên quan đến điều sửa đổi nói trên được coi như văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của từng quốc gia hội viên là thành viên của Công ước trong việc áp dụng Điều 316, các khoản 1, 2 và 3;
iii. Trong tất cả các trường hợp khác, văn kiện xác nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức quốc tế không được tính đến trong việc áp dụng Điều 316, khoản 1 và 2;
c. i. Trong Điều 317, một tổ chức quốc tế mà trong số các hội viên của nó có một quốc gia thành viên của Công ước và tổ chức quốc tế đó vẫn tiếp tục thoả mãn các điều kiện đã được trù định trong Điều 1 của Phụ lục này, thì tổ chức quốc tế này không thể từ bỏ Công ước;
ii. Một tổ chức quốc tế phải từ bỏ Công ước, nếu trong số hội viên của nó không còn một quốc gia nào là thành viên của Công ước hoặc nếu tổ chức này đã thôi không thoả mãn các điều kiện đã được trù định trong Điều 1 của Phụ lục này. Sự từ bỏ đó có hiệu lực ngay lập tức.
UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA
PREAMBLE
The States Parties to this Convention,
Prompted by the desire to settle, in a spirit of mutual understanding and cooperation, all issues relating to the law of the sea and aware of the historic significance of this Convention as an important contribution to the maintenance of peace, justice and progress for all peoples of the world,
Noting that developments since the United Nations Conferences on the Law of the Sea held at Geneva in 1958 and 1960 have accentuated the need for a new and generally acceptable Convention on the law of the sea,
Conscious that the problems of ocean space are closely interrelated and need to be considered as a whole,
Recognizing the desirability of establishing through this Convention, with due regard for the sovereignty of all States, a legal order for the seas and oceans which will facilitate international communication, and will promote the peaceful uses of the seas and oceans, the equitable and efficient utilization of their resources, the conservation of their living resources, and the study, protection and preservation of the marine environment,
Bearing in mind that the achievement of these goals will contribute to the realization of a just and equitable international economic order which takes into account the interests and needs of mankind as a whole and, in particular, the special interests and needs of developing countries, whether coastal or land-locked,
Desiring by this Convention to develop the principles embodied in resolution 2749 (XXV) of 17 December 1970 in which the General Assembly of the United Nations solemnly declared inter alia that the area of the seabed and ocean floor and the subsoil thereof, beyond the limits of national jurisdiction, as well as its resources, are the common heritage of mankind, the exploration and exploitation of which shall be carried out for the benefit of mankind as a whole, irrespective of the geographical location of States,
Believing that the codification and progressive development of the law of the sea achieved in this Convention will contribute to the strengthening of peace, security, cooperation and friendly relations among all nations in conformity with the principles of justice and equal rights and will promote the economic and social advancement of all peoples of the world, in accordance with the Purposes and Principles of the United Nations as set forth in the Charter,
Affirming that matters not regulated by this Convention continue to be governed by the rules and principles of general international law,
Have agreed as follows:
Article 1. Use of terms and scope
1. For the purposes of this Convention:
(1) "Area" means the seabed and ocean floor and subsoil thereof, beyond the limits of national jurisdiction;
(2) "Authority" means the International Seabed Authority;
(3) "activities in the Area" means all activities of exploration for, and exploitation of, the resources of the Area;
(4) "pollution of the marine environment" means the introduction by man, directly or indirectly, of substances or energy into the marine environment, including estuaries, which results or is likely to result in such deleterious effects as harm to living resources and marine life, hazards to human health, hindrance to marine activities, including fishing and other legitimate uses of the sea, impairment of quality for use of sea water and reduction of amenities;
(5) (a) "dumping" means:
(i) any deliberate disposal of wastes or other matter from vessels, aircraft, platforms or other man-made structures at sea;
(ii) any deliberate disposal of vessels, aircraft, platforms or other man-made structures at sea;
(b) "dumping" does not include:
(i) the disposal of wastes or other matter incidental to, or derived from the normal operations of vessels, aircraft, platforms or other man-made structures at sea and their equipment, other than wastes or other matter transported by or to vessels, aircraft, platforms or other man-made structures at sea, operating for the purpose of disposal of such matter or derived from the treatment of such wastes or other matter on such vessels, aircraft, platforms or structures;
(ii) placement of matter for a purpose other than the mere disposal thereof, provided that such placement is not contrary to the aims of this Convention.
2. (1) "States Parties" means States which have consented to be bound by this Convention and for which this Convention is in force.
(2) This Convention applies mutatis mutandis to the entities referred to in article 305, paragraph l(b), (c), (d), (e) and (f), which become Parties to this Convention in accordance with the conditions relevant to each, and to that extent "States Parties" refers to those entities.
TERRITORIAL SEA AND CONTIGUOUS ZONE
Article 2: Legal status of the territorial sea, of the air space over the territorial sea and of its bed and subsoil
1. The sovereignty of a coastal State extends, beyond its land territory and internal waters and, in the case of an archipelagic State, its archipelagic waters, to an adjacent belt of sea, described as the territorial sea.
2. This sovereignty extends to the air space over the territorial sea as well as to its bed and subsoil.
3. The sovereignty over the territorial sea is exercised subject to this Convention and to other rules of international law.
SECTION 2. LIMITS OF THE TERRITORIAL SEA
Article 3: Breadth of the territorial sea
Every State has the right to establish the breadth of its territorial sea up to a limit not exceeding 12 nautical miles, measured from baselines determined in accordance with this Convention.
Article 4: Outer limit of the territorial sea
The outer limit of the territorial sea is the line every point of which is at a distance from the nearest point of the baseline equal to the breadth of the territorial sea.
Except where otherwise provided in this Convention, the normal baseline for measuring the breadth of the territorial sea is the low-water line along the coast as marked on large-scale charts officially recognized by the coastal State.
In the case of islands situated on atolls or of islands having fringing reefs, the baseline for measuring the breadth of the territorial sea is the seaward low-water line of the reef, as shown by the appropriate symbol on charts officially recognized by the coastal State.
1. In localities where the coastline is deeply indented and cut into, or if there is a fringe of islands along the coast in its immediate vicinity, the method of straight baselines joining appropriate points may be employed in drawing the baseline from which the breadth of the territorial sea is measured.
2. Where because of the presence of a delta and other natural conditions the coastline is highly unstable, the appropriate points may be selected along the furthest seaward extent of the low-water line and, notwithstanding subsequent regression of the low-water line, the straight baselines shall remain effective until changed by the coastal State in accordance with this Convention.
3. The drawing of straight baselines must not depart to any appreciable extent from the general direction of the coast, and the sea areas lying within the lines must be sufficiently closely linked to the land domain to be subject to the regime of internal waters.
4. Straight baselines shall not be drawn to and from low-tide elevations, unless lighthouses or similar installations which are permanently above sea level have been built on them or except in instances where the drawing of baselines to and from such elevations has received general international recognition.
5. Where the method of straight baselines is applicable under paragraph 1, account may be taken, in determining particular baselines, of economic interests peculiar to the region concerned, the reality and the importance of which are clearly evidenced by long usage.
6. The system of straight baselines may not be applied by a State in such a manner as to cut off the territorial sea of another State from the high seas or an exclusive economic zone.
1. Except as provided in Part IV, waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State.
2. Where the establishment of a straight baseline in accordance with the method set forth in article 7 has the effect of enclosing as internal waters areas which had not previously been considered as such, a right of innocent passage as provided in this Convention shall exist in those waters.
If a river flows directly into the sea, the baseline shall be a straight line across the mouth of the river between points on the low-water line of its banks.
1. This article relates only to bays the coasts of which belong to a single State.
2. For the purposes of this Convention, a bay is a well-marked indentation whose penetration is in such proportion to the width of its mouth as to contain land-locked waters and constitute more than a mere curvature of the coast. An indentation shall not, however, be regarded as a bay unless its area is as large as, or larger than, that of the semi-circle whose diameter is a line drawn across the mouth of that indentation.
3. For the purpose of measurement, the area of an indentation is that lying between the low-water mark around the shore of the indentation and a line joining the low-water mark of its natural entrance points. Where, because of the presence of islands, an indentation has more than one mouth, the semi-circle shall be drawn on a line as long as the sum total of the lengths of the lines across the different mouths. Islands within an indentation shall be included as if they were part of the water area of the indentation.
4. If the distance between the low-water marks of the natural entrance points of a bay does not exceed 24 nautical miles, a closing line may be drawn between these two low-water marks, and the waters enclosed thereby shall be considered as internal waters.
5. Where the distance between the low-water marks of the natural entrance points of a bay exceeds 24 nautical miles, a straight baseline of 24 nautical miles shall be drawn within the bay in such a manner as to enclose the maximum area of water that is possible with a line of that length.
6. The foregoing provisions do not apply to so-called "historic" bays, or in any case where the system of straight baselines provided for in article 7 is applied.
For the purpose of delimiting the territorial sea, the outermost permanent harbour works which form an integral part of the harbour system are regarded as forming part of the coast. Off-shore installations and artificial islands shall not be considered as permanent harbour works.
Roadsteads which are normally used for the loading, unloading and anchoring of ships, and which would otherwise be situated wholly or partly outside the outer limit of the territorial sea, are included in the territorial sea.
Article 13: Low-tide elevations
1. A low-tide elevation is a naturally formed area of land which is surrounded by and above water at low tide but submerged at high tide. Where a low-tide elevation is situated wholly or partly at a distance not exceeding the breadth of the territorial sea from the mainland or an island, the low-water line on that elevation may be used as the baseline for measuring the breadth of the territorial sea.
2. Where a low-tide elevation is wholly situated at a distance exceeding the breadth of the territorial sea from the mainland or an island, it has no territorial sea of its own.
Article 14: Combination of methods for determining baselines
The coastal State may determine baselines in turn by any of the methods provided for in the foregoing articles to suit different conditions.
Article 15: Delimitation of the territorial sea between States with opposite or adjacent coasts
Where the coasts of two States are opposite or adjacent to each other, neither of the two States is entitled, failing agreement between them to the contrary, to extend its territorial sea beyond the median line every point of which is equidistant from the nearest points on the baselines from which the breadth of the territorial seas of each of the two States is measured. The above provision does not apply, however, where it is necessary by reason of historic title or other special circumstances to delimit the territorial seas of the two States in a way which is at variance therewith.
Article 16: Charts and lists of geographical coordinates
1. The baselines for measuring the breadth of the territorial sea determined in accordance with articles 7, 9 and 10, or the limits derived therefrom, and the lines of delimitation drawn in accordance with articles 12 and 15 shall be shown on charts of a scale or scales adequate for ascertaining their position. Alternatively, a list of geographical coordinates of points, specifying the geodetic datum, may be substituted.
2. The coastal State shall give due publicity to such charts or lists of geographical coordinates and shall deposit a copy of each such chart or list with the Secretary-General of the United Nations.
SECTION 3. INNOCENT PASSAGE IN THE TERRITORIAL SEA SUBSECTION A. RULES APPLICABLE TO ALL SHIPS
Article 17: Right of innocent passage
Subject to this Convention, ships of all States, whether coastal or land-locked, enjoy the right of innocent passage through the territorial sea.
Article 18: Meaning of passage
1. Passage means navigation through the territorial sea for the purpose of:
(a) traversing that sea without entering internal waters or calling at a roadstead or port facility outside internal waters; or
(b) proceeding to or from internal waters or a call at such roadstead or port facility.
2. Passage shall be continuous and expeditious. However, passage includes stopping and anchoring, but only in so far as the same are incidental to ordinary navigation or are rendered necessary by force majeure or distress or for the purpose of rendering assistance to persons, ships or aircraft in danger or distress.
Article 19: Meaning of innocent passage
1. Passage is innocent so long as it is not prejudicial to the peace, good order or security of the coastal State. Such passage shall take place in conformity with this Convention and with other rules of international law.
2. Passage of a foreign ship shall be considered to be prejudicial to the peace, good order or security of the coastal State if in the territorial sea it engages in any of the following activities:
(a) any threat or use of force against the sovereignty, territorial integrity or political independence of the coastal State, or in any other manner in violation of the principles of international law embodied in the Charter of the United Nations;
(b) any exercise or practice with weapons of any kind;
(c) any act aimed at collecting information to the prejudice of the defence or security of the coastal State;
(d) any act of propaganda aimed at affecting the defence or security of the coastal State;
(e) the launching, landing or taking on board of any aircraft;
(f) the launching, landing or taking on board of any military device;
(g) the loading or unloading of any commodity, currency or person contrary to the customs, fiscal, immigration or sanitary laws and regulations of the coastal State;
(h) any act of wilful and serious pollution contrary to this Convention;
(i) any fishing activities;
(j) the carrying out of research or survey activities;
(k) any act aimed at interfering with any systems of communication or any other facilities or installations of the coastal State;
(l) any other activity not having a direct bearing on passage.
Article 20: Submarines and other underwater vehicles
In the territorial sea, submarines and other underwater vehicles are required to navigate on the surface and to show their flag.
Article 21: Laws and regulations of the coastal State relating to innocent passage
1. The coastal State may adopt laws and regulations, in conformity with the provisions of this Convention and other rules of international law, relating to innocent passage through the territorial sea, in respect of all or any of the following:
(a) the safety of navigation and the regulation of maritime traffic;
(b) the protection of navigational aids and facilities and other facilities or installations;
(c) the protection of cables and pipelines;
(d) the conservation of the living resources of the sea;
(e) the prevention of infringement of the fisheries laws and regulations of the coastal State;
(f) the preservation of the environment of the coastal State and the prevention, reduction and control of pollution thereof; (g) marine scientific research and hydrographic surveys;
(h) the prevention of infringement of the customs, fiscal, immigration or sanitary laws and regulations of the coastal State.
2. Such laws and regulations shall not apply to the design, construction, manning or equipment of foreign ships unless they are giving effect to generally accepted international rules or standards.
3. The coastal State shall give due publicity to all such laws and regulations.
4. Foreign ships exercising the right of innocent passage through the territorial sea shall comply with all such laws and regulations and all generally accepted international regulations relating to the prevention of collisions at sea.
Article 22: Sea lanes and traffic separation schemes in the territorial sea
1. The coastal State may, where necessary having regard to the safety of navigation, require foreign ships exercising the right of innocent passage through its territorial sea to use such sea lanes and traffic separation schemes as it may designate or prescribe for the regulation of the passage of ships.
2. In particular, tankers, nuclear-powered ships and ships carrying nuclear or other inherently dangerous or noxious substances or materials may be required to confine their passage to such sea lanes.
3. In the designation of sea lanes and the prescription of traffic separation schemes under this article, the coastal State shall take into account:
(a) the recommendations of the competent international organization;
(b) any channels customarily used for international navigation;
(c) the special characteristics of particular ships and channels; and
(d) the density of traffic.
4. The coastal State shall clearly indicate such sea lanes and traffic separation schemes on charts to which due publicity shall be given.
Article 23: Foreign nuclear-powered ships and ships carrying nuclear or other inherently dangerous or noxious substances
Foreign nuclear-powered ships and ships carrying nuclear or other inherently dangerous or noxious substances shall, when exercising the right of innocent passage through the territorial sea, carry documents and observe special precautionary measures established for such ships by international agreements.
Article 24: Duties of the coastal State
1. The coastal State shall not hamper the innocent passage of foreign ships through the territorial sea except in accordance with this Convention.
In particular, in the application of this Convention or of any laws or regulations adopted in conformity with this Convention, the coastal State shall not:
(a) impose requirements on foreign ships which have the practical effect of denying or impairing the right of innocent passage; or
(b) discriminate in form or in fact against the ships of any State or against ships carrying cargoes to, from or on behalf of any State.
2. The coastal State shall give appropriate publicity to any danger to navigation, of which it has knowledge, within its territorial sea.
Article 25: Rights of protection of the coastal State
1. The coastal State may take the necessary steps in its territorial sea to prevent passage which is not innocent.
2. In the case of ships proceeding to internal waters or a call at a port facility outside internal waters, the coastal State also has the right to take the necessary steps to prevent any breach of the conditions to which admission of those ships to internal waters or such a call is subject.
3. The coastal State may, without discrimination in form or in fact among foreign ships, suspend temporarily in specified areas of its territorial sea the innocent passage of foreign ships if such suspension is essential for the protection of its security, including weapons exercises. Such suspension shall take effect only after having been duly published.
Article 26: Charges which may be levied upon foreign ships
1. No charge may be levied upon foreign ships by reason only of their passage through the territorial sea.
2. Charges may be levied upon a foreign ship passing through the territorial sea as payment only for specific services rendered to the ship.
These charges shall be levied without discrimination.
SUBSECTION B. RULES APPLICABLE TO MERCHANT SHIPS AND GOVERNMENT SHIPS OPERATED FOR COMMERCIAL PURPOSES
Article 27: Criminal jurisdiction on board a foreign ship
1. The criminal jurisdiction of the coastal State should not be exercised on board a foreign ship passing through the territorial sea to arrest any person or to conduct any investigation in connection with any crime committed on board the ship during its passage, save only in the following cases:
(a) if the consequences of the crime extend to the coastal State;
(b) if the crime is of a kind to disturb the peace of the country or the good order of the territorial sea;
(c) if the assistance of the local authorities has been requested by the master of the ship or by a diplomatic agent or consular officer of the flag State; or
(d) if such measures are necessary for the suppression of illicit traffic in narcotic drugs or psychotropic substances.
2. The above provisions do not affect the right of the coastal State to take any steps authorized by its laws for the purpose of an arrest or investigation on board a foreign ship passing through the territorial sea after leaving internal waters.
3. In the cases provided for in paragraphs 1 and 2, the coastal State shall, if the master so requests, notify a diplomatic agent or consular officer of the flag State before taking any steps, and shall facilitate contact between such agent or officer and the ship's crew. In cases of emergency this notification may be communicated while the measures are being taken.
4. In considering whether or in what manner an arrest should be made, the local authorities shall have due regard to the interests of navigation.
5. Except as provided in Part XII or with respect to violations of laws and regulations adopted in accordance with Part V, the coastal State may not take any steps on board a foreign ship passing through the territorial sea to arrest any person or to conduct any investigation in connection with any crime committed before the ship entered the territorial sea, if the ship, proceeding from a foreign port, is only passing through the territorial sea without entering internal waters.
Article 28: Civil jurisdiction in relation to foreign ships
1. The coastal State should not stop or divert a foreign ship passing through the territorial sea for the purpose of exercising civil jurisdiction in relation to a person on board the ship.
2. The coastal State may not levy execution against or arrest the ship for the purpose of any civil proceedings, save only in respect of obligations or liabilities assumed or incurred by the ship itself in the course or for the purpose of its voyage through the waters of the coastal State.
3. Paragraph 2 is without prejudice to the right of the coastal State, in accordance with its laws, to levy execution against or to arrest, for the purpose of any civil proceedings, a foreign ship lying in the territorial sea, or passing through the territorial sea after leaving internal waters.
SUBSECTION C. RULES APPLICABLE TO WARSHIPS AND OTHER GOVERNMENT SHIPS OPERATED FOR NON-COMMERCIAL PURPOSES
Article 29: Definition of warships
For the purposes of this Convention, "warship" means a ship belonging to the armed forces of a State bearing the external marks distinguishing such ships of its nationality, under the command of an officer duly commissioned by the government of the State and whose name appears in the appropriate service list or its equivalent, and manned by a crew which is under regular armed forces discipline.
Article 30: Non-compliance by warships with the laws and regulations of the coastal State
If any warship does not comply with the laws and regulations of the coastal State concerning passage through the territorial sea and disregards any request for compliance therewith which is made to it, the coastal State may require it to leave the territorial sea immediately.
Article 31: Responsibility of the flag State for damage caused by a warship or other government ship operated for non-commercial purposes
The flag State shall bear international responsibility for any loss or damage to the coastal State resulting from the non-compliance by a warship or other government ship operated for non-commercial purposes with the laws and regulations of the coastal State concerning passage through the territorial sea or with the provisions of this Convention or other rules of international law.
Article 32: Immunities of warships and other government ships operated for non-commercial purposes
With such exceptions as are contained in subsection A and in articles 30 and 31, nothing in this Convention affects the immunities of warships and other government ships operated for non-commercial purposes.
1. In a zone contiguous to its territorial sea, described as the contiguous zone, the coastal State may exercise the control necessary to:
(a) prevent infringement of its customs, fiscal, immigration or sanitary laws and regulations within its territory or territorial sea;
(b) punish infringement of the above laws and regulations committed within its territory or territorial sea.
2. The contiguous zone may not extend beyond 24 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
STRAITS USED FOR INTERNATIONAL NAVIGATION
Article 34: Legal status of waters forming straits used for international navigation
1. The regime of passage through straits used for international navigation established in this Part shall not in other respects affect the legal status of the waters forming such straits or the exercise by the States bordering the straits of their sovereignty or jurisdiction over such waters and their air space, bed and subsoil.
2. The sovereignty or jurisdiction of the States bordering the straits is exercised subject to this Part and to other rules of international law.
Article 35: Scope of this Part
Nothing in this Part affects:
(a) any areas of internal waters within a strait, except where the establishment of a straight baseline in accordance with the method set forth in article 7 has the effect of enclosing as internal waters areas which had not previously been considered as such;
(b) the legal status of the waters beyond the territorial seas of States bordering straits as exclusive economic zones or high seas; or
(c) the legal regime in straits in which passage is regulated in whole or in part by long-standing international conventions in force specifically relating to such straits.
Article 36: High seas routes or routes through exclusive economic zones through straits used for international navigation
This Part does not apply to a strait used for international navigation if there exists through the strait a route through the high seas or through an exclusive economic zone of similar convenience with respect to navigational and hydrographical characteristics; in such routes, the other relevant Parts of this Convention, including the provisions regarding the freedoms of navigation and overflight, apply.
Article 37: Scope of this section
This section applies to straits which are used for international navigation between one part of the high seas or an exclusive economic zone and another part of the high seas or an exclusive economic zone.
Article 38: Right of transit passage
1. In straits referred to in article 37, all ships and aircraft enjoy the right of transit passage, which shall not be impeded; except that, if the strait is formed by an island of a State bordering the strait and its mainland, transit passage shall not apply if there exists seaward of the island a route through the high seas or through an exclusive economic zone of similar convenience with respect to navigational and hydrographical characteristics.
2. Transit passage means the exercise in accordance with this Part of the freedom of navigation and overflight solely for the purpose of continuous and expeditious transit of the strait between one part of the high seas or an exclusive economic zone and another part of the high seas or an exclusive economic zone. However, the requirement of continuous and expeditious transit does not preclude passage through the strait for the purpose of entering, leaving or returning from a State bordering the strait, subject to the conditions of entry to that State.
3. Any activity which is not an exercise of the right of transit passage through a strait remains subject to the other applicable provisions of this Convention.
Article 39: Duties of ships and aircraft during transit passage
1. Ships and aircraft, while exercising the right of transit passage, shall: (a) proceed without delay through or over the strait;
(b) refrain from any threat or use of force against the sovereignty, territorial integrity or political independence of States bordering the strait, or in any other manner in violation of the principles of international law embodied in the Charter of the United Nations;
(c) refrain from any activities other than those incident to their normal modes of continuous and expeditious transit unless rendered necessary by force majeure or by distress;
(d) comply with other relevant provisions of this Part.
2. Ships in transit passage shall:
(a) comply with generally accepted international regulations, procedures and practices for safety at sea, including the International Regulations for Preventing Collisions at Sea;
(b) comply with generally accepted international regulations, procedures and practices for the prevention, reduction and control of pollution from ships.
3. Aircraft in transit passage shall:
(a) observe the Rules of the Air established by the International Civil Aviation Organization as they apply to civil aircraft; state aircraft will normally comply with such safety measures and will at all times operate with due regard for the safety of navigation;
(b) at all times monitor the radio frequency assigned by the competent internationally designated air traffic control authority or the appropriate international distress radio frequency.
Article 40: Research and survey activities
During transit passage, foreign ships, including marine scientific research and hydrographic survey ships, may not carry out any research or survey activities without the prior authorization of the States bordering straits.
Article 41: Sea lanes and traffic separation schemes in straits used for international navigation
1. In conformity with this Part, States bordering straits may designate sea lanes and prescribe traffic separation schemes for navigation in straits where necessary to promote the safe passage of ships.
2. Such States may, when circumstances require, and after giving due publicity thereto, substitute other sea lanes or traffic separation schemes for any sea lanes or traffic separation schemes previously designated or prescribed by them.
3. Such sea lanes and traffic separation schemes shall conform to generally accepted international regulations.
4. Before designating or substituting sea lanes or prescribing or substituting traffic separation schemes, States bordering straits shall refer proposals to the competent international organization with a view to their adoption. The organization may adopt only such sea lanes and traffic separation schemes as may be agreed with the States bordering the straits, after which the States may designate, prescribe or substitute them.
5. In respect of a strait where sea lanes or traffic separation schemes through the waters of two or more States bordering the strait are being proposed, the States concerned shall cooperate in formulating proposals in consultation with the competent international organization.
6. States bordering straits shall clearly indicate all sea lanes and traffic separation schemes designated or prescribed by them on charts to which due publicity shall be given.
7. Ships in transit passage shall respect applicable sea lanes and traffic separation schemes established in accordance with this article.
Article 42: Laws and regulations of States bordering straits relating to transit passage
1. Subject to the provisions of this section, States bordering straits may adopt laws and regulations relating to transit passage through straits, in respect of all or any of the following:
(a) the safety of navigation and the regulation of maritime traffic, as provided in article 41;
(b) the prevention, reduction and control of pollution, by giving effect to applicable international regulations regarding the discharge of oil, oily wastes and other noxious substances in the strait;
(c) with respect to fishing vessels, the prevention of fishing, including the stowage of fishing gear;
(d) the loading or unloading of any commodity, currency or person in contravention of the customs, fiscal, immigration or sanitary laws and regulations of States bordering straits.
2. Such laws and regulations shall not discriminate in form or in fact among foreign ships or in their application have the practical effect of denying, hampering or impairing the right of transit passage as defined in this section.
3. States bordering straits shall give due publicity to all such laws and regulations.
4. Foreign ships exercising the right of transit passage shall comply with such laws and regulations.
5. The flag State of a ship or the State of registry of an aircraft entitled to sovereign immunity which acts in a manner contrary to such laws and regulations or other provisions of this Part shall bear international responsibility for any loss or damage which results to States bordering straits.
Article 43: Navigational and safety aids and other improvements and the prevention, reduction and control of pollution
User States and States bordering a strait should by agreement cooperate:
(a) in the establishment and maintenance in a strait of necessary navigational and safety aids or other improvements in aid of international navigation; and
(b) for the prevention, reduction and control of pollution from ships.
Article 44: Duties of States bordering straits
States bordering straits shall not hamper transit passage and shall give appropriate publicity to any danger to navigation or overflight within or over the strait of which they have knowledge. There shall be no suspension of transit passage.
1. The regime of innocent passage, in accordance with Part II, section 3, shall apply in straits used for international navigation:
(a) excluded from the application of the regime of transit passage under article 38, paragraph 1; or
(b) between a part of the high seas or an exclusive economic zone and the territorial sea of a foreign State.
2. There shall be no suspension of innocent passage through such straits.
For the purposes of this Convention:
(a) "archipelagic State" means a State constituted wholly by one or more archipelagos and may include other islands;
(b) "archipelago" means a group of islands, including parts of islands, interconnecting waters and other natural features which are so closely interrelated that such islands, waters and other natural features form an intrinsic geographical, economic and political entity, or which historically have been regarded as such.
Article 47: Archipelagic baselines
1. An archipelagic State may draw straight archipelagic baselines joining the outermost points of the outermost islands and drying reefs of the archipelago provided that within such baselines are included the main islands and an area in which the ratio of the area of the water to the area of the land, including atolls, is between 1 to 1 and 9 to 1.
2. The length of such baselines shall not exceed 100 nautical miles, except that up to 3 per cent of the total number of baselines enclosing any archipelago may exceed that length, up to a maximum length of 125 nautical miles.
3. The drawing of such baselines shall not depart to any appreciable extent from the general configuration of the archipelago.
4. Such baselines shall not be drawn to and from low-tide elevations, unless lighthouses or similar installations which are permanently above sea level have been built on them or where a low-tide elevation is situated wholly or partly at a distance not exceeding the breadth of the territorial sea from the nearest island.
5. The system of such baselines shall not be applied by an archipelagic State in such a manner as to cut off from the high seas or the exclusive economic zone the territorial sea of another State.
6. If a part of the archipelagic waters of an archipelagic State lies between two parts of an immediately adjacent neighbouring State, existing rights and all other legitimate interests which the latter State has traditionally exercised in such waters and all rights stipulated by agreement between those States shall continue and be respected.
7. For the purpose of computing the ratio of water to land under paragraph l, land areas may include waters lying within the fringing reefs of islands and atolls, including that part of a steep-sided oceanic plateau which is enclosed or nearly enclosed by a chain of limestone islands and drying reefs lying on the perimeter of the plateau.
8. The baselines drawn in accordance with this article shall be shown on charts of a scale or scales adequate for ascertaining their position.
Alternatively, lists of geographical coordinates of points, specifying the geodetic datum, may be substituted.
9. The archipelagic State shall give due publicity to such charts or lists of geographical coordinates and shall deposit a copy of each such chart or list with the Secretary-General of the United Nations.
Article 48: Measurement of the breadth of the territorial sea, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf
The breadth of the territorial sea, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf shall be measured from archipelagic baselines drawn in accordance with article 47.
Article 49: Legal status of archipelagic waters, of the air space over archipelagic waters and of their bed and subsoil
1. The sovereignty of an archipelagic State extends to the waters enclosed by the archipelagic baselines drawn in accordance with article 47, described as archipelagic waters, regardless of their depth or distance from the coast.
2. This sovereignty extends to the air space over the archipelagic waters, as well as to their bed and subsoil, and the resources contained therein.
3. This sovereignty is exercised subject to this Part.
4. The regime of archipelagic sea lanes passage established in this Part shall not in other respects affect the status of the archipelagic waters, including the sea lanes, or the exercise by the archipelagic State of its sovereignty over such waters and their air space, bed and subsoil, and the resources contained therein.
Article 50: Delimitation of internal waters
Within its archipelagic waters, the archipelagic State may draw closing lines for the delimitation of internal waters, in accordance with articles 9, 10 and 11.
Article 51: Existing agreements, traditional fishing rights and existing submarine cables
1. Without prejudice to article 49, an archipelagic State shall respect existing agreements with other States and shall recognize traditional fishing rights and other legitimate activities of the immediately adjacent neighbouring States in certain areas falling within archipelagic waters. The terms and conditions for the exercise of such rights and activities, including the nature, the extent and the areas to which they apply, shall, at the request of any of the States concerned, be regulated by bilateral agreements between them. Such rights shall not be transferred to or shared with third States or their nationals.
2. An archipelagic State shall respect existing submarine cables laid by other States and passing through its waters without making a landfall. An archipelagic State shall permit the maintenance and replacement of such cables upon receiving due notice of their location and the intention to repair or replace them.
Article 52: Right of innocent passage
1. Subject to article 53 and without prejudice to article 50, ships of all States enjoy the right of innocent passage through archipelagic waters, in accordance with Part II, section 3.
2. The archipelagic State may, without discrimination in form or in fact among foreign ships, suspend temporarily in specified areas of its archipelagic waters the innocent passage of foreign ships if such suspension is essential for the protection of its security. Such suspension shall take effect only after having been duly published.
Article 53: Right of archipelagic sea lanes passage
1. An archipelagic State may designate sea lanes and air routes thereabove, suitable for the continuous and expeditious passage of foreign ships and aircraft through or over its archipelagic waters and the adjacent territorial sea.
2. All ships and aircraft enjoy the right of archipelagic sea lanes passage in such sea lanes and air routes.
3. Archipelagic sea lanes passage means the exercise in accordance with this Convention of the rights of navigation and overflight in the normal mode solely for the purpose of continuous, expeditious and unobstructed transit between one part of the high seas or an exclusive economic zone and another part of the high seas or an exclusive economic zone.
4. Such sea lanes and air routes shall traverse the archipelagic waters and the adjacent territorial sea and shall include all normal passage routes used as routes for international navigation or overflight through or over archipelagic waters and, within such routes, so far as ships are concerned, all normal navigational channels, provided that duplication of routes of similar convenience between the same entry and exit points shall not be necessary.
5. Such sea lanes and air routes shall be defined by a series of continuous axis lines from the entry points of passage routes to the exit points. Ships and aircraft in archipelagic sea lanes passage shall not deviate more than 25 nautical miles to either side of such axis lines during passage, provided that such ships and aircraft shall not navigate closer to the coasts than 10 per cent of the distance between the nearest points on islands bordering the sea lane.
6. An archipelagic State which designates sea lanes under this article may also prescribe traffic separation schemes for the safe passage of ships through narrow channels in such sea lanes.
7. An archipelagic State may, when circumstances require, after giving due publicity thereto, substitute other sea lanes or traffic separation schemes for any sea lanes or traffic separation schemes previously designated or prescribed by it.
8. Such sea lanes and traffic separation schemes shall conform to generally accepted international regulations.
9. In designating or substituting sea lanes or prescribing or substituting traffic separation schemes, an archipelagic State shall refer proposals to the competent international organization with a view to their adoption. The organization may adopt only such sea lanes and traffic separation schemes as may be agreed with the archipelagic State, after which the archipelagic State may designate, prescribe or substitute them.
10. The archipelagic State shall clearly indicate the axis of the sea lanes and the traffic separation schemes designated or prescribed by it on charts to which due publicity shall be given.
11. Ships in archipelagic sea lanes passage shall respect applicable sea lanes and traffic separation schemes established in accordance with this article.
12. If an archipelagic State does not designate sea lanes or air routes, the right of archipelagic sea lanes passage may be exercised through the routes normally used for international navigation.
Article 54: Duties of ships and aircraft during their passage, research and survey activities, duties of the archipelagic State and laws and regulations of the archipelagic State relating to archipelagic sea lanes passage
Articles 39, 40, 42 and 44 apply mutatis mutandis to archipelagic sea lanes passage.
Article 55: Specific legal regime of the exclusive economic zone
The exclusive economic zone is an area beyond and adjacent to the territorial sea, subject to the specific legal regime established in this Part, under which the rights and jurisdiction of the coastal State and the rights and freedoms of other States are governed by the relevant provisions of this Convention.
Article 56: Rights, jurisdiction and duties of the coastal State in the exclusive economic zone
1. In the exclusive economic zone, the coastal State has:
(a) sovereign rights for the purpose of exploring and exploiting, conserving and managing the natural resources, whether living or non-living, of the waters superjacent to the seabed and of the seabed and its subsoil, and with regard to other activities for the economic exploitation and exploration of the zone, such as the production of energy from the water, currents and winds;
(b) jurisdiction as provided for in the relevant provisions of this Convention with regard to:
(i) the establishment and use of artificial islands, installations and structures;
(ii) marine scientific research;
(iii) the protection and preservation of the marine environment;
(c) other rights and duties provided for in this Convention.
2. In exercising its rights and performing its duties under this
Convention in the exclusive economic zone, the coastal State shall have due regard to the rights and duties of other States and shall act in a manner compatible with the provisions of this Convention.
3. The rights set out in this article with respect to the seabed and subsoil shall be exercised in accordance with Part VI.
Article 57: Breadth of the exclusive economic zone
The exclusive economic zone shall not extend beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
Article 58: Rights and duties of other States in the exclusive economic zone
1. In the exclusive economic zone, all States, whether coastal or land-locked, enjoy, subject to the relevant provisions of this Convention, the freedoms referred to in article 87 of navigation and overflight and of the laying of submarine cables and pipelines, and other internationally lawful uses of the sea related to these freedoms, such as those associated with the operation of ships, aircraft and submarine cables and pipelines, and compatible with the other provisions of this Convention.
2. Articles 88 to 115 and other pertinent rules of international law apply to the exclusive economic zone in so far as they are not incompatible with this Part.
3. In exercising their rights and performing their duties under this
Convention in the exclusive economic zone, States shall have due regard to the rights and duties of the coastal State and shall comply with the laws and regulations adopted by the coastal State in accordance with the provisions of this Convention and other rules of international law in so far as they are not incompatible with this Part.
Article 59: Basis for the resolution of conflicts regarding the attribution of rights and jurisdiction in the exclusive economic zone
In cases where this Convention does not attribute rights or jurisdiction to the coastal State or to other States within the exclusive economic zone, and a conflict arises between the interests of the coastal State and any other State or States, the conflict should be resolved on the basis of equity and in the light of all the relevant circumstances, taking into account the respective importance of the interests involved to the parties as well as to the international community as a whole.
Article 60: Artificial islands, installations and structures in the exclusive economic zone
1. In the exclusive economic zone, the coastal State shall have the exclusive right to construct and to authorize and regulate the construction, operation and use of:
(a) artificial islands;
(b) installations and structures for the purposes provided for in article 56 and other economic purposes;
(c) installations and structures which may interfere with the exercise of the rights of the coastal State in the zone.
2. The coastal State shall have exclusive jurisdiction over such artificial islands, installations and structures, including jurisdiction with regard to customs, fiscal, health, safety and immigration laws and regulations.
3. Due notice must be given of the construction of such artificial islands, installations or structures, and permanent means for giving warning of their presence must be maintained. Any installations or structures which are abandoned or disused shall be removed to ensure safety of navigation, taking into account any generally accepted international standards established in this regard by the competent international organization. Such removal shall also have due regard to fishing, the protection of the marine environment and the rights and duties of other States. Appropriate publicity shall be given to the depth, position and dimensions of any installations or structures not entirely removed.
4. The coastal State may, where necessary, establish reasonable safety zones around such artificial islands, installations and structures in which it may take appropriate measures to ensure the safety both of navigation and of the artificial islands, installations and structures.
5. The breadth of the safety zones shall be determined by the coastal State, taking into account applicable international standards. Such zones shall be designed to ensure that they are reasonably related to the nature and function of the artificial islands, installations or structures, and shall not exceed a distance of 500 metres around them, measured from each point of their outer edge, except as authorized by generally accepted international standards or as recommended by the competent international organization.
Due notice shall be given of the extent of safety zones.
6. All ships must respect these safety zones and shall comply with generally accepted international standards regarding navigation in the vicinity of artificial islands, installations, structures and safety zones.
7. Artificial islands, installations and structures and the safety zones around them may not be established where interference may be caused to the use of recognized sea lanes essential to international navigation.
8. Artificial islands, installations and structures do not possess the status of islands. They have no territorial sea of their own, and their presence does not affect the delimitation of the territorial sea, the exclusive economic zone or the continental shelf.
Article 61: Conservation of the living resources
1. The coastal State shall determine the allowable catch of the living resources in its exclusive economic zone.
2. The coastal State, taking into account the best scientific evidence available to it, shall ensure through proper conservation and management measures that the maintenance of the living resources in the exclusive economic zone is not endangered by over-exploitation. As appropriate, the coastal State and competent international organizations, whether subregional, regional or global, shall cooperate to this end.
3. Such measures shall also be designed to maintain or restore populations of harvested species at levels which can produce the maximum sustainable yield, as qualified by relevant environmental and economic factors, including the economic needs of coastal fishing communities and the special requirements of developing States, and taking into account fishing patterns, the interdependence of stocks and any generally recommended international minimum standards, whether subregional, regional or global.
4. In taking such measures the coastal State shall take into consideration the effects on species associated with or dependent upon harvested species with a view to maintaining or restoring populations of such associated or dependent species above levels at which their reproduction may become seriously threatened.
5. Available scientific information, catch and fishing effort statistics, and other data relevant to the conservation of fish stocks shall be contributed and exchanged on a regular basis through competent international organizations, whether subregional, regional or global, where appropriate and with participation by all States concerned, including States whose nationals are allowed to fish in the exclusive economic zone.
Article 62: Utilization of the living resources
1. The coastal State shall promote the objective of optimum utilization of the living resources in the exclusive economic zone without prejudice to article 61.
2. The coastal State shall determine its capacity to harvest the living resources of the exclusive economic zone. Where the coastal State does not have the capacity to harvest the entire allowable catch, it shall, through agreements or other arrangements and pursuant to the terms, conditions, laws and regulations referred to in paragraph 4, give other States access to the surplus of the allowable catch, having particular regard to the provisions of articles 69 and 70, especially in relation to the developing States mentioned therein.
3. In giving access to other States to its exclusive economic zone under this article, the coastal State shall take into account all relevant factors, including, inter alia, the significance of the living resources of the area to the economy of the coastal State concerned and its other national interests, the provisions of articles 69 and 70, the requirements of developing States in the subregion or region in harvesting part of the surplus and the need to minimize economic dislocation in States whose nationals have habitually fished in the zone or which have made substantial efforts in research and identification of stocks.
4. Nationals of other States fishing in the exclusive economic zone shall comply with the conservation measures and with the other terms and conditions established in the laws and regulations of the coastal State. These laws and regulations shall be consistent with this Convention and may relate, inter alia, to the following:
(a) licensing of fishermen, fishing vessels and equipment, including payment of fees and other forms of remuneration, which, in the case of developing coastal States, may consist of adequate compensation in the field of financing, equipment and technology relating to the fishing industry;
(b) determining the species which may be caught, and fixing quotas of catch, whether in relation to particular stocks or groups of stocks or catch per vessel over a period of time or to the catch by nationals of any State during a specified period;
(c) regulating seasons and areas of fishing, the types, sizes and amount of gear, and the types, sizes and number of fishing vessels that may be used;
(d) fixing the age and size of fish and other species that may be caught;
(e) specifying information required of fishing vessels, including catch and effort statistics and vessel position reports;
(f) requiring, under the authorization and control of the coastal State, the conduct of specified fisheries research programmes and regulating the conduct of such research, including the sampling of catches, disposition of samples and reporting of associated scientific data;
(g) the placing of observers or trainees on board such vessels by the coastal State;
(h) the landing of all or any part of the catch by such vessels in the ports of the coastal State;
(i) terms and conditions relating to joint ventures or other cooperative arrangements;
(j) requirements for the training of personnel and the transfer of fisheries technology, including enhancement of the coastal State's capability of undertaking fisheries research;
(k) enforcement procedures.
5. Coastal States shall give due notice of conservation and management laws and regulations.
Article 63: Stocks occurring within the exclusive economic zones of two or more coastal States or both within the exclusive economic zone and in an area beyond and adjacent to it
1. Where the same stock or stocks of associated species occur within the exclusive economic zones of two or more coastal States, these States shall seek, either directly or through appropriate subregional or regional organizations, to agree upon the measures necessary to coordinate and ensure the conservation and development of such stocks without prejudice to the other provisions of this Part.
2. Where the same stock or stocks of associated species occur both within the exclusive economic zone and in an area beyond and adjacent to the zone, the coastal State and the States fishing for such stocks in the adjacent area shall seek, either directly or through appropriate subregional or regional organizations, to agree upon the measures necessary for the conservation of these stocks in the adjacent area.
Article 64: Highly migratory species
1. The coastal State and other States whose nationals fish in the region for the highly migratory species listed in Annex I shall cooperate directly or through appropriate international organizations with a view to ensuring conservation and promoting the objective of optimum utilization of such species throughout the region, both within and beyond the exclusive economic zone. In regions for which no appropriate international organization exists, the coastal State and other States whose nationals harvest these species in the region shall cooperate to establish such an organization and participate in its work.
2. The provisions of paragraph 1 apply in addition to the other provisions of this Part.
Nothing in this Part restricts the right of a coastal State or the competence of an international organization, as appropriate, to prohibit, limit or regulate the exploitation of marine mammals more strictly than provided for in this Part. States shall cooperate with a view to the conservation of marine mammals and in the case of cetaceans shall in particular work through the appropriate international organizations for their conservation, management and study.
1. States in whose rivers anadromous stocks originate shall have the primary interest in and responsibility for such stocks.
2. The State of origin of anadromous stocks shall ensure their conservation by the establishment of appropriate regulatory measures for fishing in all waters landward of the outer limits of its exclusive economic zone and for fishing provided for in paragraph 3(b). The State of origin may, after consultations with the other States referred to in paragraphs 3 and 4 fishing these stocks, establish total allowable catches for stocks originating in its rivers.
3. (a) Fisheries for anadromous stocks shall be conducted only in waters landward of the outer limits of exclusive economic zones, except in cases where this provision would result in economic dislocation for a State other than the State of origin. With respect to such fishing beyond the outer limits of the exclusive economic zone, States concerned shall maintain consultations with a view to achieving agreement on terms and conditions of such fishing giving due regard to the conservation requirements and the needs of the State of origin in respect of these stocks.
(b) The State of origin shall cooperate in minimizing economic dislocation in such other States fishing these stocks, taking into account the normal catch and the mode of operations of such States, and all the areas in which such fishing has occurred.
(c) States referred to in subparagraph (b), participating by agreement with the State of origin in measures to renew anadromous stocks, particularly by expenditures for that purpose, shall be given special consideration by the State of origin in the harvesting of stocks originating in its rivers.
(d) Enforcement of regulations regarding anadromous stocks beyond the exclusive economic zone shall be by agreement between the State of origin and the other States concerned.
4. In cases where anadromous stocks migrate into or through the waters landward of the outer limits of the exclusive economic zone of a State other than the State of origin, such State shall cooperate with the State of origin with regard to the conservation and management of such stocks.
5. The State of origin of anadromous stocks and other States fishing these stocks shall make arrangements for the implementation of the provisions of this article, where appropriate, through regional organizations.
Article 67: Catadromous species
1. A coastal State in whose waters catadromous species spend the greater part of their life cycle shall have responsibility for the management of these species and shall ensure the ingress and egress of migrating fish.
2. Harvesting of catadromous species shall be conducted only in waters landward of the outer limits of exclusive economic zones. When conducted in exclusive economic zones, harvesting shall be subject to this article and the other provisions of this Convention concerning fishing in these zones.
3. In cases where catadromous fish migrate through the exclusive economic zone of another State, whether as juvenile or maturing fish, the management, including harvesting, of such fish shall be regulated by agreement between the State mentioned in paragraph 1 and the other State concerned. Such agreement shall ensure the rational management of the species and take into account the responsibilities of the State mentioned in paragraph 1 for the maintenance of these species.
This Part does not apply to sedentary species as defined in article 77, paragraph 4.
Article 69: Right of land-locked States
1. Land-locked States shall have the right to participate, on an equitable basis, in the exploitation of an appropriate part of the surplus of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the same subregion or region, taking into account the relevant economic and geographical circumstances of all the States concerned and in conformity with the provisions of this article and of articles 61 and 62.
2. The terms and modalities of such participation shall be established by the States concerned through bilateral, subregional or regional agreements taking into account, inter alia:
(a) the need to avoid effects detrimental to fishing communities or fishing industries of the coastal State;
(b) the extent to which the land-locked State, in accordance with the provisions of this article, is participating or is entitled to participate under existing bilateral, subregional or regional agreements in the exploitation of living resources of the exclusive economic zones of other coastal States;
(c) the extent to which other land-locked States and geographically disadvantaged States are participating in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zone of the coastal
State and the consequent need to avoid a particular burden for any single coastal State or a part of it;
(d) the nutritional needs of the populations of the respective States.
3. When the harvesting capacity of a coastal State approaches a point which would enable it to harvest the entire allowable catch of the living resources in its exclusive economic zone, the coastal State and other States concerned shall cooperate in the establishment of equitable arrangements on a bilateral, subregional or regional basis to allow for participation of developing land-locked States of the same subregion or region in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the subregion or region, as may be appropriate in the circumstances and on terms satisfactory to all parties. In the implementation of this provision the factors mentioned in paragraph 2 shall also be taken into account.
4. Developed land-locked States shall, under the provisions of this article, be entitled to participate in the exploitation of living resources only in the exclusive economic zones of developed coastal States of the same subregion or region having regard to the extent to which the coastal State, in giving access to other States to the living resources of its exclusive economic zone, has taken into account the need to minimize detrimental effects on fishing communities and economic dislocation in States whose nationals have habitually fished in the zone.
5. The above provisions are without prejudice to arrangements agreed upon in subregions or regions where the coastal States may grant to land-locked States of the same subregion or region equal or preferential rights for the exploitation of the living resources in the exclusive economic zones.
Article 70: Right of geographically disadvantaged States
1. Geographically disadvantaged States shall have the right to participate, on an equitable basis, in the exploitation of an appropriate part of the surplus of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the same subregion or region, taking into account the relevant economic and geographical circumstances of all the States concerned and in conformity with the provisions of this article and of articles 61 and 62.
2. For the purposes of this Part, "geographically disadvantaged States" means coastal States, including States bordering enclosed or semi-enclosed seas, whose geographical situation makes them dependent upon the exploitation of the living resources of the exclusive economic zones of other States in the subregion or region for adequate supplies of fish for the nutritional purposes of their populations or parts thereof, and coastal States which can claim no exclusive economic zones of their own.
3. The terms and modalities of such participation shall be established by the States concerned through bilateral, subregional or regional agreements taking into account, inter alia:
(a) the need to avoid effects detrimental to fishing communities or fishing industries of the coastal State;
(b) the extent to which the geographically disadvantaged State, in accordance with the provisions of this article, is participating or is entitled to participate under existing bilateral, subregional or regional agreements in the exploitation of living resources of the exclusive economic zones of other coastal States;
(c) the extent to which other geographically disadvantaged States and land-locked States are participating in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zone of the coastal State and the consequent need to avoid a particular burden for any single coastal State or a part of it;
(d) the nutritional needs of the populations of the respective States.
4. When the harvesting capacity of a coastal State approaches a point which would enable it to harvest the entire allowable catch of the living resources in its exclusive economic zone, the coastal State and other States concerned shall cooperate in the establishment of equitable arrangements on a bilateral, subregional or regional basis to allow for participation of developing geographically disadvantaged States of the same subregion or region in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the subregion or region, as may be appropriate in the circumstances and on terms satisfactory to all parties. In the implementation of this provision the factors mentioned in paragraph 3 shall also be taken into account.
5. Developed geographically disadvantaged States shall, under the provisions of this article, be entitled to participate in the exploitation of living resources only in the exclusive economic zones of developed coastal States of the same subregion or region having regard to the extent to which the coastal State, in giving access to other States to the living resources of its exclusive economic zone, has taken into account the need to minimize detrimental effects on fishing communities and economic dislocation in States whose nationals have habitually fished in the zone.
6. The above provisions are without prejudice to arrangements agreed upon in subregions or regions where the coastal States may grant to geographically disadvantaged States of the same subregion or region equal or preferential rights for the exploitation of the living resources in the exclusive economic zones.
Article 71: Non-applicability of articles 69 and 70
The provisions of articles 69 and 70 do not apply in the case of a coastal State whose economy is overwhelmingly dependent on the exploitation of the living resources of its exclusive economic zone.
Article 72: Restrictions on transfer of rights
1. Rights provided under articles 69 and 70 to exploit living resources shall not be directly or indirectly transferred to third States or their nationals by lease or licence, by establishing joint ventures or in any other manner which has the effect of such transfer unless otherwise agreed by the States concerned.
2. The foregoing provision does not preclude the States concerned from obtaining technical or financial assistance from third States or international organizations in order to facilitate the exercise of the rights pursuant to articles 69 and 70, provided that it does not have the effect referred to in paragraph 1.
Article 73: Enforcement of laws and regulations of the coastal State
1. The coastal State may, in the exercise of its sovereign rights to explore, exploit, conserve and manage the living resources in the exclusive economic zone, take such measures, including boarding, inspection, arrest and judicial proceedings, as may be necessary to ensure compliance with the laws and regulations adopted by it in conformity with this Convention.
2. Arrested vessels and their crews shall be promptly released upon the posting of reasonable bond or other security.
3. Coastal State penalties for violations of fisheries laws and regulations in the exclusive economic zone may not include imprisonment, in the absence of agreements to the contrary by the States concerned, or any other form of corporal punishment.
4. In cases of arrest or detention of foreign vessels the coastal State shall promptly notify the flag State, through appropriate channels, of the action taken and of any penalties subsequently imposed.
Article 74: Delimitation of the exclusive economic zone between States with opposite or adjacent coasts
1. The delimitation of the exclusive economic zone between States with opposite or adjacent coasts shall be effected by agreement on the basis of international law, as referred to in Article 38 of the Statute of the International Court of Justice, in order to achieve an equitable solution.
2. If no agreement can be reached within a reasonable period of time, the States concerned shall resort to the procedures provided for in Part XV.
3. Pending agreement as provided for in paragraph 1, the States concerned, in a spirit of understanding and cooperation, shall make every effort to enter into provisional arrangements of a practical nature and, during this transitional period, not to jeopardize or hamper the reaching of the final agreement. Such arrangements shall be without prejudice to the final delimitation.
4. Where there is an agreement in force between the States concerned, questions relating to the delimitation of the exclusive economic zone shall be determined in accordance with the provisions of that agreement.
Article 75: Charts and lists of geographical coordinates
1. Subject to this Part, the outer limit lines of the exclusive economic zone and the lines of delimitation drawn in accordance with article 74 shall be shown on charts of a scale or scales adequate for ascertaining their position. Where appropriate, lists of geographical coordinates of points, specifying the geodetic datum, may be substituted for such outer limit lines or lines of delimitation.
2. The coastal State shall give due publicity to such charts or lists of geographical coordinates and shall deposit a copy of each such chart or list with the Secretary-General of the United Nations.
Article 76: Definition of the continental shelf
1. The continental shelf of a coastal State comprises the seabed and subsoil of the submarine areas that extend beyond its territorial sea throughout the natural prolongation of its land territory to the outer edge of the continental margin, or to a distance of 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured where the outer edge of the continental margin does not extend up to that distance.
2. The continental shelf of a coastal State shall not extend beyond the limits provided for in paragraphs 4 to 6.
3. The continental margin comprises the submerged prolongation of the land mass of the coastal State, and consists of the seabed and subsoil of the shelf, the slope and the rise. It does not include the deep ocean floor with its oceanic ridges or the subsoil thereof.
4. (a) For the purposes of this Convention, the coastal State shall establish the outer edge of the continental margin wherever the margin extends beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured, by either:
(i) a line delineated in accordance with paragraph 7 by reference to the outermost fixed points at each of which the thickness of sedimentary rocks is at least 1 per cent of the shortest distance from such point to the foot of the continental slope; or
(ii) a line delineated in accordance with paragraph 7 by reference to fixed points not more than 60 nautical miles from the foot of the continental slope.
(b) In the absence of evidence to the contrary, the foot of the continental slope shall be determined as the point of maximum change in the gradient at its base.
5. The fixed points comprising the line of the outer limits of the continental shelf on the seabed, drawn in accordance with paragraph 4 (a)(I) and (ii), either shall not exceed 350 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured or shall not exceed 100 nautical miles from the 2,500 metre isobath, which is a line connecting the depth of 2,500 metres.
6. Notwithstanding the provisions of paragraph 5, on submarine ridges, the outer limit of the continental shelf shall not exceed 350 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
This paragraph does not apply to submarine elevations that are natural components of the continental margin, such as its plateaux, rises, caps, banks and spurs.
7. The coastal State shall delineate the outer limits of its continental shelf, where that shelf extends beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured, by straight lines not exceeding 60 nautical miles in length, connecting fixed points, defined by coordinates of latitude and longitude.
8. Information on the limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured shall be submitted by the coastal State to the Commission on the Limits of the Continental Shelf set up under Annex II on the basis of equitable geographical representation. The Commission shall make recommendations to coastal States on matters related to the establishment of the outer limits of their continental shelf. The limits of the shelf established by a coastal State on the basis of these recommendations shall be final and binding.
9. The coastal State shall deposit with the Secretary-General of the United Nations charts and relevant information, including geodetic data, permanently describing the outer limits of its continental shelf. The Secretary-General shall give due publicity thereto.
10. The provisions of this article are without prejudice to the question of delimitation of the continental shelf between States with opposite or adjacent coasts.
Article 77: Rights of the coastal State over the continental shelf
1. The coastal State exercises over the continental shelf sovereign rights for the purpose of exploring it and exploiting its natural resources.
2. The rights referred to in paragraph 1 are exclusive in the sense that if the coastal State does not explore the continental shelf or exploit its natural resources, no one may undertake these activities without the express consent of the coastal State.
3. The rights of the coastal State over the continental shelf do not depend on occupation, effective or notional, or on any express proclamation.
4. The natural resources referred to in this Part consist of the mineral and other non-living resources of the seabed and subsoil together with living organisms belonging to sedentary species, that is to say, organisms which, at the harvestable stage, either are immobile on or under the seabed or are unable to move except in constant physical contact with the seabed or the subsoil.
Article 78: Legal status of the superjacent waters and air space and the rights and freedoms of other States
1. The rights of the coastal State over the continental shelf do not affect the legal status of the superjacent waters or of the air space above those waters.
2. The exercise of the rights of the coastal State over the continental shelf must not infringe or result in any unjustifiable interference with navigation and other rights and freedoms of other States as provided for in this Convention.
Article 79: Submarine cables and pipelines on the continental shelf
1. All States are entitled to lay submarine cables and pipelines on the continental shelf, in accordance with the provisions of this article.
2. Subject to its right to take reasonable measures for the exploration of the continental shelf, the exploitation of its natural resources and the prevention, reduction and control of pollution from pipelines, the coastal State may not impede the laying or maintenance of such cables or pipelines.
3. The delineation of the course for the laying of such pipelines on the continental shelf is subject to the consent of the coastal State.
4. Nothing in this Part affects the right of the coastal State to establish conditions for cables or pipelines entering its territory or territorial sea, or its jurisdiction over cables and pipelines constructed or used in connection with the exploration of its continental shelf or exploitation of its resources or the operations of artificial islands, installations and structures under its jurisdiction.
5. When laying submarine cables or pipelines, States shall have due regard to cables or pipelines already in position. In particular, possibilities of repairing existing cables or pipelines shall not be prejudiced.
Article 80: Artificial islands, installations and structures on the continental shelf
Article 60 applies mutatis mutandis to artificial islands, installations and structures on the continental shelf.
Article 81: Drilling on the continental shelf
The coastal State shall have the exclusive right to authorize and regulate drilling on the continental shelf for all purposes.
Article 82: Payments and contributions with respect to the exploitation of the continental shelf beyond 200 nautical miles
1. The coastal State shall make payments or contributions in kind in respect of the exploitation of the non-living resources of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
2. The payments and contributions shall be made annually with respect to all production at a site after the first five years of production at that site. For the sixth year, the rate of payment or contribution shall be 1 per cent of the value or volume of production at the site. The rate shall increase by 1 per cent for each subsequent year until the twelfth year and shall remain at 7 per cent thereafter. Production does not include resources used in connection with exploitation.
3. A developing State which is a net importer of a mineral resource produced from its continental shelf is exempt from making such payments or contributions in respect of that mineral resource.
4. The payments or contributions shall be made through the Authority, which shall distribute them to States Parties to this Convention, on the basis of equitable sharing criteria, taking into account the interests and needs of developing States, particularly the least developed and the land-locked among them.
Article 83: Delimitation of the continental shelf between States with opposite or adjacent coasts
1. The delimitation of the continental shelf between States with opposite or adjacent coasts shall be effected by agreement on the basis of international law, as referred to in Article 38 of the Statute of the International Court of Justice, in order to achieve an equitable solution.
2. If no agreement can be reached within a reasonable period of time, the States concerned shall resort to the procedures provided for in Part XV.
3. Pending agreement as provided for in paragraph 1, the States concerned, in a spirit of understanding and cooperation, shall make every effort to enter into provisional arrangements of a practical nature and, during this transitional period, not to jeopardize or hamper the reaching of the final agreement. Such arrangements shall be without prejudice to the final delimitation.
4. Where there is an agreement in force between the States concerned, questions relating to the delimitation of the continental shelf shall be determined in accordance with the provisions of that agreement.
Article 84: Charts and lists of geographical coordinates
1. Subject to this Part, the outer limit lines of the continental shelf and the lines of delimitation drawn in accordance with article 83 shall be shown on charts of a scale or scales adequate for ascertaining their position. Where appropriate, lists of geographical coordinates of points, specifying the geodetic datum, may be substituted for such outer limit lines or lines of delimitation.
2. The coastal State shall give due publicity to such charts or lists of geographical coordinates and shall deposit a copy of each such chart or list with the Secretary-General of the United Nations and, in the case of those showing the outer limit lines of the continental shelf, with the Secretary-General of the Authority.
This Part does not prejudice the right of the coastal State to exploit the subsoil by means of tunnelling, irrespective of the depth of water above the subsoil.
Article 86: Application of the provisions of this Part
The provisions of this Part apply to all parts of the sea that are not
included in the exclusive economic zone, in the territorial sea or in the internal waters of a State, or in the archipelagic waters of an archipelagic State. This article does not entail any abridgement of the freedoms enjoyed by all States in the exclusive economic zone in accordance with article 58.
Article 87: Freedom of the high seas
1. The high seas are open to all States, whether coastal or land-locked. Freedom of the high seas is exercised under the conditions laid down by this Convention and by other rules of international law. It comprises, inter alia, both for coastal and land-locked States:
(a) freedom of navigation; (b) freedom of overflight;
(c) freedom to lay submarine cables and pipelines, subject to Part VI;
(d) freedom to construct artificial islands and other installations permitted under international law, subject to Part VI;
(e) freedom of fishing, subject to the conditions laid down in section 2;
(f) freedom of scientific research, subject to Parts VI and XIII.
2. These freedoms shall be exercised by all States with due regard for the interests of other States in their exercise of the freedom of the high seas, and also with due regard for the rights under this Convention with respect to activities in the Area.
Article 88: Reservation of the high seas for peaceful purposes
The high seas shall be reserved for peaceful purposes.
Article 89: Invalidity of claims of sovereignty over the high seas
No State may validly purport to subject any part of the high seas to its sovereignty.
Article 90: Right of navigation
Every State, whether coastal or land-locked, has the right to sail ships flying its flag on the high seas.
Article 91: Nationality of ships
1. Every State shall fix the conditions for the grant of its nationality to ships, for the registration of ships in its territory, and for the right to fly its flag. Ships have the nationality of the State whose flag they are entitled to fly. There must exist a genuine link between the State and the ship.
2. Every State shall issue to ships to which it has granted the right to fly its flag documents to that effect.
1. Ships shall sail under the flag of one State only and, save in exceptional cases expressly provided for in international treaties or in this Convention, shall be subject to its exclusive jurisdiction on the high seas.
A ship may not change its flag during a voyage or while in a port of call, save in the case of a real transfer of ownership or change of registry.
2. A ship which sails under the flags of two or more States, using them according to convenience, may not claim any of the nationalities in question with respect to any other State, and may be assimilated to a ship without nationality.
Article 93: Ships flying the flag of the United Nations, its specialized agencies and the International Atomic Energy Agency
The preceding articles do not prejudice the question of ships employed on the official service of the United Nations, its specialized agencies or the International Atomic Energy Agency, flying the flag of the organization.
Article 94: Duties of the flag State
1. Every State shall effectively exercise its jurisdiction and control in administrative, technical and social matters over ships flying its flag.
2. In particular every State shall:
(a) maintain a register of ships containing the names and particulars of ships flying its flag, except those which are excluded from generally accepted international regulations on account of their small size; and
(b) assume jurisdiction under its internal law over each ship flying its flag and its master, officers and crew in respect of administrative, technical and social matters concerning the ship.
3. Every State shall take such measures for ships flying its flag as are necessary to ensure safety at sea with regard, inter alia, to:
(a) the construction, equipment and seaworthiness of ships;
(b) the manning of ships, labour conditions and the training of crews, taking into account the applicable international instruments;
(c) the use of signals, the maintenance of communications and the prevention of collisions.
4. Such measures shall include those necessary to ensure:
(a) that each ship, before registration and thereafter at appropriate intervals, is surveyed by a qualified surveyor of ships, and has on board such charts, nautical publications and navigational equipment and instruments as are appropriate for the safe navigation of the ship;
(b) that each ship is in the charge of a master and officers who possess appropriate qualifications, in particular in seamanship, navigation, communications and marine engineering, and that the crew is appropriate in qualification and numbers for the type, size, machinery and equipment of the ship;
(c) that the master, officers and, to the extent appropriate, the crew are fully conversant with and required to observe the applicable international regulations concerning the safety of life at sea, the prevention of collisions, the prevention, reduction and control of marine pollution, and the maintenance of communications by radio.
5. In taking the measures called for in paragraphs 3 and 4 each State is required to conform to generally accepted international regulations, procedures and practices and to take any steps which may be necessary to secure their observance.
6. A State which has clear grounds to believe that proper jurisdiction and control with respect to a ship have not been exercised may report the facts to the flag State. Upon receiving such a report, the flag State shall investigate the matter and, if appropriate, take any action necessary to remedy the situation.
7. Each State shall cause an inquiry to be held by or before a suitably qualified person or persons into every marine casualty or incident of navigation on the high seas involving a ship flying its flag and causing loss of life or serious injury to nationals of another State or serious damage to ships or installations of another State or to the marine environment. The flag State and the other State shall cooperate in the conduct of any inquiry held by that other State into any such marine casualty or incident of navigation.
Article 95: Immunity of warships on the high seas
Warships on the high seas have complete immunity from the jurisdiction of any State other than the flag State.
Article 96: Immunity of ships used only on government non-commercial service
Ships owned or operated by a State and used only on government non-commercial service shall, on the high seas, have complete immunity from the jurisdiction of any State other than the flag State.
Article 97: Penal jurisdiction in matters of collision or any other incident of navigation
1. In the event of a collision or any other incident of navigation concerning a ship on the high seas, involving the penal or disciplinary responsibility of the master or of any other person in the service of the ship, no penal or disciplinary proceedings may be instituted against such person except before the judicial or administrative authorities either of the flag State or of the State of which such person is a national.
2. In disciplinary matters, the State which has issued a master's certificate or a certificate of competence or licence shall alone be competent, after due legal process, to pronounce the withdrawal of such certificates, even if the holder is not a national of the State which issued them.
3. No arrest or detention of the ship, even as a measure of investigation, shall be ordered by any authorities other than those of the flag State.
Article 98: Duty to render assistance
1. Every State shall require the master of a ship flying its flag, in so far as he can do so without serious danger to the ship, the crew or the passengers:
(a) to render assistance to any person found at sea in danger of being lost;
(b) to proceed with all possible speed to the rescue of persons in distress, if informed of their need of assistance, in so far as such action may reasonably be expected of him;
(c) after a collision, to render assistance to the other ship, its crew and its passengers and, where possible, to inform the other ship of the name of his own ship, its port of registry and the nearest port at which it will call.
2. Every coastal State shall promote the establishment, operation and maintenance of an adequate and effective search and rescue service regarding safety on and over the sea and, where circumstances so require, by way of mutual regional arrangements cooperate with neighbouring States for this purpose.
Article 99: Prohibition of the transport of slaves
Every State shall take effective measures to prevent and punish the transport of slaves in ships authorized to fly its flag and to prevent the unlawful use of its flag for that purpose. Any slave taking refuge on board any ship, whatever its flag, shall ipso facto be free.
Article 100: Duty to cooperate in the repression of piracy
All States shall cooperate to the fullest possible extent in the repression of piracy on the high seas or in any other place outside the jurisdiction of any State.
Article 101: Definition of piracy
Piracy consists of any of the following acts:
(a) any illegal acts of violence or detention, or any act of depredation, committed for private ends by the crew or the passengers of a private ship or a private aircraft, and directed: (i) on the high seas, against another ship or aircraft, or against persons or property on board such ship or aircraft; (ii) against a ship, aircraft, persons or property in a place outside the jurisdiction of any State;
(b) any act of voluntary participation in the operation of a ship or of an aircraft with knowledge of facts making it a pirate ship or aircraft;
(c) any act of inciting or of intentionally facilitating an act described in subparagraph (a) or (b).
Article 102: Piracy by a warship, government ship or government aircraft whose crew has mutinied
The acts of piracy, as defined in article 101, committed by a warship, government ship or government aircraft whose crew has mutinied and taken control of the ship or aircraft are assimilated to acts committed by a private ship or aircraft.
Article 103: Definition of a pirate ship or aircraft
A ship or aircraft is considered a pirate ship or aircraft if it is intended by the persons in dominant control to be used for the purpose of committing one of the acts referred to in article 101. The same applies if the ship or aircraft has been used to commit any such act, so long as it remains under the control of the persons guilty of that act.
Article 104: Retention or loss of the nationality of a pirate ship or aircraft
A ship or aircraft may retain its nationality although it has become a pirate ship or aircraft. The retention or loss of nationality is determined by the law of the State from which such nationality was derived.
Article 105: Seizure of a pirate ship or aircraft
On the high seas, or in any other place outside the jurisdiction of any State, every State may seize a pirate ship or aircraft, or a ship or aircraft taken by piracy and under the control of pirates, and arrest the persons and seize the property on board. The courts of the State which carried out the seizure may decide upon the penalties to be imposed, and may also determine the action to be taken with regard to the ships, aircraft or property, subject to the rights of third parties acting in good faith.
Article 106: Liability for seizure without adequate grounds
Where the seizure of a ship or aircraft on suspicion of piracy has been effected without adequate grounds, the State making the seizure shall be liable to the State the nationality of which is possessed by the ship or aircraft for any loss or damage caused by the seizure.
Article 107: Ships and aircraft which are entitled to seize on account of piracy
A seizure on account of piracy may be carried out only by warships or military aircraft, or other ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service and authorized to that effect.
Article 108: Illicit traffic in narcotic drugs or psychotropic substances
1. All States shall cooperate in the suppression of illicit traffic in narcotic drugs and psychotropic substances engaged in by ships on the high seas contrary to international conventions.
2. Any State which has reasonable grounds for believing that a ship flying its flag is engaged in illicit traffic in narcotic drugs or psychotropic substances may request the cooperation of other States to suppress such traffic.
Article 109: Unauthorized broadcasting from the high seas
1. All States shall cooperate in the suppression of unauthorized broadcasting from the high seas.
2. For the purposes of this Convention, "unauthorized broadcasting" means the transmission of sound radio or television broadcasts from a ship or installation on the high seas intended for reception by the general public contrary to international regulations, but excluding the transmission of distress calls.
3. Any person engaged in unauthorized broadcasting may be prosecuted before the court of:
(a) the flag State of the ship;
(b) the State of registry of the installation;
(c) the State of which the person is a national;
(d) any State where the transmissions can be received; or
(e) any State where authorized radio communication is suffering interference.
4. On the high seas, a State having jurisdiction in accordance with paragraph 3 may, in conformity with article 110, arrest any person or ship engaged in unauthorized broadcasting and seize the broadcasting apparatus.
1. Except where acts of interference derive from powers conferred by treaty, a warship which encounters on the high seas a foreign ship, other than a ship entitled to complete immunity in accordance with articles 95 and 96, is not justified in boarding it unless there is reasonable ground for suspecting that:
(a) the ship is engaged in piracy;
(b) the ship is engaged in the slave trade;
(c) the ship is engaged in unauthorized broadcasting and the flag State of the warship has jurisdiction under article 109;
(d) the ship is without nationality; or
(e) though flying a foreign flag or refusing to show its flag, the ship is, in reality, of the same nationality as the warship.
2. In the cases provided for in paragraph 1, the warship may proceed to verify the ship's right to fly its flag. To this end, it may send a boat under the command of an officer to the suspected ship. If suspicion remains after the documents have been checked, it may proceed to a further examination on board the ship, which must be carried out with all possible consideration.
3. If the suspicions prove to be unfounded, and provided that the ship boarded has not committed any act justifying them, it shall be compensated for any loss or damage that may have been sustained.
4. These provisions apply mutatis mutandis to military aircraft.
5. These provisions also apply to any other duly authorized ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service.
Article 111: Right of hot pursuit
1. The hot pursuit of a foreign ship may be undertaken when the competent authorities of the coastal State have good reason to believe that the ship has violated the laws and regulations of that State. Such pursuit must be commenced when the foreign ship or one of its boats is within the internal waters, the archipelagic waters, the territorial sea or the contiguous zone of the pursuing State, and may only be continued outside the territorial sea or the contiguous zone if the pursuit has not been interrupted. It is not necessary that, at the time when the foreign ship within the territorial sea or the contiguous zone receives the order to stop, the ship giving the order should likewise be within the territorial sea or the contiguous zone. If the foreign ship is within a contiguous zone, as defined in article 33, the pursuit may only be undertaken if there has been a violation of the rights for the protection of which the zone was established.
2. The right of hot pursuit shall apply mutatis mutandis to violations in the exclusive economic zone or on the continental shelf, including safety zones around continental shelf installations, of the laws and regulations of the coastal State applicable in accordance with this Convention to the exclusive economic zone or the continental shelf, including such safety zones.
3. The right of hot pursuit ceases as soon as the ship pursued enters the territorial sea of its own State or of a third State.
4. Hot pursuit is not deemed to have begun unless the pursuing ship has satisfied itself by such practicable means as may be available that the ship pursued or one of its boats or other craft working as a team and using the ship pursued as a mother ship is within the limits of the territorial sea, or, as the case may be, within the contiguous zone or the exclusive economic zone or above the continental shelf. The pursuit may only be commenced after a visual or auditory signal to stop has been given at a distance which enables it to be seen or heard by the foreign ship.
5. The right of hot pursuit may be exercised only by warships or military aircraft, or other ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service and authorized to that effect.
6. Where hot pursuit is effected by an aircraft:
(a) the provisions of paragraphs 1 to 4 shall apply mutatis mutandis;
(b) the aircraft giving the order to stop must itself actively pursue the ship until a ship or another aircraft of the coastal State, summoned by the aircraft, arrives to take over the pursuit, unless the aircraft is itself able to arrest the ship. It does not suffice to justify an arrest outside the territorial sea that the ship was merely sighted by the aircraft as an offender or suspected offender, if it was not both ordered to stop and pursued by the aircraft itself or other aircraft or ships which continue the pursuit without interruption.
7. The release of a ship arrested within the jurisdiction of a State and escorted to a port of that State for the purposes of an inquiry before the competent authorities may not be claimed solely on the ground that the ship, in the course of its voyage, was escorted across a portion of the exclusive economic zone or the high seas, if the circumstances rendered this necessary.
8. Where a ship has been stopped or arrested outside the territorial sea in circumstances which do not justify the exercise of the right of hot pursuit, it shall be compensated for any loss or damage that may have been thereby sustained.
Article 112: Right to lay submarine cables and pipelines
1. All States are entitled to lay submarine cables and pipelines on the bed of the high seas beyond the continental shelf.
2. Article 79, paragraph 5, applies to such cables and pipelines.
Article 113: Breaking or injury of a submarine cable or pipeline
Every State shall adopt the laws and regulations necessary to provide that the breaking or injury by a ship flying its flag or by a person subject to its jurisdiction of a submarine cable beneath the high seas done wilfully or through culpable negligence, in such a manner as to be liable to interrupt or obstruct telegraphic or telephonic communications, and similarly the breaking or injury of a submarine pipeline or high-voltage power cable, shall be a punishable offence. This provision shall apply also to conduct calculated or likely to result in such breaking or injury. However, it shall not apply to any break or injury caused by persons who acted merely with the legitimate object of saving their lives or their ships, after having taken all necessary precautions to avoid such break or injury.
Article 114: Breaking or injury by owners of a submarine cable or pipeline of another submarine cable or pipeline
Every State shall adopt the laws and regulations necessary to provide that, if persons subject to its jurisdiction who are the owners of a submarine cable or pipeline beneath the high seas, in laying or repairing that cable or pipeline, cause a break in or injury to another cable or pipeline, they shall bear the cost of the repairs.
Article 115: Indemnity for loss incurred in avoiding injury to a submarine cable or pipeline
Every State shall adopt the laws and regulations necessary to ensure that the owners of ships who can prove that they have sacrificed an anchor, a net or any other fishing gear, in order to avoid injuring a submarine cable or pipeline, shall be indemnified by the owner of the cable or pipeline, provided that the owner of the ship has taken all reasonable precautionary measures beforehand.
SECTION 2. CONSERVATION AND MANAGEMENT OF THE LIVING RESOURCES OF THE HIGH SEAS
Article 116: Right to fish on the high seas
All States have the right for their nationals to engage in fishing on the high seas subject to:
(a) their treaty obligations;
(b) the rights and duties as well as the interests of coastal States provided for, inter alia, in article 63, paragraph 2, and articles 64 to 67; and
(c) the provisions of this section.
Article 117: Duty of States to adopt with respect to their nationals measures for the conservation of the living resources of the high seas
All States have the duty to take, or to cooperate with other States in taking, such measures for their respective nationals as may be necessary for the conservation of the living resources of the high seas.
Article 118: Cooperation of States in the conservation and management of living resources
States shall cooperate with each other in the conservation and management of living resources in the areas of the high seas. States whose nationals exploit identical living resources, or different living resources in the same area, shall enter into negotiations with a view to taking the measures necessary for the conservation of the living resources concerned. They shall, as appropriate, cooperate to establish subregional or regional fisheries organizations to this end.
Article 119: Conservation of the living resources of the high seas
1. In determining the allowable catch and establishing other conservation measures for the living resources in the high seas, States shall: (a) take measures which are designed, on the best scientific evidence available to the States concerned, to maintain or restore populations of harvested species at levels which can produce the maximum sustainable yield, as qualified by relevant environmental and economic factors, including the special requirements of developing States, and taking into account fishing patterns, the interdependence of stocks and any generally recommended international minimum standards, whether subregional, regional or global;
(b) take into consideration the effects on species associated with or dependent upon harvested species with a view to maintaining or restoring populations of such associated or dependent species above levels at which their reproduction may become seriously threatened.
2. Available scientific information, catch and fishing effort statistics, and other data relevant to the conservation of fish stocks shall be contributed and exchanged on a regular basis through competent international organizations, whether subregional, regional or global, where appropriate and with participation by all States concerned.
3. States concerned shall ensure that conservation measures and their implementation do not discriminate in form or in fact against the fishermen of any State.
Article 65 also applies to the conservation and management of marine mammals in the high seas.
Article 121: Regime of islands
1. An island is a naturally formed area of land, surrounded by water, which is above water at high tide.
2. Except as provided for in paragraph 3, the territorial sea, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of an island are determined in accordance with the provisions of this Convention applicable to other land territory.
3. Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf.
ENCLOSED OR SEMI-ENCLOSED SEAS
For the purposes of this Convention, "enclosed or semi-enclosed sea" means a gulf, basin or sea surrounded by two or more States and connected to another sea or the ocean by a narrow outlet or consisting entirely or primarily of the territorial seas and exclusive economic zones of two or more coastal States.
Article 123: Cooperation of States bordering enclosed or semi-enclosed seas
States bordering an enclosed or semi-enclosed sea should cooperate with each other in the exercise of their rights and in the performance of their duties under this Convention. To this end they shall endeavour, directly or through an appropriate regional organization:
(a) to coordinate the management, conservation, exploration and exploitation of the living resources of the sea;
(b) to coordinate the implementation of their rights and duties with respect to the protection and preservation of the marine environment;
(c) to coordinate their scientific research policies and undertake where appropriate joint programmes of scientific research in the area;
(d) to invite, as appropriate, other interested States or international organizations to cooperate with them in furtherance of the provisions of this article.
RIGHT OF ACCESS OF LAND-LOCKED STATES TO AND FROM THE SEA AND FREEDOM OF TRANSIT
1. For the purposes of this Convention:
(a) "land-locked State" means a State which has no sea-coast;
(b) "transit State" means a State, with or without a sea-coast, situated between a land-locked State and the sea, through whose territory traffic in transit passes;
(c) "traffic in transit" means transit of persons, baggage, goods and means of transport across the territory of one or more transit States, when the passage across such territory, with or without trans-shipment, warehousing, breaking bulk or change in the mode of transport, is only a portion of a complete journey which begins or terminates within the territory of the land-locked State;
(d) "means of transport" means:
(i) railway rolling stock, sea, lake and river craft and road vehicles;
(ii) where local conditions so require, porters and pack animals.
2. Land-locked States and transit States may, by agreement between them, include as means of transport pipelines and gas lines and means of transport other than those included in paragraph 1.
Article 125: Right of access to and from the sea and freedom of transit
1. Land-locked States shall have the right of access to and from the sea for the purpose of exercising the rights provided for in this Convention including those relating to the freedom of the high seas and the common heritage of mankind. To this end, land-locked States shall enjoy freedom of transit through the territory of transit States by all means of transport.
2. The terms and modalities for exercising freedom of transit shall be agreed between the land-locked States and transit States concerned through bilateral, subregional or regional agreements.
3. Transit States, in the exercise of their full sovereignty over their territory, shall have the right to take all measures necessary to ensure that the rights and facilities provided for in this Part for land-locked States shall in no way infringe their legitimate interests.
Article 126: Exclusion of application of the most-favoured-nation clause
The provisions of this Convention, as well as special agreements relating to the exercise of the right of access to and from the sea, establishing rights and facilities on account of the special geographical position of land-locked States, are excluded from the application of the most-favoured-nation clause.
Article 127: Customs duties, taxes and other charges
1. Traffic in transit shall not be subject to any customs duties, taxes or other charges except charges levied for specific services rendered in connection with such traffic.
2. Means of transport in transit and other facilities provided for and used by land-locked States shall not be subject to taxes or charges higher than those levied for the use of means of transport of the transit State.
Article 128: Free zones and other customs facilities
For the convenience of traffic in transit, free zones or other customs facilities may be provided at the ports of entry and exit in the transit States, by agreement between those States and the land-locked States.
Article 129: Cooperation in the construction and improvement of means of transport
Where there are no means of transport in transit States to give effect to the freedom of transit or where the existing means, including the port installations and equipment, are inadequate in any respect, the transit States and land-locked States concerned may cooperate in constructing or improving them.
Article 130: Measures to avoid or eliminate delays or other difficulties of a technical nature in traffic in transit
1. Transit States shall take all appropriate measures to avoid delays or other difficulties of a technical nature in traffic in transit.
2. Should such delays or difficulties occur, the competent authorities of the transit States and land-locked States concerned shall cooperate towards their expeditious elimination.
Article 131: Equal treatment in maritime ports
Ships flying the flag of land-locked States shall enjoy treatment equal to that accorded to other foreign ships in maritime ports.
Article 132: Grant of greater transit facilities
This Convention does not entail in any way the withdrawal of transit facilities which are greater than those provided for in this Convention and which are agreed between States Parties to this Convention or granted by a State Party. This Convention also does not preclude such grant of greater facilities in the future.
For the purposes of this Part:
(a) "resources" means all solid, liquid or gaseous mineral resources in situ in the Area at or beneath the seabed, including polymetallic nodules;
(b) resources, when recovered from the Area, are referred to as "minerals".
Article 134: Scope of this Part
1. This Part applies to the Area.
2. Activities in the Area shall be governed by the provisions of this Part.
3. The requirements concerning deposit of, and publicity to be given to, the charts or lists of geographical coordinates showing the limits referred to in article l, paragraph l(1), are set forth in Part VI.
4. Nothing in this article affects the establishment of the outer limits of the continental shelf in accordance with Part VI or the validity of agreements relating to delimitation between States with opposite or adjacent coasts.
Article 135: Legal status of the superjacent waters and air space
Neither this Part nor any rights granted or exercised pursuant thereto shall affect the legal status of the waters superjacent to the Area or that of the air space above those waters.
SECTION 2. PRINCIPLES GOVERNING THE AREA
Article 136: Common heritage of mankind
The Area and its resources are the common heritage of mankind.
Article 137: Legal status of the Area and its resources
1. No State shall claim or exercise sovereignty or sovereign rights over any part of the Area or its resources, nor shall any State or natural or juridical person appropriate any part thereof. No such claim or exercise of sovereignty or sovereign rights nor such appropriation shall be recognized.
2. All rights in the resources of the Area are vested in mankind as a whole, on whose behalf the Authority shall act. These resources are not subject to alienation. The minerals recovered from the Area, however, may only be alienated in accordance with this Part and the rules, regulations and procedures of the Authority.
3. No State or natural or juridical person shall claim, acquire or exercise rights with respect to the minerals recovered from the Area except in accordance with this Part. Otherwise, no such claim, acquisition or exercise of such rights shall be recognized.
Article 138: General conduct of States in relation to the Area
The general conduct of States in relation to the Area shall be in accordance with the provisions of this Part, the principles embodied in the Charter of the United Nations and other rules of international law in the interests of maintaining peace and security and promoting international cooperation and mutual understanding.
Article 139: Responsibility to ensure compliance and liability for damage
1. States Parties shall have the responsibility to ensure that activities in the Area, whether carried out by States Parties, or state enterprises or natural or juridical persons which possess the nationality of States Parties or are effectively controlled by them or their nationals, shall be carried out in conformity with this Part. The same responsibility applies to international organizations for activities in the Area carried out by such organizations.
2. Without prejudice to the rules of international law and Annex III, article 22, damage caused by the failure of a State Party or international organization to carry out its responsibilities under this Part shall entail liability; States Parties or international organizations acting together shall bear joint and several liability. A State Party shall not however be liable for damage caused by any failure to comply with this Part by a person whom it has sponsored under article 153, paragraph 2(b), if the State Party has taken all necessary and appropriate measures to secure effective compliance under article 153, paragraph 4, and Annex III, article 4, paragraph 4.
3. States Parties that are members of international organizations shall take appropriate measures to ensure the implementation of this article with respect to such organizations.
Article 140: Benefit of mankind
1. Activities in the Area shall, as specifically provided for in this Part, be carried out for the benefit of mankind as a whole, irrespective of the geographical location of States, whether coastal or land-locked, and taking into particular consideration the interests and needs of developing States and of peoples who have not attained full independence or other self-governing status recognized by the United Nations in accordance with General Assembly resolution 1514 (XV) and other relevant General Assembly resolutions.
2. The Authority shall provide for the equitable sharing of financial and other economic benefits derived from activities in the Area through any appropriate mechanism, on a non-discriminatory basis, in accordance with article 160, paragraph 2(f)(i).
Article 141: Use of the Area exclusively for peaceful purposes
The Area shall be open to use exclusively for peaceful purposes by all States, whether coastal or land-locked, without discrimination and without prejudice to the other provisions of this Part.
Article 142: Rights and legitimate interests of coastal States
1. Activities in the Area, with respect to resource deposits in the Area which lie across limits of national jurisdiction, shall be conducted with due regard to the rights and legitimate interests of any coastal State across whose jurisdiction such deposits lie.
2. Consultations, including a system of prior notification, shall be maintained with the State concerned, with a view to avoiding infringement of such rights and interests. In cases where activities in the Area may result in the exploitation of resources lying within national jurisdiction, the prior consent of the coastal State concerned shall be required.
3. Neither this Part nor any rights granted or exercised pursuant thereto shall affect the rights of coastal States to take such measures consistent with the relevant provisions of Part XII as may be necessary to prevent, mitigate or eliminate grave and imminent danger to their coastline, or related interests from pollution or threat thereof or from other hazardous occurrences resulting from or caused by any activities in the Area.
Article 143: Marine scientific research
1. Marine scientific research in the Area shall be carried out exclusively for peaceful purposes and for the benefit of mankind as a whole, in accordance with Part XIII.
2. The Authority may carry out marine scientific research concerning the Area and its resources, and may enter into contracts for that purpose. The Authority shall promote and encourage the conduct of marine scientific research in the Area, and shall coordinate and disseminate the results of such research and analysis when available.
3. States Parties may carry out marine scientific research in the Area. States Parties shall promote international cooperation in marine scientific research in the Area by:
(a) participating in international programmes and encouraging cooperation in marine scientific research by personnel of different countries and of the Authority;
(b) ensuring that programmes are developed through the Authority or other international organizations as appropriate for the benefit of developing States and technologically less developed States with a view to:
(i) strengthening their research capabilities;
(ii) training their personnel and the personnel of the Authority in the techniques and applications of research;
(iii) fostering the employment of their qualified personnel in research in the Area;
(c) effectively disseminating the results of research and analysis when available, through the Authority or other international channels when appropriate.
Article 144: Transfer of technology
1. The Authority shall take measures in accordance with this Convention:
(a) to acquire technology and scientific knowledge relating to activities in the Area; and
(b) to promote and encourage the transfer to developing States of such technology and scientific knowledge so that all States Parties benefit therefrom.
2. To this end the Authority and States Parties shall cooperate in promoting the transfer of technology and scientific knowledge relating to activities in the Area so that the Enterprise and all States Parties may benefit therefrom. In particular they shall initiate and promote:
(a) programmes for the transfer of technology to the Enterprise and to developing States with regard to activities in the Area, including, inter alia, facilitating the access of the Enterprise and of developing States to the relevant technology, under fair and reasonable terms and conditions;
(b) measures directed towards the advancement of the technology of the Enterprise and the domestic technology of developing States, particularly by providing opportunities to personnel from the Enterprise and from developing States for training in marine science and technology and for their full participation in activities in the Area.
Article 145: Protection of the marine environment
Necessary measures shall be taken in accordance with this Convention with respect to activities in the Area to ensure effective protection for the marine environment from harmful effects which may arise from such activities. To this end the Authority shall adopt appropriate rules, regulations and procedures for inter alia:
(a) the prevention, reduction and control of pollution and other hazards to the marine environment, including the coastline, and of interference with the ecological balance of the marine environment, particular attention being paid to the need for protection from harmful effects of such activities as drilling, dredging, excavation, disposal of waste, construction and operation or maintenance of installations, pipelines and other devices related to such activities; (b) the protection and conservation of the natural resources of the Area and the prevention of damage to the flora and fauna of the marine environment.
Article 146: Protection of human life
With respect to activities in the Area, necessary measures shall be taken to ensure effective protection of human life. To this end the Authority shall adopt appropriate rules, regulations and procedures to supplement existing international law as embodied in relevant treaties.
Article 147: Accommodation of activities in the Area and in the marine environment
1. Activities in the Area shall be carried out with reasonable regard for other activities in the marine environment.
2. Installations used for carrying out activities in the Area shall be subject to the following conditions:
(a) such installations shall be erected, emplaced and removed solely in accordance with this Part and subject to the rules, regulations and procedures of the Authority. Due notice must be given of the erection, emplacement and removal of such installations, and permanent means for giving warning of their presence must be maintained;
(b) such installations may not be established where interference may be caused to the use of recognized sea lanes essential to international navigation or in areas of intense fishing activity;
(c) safety zones shall be established around such installations with appropriate markings to ensure the safety of both navigation and the installations. The configuration and location of such safety zones shall not be such as to form a belt impeding the lawful access of shipping to particular maritime zones or navigation along international sea lanes;
(d) such installations shall be used exclusively for peaceful purposes;
(e) such installations do not possess the status of islands. They have no territorial sea of their own, and their presence does not affect the delimitation of the territorial sea, the exclusive economic zone or the continental shelf.
3. Other activities in the marine environment shall be conducted with reasonable regard for activities in the Area.
Article 148: Participation of developing States in activities in the Area
The effective participation of developing States in activities in the Area shall be promoted as specifically provided for in this Part, having due regard to their special interests and needs, and in particular to the special need of the land-locked and geographically disadvantaged among them to overcome obstacles arising from their disadvantaged location, including remoteness from the Area and difficulty of access to and from it.
Article 149: Archaeological and historical objects
All objects of an archaeological and historical nature found in the Area shall be preserved or disposed of for the benefit of mankind as a whole, particular regard being paid to the preferential rights of the State or country of origin, or the State of cultural origin, or the State of historical and archaeological origin.
SECTION 3. DEVELOPMENT OF RESOURCES OF THE AREA
Article 150: Policies relating to activities in the Area
Activities in the Area shall, as specifically provided for in this Part, be carried out in such a manner as to foster healthy development of the world economy and balanced growth of international trade, and to promote international cooperation for the over-all development of all countries, especially developing States, and with a view to ensuring:
(a) the development of the resources of the Area;
(b) orderly, safe and rational management of the resources of the Area, including the efficient conduct of activities in the Area and, in accordance with sound principles of conservation, the avoidance of unnecessary waste;
(c) the expansion of opportunities for participation in such activities consistent in particular with articles 144 and 148;
(d) participation in revenues by the Authority and the transfer of technology to the Enterprise and developing States as provided for in this Convention;
(e) increased availability of the minerals derived from the Area as needed in conjunction with minerals derived from other sources, to ensure supplies to consumers of such minerals;
(f) the promotion of just and stable prices remunerative to producers and fair to consumers for minerals derived both from the Area and from other sources, and the promotion of long-term equilibrium between supply and demand;
(g) the enhancement of opportunities for all States Parties, irrespective of their social and economic systems or geographical location, to participate in the development of the resources of the Area and the prevention of monopolization of activities in the Area;
(h) the protection of developing countries from adverse effects on their economies or on their export earnings resulting from a reduction in the price of an affected mineral, or in the volume of exports of that mineral, to the extent that such reduction is caused by activities in the Area, as provided in article 151;
(i) the development of the common heritage for the benefit of mankind as a whole; and
(j) conditions of access to markets for the imports of minerals produced from the resources of the Area and for imports of commodities produced from such minerals shall not be more favourable than the most favourable applied to imports from other sources.
Article 151: Production policies
1. (a) Without prejudice to the objectives set forth in article 150 and for the purpose of implementing subparagraph (h) of that article, the Authority, acting through existing forums or such new arrangements or agreements as may be appropriate, in which all interested parties, including both producers and consumers, participate, shall take measures necessary to promote the growth, efficiency and stability of markets for those commodities produced from the minerals derived from the Area, at prices remunerative to producers and fair to consumers. All States Parties shall cooperate to this end.
(b) The Authority shall have the right to participate in any commodity conference dealing with those commodities and in which all interested parties including both producers and consumers participate. The Authority shall have the right to become a party to any arrangement or agreement resulting from such conferences. Participation of the Authority in any organs established under those arrangements or agreements shall be in respect of production in the Area and in accordance with the relevant rules of those organs.
(c) The Authority shall carry out its obligations under the arrangements or agreements referred to in this paragraph in a manner which assures a uniform and non-discriminatory implementation in respect of all production in the Area of the minerals concerned. In doing so, the Authority shall act in a manner consistent with the terms of existing contracts and approved plans of work of the Enterprise.
2. (a) During the interim period specified in paragraph 3, commercial production shall not be undertaken pursuant to an approved plan of work until the operator has applied for and has been issued a production authorization by the Authority. Such production authorizations may not be applied for or issued more than five years prior to the planned commencement of commercial production under the plan of work unless, having regard to the nature and timing of project development, the rules, regulations and procedures of the Authority prescribe another period.
(b) In the application for the production authorization, the operator shall specify the annual quantity of nickel expected to be recovered under the approved plan of work. The application shall include a schedule of expenditures to be made by the operator after he has received the authorization which are reasonably calculated to allow him to begin commercial production on the date planned.
(c) For the purposes of subparagraphs (a) and (b), the Authority shall establish appropriate performance requirements in accordance with Annex III, article 17.
(d) The Authority shall issue a production authorization for the level of production applied for unless the sum of that level and the levels already authorized exceeds the nickel production ceiling, as calculated pursuant to paragraph 4 in the year of issuance of the authorization, during any year of planned production falling within the interim period.
(e) When issued, the production authorization and approved application shall become a part of the approved plan of work. (f) If the operator's application for a production authorization is denied pursuant to subparagraph (d), the operator may apply again to the Authority at any time.
3. The interim period shall begin five years prior to 1 January of the year in which the earliest commercial production is planned to commence under an approved plan of work. If the earliest commercial production is delayed beyond the year originally planned, the beginning of the interim period and the production ceiling originally calculated shall be adjusted accordingly. The interim period shall last 25 years or until the end of the Review Conference referred to in article 155 or until the day when such new arrangements or agreements as are referred to in paragraph 1 enter into force, whichever is earliest. The Authority shall resume the power provided in this article for the remainder of the interim period if the said arrangements or agreements should lapse or become ineffective for any reason whatsoever.
4. (a) The production ceiling for any year of the interim period shall be the sum of:
(i) the difference between the trend line values for nickel consumption, as calculated pursuant to subparagraph (b), for the year immediately prior to the year of the earliest commercial production and the year immediately prior to the commencement of the interim period; and
(ii) sixty per cent of the difference between the trend line values for nickel consumption, as calculated pursuant to subparagraph (b), for the year for which the production authorization is being applied for and the year immediately prior to the year of the earliest commercial production.
(b) For the purposes of subparagraph (a):
(i) trend line values used for computing the nickel production ceiling shall be those annual nickel consumption values on a trend line computed during the year in which a production authorization is issued. The trend line shall be derived from a linear regression of the logarithms of actual nickel consumption for the most recent 15-year period for which such data are available, time being the independent variable. This trend line shall be referred to as the original trend line;
(ii) if the annual rate of increase of the original trend line is less than 3 per cent, then the trend line used to determine the quantities referred to in subparagraph (a) shall instead be one passing through the original trend line at the value for the first year of the relevant 15-year period, and increasing at 3 per cent annually; provided however that the production ceiling established for any year of the interim period may not in any case exceed the difference between the original trend line value for that year and the original trend line value for the year immediately prior to the commencement of the interim period.
5. The Authority shall reserve to the Enterprise for its initial production a quantity of 38,000 metric tonnes of nickel from the available production ceiling calculated pursuant to paragraph 4.
6. (a) An operator may in any year produce less than or up to 8 per cent more than the level of annual production of minerals from polymetallic nodules specified in his production authorization, provided that the over-all amount of production shall not exceed that specified in the authorization. Any excess over 8 per cent and up to 20 per cent in any year, or any excess in the first and subsequent years following two consecutive years in which excesses occur, shall be negotiated with the Authority, which may require the operator to obtain a supplementary production authorization to cover additional production.
(b) Applications for such supplementary production authorizations shall be considered by the Authority only after all pending applications by operators who have not yet received production authorizations have been acted upon and due account has been taken of other likely applicants. The Authority shall be guided by the principle of not exceeding the total production allowed under the production ceiling in any year of the interim period.
It shall not authorize the production under any plan of work of a quantity in excess of 46,500 metric tonnes of nickel per year.
7. The levels of production of other metals such as copper, cobalt and manganese extracted from the polymetallic nodules that are recovered pursuant to a production authorization should not be higher than those which would have been produced had the operator produced the maximum level of nickel from those nodules pursuant to this article. The Authority shall establish rules, regulations and procedures pursuant to Annex III, article 17, to implement this paragraph.
8. Rights and obligations relating to unfair economic practices under relevant multilateral trade agreements shall apply to the exploration for and exploitation of minerals from the Area. In the settlement of disputes arising under this provision, States Parties which are Parties to such multilateral trade agreements shall have recourse to the dispute settlement procedures of such agreements.
9. The Authority shall have the power to limit the level of production of minerals from the Area, other than minerals from polymetallic nodules, under such conditions and applying such methods as may be appropriate by adopting regulations in accordance with article 161, paragraph 8.
10. Upon the recommendation of the Council on the basis of advice from the Economic Planning Commission, the Assembly shall establish a system of compensation or take other measures of economic adjustment assistance including cooperation with specialized agencies and other international organizations to assist developing countries which suffer serious adverse effects on their export earnings or economies resulting from a reduction in the price of an affected mineral or in the volume of exports of that mineral, to the extent that such reduction is caused by activities in the Area. The Authority on request shall initiate studies on the problems of those States which are likely to be most seriously affected with a view to minimizing their difficulties and assisting them in their economic adjustment.
Article 152: Exercise of powers and functions by the Authority
1. The Authority shall avoid discrimination in the exercise of its powers and functions, including the granting of opportunities for activities in the Area.
2. Nevertheless, special consideration for developing States, including particular consideration for the land-locked and geographically disadvantaged among them, specifically provided for in this Part shall be permitted.
Article 153: System of exploration and exploitation
1. Activities in the Area shall be organized, carried out and controlled by the Authority on behalf of mankind as a whole in accordance with this article as well as other relevant provisions of this Part and the relevant Annexes, and the rules, regulations and procedures of the Authority.
2. Activities in the Area shall be carried out as prescribed in paragraph 3:
(a) by the Enterprise, and
(b) in association with the Authority by States Parties, or state enterprises or natural or juridical persons which possess the nationality of States Parties or are effectively controlled by them or their nationals, when sponsored by such States, or any group of the foregoing which meets the requirements provided in this Part and in Annex III.
3. Activities in the Area shall be carried out in accordance with a formal written plan of work drawn up in accordance with Annex III and approved by the Council after review by the Legal and Technical Commission. In the case of activities in the Area carried out as authorized by the Authority by the entities specified in paragraph 2(b), the plan of work shall, in accordance with Annex III, article 3, be in the form of a contract.
Such contracts may provide for joint arrangements in accordance with Annex III, article 11.
4. The Authority shall exercise such control over activities in the Area as is necessary for the purpose of securing compliance with the relevant provisions of this Part and the Annexes relating thereto, and the rules, regulations and procedures of the Authority, and the plans of work approved in accordance with paragraph 3. States Parties shall assist the Authority by taking all measures necessary to ensure such compliance in accordance with article 139.
5. The Authority shall have the right to take at any time any measures provided for under this Part to ensure compliance with its provisions and the exercise of the functions of control and regulation assigned to it thereunder or under any contract. The Authority shall have the right to inspect all installations in the Area used in connection with activities in the Area.
6. A contract under paragraph 3 shall provide for security of tenure. Accordingly, the contract shall not be revised, suspended or terminated except in accordance with Annex III, articles 18 and 19.
Every five years from the entry into force of this Convention, the Assembly shall undertake a general and systematic review of the manner in which the international regime of the Area established in this Convention has operated in practice. In the light of this review the Assembly may take, or recommend that other organs take, measures in accordance with the provisions and procedures of this Part and the Annexes relating thereto which will lead to the improvement of the operation of the regime.
Article 155: The Review Conference
1. Fifteen years from 1 January of the year in which the earliest commercial production commences under an approved plan of work, the Assembly shall convene a conference for the review of those provisions of this Part and the relevant Annexes which govern the system of exploration and exploitation of the resources of the Area. The Review Conference shall consider in detail, in the light of the experience acquired during that period: (a) whether the provisions of this Part which govern the system of exploration and exploitation of the resources of the Area have achieved their aims in all respects, including whether they have benefited mankind as a whole;
(b) whether, during the 15-year period, reserved areas have been exploited in an effective and balanced manner in comparison with non-reserved areas;
(c) whether the development and use of the Area and its resources have been undertaken in such a manner as to foster healthy development of the world economy and balanced growth of international trade;
(d) whether monopolization of activities in the Area has been prevented;
(e) whether the policies set forth in articles 150 and 151 have been fulfilled; and
(f) whether the system has resulted in the equitable sharing of benefits derived from activities in the Area, taking into particular consideration the interests and needs of the developing States.
2. The Review Conference shall ensure the maintenance of the principle of the common heritage of mankind, the international regime designed to ensure equitable exploitation of the resources of the Area for the benefit of all countries, especially the developing States, and an Authority to organize, conduct and control activities in the Area. It shall also ensure the maintenance of the principles laid down in this Part with regard to the exclusion of claims or exercise of sovereignty over any part of the Area, the rights of States and their general conduct in relation to the Area, and their participation in activities in the Area in conformity with this Convention, the prevention of monopolization of activities in the Area, the use of the Area exclusively for peaceful purposes, economic aspects of activities in the Area, marine scientific research, transfer of technology, protection of the marine environment, protection of human life, rights of coastal States, the legal status of the waters superjacent to the Area and that of the air space above those waters and accommodation between activities in the Area and other activities in the marine environment.
3. The decision-making procedure applicable at the Review Conference shall be the same as that applicable at the Third United Nations Conference on the Law of the Sea. The Conference shall make every effort to reach agreement on any amendments by way of consensus and there should be no voting on such matters until all efforts at achieving consensus have been exhausted.
4. If, five years after its commencement, the Review Conference has not reached agreement on the system of exploration and exploitation of the resources of the Area, it may decide during the ensuing 12 months, by a three-fourths majority of the States Parties, to adopt and submit to the States Parties for ratification or accession such amendments changing or modifying the system as it determines necessary and appropriate. Such amendments shall enter into force for all States Parties 12 months after the deposit of instruments of ratification or accession by three fourths of the States Parties.
5. Amendments adopted by the Review Conference pursuant to this article shall not affect rights acquired under existing contracts.
SUBSECTION A. GENERAL PROVISIONS
Article 156: Establishment of the Authority
1. There is hereby established the International Seabed Authority, which shall function in accordance with this Part.
2. All States Parties are ipso facto members of the Authority.
3. Observers at the Third United Nations Conference on the Law of the Sea who have signed the Final Act and who are not referred to in article 305, paragraph 1(c), (d), (e) or (f), shall have the right to participate in the Authority as observers, in accordance with its rules, regulations and procedures.
4. The seat of the Authority shall be in Jamaica.
5. The Authority may establish such regional centres or offices as it deems necessary for the exercise of its functions.
Article 157: Nature and fundamental principles of the Authority
1. The Authority is the organization through which States Parties shall, in accordance with this Part, organize and control activities in the Area, particularly with a view to administering the resources of the Area.
2. The powers and functions of the Authority shall be those expressly conferred upon it by this Convention. The Authority shall have such incidental powers, consistent with this Convention, as are implicit in and necessary for the exercise of those powers and functions with respect to activities in the Area.
3. The Authority is based on the principle of the sovereign equality of all its members.
4. All members of the Authority shall fulfil in good faith the obligations assumed by them in accordance with this Part in order to ensure to all of them the rights and benefits resulting from membership.
Article 158: Organs of the Authority
1. There are hereby established, as the principal organs of the Authority, an Assembly, a Council and a Secretariat.
2. There is hereby established the Enterprise, the organ through which the Authority shall carry out the functions referred to in article 170, paragraph 1.
3. Such subsidiary organs as may be found necessary may be established in accordance with this Part.
4. Each principal organ of the Authority and the Enterprise shall be responsible for exercising those powers and functions which are conferred upon it. In exercising such powers and functions each organ shall avoid taking any action which may derogate from or impede the exercise of specific powers and functions conferred upon another organ.
Article 159: Composition, procedure and voting
1. The Assembly shall consist of all the members of the Authority. Each member shall have one representative in the Assembly, who may be accompanied by alternates and advisers.
2. The Assembly shall meet in regular annual sessions and in such special sessions as may be decided by the Assembly, or convened by the Secretary-General at the request of the Council or of a majority of the members of the Authority.
3. Sessions shall take place at the seat of the Authority unless otherwise decided by the Assembly.
4. The Assembly shall adopt its rules of procedure. At the beginning of each regular session, it shall elect its President and such other officers as may be required. They shall hold office until a new President and other officers are elected at the next regular session.
5. A majority of the members of the Assembly shall constitute a quorum.
6. Each member of the Assembly shall have one vote.
7. Decisions on questions of procedure, including decisions to convene special sessions of the Assembly, shall be taken by a majority of the members present and voting.
8. Decisions on questions of substance shall be taken by a two-thirds majority of the members present and voting, provided that such majority includes a majority of the members participating in the session. When the issue arises as to whether a question is one of substance or not, that question shall be treated as one of substance unless otherwise decided by the Assembly by the majority required for decisions on questions of substance.
9. When a question of substance comes up for voting for the first time, the President may, and shall, if requested by at least one fifth of the members of the Assembly, defer the issue of taking a vote on that question for a period not exceeding five calendar days. This rule may be applied only once to any question, and shall not be applied so as to defer the question beyond the end of the session.
10. Upon a written request addressed to the President and sponsored by at least one fourth of the members of the Authority for an advisory opinion on the conformity with this Convention of a proposal before the Assembly on any matter, the Assembly shall request the Seabed Disputes Chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea to give an advisory opinion thereon and shall defer voting on that proposal pending receipt of the advisory opinion by the Chamber. If the advisory opinion is not received before the final week of the session in which it is requested, the Assembly shall decide when it will meet to vote upon the deferred proposal.
Article 160: Powers and functions
1. The Assembly, as the sole organ of the Authority consisting of all the members, shall be considered the supreme organ of the Authority to which the other principal organs shall be accountable as specifically provided for in this Convention. The Assembly shall have the power to establish general policies in conformity with the relevant provisions of this Convention on any question or matter within the competence of the Authority.
2. In addition, the powers and functions of the Assembly shall be:
(a) to elect the members of the Council in accordance with article 161;
(b) to elect the Secretary-General from among the candidates proposed by the Council;
(c) to elect, upon the recommendation of the Council, the members of the Governing Board of the Enterprise and the Director-General of the Enterprise;
(d) to establish such subsidiary organs as it finds necessary for the exercise of its functions in accordance with this Part. In the composition of these subsidiary organs due account shall be taken of the principle of equitable geographical distribution and of special interests and the need for members qualified and competent in the relevant technical questions dealt with by such organs;
(e) to assess the contributions of members to the administrative budget of the Authority in accordance with an agreed scale of assessment based upon the scale used for the regular budget of the United Nations until the Authority shall have sufficient income from other sources to meet its administrative expenses;
(f) (i) to consider and approve, upon the recommendation of the Council, the rules, regulations and procedures on the equitable sharing of financial and other economic benefits derived from activities in the Area and the payments and contributions made pursuant to article 82, taking into particular consideration the interests and needs of developing States and peoples who have not attained full independence or other self-governing status. If the Assembly does not approve the recommendations of the Council, the Assembly shall return them to the Council for reconsideration in the light of the views expressed by the Assembly;
(ii) to consider and approve the rules, regulations and procedures of the Authority, and any amendments thereto, provisionally adopted by the Council pursuant to article 162, paragraph 2 (o)(ii). These rules, regulations and procedures shall relate to prospecting, exploration and exploitation in the Area, the financial management and internal administration of the Authority, and, upon the recommendation of the Governing Board of the Enterprise, to the transfer of funds from the Enterprise to the Authority;
(g) to decide upon the equitable sharing of financial and other economic benefits derived from activities in the Area, consistent with this Convention and the rules, regulations and procedures of the Authority;
(h) to consider and approve the proposed annual budget of the Authority submitted by the Council;
(i) to examine periodic reports from the Council and from the Enterprise and special reports requested from the Council or any other organ of the Authority;
(j) to initiate studies and make recommendations for the purpose of promoting international cooperation concerning activities in the Area and encouraging the progressive development of international law relating thereto and its codification;
(k) to consider problems of a general nature in connection with activities in the Area arising in particular for developing States, as well as those problems for States in connection with activities in the Area that are due to their geographical location, particularly for land-locked and geographically disadvantaged States;
(l) to establish, upon the recommendation of the Council, on the basis of advice from the Economic Planning Commission, a system of compensation or other measures of economic adjustment assistance as provided in article 151, paragraph 10;
(m) to suspend the exercise of rights and privileges of membership pursuant to article 185;
(n) to discuss any question or matter within the competence of the Authority and to decide as to which organ of the Authority shall deal with any such question or matter not specifically entrusted to a particular organ, consistent with the distribution of powers and functions among the organs of the Authority.
Article 161: Composition, procedure and voting
1. The Council shall consist of 36 members of the Authority elected by the Assembly in the following order:
(a) four members from among those States Parties which, during the last five years for which statistics are available, have either consumed more than 2 per cent of total world consumption or have had net imports of more than 2 per cent of total world imports of the commodities produced from the categories of minerals to be derived from the Area, and in any case one State from the Eastern European (Socialist) region, as well as the largest consumer;
(b) four members from among the eight States Parties which have the largest investments in preparation for and in the conduct of activities in the Area, either directly or through their nationals, including at least one State from the Eastern European (Socialist) region;
(c) four members from among States Parties which on the basis of production in areas under their jurisdiction are major net exporters of the categories of minerals to be derived from the Area, including at least two developing States whose exports of such minerals have a substantial bearing upon their economies;
(d) six members from among developing States Parties, representing special interests. The special interests to be represented shall include those of States with large populations,
States which are land-locked or geographically disadvantaged, States which are major importers of the categories of minerals to be derived from the Area, States which are potential producers of such minerals, and least developed States;
(e) eighteen members elected according to the principle of ensuring an equitable geographical distribution of seats in the Council as a whole, provided that each geographical region shall have at least one member elected under this subparagraph. For this purpose, the geographical regions shall be Africa, Asia, Eastern European (Socialist), Latin America and Western European and Others.
2. In electing the members of the Council in accordance with paragraph 1, the Assembly shall ensure that:
(a) land-locked and geographically disadvantaged States are represented to a degree which is reasonably proportionate to their representation in the Assembly;
(b) coastal States, especially developing States, which do not qualify under paragraph 1(a), (b), (c) or (d) are represented to a degree which is reasonably proportionate to their representation in the Assembly;
(c) each group of States Parties to be represented on the Council is represented by those members, if any, which are nominated by that group.
3. Elections shall take place at regular sessions of the Assembly. Each member of the Council shall be elected for four years. At the first election, however, the term of one half of the members of each group referred to in paragraph l shall be two years.
4. Members of the Council shall be eligible for re-election, but due regard should be paid to the desirability of rotation of membership.
5. The Council shall function at the seat of the Authority, and shall meet as often as the business of the Authority may require, but not less than three times a year.
6. A majority of the members of the Council shall constitute a quorum.
7. Each member of the Council shall have one vote.
8. (a) Decisions on questions of procedure shall be taken by a majority of the members present and voting.
(b) Decisions on questions of substance arising under the following provisions shall be taken by a two-thirds majority of the members present and voting, provided that such majority includes a majority of the members of the Council: article 162, paragraph 2, subparagraphs (f); (g); (h); (i); (n); (p); (v); article 191.
(c) Decisions on questions of substance arising under the following provisions shall be taken by a three-fourths majority of the members present and voting, provided that such majority includes a majority of the members of the Council: article 162, paragraph 1; article 162, paragraph 2, subparagraphs (a); (b); (c); (d); (e); (l); (q); (r); (s); (t); (u) in cases of non-compliance by a contractor or a sponsor; (w) provided that orders issued thereunder may be binding for not more than 30 days unless confirmed by a decision taken in accordance with subparagraph (d); article 162, paragraph 2, subparagraphs (x); (y); (z); article 163, paragraph 2; article 174, paragraph 3; Annex IV, article 11.
(d) Decisions on questions of substance arising under the following provisions shall be taken by consensus: article 162, paragraph 2(m) and (o); adoption of amendments to Part XI.
(e) For the purposes of subparagraphs (d), (f) and (g), "consensus" means the absence of any formal objection. Within 14 days of the submission of a proposal to the Council, the President of the Council shall determine whether there would be a formal objection to the adoption of the proposal. If the President determines that there would be such an objection, the President shall establish and convene, within three days following such determination, a conciliation committee consisting of not more than nine members of the Council, with the President as chairman, for the purpose of reconciling the differences and producing a proposal which can be adopted by consensus. The committee shall work expeditiously and report to the Council within 14 days following its establishment. If the committee is unable to recommend a proposal which can be adopted by consensus, it shall set out in its report the grounds on which the proposal is being opposed.
(f) Decisions on questions not listed above which the Council is authorized to take by the rules, regulations and procedures of the Authority or otherwise shall be taken pursuant to the subparagraphs of this paragraph specified in the rules, regulations and procedures or, if not specified therein, then pursuant to the subparagraph determined by the Council if possible in advance, by consensus.
(g) When the issue arises as to whether a question is within subparagraph (a), (b), (c) or (d), the question shall be treated as being within the subparagraph requiring the higher or highest majority or consensus as the case may be, unless otherwise decided by the Council by the said majority or by consensus.
9. The Council shall establish a procedure whereby a member of the Authority not represented on the Council may send a representative to attend a meeting of the Council when a request is made by such member, or a matter particularly affecting it is under consideration. Such a representative shall be entitled to participate in the deliberations but not to vote.
Article 162: Powers and functions
1. The Council is the executive organ of the Authority. The Council shall have the power to establish, in conformity with this Convention and the general policies established by the Assembly, the specific policies to be pursued by the Authority on any question or matter within the competence of the Authority.
2. In addition, the Council shall:
(a) supervise and coordinate the implementation of the provisions of this Part on all questions and matters within the competence of the Authority and invite the attention of the Assembly to cases of non-compliance;
(b) propose to the Assembly a list of candidates for the election of the Secretary-General;
(c) recommend to the Assembly candidates for the election of the members of the Governing Board of the Enterprise and the Director-General of the Enterprise;
(d) establish, as appropriate, and with due regard to economy and efficiency, such subsidiary organs as it finds necessary for the exercise of its functions in accordance with this Part. In the composition of subsidiary organs, emphasis shall be placed on the need for members qualified and competent in relevant technical matters dealt with by those organs provided that due account shall be taken of the principle of equitable geographical distribution and of special interests;
(e) adopt its rules of procedure including the method of selecting its president;
(f) enter into agreements with the United Nations or other international organizations on behalf of the Authority and within its competence, subject to approval by the Assembly;
(g) consider the reports of the Enterprise and transmit them to the Assembly with its recommendations;
(h) present to the Assembly annual reports and such special reports as the Assembly may request;
(i) issue directives to the Enterprise in accordance with article 170; (j) approve plans of work in accordance with Annex III, article 6.
The Council shall act upon each plan of work within 60 days of its submission by the Legal and Technical Commission at a session of the Council in accordance with the following procedures:
(i) if the Commission recommends the approval of a plan of work, it shall be deemed to have been approved by the Council if no member of the Council submits in writing to the President within 14 days a specific objection alleging non-compliance with the requirements of Annex III, article 6. If there is an objection, the conciliation procedure set forth in article 161, paragraph 8(e), shall apply. If, at the end of the conciliation procedure, the objection is still maintained, the plan of work shall be deemed to have been approved by the Council unless the Council disapproves it by consensus among its members excluding any State or States making the application or sponsoring the applicant; (ii) if the Commission recommends the disapproval of a plan of work or does not make a recommendation, the Council may approve the plan of work by a three-fourths majority of the members present and voting, provided that such majority includes a majority of the members participating in the session;
(k) approve plans of work submitted by the Enterprise in accordance with Annex IV, article 12, applying, mutatis mutandis, the procedures set forth in subparagraph (j);
(l) exercise control over activities in the Area in accordance with article 153, paragraph 4, and the rules, regulations and procedures of the Authority;
(m) take, upon the recommendation of the Economic Planning Commission, necessary and appropriate measures in accordance with article 150, subparagraph (h), to provide protection from the adverse economic effects specified therein;
(n) make recommendations to the Assembly, on the basis of advice from the Economic Planning Commission, for a system of compensation or other measures of economic adjustment assistance as provided in article 151, paragraph 10;
(o) (i) recommend to the Assembly rules, regulations and procedures on the equitable sharing of financial and other economic benefits derived from activities in the Area and the payments and contributions made pursuant to article 82, taking into particular consideration the interests and needs of the developing States and peoples who have not attained full independence or other self-governing status;
(ii) adopt and apply provisionally, pending approval by the Assembly, the rules, regulations and procedures of the Authority, and any amendments thereto, taking into account the recommendations of the Legal and Technical Commission or other subordinate organ concerned. These rules, regulations and procedures shall relate to prospecting, exploration and exploitation in the Area and the financial management and internal administration of the Authority. Priority shall be given to the adoption of rules, regulations and procedures for the exploration for and exploitation of polymetallic nodules. Rules, regulations and procedures for the exploration for and exploitation of any resource other than polymetallic nodules shall be adopted within three years from the date of a request to the Authority by any of its members to adopt such rules, regulations and procedures in respect of such resource. All rules, regulations and procedures shall remain in effect on a provisional basis until approved by the Assembly or until amended by the Council in the light of any views expressed by the Assembly;
(p) review the collection of all payments to be made by or to the Authority in connection with operations pursuant to this Part;
(q) make the selection from among applicants for production authorizations pursuant to Annex III, article 7, where such selection is required by that provision;
(r) submit the proposed annual budget of the Authority to the Assembly for its approval;
(s) make recommendations to the Assembly concerning policies on any question or matter within the competence of the Authority; (t) make recommendations to the Assembly concerning suspension of the exercise of the rights and privileges of membership pursuant to article 185;
(u) institute proceedings on behalf of the Authority before the Seabed Disputes Chamber in cases of non-compliance;
(v) notify the Assembly upon a decision by the Seabed Disputes Chamber in proceedings instituted under subparagraph
(u), and make any recommendations which it may find appropriate with respect to measures to be taken;
(w) issue emergency orders, which may include orders for the suspension or adjustment of operations, to prevent serious harm to the marine environment arising out of activities in the Area; (x) disapprove areas for exploitation by contractors or the Enterprise in cases where substantial evidence indicates the risk of serious harm to the marine environment;
(y) establish a subsidiary organ for the elaboration of draft financial rules, regulations and procedures relating to:
(i) financial management in accordance with articles 171 to 175; and
(ii) financial arrangements in accordance with Annex III, article 13 and article 17, paragraph 1(c);
(z) establish appropriate mechanisms for directing and supervising a staff of inspectors who shall inspect activities in the Area to determine whether this Part, the rules, regulations and procedures of the Authority, and the terms and conditions of any contract with the Authority are being complied with.
Article 163: Organs of the Council
1. There are hereby established the following organs of the Council:
(a) an Economic Planning Commission;
(b) a Legal and Technical Commission.
2. Each Commission shall be composed of 15 members, elected by the Council from among the candidates nominated by the States Parties. However, if necessary, the Council may decide to increase the size of either Commission having due regard to economy and efficiency.
3. Members of a Commission shall have appropriate qualifications in the area of competence of that Commission. States Parties shall nominate candidates of the highest standards of competence and integrity with qualifications in relevant fields so as to ensure the effective exercise of the functions of the Commissions.
4. In the election of members of the Commissions, due account shall be taken of the need for equitable geographical distribution and the representation of special interests.
5. No State Party may nominate more than one candidate for the same Commission. No person shall be elected to serve on more than one Commission.
6. Members of the Commissions shall hold office for a term of five years. They shall be eligible for re-election for a further term.
7. In the event of the death, incapacity or resignation of a member of a Commission prior to the expiration of the term of office, the Council shall elect for the remainder of the term, a member from the same geographical region or area of interest.
8. Members of Commissions shall have no financial interest in any activity relating to exploration and exploitation in the Area. Subject to their responsibilities to the Commissions upon which they serve, they shall not disclose, even after the termination of their functions, any industrial secret, proprietary data which are transferred to the Authority in accordance with Annex III, article l4, or any other confidential information coming to their knowledge by reason of their duties for the Authority.
9. Each Commission shall exercise its functions in accordance with such guidelines and directives as the Council may adopt.
10. Each Commission shall formulate and submit to the Council for approval such rules and regulations as may be necessary for the efficient conduct of the Commission's functions.
11. The decision-making procedures of the Commissions shall be established by the rules, regulations and procedures of the Authority. Recommendations to the Council shall, where necessary, be accompanied by a summary on the divergencies of opinion in the Commission.
12. Each Commission shall normally function at the seat of the Authority and shall meet as often as is required for the efficient exercise of its functions.
13. In the exercise of its functions, each Commission may, where appropriate, consult another commission, any competent organ of the United Nations or of its specialized agencies or any international organizations with competence in the subject-matter of such consultation.
Article 164: The Economic Planning Commission
1. Members of the Economic Planning Commission shall have appropriate qualifications such as those relevant to mining, management of mineral resource activities, international trade or international economics. The Council shall endeavour to ensure that the membership of the Commission reflects all appropriate qualifications. The Commission shall include at least two members from developing States whose exports of the categories of minerals to be derived from the Area have a substantial bearing upon their economies.
2. The Commission shall:
(a) propose, upon the request of the Council, measures to implement decisions relating to activities in the Area taken in accordance with this Convention;
(b) review the trends of and the factors affecting supply, demand and prices of minerals which may be derived from the Area, bearing in mind the interests of both importing and exporting countries, and in particular of the developing States among them;
(c) examine any situation likely to lead to the adverse effects referred to in article 150, subparagraph (h), brought to its attention by the State Party or States Parties concerned, and make appropriate recommendations to the Council;
(d) propose to the Council for submission to the Assembly, as provided in article 151, paragraph 10, a system of compensation or other measures of economic adjustment assistance for developing States which suffer adverse effects caused by activities in the Area. The Commission shall make the recommendations to the Council that are necessary for the application of the system or other measures adopted by the Assembly in specific cases.
Article 165: The Legal and Technical Commission
1. Members of the Legal and Technical Commission shall have appropriate qualifications such as those relevant to exploration for and exploitation and processing of mineral resources, oceanology, protection of the marine environment, or economic or legal matters relating to ocean mining and related fields of expertise. The Council shall endeavour to ensure that the membership of the Commission reflects all appropriate qualifications.
2. The Commission shall:
(a) make recommendations with regard to the exercise of the Authority's functions upon the request of the Council;
(b) review formal written plans of work for activities in the Area in accordance with article 153, paragraph 3, and submit appropriate recommendations to the Council. The Commission shall base its recommendations solely on the grounds stated in Annex III and shall report fully thereon to the Council;
(c) supervise, upon the request of the Council, activities in the Area, where appropriate, in consultation and collaboration with any entity carrying out such activities or State or States concerned and report to the Council;
(d) prepare assessments of the environmental implications of activities in the Area;
(e) make recommendations to the Council on the protection of the marine environment, taking into account the views of recognized experts in that field;
(f) formulate and submit to the Council the rules, regulations and procedures referred to in article 162, paragraph 2(o), taking into account all relevant factors including assessments of the environmental implications of activities in the Area;
(g) keep such rules, regulations and procedures under review and recommend to the Council from time to time such amendments thereto as it may deem necessary or desirable;
(h) make recommendations to the Council regarding the establishment of a monitoring programme to observe, measure, evaluate and analyse, by recognized scientific methods, on a regular basis, the risks or effects of pollution of the marine environment resulting from activities in the Area, ensure that existing regulations are adequate and are complied with and coordinate the implementation of the monitoring programme approved by the Council;
(i) recommend to the Council that proceedings be instituted on behalf of the Authority before the Seabed Disputes Chamber, in accordance with this Part and the relevant Annexes taking into account particularly article 187;
(j) make recommendations to the Council with respect to measures to be taken, upon a decision by the Seabed Disputes Chamber in proceedings instituted in accordance with subparagraph (i);
(k) make recommendations to the Council to issue emergency orders, which may include orders for the suspension or adjustment of operations, to prevent serious harm to the marine environment arising out of activities in the Area. Such recommendations shall be taken up by the Council on a priority basis;
(l) make recommendations to the Council to disapprove areas for exploitation by contractors or the Enterprise in cases where substantial evidence indicates the risk of serious harm to the marine environment;
(m) make recommendations to the Council regarding the direction and supervision of a staff of inspectors who shall inspect activities in the Area to determine whether the provisions of this
Part, the rules, regulations and procedures of the Authority, and the terms and conditions of any contract with the Authority are being complied with;
(n) calculate the production ceiling and issue production authorizations on behalf of the Authority pursuant to article 151, paragraphs 2 to 7, following any necessary selection among applicants for production authorizations by the Council in accordance with Annex III, article 7.
3. The members of the Commission shall, upon request by any State Party or other party concerned, be accompanied by a representative of such State or other party concerned when carrying out their function of supervision and inspection.
1. The Secretariat of the Authority shall comprise a Secretary-General and such staff as the Authority may require.
2. The Secretary-General shall be elected for four years by the Assembly from among the candidates proposed by the Council and may be re-elected.
3. The Secretary-General shall be the chief administrative officer of the Authority, and shall act in that capacity in all meetings of the Assembly, of the Council and of any subsidiary organ, and shall perform such other administrative functions as are entrusted to the Secretary-General by these organs.
4. The Secretary-General shall make an annual report to the Assembly on the work of the Authority.
Article 167: The staff of the Authority
1. The staff of the Authority shall consist of such qualified scientific and technical and other personnel as may be required to fulfil the administrative functions of the Authority.
2. The paramount consideration in the recruitment and employment of the staff and in the determination of their conditions of service shall be the necessity of securing the highest standards of efficiency, competence and integrity. Subject to this consideration, due regard shall be paid to the importance of recruiting the staff on as wide a geographical basis as possible.
3. The staff shall be appointed by the Secretary-General. The terms and conditions on which they shall be appointed, remunerated and dismissed shall be in accordance with the rules, regulations and procedures of the Authority.
Article 168: International character of the Secretariat
1. In the performance of their duties the Secretary-General and the staff shall not seek or receive instructions from any government or from any other source external to the Authority. They shall refrain from any action which might reflect on their position as international officials responsible only to the Authority. Each State Party undertakes to respect the exclusively international character of the responsibilities of the Secretary-General and the staff and not to seek to influence them in the discharge of their responsibilities. Any violation of responsibilities by a staff member shall be submitted to the appropriate administrative tribunal as provided in the rules, regulations and procedures of the Authority.
2. The Secretary-General and the staff shall have no financial interest in any activity relating to exploration and exploitation in the Area. Subject to their responsibilities to the Authority, they shall not disclose, even after the termination of their functions, any industrial secret, proprietary data which are transferred to the Authority in accordance with Annex III, article 14, or any other confidential information coming to their knowledge by reason of their employment with the Authority.
3. Violations of the obligations of a staff member of the Authority set forth in paragraph 2 shall, on the request of a State Party affected by such violation, or a natural or juridical person, sponsored by a State Party as provided in article 153, paragraph 2(b), and affected by such violation, be submitted by the Authority against the staff member concerned to a tribunal designated by the rules, regulations and procedures of the Authority. The Party affected shall have the right to take part in the proceedings. If the tribunal so recommends, the Secretary-General shall dismiss the staff member concerned.
4. The rules, regulations and procedures of the Authority shall contain such provisions as are necessary to implement this article.
Article 169: Consultation and cooperation with international and non-governmental organizations
1. The Secretary-General shall, on matters within the competence of the Authority, make suitable arrangements, with the approval of the Council, for consultation and cooperation with international and non-governmental organizations recognized by the Economic and Social Council of the United Nations.
2. Any organization with which the Secretary-General has entered into an arrangement under paragraph 1 may designate representatives to attend meetings of the organs of the Authority as observers in accordance with the rules of procedure of these organs. Procedures shall be established for obtaining the views of such organizations in appropriate cases.
3. The Secretary-General may distribute to States Parties written reports submitted by the non-governmental organizations referred to in paragraph l on subjects in which they have special competence and which are related to the work of the Authority.
1. The Enterprise shall be the organ of the Authority which shall carry out activities in the Area directly, pursuant to article 153, paragraph 2(a), as well as the transporting, processing and marketing of minerals recovered from the Area.
2. The Enterprise shall, within the framework of the international legal personality of the Authority, have such legal capacity as is provided for in the Statute set forth in Annex IV. The Enterprise shall act in accordance with this Convention and the rules, regulations and procedures of the Authority, as well as the general policies established by the Assembly, and shall be subject to the directives and control of the Council.
3. The Enterprise shall have its principal place of business at the seat of the Authority.
4. The Enterprise shall, in accordance with article 173, paragraph 2, and Annex IV, article 11, be provided with such funds as it may require to carry out its functions, and shall receive technology as provided in article 144 and other relevant provisions of this Convention.
SUBSECTION F. FINANCIAL ARRANGEMENTS OF THE AUTHORITY
Article 171: Funds of the Authority
The funds of the Authority shall include:
(a) assessed contributions made by members of the Authority in accordance with article 160, paragraph 2(e);
(b) funds received by the Authority pursuant to Annex III, article 13, in connection with activities in the Area;
(c) funds transferred from the Enterprise in accordance with Annex IV, article 10;
(d) funds borrowed pursuant to article 174;
(e) voluntary contributions made by members or other entities; and
(f) payments to a compensation fund, in accordance with article 151, paragraph 10, whose sources are to be recommended by the Economic Planning Commission.
Article 172: Annual budget of the Authority
The Secretary-General shall draft the proposed annual budget of the Authority and submit it to the Council. The Council shall consider the proposed annual budget and submit it to the Assembly, together with any recommendations thereon. The Assembly shall consider and approve the proposed annual budget in accordance with article 160, paragraph 2(h).
Article 173: Expenses of the Authority
1. The contributions referred to in article 171, subparagraph (a), shall be paid into a special account to meet the administrative expenses of the Authority until the Authority has sufficient funds from other sources to meet those expenses.
2. The administrative expenses of the Authority shall be a first call upon the funds of the Authority. Except for the assessed contributions referred to in article 171, subparagraph (a), the funds which remain after payment of administrative expenses may, inter alia:
(a) be shared in accordance with article 140 and article 160, paragraph 2(g);
(b) be used to provide the Enterprise with funds in accordance with article 170, paragraph 4;
(c) be used to compensate developing States in accordance with article 151, paragraph 10, and article 160, paragraph 2(l).
Article 174: Borrowing power of the Authority
1. The Authority shall have the power to borrow funds.
2. The Assembly shall prescribe the limits on the borrowing power of the Authority in the financial regulations adopted pursuant to article 160, paragraph 2(f).
3. The Council shall exercise the borrowing power of the Authority.
4. States Parties shall not be liable for the debts of the Authority.
The records, books and accounts of the Authority, including its annual financial statements, shall be audited annually by an independent auditor appointed by the Assembly.
SUBSECTION G. LEGAL STATUS, PRIVILEGES AND IMMUNITIES
The Authority shall have international legal personality and such legal capacity as may be necessary for the exercise of its functions and the fulfilment of its purposes.
Article 177: Privileges and immunities
To enable the Authority to exercise its functions, it shall enjoy in the territory of each State Party the privileges and immunities set forth in this subsection. The privileges and immunities relating to the Enterprise shall be those set forth in Annex IV, article 13.
Article 178: Immunity from legal process
The Authority, its property and assets, shall enjoy immunity from legal process except to the extent that the Authority expressly waives this immunity in a particular case.
Article 179: Immunity from search and any form of seizure
The property and assets of the Authority, wherever located and by whomsoever held, shall be immune from search, requisition, confiscation, expropriation or any other form of seizure by executive or legislative action.
Article 180: Exemption from restrictions, regulations, controls and moratoria
The property and assets of the Authority shall be exempt from restrictions, regulations, controls and moratoria of any nature.
Article 181: Archives and official communications of the Authority
1. The archives of the Authority, wherever located, shall be inviolable.
2. Proprietary data, industrial secrets or similar information and personnel records shall not be placed in archives which are open to public inspection.
3. With regard to its official communications, the Authority shall be accorded by each State Party treatment no less favourable than that accorded by that State to other international organizations.
Article 182: Privileges and immunities of certain persons connected with the Authority
Representatives of States Parties attending meetings of the Assembly, the Council or organs of the Assembly or the Council, and the Secretary-General and staff of the Authority, shall enjoy in the territory of each State Party:
(a) immunity from legal process with respect to acts performed by them in the exercise of their functions, except to the extent that the State which they represent or the Authority, as appropriate, expressly waives this immunity in a particular case;
(b) if they are not nationals of that State Party, the same exemptions from immigration restrictions, alien registration requirements and national service obligations, the same facilities as regards exchange restrictions and the same treatment in respect of travelling facilities as are accorded by that State to the representatives, officials and employees of comparable rank of other States Parties.
Article 183: Exemption from taxes and customs duties
1. Within the scope of its official activities, the Authority, its assets and property, its income, and its operations and transactions, authorized by this Convention, shall be exempt from all direct taxation and goods imported or exported for its official use shall be exempt from all customs duties. The Authority shall not claim exemption from taxes which are no more than charges for services rendered.
2. When purchases of goods or services of substantial value necessary for the official activities of the Authority are made by or on behalf of the Authority, and when the price of such goods or services includes taxes or duties, appropriate measures shall, to the extent practicable, be taken by States Parties to grant exemption from such taxes or duties or provide for their reimbursement. Goods imported or purchased under an exemption provided for in this article shall not be sold or otherwise disposed of in the territory of the State Party which granted the exemption, except under conditions agreed with that State Party.
3. No tax shall be levied by States Parties on or in respect of salaries and emoluments paid or any other form of payment made by the Authority to the Secretary-General and staff of the Authority, as well as experts performing missions for the Authority, who are not their nationals.
SUBSECTION H. SUSPENSION OF THE EXERCISE OF RIGHTS AND PRIVILEGES OF MEMBERS
Article 184: Suspension of the exercise of voting rights
A State Party which is in arrears in the payment of its financial contributions to the Authority shall have no vote if the amount of its arrears equals or exceeds the amount of the contributions due from it for the preceding two full years. The Assembly may, nevertheless, permit such a member to vote if it is satisfied that the failure to pay is due to conditions beyond the control of the member.
Article 185: Suspension of exercise of rights and privileges of membership
1. A State Party which has grossly and persistently violated the provisions of this Part may be suspended from the exercise of the rights and privileges of membership by the Assembly upon the recommendation of the Council.
2. No action may be taken under paragraph 1 until the Seabed Disputes Chamber has found that a State Party has grossly and persistently violated the provisions of this Part.
SECTION 5. SETTLEMENT OF DISPUTES AND ADVISORY OPINIONS
Article 186: Seabed Disputes Chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea
The establishment of the Seabed Disputes Chamber and the manner in which it shall exercise its jurisdiction shall be governed by the provisions of this section, of Part XV and of Annex VI.
Article 187: Jurisdiction of the Seabed Disputes Chamber
The Seabed Disputes Chamber shall have jurisdiction under this Part and the Annexes relating thereto in disputes with respect to activities in the Area falling within the following categories:
(a) disputes between States Parties concerning the interpretation or application of this Part and the Annexes relating thereto;
(b) disputes between a State Party and the Authority concerning:
(i) acts or omissions of the Authority or of a State Party alleged to be in violation of this Part or the Annexes relating thereto or of rules, regulations and procedures of the Authority adopted in accordance therewith; or
(ii) acts of the Authority alleged to be in excess of jurisdiction or a misuse of power;
(c) disputes between parties to a contract, being States Parties, the Authority or the Enterprise, state enterprises and natural or juridical persons referred to in article 153, paragraph 2(b), concerning:
(i) the interpretation or application of a relevant contract or a plan of work; or
(ii) acts or omissions of a party to the contract relating to activities in the Area and directed to the other party or directly affecting its legitimate interests;
(d) disputes between the Authority and a prospective contractor who has been sponsored by a State as provided in article 153, paragraph 2(b), and has duly fulfilled the conditions referred to in Annex III, article 4, paragraph 6, and article 13, paragraph 2, concerning the refusal of a contract or a legal issue arising in the negotiation of the contract;
(e) disputes between the Authority and a State Party, a state enterprise or a natural or juridical person sponsored by a State Party as provided for in article 153, paragraph 2(b), where it is alleged that the Authority has incurred liability as provided in Annex III, article 22;
(f) any other disputes for which the jurisdiction of the Chamber is specifically provided in this Convention.
Article 188: Submission of disputes to a special chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea or an ad hoc chamber of the Seabed Disputes Chamber or to binding commercial arbitration
1. Disputes between States Parties referred to in article 187, subparagraph (a), may be submitted:
(a) at the request of the parties to the dispute, to a special chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea to be formed in accordance with Annex VI, articles 15 and 17; or
(b) at the request of any party to the dispute, to an ad hoc chamber of the Seabed Disputes Chamber to be formed in accordance with Annex VI, article 36.
2. (a) Disputes concerning the interpretation or application of a contract referred to in article 187, subparagraph (c)(i), shall be submitted, at the request of any party to the dispute, to binding commercial arbitration, unless the parties otherwise agree.
A commercial arbitral tribunal to which the dispute is submitted shall have no jurisdiction to decide any question of interpretation of this Convention. When the dispute also involves a question of the interpretation of Part XI and the Annexes relating thereto, with respect to activities in the Area, that question shall be referred to the Seabed Disputes Chamber for a ruling.
(b) If, at the commencement of or in the course of such arbitration, the arbitral tribunal determines, either at the request of any party to the dispute or proprio motu, that its decision depends upon a ruling of the Seabed Disputes Chamber, the arbitral tribunal shall refer such question to the Seabed Disputes Chamber for such ruling. The arbitral tribunal shall then proceed to render its award in conformity with the ruling of the Seabed Disputes Chamber.
(c) In the absence of a provision in the contract on the arbitration procedure to be applied in the dispute, the arbitration shall be conducted in accordance with the UNCITRAL Arbitration Rules or such other arbitration rules as may be prescribed in the rules, regulations and procedures of the Authority, unless the parties to the dispute otherwise agree.
Article 189: Limitation on jurisdiction with regard to decisions of the Authority
The Seabed Disputes Chamber shall have no jurisdiction with regard to the exercise by the Authority of its discretionary powers in accordance with this Part; in no case shall it substitute its discretion for that of the Authority. Without prejudice to article 191, in exercising its jurisdiction pursuant to article 187, the Seabed Disputes Chamber shall not pronounce itself on the question of whether any rules, regulations and procedures of the Authority are in conformity with this Convention, nor declare invalid any such rules, regulations and procedures. Its jurisdiction in this regard shall be confined to deciding claims that the application of any rules, regulations and procedures of the Authority in individual cases would be in conflict with the contractual obligations of the parties to the dispute or their obligations under this Convention, claims concerning excess of jurisdiction or misuse of power, and to claims for damages to be paid or other remedy to be given to the party concerned for the failure of the other party to comply with its contractual obligations or its obligations under this Convention.
Article 190: Participation and appearance of sponsoring States Parties in proceedings
1. If a natural or juridical person is a party to a dispute referred to in article 187, the sponsoring State shall be given notice thereof and shall have the right to participate in the proceedings by submitting written or oral statements.
2. If an action is brought against a State Party by a natural or juridical person sponsored by another State Party in a dispute referred to in article 187, subparagraph (c), the respondent State may request the State sponsoring that person to appear in the proceedings on behalf of that person. Failing such appearance, the respondent State may arrange to be represented by a juridical person of its nationality.
Article 191: Advisory opinions
The Seabed Disputes Chamber shall give advisory opinions at the request of the Assembly or the Council on legal questions arising within the scope of their activities. Such opinions shall be given as a matter of urgency.
PROTECTION AND PRESERVATION OF THE MARINE ENVIRONMENT
Article 192: General obligation
States have the obligation to protect and preserve the marine environment.
Article 193: Sovereign right of States to exploit their natural resources
States have the sovereign right to exploit their natural resources pursuant to their environmental policies and in accordance with their duty to protect and preserve the marine environment.
Article 194: Measures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment
1. States shall take, individually or jointly as appropriate, all measures consistent with this Convention that are necessary to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from any source, using for this purpose the best practicable means at their disposal and in accordance with their capabilities, and they shall endeavour to harmonize their policies in this connection.
2. States shall take all measures necessary to ensure that activities under their jurisdiction or control are so conducted as not to cause damage by pollution to other States and their environment, and that pollution arising from incidents or activities under their jurisdiction or control does not spread beyond the areas where they exercise sovereign rights in accordance with this Convention.
3. The measures taken pursuant to this Part shall deal with all sources of pollution of the marine environment. These measures shall include, inter alia, those designed to minimize to the fullest possible extent:
(a) the release of toxic, harmful or noxious substances, especially those which are persistent, from land-based sources, from or through the atmosphere or by dumping;
(b) pollution from vessels, in particular measures for preventing accidents and dealing with emergencies, ensuring the safety of operations at sea, preventing intentional and unintentional discharges, and regulating the design, construction, equipment, operation and manning of vessels;
(c) pollution from installations and devices used in exploration or exploitation of the natural resources of the seabed and subsoil, in particular measures for preventing accidents and dealing with emergencies, ensuring the safety of operations at sea, and regulating the design, construction, equipment, operation and manning of such installations or devices;
(d) pollution from other installations and devices operating in the marine environment, in particular measures for preventing accidents and dealing with emergencies, ensuring the safety of operations at sea, and regulating the design, construction, equipment, operation and manning of such installations or devices.
4. In taking measures to prevent, reduce or control pollution of the marine environment, States shall refrain from unjustifiable interference with activities carried out by other States in the exercise of their rights and in pursuance of their duties in conformity with this Convention.
5. The measures taken in accordance with this Part shall include those necessary to protect and preserve rare or fragile ecosystems as well as the habitat of depleted, threatened or endangered species and other forms of marine life.
Article 195: Duty not to transfer damage or hazards or transform one type of pollution into another
In taking measures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment, States shall act so as not to transfer, directly or indirectly, damage or hazards from one area to another or transform one type of pollution into another.
Article 196: Use of technologies or introduction of alien or new species
1. States shall take all measures necessary to prevent, reduce and control pollution of the marine environment resulting from the use of technologies under their jurisdiction or control, or the intentional or accidental introduction of species, alien or new, to a particular part of the marine environment, which may cause significant and harmful changes thereto.
2. This article does not affect the application of this Convention regarding the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment.
SECTION 2. GLOBAL AND REGIONAL COOPERATION
Article 197: Cooperation on a global or regional basis
States shall cooperate on a global basis and, as appropriate, on a regional basis, directly or through competent international organizations, in formulating and elaborating international rules, standards and recommended practices and procedures consistent with this Convention, for the protection and preservation of the marine environment, taking into account characteristic regional features.
Article 198: Notification of imminent or actual damage
When a State becomes aware of cases in which the marine environment is in imminent danger of being damaged or has been damaged by pollution, it shall immediately notify other States it deems likely to be affected by such damage, as well as the competent international organizations.
Article 199: Contingency plans against pollution
In the cases referred to in article 198, States in the area affected, in accordance with their capabilities, and the competent international organizations shall cooperate, to the extent possible, in eliminating the effects of pollution and preventing or minimizing the damage. To this end, States shall jointly develop and promote contingency plans for responding to pollution incidents in the marine environment.
Article 200: Studies, research programmes and exchange of information and data
States shall cooperate, directly or through competent international organizations, for the purpose of promoting studies, undertaking programmes of scientific research and encouraging the exchange of information and data acquired about pollution of the marine environment. They shall endeavour to participate actively in regional and global programmes to acquire knowledge for the assessment of the nature and extent of pollution, exposure to it, and its pathways, risks and remedies.
Article 201: Scientific criteria for regulations
In the light of the information and data acquired pursuant to article 200, States shall cooperate, directly or through competent international organizations, in establishing appropriate scientific criteria for the formulation and elaboration of rules, standards and recommended practices and procedures for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment.
SECTION 3. TECHNICAL ASSISTANCE
Article 202: Scientific and technical assistance to developing States
States shall, directly or through competent international organizations: (a) promote programmes of scientific, educational, technical and other assistance to developing States for the protection and preservation of the marine environment and the prevention, reduction and control of marine pollution. Such assistance shall include, inter alia:
(i) training of their scientific and technical personnel;
(ii) facilitating their participation in relevant international programmes;
(iii) supplying them with necessary equipment and facilities;
(iv) enhancing their capacity to manufacture such equipment;
(v) advice on and developing facilities for research, monitoring, educational and other programmes;
(b) provide appropriate assistance, especially to developing States, for the minimization of the effects of major incidents which may cause serious pollution of the marine environment;
(c) provide appropriate assistance, especially to developing States, concerning the preparation of environmental assessments.
Article 203: Preferential treatment for developing States
Developing States shall, for the purposes of prevention, reduction and control of pollution of the marine environment or minimization of its effects, be granted preference by international organizations in:
(a) the allocation of appropriate funds and technical assistance; and
(b) the utilization of their specialized services.
SECTION 4. MONITORING AND ENVIRONMENTAL ASSESSMENT
Article 204: Monitoring of the risks or effects of pollution
1. States shall, consistent with the rights of other States, endeavour, as far as practicable, directly or through the competent international organizations, to observe, measure, evaluate and analyse, by recognized scientific methods, the risks or effects of pollution of the marine environment.
2. In particular, States shall keep under surveillance the effects of any activities which they permit or in which they engage in order to determine whether these activities are likely to pollute the marine environment.
Article 205: Publication of reports
States shall publish reports of the results obtained pursuant to article 204 or provide such reports at appropriate intervals to the competent international organizations, which should make them available to all States.
Article 206: Assessment of potential effects of activities
When States have reasonable grounds for believing that planned activities under their jurisdiction or control may cause substantial pollution of or significant and harmful changes to the marine environment, they shall, as far as practicable, assess the potential effects of such activities on the marine environment and shall communicate reports of the results of such assessments in the manner provided in article 205.
SECTION 5. INTERNATIONAL RULES AND NATIONAL LEGISLATION TO PREVENT, REDUCE AND CONTROL POLLUTION OF THE MARINE ENVIRONMENT
Article 207: Pollution from land-based sources
1. States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from land-based sources, including rivers, estuaries, pipelines and outfall structures, taking into account internationally agreed rules, standards and recommended practices and procedures.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. States shall endeavour to harmonize their policies in this connection at the appropriate regional level.
4. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall endeavour to establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from land-based sources, taking into account characteristic regional features, the economic capacity of developing States and their need for economic development. Such rules, standards and recommended practices and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
5. Laws, regulations, measures, rules, standards and recommended practices and procedures referred to in paragraphs 1, 2 and 4 shall include those designed to minimize, to the fullest extent possible, the release of toxic, harmful or noxious substances, especially those which are persistent, into the marine environment.
Article 208: Pollution from seabed activities subject to national jurisdiction
1 Coastal States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment arising from or in connection with seabed activities subject to their jurisdiction and from artificial islands, installations and structures under their jurisdiction, pursuant to articles 60 and 80.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. Such laws, regulations and measures shall be no less effective than international rules, standards and recommended practices and procedures.
4. States shall endeavour to harmonize their policies in this connection at the appropriate regional level.
5. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment referred to in paragraph l. Such rules, standards and recommended practices and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
Article 209: Pollution from activities in the Area
1. International rules, regulations and procedures shall be established in accordance with Part XI to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from activities in the Area. Such rules, regulations and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
2. Subject to the relevant provisions of this section, States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from activities in the Area undertaken by vessels, installations, structures and other devices flying their flag or of their registry or operating under their authority, as the case may be. The requirements of such laws and regulations shall be no less effective than the international rules, regulations and procedures referred to in paragraph 1.
Article 210: Pollution by dumping
1. States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment by dumping.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. Such laws, regulations and measures shall ensure that dumping is not carried out without the permission of the competent authorities of States.
4. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall endeavour to establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control such pollution. Such rules, standards and recommended practices and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
5. Dumping within the territorial sea and the exclusive economic zone
or onto the continental shelf shall not be carried out without the express prior approval of the coastal State, which has the right to permit, regulate and control such dumping after due consideration of the matter with other States which by reason of their geographical situation may be adversely affected thereby.
6. National laws, regulations and measures shall be no less effective in preventing, reducing and controlling such pollution than the global rules and standards.
Article 211: Pollution from vessels
1. States, acting through the competent international organization or general diplomatic conference, shall establish international rules and standards to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from vessels and promote the adoption, in the same manner, wherever appropriate, of routeing systems designed to minimize the threat of accidents which might cause pollution of the marine environment, including the coastline, and pollution damage to the related interests of coastal States. Such rules and standards shall, in the same manner, be re-examined from time to time as necessary.
2. States shall adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment from vessels flying their flag or of their registry. Such laws and regulations shall at least have the same effect as that of generally accepted international rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference.
3. States which establish particular requirements for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment as a condition for the entry of foreign vessels into their ports or internal waters or for a call at their off-shore terminals shall give due publicity to such requirements and shall communicate them to the competent international organization.
Whenever such requirements are established in identical form by two or more coastal States in an endeavour to harmonize policy, the communication shall indicate which States are participating in such cooperative arrangements.
Every State shall require the master of a vessel flying its flag or of its registry, when navigating within the territorial sea of a State participating in such cooperative arrangements, to furnish, upon the request of that State, information as to whether it is proceeding to a State of the same region participating in such cooperative arrangements and, if so, to indicate whether it complies with the port entry requirements of that State. This article is without prejudice to the continued exercise by a vessel of its right of innocent passage or to the application of article 25, paragraph 2.
4. Coastal States may, in the exercise of their sovereignty within their territorial sea, adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of marine pollution from foreign vessels, including vessels exercising the right of innocent passage. Such laws and regulations shall, in accordance with Part II, section 3, not hamper innocent passage of foreign vessels.
5. Coastal States, for the purpose of enforcement as provided for in section 6, may in respect of their exclusive economic zones adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of pollution from vessels conforming to and giving effect to generally accepted international rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference.
6. (a) Where the international rules and standards referred to in paragraph 1 are inadequate to meet special circumstances and coastal States have reasonable grounds for believing that a particular, clearly defined area of their respective exclusive economic zones is an area where the adoption of special mandatory measures for the prevention of pollution from vessels is required for recognized technical reasons in relation to its oceanographical and ecological conditions, as well as its utilization or the protection of its resources and the particular character of its traffic, the coastal States, after appropriate consultations through the competent international organization with any other States concerned, may, for that area, direct a communication to that organization, submitting scientific and technical evidence in support and information on necessary reception facilities. Within 12 months after receiving such a communication, the organization shall determine whether the conditions in that area correspond to the requirements set out above. If the organization so determines, the coastal States may, for that area, adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of pollution from vessels implementing such international rules and standards or navigational practices as are made applicable, through the organization, for special areas. These laws and regulations shall not become applicable to foreign vessels until 15 months after the submission of the communication to the organization. (b) The coastal States shall publish the limits of any such particular, clearly defined area.
(c) If the coastal States intend to adopt additional laws and regulations for the same area for the prevention, reduction and control of pollution from vessels, they shall, when submitting the aforesaid communication, at the same time notify the organization thereof. Such additional laws and regulations may relate to discharges or navigational practices but shall not require foreign vessels to observe design, construction, manning or equipment standards other than generally accepted international rules and standards; they shall become applicable to foreign vessels 15 months after the submission of the communication to the organization, provided that the organization agrees within 12 months after the submission of the communication.
7. The international rules and standards referred to in this article should include inter alia those relating to prompt notification to coastal States, whose coastline or related interests may be affected by incidents, including maritime casualties, which involve discharges or probability of discharges.
Article 212: Pollution from or through the atmosphere
1. States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from or through the atmosphere, applicable to the air space under their sovereignty and to vessels flying their flag or vessels or aircraft of their registry, taking into account internationally agreed rules, standards and recommended practices and procedures and the safety of air navigation.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall endeavour to establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control such pollution.
Article 213: Enforcement with respect to pollution from land-based sources
States shall enforce their laws and regulations adopted in accordance with article 207 and shall adopt laws and regulations and take other measures necessary to implement applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from land-based sources.
Article 214: Enforcement with respect to pollution from seabed activities
States shall enforce their laws and regulations adopted in accordance with article 208 and shall adopt laws and regulations and take other measures necessary to implement applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference to prevent, reduce and control pollution of the marine environment arising from or in connection with seabed activities subject to their jurisdiction and from artificial islands, installations and structures under their jurisdiction, pursuant to articles 60 and 80.
Article 215: Enforcement with respect to pollution from activities in the Area
Enforcement of international rules, regulations and procedures established in accordance with Part XI to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from activities in the Area shall be governed by that Part.
Article 216: Enforcement with respect to pollution by dumping
1. Laws and regulations adopted in accordance with this Convention and applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment by dumping shall be enforced:
(a) by the coastal State with regard to dumping within its territorial sea or its exclusive economic zone or onto its continental shelf;
(b) by the flag State with regard to vessels flying its flag or vessels or aircraft of its registry;
(c) by any State with regard to acts of loading of wastes or other matter occurring within its territory or at its off-shore terminals.
2. No State shall be obliged by virtue of this article to institute proceedings when another State has already instituted proceedings in accordance with this article.
Article 217: Enforcement by flag States
1. States shall ensure compliance by vessels flying their flag or of their registry with applicable international rules and standards, established through the competent international organization or general diplomatic conference, and with their laws and regulations adopted in accordance with this Convention for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment from vessels and shall accordingly adopt laws and regulations and take other measures necessary for their implementation. Flag States shall provide for the effective enforcement of such rules, standards, laws and regulations, irrespective of where a violation occurs.
2. States shall, in particular, take appropriate measures in order to ensure that vessels flying their flag or of their registry are prohibited from sailing, until they can proceed to sea in compliance with the requirements of the international rules and standards referred to in paragraph 1, including requirements in respect of design, construction, equipment and manning of vessels.
3. States shall ensure that vessels flying their flag or of their registry carry on board certificates required by and issued pursuant to international rules and standards referred to in paragraph 1. States shall ensure that vessels flying their flag are periodically inspected in order to verify that such certificates are in conformity with the actual condition of the vessels. These certificates shall be accepted by other States as evidence of the condition of the vessels and shall be regarded as having the same force as certificates issued by them, unless there are clear grounds for believing that the condition of the vessel does not correspond substantially with the particulars of the certificates.
4. If a vessel commits a violation of rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference, the flag State, without prejudice to articles 218, 220 and 228, shall provide for immediate investigation and where appropriate institute proceedings in respect of the alleged violation irrespective of where the violation occurred or where the pollution caused by such violation has occurred or has been spotted.
5. Flag States conducting an investigation of the violation may request the assistance of any other State whose cooperation could be useful in clarifying the circumstances of the case. States shall endeavour to meet appropriate requests of flag States.
6. States shall, at the written request of any State, investigate any violation alleged to have been committed by vessels flying their flag. If satisfied that sufficient evidence is available to enable proceedings to be brought in respect of the alleged violation, flag States shall without delay institute such proceedings in accordance with their laws.
7. Flag States shall promptly inform the requesting State and the competent international organization of the action taken and its outcome.
Such information shall be available to all States.
8. Penalties provided for by the laws and regulations of States for vessels flying their flag shall be adequate in severity to discourage violations wherever they occur.
Article 218: Enforcement by port States
1. When a vessel is voluntarily within a port or at an off-shore terminal of a State, that State may undertake investigations and, where the evidence so warrants, institute proceedings in respect of any discharge from that vessel outside the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of that State in violation of applicable international rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference.
2. No proceedings pursuant to paragraph 1 shall be instituted in respect of a discharge violation in the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of another State unless requested by that State, the flag State, or a State damaged or threatened by the discharge violation, or unless the violation has caused or is likely to cause pollution in the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of the State instituting the proceedings.
3. When a vessel is voluntarily within a port or at an off-shore terminal of a State, that State shall, as far as practicable, comply with requests from any State for investigation of a discharge violation referred to in paragraph 1, believed to have occurred in, caused, or threatened damage to the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of the requesting State. It shall likewise, as far as practicable, comply with requests from the flag State for investigation of such a violation, irrespective of where the violation occurred.
4. The records of the investigation carried out by a port State pursuant to this article shall be transmitted upon request to the flag State or to the coastal State. Any proceedings instituted by the port State on the basis of such an investigation may, subject to section 7, be suspended at the request of the coastal State when the violation has occurred within its internal waters, territorial sea or exclusive economic zone. The evidence and records of the case, together with any bond or other financial security posted with the authorities of the port State, shall in that event be transmitted to the coastal State. Such transmittal shall preclude the continuation of proceedings in the port State.
Article 219: Measures relating to seaworthiness of vessels to avoid pollution
Subject to section 7, States which, upon request or on their own initiative, have ascertained that a vessel within one of their ports or at one of their off-shore terminals is in violation of applicable international rules and standards relating to seaworthiness of vessels and thereby threatens damage to the marine environment shall, as far as practicable, take administrative measures to prevent the vessel from sailing. Such States may permit the vessel to proceed only to the nearest appropriate repair yard and, upon removal of the causes of the violation, shall permit the vessel to continue immediately.
Article 220: Enforcement by coastal States
1. When a vessel is voluntarily within a port or at an off-shore terminal of a State, that State may, subject to section 7, institute proceedings in respect of any violation of its laws and regulations adopted in accordance with this Convention or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution from vessels when the violation has occurred within the territorial sea or the exclusive economic zone of that State.
2. Where there are clear grounds for believing that a vessel navigating in the territorial sea of a State has, during its passage therein, violated laws and regulations of that State adopted in accordance with this Convention or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution from vessels, that State, without prejudice to the application of the relevant provisions of Part II, section 3, may undertake physical inspection of the vessel relating to the violation and may, where the evidence so warrants, institute proceedings, including detention of the vessel, in accordance with its laws, subject to the provisions of section 7.
3. Where there are clear grounds for believing that a vessel navigating in the exclusive economic zone or the territorial sea of a State has, in the exclusive economic zone, committed a violation of applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution from vessels or laws and regulations of that State conforming and giving effect to such rules and standards, that State may require the vessel to give information regarding its identity and port of registry, its last and its next port of call and other relevant information required to establish whether a violation has occurred.
4. States shall adopt laws and regulations and take other measures so that vessels flying their flag comply with requests for information pursuant to paragraph 3.
5. Where there are clear grounds for believing that a vessel navigating in the exclusive economic zone or the territorial sea of a State has, in the exclusive economic zone, committed a violation referred to in paragraph 3 resulting in a substantial discharge causing or threatening significant pollution of the marine environment, that State may undertake physical inspection of the vessel for matters relating to the violation if the vessel has refused to give information or if the information supplied by the vessel is manifestly at variance with the evident factual situation and if the circumstances of the case justify such inspection.
6. Where there is clear objective evidence that a vessel navigating in the exclusive economic zone or the territorial sea of a State has, in the exclusive economic zone, committed a violation referred to in paragraph 3 resulting in a discharge causing major damage or threat of major damage to the coastline or related interests of the coastal State, or to any resources of its territorial sea or exclusive economic zone, that State may, subject to section 7, provided that the evidence so warrants, institute proceedings, including detention of the vessel, in accordance with its laws.
7. Notwithstanding the provisions of paragraph 6, whenever appropriate procedures have been established, either through the competent international organization or as otherwise agreed, whereby compliance with requirements for bonding or other appropriate financial security has been assured, the coastal State if bound by such procedures shall allow the vessel to proceed.
8. The provisions of paragraphs 3, 4, 5, 6and 7 also apply in respect of national laws and regulations adopted pursuant to article 211, paragraph 6.
Article 221: Measures to avoid pollution arising from maritime casualties
1. Nothing in this Part shall prejudice the right of States, pursuant to international law, both customary and conventional, to take and enforce measures beyond the territorial sea proportionate to the actual or threatened damage to protect their coastline or related interests, including fishing, from pollution or threat of pollution following upon a maritime casualty or acts relating to such a casualty, which may reasonably be expected to result in major harmful consequences.
2. For the purposes of this article, "maritime casualty" means a collision of vessels, stranding or other incident of navigation, or other occurrence on board a vessel or external to it resulting in material damage or imminent threat of material damage to a vessel or cargo.
Article 222: Enforcement with respect to pollution from or through the atmosphere
States shall enforce, within the air space under their sovereignty or with regard to vessels flying their flag or vessels or aircraft of their registry, their laws and regulations adopted in accordance with article 212, paragraph 1, and with other provisions of this Convention and shall adopt laws and regulations and take other measures necessary to implement applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from or through the atmosphere, in conformity with all relevant international rules and standards concerning the safety of air navigation.
Article 223: Measures to facilitate proceedings
In proceedings instituted pursuant to this Part, States shall take measures to facilitate the hearing of witnesses and the admission of evidence submitted by authorities of another State, or by the competent international organization, and shall facilitate the attendance at such proceedings of official representatives of the competent international organization, the flag State and any State affected by pollution arising out of any violation. The official representatives attending such proceedings shall have such rights and duties as may be provided under national laws and regulations or international law.
Article 224: Exercise of powers of enforcement
The powers of enforcement against foreign vessels under this Part may only be exercised by officials or by warships, military aircraft, or other ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service and authorized to that effect.
Article 225: Duty to avoid adverse consequences in the exercise of the powers of enforcement
In the exercise under this Convention of their powers of enforcement against foreign vessels, States shall not endanger the safety of navigation or otherwise create any hazard to a vessel, or bring it to an unsafe port or anchorage, or expose the marine environment to an unreasonable risk.
Article 226: Investigation of foreign vessels
1. (a) States shall not delay a foreign vessel longer than is essential for purposes of the investigations provided for in articles 216, 218 and 220. Any physical inspection of a foreign vessel shall be limited to an examination of such certificates, records or other documents as the vessel is required to carry by generally accepted international rules and standards or of any similar documents which it is carrying; further physical inspection of the vessel may be undertaken only after such an examination and only when:
(i) there are clear grounds for believing that the condition of the vessel or its equipment does not correspond substantially with the particulars of those documents;
(ii) the contents of such documents are not sufficient to confirm or verify a suspected violation; or
(iii) the vessel is not carrying valid certificates and records. (b) If the investigation indicates a violation of applicable laws and regulations or international rules and standards for the protection and preservation of the marine environment, release shall be made promptly subject to reasonable procedures such as bonding or other appropriate financial security.
(c) Without prejudice to applicable international rules and standards relating to the seaworthiness of vessels, the release of a vessel may, whenever it would present an unreasonable threat of damage to the marine environment, be refused or made conditional upon proceeding to the nearest appropriate repair yard. Where release has been refused or made conditional, the flag State of the vessel must be promptly notified, and may seek release of the vessel in accordance with Part XV.
2. States shall cooperate to develop procedures for the avoidance of unnecessary physical inspection of vessels at sea.
Article 227: Non-discrimination with respect to foreign vessels
In exercising their rights and performing their duties under this Part, States shall not discriminate in form or in fact against vessels of any other State.
Article 228: Suspension and restrictions on institution of proceedings
1. Proceedings to impose penalties in respect of any violation of applicable laws and regulations or international rules and standards relating to the prevention, reduction and control of pollution from vessels committed by a foreign vessel beyond the territorial sea of the State instituting proceedings shall be suspended upon the taking of proceedings to impose penalties in respect of corresponding charges by the flag State within six months of the date on which proceedings were first instituted, unless those proceedings relate to a case of major damage to the coastal State or the flag State in question has repeatedly disregarded its obligation to enforce effectively the applicable international rules and standards in respect of violations committed by its vessels. The flag State shall in due course make available to the State previously instituting proceedings a full dossier of the case and the records of the proceedings, whenever the flag State has requested the suspension of proceedings in accordance with this article.
When proceedings instituted by the flag State have been brought to a conclusion, the suspended proceedings shall be terminated. Upon payment of costs incurred in respect of such proceedings, any bond posted or other financial security provided in connection with the suspended proceedings shall be released by the coastal State.
2. Proceedings to impose penalties on foreign vessels shall not be instituted after the expiry of three years from the date on which the violation was committed, and shall not be taken by any State in the event of proceedings having been instituted by another State subject to the provisions set out in paragraph 1.
3. The provisions of this article are without prejudice to the right of the flag State to take any measures, including proceedings to impose penalties, according to its laws irrespective of prior proceedings by another State.
Article 229: Institution of civil proceedings
Nothing in this Convention affects the institution of civil proceedings in respect of any claim for loss or damage resulting from pollution of the marine environment.
Article 230: Monetary penalties and the observance of recognized rights of the accused
1. Monetary penalties only may be imposed with respect to violations of national laws and regulations or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment, committed by foreign vessels beyond the territorial sea.
2. Monetary penalties only may be imposed with respect to violations of national laws and regulations or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment, committed by foreign vessels in the territorial sea, except in the case of a wilful and serious act of pollution in the territorial sea.
3. In the conduct of proceedings in respect of such violations committed by a foreign vessel which may result in the imposition of penalties, recognized rights of the accused shall be observed.
Article 231: Notification to the flag State and other States concerned
States shall promptly notify the flag State and any other State concerned of any measures taken pursuant to section 6 against foreign vessels, and shall submit to the flag State all official reports concerning such measures. However, with respect to violations committed in the territorial sea, the foregoing obligations of the coastal State apply only to such measures as are taken in proceedings. The diplomatic agents or consular officers and where possible the maritime authority of the flag State, shall be immediately informed of any such measures taken pursuant to section 6 against foreign vessels.
Article 232: Liability of States arising from enforcement measures
States shall be liable for damage or loss attributable to them arising from measures taken pursuant to section 6 when such measures are unlawful or exceed those reasonably required in the light of available information. States shall provide for recourse in their courts for actions in respect of such damage or loss.
Article 233: Safeguards with respect to straits used for international navigation
Nothing in sections 5, 6 and 7 affects the legal regime of straits used for international navigation. However, if a foreign ship other than those referred to in section 10 has committed a violation of the laws and regulations referred to in article 42, paragraph 1(a) and (b), causing or threatening major damage to the marine environment of the straits, the States bordering the straits may take appropriate enforcement measures and if so shall respect mutatis mutandis the provisions of this section.
Article 234: Ice-covered areas
Coastal States have the right to adopt and enforce non-discriminatory laws and regulations for the prevention, reduction and control of marine pollution from vessels in ice-covered areas within the limits of the exclusive economic zone, where particularly severe climatic conditions and the presence of ice covering such areas for most of the year create obstructions or exceptional hazards to navigation, and pollution of the marine environment could cause major harm to or irreversible disturbance of the ecological balance. Such laws and regulations shall have due regard to navigation and the protection and preservation of the marine environment based on the best available scientific evidence.
SECTION 9. RESPONSIBILITY AND LIABILITY
Article 235: Responsibility and liability
1. States are responsible for the fulfilment of their international obligations concerning the protection and preservation of the marine environment. They shall be liable in accordance with international law.
2. States shall ensure that recourse is available in accordance with their legal systems for prompt and adequate compensation or other relief in respect of damage caused by pollution of the marine environment by natural or juridical persons under their jurisdiction.
3. With the objective of assuring prompt and adequate compensation in respect of all damage caused by pollution of the marine environment, States shall cooperate in the implementation of existing international law and the further development of international law relating to responsibility and liability for the assessment of and compensation for damage and the settlement of related disputes, as well as, where appropriate, development of criteria and procedures for payment of adequate compensation, such as compulsory insurance or compensation funds.
SECTION 10. SOVEREIGN IMMUNITY
Article 236: Sovereign immunity
The provisions of this Convention regarding the protection and preservation of the marine environment do not apply to any warship, naval auxiliary, other vessels or aircraft owned or operated by a State and used, for the time being, only on government non-commercial service. However, each State shall ensure, by the adoption of appropriate measures not impairing operations or operational capabilities of such vessels or aircraft owned or operated by it, that such vessels or aircraft act in a manner consistent, so far as is reasonable and practicable, with this Convention.
SECTION 11. OBLIGATIONS UNDER OTHER CONVENTIONS ON THE PROTECTION AND PRESERVATION OF THE MARINE ENVIRONMENT
Article 237: Obligations under other conventions on the protection and preservation of the marine environment
1. The provisions of this Part are without prejudice to the specific obligations assumed by States under special conventions and agreements concluded previously which relate to the protection and preservation of the marine environment and to agreements which may be concluded in furtherance of the general principles set forth in this Convention.
2. Specific obligations assumed by States under special conventions, with respect to the protection and preservation of the marine environment, should be carried out in a manner consistent with the general principles and objectives of this Convention.
MARINE SCIENTIFIC RESEARCH SECTION 1. GENERAL PROVISIONS
Article 238: Right to conduct marine scientific research
All States, irrespective of their geographical location, and competent international organizations have the right to conduct marine scientific research subject to the rights and duties of other States as provided for in this Convention.
Article 239: Promotion of marine scientific research
States and competent international organizations shall promote and facilitate the development and conduct of marine scientific research in accordance with this Convention.
Article 240: General principles for the conduct of marine scientific research
In the conduct of marine scientific research the following principles shall apply:
(a) marine scientific research shall be conducted exclusively for peaceful purposes;
(b) marine scientific research shall be conducted with appropriate scientific methods and means compatible with this Convention;
(c) marine scientific research shall not unjustifiably interfere with other legitimate uses of the sea compatible with this Convention and shall be duly respected in the course of such uses;
(d) marine scientific research shall be conducted in compliance with all relevant regulations adopted in conformity with this Convention including those for the protection and preservation of the marine environment.
Article 241: Non-recognition of marine scientific research activities as the legal basis for claims
Marine scientific research activities shall not constitute the legal basis for any claim to any part of the marine environment or its resources.
SECTION 2. INTERNATIONAL COOPERATION
Article 242: Promotion of international cooperation
1. States and competent international organizations shall, in accordance with the principle of respect for sovereignty and jurisdiction and on the basis of mutual benefit, promote international cooperation in marine scientific research for peaceful purposes.
2. In this context, without prejudice to the rights and duties of States under this Convention, a State, in the application of this Part, shall provide, as appropriate, other States with a reasonable opportunity to obtain from it, or with its cooperation, information necessary to prevent and control damage to the health and safety of persons and to the marine environment.
Article 243: Creation of favourable conditions
States and competent international organizations shall cooperate, through the conclusion of bilateral and multilateral agreements, to create favourable conditions for the conduct of marine scientific research in the marine environment and to integrate the efforts of scientists in studying the essence of phenomena and processes occurring in the marine environment and the interrelations between them.
Article 244: Publication and dissemination of information and knowledge
1. States and competent international organizations shall, in accordance with this Convention, make available by publication and dissemination through appropriate channels information on proposed major programmes and their objectives as well as knowledge resulting from marine scientific research.
2. For this purpose, States, both individually and in cooperation with other States and with competent international organizations, shall actively promote the flow of scientific data and information and the transfer of knowledge resulting from marine scientific research, especially to developing States, as well as the strengthening of the autonomous marine scientific research capabilities of developing States through, inter alia, programmes to provide adequate education and training of their technical and scientific personnel.
SECTION 3. CONDUCT AND PROMOTION OF MARINE SCIENTIFIC RESEARCH
Article 245: Marine scientific research in the territorial sea
Coastal States, in the exercise of their sovereignty, have the exclusive right to regulate, authorize and conduct marine scientific research in their territorial sea. Marine scientific research therein shall be conducted only with the express consent of and under the conditions set forth by the coastal State.
Article 246: Marine scientific research in the exclusive economic zone and on the continental shelf
1. Coastal States, in the exercise of their jurisdiction, have the right to regulate, authorize and conduct marine scientific research in their exclusive economic zone and on their continental shelf in accordance with the relevant provisions of this Convention.
2. Marine scientific research in the exclusive economic zone and on the continental shelf shall be conducted with the consent of the coastal State.
3. Coastal States shall, in normal circumstances, grant their consent for marine scientific research projects by other States or competent international organizations in their exclusive economic zone or on their continental shelf to be carried out in accordance with this Convention exclusively for peaceful purposes and in order to increase scientific knowledge of the marine environment for the benefit of all mankind. To this end, coastal States shall establish rules and procedures ensuring that such consent will not be delayed or denied unreasonably.
4. For the purposes of applying paragraph 3, normal circumstances may exist in spite of the absence of diplomatic relations between the coastal State and the researching State.
5. Coastal States may however in their discretion withhold theirconsent to the conduct of a marine scientific research project of another State or competent international organization in the exclusive economic zone or on the continental shelf of the coastal State if that project:
(a) is of direct significance for the exploration and exploitation of natural resources, whether living or non-living;
(b) involves drilling into the continental shelf, the use of explosives or the introduction of harmful substances into the marine environment;
(c) involves the construction, operation or use of artificial islands, installations and structures referred to in articles 60 and 80;
(d) contains information communicated pursuant to article 248 regarding the nature and objectives of the project which is inaccurate or if the researching State or competent international organization has outstanding obligations to the coastal State from a prior research project.
6. Notwithstanding the provisions of paragraph 5, coastal States may not exercise their discretion to withhold consent under subparagraph (a) of that paragraph in respect of marine scientific research projects to be undertaken in accordance with the provisions of this Part on the continental shelf, beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured, outside those specific areas which coastal States may at any time publicly designate as areas in which exploitation or detailed exploratory operations focused on those areas are occurring or will occur within a reasonable period of time. Coastal States shall give reasonable notice of the designation of such areas, as well as any modifications thereto, but shall not be obliged to give details of the operations therein.
7. The provisions of paragraph 6 are without prejudice to the rights of coastal States over the continental shelf as established in article 77.
8. Marine scientific research activities referred to in this article shall not unjustifiably interfere with activities undertaken by coastal States in the exercise of their sovereign rights and jurisdiction provided for in this Convention.
Article 247: Marine scientific research projects undertaken by or under the auspices of international organizations
A coastal State which is a member of or has a bilateral agreement with an international organization, and in whose exclusive economic zone or on whose continental shelf that organization wants to carry out a marine scientific research project, directly or under its auspices, shall be deemed to have authorized the project to be carried out in conformity with the agreed specifications if that State approved the detailed project when the decision was made by the organization for the undertaking of the project, or is willing to participate in it, and has not expressed any objection within four months of notification of the project by the organization to the coastal State.
Article 248: Duty to provide information to the coastal State
States and competent international organizations which intend to undertake marine scientific research in the exclusive economic zone or on the continental shelf of a coastal State shall, not less than six months in advance of the expected starting date of the marine scientific research project, provide that State with a full description of:
(a) the nature and objectives of the project;
(b) the method and means to be used, including name, tonnage, type and class of vessels and a description of scientific equipment;
(c) the precise geographical areas in which the project is to be conducted;
(d) the expected date of first appearance and final departure of the research vessels, or deployment of the equipment and its removal, as appropriate;
(e) the name of the sponsoring institution, its director, and the person in charge of the project; and
(f) the extent to which it is considered that the coastal State should be able to participate or to be represented in the project.
Article 249: Duty to comply with certain conditions
1. States and competent international organizations when undertaking marine scientific research in the exclusive economic zone or on the continental shelf of a coastal State shall comply with the following conditions:
(a) ensure the right of the coastal State, if it so desires, to participate or be represented in the marine scientific research project, especially on board research vessels and other craft or scientific research installations, when practicable, without payment of any remuneration to the scientists of the coastal State and without obligation to contribute towards the costs of the project;
(b) provide the coastal State, at its request, with preliminary reports, as soon as practicable, and with the final results and conclusions after the completion of the research;
(c) undertake to provide access for the coastal State, at its request, to all data and samples derived from the marine scientific research project and likewise to furnish it with data which may be copied and samples which may be divided without detriment to their scientific value;
(d) if requested, provide the coastal State with an assessment of such data, samples and research results or provide assistance in their assessment or interpretation;
(e) ensure, subject to paragraph 2, that the research results are made internationally available through appropriate national or international channels, as soon as practicable;
(f) inform the coastal State immediately of any major change in the research programme;
(g) unless otherwise agreed, remove the scientific research installations or equipment once the research is completed.
2. This article is without prejudice to the conditions established by the laws and regulations of the coastal State for the exercise of its discretion to grant or withhold consent pursuant to article 246, paragraph 5, including requiring prior agreement for making internationally available the research results of a project of direct significance for the exploration and exploitation of natural resources.
Article 250: Communications concerning marine scientific research projects
Communications concerning the marine scientific research projects shall be made through appropriate official channels, unless otherwise agreed.
Article 251: General criteria and guidelines
States shall seek to promote through competent international organizations the establishment of general criteria and guidelines to assist States in ascertaining the nature and implications of marine scientific research.
States or competent international organizations may proceed with a marine scientific research project six months after the date upon which the information required pursuant to article 248 was provided to the coastal State unless within four months of the receipt of the communication containing such information the coastal State has informed the State or organization conducting the research that:
(a) it has withheld its consent under the provisions of article 246; or
(b) the information given by that State or competent international organization regarding the nature or objectives of the project does not conform to the manifestly evident facts; or
(c) it requires supplementary information relevant to conditions and the information provided for under articles 248 and 249; or
(d) outstanding obligations exist with respect to a previous marine scientific research project carried out by that State or organization, with regard to conditions established in article 249.
Article 253: Suspension or cessation of marine scientific research activities
1. A coastal State shall have the right to require the suspension of any marine scientific research activities in progress within its exclusive economic zone or on its continental shelf if:
(a) the research activities are not being conducted in accordance with the information communicated as provided under article 248 upon which the consent of the coastal State was based; or
(b) the State or competent international organization conducting the research activities fails to comply with the provisions of article 249 concerning the rights of the coastal State with respect to the marine scientific research project.
2. A coastal State shall have the right to require the cessation of any marine scientific research activities in case of any non-compliance with the provisions of article 248 which amounts to a major change in the research project or the research activities.
3. A coastal State may also require cessation of marine scientific research activities if any of the situations contemplated in paragraph 1 are not rectified within a reasonable period of time.
4. Following notification by the coastal State of its decision to order suspension or cessation, States or competent international organizations authorized to conduct marine scientific research activities shall terminate the research activities that are the subject of such a notification.
5. An order of suspension under paragraph 1 shall be lifted by the coastal State and the marine scientific research activities allowed to continue once the researching State or competent international organization has complied with the conditions required under articles 248 and 249.
Article 254: Rights of neighbouring land-locked and geographically disadvantaged States
1. States and competent international organizations which have submitted to a coastal State a project to undertake marine scientific research referred to in article 246, paragraph 3, shall give notice to the neighbouring land-locked and geographically disadvantaged States of the proposed research project, and shall notify the coastal State thereof.
2. After the consent has been given for the proposed marine scientific research project by the coastal State concerned, in accordance with article 246 and other relevant provisions of this Convention, States and competent international organizations undertaking such a project shall provide to the neighbouring land-locked and geographically disadvantaged States, at their request and when appropriate, relevant information as specified in article 248 and article 249, paragraph 1(f).
3. The neighbouring land-locked and geographically disadvantaged States referred to above shall, at their request, be given the opportunity to participate, whenever feasible, in the proposed marine scientific research project through qualified experts appointed by them and not objected to by the coastal State, in accordance with the conditions agreed for the project, in conformity with the provisions of this Convention, between the coastal State concerned and the State or competent international organizations conducting the marine scientific research.
4. States and competent international organizations referred to in paragraph 1 shall provide to the above-mentioned land-locked and geographically disadvantaged States, at their request, the information and assistance specified in article 249, paragraph 1(d), subject to the provisions of article 249, paragraph 2.
Article 255: Measures to facilitate marine scientific research and assist research vessels
States shall endeavour to adopt reasonable rules, regulations and procedures to promote and facilitate marine scientific research conducted in accordance with this Convention beyond their territorial sea and, as appropriate, to facilitate, subject to the provisions of their laws and regulations, access to their harbours and promote assistance for marine scientific research vessels which comply with the relevant provisions of this Part.
Article 256: Marine scientific research in the Area
All States, irrespective of their geographical location, and competent international organizations have the right, in conformity with the provisions of Part XI, to conduct marine scientific research in the Area.
Article 257: Marine scientific research in the water column beyond the exclusive economic zone
All States, irrespective of their geographical location, and competent international organizations have the right, in conformity with this Convention, to conduct marine scientific research in the water column beyond the limits of the exclusive economic zone.
SECTION 4. SCIENTIFIC RESEARCH INSTALLATIONS OR EQUIPMENT IN THE MARINE ENVIRONMENT
Article 258: Deployment and use
The deployment and use of any type of scientific research installations or equipment in any area of the marine environment shall be subject to the same conditions as are prescribed in this Convention for the conduct of marine scientific research in any such area.
The installations or equipment referred to in this section do not possess the status of islands. They have no territorial sea of their own, and their presence does not affect the delimitation of the territorial sea, the exclusive economic zone or the continental shelf.
Safety zones of a reasonable breadth not exceeding a distance of 500 metres may be created around scientific research installations in accordance with the relevant provisions of this Convention. All States shall ensure that such safety zones are respected by their vessels.
Article 261: Non-interference with shipping routes
The deployment and use of any type of scientific research installations or equipment shall not constitute an obstacle to established international shipping routes.
Article 262: Identification markings and warning signals
Installations or equipment referred to in this section shall bear identification markings indicating the State of registry or the international organization to which they belong and shall have adequate internationally agreed warning signals to ensure safety at sea and the safety of air navigation, taking into account rules and standards established by competent international organizations.
SECTION 5. RESPONSIBILITY AND LIABILITY
Article 263: Responsibility and liability
1. States and competent international organizations shall be responsible for ensuring that marine scientific research, whether undertaken by them or on their behalf, is conducted in accordance with this Convention.
2. States and competent international organizations shall be responsible and liable for the measures they take in contravention of this Convention in respect of marine scientific research conducted by other States, their natural or juridical persons or by competent international organizations, and shall provide compensation for damage resulting from such measures.
3. States and competent international organizations shall be responsible and liable pursuant to article 235 for damage caused by pollution of the marine environment arising out of marine scientific research undertaken by them or on their behalf.
SECTION 6. SETTLEMENT OF DISPUTES AND INTERIM MEASURES
Article 264: Settlement of disputes
Disputes concerning the interpretation or application of the provisions of this Convention with regard to marine scientific research shall be settled in accordance with Part XV, sections 2 and 3.
Pending settlement of a dispute in accordance with Part XV, sections 2 and 3, the State or competent international organization authorized to conduct a marine scientific research project shall not allow research activities to commence or continue without the express consent of the coastal State concerned.
DEVELOPMENT AND TRANSFER OF MARINE TECHNOLOGY
Article 266: Promotion of the development and transfer of marine technology
1. States, directly or through competent international organizations, shall cooperate in accordance with their capabilities to promote actively the development and transfer of marine science and marine technology on fair and reasonable terms and conditions.
2. States shall promote the development of the marine scientific and technological capacity of States which may need and request technical assistance in this field, particularly developing States, including land-locked and geographically disadvantaged States, with regard to the exploration, exploitation, conservation and management of marine resources, the protection and preservation of the marine environment, marine scientific research and other activities in the marine environment compatible with this Convention, with a view to accelerating the social and economic development of the developing States.
3. States shall endeavour to foster favourable economic and legal conditions for the transfer of marine technology for the benefit of all parties concerned on an equitable basis.
Article 267: Protection of legitimate interests
States, in promoting cooperation pursuant to article 266, shall have due regard for all legitimate interests including, inter alia, the rights and duties of holders, suppliers and recipients of marine technology.
States, directly or through competent international organizations, shall promote:
(a) the acquisition, evaluation and dissemination of marine technological knowledge and facilitate access to such information and data;
(b) the development of appropriate marine technology;
(c) the development of the necessary technological infrastructure to facilitate the transfer of marine technology;
(d) the development of human resources through training and education of nationals of developing States and countries and especially the nationals of the least developed among them;
(e) international cooperation at all levels, particularly at the regional, subregional and bilateral levels.
Article 269: Measures to achieve the basic objectives
In order to achieve the objectives referred to in article 268, States, directly or through competent international organizations, shall endeavour, inter alia, to:
(a) establish programmes of technical cooperation for the effective transfer of all kinds of marine technology to States which may need and request technical assistance in this field, particularly the developing land-locked and geographically disadvantaged States, as well as other developing States which have not been able either to establish or develop their own technological capacity in marine science and in the exploration and exploitation of marine resources or to develop the infrastructure of such technology;
(b) promote favourable conditions for the conclusion of agreements, contracts and other similar arrangements, under equitable and reasonable conditions;
(c) hold conferences, seminars and symposia on scientific and technological subjects, in particular on policies and methods for the transfer of marine technology;
(d) promote the exchange of scientists and of technological and other experts;
(e) undertake projects and promote joint ventures and other forms of bilateral and multilateral cooperation.
SECTION 2. INTERNATIONAL COOPERATION
Article 270: Ways and means of international cooperation
International cooperation for the development and transfer of marine technology shall be carried out, where feasible and appropriate, through existing bilateral, regional or multilateral programmes, and also through expanded and new programmes in order to facilitate marine scientific research, the transfer of marine technology, particularly in new fields, and appropriate international funding for ocean research and development.
Article 271: Guidelines, criteria and standards
States, directly or through competent international organizations, shall promote the establishment of generally accepted guidelines, criteria and standards for the transfer of marine technology on a bilateral basis or within the framework of international organizations and other fora, taking into account, in particular, the interests and needs of developing States.
Article 272: Coordination of international programmes
In the field of transfer of marine technology, States shall endeavour to ensure that competent international organizations coordinate their activities, including any regional or global programmes, taking into account the interests and needs of developing States, particularly land-locked and geographically disadvantaged States.
Article 273: Cooperation with international organizations and the Authority
States shall cooperate actively with competent international organizations and the Authority to encourage and facilitate the transfer to developing States, their nationals and the Enterprise of skills and marine technology with regard to activities in the Area.
Article 274: Objectives of the Authority
Subject to all legitimate interests including, inter alia, the rights and duties of holders, suppliers and recipients of technology, the Authority, with regard to activities in the Area, shall ensure that:
(a) on the basis of the principle of equitable geographical distribution, nationals of developing States, whether coastal, land-locked or geographically disadvantaged, shall be taken on for the purposes of training as members of the managerial, research and technical staff constituted for its undertakings;
(b) the technical documentation on the relevant equipment, machinery, devices and processes is made available to all States, in particular developing States which may need and request technical assistance in this field;
(c) adequate provision is made by the Authority to facilitate the acquisition of technical assistance in the field of marine technology by States which may need and request it, in particular developing States, and the acquisition by their nationals of the necessary skills and know-how, including professional training;
(d) States which may need and request technical assistance in this field, in particular developing States, are assisted in the acquisition of necessary equipment, processes, plant and other technical know-how through any financial arrangements provided for in this Convention.
SECTION 3. NATIONAL AND REGIONAL MARINE SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL CENTRES
Article 275: Establishment of national centres
1. States, directly or through competent international organizations and the Authority, shall promote the establishment, particularly in developing coastal States, of national marine scientific and technological research centres and the strengthening of existing national centres, in order to stimulate and advance the conduct of marine scientific research by developing coastal States and to enhance their national capabilities to utilize and preserve their marine resources for their economic benefit.
2. States, through competent international organizations and the Authority, shall give adequate support to facilitate the establishment and strengthening of such national centres so as to provide for advanced training facilities and necessary equipment, skills and know-how as well as technical experts to such States which may need and request such assistance.
Article 276: Establishment of regional centres
1. States, in coordination with the competent international organizations, the Authority and national marine scientific and technological research institutions, shall promote the establishment of regional marine scientific and technological research centres, particularly in developing States, in order to stimulate and advance the conduct of marine scientific research by developing States and foster the transfer of marine technology.
2. All States of a region shall cooperate with the regional centres therein to ensure the more effective achievement of their objectives.
Article 277: Functions of regional centres
The functions of such regional centres shall include, inter alia:
(a) training and educational programmes at all levels on various aspects of marine scientific and technological research, particularly marine biology, including conservation and management of living resources, oceanography, hydrography, engineering, geological exploration of the seabed, mining and desalination technologies;
(b) management studies;
(c) study programmes related to the protection and preservation of the marine environment and the prevention, reduction and control of pollution;
(d) organization of regional conferences, seminars and symposia;
(e) acquisition and processing of marine scientific and technological data and information;
(f) prompt dissemination of results of marine scientific and technological research in readily available publications;
(g) publicizing national policies with regard to the transfer of marine technology and systematic comparative study of those policies;
(h) compilation and systematization of information on the marketing of technology and on contracts and other arrangements concerning patents;
(i) technical cooperation with other States of the region.
SECTION 4. COOPERATION AMONG INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
Article 278: Cooperation among international organizations
The competent international organizations referred to in this Part and in Part XIII shall take all appropriate measures to ensure, either directly or in close cooperation among themselves, the effective discharge of their functions and responsibilities under this Part.
SETTLEMENT OF DISPUTES SECTION 1. GENERAL PROVISIONS
Article 279: Obligation to settle disputes by peaceful means
States Parties shall settle any dispute between them concerning the interpretation or application of this Convention by peaceful means in accordance with Article 2, paragraph 3, of the Charter of the United Nations and, to this end, shall seek a solution by the means indicated in Article 33, paragraph 1, of the Charter.
Article 280: Settlement of disputes by any peaceful means chosen by the parties
Nothing in this Part impairs the right of any States Parties to agree at any time to settle a dispute between them concerning the interpretation or application of this Convention by any peaceful means of their own choice.
Article 281: Procedure where no settlement has been reached by the parties
1. If the States Parties which are parties to a dispute concerning the interpretation or application of this Convention have agreed to seek settlement of the dispute by a peaceful means of their own choice, the procedures provided for in this Part apply only where no settlement has been reached by recourse to such means and the agreement between the parties does not exclude any further procedure.
2. If the parties have also agreed on a time-limit, paragraph 1 applies only upon the expiration of that time-limit.
Article 282: Obligations under general, regional or bilateral agreements
If the States Parties which are parties to a dispute concerning the interpretation or application of this Convention have agreed, through a general, regional or bilateral agreement or otherwise, that such dispute shall, at the request of any party to the dispute, be submitted to a procedure that entails a binding decision, that procedure shall apply in lieu of the procedures provided for in this Part, unless the parties to the dispute otherwise agree.
Article 283: Obligation to exchange views
1. When a dispute arises between States Parties concerning the interpretation or application of this Convention, the parties to the dispute shall proceed expeditiously to an exchange of views regarding its settlement by negotiation or other peaceful means.
2. The parties shall also proceed expeditiously to an exchange of views where a procedure for the settlement of such a dispute has been terminated without a settlement or where a settlement has been reached and the circumstances require consultation regarding the manner of implementing the settlement.
1. A State Party which is a party to a dispute concerning the interpretation or application of this Convention may invite the other party or parties to submit the dispute to conciliation in accordance with the procedure under Annex V, section 1, or another conciliation procedure.
2. If the invitation is accepted and if the parties agree upon the conciliation procedure to be applied, any party may submit the dispute to that procedure.
3. If the invitation is not accepted or the parties do not agree upon the procedure, the conciliation proceedings shall be deemed to be terminated.
4. Unless the parties otherwise agree, when a dispute has been submitted to conciliation, the proceedings may be terminated only in accordance with the agreed conciliation procedure.
Article 285: Application of this section to disputes submitted pursuant to Part XI
This section applies to any dispute which pursuant to Part XI, section 5, is to be settled in accordance with procedures provided for in this Part. If an entity other than a State Party is a party to such a dispute, this section applies mutatis mutandis.
SECTION 2. COMPULSORY PROCEDURES ENTAILING BINDING DECISIONS
Article 286: Application of procedures under this section
Subject to section 3, any dispute concerning the interpretation or application of this Convention shall, where no settlement has been reached by recourse to section 1, be submitted at the request of any party to the dispute to the court or tribunal having jurisdiction under this section.
Article 287: Choice of procedure
1. When signing, ratifying or acceding to this Convention or at any time thereafter, a State shall be free to choose, by means of a written declaration, one or more of the following means for the settlement of disputes concerning the interpretation or application of this Convention:
(a) the International Tribunal for the Law of the Sea established in accordance with Annex VI;
(b) the International Court of Justice;
(c) an arbitral tribunal constituted in accordance with Annex VII;
(d) a special arbitral tribunal constituted in accordance with
Annex VIII for one or more of the categories of disputes specified therein.
2. A declaration made under paragraph 1 shall not affect or be affected by the obligation of a State Party to accept the jurisdiction of the Seabed Disputes Chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea to the extent and in the manner provided for in Part XI, section 5.
3. A State Party, which is a party to a dispute not covered by a declaration in force, shall be deemed to have accepted arbitration in accordance with Annex VII.
4. If the parties to a dispute have accepted the same procedure for the settlement of the dispute, it may be submitted only to that procedure, unless the parties otherwise agree.
5. If the parties to a dispute have not accepted the same procedure for the settlement of the dispute, it may be submitted only to arbitration in accordance with Annex VII, unless the parties otherwise agree.
6. A declaration made under paragraph 1 shall remain in force until three months after notice of revocation has been deposited with the Secretary-General of the United Nations.
7. A new declaration, a notice of revocation or the expiry of a declaration does not in any way affect proceedings pending before a court or tribunal having jurisdiction under this article, unless the parties otherwise agree.
8. Declarations and notices referred to in this article shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations, who shall transmit copies thereof to the States Parties.
1. A court or tribunal referred to in article 287 shall have jurisdiction over any dispute concerning the interpretation or application of this Convention which is submitted to it in accordance with this Part.
2. A court or tribunal referred to in article 287 shall also have jurisdiction over any dispute concerning the interpretation or application of an international agreement related to the purposes of this Convention, which is submitted to it in accordance with the agreement.
3. The Seabed Disputes Chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea established in accordance with Annex VI, and any other chamber or arbitral tribunal referred to in Part XI, section 5, shall have jurisdiction in any matter which is submitted to it in accordance therewith.
4. In the event of a dispute as to whether a court or tribunal has jurisdiction, the matter shall be settled by decision of that court or tribunal.
In any dispute involving scientific or technical matters, a court or tribunal exercising jurisdiction under this section may, at the request of a party or proprio motu, select in consultation with the parties no fewer than two scientific or technical experts chosen preferably from the relevant list prepared in accordance with Annex VIII, article 2, to sit with the court or tribunal but without the right to vote.
Article 290: Provisional measures
1. If a dispute has been duly submitted to a court or tribunal which considers that prima facie it has jurisdiction under this Part or Part XI, section 5, the court or tribunal may prescribe any provisional measures which it considers appropriate under the circumstances to preserve the respective rights of the parties to the dispute or to prevent serious harm to the marine environment, pending the final decision.
2. Provisional measures may be modified or revoked as soon as the circumstances justifying them have changed or ceased to exist.
3. Provisional measures may be prescribed, modified or revoked under this article only at the request of a party to the dispute and after the parties have been given an opportunity to be heard.
4. The court or tribunal shall forthwith give notice to the parties to the dispute, and to such other States Parties as it considers appropriate, of the prescription, modification or revocation of provisional measures.
5. Pending the constitution of an arbitral tribunal to which a dispute is being submitted under this section, any court or tribunal agreed upon by the parties or, failing such agreement within two weeks from the date of the request for provisional measures, the International Tribunal for the Law of the Sea or, with respect to activities in the Area, the Seabed Disputes Chamber, may prescribe, modify or revoke provisional measures in accordance with this article if it considers that prima facie the tribunal which is to be constituted would have jurisdiction and that the urgency of the situation so requires.
Once constituted, the tribunal to which the dispute has been submitted may modify, revoke or affirm those provisional measures, acting in conformity with paragraphs 1 to 4.
6. The parties to the dispute shall comply promptly with any provisional measures prescribed under this article.
1. All the dispute settlement procedures specified in this Part shall be open to States Parties.
2. The dispute settlement procedures specified in this Part shall be open to entities other than States Parties only as specifically provided for in this Convention.
Article 292: Prompt release of vessels and crews
1. Where the authorities of a State Party have detained a vessel flying the flag of another State Party and it is alleged that the detaining State has not complied with the provisions of this Convention for the prompt release of the vessel or its crew upon the posting of a reasonable bond or other financial security, the question of release from detention may be submitted to any court or tribunal agreed upon by the parties or, failing such agreement within 10 days from the time of detention, to a court or tribunal accepted by the detaining State under article 287 or to the International Tribunal for the Law of the Sea, unless the parties otherwise agree.
2. The application for release may be made only by or on behalf of the flag State of the vessel.
3. The court or tribunal shall deal without delay with the application for release and shall deal only with the question of release, without prejudice to the merits of any case before the appropriate domestic forum against the vessel, its owner or its crew. The authorities of the detaining State remain competent to release the vessel or its crew at any time.
4. Upon the posting of the bond or other financial security determined by the court or tribunal, the authorities of the detaining State shall comply promptly with the decision of the court or tribunal concerning the release of the vessel or its crew.
1. A court or tribunal having jurisdiction under this section shall apply this Convention and other rules of international law not incompatible with this Convention.
2. Paragraph l does not prejudice the power of the court or tribunal having jurisdiction under this section to decide a case ex aequo et bono, if the parties so agree.
Article 294: Preliminary proceedings
1. A court or tribunal provided for in article 287 to which an application is made in respect of a dispute referred to in article 297 shall determine at the request of a party, or may determine proprio motu, whether the claim constitutes an abuse of legal process or whether prima facie it is well founded. If the court or tribunal determines that the claim constitutes an abuse of legal process or is prima facie unfounded, it shall take no further action in the case.
2. Upon receipt of the application, the court or tribunal shall immediately notify the other party or parties of the application, and shall fix a reasonable time-limit within which they may request it to make a determination in accordance with paragraph 1.
3. Nothing in this article affects the right of any party to a dispute to make preliminary objections in accordance with the applicable rules of procedure.
Article 295: Exhaustion of local remedies
Any dispute between States Parties concerning the interpretation or application of this Convention may be submitted to the procedures provided for in this section only after local remedies have been exhausted where this is required by international law.
Article 296: Finality and binding force of decisions
1. Any decision rendered by a court or tribunal having jurisdiction under this section shall be final and shall be complied with by all the parties to the dispute.
2. Any such decision shall have no binding force except between the parties and in respect of that particular dispute.
SECTION 3. LIMITATIONS AND EXCEPTIONS TO APPLICABILITY OF SECTION 2
Article 297: Limitations on applicability of section 2
1. Disputes concerning the interpretation or application of this Convention with regard to the exercise by a coastal State of its sovereign rights or jurisdiction provided for in this Convention shall be subject to the procedures provided for in section 2 in the following cases:
(a) when it is alleged that a coastal State has acted in contravention of the provisions of this Convention in regard to the freedoms and rights of navigation, overflight or the laying of submarine cables and pipelines, or in regard to other internationally lawful uses of the sea specified in article 58;
(b) when it is alleged that a State in exercising the aforementioned freedoms, rights or uses has acted in contravention of this Convention or of laws or regulations adopted by the coastal State in conformity with this Convention and other rules of international law not incompatible with this Convention; or
(c) when it is alleged that a coastal State has acted in contravention of specified international rules and standards for the protection and preservation of the marine environment which are applicable to the coastal State and which have been established by this Convention or through a competent international organization or diplomatic conference in accordance with this Convention.
2. (a) Disputes concerning the interpretation or application of the provisions of this Convention with regard to marine scientific research shall be settled in accordance with section 2, except that the coastal State shall not be obliged to accept the submission to such settlement of any dispute arising out of:
(i) the exercise by the coastal State of a right or discretion in accordance with article 246; or
(ii) a decision by the coastal State to order suspension or cessation of a research project in accordance with article 253.
(b) A dispute arising from an allegation by the researching State that with respect to a specific project the coastal State is not exercising its rights under articles 246 and 253 in a manner compatible with this Convention shall be submitted, at the request of either party, to conciliation under Annex V, section 2, provided that the conciliation commission shall not call in question the exercise by the coastal State of its discretion to designate specific areas as referred to in article 246, paragraph 6, or of its discretion to withhold consent in accordance with article 246, paragraph 5.
3. (a) Disputes concerning the interpretation or application of the provisions of this Convention with regard to fisheries shall be settled in accordance with section 2, except that the coastal State shall not be obliged to accept the submission to such settlement of any dispute relating to its sovereign rights with respect to the living resources in the exclusive economic zone or their exercise, including its discretionary powers for determining the allowable catch, its harvesting capacity, the allocation of surpluses to other States and the terms and conditions established in its conservation and management laws and regulations.
(b) Where no settlement has been reached by recourse to section 1 of this Part, a dispute shall be submitted to conciliation under Annex V, section 2, at the request of any party to the dispute, when it is alleged that:
(i) a coastal State has manifestly failed to comply with its obligations to ensure through proper conservation and management measures that the maintenance of the living resources in the exclusive economic zone is not seriously endangered;
(ii) a coastal State has arbitrarily refused to determine, at the request of another State, the allowable catch and its capacity to harvest living resources with respect to stocks which that other State is interested in fishing; or
(iii) a coastal State has arbitrarily refused to allocate to any State, under articles 62, 69 and 70 and under the terms and conditions established by the coastal State consistent with this Convention, the whole or part of the surplus it has declared to exist.
(c) In no case shall the conciliation commission substitute its discretion for that of the coastal State.
(d) The report of the conciliation commission shall be communicated to the appropriate international organizations.
(e) In negotiating agreements pursuant to articles 69 and 70, States Parties, unless they otherwise agree, shall include a clause on measures which they shall take in order to minimize the possibility of a disagreement concerning the interpretation or application of the agreement, and on how they should proceed if a disagreement nevertheless arises.
Article 298: Optional exceptions to applicability of section 2
1. When signing, ratifying or acceding to this Convention or at any time thereafter, a State may, without prejudice to the obligations arising under section 1, declare in writing that it does not accept any one or more of the procedures provided for in section 2 with respect to one or more of the following categories of disputes:
(a) (i) disputes concerning the interpretation or application of articles 15, 74 and 83 relating to sea boundary delimitations, or those involving historic bays or titles, provided that a State having made such a declaration shall, when such a dispute arises subsequent to the entry into force of this Convention and where no agreement within a reasonable period of time is reached in negotiations between the parties, at the request of any party to the dispute, accept submission of the matter to conciliation under Annex V, section 2; and provided further that any dispute that necessarily involves the concurrent consideration of any unsettled dispute concerning sovereignty or other rights over continental or insular land territory shall be excluded from such submission;
(ii) after the conciliation commission has presented its report, which shall state the reasons on which it is based, the parties shall negotiate an agreement on the basis of that report; if these negotiations do not result in an agreement, the parties shall, by mutual consent, submit the question to one of the procedures provided for in section 2, unless the parties otherwise agree;
(iii) this subparagraph does not apply to any sea boundary dispute finally settled by an arrangement between the parties, or to any such dispute which is to be settled in accordance with a bilateral or multilateral agreement binding upon those parties;
(b) disputes concerning military activities, including military activities by government vessels and aircraft engaged in non-commercial service, and disputes concerning law enforcement activities in regard to the exercise of sovereign rights or jurisdiction excluded from the jurisdiction of a court or tribunal under article 297, paragraph 2 or 3;
(c) disputes in respect of which the Security Council of the United Nations is exercising the functions assigned to it by the Charter of the United Nations, unless the Security Council decides to remove the matter from its agenda or calls upon the parties to settle it by the means provided for in this Convention.
2. A State Party which has made a declaration under paragraph 1 may at any time withdraw it, or agree to submit a dispute excluded by such declaration to any procedure specified in this Convention.
3. A State Party which has made a declaration under paragraph 1 shall not be entitled to submit any dispute falling within the excepted category of disputes to any procedure in this Convention as against another State Party, without the consent of that party.
4. If one of the States Parties has made a declaration under paragraph 1(a), any other State Party may submit any dispute falling within an excepted category against the declarant party to the procedure specified in such declaration.
5. A new declaration, or the withdrawal of a declaration, does not in any way affect proceedings pending before a court or tribunal in accordance with this article, unless the parties otherwise agree.
6. Declarations and notices of withdrawal of declarations under this article shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations, who shall transmit copies thereof to the States Parties.
Article 299: Right of the parties to agree upon a procedure
1. A dispute excluded under article 297 or excepted by a declaration made under article 298 from the dispute settlement procedures provided for in section 2 may be submitted to such procedures only by agreement of the parties to the dispute.
2. Nothing in this section impairs the right of the parties to the dispute to agree to some other procedure for the settlement of such dispute or to reach an amicable settlement.
Article 300: Good faith and abuse of rights
States Parties shall fulfil in good faith the obligations assumed under this Convention and shall exercise the rights, jurisdiction and freedoms recognized in this Convention in a manner which would not constitute an abuse of right.
Article 301: Peaceful uses of the seas
In exercising their rights and performing their duties under this Convention, States Parties shall refrain from any threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State, or in any other manner inconsistent with the principles of international law embodied in the Charter of the United Nations.
Article 302: Disclosure of information
Without prejudice to the right of a State Party to resort to the procedures for the settlement of disputes provided for in this Convention, nothing in this Convention shall be deemed to require a State Party, in the fulfilment of its obligations under this Convention, to supply information the disclosure of which is contrary to the essential interests of its security.
Article 303: Archaeological and historical objects found at sea
1. States have the duty to protect objects of an archaeological and historical nature found at sea and shall cooperate for this purpose.
2. In order to control traffic in such objects, the coastal State may, in applying article 33, presume that their removal from the seabed in the zone referred to in that article without its approval would result in an infringement within its territory or territorial sea of the laws and regulations referred to in that article.
3. Nothing in this article affects the rights of identifiable owners, the law of salvage or other rules of admiralty, or laws and practices with respect to cultural exchanges.
4. This article is without prejudice to other international agreements and rules of international law regarding the protection of objects of an archaeological and historical nature.
Article 304: Responsibility and liability for damage
The provisions of this Convention regarding responsibility and liability for damage are without prejudice to the application of existing rules and the development of further rules regarding responsibility and liability under international law.
1. This Convention shall be open for signature by: (a) all States;
(b) Namibia, represented by the United Nations Council for Namibia;
(c) all self-governing associated States which have chosen that status in an act of self-determination supervised and approved by the United Nations in accordance with General Assembly resolution 1514 (XV) and which have competence over the matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of those matters;
(d) all self-governing associated States which, in accordance with their respective instruments of association, have competence over the matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of those matters;
(e) all territories which enjoy full internal self-government, recognized as such by the United Nations, but have not attained full independence in accordance with General Assembly resolution 1514 (XV) and which have competence over the matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of those matters;
(f) international organizations, in accordance with Annex IX.
2. This Convention shall remain open for signature until 9 December 1984 at the Ministry of Foreign Affairs of Jamaica and also, from 1 July 1983 until 9 December 1984, at United Nations Headquarters in New York.
Article 306: Ratification and formal confirmation
This Convention is subject to ratification by States and the other entities referred to in article 305, paragraph l(b), (c), (d) and (e), and to formal confirmation, in accordance with Annex IX, by the entities referred to in article 305, paragraph l(f). The instruments of ratification and of formal confirmation shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
This Convention shall remain open for accession by States and the other entities referred to in article 305. Accession by the entities referred to in article 305, paragraph l(f), shall be in accordance with Annex IX. The instruments of accession shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
1. This Convention shall enter into force 12 months after the date of deposit of the sixtieth instrument of ratification or accession.
2. For each State ratifying or acceding to this Convention after the deposit of the sixtieth instrument of ratification or accession, the Convention shall enter into force on the thirtieth day following the deposit of its instrument of ratification or accession, subject to paragraph 1.
3. The Assembly of the Authority shall meet on the date of entry into force of this Convention and shall elect the Council of the Authority. The first Council shall be constituted in a manner consistent with the purpose of article 161 if the provisions of that article cannot be strictly applied.
4. The rules, regulations and procedures drafted by the Preparatory Commission shall apply provisionally pending their formal adoption by the Authority in accordance with Part XI.
5. The Authority and its organs shall act in accordance with resolution II of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea relating to preparatory investment and with decisions of the Preparatory Commission taken pursuant to that resolution.
Article 309: Reservations and exceptions
No reservations or exceptions may be made to this Convention unless expressly permitted by other articles of this Convention.
Article 310: Declarations and statements
Article 309 does not preclude a State, when signing, ratifying or acceding to this Convention, from making declarations or statements, however phrased or named, with a view, inter alia, to the harmonization of its laws and regulations with the provisions of this Convention, provided that such declarations or statements do not purport to exclude or to modify the legal effect of the provisions of this Convention in their application to that State.
Article 311: Relation to other conventions and international agreements
1. This Convention shall prevail, as between States Parties, over the Geneva Conventions on the Law of the Sea of 29 April 1958.
2. This Convention shall not alter the rights and obligations of States Parties which arise from other agreements compatible with this Convention and which do not affect the enjoyment by other States Parties of their rights or the performance of their obligations under this Convention.
3. Two or more States Parties may conclude agreements modifying or suspending the operation of provisions of this Convention, applicable solely to the relations between them, provided that such agreements do not relate to a provision derogation from which is incompatible with the effective execution of the object and purpose of this Convention, and provided further that such agreements shall not affect the application of the basic principles embodied herein, and that the provisions of such agreements do not affect the enjoyment by other States Parties of their rights or the performance of their obligations under this Convention.
4. States Parties intending to conclude an agreement referred to in paragraph 3 shall notify the other States Parties through the depositary of this Convention of their intention to conclude the agreement and of the modification or suspension for which it provides.
5. This article does not affect international agreements expressly permitted or preserved by other articles of this Convention.
6. States Parties agree that there shall be no amendments to the basic principle relating to the common heritage of mankind set forth in article 136 and that they shall not be party to any agreement in derogation thereof.
1. After the expiry of a period of 10 years from the date of entry into force of this Convention, a State Party may, by written communication addressed to the Secretary-General of the United Nations, propose specific amendments to this Convention, other than those relating to activities in the Area, and request the convening of a conference to consider such proposed amendments. The Secretary-General shall circulate such communication to all States Parties. If, within 12 months from the date of the circulation of the communication, not less than one half of the States Parties reply favourably to the request, the Secretary-General shall convene the conference.
2. The decision-making procedure applicable at the amendment conference shall be the same as that applicable at the Third United Nations Conference on the Law of the Sea unless otherwise decided by the conference. The conference should make every effort to reach agreement on any amendments by way of consensus and there should be no voting on them until all efforts at consensus have been exhausted.
Article 313: Amendment by simplified procedure
1. A State Party may, by written communication addressed to the Secretary-General of the United Nations, propose an amendment to this Convention, other than an amendment relating to activities in the Area, to be adopted by the simplified procedure set forth in this article without convening a conference. The Secretary-General shall circulate the communication to all States Parties.
2. If, within a period of 12 months from the date of the circulation of the communication, a State Party objects to the proposed amendment or to the proposal for its adoption by the simplified procedure, the amendment shall be considered rejected. The Secretary-General shall immediately notify all States Parties accordingly.
3. If, 12 months from the date of the circulation of the communication, no State Party has objected to the proposed amendment or to the proposal for its adoption by the simplified procedure, the proposed amendment shall be considered adopted. The Secretary-General shall notify all States Parties that the proposed amendment has been adopted.
Article 314: Amendments to the provisions of this Convention relating exclusively to activities in the Area
1. A State Party may, by written communication addressed to the Secretary-General of the Authority, propose an amendment to the provisions of this Convention relating exclusively to activities in the Area, including Annex VI, section 4. The Secretary-General shall circulate such
communication to all States Parties. The proposed amendment shall be subject to approval by the Assembly following its approval by the Council. Representatives of States Parties in those organs shall have full powers to consider and approve the proposed amendment. The proposed amendment as approved by the Council and the Assembly shall be considered adopted.
2. Before approving any amendment under paragraph 1, the Council and the Assembly shall ensure that it does not prejudice the system of exploration for and exploitation of the resources of the Area, pending the Review Conference in accordance with article 155.
Article 315: Signature, ratification of, accession to and authentic texts of amendments
1. Once adopted, amendments to this Convention shall be open for signature by States Parties for 12 months from the date of adoption, at United Nations Headquarters in New York, unless otherwise provided in the amendment itself.
2. Articles 306, 307 and 320 apply to all amendments to this Convention.
Article 316: Entry into force of amendments
1. Amendments to this Convention, other than those referred to in paragraph 5, shall enter into force for the States Parties ratifying or acceding to them on the thirtieth day following the deposit of instruments of ratification or accession by two thirds of the States Parties or by 60 States Parties, whichever is greater. Such amendments shall not affect the enjoyment by other States Parties of their rights or the performance of their obligations under this Convention.
2. An amendment may provide that a larger number of ratifications or accessions shall be required for its entry into force than are required by this article.
3. For each State Party ratifying or acceding to an amendment referred to in paragraph 1 after the deposit of the required number of instruments of ratification or accession, the amendment shall enter into force on the thirtieth day following the deposit of its instrument of ratification or accession.
4. A State which becomes a Party to this Convention after the entry into force of an amendment in accordance with paragraph 1 shall, failing an expression of a different intention by that State:
(a) be considered as a Party to this Convention as so amended; and
(b) be considered as a Party to the unamended Convention in relation to any State Party not bound by the amendment.
5. Any amendment relating exclusively to activities in the Area and any amendment to Annex VI shall enter into force for all States Parties one year following the deposit of instruments of ratification or accession by three fourths of the States Parties.
6. A State which becomes a Party to this Convention after the entry into force of amendments in accordance with paragraph 5 shall be considered as a Party to this Convention as so amended.
1. A State Party may, by written notification addressed to the Secretary-General of the United Nations, denounce this Convention and may indicate its reasons. Failure to indicate reasons shall not affect the validity of the denunciation. The denunciation shall take effect one year after the date of receipt of the notification, unless the notification specifies a later date.
2. A State shall not be discharged by reason of the denunciation from the financial and contractual obligations which accrued while it was a Party to this Convention, nor shall the denunciation affect any right, obligation or legal situation of that State created through the execution of this Convention prior to its termination for that State.
3. The denunciation shall not in any way affect the duty of any State Party to fulfil any obligation embodied in this Convention to which it would be subject under international law independently of this Convention.
Article 318: Status of Annexes
The Annexes form an integral part of this Convention and, unless expressly provided otherwise, a reference to this Convention or to one of its Parts includes a reference to the Annexes relating thereto.
1. The Secretary-General of the United Nations shall be the depositary of this Convention and amendments thereto.
2. In addition to his functions as depositary, the Secretary-General shall:
(a) report to all States Parties, the Authority and competent international organizations on issues of a general nature that have arisen with respect to this Convention;
(b) notify the Authority of ratifications and formal confirmations of and accessions to this Convention and amendments thereto, as well as of denunciations of this Convention;
(c) notify States Parties of agreements in accordance with article 311, paragraph 4;
(d) circulate amendments adopted in accordance with this Convention to States Parties for ratification or accession;
(e) convene necessary meetings of States Parties in accordance with this Convention.
3. (a) The Secretary-General shall also transmit to the observers referred to in article 156:
(i) reports referred to in paragraph 2(a);
(ii) notifications referred to in paragraph 2(b) and (c); and
(iii) texts of amendments referred to in paragraph 2(d), for their information.
(b) The Secretary-General shall also invite those observers to participate as observers at meetings of States Parties referred to in paragraph 2(e).
The original of this Convention, of which the Arabic, Chinese, English, French, Russian and Spanish texts are equally authentic, shall, subject to article 305, paragraph 2, be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned Plenipotentiaries, being duly authorized thereto, have signed this Convention.
DONE AT MONTEGO BAY, this tenth day of December, one thousand nine hundred and eighty-two.
1. Albacore tuna: Thunnus alalunga.
2. Bluefin tuna: Thunnus thynnus.
3. Bigeye tuna: Thunnus obesus.
4. Skipjack tuna: Katsuwonus pelamis.
5. Yellowfin tuna: Thunnus albacares.
6. Blackfin tuna: Thunnus atlanticus.
7. Little tuna: Euthynnus alletteratus; Euthynnus affinis.
8. Southern bluefin tuna: Thunnus maccoyii.
9. Frigate mackerel: Auxis thazard; Auxis rochei.
10. Pomfrets: Family Bramidae.
11. Marlins: Tetrapturus angustirostris; Tetrapturus belone;
Tetrapturus pfluegeri; Tetrapturus albidus; Tetrapturus audax;
Tetrapturus georgei; Makaira mazara; Makaira indica; Makaira nigricans.
12. Sail-fishes: Istiophorus platypterus; Istiophorus albicans.
13. Swordfish: Xiphias gladius.
14. Sauries: Scomberesox saurus; Cololabis saira; Cololabis adocetus;
Scomberesox saurus scombroides.
15. Dolphin: Coryphaena hippurus; Coryphaena equiselis.
16. Oceanic sharks: Hexanchus griseus; Cetorhinus maximus; Family
Alopiidae; Rhincodon typus; Family Carcharhinidae; Family
Sphyrnidae; Family Isurida.
17. Cetaceans: Family Physeteridae; Family Balaenopteridae; Family
Balaenidae; Family Eschrichtiidae; Family Monodontidae; Family
Ziphiidae; Family Delphinidae.
COMMISSION ON THE LIMITS OF THE CONTINENTAL SHELF
Article 1
In accordance with the provisions of article 76, a Commission on the Limits of the Continental Shelf beyond 200 nautical miles shall be established in conformity with the following articles.
Article 2
1. The Commission shall consist of 21 members who shall be experts in the field of geology, geophysics or hydrography, elected by States Parties to this Convention from among their nationals, having due regard to the need to ensure equitable geographical representation, who shall serve in their personal capacities.
2. The initial election shall be held as soon as possible but in any case within 18 months after the date of entry into force of this Convention. At least three months before the date of each election, the Secretary-General of the United Nations shall address a letter to the States Parties, inviting the submission of nominations, after appropriate regional consultations, within three months. The Secretary-General shall prepare a list in alphabetical order of all persons thus nominated and shall submit it to all the States Parties.
3. Elections of the members of the Commission shall be held at a meeting of States Parties convened by the Secretary-General at United Nations Headquarters. At that meeting, for which two thirds of the States Parties shall constitute a quorum, the persons elected to the Commission shall be those nominees who obtain a two-thirds majority of the votes of the representatives of States Parties present and voting. Not less than three members shall be elected from each geographical region.
4. The members of the Commission shall be elected for a term of five years. They shall be eligible for re-election.
5. The State Party which submitted the nomination of a member of the Commission shall defray the expenses of that member while in performance of Commission duties. The coastal State concerned shall defray the expenses incurred in respect of the advice referred to in article 3, paragraph 1(b), of this Annex. The secretariat of the Commission shall be provided by the Secretary-General of the United Nations.
Article 3
1. The functions of the Commission shall be:
(a) to consider the data and other material submitted by coastal States concerning the outer limits of the continental shelf in areas where those limits extend beyond 200 nautical miles, and to make recommendations in accordance with article 76 and the Statement of Understanding adopted on 29 August 1980 by the Third United Nations Conference on the Law of the Sea;
(b) to provide scientific and technical advice, if requested by the coastal State concerned during the preparation of the data referred to in subparagraph (a).
2. The Commission may cooperate, to the extent considered necessary and useful, with the Intergovernmental Oceanographic Commission of UNESCO, the International Hydrographic Organization and other competent international organizations with a view to exchanging scientific and technical information which might be of assistance in discharging the Commission's responsibilities.
Article 4
Where a coastal State intends to establish, in accordance with article 76, the outer limits of its continental shelf beyond 200 nautical miles, it shall submit particulars of such limits to the Commission along with supporting scientific and technical data as soon as possible but in any case within 10 years of the entry into force of this Convention for that State. The coastal State shall at the same time give the names of any Commission members who have provided it with scientific and technical advice.
Article 5
Unless the Commission decides otherwise, the Commission shall function by way of sub-commissions composed of seven members, appointed in a balanced manner taking into account the specific elements of each submission by a coastal State. Nationals of the coastal State making the submission who are members of the Commission and any Commission member who has assisted a coastal State by providing scientific and technical advice with respect to the delineation shall not be a member of the sub-commission dealing with that submission but has the right to participate as a member in the proceedings of the Commission concerning the said submission. The coastal State which has made a submission to the Commission may send its representatives to participate in the relevant proceedings without the right to vote.
Article 6
1. The sub-commission shall submit its recommendations to the Commission.
2. Approval by the Commission of the recommendations of the sub-commission shall be by a majority of two thirds of Commission members present and voting.
3. The recommendations of the Commission shall be submitted in writing to the coastal State which made the submission and to the Secretary-General of the United Nations.
Article 7
Coastal States shall establish the outer limits of the continental shelf in conformity with the provisions of article 76, paragraph 8, and in accordance with the appropriate national procedures.
Article 8
In the case of disagreement by the coastal State with the recommendations of the Commission, the coastal State shall, within a reasonable time, make a revised or new submission to the Commission.
Article 9
The actions of the Commission shall not prejudice matters relating to delimitation of boundaries between States with opposite or adjacent coasts.
BASIC CONDITIONS OF PROSPECTING, EXPLORATION AND EXPLOITATION
Article 1: Title to minerals
Title to minerals shall pass upon recovery in accordance with this Convention.
Article 2: Prospecting
1. (a) The Authority shall encourage prospecting in the Area.
(b) Prospecting shall be conducted only after the Authority has received a satisfactory written undertaking that the proposed prospector will comply with this Convention and the relevant rules, regulations and procedures of the Authority concerning cooperation in the training programmes referred to in articles 143 and 144 and the protection of the marine environment, and will accept verification by the Authority of compliance therewith. The proposed prospector shall, at the same time, notify the Authority of the approximate area or areas in which prospecting is to be conducted.
(c) Prospecting may be conducted simultaneously by more than one prospector in the same area or areas.
2. Prospecting shall not confer on the prospector any rights with respect to resources. A prospector may, however, recover a reasonable quantity of minerals to be used for testing.
Article 3: Exploration and exploitation
1. The Enterprise, States Parties, and the other entities referred to in article 153, paragraph 2(b), may apply to the Authority for approval of plans of work for activities in the Area.
2. The Enterprise may apply with respect to any part of the Area, but applications by others with respect to reserved areas are subject to the additional requirements of article 9 of this Annex.
3. Exploration and exploitation shall be carried out only in areas specified in plans of work referred to in article 153, paragraph 3, and approved by the Authority in accordance with this Convention and the relevant rules, regulations and procedures of the Authority.
4. Every approved plan of work shall:
(a) be in conformity with this Convention and the rules, regulations and procedures of the Authority;
(b) provide for control by the Authority of activities in the Area in accordance with article 153, paragraph 4;
(c) confer on the operator, in accordance with the rules, regulations and procedures of the Authority, the exclusive right to explore for and exploit the specified categories of resources in the area covered by the plan of work. If, however, the applicant presents for approval a plan of work covering only the stage of exploration or the stage of exploitation, the approved plan of work shall confer such exclusive right with respect to that stage only.
5. Upon its approval by the Authority, every plan of work, except those presented by the Enterprise, shall be in the form of a contract concluded between the Authority and the applicant or applicants.
Article 4: Qualifications of applicants
1. Applicants, other than the Enterprise, shall be qualified if they have the nationality or control and sponsorship required by article 153, paragraph 2(b), and if they follow the procedures and meet the qualification standards set forth in the rules, regulations and procedures of the Authority.
2. Except as provided in paragraph 6, such qualification standards shall relate to the financial and technical capabilities of the applicant and his performance under any previous contracts with the Authority.
3. Each applicant shall be sponsored by the State Party of which it is a national unless the applicant has more than one nationality, as in the case of a partnership or consortium of entities from several States, in which event all States Parties involved shall sponsor the application, or unless the applicant is effectively controlled by another State Party or its nationals, in which event both States Parties shall sponsor the application. The criteria and procedures for implementation of the sponsorship requirements shall be set forth in the rules, regulations and procedures of the Authority.
4. The sponsoring State or States shall, pursuant to article 139, have the responsibility to ensure, within their legal systems, that a contractor so sponsored shall carry out activities in the Area in conformity with the terms of its contract and its obligations under this Convention. A sponsoring State shall not, however, be liable for damage caused by any failure of a contractor sponsored by it to comply with its obligations if that State Party has adopted laws and regulations and taken administrative measures which are, within the framework of its legal system, reasonably appropriate for securing compliance by persons under its jurisdiction.
5. The procedures for assessing the qualifications of States Parties which are applicants shall take into account their character as States.
6. The qualification standards shall require that every applicant, without exception, shall as part of his application undertake:
(a) to accept as enforceable and comply with the applicable obligations created by the provisions of Part XI, the rules, regulations and procedures of the Authority, the decisions of the organs of the Authority and terms of his contracts with the Authority;
(b) to accept control by the Authority of activities in the Area, as authorized by this Convention;
(c) to provide the Authority with a written assurance that his obligations under the contract will be fulfilled in good faith;
(d) to comply with the provisions on the transfer of technology set forth in article 5 of this Annex.
Article 5: Transfer of technology
1. When submitting a plan of work, every applicant shall make available to the Authority a general description of the equipment and methods to be used in carrying out activities in the Area, and other relevant non-proprietary information about the characteristics of such technology and information as to where such technology is available.
2. Every operator shall inform the Authority of revisions in the description and information made available pursuant to paragraph 1 whenever a substantial technological change or innovation is introduced.
3. Every contract for carrying out activities in the Area shall contain the following undertakings by the contractor:
(a) to make available to the Enterprise on fair and reasonable commercial terms and conditions, whenever the Authority so requests, the technology which he uses in carrying out activities in the Area under the contract, which the contractor is legally entitled to transfer. This shall be done by means of licences or other appropriate arrangements which the contractor shall negotiate with the Enterprise and which shall be set forth in a specific agreement supplementary to the contract. This undertaking may be invoked only if the Enterprise finds that it is unable to obtain the same or equally efficient and useful technology on the open market on fair and reasonable commercial terms and conditions;
(b) to obtain a written assurance from the owner of any technology used in carrying out activities in the Area under the contract, which is not generally available on the open market and which is not covered by subparagraph (a), that the owner will, whenever the Authority so requests, make that technology available to the Enterprise under licence or other appropriate arrangements and on fair and reasonable commercial terms and conditions, to the same extent as made available to the contractor. If this assurance is not obtained, the technology in question shall not be used by the contractor in carrying out activities in the Area;
(c) to acquire from the owner by means of an enforceable contract, upon the request of the Enterprise and if it is possible to do so without substantial cost to the contractor, the legal right to
transfer to the Enterprise any technology used by the contractor, in carrying out activities in the Area under the contract, which the contractor is otherwise not legally entitled to transfer and which is not generally available on the open market. In cases where there is a substantial corporate relationship between the contractor and the owner of the technology, the closeness of this relationship and the degree of control or influence shall be relevant to the determination whether all feasible measures have been taken to acquire such a right. In cases where the contractor exercises effective control over the owner, failure to acquire from the owner the legal right shall be considered relevant to the contractor's qualification for any subsequent application for approval of a plan of work;
(d) to facilitate, upon the request of the Enterprise, the acquisition by the Enterprise of any technology covered by subparagraph (b), under licence or other appropriate arrangements and on fair and reasonable commercial terms and conditions, if the Enterprise decides to negotiate directly with the owner of the technology;
(e) to take the same measures as are prescribed in subparagraphs (a), (b), (c) and (d) for the benefit of a developing State or group of developing States which has applied for a contract under article 9 of this Annex, provided that these measures shall be limited to the exploitation of the part of the area proposed by the contractor which has been reserved pursuant to article 8 of this Annex and provided that activities under the contract sought by the developing State or group of developing States would not involve transfer of technology to a third State or the nationals of a third State. The obligation under this provision shall only apply with respect to any given contractor where technology has not been requested by the Enterprise or transferred by that contractor to the Enterprise.
4. Disputes concerning undertakings required by paragraph 3, like other provisions of the contracts, shall be subject to compulsory settlement in accordance with Part XI and, in cases of violation of these undertakings, suspension or termination of the contract or monetary penalties may be ordered in accordance with article 18 of this Annex. Disputes as to whether offers made by the contractor are within the range of fair and reasonable commercial terms and conditions may be submitted by either party to binding commercial arbitration in accordance with the UNCITRAL Arbitration Rules or such other arbitration rules as may be prescribed in the rules, regulations and procedures of the Authority. If the finding is that the offer made by the contractor is not within the range of fair and reasonable commercial terms and conditions, the contractor shall be given 45 days to revise his offer to bring it within that range before the Authority takes any action in accordance with article 18 of this Annex.
5. If the Enterprise is unable to obtain on fair and reasonable commercial terms and conditions appropriate technology to enable it to commence in a timely manner the recovery and processing of minerals from the Area, either the Council or the Assembly may convene a group of States Parties composed of those which are engaged in activities in the Area, those which have sponsored entities which are engaged in activities in the Area and other States Parties having access to such technology. This group shall consult together and shall take effective measures to ensure that such technology is made available to the Enterprise on fair and reasonable commercial terms and conditions. Each such State Party shall take all feasible measures to this end within its own legal system.
6. In the case of joint ventures with the Enterprise, transfer of technology will be in accordance with the terms of the joint venture agreement.
7. The undertakings required by paragraph 3 shall be included in each contract for the carrying out of activities in the Area until 10 years after the commencement of commercial production by the Enterprise, and may be invoked during that period.
8. For the purposes of this article, "technology" means the specialized equipment and technical know-how, including manuals, designs, operating instructions, training and technical advice and assistance, necessary to assemble, maintain and operate a viable system and the legal right to use these items for that purpose on a non-exclusive basis.
Article 6: Approval of plans of work
1. Six months after the entry into force of this Convention, and thereafter each fourth month, the Authority shall take up for consideration proposed plans of work.
2. When considering an application for approval of a plan of work in the form of a contract, the Authority shall first ascertain whether:
(a) the applicant has complied with the procedures established for applications in accordance with article 4 of this Annex and has given the Authority the undertakings and assurances required by that article. In cases of non-compliance with these procedures or in the absence of any of these undertakings and assurances, the applicant shall be given 45 days to remedy these defects;
(b) the applicant possesses the requisite qualifications provided for in article 4 of this Annex.
3. All proposed plans of work shall be taken up in the order in which they are received. The proposed plans of work shall comply with and be governed by the relevant provisions of this Convention and the rules, regulations and procedures of the Authority, including those on operational requirements, financial contributions and the undertakings concerning the transfer of technology. If the proposed plans of work conform to these requirements, the Authority shall approve them provided that they are in accordance with the uniform and non-discriminatory requirements set forth in the rules, regulations and procedures of the Authority, unless:
(a) part or all of the area covered by the proposed plan of work is included in an approved plan of work or a previously submitted proposed plan of work which has not yet been finally acted on by the Authority;
(b) part or all of the area covered by the proposed plan of work is disapproved by the Authority pursuant to article 162, paragraph 2(x); or
(c) the proposed plan of work has been submitted or sponsored by a State Party which already holds:
(i) plans of work for exploration and exploitation of polymetallic nodules in non-reserved areas that, together with either part of the area covered by the application for a plan of work, exceed in size 30 per cent of a circular area of 400,000 square kilometres surrounding the centre of either part of the area covered by the proposed plan of work;
(ii) plans of work for the exploration and exploitation of polymetallic nodules in non-reserved areas which, taken together, constitute 2 per cent of the total seabed area which is not reserved or disapproved for exploitation pursuant to article 162, paragraph (2)(x).
4. For the purpose of the standard set forth in paragraph 3(c), a plan of work submitted by a partnership or consortium shall be counted on a pro rata basis among the sponsoring States Parties involved in accordance with article 4, paragraph 3, of this Annex. The Authority may approve plans of work covered by paragraph 3(c) if it determines that such approval would not permit a State Party or entities sponsored by it to monopolize the conduct of activities in the Area or to preclude other States Parties from activities in the Area.
5. Notwithstanding paragraph 3(a), after the end of the interim period specified in article 151, paragraph 3, the Authority may adopt by means of rules, regulations and procedures other procedures and criteria consistent with this Convention for deciding which applicants shall have plans of work approved in cases of selection among applicants for a proposed area. These procedures and criteria shall ensure approval of plans of work on an equitable and non-discriminatory basis.
Article 7: Selection among applicants for production authorizations
1. Six months after the entry into force of this Convention, and thereafter each fourth month, the Authority shall take up for consideration applications for production authorizations submitted during the immediately preceding period. The Authority shall issue the authorizations applied for if all such applications can be approved without exceeding the production limitation or contravening the obligations of the Authority under a commodity agreement or arrangement to which it has become a party, as provided in article 151.
2. When a selection must be made among applicants for production authorizations because of the production limitation set forth in article 151, paragraphs 2 to 7, or because of the obligations of the Authority under a commodity agreement or arrangement to which it has become a party, as provided for in article 151, paragraph 1, the Authority shall make the selection on the basis of objective and non-discriminatory standards set forth in its rules, regulations and procedures.
3. In the application of paragraph 2, the Authority shall give priority to those applicants which:
(a) give better assurance of performance, taking into account their financial and technical qualifications and their performance, if any, under previously approved plans of work;
(b) provide earlier prospective financial benefits to the Authority, taking into account when commercial production is scheduled to begin;
(c) have already invested the most resources and effort in prospecting or exploration.
4. Applicants which are not selected in any period shall have priority in subsequent periods until they receive a production authorization.
5. Selection shall be made taking into account the need to enhance opportunities for all States Parties, irrespective of their social and economic systems or geographical locations so as to avoid discrimination against any State or system, to participate in activities in the Area and to prevent monopolization of those activities.
6. Whenever fewer reserved areas than non-reserved areas are under exploitation, applications for production authorizations with respect to reserved areas shall have priority.
7. The decisions referred to in this article shall be taken as soon as possible after the close of each period.
Article 8: Reservation of areas
Each application, other than those submitted by the Enterprise or by any other entities for reserved areas, shall cover a total area, which need not be a single continuous area, sufficiently large and of sufficient estimated commercial value to allow two mining operations. The applicant shall indicate the coordinates dividing the area into two parts of equal estimated commercial value and submit all the data obtained by him with respect to both parts. Without prejudice to the powers of the Authority pursuant to article 17 of this Annex, the data to be submitted concerning polymetallic nodules shall relate to mapping, sampling, the abundance of nodules, and their metal content. Within 45 days of receiving such data, the Authority shall designate which part is to be reserved solely for the conduct of activities by the Authority through the Enterprise or in association with developing States. This designation may be deferred for a further period of 45 days if the Authority requests an independent expert to assess whether all data required by this article has been submitted. The area designated shall become a reserved area as soon as the plan of work for the non-reserved area is approved and the contract is signed.
Article 9: Activities in reserved areas
1. The Enterprise shall be given an opportunity to decide whether it intends to carry out activities in each reserved area. This decision may be taken at any time, unless a notification pursuant to paragraph 4 is received by the Authority, in which event the Enterprise shall take its decision within a reasonable time. The Enterprise may decide to exploit such areas in joint ventures with the interested State or entity.
2. The Enterprise may conclude contracts for the execution of part of its activities in accordance with Annex IV, article 12. It may also enter into joint ventures for the conduct of such activities with any entities which are eligible to carry out activities in the Area pursuant to article 153, paragraph 2(b). When considering such joint ventures, the Enterprise shall offer to States Parties which are developing States and their nationals the opportunity of effective participation.
3. The Authority may prescribe, in its rules, regulations and procedures, substantive and procedural requirements and conditions with respect to such contracts and joint ventures.
4. Any State Party which is a developing State or any natural or juridical person sponsored by it and effectively controlled by it or by other developing State which is a qualified applicant, or any group of the foregoing, may notify the Authority that it wishes to submit a plan of work pursuant to article 6 of this Annex with respect to a reserved area. The plan of work shall be considered if the Enterprise decides, pursuant to paragraph 1, that it does not intend to carry out activities in that area.
Article 10: Preference and priority among applicants
An operator who has an approved plan of work for exploration only, as provided in article 3, paragraph 4(c), of this Annex shall have a preference and a priority among applicants for a plan of work covering exploitation of the same area and resources. However, such preference or priority may be withdrawn if the operator's performance has not been satisfactory.
Article 11: Joint arrangements
1. Contracts may provide for joint arrangements between the contractor and the Authority through the Enterprise, in the form of joint ventures or production sharing, as well as any other form of joint arrangement, which shall have the same protection against revision, suspension or termination as contracts with the Authority.
2. Contractors entering into such joint arrangements with the Enterprise may receive financial incentives as provided for in article 13 of this Annex.
3. Partners in joint ventures with the Enterprise shall be liable for the payments required by article 13 of this Annex to the extent of their share in the joint ventures, subject to financial incentives as provided for in that article.
Article 12: Activities carried out by the Enterprise
1. Activities in the Area carried out by the Enterprise pursuant to article 153, paragraph 2(a), shall be governed by Part XI, the rules, regulations and procedures of the Authority and its relevant decisions.
2. Any plan of work submitted by the Enterprise shall be accompanied by evidence supporting its financial and technical capabilities.
Article 13: Financial terms of contracts
1. In adopting rules, regulations and procedures concerning the financial terms of a contract between the Authority and the entities referred to in article 153, paragraph 2(b), and in negotiating those financial terms in accordance with Part XI and those rules, regulations and procedures, the Authority shall be guided by the following objectives:
(a) to ensure optimum revenues for the Authority from the proceeds of commercial production;
(b) to attract investments and technology to the exploration and exploitation of the Area;
(c) to ensure equality of financial treatment and comparable financial obligations for contractors;
(d) to provide incentives on a uniform and non-discriminatory basis for contractors to undertake joint arrangements with the Enterprise and developing States or their nationals, to stimulate the transfer of technology thereto, and to train the personnel of the Authority and of developing States;
(e) to enable the Enterprise to engage in seabed mining effectively at the same time as the entities referred to in article 153, paragraph 2(b); and
(f) to ensure that, as a result of the financial incentives provided to contractors under paragraph 14, under the terms of contracts reviewed in accordance with article 19 of this Annex or under the provisions of article 11 of this Annex with respect to joint ventures, contractors are not subsidized so as to be given an artificial competitive advantage with respect to land-based miners.
2. A fee shall be levied for the administrative cost of processing an application for approval of a plan of work in the form of a contract and shall be fixed at an amount of $US 500,000 per application. The amount of the fee shall be reviewed from time to time by the Council in order to ensure that it covers the administrative cost incurred. If such administrative cost incurred by the Authority in processing an application is less than the fixed amount, the Authority shall refund the difference to the applicant.
3. A contractor shall pay an annual fixed fee of $US 1 million from the date of entry into force of the contract. If the approved date of commencement of commercial production is postponed because of a delay in issuing the production authorization, in accordance with article 151, the annual fixed fee shall be waived for the period of postponement. From the date of commencement of commercial production, the contractor shall pay either the production charge or the annual fixed fee, whichever is greater.
4. Within a year of the date of commencement of commercial production, in conformity with paragraph 3, a contractor shall choose to make his financial contribution to the Authority by either: (a) paying a production charge only; or
(b) paying a combination of a production charge and a share of net proceeds.
5. (a) If a contractor chooses to make his financial contribution to the Authority by paying a production charge only, it shall be fixed at a percentage of the market value of the processed metals produced from the polymetallic nodules recovered from the area covered by the contract. This percentage shall be fixed as follows:
(i) years 1-10 of commercial production 5 per cent
(ii) years 11 to the end of commercial production 12 per cent
(b) The said market value shall be the product of the quantity of the processed metals produced from the polymetallic nodules extracted from the area covered by the contract and the average price for those metals during the relevant accounting year, as defined in paragraphs 7 and 8.
6. If a contractor chooses to make his financial contribution to the Authority by paying a combination of a production charge and a share of net proceeds, such payments shall be determined as follows:
(a) The production charge shall be fixed at a percentage of the market value, determined in accordance with subpara-graph (b), of the processed metals produced from the polymetallic nodules recovered from the area covered by the contract. This percentage shall be fixed as follows:
(i) Fist period of commercial production 2 percent
(ii) Second period of commercial production 4 percent
If, in the second period of commercial production, as defined in subparagraph (d), the return on investment in any accounting year as defined in subparagraph (m) falls below 15 per cent as a result of the payment of the production charge at 4 per cent, the production charge shall be 2 per cent instead of 4 per cent in that accounting year.
(b) The said market value shall be the product of the quantity of the processed metals produced from the polymetallic nodules recovered from the area covered by the contract and the average price for those metals during the relevant accounting year as defined in paragraphs 7 and 8.
(c) (i) The Authority's share of net proceeds shall be taken out of that portion of the contractor's net proceeds which is attributable to the mining of the resources of the area covered by the contract, referred to hereinafter as attributable net proceeds.
(ii) The Authority's share of attributable net proceeds shall be determined in accordance with the following incremental schedule:
Portion of attributable net proceeds |
Share of the Authority |
|
First period of commercial production |
Second period of commercial production |
|
That portion representing a return on investment which is greater than 0 per cent, but less than 10 per cent That portion representing a return on investment which is 10 per cent or greater, but less than 20 per cent That portion representing a return on investment which is 20 per cent or greater |
35 per cent |
40 per cent |
42.5 per cent |
50 per cent |
|
50 per cent |
70 per cent |
(d) (i) The first period of commercial production referred to in subparagraphs (a) and (c) shall commence in the first accounting year of commercial production and terminate in the accounting year in which the contractor's development costs with interest on the unrecovered portion thereof are fully recovered by his cash surplus, as follows:
In the first accounting year during which development costs are incurred, unrecovered development costs shall equal the development costs less cash surplus in that year.
In each subsequent accounting year, unrecovered development costs shall equal the unrecovered development costs at the end of the preceding accounting year, plus interest thereon at the rate of 10 per cent per annum, plus development costs incurred in the current accounting year and less contractor's cash surplus in the current accounting year. The accounting year in which unrecovered development costs become zero for the first time shall be the accounting year in which the contractor's development costs with interest on the unrecovered portion thereof are fully recovered by his cash surplus. The contractor's cash surplus in any accounting year shall be his gross proceeds less his operating costs and less his payments to the Authority under subparagraph (c).
(ii) The second period of commercial production shall commence in the accounting year following the termination of the first period of commercial production and shall continue until the end of the contract.
(e) "Attributable net proceeds" means the product of the contractor's net proceeds and the ratio of the development costs in the mining sector to the contractor's development costs. If the contractor engages in mining, transporting polymetallic nodules and production primarily of three processed metals, namely, cobalt, copper and nickel, the amount of attributable net proceeds shall not be less than 25 per cent of the contractor's net proceeds. Subject to subparagraph (n), in all other cases, including those where the contractor engages in mining, transporting polymetallic nodules, and production primarily of four processed metals, namely, cobalt, copper, manganese and nickel, the Authority may, in its rules, regulations and procedures, prescribe appropriate floors which shall bear the same relationship to each case as the 25 per cent floor does to the three-metal case.
(f) "Contractor's net proceeds" means the contractor's gross proceeds less his operating costs and less the recovery of his development costs as set out in subparagraph (j).
(g) (i) If the contractor engages in mining, transporting polymetallic nodules and production of processed metals, "contractor's gross proceeds" means the gross revenues from the sale of the processed metals and any other monies deemed reasonably attributable to operations under the contract in accordance with the financial rules, regulations and procedures of the Authority.
(ii) In all cases other than those specified in subparagraphs (g)(i) and (n)(iii), "contractor's gross proceeds" means the gross revenues from the sale of the semi-processed metals from the polymetallic nodules recovered from the area covered by the contract, and any other monies deemed reasonably attributable to operations under the contract in accordance with the financial rules, regulations and procedures of the Authority.
(h) "Contractor's development costs" means:
(i) all expenditures incurred prior to the commencement of commercial production which are directly related to the development of the productive capacity of the area covered by the contract and the activities related thereto for operations under the contract in all cases other than that specified in subparagraph (n), in conformity with generally recognized accounting principles, including, inter alia, costs of machinery, equipment, ships, processing plant, construction, buildings, land, roads, prospecting and exploration of the area covered by the contract, research and development, interest, required leases, licences and fees; and
(ii) expenditures similar to those set forth in (i) above incurred subsequent to the commencement of commercial production and necessary to carry out the plan of work, except those chargeable to operating costs.
(i) The proceeds from the disposal of capital assets and the market value of those capital assets which are no longer required for operations under the contract and which are not sold shall be deducted from the contractor's development costs during the relevant accounting year. When these deductions exceed the contractor's development costs the excess shall be added to the contractor's gross proceeds.
(j) The contractor's development costs incurred prior to the commencement of commercial production referred to in subparagraphs (h)(i) and (n)(iv) shall be recovered in 10 equal annual instalments from the date of commencement of commercial production. The contractor's development costs incurred subsequent to the commencement of commercial production referred to in subparagraphs (h)(ii) and (n)(iv) shall be recovered in 10 or fewer equal annual instalments so as to ensure their complete recovery by the end of the contract.
(k) "Contractor's operating costs" means all expenditures incurred after the commencement of commercial production in the operation of the productive capacity of the area covered by the contract and the activities related thereto for operations under the contract, in conformity with generally recognized accounting principles, including, inter alia, the annual fixed fee or the production charge, whichever is greater, expenditures for wages, salaries, employee benefits, materials, services, transporting, processing and marketing costs, interest, utilities, preservation of the marine environment, overhead and administrative costs specifically related to operations under the contract, and any net operating losses carried forward or backward as specified herein. Net operating losses may be carried forward for two consecutive years except in the last two years of the contract in which case they may be carried backward to the two preceding years.
(l) If the contractor engages in mining, transporting of polymetallic nodules, and production of processed and semi-processed metals, "development costs of the mining sector" means the portion of the contractor's development costs which is directly related to the mining of the resources of the area covered by the contract, in conformity with generally recognized accounting principles, and the financial rules, regulations and procedures of the Authority, including, inter alia, application fee, annual fixed fee and, where applicable, costs of prospecting and exploration of the area covered by the contract, and a portion of research and development costs.
(m) "Return on investment" in any accounting year means the ratio of attributable net proceeds in that year to the development costs of the mining sector. For the purpose of computing this ratio the development costs of the mining sector shall include expenditures on new or replacement equipment in the mining sector less the original cost of the equipment replaced.
(n) If the contractor engages in mining only:
(i) "attributable net proceeds" means the whole of the contractor's net proceeds;
(ii) "contractor's net proceeds" shall be as defined in subparagraph (f);
(iii) "contractor's gross proceeds" means the gross revenues
from the sale of the polymetallic nodules, and any other monies deemed reasonably attributable to operations under the contract in accordance with the financial rules, regulations and procedures of the Authority;
(iv) "contractor's development costs" means all expenditures incurred prior to the commencement of commercial production as set forth in subparagraph (h)(i), and all expenditures incurred subsequent to the commencement of commercial production as set forth in subparagraph (h)(ii), which are directly related to the mining of the resources of the area covered by the contract, in conformity with generally recognized accounting principles;
(v) "contractor's operating costs" means the contractor's operating costs as in subparagraph (k) which are directly related to the mining of the resources of the area covered by the contract in conformity with generally recognized accounting principles;
(vi) "return on investment" in any accounting year means the ratio of the contractor's net proceeds in that year to the contractor's development costs. For the purpose of computing this ratio, the contractor's development costs shall include expenditures on new or replacement equipment less the original cost of the equipment replaced.
(o) The costs referred to in subparagraphs (h), (k), (l) and (n) in respect of interest paid by the contractor shall be allowed to the extent that, in all the circumstances, the Authority approves, pursuant to article 4, paragraph 1, of this Annex, the debt-equity ratio and the rates of interest as reasonable, having regard to existing commercial practice.
(p) The costs referred to in this paragraph shall not be interpreted as including payments of corporate income taxes or similar charges levied by States in respect of the operations of the contractor.
7. (a) "Processed metals", referred to in paragraphs 5 and 6, means the metals in the most basic form in which they are customarily traded on international terminal markets. For this purpose, the Authority shall specify, in its financial rules, regulations and procedures, the relevant international terminal market. For the metals which are not traded on such markets, "processed metals" means the metals in the most basic form in which they are customarily traded in representative arm's length transactions.
(b) If the Authority cannot otherwise determine the quantity of the processed metals produced from the polymetallic nodules recovered from the area covered by the contract referred to in paragraphs 5(b) and 6(b), the quantity shall be determined on the basis of the metal content of the nodules, processing recovery efficiency and other relevant factors, in accordance with the rules, regulations and procedures of the Authority and in conformity with generally recognized accounting principles.
8. If an international terminal market provides a representative pricing mechanism for processed metals, polymetallic nodules and semi-processed metals from the nodules, the average price on that market shall be used. In all other cases, the Authority shall, after consulting the contractor, determine a fair price for the said products in accordance with paragraph 9.
9. (a) All costs, expenditures, proceeds and revenues and all determinations of price and value referred to in this article shall be the result of free market or arm's length transactions. In the absence thereof, they shall be determined by the Authority, after consulting the contractor, as though they were the result of free market or arm's length transactions, taking into account relevant transactions in other markets.
(b) In order to ensure compliance with and enforcement of the provisions of this paragraph, the Authority shall be guided by the principles adopted for, and the interpretation given to, arm's length transactions by the Commission on Transnational Corporations of the United Nations, the Group of Experts on Tax Treaties between Developing and Developed Countries and other international organizations, and shall, in its rules, regulations and procedures, specify uniform and internationally acceptable accounting rules and procedures, and the means of selection by the contractor of certified independent accountants acceptable to the Authority for the purpose of carrying out auditing in compliance with those rules, regulations and procedures.
10. The contractor shall make available to the accountants, in accordance with the financial rules, regulations and procedures of the Authority, such financial data as are required to determine compliance with this article.
11. All costs, expenditures, proceeds and revenues, and all prices and values referred to in this article, shall be determined in accordance with generally recognized accounting principles and the financial rules, regulations and procedures of the Authority.
12. Payments to the Authority under paragraphs 5 and 6 shall be made in freely usable currencies or currencies which are freely available and effectively usable on the major foreign exchange markets or, at the contractor's option, in the equivalents of processed metals at market value. The market value shall be determined in accordance with paragraph 5(b). The freely usable currencies and currencies which are freely available and effectively usable on the major foreign exchange markets shall be defined in the rules, regulations and procedures of the Authority in accordance with prevailing international monetary practice.
13. All financial obligations of the contractor to the Authority, as well as all his fees, costs, expenditures, proceeds and revenues referred to in this article, shall be adjusted by expressing them in constant terms relative to a base year.
14. The Authority may, taking into account any recommendations of the Economic Planning Commission and the Legal and Technical Commission, adopt rules, regulations and procedures that provide for incentives, on a uniform and non-discriminatory basis, to contractors to further the objectives set out in paragraph 1.
15. In the event of a dispute between the Authority and a contractor over the interpretation or application of the financial terms of a contract, either party may submit the dispute to binding commercial arbitration, unless both parties agree to settle the dispute by other means, in accordance with article 188, paragraph 2.
Article 14: Transfer of data
1. The operator shall transfer to the Authority, in accordance with its rules, regulations and procedures and the terms and conditions of the plan of work, at time intervals determined by the Authority all data which are both necessary for and relevant to the effective exercise of the powers and functions of the principal organs of the Authority in respect of the area covered by the plan of work.
2. Transferred data in respect of the area covered by the plan of work, deemed proprietary, may only be used for the purposes set forth in this article.
Data necessary for the formulation by the Authority of rules, regulations and procedures concerning protection of the marine environment and safety, other than equipment design data, shall not be deemed proprietary.
3. Data transferred to the Authority by prospectors, applicants for contracts or contractors, deemed proprietary, shall not be disclosed by the Authority to the Enterprise or to anyone external to the Authority, but data on the reserved areas may be disclosed to the Enterprise. Such data transferred by such persons to the Enterprise shall not be disclosed by the Enterprise to the Authority or to anyone external to the Authority.
Article 15: Training programmes
The contractor shall draw up practical programmes for the training of personnel of the Authority and developing States, including the participation of such personnel in all activities in the Area which are covered by the contract, in accordance with article 144, paragraph 2.
Article 16: Exclusive right to explore and exploit
The Authority shall, pursuant to Part XI and its rules, regulations and procedures, accord the operator the exclusive right to explore and exploit the area covered by the plan of work in respect of a specified category of resources and shall ensure that no other entity operates in the same area for a different category of resources in a manner which might interfere with the operations of the operator. The operator shall have security of tenure in accordance with article 153, paragraph 6.
Article 17: Rules, regulations and procedures of the Authority
1. The Authority shall adopt and uniformly apply rules, regulations and procedures in accordance with article 160, paragraph 2(f)(ii), and article 162, paragraph 2(o)(ii), for the exercise of its functions as set forth in Part XI on, inter alia, the following matters:
(a) administrative procedures relating to prospecting, exploration and exploitation in the Area;
(b) operations:
(i) size of area;
(ii) duration of operations;
(iii) performance requirements including assurances pursuant to article 4, paragraph 6(c), of this Annex;
(iv) categories of resources; (v) renunciation of areas;
(vi) progress reports; (vii) submission of data;
(viii) inspection and supervision of operations;
(ix) prevention of interference with other activities in the marine environment;
(x) transfer of rights and obligations by a contractor;
(xi) procedures for transfer of technology to developing States in accordance with article 144 and for their direct participation;
(xii) mining standards and practices, including those relating to operational safety, conservation of the resources and the protection of the marine environment;
(xiii) definition of commercial production; (xiv) qualification standards for applicants;
(c) financial matters:
(i) establishment of uniform and non-discriminatory costing and accounting rules and the method of selection of auditors;
(ii) apportionment of proceeds of operations;
(iii) the incentives referred to in article 13 of this Annex;
(d) implementation of decisions taken pursuant to article 151, paragraph 10, and article 164, paragraph 2(d).
2. Rules, regulations and procedures on the following items shall fully reflect the objective criteria set out below:
(a) Size of areas:
The Authority shall determine the appropriate size of areas for exploration which may be up to twice as large as those for exploitation in order to permit intensive exploration operations. The size of area shall be calculated to satisfy the requirements of article 8 of this Annex on reservation of areas as well as stated production requirements consistent with article 151 in accordance with the terms of the contract taking into account the state of the art of technology then available for seabed mining and the relevant physical characteristics of the areas. Areas shall be neither smaller nor larger than are necessary to satisfy this objective.
(b) Duration of operations:
(i) Prospecting shall be without time-limit;
(ii) Exploration should be of sufficient duration to permit a thorough survey of the specific area, the design and construction of mining equipment for the area and the design and construction of small and medium-size processing plants for the purpose of testing mining and processing systems;
(iii) The duration of exploitation should be related to the economic life of the mining project, taking into consideration such factors as the depletion of the ore, the useful life of mining equipment and processing facilities and commercial viability. Exploitation should be of sufficient duration to permit commercial extraction of minerals of the area and should include a reasonable time period for construction of commercial-scale mining and processing systems, during which period commercial production should not be required. The total duration of exploitation, however, should also be short enough to give the Authority an opportunity to amend the terms and conditions of the plan of work at the time it considers renewal in accordance with rules, regulations and procedures which it has adopted subsequent to approving the plan of work.
(c) Performance requirements:
The Authority shall require that during the exploration stage periodic expenditures be made by the operator which are reasonably related to the size of the area covered by the plan of work and the expenditures which would be expected of a bona fide operator who intended to bring the area into commercial production within the time-limits established by the Authority. The required expenditures should not be established at a level which would discourage prospective operators with less costly technology than is prevalently in use. The Authority shall establish a maximum time interval, after the exploration stage is completed and the exploitation stage begins, to achieve commercial production. To determine this interval, the Authority should take into consideration that construction of large-scale mining and processing systems cannot be initiated until after the termination of the exploration stage and the commencement of the exploitation stage. Accordingly, the interval to bring an area into commercial production should take into account the time necessary for this construction after the completion of the exploration stage and reasonable allowance should be made for unavoidable delays in the construction schedule. Once commercial production is achieved, the Authority shall within reasonable limits and taking into consideration all relevant factors require the operator to maintain commercial production throughout the period of the plan of work.
(d) Categories of resources:
In determining the category of resources in respect of which a plan of work may be approved, the Authority shall give emphasis inter alia to the following characteristics:
(i) that certain resources require the use of similar mining methods; and
(ii) that some resources can be developed simultaneously without undue interference between operators developing different resources in the same area.
Nothing in this subparagraph shall preclude the Authority from approving a plan of work with respect to more than one category of resources in the same area to the same applicant. (e) Renunciation of areas:
The operator shall have the right at any time to renounce without penalty the whole or part of his rights in the area covered by a plan of work.
(f) Protection of the marine environment:
Rules, regulations and procedures shall be drawn up in order to secure effective protection of the marine environment from harmful effects directly resulting from activities in the Area or from shipboard processing immediately above a mine site of minerals derived from that mine site, taking into account the extent to which such harmful effects may directly result from drilling, dredging, coring and excavation and from disposal, dumping and discharge into the marine environment of sediment, wastes or other effluents.
(g) Commercial production:
Commercial production shall be deemed to have begun if an operator engages in sustained large-scale recovery operations which yield a quantity of materials sufficient to indicate clearly that the principal purpose is large-scale production rather than production intended for information gathering, analysis or the testing of equipment or plant.
Article 18: Penalties
1. A contractor's rights under the contract may be suspended or terminated only in the following cases:
(a) if, in spite of warnings by the Authority, the contractor has conducted his activities in such a way as to result in serious, persistent and wilful violations of the fundamental terms of the contract, Part XI and the rules, regulations and procedures of the Authority; or
(b) if the contractor has failed to comply with a final binding decision of the dispute settlement body applicable to him.
2. In the case of any violation of the contract not covered by paragraph 1(a), or in lieu of suspension or termination under paragraph 1(a), the Authority may impose upon the contractor monetary penalties proportionate to the seriousness of the violation.
3. Except for emergency orders under article 162, paragraph 2(w), the Authority may not execute a decision involving monetary penalties, suspension or termination until the contractor has been accorded a reasonable opportunity to exhaust the judicial remedies available to him pursuant to Part XI, section 5.
Article 19: Revision of contract
1. When circumstances have arisen or are likely to arise which, in the opinion of either party, would render the contract inequitable or make it impracticable or impossible to achieve the objectives set out in the contract or in Part XI, the parties shall enter into negotiations to revise it accordingly.
2. Any contract entered into in accordance with article 153, paragraph 3, may be revised only with the consent of the parties.
Article 20: Transfer of rights and obligations
The rights and obligations arising under a contract may be transferred only with the consent of the Authority, and in accordance with its rules, regulations and procedures. The Authority shall not unreasonably withhold consent to the transfer if the proposed transferee is in all respects a qualified applicant and assumes all of the obligations of the transferor and if the transfer does not confer to the transferee a plan of work, the approval of which would be forbidden by article 6, paragraph 3(c), of this Annex.
Article 21: Applicable law
1. The contract shall be governed by the terms of the contract, the rules, regulations and procedures of the Authority, Part XI and other rules of international law not incompatible with this Convention.
2. Any final decision rendered by a court or tribunal having jurisdiction under this Convention relating to the rights and obligations of the Authority and of the contractor shall be enforceable in the territory of each State Party.
3. No State Party may impose conditions on a contractor that are inconsistent with Part XI. However, the application by a State Party to contractors sponsored by it, or to ships flying its flag, of environmental or other laws and regulations more stringent than those in the rules, regulations and procedures of the Authority adopted pursuant to article 17, paragraph 2(f), of this Annex shall not be deemed inconsistent with Part XI.
Article 22: Responsibility
The contractor shall have responsibility or liability for any damage arising out of wrongful acts in the conduct of its operations, account being taken of contributory acts or omissions by the Authority. Similarly, the Authority shall have responsibility or liability for any damage arising out of wrongful acts in the exercise of its powers and functions, including violations under article 168, paragraph 2, account being taken of contributory acts or omissions by the contractor. Liability in every case shall be for the actual amount of damage.
Article 1: Purposes
1. The Enterprise is the organ of the Authority which shall carry out activities in the Area directly, pursuant to article 153, paragraph 2 (a), as well as the transporting, processing and marketing of minerals recovered from the Area.
2. In carrying out its purposes and in the exercise of its functions, the Enterprise shall act in accordance with this Convention and the rules, regulations and procedures of the Authority.
3. In developing the resources of the Area pursuant to paragraph 1, the Enterprise shall, subject to this Convention, operate in accordance with sound commercial principles.
Article 2: Relationship to the Authority
1. Pursuant to article 170, the Enterprise shall act in accordance with the general policies of the Assembly and the directives of the Council.
2. Subject to paragraph l, the Enterprise shall enjoy autonomy in the conduct of its operations.
3. Nothing in this Convention shall make the Enterprise liable for the acts or obligations of the Authority, or make the Authority liable for the acts or obligations of the Enterprise.
Article 3: Limitation of liability
Without prejudice to article 11, paragraph 3, of this Annex, no member of the Authority shall be liable by reason only of its membership for the acts or obligations of the Enterprise.
Article 4: Structure
The Enterprise shall have a Governing Board, a Director-General and the staff necessary for the exercise of its functions.
Article 5: Governing Board
1. The Governing Board shall be composed of 15 members elected by the Assembly in accordance with article 160, paragraph 2(c). In the election of the members of the Board, due regard shall be paid to the principle of equitable geographical distribution. In submitting nominations of candidates for election to the Board, members of the Authority shall bear in mind the need to nominate candidates of the highest standard of competence, with qualifications in relevant fields, so as to ensure the viability and success of the Enterprise.
2. Members of the Board shall be elected for four years and may be re-elected; and due regard shall be paid to the principle of rotation of membership.
3. Members of the Board shall continue in office until their successors are elected. If the office of a member of the Board becomes vacant, the Assembly shall, in accordance with article 160, paragraph 2(c), elect a new member for the remainder of his predecessor's term.
4. Members of the Board shall act in their personal capacity. In the performance of their duties they shall not seek or receive instructions from any government or from any other source. Each member of the Authority shall respect the independent character of the members of the Board and shall refrain from all attempts to influence any of them in the discharge of their duties.
5. Each member of the Board shall receive remuneration to be paid out of the funds of the Enterprise. The amount of remuneration shall be fixed by the Assembly, upon the recommendation of the Council.
6. The Board shall normally function at the principal office of the Enterprise and shall meet as often as the business of the Enterprise may require.
7. Two thirds of the members of the Board shall constitute a quorum.
8. Each member of the Board shall have one vote. All matters before the Board shall be decided by a majority of its members. If a member has a conflict of interest on a matter before the Board he shall refrain from voting on that matter.
9. Any member of the Authority may ask the Board for information in respect of its operations which particularly affect that member. The Board shall endeavour to provide such information.
Article 6: Powers and functions of the Governing Board
The Governing Board shall direct the operations of the Enterprise. Subject to this Convention, the Governing Board shall exercise the powers necessary to fulfil the purposes of the Enterprise, including powers:
(a) to elect a Chairman from among its members; (b) to adopt its rules of procedure;
(c) to draw up and submit formal written plans of work to the Council in accordance with article 153, paragraph 3, and article 162, paragraph 2(j);
(d) to develop plans of work and programmes for carrying out the activities specified in article 170;
(e) to prepare and submit to the Council applications for production authorizations in accordance with article 151, paragraphs 2 to 7;
(f) to authorize negotiations concerning the acquisition of technology, including those provided for in Annex III, article 5, paragraph 3(a), (c) and (d), and to approve the results of those negotiations;
(g) to establish terms and conditions, and to authorize negotiations, concerning joint ventures and other forms of joint arrangements referred to in Annex III, articles 9 and 11, and to approve the results of such negotiations;
(h) to recommend to the Assembly what portion of the net income of the Enterprise should be retained as its reserves in accordance with article 160, paragraph 2(f), and article 10 of this Annex; (i) to approve the annual budget of the Enterprise;
(j) to authorize the procurement of goods and services in accordance with article 12, paragraph 3, of this Annex;
(k) to submit an annual report to the Council in accordance with article 9 of this Annex;
(l) to submit to the Council for the approval of the Assembly draft rules in respect of the organization, management, appointment and dismissal of the staff of the Enterprise and to adopt regulations to give effect to such rules;
(m) to borrow funds and to furnish such collateral or other security as it may determine in accordance with article 11, paragraph 2, of this Annex;
(n) to enter into any legal proceedings, agreements and transactions and to take any other actions in accordance with article 13 of this Annex;
(o) to delegate, subject to the approval of the Council, any non-discretionary powers to the Director-General and to its committees.
Article 7: Director-General and staff of the Enterprise
1. The Assembly shall, upon the recommendation of the Council and the nomination of the Governing Board, elect the Director-General of the Enterprise who shall not be a member of the Board. The Director-General shall hold office for a fixed term, not exceeding five years, and may be re-elected for further terms.
2. The Director-General shall be the legal representative and chief executive of the Enterprise and shall be directly responsible to the Board for the conduct of the operations of the Enterprise. He shall be responsible for the organization, management, appointment and dismissal of the staff of the Enterprise in accordance with the rules and regulations referred to in article 6, subparagraph (l), of this Annex. He shall participate, without the right to vote, in the meetings of the Board and may participate, without the right to vote, in the meetings of the Assembly and the Council when these organs are dealing with matters concerning the Enterprise.
3. The paramount consideration in the recruitment and employment of the staff and in the determination of their conditions of service shall be the necessity of securing the highest standards of efficiency and of technical competence. Subject to this consideration, due regard shall be paid to the importance of recruiting the staff on an equitable geographical basis.
4. In the performance of their duties the Director-General and the staff shall not seek or receive instructions from any government or from any other source external to the Enterprise. They shall refrain from any action which might reflect on their position as international officials of the Enterprise responsible only to the Enterprise. Each State Party undertakes to respect the exclusively international character of the responsibilities of the Director-General and the staff and not to seek to influence them in the discharge of their responsibilities.
5. The responsibilities set forth in article 168, paragraph 2, are equally applicable to the staff of the Enterprise.
Article 8: Location
The Enterprise shall have its principal office at the seat of the Authority. The Enterprise may establish other offices and facilities in the territory of any State Party with the consent of that State Party.
Article 9: Reports and financial statements
1. The Enterprise shall, not later than three months after the end of each financial year, submit to the Council for its consideration an annual report containing an audited statement of its accounts and shall transmit to the Council at appropriate intervals a summary statement of its financial position and a profit and loss statement showing the results of its operations.
2. The Enterprise shall publish its annual report and such other reports as it finds appropriate.
3. All reports and financial statements referred to in this article shall be distributed to the members of the Authority.
Article 10: Allocation of net income
1. Subject to paragraph 3, the Enterprise shall make payments to the Authority under Annex III, article 13, or their equivalent.
2. The Assembly shall, upon the recommendation of the Governing Board, determine what portion of the net income of the Enterprise shall be retained as reserves of the Enterprise. The remainder shall be transferred to the Authority.
3. During an initial period required for the Enterprise to become self-supporting, which shall not exceed 10 years from the commencement of commercial production by it, the Assembly shall exempt the Enterprise from the payments referred to in paragraph 1, and shall leave all of the net income of the Enterprise in its reserves.
Article 11: Finances
1. The funds of the Enterprise shall include:
(a) amounts received from the Authority in accordance with article 173, paragraph 2(b);
(b) voluntary contributions made by States Parties for the purpose of financing activities of the Enterprise;
(c) amounts borrowed by the Enterprise in accordance with paragraphs 2 and 3;
(d) income of the Enterprise from its operations;
(e) other funds made available to the Enterprise to enable it to commence operations as soon as possible and to carry out its functions.
2. (a) The Enterprise shall have the power to borrow funds and to furnish such collateral or other security as it may determine.
Before making a public sale of its obligations in the financial markets or currency of a State Party, the Enterprise shall obtain the approval of that State Party. The total amount of borrowings shall be approved by the Council upon the recommendation of the Governing Board.
(b) States Parties shall make every reasonable effort to support applications by the Enterprise for loans on capital markets and from international financial institutions.
3. (a) The Enterprise shall be provided with the funds necessary to explore and exploit one mine site, and to transport, process and market the minerals recovered therefrom and the nickel, copper, cobalt and manganese obtained, and to meet its initial administrative expenses. The amount of the said funds, and the criteria and factors for its adjustment, shall be included by the Preparatory Commission in the draft rules, regulations and procedures of the Authority.
(b) All States Parties shall make available to the Enterprise an amount equivalent to one half of the funds referred to in subparagraph (a) by way of long-term interest-free loans in accordance with the scale of assessments for the United Nations regular budget in force at the time when the assessments are made, adjusted to take into account the States which are not members of the United Nations. Debts incurred by the Enterprise in raising the other half of the funds shall be guaranteed by all States Parties in accordance with the same scale.
(c) If the sum of the financial contributions of States Parties is less than the funds to be provided to the Enterprise under subparagraph (a), the Assembly shall, at its first session, consider the extent of the shortfall and adopt by consensus measures for dealing with this shortfall, taking into account the obligation of States Parties under subparagraphs (a) and (b) and any recommendations of the Preparatory Commission.
(d) (i) Each State Party shall, within 60 days after the entry into force of this Convention, or within 30 days after the deposit of its instrument of ratification or accession, whichever is later, deposit with the Enterprise irrevocable, non-negotiable, non-interest-bearing promissory notes in the amount of the share of such State Party of interest-free loans pursuant to subparagraph (b).
(ii) The Board shall prepare, at the earliest practicable date after this Convention enters into force, and thereafter at annual or other appropriate intervals, a schedule of the magnitude and timing of its requirements for the funding of its administrative expenses and for activities carried out by the Enterprise in accordance with article 170 and article 12 of this Annex.
(iii) The States Parties shall, thereupon, be notified by the Enterprise, through the Authority, of their respective shares of the funds in accordance with subparagraph (b), required for such expenses. The Enterprise shall encash such amounts of the promissory notes as may be required to meet the expenditure referred to in the schedule with respect to interest-free loans.
(iv) States Parties shall, upon receipt of the notification, make available their respective shares of debt guarantees for the Enterprise in accordance with subparagraph (b).
(e) (i) If the Enterprise so requests, State Parties may provide debt guarantees in addition to those provided in accordance with the scale referred to in subparagraph (b).
(ii) In lieu of debt guarantees, a State Party may make a voluntary contribution to the Enterprise in an amount equivalent to that portion of the debts which it would otherwise be liable to guarantee.
(f) Repayment of the interest-bearing loans shall have priority over the repayment of the interest-free loans. Repayment of interest-free loans shall be in accordance with a schedule adopted by the Assembly, upon the recommendation of the Council and the advice of the Board. In the exercise of this function the Board shall be guided by the relevant provisions of the rules, regulations and procedures of the Authority, which shall take into account the paramount importance of ensuring the effective functioning of the Enterprise and, in particular, ensuring its financial independence.
(g) Funds made available to the Enterprise shall be in freely usable currencies or currencies which are freely available and effectively usable in the major foreign exchange markets.
These currencies shall be defined in the rules, regulations and procedures of the Authority in accordance with prevailing international monetary practice. Except as provided in paragraph 2, no State Party shall maintain or impose restrictions on the holding, use or exchange by the Enterprise of these funds.
(h) "Debt guarantee" means a promise of a State Party to creditors of the Enterprise to pay, pro rata in accordance with the appropriate scale, the financial obligations of the Enterprise covered by the guarantee following notice by the creditors to the State Party of a default by the Enterprise. Procedures for the payment of those obligations shall be in conformity with the rules, regulations and procedures of the Authority.
4. The funds, assets and expenses of the Enterprise shall be kept separate from those of the Authority. This article shall not prevent the Enterprise from making arrangements with the Authority regarding facilities, personnel and services and arrangements for reimbursement of administrative expenses paid by either on behalf of the other.
5. The records, books and accounts of the Enterprise, including its annual financial statements, shall be audited annually by an independent auditor appointed by the Council.
Article 12: Operations
1. The Enterprise shall propose to the Council projects for carrying out activities in accordance with article 170. Such proposals shall include a formal written plan of work for activities in the Area in accordance with article 153, paragraph 3, and all such other information and data as may be required from time to time for its appraisal by the Legal and Technical Commission and approval by the Council.
2. Upon approval by the Council, the Enterprise shall execute the project on the basis of the formal written plan of work referred to in paragraph 1.
3. (a) If the Enterprise does not possess the goods and services required for its operations it may procure them. For that purpose, it shall issue invitations to tender and award contracts to bidders offering the best combination of quality, price and delivery time.
(b) If there is more than one bid offering such a combination, the contract shall be awarded in accordance with:
(i) the principle of non-discrimination on the basis of political or other considerations not relevant to the carrying out of operations with due diligence and efficiency; and
(ii) guidelines approved by the Council with regard to the preferences to be accorded to goods and services originating in developing States, including the land-locked and geographically disadvantaged among them.
(c) The Governing Board may adopt rules determining the special circumstances in which the requirement of invitations to bid may, in the best interests of the Enterprise, be dispensed with.
4. The Enterprise shall have title to all minerals and processed substances produced by it.
5. The Enterprise shall sell its products on a non-discriminatory basis.
It shall not give non-commercial discounts.
6. Without prejudice to any general or special power conferred on the Enterprise under any other provision of this Convention, the Enterprise shall exercise such powers incidental to its business as shall be necessary.
7. The Enterprise shall not interfere in the political affairs of any State Party; nor shall it be influenced in its decisions by the political character of the State Party concerned. Only commercial considerations shall be relevant to its decisions, and these considerations shall be weighed impartially in order to carry out the purposes specified in article 1 of this Annex.
Article 13: Legal status, privileges and immunities
1. To enable the Enterprise to exercise its functions, the status, privileges and immunities set forth in this article shall be accorded to the Enterprise in the territories of States Parties. To give effect to this principle the Enterprise and States Parties may, where necessary, enter into special agreements.
2. The Enterprise shall have such legal capacity as is necessary for the exercise of its functions and the fulfilment of its purposes and, in particular, the capacity:
(a) to enter into contracts, joint arrangements or other arrangements, including agreements with States and international organizations;
(b) to acquire, lease, hold and dispose of immovable and movable property;
(c) to be a party to legal proceedings.
3. (a) Actions may be brought against the Enterprise only in a court of competent jurisdiction in the territory of a State Party in which the Enterprise:
(i) has an office or facility;
(ii) has appointed an agent for the purpose of accepting service or notice of process;
(iii) has entered into a contract for goods or services; (iv) has issued securities; or
(v) is otherwise engaged in commercial activity.
(b) The property and assets of the Enterprise, wherever located and by whomsoever held, shall be immune from all forms of seizure, attachment or execution before the delivery of final judgment against the Enterprise.
4. (a) The property and assets of the Enterprise, wherever located and by whomsoever held, shall be immune from requisition, confiscation, expropriation or any other form of seizure by executive or legislative action.
(b) The property and assets of the Enterprise, wherever located and by whomsoever held, shall be free from discriminatory restrictions, regulations, controls and moratoria of any nature. (c) The Enterprise and its employees shall respect local laws and regulations in any State or territory in which the Enterprise or its employees may do business or otherwise act.
(d) States Parties shall ensure that the Enterprise enjoys all rights, privileges and immunities accorded by them to entities conducting commercial activities in their territories. These rights, privileges and immunities shall be accorded to the Enterprise on no less favourable a basis than that on which they are accorded to entities engaged in similar commercial activities. If special privileges are provided by States Parties for developing States or their commercial entities, the Enterprise shall enjoy those privileges on a similarly preferential basis.
(e) States Parties may provide special incentives, rights, privileges and immunities to the Enterprise without the obligation to provide such incentives, rights, privileges and immunities to other commercial entities.
5. The Enterprise shall negotiate with the host countries in which its offices and facilities are located for exemption from direct and indirect taxation.
6. Each State Party shall take such action as is necessary for giving effect in terms of its own law to the principles set forth in this Annex and shall inform the Enterprise of the specific action which it has taken.
7. The Enterprise may waive any of the privileges and immunities conferred under this article or in the special agreements referred to in paragraph 1 to such extent and upon such conditions as it may determine.
SECTION 1. CONCILIATION PROCEDURE PURSUANT TO SECTION 1 OF PART XV
Article 1: Institution of proceedings
If the parties to a dispute have agreed, in accordance with article 284, to submit it to conciliation under this section, any such party may institute the proceedings by written notification addressed to the other party or parties to the dispute.
Article 2: List of conciliators
A list of conciliators shall be drawn up and maintained by the Secretary-General of the United Nations. Every State Party shall be entitled to nominate four conciliators, each of whom shall be a person enjoying the highest reputation for fairness, competence and integrity. The names of the persons so nominated shall constitute the list. If at any time the conciliators nominated by a State Party in the list so constituted shall be fewer than four, that State Party shall be entitled to make further nominations as necessary.
The name of a conciliator shall remain on the list until withdrawn by the State Party which made the nomination, provided that such conciliator shall continue to serve on any conciliation commission to which that conciliator has been appointed until the completion of the proceedings before that commission.
Article 3: Constitution of conciliation commission
The conciliation commission shall, unless the parties otherwise agree, be constituted as follows:
(a) Subject to subparagraph (g), the conciliation commission shall consist of five members.
(b) The party instituting the proceedings shall appoint two conciliators to be chosen preferably from the list referred to in article 2 of this Annex, one of whom may be its national, unless the parties otherwise agree. Such appointments shall be included in the notification referred to in article 1 of this Annex.
(c) The other party to the dispute shall appoint two conciliators in the manner set forth in subparagraph (b) within 21 days of receipt of the notification referred to in article 1 of this Annex. If the appointments are not made within that period, the party instituting the proceedings may, within one week of the expiration of that period, either terminate the proceedings by notification addressed to the other party or request the Secretary-General of the United Nations to make the appointments in accordance with subparagraph (e).
(d) Within 30 days after all four conciliators have been appointed, they shall appoint a fifth conciliator chosen from the list referred to in article 2 of this Annex, who shall be chairman. If the appointment is not made within that period, either party may, within one week of the expiration of that period, request the Secretary-General of the United Nations to make the appointment in accordance with subparagraph (e).
(e) Within 30 days of the receipt of a request under subparagraph (c) or (d), the Secretary-General of the United Nations shall make the necessary appointments from the list referred to in article 2 of this Annex in consultation with the parties to the dispute.
(f) Any vacancy shall be filled in the manner prescribed for the initial appointment.
(g) Two or more parties which determine by agreement that they are in the same interest shall appoint two conciliators jointly. Where two or more parties have separate interests or there is a disagreement as to whether they are of the same interest, they shall appoint conciliators separately.
(h) In disputes involving more than two parties having separate interests, or where there is disagreement as to whether they are of the same interest, the parties shall apply subparagraphs (a) to (f) in so far as possible.
Article 4: Procedure
The conciliation commission shall, unless the parties otherwise agree, determine its own procedure. The commission may, with the consent of the parties to the dispute, invite any State Party to submit to it its views orally or in writing. Decisions of the commission regarding procedural matters, the report and recommendations shall be made by a majority vote of its members.
Article 5: Amicable settlement
The commission may draw the attention of the parties to any measures which might facilitate an amicable settlement of the dispute.
Article 6: Functions of the commission
The commission shall hear the parties, examine their claims and objections, and make proposals to the parties with a view to reaching an amicable settlement.
Article 7: Report
1. The commission shall report within 12 months of its constitution. Its report shall record any agreements reached and, failing agreement, its conclusions on all questions of fact or law relevant to the matter in dispute and such recommendations as the commission may deem appropriate for an amicable settlement. The report shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations and shall immediately be transmitted by him to the parties to the dispute.
2. The report of the commission, including its conclusions or recommendations, shall not be binding upon the parties.
Article 8: Termination
The conciliation proceedings are terminated when a settlement has been reached, when the parties have accepted or one party has rejected the recommendations of the report by written notification addressed to the Secretary-General of the United Nations, or when a period of three months has expired from the date of transmission of the report to the parties.
Article 9: Fees and expenses
The fees and expenses of the commission shall be borne by the parties to the dispute.
Article 10: Right of parties to modify procedure
The parties to the dispute may by agreement applicable solely to that dispute modify any provision of this Annex.
SECTION 2. COMPULSORY SUBMISSION TO CONCILIATION PROCEDURE PURSUANT TO SECTION 3 OF PART XV
Article 11: Institution of proceedings
1. Any party to a dispute which, in accordance with Part XV, section 3, may be submitted to conciliation under this section, may institute the proceedings by written notification addressed to the other party or parties to the dispute.
2. Any party to the dispute, notified under paragraph 1, shall be obliged to submit to such proceedings.
Article 12: Failure to reply or to submit to conciliation
The failure of a party or parties to the dispute to reply to notification of institution of proceedings or to submit to such proceedings shall not constitute a bar to the proceedings.
Article 13: Competence
A disagreement as to whether a conciliation commission acting under this section has competence shall be decided by the commission.
Article 14: Application of section 1
Articles 2 to 10 of section l of this Annex apply subject to this section.
STATUTE OF THE INTERNATIONAL TRIBUNAL FOR THE LAW OF THE SEA
Article 1: General provisions
1. The International Tribunal for the Law of the Sea is constituted and shall function in accordance with the provisions of this Convention and this Statute.
2. The seat of the Tribunal shall be in the Free and Hanseatic City of Hamburg in the Federal Republic of Germany.
3. The Tribunal may sit and exercise its functions elsewhere whenever it considers this desirable.
4. A reference of a dispute to the Tribunal shall be governed by the provisions of Parts XI and XV.
SECTION 1. ORGANIZATION OF THE TRIBUNAL
Article 2: Composition
1. The Tribunal shall be composed of a body of 21 independent members, elected from among persons enjoying the highest reputation for fairness and integrity and of recognized competence in the field of the law of the sea.
2. In the Tribunal as a whole the representation of the principal legal systems of the world and equitable geographical distribution shall be assured.
Article 3 Membership
1. No two members of the Tribunal may be nationals of the same State. A person who for the purposes of membership in the Tribunal could be regarded as a national of more than one State shall be deemed to be a national of the one in which he ordinarily exercises civil and political rights.
2. There shall be no fewer than three members from each geographical group as established by the General Assembly of the United Nations.
Article 4: Nominations and elections
1. Each State Party may nominate not more than two persons having the qualifications prescribed in article 2 of this Annex. The members of the Tribunal shall be elected from the list of persons thus nominated.
2. At least three months before the date of the election, the Secretary-General of the United Nations in the case of the first election and the Registrar of the Tribunal in the case of subsequent elections shall address a written invitation to the States Parties to submit their nominations for members of the Tribunal within two months. He shall prepare a list in alphabetical order of all the persons thus nominated, with an indication of the States Parties which have nominated them, and shall submit it to the States Parties before the seventh day of the last month before the date of each election.
3. The first election shall be held within six months of the date of entry into force of this Convention.
4. The members of the Tribunal shall be elected by secret ballot. Elections shall be held at a meeting of the States Parties convened by the Secretary-General of the United Nations in the case of the first election and by a procedure agreed to by the States Parties in the case of subsequent elections. Two thirds of the States Parties shall constitute a quorum at that meeting. The persons elected to the Tribunal shall be those nominees who obtain the largest number of votes and a two-thirds majority of the States Parties present and voting, provided that such majority includes a majority of the States Parties.
Article 5: Term of office
1. The members of the Tribunal shall be elected for nine years and may be re-elected; provided, however, that of the members elected at the first election, the terms of seven members shall expire at the end of three years and the terms of seven more members shall expire at the end of six years.
2. The members of the Tribunal whose terms are to expire at the end of the above-mentioned initial periods of three and six years shall be chosen by lot to be drawn by the Secretary-General of the United Nations immediately after the first election.
3. The members of the Tribunal shall continue to discharge their duties until their places have been filled. Though replaced, they shall finish any proceedings which they may have begun before the date of their replacement.
4. In the case of the resignation of a member of the Tribunal, the letter of resignation shall be addressed to the President of the Tribunal. The place becomes vacant on the receipt of that letter.
Article 6: Vacancies
1. Vacancies shall be filled by the same method as that laid down for the first election, subject to the following provision: the Registrar shall, within one month of the occurrence of the vacancy, proceed to issue the invitations provided for in article 4 of this Annex, and the date of the election shall be fixed by the President of the Tribunal after consultation with the States Parties.
2. A member of the Tribunal elected to replace a member whose term of office has not expired shall hold office for the remainder of his predecessor's term.
Article 7: Incompatible activities
1. No member of the Tribunal may exercise any political or administrative function, or associate actively with or be financially interested in any of the operations of any enterprise concerned with the exploration for or exploitation of the resources of the sea or the seabed or other commercial use of the sea or the seabed.
2. No member of the Tribunal may act as agent, counsel or advocate in any case.
3. Any doubt on these points shall be resolved by decision of the majority of the other members of the Tribunal present.
Article 8: Conditions relating to participation of members in a particular case
1. No member of the Tribunal may participate in the decision of any case in which he has previously taken part as agent, counsel or advocate for one of the parties, or as a member of a national or international court or tribunal, or in any other capacity.
2. If, for some special reason, a member of the Tribunal considers that he should not take part in the decision of a particular case, he shall so inform the President of the Tribunal.
3. If the President considers that for some special reason one of the members of the Tribunal should not sit in a particular case, he shall give him notice accordingly.
4. Any doubt on these points shall be resolved by decision of the majority of the other members of the Tribunal present.
Article 9: Consequence of ceasing to fulfil required conditions
If, in the unanimous opinion of the other members of the Tribunal, a member has ceased to fulfil the required conditions, the President of the Tribunal shall declare the seat vacant.
Article 10: Privileges and immunities
The members of the Tribunal, when engaged on the business of the Tribunal, shall enjoy diplomatic privileges and immunities.
Article 11: Solemn declaration by members
Every member of the Tribunal shall, before taking up his duties, make a solemn declaration in open session that he will exercise his powers impartially and conscientiously.
Article 12: President, Vice-President and Registrar
1. The Tribunal shall elect its President and Vice-President for three years; they may be re-elected.
2. The Tribunal shall appoint its Registrar and may provide for the appointment of such other officers as may be necessary.
3. The President and the Registrar shall reside at the seat of the Tribunal.
Article 13: Quorum
1. All available members of the Tribunal shall sit; a quorum of 11 elected members shall be required to constitute the Tribunal.
2. Subject to article 17 of this Annex, the Tribunal shall determine which members are available to constitute the Tribunal for the consideration of a particular dispute, having regard to the effective functioning of the chambers as provided for in articles 14 and 15 of this Annex.
3. All disputes and applications submitted to the Tribunal shall be heard and determined by the Tribunal, unless article 14 of this Annex applies, or the parties request that it shall be dealt with in accordance with article 15 of this Annex.
Article 14: Seabed Disputes Chamber
A Seabed Disputes Chamber shall be established in accordance with the provisions of section 4 of this Annex. Its jurisdiction, powers and functions shall be as provided for in Part XI, section 5.
Article 15: Special chambers
1. The Tribunal may form such chambers, composed of three or more of its elected members, as it considers necessary for dealing with particular categories of disputes.
2. The Tribunal shall form a chamber for dealing with a particular dispute submitted to it if the parties so request. The composition of such a chamber shall be determined by the Tribunal with the approval of the parties.
3. With a view to the speedy dispatch of business, the Tribunal shall form annually a chamber composed of five of its elected members which may hear and determine disputes by summary procedure. Two alternative members shall be selected for the purpose of replacing members who are unable to participate in a particular proceeding.
4. Disputes shall be heard and determined by the chambers provided for in this article if the parties so request.
5. A judgment given by any of the chambers provided for in this article and in article 14 of this Annex shall be considered as rendered by the Tribunal.
Article 16: Rules of the Tribunal
The Tribunal shall frame rules for carrying out its functions. In particular it shall lay down rules of procedure.
Article 17: Nationality of members
1. Members of the Tribunal of the nationality of any of the parties to a dispute shall retain their right to participate as members of the Tribunal.
2. If the Tribunal, when hearing a dispute, includes upon the bench a member of the nationality of one of the parties, any other party may choose a person to participate as a member of the Tribunal.
3. If the Tribunal, when hearing a dispute, does not include upon the bench a member of the nationality of the parties, each of those parties may choose a person to participate as a member of the Tribunal.
4. This article applies to the chambers referred to in articles 14 and 15 of this Annex. In such cases, the President, in consultation with the parties, shall request specified members of the Tribunal forming the chamber, as many as necessary, to give place to the members of the Tribunal of the nationality of the parties concerned, and, failing such, or if they are unable to be present, to the members specially chosen by the parties.
5. Should there be several parties in the same interest, they shall, for the purpose of the preceding provisions, be considered as one party only.
Any doubt on this point shall be settled by the decision of the Tribunal.
6. Members chosen in accordance with paragraphs 2, 3 and 4 shall fulfil the conditions required by articles 2, 8 and 11 of this Annex. They shall participate in the decision on terms of complete equality with their colleagues.
Article 18: Remuneration of members
1. Each elected member of the Tribunal shall receive an annual allowance and, for each day on which he exercises his functions, a special allowance, provided that in any year the total sum payable to any member as special allowance shall not exceed the amount of the annual allowance.
2. The President shall receive a special annual allowance.
3. The Vice-President shall receive a special allowance for each day on which he acts as President.
4. The members chosen under article 17 of this Annex, other than elected members of the Tribunal, shall receive compensation for each day on which they exercise their functions.
5. The salaries, allowances and compensation shall be determined from time to time at meetings of the States Parties, taking into account the workload of the Tribunal. They may not be decreased during the term of office.
6. The salary of the Registrar shall be determined at meetings of the States Parties, on the proposal of the Tribunal.
7. Regulations adopted at meetings of the States Parties shall determine the conditions under which retirement pensions may be given to members of the Tribunal and to the Registrar, and the conditions under which members of the Tribunal and Registrar shall have their travelling expenses refunded.
8. The salaries, allowances, and compensation shall be free of all taxation.
Article 19: Expenses of the Tribunal
1. The expenses of the Tribunal shall be borne by the States Parties and by the Authority on such terms and in such a manner as shall be decided at meetings of the States Parties.
2. When an entity other than a State Party or the Authority is a party to a case submitted to it, the Tribunal shall fix the amount which that party is to contribute towards the expenses of the Tribunal.
SECTION 2. COMPETENCE
Article 20: Access to the Tribunal
1. The Tribunal shall be open to States Parties.
2. The Tribunal shall be open to entities other than States Parties in any case expressly provided for in Part XI or in any case submitted pursuant to any other agreement conferring jurisdiction on the Tribunal which is accepted by all the parties to that case.
Article 21: Jurisdiction
The jurisdiction of the Tribunal comprises all disputes and all applications submitted to it in accordance with this Convention and all matters specifically provided for in any other agreement which confers jurisdiction on the Tribunal.
Article 22: Reference of disputes subject to other agreements
If all the parties to a treaty or convention already in force and concerning the subject-matter covered by this Convention so agree, any disputes concerning the interpretation or application of such treaty or convention may, in accordance with such agreement, be submitted to the Tribunal.
Article 23: Applicable law
The Tribunal shall decide all disputes and applications in accordance with article 293.
SECTION 3. PROCEDURE
Article 24: Institution of proceedings
1. Disputes are submitted to the Tribunal, as the case may be, either by notification of a special agreement or by written application, addressed to the Registrar. In either case, the subject of the dispute and the parties shall be indicated.
2. The Registrar shall forthwith notify the special agreement or the application to all concerned.
3. The Registrar shall also notify all States Parties.
Article 25: Provisional measures
1. In accordance with article 290, the Tribunal and its Seabed Disputes Chamber shall have the power to prescribe provisional measures.
2. If the Tribunal is not in session or a sufficient number of members is not available to constitute a quorum, the provisional measures shall be prescribed by the chamber of summary procedure formed under article 15, paragraph 3, of this Annex. Notwithstanding article 15, paragraph 4, of this Annex, such provisional measures may be adopted at the request of any party to the dispute. They shall be subject to review and revision by the Tribunal.
Article 26: Hearing
1. The hearing shall be under the control of the President or, if he is unable to preside, of the Vice-President. If neither is able to preside, the senior judge present of the Tribunal shall preside.
2. The hearing shall be public, unless the Tribunal decides otherwise or unless the parties demand that the public be not admitted.
Article 27: Conduct of case
The Tribunal shall make orders for the conduct of the case, decide the form and time in which each party must conclude its arguments, and make all arrangements connected with the taking of evidence.
Article 28: Default
When one of the parties does not appear before the Tribunal or fails to defend its case, the other party may request the Tribunal to continue the proceedings and make its decision. Absence of a party or failure of a party to defend its case shall not constitute a bar to the proceedings. Before making its decision, the Tribunal must satisfy itself not only that it has jurisdiction over the dispute, but also that the claim is well founded in fact and law.
Article 29: Majority for decision
1. All questions shall be decided by a majority of the members of the Tribunal who are present.
2. In the event of an equality of votes, the President or the member of the Tribunal who acts in his place shall have a casting vote.
Article 30: Judgment
1. The judgment shall state the reasons on which it is based.
2. It shall contain the names of the members of the Tribunal who have taken part in the decision.
3. If the judgment does not represent in whole or in part the unanimous opinion of the members of the Tribunal, any member shall be entitled to deliver a separate opinion.
4. The judgment shall be signed by the President and by the Registrar.
It shall be read in open court, due notice having been given to the parties to the dispute.
Article 3l: Request to intervene
1. Should a State Party consider that it has an interest of a legal nature which may be affected by the decision in any dispute, it may submit a request to the Tribunal to be permitted to intervene.
2. It shall be for the Tribunal to decide upon this request.
3. If a request to intervene is granted, the decision of the Tribunal in respect of the dispute shall be binding upon the intervening State Party in so far as it relates to matters in respect of which that State Party intervened.
Article 32: Right to intervene in cases of interpretation or application
1. Whenever the interpretation or application of this Convention is in question, the Registrar shall notify all States Parties forthwith.
2. Whenever pursuant to article 21 or 22 of this Annex the interpretation or application of an international agreement is in question, the Registrar shall notify all the parties to the agreement.
3. Every party referred to in paragraphs 1 and 2 has the right to intervene in the proceedings; if it uses this right, the interpretation given by the judgment will be equally binding upon it.
Article 33: Finality and binding force of decisions
1. The decision of the Tribunal is final and shall be complied with by all the parties to the dispute.
2. The decision shall have no binding force except between the parties in respect of that particular dispute.
3. In the event of dispute as to the meaning or scope of the decision, the Tribunal shall construe it upon the request of any party.
Article 34: Costs
Unless otherwise decided by the Tribunal, each party shall bear its own costs.
SECTION 4. SEABED DISPUTES CHAMBER
Article 35: Composition
1. The Seabed Disputes Chamber referred to in article 14 of this Annex shall be composed of 11 members, selected by a majority of the elected members of the Tribunal from among them.
2. In the selection of the members of the Chamber, the representation of the principal legal systems of the world and equitable geographical distribution shall be assured. The Assembly of the Authority may adopt recommendations of a general nature relating to such representation and distribution.
3. The members of the Chamber shall be selected every three years and may be selected for a second term.
4. The Chamber shall elect its President from among its members, who shall serve for the term for which the Chamber has been selected.
5. If any proceedings are still pending at the end of any three-year period for which the Chamber has been selected, the Chamber shall complete the proceedings in its original composition.
6. If a vacancy occurs in the Chamber, the Tribunal shall select a successor from among its elected members, who shall hold office for the remainder of his predecessor's term.
7. A quorum of seven of the members selected by the Tribunal shall be required to constitute the Chamber.
Article 36: Ad hoc chambers
1. The Seabed Disputes Chamber shall form an ad hoc chamber, composed of three of its members, for dealing with a particular dispute submitted to it in accordance with article 188, paragraph 1(b). The composition of such a chamber shall be determined by the Seabed Disputes Chamber with the approval of the parties.
2. If the parties do not agree on the composition of an ad hoc chamber, each party to the dispute shall appoint one member, and the third member shall be appointed by them in agreement. If they disagree, or if any party fails to make an appointment, the President of the Seabed Disputes Chamber shall promptly make the appointment or appointments from among its members, after consultation with the parties.
3. Members of the ad hoc chamber must not be in the service of, or nationals of, any of the parties to the dispute.
Article 37: Access
The Chamber shall be open to the States Parties, the Authority and the other entities referred to in Part XI, section 5.
Article 38: Applicable law
In addition to the provisions of article 293, the Chamber shall apply:
(a) the rules, regulations and procedures of the Authority adopted in accordance with this Convention; and
(b) the terms of contracts concerning activities in the Area in matters relating to those contracts.
Article 39: Enforcement of decisions of the Chamber
The decisions of the Chamber shall be enforceable in the territories of the States Parties in the same manner as judgments or orders of the highest court of the State Party in whose territory the enforcement is sought.
Article 40: Applicability of other sections of this Annex
1. The other sections of this Annex which are not incompatible with this section apply to the Chamber.
2. In the exercise of its functions relating to advisory opinions, the Chamber shall be guided by the provisions of this Annex relating to procedure before the Tribunal to the extent to which it recognizes them to be applicable.
SECTION 5. AMENDMENTS
Article 4l: Amendments
1. Amendments to this Annex, other than amendments to section 4, may be adopted only in accordance with article 313 or by consensus at a conference convened in accordance with this Convention.
2. Amendments to section 4 may be adopted only in accordance with article 314.
3. The Tribunal may propose such amendments to this Statute as it may consider necessary, by written communications to the States Parties for their consideration in conformity with paragraphs 1 and 2.
Article 1: Institution of proceedings
Subject to the provisions of Part XV, any party to a dispute may submit the dispute to the arbitral procedure provided for in this Annex by written notification addressed to the other party or parties to the dispute. The notification shall be accompanied by a statement of the claim and the grounds on which it is based.
Article 2: List of arbitrators
l. A list of arbitrators shall be drawn up and maintained by the Secretary-General of the United Nations. Every State Party shall be entitled to nominate four arbitrators, each of whom shall be a person experienced in maritime affairs and enjoying the highest reputation for fairness, competence and integrity. The names of the persons so nominated shall constitute the list.
2. If at any time the arbitrators nominated by a State Party in the list so constituted shall be fewer than four, that State Party shall be entitled to make further nominations as necessary.
3. The name of an arbitrator shall remain on the list until withdrawn by the State Party which made the nomination, provided that such arbitrator shall continue to serve on any arbitral tribunal to which that arbitrator has been appointed until the completion of the proceedings before that arbitral tribunal.
Article 3: Constitution of arbitral tribunal
For the purpose of proceedings under this Annex, the arbitral tribunal shall, unless the parties otherwise agree, be constituted as follows:
(a) Subject to subparagraph (g), the arbitral tribunal shall consist of five members.
(b) The party instituting the proceedings shall appoint one member to be chosen preferably from the list referred to in article 2 of this Annex, who may be its national. The appointment shall be included in the notification referred to in article l of this Annex.
(c) The other party to the dispute shall, within 30 days of receipt of the notification referred to in article l of this Annex, appoint one member to be chosen preferably from the list, who may be its national. If the appointment is not made within that period, the party instituting the proceedings may, within two weeks of the expiration of that period, request that the appointment be made in accordance with subparagraph (e).
(d) The other three members shall be appointed by agreement between the parties. They shall be chosen preferably from the list and shall be nationals of third States unless the parties otherwise agree. The parties to the dispute shall appoint the President of the arbitral tribunal from among those three members. If, within 60 days of receipt of the notification referred to in article l of this Annex, the parties are unable to reach agreement on the appointment of one or more of the members of the tribunal to be appointed by agreement, or on the appointment of the President, the remaining appointment or appointments shall be made in accordance with subparagraph (e), at the request of a party to the dispute. Such request shall be made within two weeks of the expiration of the aforementioned 60-day period.
(e) Unless the parties agree that any appointment under subparagraphs (c) and (d) be made by a person or a third State chosen by the parties, the President of the International Tribunal for the Law of the Sea shall make the necessary appointments. If the President is unable to act under this subparagraph or is a national of one of the parties to the dispute, the appointment shall be made by the next senior member of the International Tribunal for the Law of the Sea who is available and is not a national of one of the parties.
The appointments referred to in this subparagraph shall be made from the list referred to in article 2 of this Annex within a period of 30 days of the receipt of the request and in consultation with the parties. The members so appointed shall be of different nationalities and may not be in the service of, ordinarily resident in the territory of, or nationals of, any of the parties to the dispute.
(f) Any vacancy shall be filled in the manner prescribed for the initial appointment.
(g) Parties in the same interest shall appoint one member of the tribunal jointly by agreement. Where there are several parties having separate interests or where there is disagreement as to whether they are of the same interest, each of them shall appoint one member of the tribunal. The number of members of the tribunal appointed separately by the parties shall always be smaller by one than the number of members of the tribunal to be appointed jointly by the parties.
(h) In disputes involving more than two parties, the provisions of subparagraphs (a) to (f) shall apply to the maximum extent possible.
Article 4: Functions of arbitral tribunal
An arbitral tribunal constituted under article 3 of this Annex shall function in accordance with this Annex and the other provisions of this Convention.
Article 5: Procedure
Unless the parties to the dispute otherwise agree, the arbitral tribunal shall determine its own procedure, assuring to each party a full opportunity to be heard and to present its case.
Article 6: Duties of parties to a dispute
The parties to the dispute shall facilitate the work of the arbitral tribunal and, in particular, in accordance with their law and using all means at their disposal, shall:
(a) provide it with all relevant documents, facilities and information; and
(b) enable it when necessary to call witnesses or experts and receive their evidence and to visit the localities to which the case relates.
Article 7: Expenses
Unless the arbitral tribunal decides otherwise because of the particular circumstances of the case, the expenses of the tribunal, including the remuneration of its members, shall be borne by the parties to the dispute in equal shares.
Article 8: Required majority for decisions
Decisions of the arbitral tribunal shall be taken by a majority vote of its members. The absence or abstention of less than half of the members shall not constitute a bar to the tribunal reaching a decision. In the event of an equality of votes, the President shall have a casting vote.
Article 9: Default of appearance
If one of the parties to the dispute does not appear before the arbitral tribunal or fails to defend its case, the other party may request the tribunal to continue the proceedings and to make its award. Absence of a party or failure of a party to defend its case shall not constitute a bar to the proceedings. Before making its award, the arbitral tribunal must satisfy itself not only that it has jurisdiction over the dispute but also that the claim is well founded in fact and law.
Article 10: Award
The award of the arbitral tribunal shall be confined to the subject-matter of the dispute and state the reasons on which it is based. It shall contain the names of the members who have participated and the date of the award. Any member of the tribunal may attach a separate or dissenting opinion to the award.
Article 11: Finality of award
The award shall be final and without appeal, unless the parties to the dispute have agreed in advance to an appellate procedure. It shall be complied with by the parties to the dispute.
Article 12: Interpretation or implementation of award
1. Any controversy which may arise between the parties to the dispute as regards the interpretation or manner of implementation of the award may be submitted by either party for decision to the arbitral tribunal which made the award. For this purpose, any vacancy in the tribunal shall be filled in the manner provided for in the original appointments of the members of the tribunal.
2. Any such controversy may be submitted to another court or tribunal under article 287 by agreement of all the parties to the dispute.
Article 13: Application to entities other than States Parties
The provisions of this Annex shall apply mutatis mutandis to any dispute involving entities other than States Parties.
Article 1: Institution of proceedings
Subject to Part XV, any party to a dispute concerning the interpretation or application of the articles of this Convention relating to (1) fisheries, (2) protection and preservation of the marine environment, (3) marine scientific research, or (4) navigation, including pollution from vessels and by dumping, may submit the dispute to the special arbitral procedure provided for in this Annex by written notification addressed to the other party or parties to the dispute. The notification shall be accompanied by a statement of the claim and the grounds on which it is based.
Article 2: Lists of experts
1. A list of experts shall be established and maintained in respect of each of the fields of (1) fisheries, (2) protection and preservation of the marine environment, (3) marine scientific research, and (4) navigation, including pollution from vessels and by dumping.
2. The lists of experts shall be drawn up and maintained, in the field of fisheries by the Food and Agriculture Organization of the United Nations, in the field of protection and preservation of the marine environment by the United Nations Environment Programme, in the field of marine scientific research by the Intergovernmental Oceanographic Commission, in the field of navigation, including pollution from vessels and by dumping, by the International Maritime Organization, or in each case by the appropriate subsidiary body concerned to which such organization, programme or commission has delegated this function.
3. Every State Party shall be entitled to nominate two experts in each field whose competence in the legal, scientific or technical aspects of such field is established and generally recognized and who enjoy the highest reputation for fairness and integrity. The names of the persons so nominated in each field shall constitute the appropriate list.
4. If at any time the experts nominated by a State Party in the list so constituted shall be fewer than two, that State Party shall be entitled to make further nominations as necessary.
5. The name of an expert shall remain on the list until withdrawn by the State Party which made the nomination, provided that such expert shall continue to serve on any special arbitral tribunal to which that expert has been appointed until the completion of the proceedings before that special arbitral tribunal.
Article 3: Constitution of special arbitral tribunal
For the purpose of proceedings under this Annex, the special arbitral tribunal shall, unless the parties otherwise agree, be constituted as follows: (a) Subject to subparagraph (g), the special arbitral tribunal shall consist of five members.
(b) The party instituting the proceedings shall appoint two members to
be chosen preferably from the appropriate list or lists referred to in article 2 of this Annex relating to the matters in dispute, one of whom may be its national. The appointments shall be included in the notification referred to in article 1 of this Annex.
(c) The other party to the dispute shall, within 30 days of receipt of the notification referred to in article 1 of this Annex, appoint two members to be chosen preferably from the appropriate list or lists relating to the matters in dispute, one of whom may be its national.
If the appointments are not made within that period, the party instituting the proceedings may, within two weeks of the expiration of that period, request that the appointments be made in accordance with subparagraph (e).
(d) The parties to the dispute shall by agreement appoint the President of the special arbitral tribunal, chosen preferably from the
appropriate list, who shall be a national of a third State, unless the parties otherwise agree. If, within 30 days of receipt of the notification referred to in article l of this Annex, the parties are unable to reach agreement on the appointment of the President, the appointment shall be made in accordance with subparagraph (e), at the request of a party to the dispute. Such request shall be made within two weeks of the expiration of the aforementioned 30-day period.
(e) Unless the parties agree that the appointment be made by a person or a third State chosen by the parties, the Secretary-General of the United Nations shall make the necessary appointments within 30 days of receipt of a request under subparagraphs (c) and (d). The appointments referred to in this subparagraph shall be made from the appropriate list or lists of experts referred to in article 2 of this Annex and in consultation with the parties to the dispute and the appropriate international organization. The members so appointed shall be of different nationalities and may not be in the service of, ordinarily resident in the territory of, or nationals of, any of the parties to the dispute.
(f) Any vacancy shall be filled in the manner prescribed for the initial appointment.
(g) Parties in the same interest shall appoint two members of the tribunal jointly by agreement. Where there are several parties having separate interests or where there is disagreement as to whether they are of the same interest, each of them shall appoint one member of the tribunal.
(h) In disputes involving more than two parties, the provisions of subparagraphs (a) to (f) shall apply to the maximum extent possible.
Article 4: General provisions
Annex VII, articles 4 to 13, apply mutatis mutandis to the special arbitration proceedings in accordance with this Annex.
Article 5: Fact finding
1. The parties to a dispute concerning the interpretation or application of the provisions of this Convention relating to (l) fisheries, (2) protection and preservation of the marine environment, (3) marine scientific research, or
(4) navigation, including pollution from vessels and by dumping, may at any time agree to request a special arbitral tribunal constituted in accordance with article 3 of this Annex to carry out an inquiry and establish the facts giving rise to the dispute.
2. Unless the parties otherwise agree, the findings of fact of the special arbitral tribunal acting in accordance with paragraph 1, shall be considered as conclusive as between the parties.
3. If all the parties to the dispute so request, the special arbitral tribunal may formulate recommendations which, without having the force of a decision, shall only constitute the basis for a review by the parties of the questions giving rise to the dispute.
4. Subject to paragraph 2, the special arbitral tribunal shall act in accordance with the provisions of this Annex, unless the parties otherwise agree.
PARTICIPATION BY INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
Article 1: Use of terms
For the purposes of article 305 and of this Annex, "international organization" means an intergovernmental organization constituted by States to which its member States have transferred competence over matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of those matters.
Article 2: Signature
An international organization may sign this Convention if a majority of its member States are signatories of this Convention. At the time of signature an international organization shall make a declaration specifying the matters governed by this Convention in respect of which competence has been transferred to that organization by its member States which are signatories, and the nature and extent of that competence.
Article 3: Formal confirmation and accession
1. An international organization may deposit its instrument of formal confirmation or of accession if a majority of its member States deposit or have deposited their instruments of ratification or accession.
2. The instruments deposited by the international organization shall contain the undertakings and declarations required by articles 4 and 5 of this Annex.
Article 4: Extent of participation and rights and obligations
1. The instrument of formal confirmation or of accession of an international organization shall contain an undertaking to accept the rights and obligations of States under this Convention in respect of matters relating to which competence has been transferred to it by its member States which are Parties to this Convention.
2. An international organization shall be a Party to this Convention to the extent that it has competence in accordance with the declarations, communications of information or notifications referred to in article 5 of this Annex.
3. Such an international organization shall exercise the rights and perform the obligations which its member States which are Parties would otherwise have under this Convention, on matters relating to which competence has been transferred to it by those member States. The member States of that international organization shall not exercise competence which they have transferred to it.
4. Participation of such an international organization shall in no case entail an increase of the representation to which its member States which are States Parties would otherwise be entitled, including rights in decision-making.
5. Participation of such an international organization shall in no case confer any rights under this Convention on member States of the organization which are not States Parties to this Convention.
6. In the event of a conflict between the obligations of an international organization under this Convention and its obligations under the agreement establishing the organization or any acts relating to it, the obligations under this Convention shall prevail.
Article 5: Declarations, notifications and communications
1. The instrument of formal confirmation or of accession of an international organization shall contain a declaration specifying the matters governed by this Convention in respect of which competence has been transferred to the organization by its member States which are Parties to this Convention.
2. A member State of an international organization shall, at the time it ratifies or accedes to this Convention or at the time when the organization deposits its instrument of formal confirmation or of accession, whichever is later, make a declaration specifying the matters governed by this Convention in respect of which it has transferred competence to the organization.
3. States Parties which are member States of an international organization which is a Party to this Convention shall be presumed to have competence over all matters governed by this Convention in respect of which transfers of competence to the organization have not been specifically declared, notified or communicated by those States under this article.
4. The international organization and its member States which are States Parties shall promptly notify the depositary of this Convention of any changes to the distribution of competence, including new transfers of competence, specified in the declarations under paragraphs 1 and 2.
5. Any State Party may request an international organization and its member States which are States Parties to provide information as to which, as between the organization and its member States, has competence in respect of any specific question which has arisen. The organization and the member States concerned shall provide this information within a reasonable time. The international organization and the member States may also, on their own initiative, provide this information.
6. Declarations, notifications and communications of information under this article shall specify the nature and extent of the competence transferred.
Article 6: Responsibility and liability
1. Parties which have competence under article 5 of this Annex shall have responsibility for failure to comply with obligations or for any other violation of this Convention.
2. Any State Party may request an international organization or its member States which are States Parties for information as to who has responsibility in respect of any specific matter. The organization and the member States concerned shall provide this information. Failure to provide this information within a reasonable time or the provision of contradictory information shall result in joint and several liability.
Article 7: Settlement of disputes
1. At the time of deposit of its instrument of formal confirmation or of accession, or at any time thereafter, an international organization shall be free to choose, by means of a written declaration, one or more of the means for the settlement of disputes concerning the interpretation or application of this Convention, referred to in article 287, paragraph 1(a), (c) or (d).
2. Part XV applies mutatis mutandis to any dispute between Parties to this Convention, one or more of which are international organizations.
3. When an international organization and one or more of its member States are joint parties to a dispute, or parties in the same interest, the organization shall be deemed to have accepted the same procedures for the settlement of disputes as the member States; when, however, a member State has chosen only the International Court of Justice under article 287, the organization and the member State concerned shall be deemed to have accepted arbitration in accordance with Annex VII, unless the parties to the dispute otherwise agree.
Article 8: Applicability of Part XVII
Part XVII applies mutatis mutandis to an international organization, except in respect of the following:
(a) the instrument of formal confirmation or of accession of an international organization shall not be taken into account in the application of article 308, paragraph l;
(b) (i) an international organization shall have exclusive capacity with respect to the application of articles 312 to 315, to the extent that it has competence under article 5 of this Annex over the entire subject-matter of the amendment;
(ii) the instrument of formal confirmation or of accession of an international organization to an amendment, the entire subject-matter over which the international organization has competence under article 5 of this Annex, shall be considered to be the instrument of ratification or accession of each of the member States which are States Parties, for the purposes of applying article 316, paragraphs 1, 2 and 3;
(iii) the instrument of formal confirmation or of accession of the international organization shall not be taken into account in the application of article 316, paragraphs 1 and 2, with regard to all other amendments;
(c) (i) an international organization may not denounce this Convention in accordance with article 317 if any of its member States is a State Party and if it continues to fulfil the qualifications specified in article 1 of this Annex;
(ii) an international organization shall denounce this Convention when none of its member States is a State Party or if the international organization no longer fulfils the qualifications specified in article 1 of this Annex. Such denunciation shall take effect immediately.
FINAL ACT OF THE THIRD UNITED NATIONS CONFERENCE ON THE LAW OF THE SEA (EXCERPTS)
Annex I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Resolution I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Resolution II . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Resolution III . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Resolution IV . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Annex II
Statement of understanding concerning a specific method to be used in establishing the outer edge of the continental margin
Annex VI
Resolution on development of national marine science, technology and ocean service infrastructures
ANNEX I
Resolution I
ESTABLISHMENT OF THE PREPARATORY COMMISSION FOR THE INTERNATIONAL SEA-BED AUTHORITY AND FOR THE INTERNATIONAL TRIBUNAL FOR THE LAW OF THE SEA
The Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Having adopted the Convention on the Law of the Sea which provides for the establishment of the International Seabed Authority and the International Tribunal for the Law of the Sea, Having decided to take all possible measures to ensure the entry into effective operation without undue delay of the Authority and the Tribunal and to make the necessary arrangements for the commencement of their functions, Having decided that a Preparatory Commission should be established for the fulfilment of these purposes,
Decides as follows:
1. There is hereby established the Preparatory Commission for the International Seabed Authority and for the International Tribunal for the Law of the Sea. Upon signature of or accession to the Convention by 50 States, the Secretary-General of the United Nations shall convene the Commission, and it shall meet no sooner than 60 days and no later than 90 days thereafter.
2. The Commission shall consist of the representatives of States and of Namibia, represented by the United Nations Council for Namibia, which have signed the Convention or acceded to it. The representatives of signatories of the Final Act may participate fully in the deliberations of the Commission as observers but shall not be entitled to participate in the taking of decisions.
3. The Commission shall elect its Chairman and other officers.
4. The Rules of Procedure of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea shall apply mutatis mutandis to the adoption of the rules of procedure of the Commission.
5. The Commission shall:
(a) prepare the provisional agenda for the first session of the Assembly and of the Council and, as appropriate, make recommendations relating to items thereon;
(b) prepare draft rules of procedure of the Assembly and of the Council;
(c) make recommendations concerning the budget for the first financial period of the Authority;
(d) make recommendations concerning the relationship between the Authority and the United Nations and other international organizations;
(e) make recommendations concerning the Secretariat of the Authority in accordance with the relevant provisions of the Convention;
(f) undertake studies, as necessary, concerning the establishment of the headquarters of the Authority, and make recommendations relating thereto;
(g) prepare draft rules, regulations and procedures, as necessary, to enable the Authority to commence its functions, including draft regulations concerning the financial management and the internal administration of the Authority;
(h) exercise the powers and functions assigned to it by resolution II of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea relating to preparatory investment;
(i) undertake studies on the problems which would be encountered by developing land-based producer States likely to be most seriously affected by the production of minerals derived from the Area with a view to minimizing their difficulties and helping them to make the necessary economic adjustment, including studies on the establishment of a compensation fund, and submit recommendations to the Authority thereon.
6. The Commission shall have such legal capacity as may be necessary for the exercise of its functions and the fulfilment of its purposes as set forth in this resolution.
7. The Commission may establish such subsidiary bodies as are necessary for the exercise of its functions and shall determine their functions and rules of procedure. It may also make use, as appropriate, of outside sources of expertise in accordance with United Nations practice to facilitate the work of bodies so established.
8. The Commission shall establish a special commission for the Enterprise and entrust to it the functions referred to in paragraph 12 of resolution II of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea relating to preparatory investment. The special commission shall take all measures necessary for the early entry into effective operation of the Enterprise.
9. The Commission shall establish a special commission on the problems which would be encountered by developing land-based producer States likely to be most seriously affected by the production of minerals derived from the Area and entrust to it the functions referred to in paragraph 5(i).
10. The Commission shall prepare a report containing recommendations for submission to the meeting of the States Parties to be convened in accordance with Annex VI, article 4, of the Convention regarding practical arrangements for the establishment of the International Tribunal for the Law of the Sea.
11. The Commission shall prepare a final report on all matters within its mandate, except as provided in paragraph 10, for the presentation to the Assembly at its first session. Any action which may be taken on the basis of the report must be in conformity with the provisions of the Convention concerning the powers and functions entrusted to the respective organs of the Authority.
12. The Commission shall meet at the seat of the Authority if facilities are available; it shall meet as often as necessary for the expeditious exercise of its functions.
13. The Commission shall remain in existence until the conclusion of the first session of the Assembly, at which time its property and records shall be transferred to the Authority.
14. The expenses of the Commission shall be met from the regular budget of the United Nations, subject to the approval of the General Assembly of the United Nations.
15. The Secretary-General of the United Nations shall make available to the Commission such secretariat services as may be required.
16. The Secretary-General of the United Nations shall bring this resolution, in particular paragraphs 14 and 15, to the attention of the General Assembly for necessary action.
Resolution II
GOVERNING PREPARATORY INVESTMENT IN PIONEER ACTIVITIES RELATING TO POLYMETALLIC NODULES
The Third United Nations Conference on the Law of the Sea,
Having adopted the Convention on the Law of the Sea (the "Convention"),
Having established by resolution I the Preparatory Commission for the International Seabed Authority and for the International Tribunal for the Law of the Sea (the "Commission") and directed it to prepare draft rules, regulations and procedures, as necessary to enable the Authority to commence its functions, as well as to make recommendations for the early entry into effective operation of the Enterprise,
Desirous of making provision for investments by States and other entities made in a manner compatible with the international regime set forth in Part XI of the Convention and the Annexes relating thereto, before the entry into force of the Convention,
Recognizing the need to ensure that the Enterprise will be provided with the funds, technology and expertise necessary to enable it to keep pace with the States and other entities referred to in the preceding paragraph with respect to activities in the Area,
Decides as follows:
1. For the purposes of this resolution:
(a) "pioneer investor" refers to:
(i) France, India, Japan and the Union of Soviet Socialist Republics, or a state enterprise of each of those States or one natural or juridical person which possesses the nationality of or is effectively controlled by each of those States, or their nationals, provided that the State concerned signs the Convention and the State or state enterprise or natural or juridical person has expended, before 1 January 1983, an amount equivalent to at least $US 30 million (United States dollars calculated in constant dollars relative to 1982) in pioneer activities and has expended no less than 10 per cent of that amount in the location, survey and evaluation of the area referred to in paragraph 3(a);
(ii) four entities, whose components being natural or juridical persons 1 possess the nationality of one or more of the following States, or are effectively controlled by one or more of them or their nationals: Belgium, Canada, the Federal Republic of Germany, Italy, Japan, the Netherlands, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, and the United States of America, provided that the certifying State or States sign the Convention and the entity concerned has expended, before 1 January 1983, the levels of expenditure for the purpose stated in subparagraph (i);
(iii) any developing State which signs the Convention or any state enterprise or natural or juridical person which possesses the nationality of such State or is effectively controlled by it or its nationals, or any group of the foregoing, which, before 1 January 1985, has expended the levels of expenditure for the purpose stated in subparagraph (i);
The rights of the pioneer investor may devolve upon its successor in interest.
(b) "pioneer activities" means undertakings, commitments of financial and other assets, investigations, findings, research, engineering development and other activities relevant to the identification, discovery, and systematic analysis and evaluation of polymetallic nodules and to the determination of the technical and economic feasibility of exploitation. Pioneer activities include:
(i) any at-sea observation and evaluation activity which has as its objective the establishment and documentation of the nature, shape, concentration, location and grade of polymetallic nodules and of the environmental, technical and other appropriate factors which must be taken into account before exploitation;
(ii) the recovery from the Area of polymetallic nodules with a view to the designing, fabricating and testing of equipment which is intended to be used in the exploitation of polymetallic nodules;
c) "certifying State" means a State which signs the Convention, standing in the same relation to a pioneer investor as would a sponsoring State pursuant to Annex III, article 4, of the Convention and which certifies the levels of expenditure specified in subparagraph (a);
(d) "polymetallic nodules" means one of the resources of the Area consisting of any deposit or accretion of nodules, on or just below the surface of the deep seabed, which contain manganese, nickel, cobalt and copper;
(e) "pioneer area" means an area allocated by the Commission to a pioneer investor for pioneer activities pursuant to this resolution. A pioneer area shall not exceed 150,000 square kilometres. The pioneer investor shall relinquish portions of the pioneer area to revert to the Area, in accordance with the following schedule:
(i) 20 per cent of the area allocated by the end of the third year from the date of the allocation;
(ii) an additional 10 per cent of the area allocated by the end of the fifth year from the date of the allocation;
(iii) an additional 20 per cent of the area allocated or such larger amount as would exceed the exploitation area decided upon by the Authority in its rules, regulations and procedures, after eight years from the date of the allocation of the area or the date of the award of a production authorization, whichever is earlier;
(f) "Area", "Authority", "activities in the Area" and "resources" have the meanings assigned to those terms in the Convention.
2. As soon as the Commission begins to function, any State which has signed the Convention may apply to the Commission on its behalf or on behalf of any state enterprise or entity or natural or juridical person specified in paragraph 1(a) for registration as a pioneer investor. The Commission shall register the applicant as a pioneer investor if the application:
(a) is accompanied, in the case of a State which has signed the Convention, by a statement certifying the level of expenditure made in accordance with paragraph 1(a), and, in all other cases, a certificate concerning such level of expenditure issued by a certifying State or States; and
(b) is in conformity with the other provisions of this resolution, including paragraph 5.
3. (a) Every application shall cover a total area which need not be a single continuous area, sufficiently large and of sufficient estimated commercial value to allow two mining operations.
The application shall indicate the coordinates of the area defining the total area and dividing it into two parts of equal estimated commercial value and shall contain all the data available to the applicant with respect to both parts of the area.
Such data shall include, inter alia, information relating to mapping, testing, the density of polymetallic nodules and their metal content. In dealing with such data, the Commission and its staff shall act in accordance with the relevant provisions of the Convention and its Annexes concerning the confidentiality of data.
(b) Within 45 days of receiving the data required by subparagraph (a), the Commission shall designate the part of the area which is to be reserved in accordance with the Convention for the conduct of activities in the Area by the Authority through the Enterprise or in association with developing States. The other part of the area shall be allocated to the pioneer investor as a pioneer area.
4. No pioneer investor may be registered in respect of more than one pioneer area. In the case of a pioneer investor which is made up of two or more components, none of such components may apply to be registered as a pioneer investor in its own right or under paragraph 1(a)(iii).
5. (a) Any State which has signed the Convention and which is a prospective certifying State shall ensure, before making applications to the Commission under paragraph 2, that areas in respect of which applications are made do not overlap one another or areas previously allocated as pioneer areas. The States concerned shall keep the Commission currently and fully informed of any efforts to resolve conflicts with respect to overlapping claims and of the results thereof.
(b) Certifying States shall ensure, before the entry into force of the Convention, that pioneer activities are conducted in a manner compatible with it.
(c) The prospective certifying States, including all potential claimants, shall resolve their conflicts as required under subparagraph (a) by negotiations within a reasonable period. If such conflicts have not been resolved by 1 March 1983, the prospective certifying States shall arrange for the submission of all such claims to binding arbitration in accordance with UNCITRAL Arbitration Rules to commence not later than 1 May 1983 and to be completed by 1 December 1984. If one of the States concerned does not wish to participate in the arbitration, it shall arrange for a juridical person of its nationality to represent it in the arbitration. The arbitral tribunal may, for good cause, extend the deadline for the making of the award for one or more 30-day periods.
(d) In determining the issue as to which applicant involved in a conflict shall be awarded all or part of each area in conflict, the arbitral tribunal shall find a solution which is fair and equitable, having regard, with respect to each applicant involved in the conflict, to the following factors:
(i) the deposit of the list of relevant coordinates with the prospective certifying State or States not later than the date of adoption of the Final Act or 1 January 1983, whichever is earlier;
(ii) the continuity and extent of past activities relevant to each area in conflict and to the application area of which it is a part;
(iii) the date on which each pioneer investor concerned or predecessor in interest or component organization thereof commenced activities at sea in the application area;
(iv) the financial cost of activities measured in constant United States dollars relevant to each area in conflict and to the application area of which it is a part; and
(v) the time when those activities were carried out and the quality of activities.
6. A pioneer investor registered pursuant to this resolution shall, from the date of registration, have the exclusive right to carry out pioneer activities in the pioneer area allocated to it.
7. (a) Every applicant for registration as a pioneer investor shall pay to the Commission a fee of $US 250,000. When the pioneer investor applies to the Authority for a plan of work for exploration and exploitation the fee referred to in Annex III, article 13, paragraph 2, of the Convention shall be $US 250,000.
(b) Every registered pioneer investor shall pay an annual fixed fee of $US 1 million commencing from the date of the allocation of the pioneer area. The payments shall be made by the pioneer investor to the Authority upon the approval of its plan of work for exploration and exploitation. The financial arrangements undertaken pursuant to such plan of work shall be adjusted to take account of the payments made pursuant to this paragraph.
(c) Every registered pioneer investor shall agree to incur periodic expenditures, with respect to the pioneer area allocated to it, until approval of its plan of work pursuant to paragraph 8, of an amount to be determined by the Commission. The amount should be reasonably related to the size of the pioneer area and the expenditures which would be expected of a bona fide operator who intends to bring that area into commercial production within a reasonable time.
8. (a) Within six months of the entry into force of the Convention and certification by the Commission in accordance with paragraph 11, of compliance with this resolution, the pioneer investor so registered shall apply to the Authority for approval of a plan of work for exploration and exploitation, in accordance with the Convention. The plan of work in respect of such application shall comply with and be governed by the relevant provisions of the Convention and the rules, regulations and procedures of the Authority, including those on the operational requirements, the financial requirements and the undertakings concerning the transfer of technology. Accordingly, the Authority shall approve such application.
(b) When an application for approval of a plan of work is submitted by an entity other than a State, pursuant to subparagraph (a), the certifying State or States shall be deemed to be the sponsoring State for the purposes of Annex III, article 4, of the Convention, and shall thereupon assume such obligations.
(c) No plan of work for exploration and exploitation shall be approved unless the certifying State is a Party to the Convention. In the case of the entities referred to in paragraph 1(a)(ii), the plan of work for exploration and exploitation shall not be approved unless all the States whose natural or juridical persons comprise those entities are Parties to the Convention. If any such State fails to ratify the Convention within six months after it has received a notification from the Authority that an application by it, or sponsored by it, is pending, its status as a pioneer investor or certifying State, as the case may be, shall terminate, unless the Council, by a majority of three fourths of its members present and voting, decides to postpone the terminal date for a period not exceeding six months.
9. (a) In the allocation of production authorizations, in accordance with article 151 and Annex III, article 7, of the Convention, the pioneer investors who have obtained approval of plans of work for exploration and exploitation shall have priority over all applicants other than the Enterprise which shall be entitled to production authorizations for two mine sites including that referred to in article 151, paragraph 5, of the Convention. After each of the pioneer investors has obtained production authorization for its first mine site, the priority for the Enterprise contained in Annex III, article 7, paragraph 6, of the Convention shall apply.
(b) Production authorizations shall be issued to each pioneer investor within 30 days of the date on which that pioneer investor notifies the Authority that it will commence commercial production within five years. If a pioneer investor is unable to begin production within the period of five years for reasons beyond its control, it shall apply to the Legal and Technical Commission for an extension of time. That Commission shall grant the extension of time, for a period not exceeding five years and not subject to further extension, if it is satisfied that the pioneer investor cannot begin on an economically viable basis at the time originally planned.
Nothing in this subparagraph shall prevent the Enterprise or any other pioneer applicant, who has notified the Authority that it will commence commercial production within five years, from being given a priority over any applicant who has obtained an extension of time under this subparagraph.
(c) If the Authority, upon being given notice, pursuant to subparagraph (b), determines that the commencement of commercial production within five years would exceed the production ceiling in article 151, paragraphs 2 to 7, of the Convention, the applicant shall hold a priority over any other applicant for the award of the next production authorization allowed by the production ceiling.
(d) If two or more pioneer investors apply for production authorizations to begin commercial production at the same time and article 151, paragraphs 2 to 7, of the Convention, would not permit all such production to commence simultaneously, the Authority shall notify the pioneer investors concerned. Within three months of such notification, they shall decide whether and, if so, to what extent they wish to apportion the allowable tonnage among themselves.
(e) If, pursuant to subparagraph (d), the pioneer investors concerned decide not to apportion the available production among themselves they shall agree on an order of priority for production authorizations and all subsequent applications for production authorizations will be granted after those referred to in this subparagraph have been approved.
(f) If, pursuant to subparagraph (d), the pioneer investors concerned decide to apportion the available production among themselves, the Authority shall award each of them a production authorization for such lesser quantity as they have agreed. In each case the stated production requirements of the applicant will be approved and their full production will be allowed as soon as the production ceiling admits of additional capacity sufficient for the applicants involved in the competition. All subsequent applications for production authorizations will only be granted after the requirements of this subparagraph have been met and the applicant is no longer subject to the reduction of production provided for in this subparagraph.
(g) If the parties fail to reach agreement within the stated time period, the matter shall be decided immediately by the means provided for in paragraph 5(c) in accordance with the criteria set forth in Annex III, article 7, paragraphs 3 and 5, of the Convention.
10. (a) Any rights acquired by entities or natural or juridical persons which possess the nationality of or are effectively controlled by a State or States whose status as certifying State has been terminated, shall lapse unless the pioneer investor changes its nationality and sponsorship within six months of the date of such termination, as provided for in subparagraph (b).
(b) A pioneer investor may change its nationality and sponsorship from that existing at the time of its registration as a pioneer investor to that of any State Party to the Convention which has effective control over the pioneer investor in terms of paragraph l(a).
(c) Changes of nationality and sponsorship pursuant to this paragraph shall not affect any right or priority conferred on a pioneer investor pursuant to paragraphs 6 and 8.
11. The Commission shall:
(a) provide each pioneer investor with the certificate of compliance with the provisions of this resolution referred to in paragraph 8; and
(b) include in its final report required by paragraph 11 of resolution I of the Conference details of all registrations of pioneer investors and allocations of pioneer areas pursuant to this resolution.
12. In order to ensure that the Enterprise is able to carry out activities in the Area in such a manner as to keep pace with States and other entities: (a) every registered pioneer investor shall:
(i) carry out exploration, at the request of the Commission, in the area reserved, pursuant to paragraph 3 in connection with its application, for activities in the Area by the Authority through the Enterprise or in association with developing States, on the basis that the costs so incurred plus interest thereon at the rate of 10 per cent per annum shall be reimbursed;
(ii) provide training at all levels for personnel designated by the Commission;
(iii) undertake before the entry into force of the Convention, to perform the obligations prescribed in the Convention relating to transfer of technology;
(b) every certifying State shall:
(i) ensure that the necessary funds are made available to the Enterprise in a timely manner in accordance with the Convention, upon its entry into force; and
(ii) report periodically to the Commission on the activities carried out by it, by its entities or natural or juridical persons.
13. The Authority and its organs shall recognize and honour the rights and obligations arising from this resolution and the decisions of the Commission taken pursuant to it.
14. Without prejudice to paragraph 13, this resolution shall have effect until the entry into force of the Convention.
15. Nothing in this resolution shall derogate from Annex III, article 6, paragraph 3(c), of the Convention.
Resolution III
THE THIRD UNITED NATIONS CONFERENCE ON THE LAW OF THE SEA, HAVING REGARD TO THE CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA, BEARING IN MIND THE CHARTER OF THE UNITED NATIONS, IN PARTICULAR ARTICLE 73,
1. Declares that:
(a) In the case of a territory whose people have not attained full independence or other self-governing status recognized by the United Nations, or a territory under colonial domination, provisions concerning rights and interests under the Convention shall be implemented for the benefit of the people of the territory with a view to promoting their well-being and development.
(b) Where a dispute exists between States over the sovereignty of a territory to which this resolution applies, in respect of which the United Nations has recommended specific means of settlement, there shall be consultations between the parties to that dispute regarding the exercise of the rights referred to in subparagraph (a). In such consultations the interests of the people of the territory concerned shall be a fundamental consideration. Any exercise of those rights shall take into account the relevant resolutions of the United Nations and shall be without prejudice to the position of any party to the dispute.
The States concerned shall make every effort to enter into provisional arrangements of a practical nature and shall not jeopardize or hamper the reaching of a final settlement of the dispute.
2. Requests the Secretary-General of the United Nations to bring this resolution to the attention of all Members of the United Nations and the other participants in the Conference, as well as the principal organs of the United Nations, and to request their compliance with it.
Resolution IV
The Third United Nations Conference on the Law of the Sea, Bearing in mind that national liberation movements have been invited to participate in the Conference as observers in accordance with rule 62 of its rules of procedure,
Decides that the national liberation movements, which have been participating in the Third United Nations Conference on the Law of the Sea, shall be entitled to sign the Final Act of the Conference, in their capacity as observers.
ANNEX II
STATEMENT OF UNDERSTANDING CONCERNING A SPECIFIC METHOD TO BE USED IN ESTABLISHING THE OUTER EDGE OF THE CONTINENTAL MARGIN
The Third United Nations Conference on the Law of the Sea,
Considering the special characteristics of a State’s continental margin where: (1) the average distance at which the 200 metre isobath occurs is not more than 20 nautical miles; (2) the greater proportion of the sedimentary rock of the continental margin lies beneath the rise; and
Taking into account the inequity that would result to that State from the application to its continental margin of article 76 of the Convention, in that, the mathematical average of the thickness of sedimentary rock along a line established at the maximum distance permissible in accordance with the provisions of paragraph 4(a)(i) and (ii) of that article as representing the entire outer edge of the continental margin would not be less than 3.5 kilometres; and that more than half of the margin would be excluded thereby;
Recognizes that such State may, notwithstanding the provisions of article 76, establish the outer edge of its continental margin by straight lines not exceeding 60 nautical miles in length connecting fixed points, defined by latitude and longitude, at each of which the thickness of sedimentary rock is not less than 1 kilometre,
Where a State establishes the outer edge of its continental margin by applying the method set forth in the preceding paragraph of this statement, this method may also be utilized by a neighbouring State for delineating the outer edge of its continental margin on a common geological feature, where its outer edge would lie on such feature on a line established at the maximum distance permissible in accordance with article 76, paragraph 4(a)(i) and (ii), along which the mathematical average of the thickness of sedimentary rock is not less than 3.5 kilometres,
The Conference requests the Commission on the Limits of the Continental Shelf set up pursuant to Annex II of the Convention, to be governed by the terms of this Statement when making its recommendations on matters related to the establishment of the outer edge of the continental margins of these States in the southern part of the Bay of Bengal.
ANNEX VI
RESOLUTION ON DEVELOPMENT OF NATIONAL MARINE SCIENCE, TECHNOLOGY AND OCEAN SERVICE INFRASTRUCTURES
The Third United Nations Conference on the Law of the Sea,
Recognizing that the Convention on the Law of the Sea is intended to establish a new regime for the seas and oceans which will contribute to the realization of a just and equitable international economic order through making provision for the peaceful use of ocean space, the equitable and efficient management and utilization of its resources, and the study, protection and preservation of the marine environment,
Bearing in mind that the new regime must take into account, in particular, the special needs and interests of the developing countries, whether coastal, land-locked, or geographically disadvantaged,
Aware of the rapid advances being made in the field of marine science and technology, and the need for the developing countries, whether coastal, land-locked, or geographically disadvantaged, to share in these achievements if the aforementioned goals are to be met,
Convinced that, unless urgent measures are taken, the marine scientific and technological gap between the developed and the developing countries will widen further and thus endanger the very foundations of the new regime,
Believing that optimum utilization of the new opportunities for social and economic development offered by the new regime will be facilitated through action at the national and international level aimed at strengthening national capabilities in marine science, technology and ocean services, particularly in the developing countries, with a view to ensuring the rapid absorption and efficient application of technology and scientific knowledge available to them,
Considering that national and regional marine scientific and technological centres would be the principal institutions through which States and, in particular, the developing countries, foster and conduct marine scientific research, and receive and disseminate marine technology,
Recognizing the special role of the competent international organizations envisaged by the Convention on the Law of the Sea, especially in relation to the establishment and development of national and regional marine scientific and technological centres,
Noting that present efforts undertaken within the United Nations system in training, education and assistance in the field of marine science and technology and ocean services are far below current requirements and would be particularly inadequate to meet the demands generated through operation of the Convention on the Law of the Sea,
Welcoming recent initiatives within international organizations to promote and coordinate their major international assistance programmes aimed at strengthening marine science infrastructures in developing countries,
1. Calls upon all Member States to determine appropriate priorities in their development plans for the strengthening of their marine science, technology and ocean services;
2. Calls upon the developing countries to establish programmes for the promotion of technical cooperation among themselves in the field of marine science, technology and ocean service development;
3. Urges the industrialized countries to assist the developing countries in the preparation and implementation of their marine science, technology and ocean service development programmes;
4. Recommends that the World Bank, the regional banks, the United Nations Development Programme, the United Nations Financing System for Science and Technology and other multilateral funding agencies augment and coordinate their operations for the provision of funds to developing countries for the preparation and implementation of major programmes of assistance in strengthening their marine science, technology and ocean services;
5. Recommends that all competent international organizations within the United Nations system expand programmes within their respective fields of competence for assistance to developing countries in the field of marine science, technology and ocean services and coordinate their efforts on a system-wide basis in the implementation of such programmes, paying particular attention to the special needs of the developing countries, whether coastal, land-locked or geographically disadvantaged;
6. Requests the Secretary-General of the United Nations to transmit this resolution to the General Assembly at its thirty-seventh session.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực