Phần XVII Công ước về Luật biển năm 1982: Các qui định cuối cùng
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 10/12/1982 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ước để ngỏ cho các đối tượng sau đây được ký: Tất cả các quốc gia;
Nước Na-mi-bi-a do Hội đồng của Liên hợp quốc về Na-mi-bi-a đại diện;
Tất cả các quốc gia liên kết tự trị đã chọn chế độ này qua một hành động tự quyết do Liên hợp quốc giám sát và phê chuẩn theo Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
Tất cả các quốc gia liên kết tự trị mà theo các văn bản liên kết, có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
Tất cả các lãnh thổ có quyền tự trị hoàn toàn về nội trị được Liên hợp quốc thừa nhận, nhưng chưa giành được nền độc lập hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
Các tổ chức quốc tế theo đúng phụ lục IX.
Công ước để ngỏ cho việc ký kết tại Bộ Ngoại giao nước Gia-mai-ca cho đến ngày 09-12-1984 cũng như tại trụ sở của Liên hợp quốc tại Niu Oóc từ 1-7-1983 đến 9-12-1984.
Công ước phải được các quốc gia và các thực thể khác nói ở Điều 305, khoản 1, các điểm b, c, d và e phê chuẩn và được các thực thể nói ở khoản 1, điểm f, của Điều đó xác nhận chính thức theo đúng Phụ lục IX. Các văn kiện phê chuẩn và xác nhận chính thức được lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Công ước vẫn để ngỏ cho các quốc gia và thực thể khác nói ở Điều 305 tham gia. Việc tham gia của các thực thể nói ở Điều 305, khoản 1, điểm f do Phụ lục IX Điều chỉnh. Các văn kiện tham gia được lưu chiểu bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc.
1. Công ước có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày gửi lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia thứ 60.
2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn Công ước hay tham gia vào Công ước sau khi văn bản phê chuẩn hay tham gia thứ 60 đã được gửi lưu chiểu, thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày quốc gia này gửi lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia của mình, với Điều kiện phải tuân thủ quy định ở khoản 1.
Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực sẽ nhóm họp vào ngày mà Công ước bắt đầu có hiệu lực và sẽ bầu ra Hội đồng của Cơ quan quyền lực. Trong trường hợp Điều 161 không thể thực hiện hoàn toàn đầy đủ, thì Hội đồng đầu tiên phải được thành lập sao cho phù hợp với những mục tiêu đã nói ở Điều đó.
Các quy tắc, quy định và thủ tục do Ủy ban trù bị soạn thảo sẽ được tạm thời áp dụng trong khi chờ cho các qui tắc, qui định và thủ tục đó được Cơ quan quyền lực chính thức thông qua theo đúng Phần XI.
Cơ quan quyền lực và các cơ quan của nó hành động theo đúng nghị quyết II của Hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc liên quan đến các khoản vốn đầu tư ban đầu và với các quyết định của Ủy ban trù bị để thực hiện nghị quyết này.
Công ước không chấp nhận bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những Điều đã được các Điều khác của Công ước cho phép một cách rõ ràng.
Điều 309 không ngăn cấm một quốc gia, vào lúc mà quốc gia này ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia vào Công ước, ra các tuyên bố, bất kể lới văn hay tên gọi của tuyên bố đó thế nào, đặc biệt là nhằm Điều hòa luật lệ và qui định quốc của họ với Công ước, với Điều kiện là các tuyên bố này không nhằm loại trừ hay sửa đổi hiệu lực pháp lý của các qui định của Công ước trong việc áp dụng chúng vào quốc gia này.
Giữa các quốc gia thành viên, Công ước có giá trị hơn các Công ước Giơ-ne-vơ ngày 29 tháng 4 năm 1958 về luật biển.
Công ước không thay đổi chút nào về các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên bắt nguồn từ các Hiệp ước khác phù hợp với Công ước và các quyền và nghĩa vụ đó không đụng chạm đến việc các quốc gia khác được hưởng các quyền mà Công ước dành cho họ, cũng như việc các quốc gia khác thi hành nghĩa vụ của họ bắt nguồn từ Công ước.
Hai hoặc trên hai quốc gia thành viên tham gia vào Công ước có thể ký các Điều ước sửa đổi hay đình chỉ việc áp dụng các qui định của Công ước và chỉ áp dụng vào các mối quan hệ giữa họ với nhau, với Điều kiện là các Điều ước này không đụng đến một trong các qui định Công ước mà việc không tôn trọng sẽ không phù hợp với việc thực hiện nội dung và mục đích của Công ước, và cũng với Điều kiện là các Điều ước này không đụng chạm đến việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong Công ước, cũng không đụng chạm đến việc các quốc gia khác hưởng và thi hành các quyền hay nghĩa vụ bắt nguồn từ Công ước.
Các quốc gia thành viên dự định ký kết một Điều ước nói ở khoản 3 cần thông báo cho các bên khác, qua trung gian của người lưu chiểu Công ước, ý định ký kết Điều ước của mình cũng như những sửa đổi hay việc đình chỉ áp dụng các qui định của Công ước mà Điều ước đó trù định.
Điều này không đụng chạm đến các Điều ước quốc tế được phép hay được duy trì một cách rõ ràng theo các Điều khác của Công ước.
Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng không thể có sự sửa đổi nào đối với nguyên tắc cơ bản về di sản chung của loài người đã được nêu lên ở Điều 136 và các quốc gia này sẽ không tham gia vào một Điều ước nào vi phạm nguyên tắc ấy.
Sau một thời gian 10 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, mọi quốc gia thành viên có thể, qua văn bản gửi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, đề nghị các điểm sửa đổi đối với Công ước về những điểm cụ thể, trong chừng mực mà các điểm sửa đổi đó không nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng, và đề nghị triệu tập một hội nghị có nhiệm vụ xem xét các Điều sửa đổi được đề xuất như vậy. Tổng thư ký chuyển văn bản này cho các quốc gia thành viên. Nếu trong 12 tháng sau ngày chuyển văn bản, có ít nhất là một nửa số quốc gia thành viên trả lời một cách thuận lợi cho yêu cầu này, thì Tổng thư ký triệu tập hội nghị.
Trừ khi Hội nghị sửa đổi có quyết định khác, Hội nghị đó sẽ áp dụng thủ tục ra quyết định đã được dùng trong hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc. Hội nghị phải cố gắng hết sức để đi đến thỏa thuận về các điểm sửa đổi bằng consensus (thỏa thuận) và hội nghị chỉ được tiến hành bỏ phiếu về vấn đề khi mọi cố gắng để đạt tới một sự thỏa thuận không còn nữa.
Qua văn bản gửi lên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, mọi quốc gia thành viên có thể đề nghị một Điều sửa đổi đối với Công ước, không phải là một Điều sửa đổi nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng, và yêu cầu rằng Điều sửa đổi đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa được trù định trong Điều này, không cần triệu tập một hội nghị để xem xét Điều sửa đổi đó. Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển văn bản đó cho tất cả các quốc gia thành viên.
Nếu trong 12 tháng sau ngày chuyển văn bản này, một quốc gia thành viên có ý kiến phản đối Điều sửa đổi đã được đề nghị hay phản đối ý kiến đề xuất nhằm làm cho Điều sửa đổi đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa, thì Điều sửa đổi coi như bị bác bỏ. Tổng thư ký Liên hợp quốc thông báo ngay việc đó cho tất cả các quốc gia thành viên.
Nếu 12 tháng sau ngày chuyển văn bản, không có một quốc gia thành viên nào có ý kiến phản đối Điều sửa đổi đã được đề xuất hay phản đối đề nghị nhằm làm cho Điều đó được thông qua theo thủ tục đơn giản hóa, thì Điều sửa đổi được đề xuất coi như được chấp thuận. Tổng thư ký thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên việc chấp nhận Điều sửa đổi đã được đề xuất này.
1. Qua biên bản gởi lên Tổng thư ký của Cơ quan quyền lực, mọi quốc gia thành viên có thể đề nghị một Điều sửa đổi đối với các qui định của Công ước chỉ liên quan đến các hoạt động tiến hành trong Vùng, kể cả các qui định của Mục 4 thuộc Phụ lục VI. Tổng thư ký gởi văn bản này cho tất cả các quốc gia thành viên. Một khi Hội đồng chuẩn y, điểm sửa đổi được đề xuất phải được Đại hội đồng chuẩn y. Đại biểu của các quốc gia thành viên có toàn quyền để xem xét và thông qua Điều sửa đổi được đề xuất. Đề nghị sửa đổi, như đã được Hội đồng và Đại hội đồng chuẩn y, coi như được chấp thuận.
2. Trước khi chuẩn y một Điều sửa đổi theo đúng khoản 1, Hội đồng và Đại hội đồng phải biết chắc rằng Điều sửa đổi không đụng chạm đến hệ thống thăm dò và khai thác các tài nguyên của Vùng trong khi chờ đợi triệu tập cuộc hội nghị xét duyệt lại theo đúng Điều 155.
Những Điều sửa đổi đối với Công ước khi được thông qua, được để ngỏ cho các quốc gia thành viên ký kết tại trụ sở của Liên hợp quốc ở Niu Oóc, trong thời hạn là 12 tháng kể từ ngày thông qua các Điều sửa đổi này, trừ khi các Điều sửa đổi đó có qui định khác.
Các Điều 306, 307 và 320 được áp dụng cho tất cả các Điều sửa đổi đối với Công ước.
Đối với các thành viên đã phê chuẩn hay đã tham gia công ước, ngoài những Điều đã nói ở khoản 5, sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp sau việc gửi lưu chiểu các văn bản phê chuẩn hay tham gia của hai phần ba số quốc gia thành viên hay của 60 quốc qia thành viên, số lượng nào cao nhất sẽ được sử dụng. Các Điều sửa đổi không đụng chạm đến việc các quốc gia khác được hưởng các quyền mà Công ước dành cho họ, cũng không đụng chạm đến việc họ thi hành các nghĩa vụ bắt nguồn từ Công ước.
Một Điều sửa đổi có thể trù định rằng, việc nó có hiệu đòi hỏi phải có một số lượng quốc gia phê chuẩn hay tham gia cao hơn số lượng mà Điều này đòi hỏi.
Đối với một quốc gia đã phê chuẩn một Điều sửa đổi nói ở khoản 1 hay đã tham gia vào Điều sửa đổi đó sau ngày số lượng các văn bản phê chuẩn hay tham gia cần thiết đã được lưu chiểu, Điều sửa đổi này có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp sau ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia của quốc gia thành viên đó.
Bất kỳ quốc gia nào khi trở thành thành viên của Công ước, sau khi một Điều sửa đổi có hiệu lực theo đúng khoản 1, nếu không biểu thị một ý định khác, thì được coi như là:
Thành viên của Công ước đã được sửa đổi; và
Thành viên của Công ước không được sửa đổi đối với mọi quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi các Điều sửa đổi.
Các Điều sửa đổi chỉ nhằm vào các hoạt động tiến hành trong Vùng và các Điều sửa đổi đối với Phụ lục VI sẽ có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia thành viên sau ngày có ba phần tư số quốc gia thành viên nộp lưu chiểu các văn bản phê chuẩn hay tham gia.
Mọi quốc gia khi trở thành thành viên của Công ước, sau khi các Điều sửa đổi nói trong khoản 5 có hiệu lực được coi như thành viên của Công ước đã được sửa đổi.
Một quốc gia thành viên có thể từ bỏ Công ước, qua thông báo viết gửi lên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, và nói rõ những lý do của việc từ bỏ. Dù quốc gia thành viên này không nêu rõ lý do đó, thì việc từ bỏ vẫn không vì thế mà vô hiệu lực. Việc từ bỏ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày nhận được thông báo, trừ khi trong thông báo có trù định một thời hạn chậm hơn.
Việc từ bỏ cũng không làm cho một quốc gia tránh khỏi các nghĩa vụ về mặt tài chính và hợp đồng mà họ phải đảm nhận, khi mà quốc gia này còn là thành viên của Công ước, và việc từ bỏ cũng không ảnh hưởng đến các quyển, nghĩa vụ hay các địa vị pháp lý của quốc gia này bắt nguồn từ việc áp dụng Công ước, trước khi Công ước không còn hiệu lực đối với quốc gia đó.
Việc từ bỏ không hề ảnh hưởng chút nào tới bổn phận của mọi quốc gia thành viên phải làm tròn mọi nghĩa vụ đã nêu trong Công ước, mà quốc gia này phải tuân thủ theo pháp luật quốc tế độc lập với Công ước.
Các phụ lục là bộ phận hoàn chỉnh của Công ước, một sự viện dẫn Công ước cũng là một sự viện dẫn các phụ lục của nó và sự viện dẫn một phần của Công ước cũng là sự viện dẫn các phụ lục có liên quan đến phần đó, trừ trường hợp có quy định trái ngược rõ ràng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc là người lưu chiểu Công ước và các Điều sửa đổi có liên quan đến công ước.
Ngoài chức năng của người lưu chiểu, Tổng thư ký Liên hợp quốc còn:
Báo cáo cho tất cả các quốc gia thành viên, Cơ quan quyền lực và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về các vấn đề mang tính chất chung xuất hiện liên quan đến Công ước.
Thông báo cho Cơ quan quyền lực các văn bản phê chuẩn, xác nhận chính thức và tham gia Công ước và các Điều sửa đổi đối với Công ước, cũng như các văn bản từ bỏ các Công ước;
Thông báo cho các quốc gia thành viên các Điều ước được ký kết theo đúng với Điều 311, khoản 4;
Chuyển cho các quốc gia thành viên các Điều sửa đổi đã được thông qua theo đúng Công ước để phê chuẩn hay tham gia;
Triệu tập các cuộc họp cần thiết của các quốc gia thành viên theo đúng Công ước.
3. a) Tổng thư ký cũng chuyển cho các quan sát viên nói ở Điều 156: Các báo cáo nói ở khoản 2, điểm a;
Các thông báo nói ở khoản 2, điểm b và c;
Văn bản các điểm sửa đổi nói ở khoản 2, điểm d với tính chất để thông báo.
b) Tổng thư ký cũng mời các quan sát viên này tham gia các hội nghị của các quốc gia thành viên nói ở khoản 2 điểm e với tư cách là quan sát viên
Nguyên bản của Công ước bằng tiếng Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, và Nga đều có giá trị chính thức như nhau và được lưu chiếu bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc, theo Điều 305, khoản 2.
Để làm tin, các đại diện toàn quyền ký dưới đây là những người được phép hợp thức ký vào Công ước.
1. This Convention shall be open for signature by: (a) all States;
(b) Namibia, represented by the United Nations Council for Namibia;
(c) all self-governing associated States which have chosen that status in an act of self-determination supervised and approved by the United Nations in accordance with General Assembly resolution 1514 (XV) and which have competence over the matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of those matters;
(d) all self-governing associated States which, in accordance with their respective instruments of association, have competence over the matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of those matters;
(e) all territories which enjoy full internal self-government, recognized as such by the United Nations, but have not attained full independence in accordance with General Assembly resolution 1514 (XV) and which have competence over the matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of those matters;
(f) international organizations, in accordance with Annex IX.
2. This Convention shall remain open for signature until 9 December 1984 at the Ministry of Foreign Affairs of Jamaica and also, from 1 July 1983 until 9 December 1984, at United Nations Headquarters in New York.
Article 306: Ratification and formal confirmation
This Convention is subject to ratification by States and the other entities referred to in article 305, paragraph l(b), (c), (d) and (e), and to formal confirmation, in accordance with Annex IX, by the entities referred to in article 305, paragraph l(f). The instruments of ratification and of formal confirmation shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
This Convention shall remain open for accession by States and the other entities referred to in article 305. Accession by the entities referred to in article 305, paragraph l(f), shall be in accordance with Annex IX. The instruments of accession shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
1. This Convention shall enter into force 12 months after the date of deposit of the sixtieth instrument of ratification or accession.
2. For each State ratifying or acceding to this Convention after the deposit of the sixtieth instrument of ratification or accession, the Convention shall enter into force on the thirtieth day following the deposit of its instrument of ratification or accession, subject to paragraph 1.
3. The Assembly of the Authority shall meet on the date of entry into force of this Convention and shall elect the Council of the Authority. The first Council shall be constituted in a manner consistent with the purpose of article 161 if the provisions of that article cannot be strictly applied.
4. The rules, regulations and procedures drafted by the Preparatory Commission shall apply provisionally pending their formal adoption by the Authority in accordance with Part XI.
5. The Authority and its organs shall act in accordance with resolution II of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea relating to preparatory investment and with decisions of the Preparatory Commission taken pursuant to that resolution.
Article 309: Reservations and exceptions
No reservations or exceptions may be made to this Convention unless expressly permitted by other articles of this Convention.
Article 310: Declarations and statements
Article 309 does not preclude a State, when signing, ratifying or acceding to this Convention, from making declarations or statements, however phrased or named, with a view, inter alia, to the harmonization of its laws and regulations with the provisions of this Convention, provided that such declarations or statements do not purport to exclude or to modify the legal effect of the provisions of this Convention in their application to that State.
Article 311: Relation to other conventions and international agreements
1. This Convention shall prevail, as between States Parties, over the Geneva Conventions on the Law of the Sea of 29 April 1958.
2. This Convention shall not alter the rights and obligations of States Parties which arise from other agreements compatible with this Convention and which do not affect the enjoyment by other States Parties of their rights or the performance of their obligations under this Convention.
3. Two or more States Parties may conclude agreements modifying or suspending the operation of provisions of this Convention, applicable solely to the relations between them, provided that such agreements do not relate to a provision derogation from which is incompatible with the effective execution of the object and purpose of this Convention, and provided further that such agreements shall not affect the application of the basic principles embodied herein, and that the provisions of such agreements do not affect the enjoyment by other States Parties of their rights or the performance of their obligations under this Convention.
4. States Parties intending to conclude an agreement referred to in paragraph 3 shall notify the other States Parties through the depositary of this Convention of their intention to conclude the agreement and of the modification or suspension for which it provides.
5. This article does not affect international agreements expressly permitted or preserved by other articles of this Convention.
6. States Parties agree that there shall be no amendments to the basic principle relating to the common heritage of mankind set forth in article 136 and that they shall not be party to any agreement in derogation thereof.
1. After the expiry of a period of 10 years from the date of entry into force of this Convention, a State Party may, by written communication addressed to the Secretary-General of the United Nations, propose specific amendments to this Convention, other than those relating to activities in the Area, and request the convening of a conference to consider such proposed amendments. The Secretary-General shall circulate such communication to all States Parties. If, within 12 months from the date of the circulation of the communication, not less than one half of the States Parties reply favourably to the request, the Secretary-General shall convene the conference.
2. The decision-making procedure applicable at the amendment conference shall be the same as that applicable at the Third United Nations Conference on the Law of the Sea unless otherwise decided by the conference. The conference should make every effort to reach agreement on any amendments by way of consensus and there should be no voting on them until all efforts at consensus have been exhausted.
Article 313: Amendment by simplified procedure
1. A State Party may, by written communication addressed to the Secretary-General of the United Nations, propose an amendment to this Convention, other than an amendment relating to activities in the Area, to be adopted by the simplified procedure set forth in this article without convening a conference. The Secretary-General shall circulate the communication to all States Parties.
2. If, within a period of 12 months from the date of the circulation of the communication, a State Party objects to the proposed amendment or to the proposal for its adoption by the simplified procedure, the amendment shall be considered rejected. The Secretary-General shall immediately notify all States Parties accordingly.
3. If, 12 months from the date of the circulation of the communication, no State Party has objected to the proposed amendment or to the proposal for its adoption by the simplified procedure, the proposed amendment shall be considered adopted. The Secretary-General shall notify all States Parties that the proposed amendment has been adopted.
Article 314: Amendments to the provisions of this Convention relating exclusively to activities in the Area
1. A State Party may, by written communication addressed to the Secretary-General of the Authority, propose an amendment to the provisions of this Convention relating exclusively to activities in the Area, including Annex VI, section 4. The Secretary-General shall circulate such
communication to all States Parties. The proposed amendment shall be subject to approval by the Assembly following its approval by the Council. Representatives of States Parties in those organs shall have full powers to consider and approve the proposed amendment. The proposed amendment as approved by the Council and the Assembly shall be considered adopted.
2. Before approving any amendment under paragraph 1, the Council and the Assembly shall ensure that it does not prejudice the system of exploration for and exploitation of the resources of the Area, pending the Review Conference in accordance with article 155.
Article 315: Signature, ratification of, accession to and authentic texts of amendments
1. Once adopted, amendments to this Convention shall be open for signature by States Parties for 12 months from the date of adoption, at United Nations Headquarters in New York, unless otherwise provided in the amendment itself.
2. Articles 306, 307 and 320 apply to all amendments to this Convention.
Article 316: Entry into force of amendments
1. Amendments to this Convention, other than those referred to in paragraph 5, shall enter into force for the States Parties ratifying or acceding to them on the thirtieth day following the deposit of instruments of ratification or accession by two thirds of the States Parties or by 60 States Parties, whichever is greater. Such amendments shall not affect the enjoyment by other States Parties of their rights or the performance of their obligations under this Convention.
2. An amendment may provide that a larger number of ratifications or accessions shall be required for its entry into force than are required by this article.
3. For each State Party ratifying or acceding to an amendment referred to in paragraph 1 after the deposit of the required number of instruments of ratification or accession, the amendment shall enter into force on the thirtieth day following the deposit of its instrument of ratification or accession.
4. A State which becomes a Party to this Convention after the entry into force of an amendment in accordance with paragraph 1 shall, failing an expression of a different intention by that State:
(a) be considered as a Party to this Convention as so amended; and
(b) be considered as a Party to the unamended Convention in relation to any State Party not bound by the amendment.
5. Any amendment relating exclusively to activities in the Area and any amendment to Annex VI shall enter into force for all States Parties one year following the deposit of instruments of ratification or accession by three fourths of the States Parties.
6. A State which becomes a Party to this Convention after the entry into force of amendments in accordance with paragraph 5 shall be considered as a Party to this Convention as so amended.
1. A State Party may, by written notification addressed to the Secretary-General of the United Nations, denounce this Convention and may indicate its reasons. Failure to indicate reasons shall not affect the validity of the denunciation. The denunciation shall take effect one year after the date of receipt of the notification, unless the notification specifies a later date.
2. A State shall not be discharged by reason of the denunciation from the financial and contractual obligations which accrued while it was a Party to this Convention, nor shall the denunciation affect any right, obligation or legal situation of that State created through the execution of this Convention prior to its termination for that State.
3. The denunciation shall not in any way affect the duty of any State Party to fulfil any obligation embodied in this Convention to which it would be subject under international law independently of this Convention.
Article 318: Status of Annexes
The Annexes form an integral part of this Convention and, unless expressly provided otherwise, a reference to this Convention or to one of its Parts includes a reference to the Annexes relating thereto.
1. The Secretary-General of the United Nations shall be the depositary of this Convention and amendments thereto.
2. In addition to his functions as depositary, the Secretary-General shall:
(a) report to all States Parties, the Authority and competent international organizations on issues of a general nature that have arisen with respect to this Convention;
(b) notify the Authority of ratifications and formal confirmations of and accessions to this Convention and amendments thereto, as well as of denunciations of this Convention;
(c) notify States Parties of agreements in accordance with article 311, paragraph 4;
(d) circulate amendments adopted in accordance with this Convention to States Parties for ratification or accession;
(e) convene necessary meetings of States Parties in accordance with this Convention.
3. (a) The Secretary-General shall also transmit to the observers referred to in article 156:
(i) reports referred to in paragraph 2(a);
(ii) notifications referred to in paragraph 2(b) and (c); and
(iii) texts of amendments referred to in paragraph 2(d), for their information.
(b) The Secretary-General shall also invite those observers to participate as observers at meetings of States Parties referred to in paragraph 2(e).
The original of this Convention, of which the Arabic, Chinese, English, French, Russian and Spanish texts are equally authentic, shall, subject to article 305, paragraph 2, be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned Plenipotentiaries, being duly authorized thereto, have signed this Convention.
DONE AT MONTEGO BAY, this tenth day of December, one thousand nine hundred and eighty-two.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực