Phần XII Công ước về Luật biển năm 1982: Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 10/12/1982 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường của mình và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình.
1. Các quốc gia, tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện thích hợp nhất mà mình có, và cố gắng Điều hòa các chính sách của mình về mặt này.
2. Các quốc gia thi thành mọi biện pháp cần thiết để cho các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không gây tác hại do ô nhiễm cho các quốc gia khác và cho môi trường của họ và để cho nạn ô nhiễm nảy sinh từ những tai nạn hay từ các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không lan ra ngoài các khu vực mà mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo đúng Công ước.
3. Các biện pháp được sử dụng để thi hành phần này cần phải nhằm vào tất cả các nguồn gây ra ô nhiễm môi trường biển. Nhất là, chúng bao gồm những biện pháp nhằm hạn chế đến mức cao nhất:
a. Việc thải bỏ từ khí quyển xuống hay đi qua khí quyển do nhận chìm các chất độc có hại và độc hại, đặc biệt là các chất không bị phân hủy từ các nguồn ở đất liền;
b. Ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra, đặc biệt là những biện pháp nhằm đề phòng các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, ngăn ngừa những hành động thải bỏ, dù cố ý hay không, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và việc khai thác các tàu thuyền;
c. Ô nhiễm bắt nguồn từ các thiết bị hay phương tiện được sử dụng để thăm dò hay khai thác các tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển này, đặc biệt là các biện pháp nhằm phòng ngừa các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và việc khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và thành phần nhân viên được sử dụng ở đó;
d. Ô nhiễm xuất phát từ các thiết bị hay phương tiện khác hoạt động trong môi trường biển, đặt biệt là những biện pháp nhằm phòng ngừa những sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và thành phần nhân viên được sử dụng ở đó.
4. Khi thi hành các biện pháp phòng ngừa, hạn chế , hay chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia tránh chấp cứ sự can thiệp vô lý nào vào các hoạt động của các quốc gia khác đang thi hành các quyền hay đang thực hiện nghĩa vụ của họ theo đúng Công ước.
5. Các biện pháp được thi hành theo đúng phần này bao gồm các biện pháp cần thiết để bảo vệ và gìn giữ các hệ thống sinh thái hiếm hoi hay mỏng manh cũng như Điều kiện cư trú của các loài và các sinh vật biển khác đang thoái hóa, có nguy cơ hay đang bị hủy diệt.
Khi thi hành các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia phải làm sao để không đùn đẩy, trực tiếp hay gián tiếp, thiệt hại hay các nguy cơ từ vùng này sang vùng khác và không được thay thế một kiểu ô nhiễm này bằng một kiểu ô nhiễm khác.
1. Các quốc gia thi hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển từ việc sử dụng các kỹ thuật trong khuôn khổ quyền tài phán hay dưới sự kiểm soát của mình, hoặc do du nhập cố ý hay vô tình vào một bộ phận môi trường biển các ngoại lai hoặc mới có thể gây ra ở đó các thay đổi đáng kể và có hại.
2. Điều này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của Công ước có liên quan đến các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.
Các quốc gia hợp tác trên phạm vi thế giới và nếu có thể thì trên phạm vi khu vực, trực tiếp hay qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong việc hình thành và soạn thảo các quy tắc và các quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị mang tính chất quốc tế phù hợp với Công ước, để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, có tính đến các đặc điểm có tính chất khu vực.
Quốc gia nào biết được trường biệt môi trường biển đang có nguy cơ sắp phải chịu những thiệt hại hay đã chịu những thiệt hại do ô nhiễm thì phải lập tức thông báo cho các quốc gia khác mà mình xét thấy có nguy cơ phải chịu những tổn thất này cũng như cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
Trong các trường hợp đã nêu ở Điều 198, các quốc gia ở trong khu vực bị ảnh hưởng, theo khả năng của mình, và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hợp tác với nhau đến mức cao nhất nhằm loại trừ ảnh hưởng của ô nhiễm và nhằm ngăn ngừa và giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại. Nhằm mục đích này, các quốc gia cần cùng nhau soạn thảo và xúc tiến các kế hoạch khẩn cấp để đối phó với những tai nạn gây ra ô nhiễm môi trường biển.
Trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các quốc gia hợp tác với nhau nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và khuyến khích việc trao đổi các thông tin và các dữ kiện về ô nhiễm môi trường biển. Các quốc gia cố gắng tham gia tích cực vào các chương trình khu vực và thế giới nhằm thu được những kiến thức cần thiết để xác định tính chất và phạm vi ô nhiễm, đối tượng có nguy cơ bị ô nhiễm, những con đường mà nạn ô nhiễm đi qua, những nguy hiểm mà nạn ô nhiễm chứa đựng và những phương thức khắc phục có thể có.
Lưu ý đến các thông tin và các dữ kiện thu được trong khi áp dụng Điều 200, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các quốc gia hợp tác với nhau nhằm lập ra các tiêu chuẩn khoa học thích hợp để xây dựng và soạn thảo các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển.
Trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các quốc gia cần:
a. Đẩy mạnh các chương trình giúp đỡ cho các quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kỹ thuật và trong các lĩnh vực khác nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm biển. Sự giúp đỡ này đặc biệt gồm có:
i. Đạo tạo nhân viên khoa học và kỹ thuật của các quốc gia này;
ii. Tạo Điều kiện dễ dàng cho việc tham gia của các quốc gia này vào các chương trình quốc tế thích hợp;
iii. Cung cấp cho các quốc gia này cơ sở vật chất và những Điều kiện thuận lợi cần thiết;
iv. Tăng cường khả năng tự sản xuất cơ sở vật chất nói trên cho các quốc gia đó;
v. Giúp đỡ các ý kiến tư vấn và phát triển các phương tiện vật chất liên quan đến các chương trình nghiên cứu, các chương trình giám sát liên tục, chương trình giáo dục và các chương trình khác;
b. Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển, để giúp các quốc gia này giảm bớt đến mức tối thiểu những ảnh hưởng của các tai biến lớn có nguy cơ gây ra một nạn ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường biển;
c. Thực hiện sự giúp đỡ thích hợp, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển, để xây dựng các đánh giá về sinh thái học.
Để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển hoặc để hạn chế đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của nó, các tổ chức quốc tế dành sự đối xử ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển về:
a. Việc trợ cấp vốn và các phương tiện giúp đỡ kỹ thuật thích hợp; và
b. Việc sử dụng các cơ sở chuyên môn của mình.
1. Các quốc gia cần cố gắng hết sức mình và phù hợp với các quyền của các quốc gia khác, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, để quan sát, đo đạc, đánh giá và phân tích, bằng các phương pháp khoa học được thừa nhận, các nguy cơ ô nhiễm môi trường biển hay những ảnh hưởng của vụ ô nhiễm này.
2. Đặc biệt, các quốc gia phải thường xuyên giám sát những tác động của mọi hoạt động mà họ cho phép hay họ tiến hành để xác định xem các hoạt động này có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường biển hay không.
Các quốc gia công bố các báo cáo về kết quả thu được trong khi áp dụng Điều 204 hay, theo khoảng thời gian thích hợp, cung cấp các báo cáo như vậy cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và các tổ chức quốc tế này cần phải để cho mọi quốc gia khác sử dụng các báo cáo này.
Khi các quốc gia có những lý do xác đáng để cho rằng các hoạt động đã dự tính thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình có quy cơ gây ra một vụ ô nhiễm nghiêm trong hay làm thay đổi đáng kể và có hại đối với môi trường biển, thì trong chừng mực có thể, các quốc gia này cần đánh giá các tác động tiềm tàng cùa các hoạt động này đối với môi trường đó và cần báo cáo lại những kết quả của những đánh giá này theo cách đã được quy định ở Điều 205.
1. Các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất, kể cà các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông, ngòi, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải đổ, có lưu ý đến các quy tắc và quy phạm cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị và chấp nhận trên phạm vi quốc tế.
2. Các quốc gia thi hành mọi biện pháp có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm này.
3. Các quốc gia có cố gắng Điều hòa các chính sách của mình về mặt này ở mức độ khu vực thích hợp.
4. Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia cố gắng thông qua các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị trên phạm vi thế giới và khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm bắt nguồn từ đất đối với môi trường biển, có tính đến các đặc điểm khu vực, đến khả năng kinh tế của các quốc gia đang phát triển và các đòi hỏi về phát triển kinh tế của các quốc gia này. Các quy tắc và quy phạm cũng như các những tập quán và thủ tục được kiến nghị này tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ, được xem xét lại.
5. Các luật, quy chế và các biện pháp cũng như các quy tắc, quy phạm và các tập quán, thủ tục được kiến nghị đã nêu ở khoản 1, 2 và 4, bao gồm những biện pháp nhằm hạn chế đến hết mức việc trút vào môi trường biển các chất độc, có hại và độc hại, đặc biệt là các chất không thể phân hủy được.
Các quốc gia ven biển thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm đối với môi trường biển trực tiếp hay gián tiếp do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình thuộc quyền tài phán của mình theo các Điều 60 và 80.
Các quốc gia thi hành mọi biện pháp khác có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự sự ô nhiễm này.
Các luật, quy định và biện pháp này không được kém hiệu quả hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quán và thủ tục đã được kiến nghị có tính chất quốc tế.
Các quốc gia cố gắng Điều hòa các chính sách của mình về mặt này ở mức độ khu vực thích hợp.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia thông qua các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị, trên phạm vi thế giới và khu vực, để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm môi trường biển nói ở khoản 1. Các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
1. Các quy tắc, quy định và thủ tục quốc tế được thông qua theo đính Phần XI để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra. Các quy tắc, quy định và thủ tục này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
2. Trong Điều kiện tuân theo các quy định thích hợp của mục này, các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển này sinh từ các hoạt động tiến hành trong Vùng của các tàu thuyền hay xuất phát từ các thiết bị, công trình hay các phương tiện khác, tùy theo trường hợp, treo cờ của các quốc gia đó, đăng ký ở trên lãnh thổ hay thuộc quyền của họ. Các luật và quy định này không được kém hiệu lực hơn các quy tắc,quy định và thủ tục quốc tế nói ở khoản 1.
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do sự nhận chìm.
Các quốc gia thi hành tất cả các biện pháp khác có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
Các luật, quy định và biện pháp phải bảo đảm rằng không một sự nhận chìm nào có thể được tiến hành mà không được phép của các nhà đương cục có thẩm quyền của các quốc gia.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao; các quốc gia cố gắng thông qua trên phạm vi thế giới và khu vực các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này. Các quy tắc và quy phạm cũng như tập quán và thủ tục được kiến nghị này, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
Việc nhận chìm ở trong lãnh hải và trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa không thể được tiến hành nếu không được sự đồng ý rõ ràng trước quốc gia ven biển; quốc gia ven biển có quyền cho phép, quy định và kiểm soát sự nhận chìm này, sau khi đã xem xét đúng mức vấn đề với các quốc gia khác mà do những hoàn cảnh địa lý nên việc nhận chìm này có thể có những tác hại đối với họ.
Các luật và quy định cũng như các biện pháp quốc gia không được kém hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm có tính chất thế giới để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
Hành động qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung, các quốc gia thông qua các quy tắc và quy phạm quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các tàu thuyền gây ra và quan tâm tạo Điều kiện dễ dàng cho việc định ra, cũng theo cách nói trên, nếu cần, các cách bố trí đường giao thông cho tàu thuyền nhằm hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn có thể làm cho môi trường biển kể cả vùng duyên hải bị ô nhiễm, và do đó mà đụng chạm đến những lợi ích có liên quan của các quốc gia ven biển. Các quy tắc và quy phạm này, cũng theo cách như thế, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại.
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền mà mình cho mang cờ hay cho đăng ký gây ra. Các luật và quy định này không được kém hiệu quả hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế được chấp nhận chung và được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung.
Nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia khi đặt ra các Điều kiện đặt biệt cho các tàu thuyền nước ngoài đi vào các cảng hay nội thủy của mình hoặc công trình cảng cuối cùng ở ngoài khơi, cần phải công bố đúng thủ tục về các Điều kiện này và phải thông báo cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền. Để Điều hòa chính sách về mặt này, khi hai hay nhiều quốc gia ven biển đặt ra các Điều kiện như vậy dưới một hình thức giống nhau, cần ghi rõ trong thông báo các quốc gia nào tham gia vào các thỏa thuận như vậy. Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mà mình cho mang cờ hay đăng ký, khi tàu có mặt ở trong lãnh hải của một quốc gia tham gia vào những thỏa thuận chung này, phải cung cấp, theo yêu cầu của quốc gia này, những thông tin chỉ rõ liệu chiếc tàu này có hướng về một quốc gia thuộc cùng khu vực tham gia vào các thỏa thuận này không và, nếu đúng, cần xác định xem chiếc tàu này có đáp ứng đầy đủ các Điều kiện do quốc gia này đặt ra liên quan đến việc đi vào trong các cảng của mình không. Điều này được áp dụng không phương hại đến việc tiếp tục thực hiện quyền đi qua không gây hại của một chiếc tàu hay đến việc áp dụng Điều 25, khoản 2.
Trong việc thi hành chủ quyền đối với lãnh hải của mình, các quốc gia ven biển có thể thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền nước ngoài gây ra, kể cả các tàu thuyền đang thực hiện quyền đi qua không gây hại. Các luật và quy định này, theo đúng với Mục 3 của phần II, không được cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.
Nhằm thực hiện việc áp dụng đã nói ở mục 6, các quốc gia ven biển có thể thông qua các luật và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình; các luật và quy định đó phải phù hợp và đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy định quốc tế được chấp nhận chung và được xây dụng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung.
a. Khi các quy tắc và quy phạm quốc tế nói ở khoản 1 không cho phép đáp ứng một cách thích đáng với những tình huống đặc biệt và nếu một quốc gia ven biển có lý do chính đáng để cho rằng một khu vực đặc biệt và được xác định rõ ràng trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình, đòi hỏi phải thông qua các biện pháp bắt buộc đặc biệt để ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, vì những lý do kỹ thuật được thừa nhận do những đặc điểm hải dương học và sinh thái học của khu vực đó cũng như do việc sử dụng hay việc bảo vệ các tài nguyên của khu vực đó và do đặc điểm riêng của luồng giao thông, thì quốc gia này, sau khi thông qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đã tham khảo ý kiến thích đáng với mọi quốc gia hữu quan, có thể gửi lên tổ chức này một thông báo liên quan đến khu vực xem xét bằng cách đưa ra những chứng minh khoa học và kỹ thuật, cũng như những chỉ dẫn về cá thiết bị thu nhận cần thiết để chứng minh. Trong thời hạn 12 tháng sau khi nhận được thông báo, tổ chức quyết định xem tình hình trong khu nvực được xem xét có đáp ứng các Điều kiện kể trên không. Nếu tổ chức quyết định đúng là như vậy, thì quốc gia ven biển có thể thông qua cho khu vực này các luật và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm hay tập quán về hàng hải quốc tế mà tổ chức đã đưa ra áp dụng cho những khu vực đặc biệt.Các luật và quy định này chỉ được áp dụng đối với các tàu thuyền nước ngoài sau một thời hạn là 15 tháng kể từ ngày thông báo cho tổ chức;
Quốc gia ven biển công bố các giới hạn của các khu vực đặc biệt và được xác định rõ ràng này;
Khi làm thông báo kể trên, quốc gia ven biển cần đồng thời nói rõ cho tổ chức rằng họ có ý định thông qua, cho khu vực mà họ đề cập, những luật và quy định bổ sung nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra hay không. Các luật và quy dịnh bổ sung này có thể đề cập việc thải bỏ hay những tập quán hàng hải, nhưng không bắt buộc các tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các tiêu chuẩn khác về mặt thiết kế, cấu trúc và trang bị, ngoài các quy tắc và quy phạm quốc tế đẵ được chấp nhận chung; các luật và quy định bổ sung này có thế áp dụng cho tàu thuyền nước ngoài, sau 15 tháng kể từ ngày thông báo cho tổ chức này, với Điều kiện là tổ chức này, trong một thời hạn là 12 tháng, kể từ ngày được thông báo, đã chuẩn y các luật và quy định bổ sung nói trên.
Các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở Điều này còn cần trù định nghĩa vụ phải thông báo ngay lập tức cho các quốc gia ven biển mà vùng duyên hải hay các lợi ích liên quan của họ có nguy cơ bị những tai nạn trên biển tác động đến, nhất là những tai nạn dẫn đến hay có nguy cơ dẫn đến những việc thải bỏ.
Để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển, các quốc gia thông qua các luật và quy định áp dụng ở vùng trời thuộc chủ quyền của mình và áp dụng cho các tàu thuyền mang cờ của mình hay cho các tàu thuyền hoặc các phương tiện bay mà mình cho đăng ký, có tính đến các quy tắc quy phạm, cũng như những tập quán và thủ tục được kiến nghị, và đã được chấp nhận trên phạm vi quốc tế vá có tính đến an toàn hàng không.
Các quốc gia thi hành các biện pháp khác có thể cấn thiết để ngăn giữ, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
Đặc biệt khi hành động qua trung gian cảu các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, các quốc gia cố gắng thông qua các quy tắc và quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiến nghị trên phạm vi thế giới và khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm này.
Các quốc gia đảm bảo việc áp dụng các luật và quy định và thi hành theo đúng Điều 207; Các quốc gia thông qua luật và quy định và thi hành các biện pháp cần thiết khác để đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển bắt nguồn từ đất.
Các quốc gia bảo đảm việc áp dụng các luật và quy định đã được thông qua theo đúng Điều 208; họ thông qua các luật và các quy định và thi hành các biện pháp cấn thiết khác để đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao, để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường do các hoạt động liên quan đến đáy biển và thuộc quyền tài phán của mình, trực tiếp hay gián tiếp gây ra, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình được đặt dưới quyền tài phán của mình theo các Điều 60 và 80.
Việc áp dụng quy tắc, quy định và thủ tục quốc tế được xây dựng theo đúng Phần XI để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển gây ra bởi các hoạt động tiến hành trong Vùng do phần này Điều chỉnh.
Các luật và quy định được thông qua theo đúng Công ước và các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa,hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển bởi việc nhận chìm do các đối tượng sau đây thi hành:
Quốc gia ven biển, đối với việc nhận chìm nằm trong giới hạn của lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình;
Quốc gia mà tàu mang cờ, đối với các tàu thuyền mang cờ của mình hay các tàu hay phương tiện bay mà mình cho đăng ký;
Bất kỳ quốc gia nào, đối với việc đưa ra chất cặn bã hay các chất khác lên lãnh thổ của mình hay lên các công trình cảng cuối cùng ra khơi.
Theo Điều này, không quốc gia nào được khởi tố, khi vụ kiện đã được một quốc gia khác khởi tố cũng theo đúng Điều này.
Các quốc gia quan tâm đến việc tàu thuyền mang cờ của mình hay được mình cho đăng ký tôn trọng các quy tắc và quay phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung, cũng như các luật và quy định mà các quốc gia này đã thông qua theo đúng Công ước để ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền gây ra và họ thông qua các quy luật và quy định, và thi hành các biện pháp cần thiết để đem lại hiệu lực cho các quy luật và quy định đó. Quốc gia mà tàu mang cờ phải quan tâm đến việc các quy tắc, quy phạm, luật và quy định này được áp dụng một cách có hiệu quả, bất kể việc vi phạm xảy ra ở đâu.
Đặc biệt, các quốc gia thi hành các biện pháp thích hợp để cấm các tàu thuyền mang cờ của nước mình hay được mình cho đăng ký chuẩn bị nhổ neo, chừng nào chúng không tuân theo đúng các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở khoản 1, kể các quy định liên quan đến cách thiết kế, cấu trúc, và trang bị của tàu thuyền.
Các quốc gia quan tâm đến việc các tàu thuyền mang cờ của nước mình hay được mình cho đăng ký phải có đủ các chứng từ cấn thiết và được cấp theo các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở khoản 1. Các quốc gia quan tâm đến việc các tàu thuyền mang cờ nước mình phải được kiểm tra định kỳ xác minh xem lời ghi chú ở trên các chứng từ này có phù hợp với tình trạng thực tế của con tàu hay không. Các quốc gia khác chấp nhận các chứng từ này cũng có giá trị như là những chứng từ mà mình cấp, trừ khi có lý do xác đáng để cho rằng tình trạng con tàu trong một chừng mực quan trọng không phù hợp với các ghi chú ở trên các chứng từ này.
Nếu một con tàu vi phạm các quy tắc và quy định được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung, quốc gia cho tàu mang cờ, với Điều kiện không phương hại tới các Điều 218, 220 và 228, phải lập tức tiến hành mọi cuộc Điều tra và, nếu thấy cần thì, khởi tố đối với vụ vi phạm được suy đoán đó, bất kể nơi xảy ra vụ vi phạm này hay vị trí mà nạn ô nhiễm do vụ vi phạm gây ra đã xảy ra hoặc được xác nhận là ở đâu.
Khi tiến hành Điều tra vụ vi phạm, quốc gia mà tàu mang cờ có thể yêu cầu sự giúp đỡ của mọi quốc gia khác mà sự hợp tác có thể có ích để làm sáng tỏ các hoàn cảnh của sự việc. Các quốc gia cố gắng đáp ứng các yêu cầu thích hợp của các quốc gia mà tàu mang cờ.
Theo yêu cầu bằng văn bản của một quốc gia,các quốc gia phải tiến hành Điều tra về mọi vi phạm do tàu thuyền mang cờ của họ có thể đã phạm phải. Quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành không chậm trễ việc truy tố về nội dung chính của sự vi phạm đã được suy đoán theo đúng luật trong nước của mình, nếu tin chắc rằng đã có đủ chứng cứ để tiến hành công việc này.
Quốc gia mà tàu mang cờ thông báo ngay cho quốc gia yêu cầu và tổ chức quốc tế có thẩm quyền về vụ việc đã được khởi tố và kết quả của nó. Tất cả các quốc gia đều được tiếp xúc với những thông tin đã được thông báo đó.
Những chế tài được trù định trong các quy luật và quy định của quốc gia đối với các tàu thuyền mang cờ của mình cần phải nghiêm khắc để hạn chế các vụ vi phạm,ở bất cứ đâu.
Khi một chiếc tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng có thể mở một cuộc Điều tra và, khi có các chứng cứ để chứng minh, có thể khởi tố đối với bất kỳ sự thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoại nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình, vi phạm các luật và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung.
Quốc gia có cảng không thể khởi tố theo khoản 1 đối với một vụ vi phạm do việc thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoài nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình, hoặc là quốc gia mà tàu mang cờ hay quốc gia đã chịu, hay có nguy cơ phải chịu, các tổn thất do việc thải đổ này gây ra yêu cầu.
Khi một con tàu tự ý có mặt trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng cố gắng chấp nhận những đơn yêu cầu Điều tra của bất kỳ quốc gia nào khác về việc thải đổ có khả năng gây ra vụ vi phạm đã nêu ở khoản 1 có thể đã xảy ra trong nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia yêu cầu, và có thể đã gây ô nhiễm hay có nguy cơ gây ô nhiễm cho các vùng này. Quốc gia có cảng cũng cố gắng chấp nhận đơn yêu cầu Điều tra của quốc gia mà tàu mang cờ về những vi phạm như thế, bất kể các vụ vi phạm này có thể xảy ra ở đâu.
Hồ sơ Điều tra do quốc gia có cảng tiến hành theo Điều này được chuyển cho quốc gia mà tàu mang cờ hay cho quốc gia ven biển theo yêu cầu của các quốc gia này. Bất kỳ việc nào do quốc gia có cảng khởi tố dựa trên cơ sở của cuộc Điều tra này, có thể bị đình chỉ theo yêu cầu của quốc gia ven biển, với Điều kiện phải tuân theo các quy định của Mục 7, khi vụ vi phạm đã xảy ra trong nội thủy, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển này. Khi đó những chứng cứ, hồ sơ về sự việc, cũng như mọi sự bảo lãnh hay đảm bảo tài chính đã được gửi cho những nhà đương cục của quốc gia có cảng phải được chuyển cho quốc gia ven biển. Sau khi chuyển giao hồ sơ, quốc gia có cảng không theo đuổi vụ kiện nữa.
Với Điều kiện tuân thủ Mục 7, khi các quốc gia, theo yêu cầu hay tự ý mình xác định rằng một con tàu đang ở một trong các cảng của mình hay ở một trong các công trình cảng cuối cùng ở ngoài khơi của mình đã vi phạm các qui tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng liên quan đến khả năng đi biển của tàu thuyền và có nguy cơ từ đó gây ra thiệt hại cho môi trường biển, cần thi hành các biện pháp hành chính trong phạm vi khả năng của mình để ngăn không cho chiếc tàu này rời bến. Các quốc gia này chỉ cho phép chiếc tàu này đi vào xưởng sửa chữa thích hợp gần nhất và, một khi đã loại trừ các nguyên nhân gây ra vi phạm, các quốc gia này cho phép chiếc tàu này tiếp tục hành trình của mình ngay lập tức.
Khi một chiếc tàu tự ý có mặt trong cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi với Điều kiện tuân thủ Mục 7, quốc gia có cảng có thể khởi tố về bất kỳ vi phạm nào đôi với các luật và quy định mà mình đã thông qua theo đúng Công ước hay theo đúng các qui tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, nếu vụ vi phạm đã xảy ra trong lãnh hải hay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Khi một quốc gia có lý do xác đáng cho rằng chiếc tàu trong lúc đi qua lãnh hải của mình đã vi phạm các luật và quy định mà mình đã thông qua theo đúng công ước hay các nguyên tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra thì quốc gia này có thể tiến hành kiểm tra cụ thể chiếc tàu đã gây ra vụ vi phạm, nhưng không làm phương hại đến việc áp dụng các quy định thích hợp của Mục 3 thuộc phần II, và, khi có các chứng cứ để chứng minh được Điều đó thì có thể khởi tố và đặc biệt có thể ra lệnh giữ chiếc tàu theo đúng luật trong nước của mình, với Điều kiện phải tuân thủ theo quy định của Mục 7.
Khi một quốc gia có lý do xác đáng để cho rằng một con tàu đi trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã vi phạm các quy tắc và quy phạm quốc tế đó và đem lại hiệu lực cho chúng, quốc gia này có thể yêu cầu con tàu cung cấp các thông tin liên quan đến lý lịch và cảng đăng ký của tàu, cảng cuối cùng và cảng sắp ghé vào của tàu và các thông tin thích hợp cần thiết khác để xác định có phải một vụ vi phạm đã xảy ra không.
Các quốc gia thông qua các luật và qui định và thi hành các biện pháp cần thiết cho các tàu thuyền mang cờ của mình đáp ứng các yêu cầu về thông tin đã nêu ở khoản 3.
Khi một quốc gia có các lý do xác đáng để cho rằng một chiếc tàu đi trong đặc quyền kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã gây ra một vụ vi phạm trong vùng đặc quyền kinh tế đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đổ nghiêm trọng vào môi trường biển, đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra ở môi trường biển này một vụ ô nhiễm đáng kể, quốc gia có thể tiến hành kiểm tra cụ thể con tàu để xác minh xem có phải đã có sự vi phạm không, nếu như con tàu từ chối không đưa ra các thông tin, hay nếu những thông tin được cung cấp mâu thuẫn rõ ràng với sự thật, và nếu các hoàn cảnh của sự việc lý giải cho sự kiểm tra này.
Khi có chứng cứ chứng tỏ rằng một chiếc tàu đi trong vùng đặc quyền về kinh tế hay lãnh hải của một quốc gia đã gây ra trong vùng đặc quyền về kinh tế một vụ vi phạm đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đổ gây hoặc có nguy cơ gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho vùng duyên hải hay cho các lợi ích có liên quan của quốc gia ven biển hay cho tất cả tài nguyên của lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình, thì quốc gia đó, với Điều kiện tuân thủ Mục 7 và nếu có các chứng cứ chứng minh được Điều trên, có thể tiến hành khởi tố, nhất là ra lệnh giữ con tàu lại theo đúng luật trong nước của mình.
Mặc dù đã có khoản 6, trong mọi trường hợp mà các thủ tục thích hợp đã được đặt ra qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, hoặc do thỏa thuận bằng mọi cách khác để tôn trọng các nghĩa vụ liên quan đến việc nộp tiền bảo lãnh hay việc ký gửi một khoản bảo đảm tài chính thích hợp khác, nếu như quốc gia ven biển có bị các thủ tục đó ràng buộc, thì quốc gia đó cho phép chiếc tàu tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 cũng được áp dụng vào các luật và quy định quốc gia được thông qua theo Điều 211, khoản 6.
Không một qui định nào của phần này đụng đến các quyền của các quốc gia, theo pháp luật quốc tế, kể cả tập quán lẫn theo công ước, định ra và tiến hành áp dụng ở ngoài lãnh hải các biện pháp cân xứng với những thiệt hại mà các quốc gia này đã thật sự phải chịu đựng hay bị đe dọa phải chịu nhằm bảo vệ vùng duyên hải hay các lợi ích có liên quan của mình, kể cả việc đánh bắt hải sản, chống nạn ô nhiễm hay đe dọa ô nhiễm do một tai nạn xảy ra trên biển hoặc do những hành vi gắn liền với một tai nạn như vậy gây ra mà người ta có căn cứ để chờ đợi những hậu quả tai hại.
Trong Điều này, thì “tai nạn trên biển” có nghĩa là một vụ đâm va, mắc cạn hay sự cố hàng hải khác hoặc sự kiện xảy ra ở trên hay ở một con tàu gây ra những thiệt hại về vật chất hay đe dọa sắp gây ra những thiệt hại về vật chất cho một chiếc tàu hay hàng hóa của nó.
Trong giới hạn của vùng trời thuộc chủ quyền của mình hay đối với các tàu thuyền mang cờ của mình hoặc các tàu hay phương tiện bay được mình cho đăng ký, các quốc gia bảo đảm việc áp dụng các luật, quy định mà mình đã thông qua theo đúng Điều 212, khoản 1, theo đúng các quy định khác của Công ước, thông qua các luật và qui định, thi hành các biện pháp khác để phát huy hiệu lực của các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay xuyên qua bầu khí quyển, theo đúng tất cả các quy tắc và quy phạm quốc tế tương ứng liên quan đến an toàn hàng không.
Khi có một vụ kiện do áp dụng phần này, các quốc gia thi hành các biện pháp để tạo thuận lợi cho việc nghe nhân chứng và thu nhận các chứng cứ do các nhà đương cục của một quốc gia khác hay do tổ chức quốc tế có thẩm quyền cung cấp và tạo Điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các phiên tòa của các đại biểu chính thức của tổ chức này, của quốc gia mà tàu mang cờ hay của bất kỳ quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi nạn ô nhiễm nảy sinh từ mọi vi phạm. Các đại biểu chính thức tham gia các phiên tòa này có quyền và nghĩa vụ do luật trong nước hay pháp luật quốc tế trù định.
Chỉ có những nhân viên chính thức có đủ tư cách, cũng như các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự hay các tàu thuyền hoặc các phương tiện bay khác có mang những dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ rõ ràng rằng chúng thuộc một cơ quan nhà nước và được phép tiến hành công việc đó, có thể thi hành các việc cảnh sát đối với các tàu thuyền nước ngoài theo phần này.
Khi thi hành quyền cảnh sát của mình đối với tàu thuyền nước ngoài theo Công ước, các quốc gia không được gây ra nguy hiểm cho an toàn hàng hải, không được gây ra một rủi ro nào cho một con tàu hay dẫn con tàu đó về một cảng hoặc khu neo nguy hiểm, cũng không gây ra rủi ro quá đáng cho môi trường biển.
a) Các quốc gia không được giữ một chiếc tàu nước ngoài lâu quá mức cần thiết để tiến hành các cuộc Điều tra đã được trù định ở các Điều 216, 218 và 220. Việc kiểm tra cụ thể một chiếc tàu nước ngoài phải được giới hạn ở việc xem xét các chứng từ, sổ đăng ký hay các tài liệu khác mà chiếc tàu có nhiệm vụ phải mang theo, theo các quy tắc và quy phạm quốc tế được chấp nhận chung, hay mọi tài liệu tương tự; chỉ có thể tiến hành kiểm tra cụ thể chiếc tàu tỉ mỉ hơn tiếp theo sau cuộc xem xét này và với Điều duy nhất là:
Có các lý do xác đáng để cho rằng tình trạng con tàu hay trang thiết bị của nó về cơ bản không phù hợp với những ghi chú ở trên các tài liệu.
Nội dung của các tài liệu này không đủ để xác minh và thẩm tra vụ vi phạm đã được suy đoán.
Con tàu không mang theo các chứng từ và tài liệu có giá trị.
b) Khi qua cuộc Điều tra mà thấy rằng đã có sự vi phạm các luật và qui định có thể áp dụng hay các quy tắc và quy phạm quốc tế nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, sau khi con tàu đã hoàn thành các thể thức hợp lý, như việc ký gửi một khoản tiền bảo lãnh hoặc một khoản bảo đảm tài chính khác, thì cần chấm dứt ngay việc cầm giữ.
c) Không làm phương hại đến các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng về mặt khả năng đi biển của tàu thuyền, nếu việc chấm dứt cầm giữ một con tàu sẽ có nguy cơ dẫn tới thiệt hại do khinh suất đối với môi trường biển, thì con tàu nói trên có thể không được phép tiếp tục cuộc hành trình, hoặc được phép nhưng với Điều kiện là phải đi đến xưởng sửa chữa thích hợp gần nhất. Trong trường hợp mà việc chấm dứt cầm giữ con tàu bị từ chối hay bị đặt các Điều kiện, thì quốc gia mà tàu mang cờ phải được thông báo ngay về việc này và có thể yêu cầu chấm dứt việc cầm giữ này theo đúng phần XV.
2. Các quốc gia hợp tác để soạn thảo các thủ tục nhằm tránh khỏi việc kiểm tra cụ thể thừa đối với tàu thuyền trên biển.
Khi thi hành các quyền và làm tròn các nghĩa vụ của mình theo phần này, các quốc gia không được bắt các tàu thuyền của một quốc gia nào khác phải chịu một sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế.
Khi một quốc gia tiến hành các cuộc truy tố nhằm trừng phạt một vi phạm do một chiếc tàu nước ngoài gây ra ở bên ngoài lãnh hải của quốc gia trên đối với các luật và quy định có thể áp dụng hay các quy tắc và qui phạm quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, thì các cuộc truy tố này phải bị đình chỉ ngay sau khi quốc gia mà tàu mang cờ đã tự mình tiến hành các cuộc truy tố đối với nội dung chính của vụ vi phạm nói trên, trong vòng 6 tháng tiếp theo việc khởi tố đầu tiên, trừ khi việc khởi tố này nhằm vào một trường hợp đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia ven biển, hay quốc gia mà tàu mang cờ nói trên đã nhiều lần không làm tròn nghĩa vụ của mình để bảo đảm áp dụng thực sự các quy tắc và các quy phạm quốc tế hiện hành đối với các vụ vi phạm do tàu thuyền của mình gây ra. Quốc gia mà tàu mang cờ khi đã yêu cầu đình chỉ các cuộc truy tố theo đúng Điều này trao lại trong thời gian thích hợp cho quốc gia đầu tiên một hồ sơ đầy đủ về sự việc và các văn bản gốc của vụ án. Khi các tòa án của quốc gia mà tàu mang cờ đã tuyên án thì các cuộc truy tố phải chấm dứt sau khi đã thanh toán xong các chi phí về thủ tục, thì bất kỳ khoản tiền bảo lãnh hay khoản bảo đảm tài chính nào khác được ký gửi khi tiến hành các cuộc truy tố này đều phải được quốc gia ven biển trả lại.
Không thể tiến hành các cuộc truy tố đối với tàu thuyền nước ngoài sau thời hạn 3 năm kể từ ngày vi phạm, và không quốc gia nào có thể tiến hành rồi, với Điều kiện phải tuân thủ khoản 1.
Điều này không đụng chạm đến quyền của quốc gia mà tàu mang cờ sử dụng mọi biện pháp, kể cả quyền tiến hành các cuộc truy tố, theo đúng luật trong nước của mình, không phụ thuộc vào các cuộc truy tố do một quốc gia khác tiến hành trước.
Không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến quyền khởi tố về trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra những thiệt hại hay tổn thất do ô nhiễm môi trường biển.
Đối với trường hợp vi phạm các luật và quy định quốc gia hay các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các tàu thuyền nước ngoài gây ra ở ngoài lãnh hải thì chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
Đối với tình trạng vi phạm các luật và quy định quốc gia hay các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, do một tàu nước ngoài gây ra ở trong lãnh hải, thì chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tiền, trừ trường hợp đó là một hành động cố ý và gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong tiến trình các cuôc truy tố đã được tiến hành nhằm trừng phạt các vụ vi phạm thuộc lọai này do một tàu nước ngoài phạm phải mà chiếc tàu có thể phải chịu đụng những hình thức xử phạt, các quyền được thừa nhận của bị cáo vẫn được tôn trọng.
Các quốc gia thông báo không chậm trễ cho các quốc gia mà tàu mang cờ và cho mọi quốc gia hữu quan khác tất cả các biện pháp được sử dụng với tàu thuyền nước ngoài trong việc áp dụng Mục 6, và giao cho quốc gia mà tàu mang cờ tất cả các báo cáo chính thức có liên quan đến biện pháp này. Tuy nhiên, trong trường hợp các vụ vi phạm xảy ra trong lãnh hải, quốc gia ven biển chỉ thực hiện các nghĩa vụ này đối với các biện pháp đuợc dùng trong khuôn khổ các cuộc truy tố. Các nhân viên ngọai giao hay các viên chức lãnh sự, và trong trường hợp có thể được, nhà đương cục về biển của quốc gia mà tàu mang cờ được thông báo ngay về mọi biện pháp thuộc loại này.
Các quốc gia chịu trách nhiệm về những thiệt hại và tổn thất có thể qui cho họ do các biện pháp đã được sử dụng trong việc áp dụng Mục 6, khi các biện pháp này là bất hợp pháp hay vượt quá mức cần thiết hợp lý, có xét đến các thông tin sẵn có.
Không một quy định nào của Mục 5, 7 và 6 đụng chạm đến chế độ pháp lý của các eo dùng cho hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, nếu một chiếc tàu nước ngoài không phải là các tàu thuyền đã nêu ở Mục 10 vi phạm các luật và quy định đã nêu ở Điều 42 khoản 1, điểm a, và b, gây ra hay đe dọa gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển của các eo biển, thì quốc gia có eo biển có thể thi hành các biện pháp cảnh sát thích hợp, trong khi vẫn tôn trọng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) mục này.
Các quốc gia ven biển có quyền thông quan và tiến hành áp dụng các luật và quy định không phân biệt đối xử nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do tàu thuyền gây ra trong khu vực bị băng bao phủ và nằm trong ranh giới của vùng đặc quyền về kinh tế, khi các Điều kiện khí hậu đặc biệt khắc nghiệt và việc các khu vực bao phủ phần lớn thời gian trong một năm gây trở ngại cho hàng hải hoặc hoặc làm cho việc hàng hải trở nên đặc biệt nguy hiểm, và nạn ô nhiễm môi trường biển có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái hay làm rối lọan sự cân bằng này một cách không thể hồi phục được. Các luật và quy định này phải lưu ý thích đáng đến hàng hải cũng như đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trên cơ sở của các dữ kiện khoa học chắc chắn nhất mà người ta có thể có được.
Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nghĩa vụ quốc tế của mình về vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các quốc gia có trách nhiệm theo đúng luật quốc tế.
Quốc gia quan tâm làm sao cho luật trong nước của mình có được những hình thức tố tụng cho phép thu được sự đền bù nhanh chóng và thích đáng, hay sự bồi thường khác đối với những thiệt hại nảy sinh từ ô nhiễm môi trường do tự nhiên nhân, hay pháp nhân thuộc quyền tài phán của mình gây ra.
Để bảo đảm một sự đền bù nhanh chóng và thích đáng mọi thiệt hại nảy sinh từ ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia cần hợp tác để bảo đảm áp dụng và phát triển luật quốc tế về trách nhiệm có liên quan đến việc đánh giá và bồi thường các thiệt hại và việc giải quyết các tranh chấp về mặt này, cũng như, nếu có thể, đến việc soạn thảo các tranh chấp và thủ tục để thanh toán tiền bồi thường thích đáng, chẳng hạn trù định một khoản bảo hiểm bắt buộc các quỹ bồi thường.
Các quy định của Công ước liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển không áp dụng đối với các tàu chiến hay tàu thuyền bổ trợ, cũng như đối với các tàu thuyền khác hay đối với các phương tiện bay thuộc một quốc gia hay do quốc gia này, khai thác, khi trong thời gian xem xét, quốc gia này chỉ sử dụng chúng vào những mục đích công vụ không có tính chất thương mại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia thi hành các biện pháp thích hợp không ảnh hưởng đến các hoạt động hay khả năng hoạt động của tàu thuyền hay phương tiện bay thuộc mình hay do mình khai thác, sao cho các tàu thuyền hay phương tiện bay này hành động một cách thích hợp với Công ước trong chừng mực có thể làm được.
Phần này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ riêng thuộc bổn phận của các quốc gia theo các công ước hay Điều ước đặc thù được ký kết trước đây về mặt bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng không ảnh hưởng đến các Điều ước có thể được ký kết để áp dụng các nguyên tắc chung đã được nêu trong Công ước.
Các quốc gia phải làm tròn các nghĩa vụ riêng thuộc phận sự của mình có liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển theo Công ước đặc biệt, một cách thích hợp với các nguyên tắc và mục tiêu chung của Công ước.
PROTECTION AND PRESERVATION OF THE MARINE ENVIRONMENT
Article 192: General obligation
States have the obligation to protect and preserve the marine environment.
Article 193: Sovereign right of States to exploit their natural resources
States have the sovereign right to exploit their natural resources pursuant to their environmental policies and in accordance with their duty to protect and preserve the marine environment.
Article 194: Measures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment
1. States shall take, individually or jointly as appropriate, all measures consistent with this Convention that are necessary to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from any source, using for this purpose the best practicable means at their disposal and in accordance with their capabilities, and they shall endeavour to harmonize their policies in this connection.
2. States shall take all measures necessary to ensure that activities under their jurisdiction or control are so conducted as not to cause damage by pollution to other States and their environment, and that pollution arising from incidents or activities under their jurisdiction or control does not spread beyond the areas where they exercise sovereign rights in accordance with this Convention.
3. The measures taken pursuant to this Part shall deal with all sources of pollution of the marine environment. These measures shall include, inter alia, those designed to minimize to the fullest possible extent:
(a) the release of toxic, harmful or noxious substances, especially those which are persistent, from land-based sources, from or through the atmosphere or by dumping;
(b) pollution from vessels, in particular measures for preventing accidents and dealing with emergencies, ensuring the safety of operations at sea, preventing intentional and unintentional discharges, and regulating the design, construction, equipment, operation and manning of vessels;
(c) pollution from installations and devices used in exploration or exploitation of the natural resources of the seabed and subsoil, in particular measures for preventing accidents and dealing with emergencies, ensuring the safety of operations at sea, and regulating the design, construction, equipment, operation and manning of such installations or devices;
(d) pollution from other installations and devices operating in the marine environment, in particular measures for preventing accidents and dealing with emergencies, ensuring the safety of operations at sea, and regulating the design, construction, equipment, operation and manning of such installations or devices.
4. In taking measures to prevent, reduce or control pollution of the marine environment, States shall refrain from unjustifiable interference with activities carried out by other States in the exercise of their rights and in pursuance of their duties in conformity with this Convention.
5. The measures taken in accordance with this Part shall include those necessary to protect and preserve rare or fragile ecosystems as well as the habitat of depleted, threatened or endangered species and other forms of marine life.
Article 195: Duty not to transfer damage or hazards or transform one type of pollution into another
In taking measures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment, States shall act so as not to transfer, directly or indirectly, damage or hazards from one area to another or transform one type of pollution into another.
Article 196: Use of technologies or introduction of alien or new species
1. States shall take all measures necessary to prevent, reduce and control pollution of the marine environment resulting from the use of technologies under their jurisdiction or control, or the intentional or accidental introduction of species, alien or new, to a particular part of the marine environment, which may cause significant and harmful changes thereto.
2. This article does not affect the application of this Convention regarding the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment.
SECTION 2. GLOBAL AND REGIONAL COOPERATION
Article 197: Cooperation on a global or regional basis
States shall cooperate on a global basis and, as appropriate, on a regional basis, directly or through competent international organizations, in formulating and elaborating international rules, standards and recommended practices and procedures consistent with this Convention, for the protection and preservation of the marine environment, taking into account characteristic regional features.
Article 198: Notification of imminent or actual damage
When a State becomes aware of cases in which the marine environment is in imminent danger of being damaged or has been damaged by pollution, it shall immediately notify other States it deems likely to be affected by such damage, as well as the competent international organizations.
Article 199: Contingency plans against pollution
In the cases referred to in article 198, States in the area affected, in accordance with their capabilities, and the competent international organizations shall cooperate, to the extent possible, in eliminating the effects of pollution and preventing or minimizing the damage. To this end, States shall jointly develop and promote contingency plans for responding to pollution incidents in the marine environment.
Article 200: Studies, research programmes and exchange of information and data
States shall cooperate, directly or through competent international organizations, for the purpose of promoting studies, undertaking programmes of scientific research and encouraging the exchange of information and data acquired about pollution of the marine environment. They shall endeavour to participate actively in regional and global programmes to acquire knowledge for the assessment of the nature and extent of pollution, exposure to it, and its pathways, risks and remedies.
Article 201: Scientific criteria for regulations
In the light of the information and data acquired pursuant to article 200, States shall cooperate, directly or through competent international organizations, in establishing appropriate scientific criteria for the formulation and elaboration of rules, standards and recommended practices and procedures for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment.
SECTION 3. TECHNICAL ASSISTANCE
Article 202: Scientific and technical assistance to developing States
States shall, directly or through competent international organizations: (a) promote programmes of scientific, educational, technical and other assistance to developing States for the protection and preservation of the marine environment and the prevention, reduction and control of marine pollution. Such assistance shall include, inter alia:
(i) training of their scientific and technical personnel;
(ii) facilitating their participation in relevant international programmes;
(iii) supplying them with necessary equipment and facilities;
(iv) enhancing their capacity to manufacture such equipment;
(v) advice on and developing facilities for research, monitoring, educational and other programmes;
(b) provide appropriate assistance, especially to developing States, for the minimization of the effects of major incidents which may cause serious pollution of the marine environment;
(c) provide appropriate assistance, especially to developing States, concerning the preparation of environmental assessments.
Article 203: Preferential treatment for developing States
Developing States shall, for the purposes of prevention, reduction and control of pollution of the marine environment or minimization of its effects, be granted preference by international organizations in:
(a) the allocation of appropriate funds and technical assistance; and
(b) the utilization of their specialized services.
SECTION 4. MONITORING AND ENVIRONMENTAL ASSESSMENT
Article 204: Monitoring of the risks or effects of pollution
1. States shall, consistent with the rights of other States, endeavour, as far as practicable, directly or through the competent international organizations, to observe, measure, evaluate and analyse, by recognized scientific methods, the risks or effects of pollution of the marine environment.
2. In particular, States shall keep under surveillance the effects of any activities which they permit or in which they engage in order to determine whether these activities are likely to pollute the marine environment.
Article 205: Publication of reports
States shall publish reports of the results obtained pursuant to article 204 or provide such reports at appropriate intervals to the competent international organizations, which should make them available to all States.
Article 206: Assessment of potential effects of activities
When States have reasonable grounds for believing that planned activities under their jurisdiction or control may cause substantial pollution of or significant and harmful changes to the marine environment, they shall, as far as practicable, assess the potential effects of such activities on the marine environment and shall communicate reports of the results of such assessments in the manner provided in article 205.
SECTION 5. INTERNATIONAL RULES AND NATIONAL LEGISLATION TO PREVENT, REDUCE AND CONTROL POLLUTION OF THE MARINE ENVIRONMENT
Article 207: Pollution from land-based sources
1. States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from land-based sources, including rivers, estuaries, pipelines and outfall structures, taking into account internationally agreed rules, standards and recommended practices and procedures.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. States shall endeavour to harmonize their policies in this connection at the appropriate regional level.
4. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall endeavour to establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from land-based sources, taking into account characteristic regional features, the economic capacity of developing States and their need for economic development. Such rules, standards and recommended practices and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
5. Laws, regulations, measures, rules, standards and recommended practices and procedures referred to in paragraphs 1, 2 and 4 shall include those designed to minimize, to the fullest extent possible, the release of toxic, harmful or noxious substances, especially those which are persistent, into the marine environment.
Article 208: Pollution from seabed activities subject to national jurisdiction
1 Coastal States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment arising from or in connection with seabed activities subject to their jurisdiction and from artificial islands, installations and structures under their jurisdiction, pursuant to articles 60 and 80.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. Such laws, regulations and measures shall be no less effective than international rules, standards and recommended practices and procedures.
4. States shall endeavour to harmonize their policies in this connection at the appropriate regional level.
5. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control pollution of the marine environment referred to in paragraph l. Such rules, standards and recommended practices and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
Article 209: Pollution from activities in the Area
1. International rules, regulations and procedures shall be established in accordance with Part XI to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from activities in the Area. Such rules, regulations and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
2. Subject to the relevant provisions of this section, States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from activities in the Area undertaken by vessels, installations, structures and other devices flying their flag or of their registry or operating under their authority, as the case may be. The requirements of such laws and regulations shall be no less effective than the international rules, regulations and procedures referred to in paragraph 1.
Article 210: Pollution by dumping
1. States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment by dumping.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. Such laws, regulations and measures shall ensure that dumping is not carried out without the permission of the competent authorities of States.
4. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall endeavour to establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control such pollution. Such rules, standards and recommended practices and procedures shall be re-examined from time to time as necessary.
5. Dumping within the territorial sea and the exclusive economic zone
or onto the continental shelf shall not be carried out without the express prior approval of the coastal State, which has the right to permit, regulate and control such dumping after due consideration of the matter with other States which by reason of their geographical situation may be adversely affected thereby.
6. National laws, regulations and measures shall be no less effective in preventing, reducing and controlling such pollution than the global rules and standards.
Article 211: Pollution from vessels
1. States, acting through the competent international organization or general diplomatic conference, shall establish international rules and standards to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from vessels and promote the adoption, in the same manner, wherever appropriate, of routeing systems designed to minimize the threat of accidents which might cause pollution of the marine environment, including the coastline, and pollution damage to the related interests of coastal States. Such rules and standards shall, in the same manner, be re-examined from time to time as necessary.
2. States shall adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment from vessels flying their flag or of their registry. Such laws and regulations shall at least have the same effect as that of generally accepted international rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference.
3. States which establish particular requirements for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment as a condition for the entry of foreign vessels into their ports or internal waters or for a call at their off-shore terminals shall give due publicity to such requirements and shall communicate them to the competent international organization.
Whenever such requirements are established in identical form by two or more coastal States in an endeavour to harmonize policy, the communication shall indicate which States are participating in such cooperative arrangements.
Every State shall require the master of a vessel flying its flag or of its registry, when navigating within the territorial sea of a State participating in such cooperative arrangements, to furnish, upon the request of that State, information as to whether it is proceeding to a State of the same region participating in such cooperative arrangements and, if so, to indicate whether it complies with the port entry requirements of that State. This article is without prejudice to the continued exercise by a vessel of its right of innocent passage or to the application of article 25, paragraph 2.
4. Coastal States may, in the exercise of their sovereignty within their territorial sea, adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of marine pollution from foreign vessels, including vessels exercising the right of innocent passage. Such laws and regulations shall, in accordance with Part II, section 3, not hamper innocent passage of foreign vessels.
5. Coastal States, for the purpose of enforcement as provided for in section 6, may in respect of their exclusive economic zones adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of pollution from vessels conforming to and giving effect to generally accepted international rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference.
6. (a) Where the international rules and standards referred to in paragraph 1 are inadequate to meet special circumstances and coastal States have reasonable grounds for believing that a particular, clearly defined area of their respective exclusive economic zones is an area where the adoption of special mandatory measures for the prevention of pollution from vessels is required for recognized technical reasons in relation to its oceanographical and ecological conditions, as well as its utilization or the protection of its resources and the particular character of its traffic, the coastal States, after appropriate consultations through the competent international organization with any other States concerned, may, for that area, direct a communication to that organization, submitting scientific and technical evidence in support and information on necessary reception facilities. Within 12 months after receiving such a communication, the organization shall determine whether the conditions in that area correspond to the requirements set out above. If the organization so determines, the coastal States may, for that area, adopt laws and regulations for the prevention, reduction and control of pollution from vessels implementing such international rules and standards or navigational practices as are made applicable, through the organization, for special areas. These laws and regulations shall not become applicable to foreign vessels until 15 months after the submission of the communication to the organization. (b) The coastal States shall publish the limits of any such particular, clearly defined area.
(c) If the coastal States intend to adopt additional laws and regulations for the same area for the prevention, reduction and control of pollution from vessels, they shall, when submitting the aforesaid communication, at the same time notify the organization thereof. Such additional laws and regulations may relate to discharges or navigational practices but shall not require foreign vessels to observe design, construction, manning or equipment standards other than generally accepted international rules and standards; they shall become applicable to foreign vessels 15 months after the submission of the communication to the organization, provided that the organization agrees within 12 months after the submission of the communication.
7. The international rules and standards referred to in this article should include inter alia those relating to prompt notification to coastal States, whose coastline or related interests may be affected by incidents, including maritime casualties, which involve discharges or probability of discharges.
Article 212: Pollution from or through the atmosphere
1. States shall adopt laws and regulations to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from or through the atmosphere, applicable to the air space under their sovereignty and to vessels flying their flag or vessels or aircraft of their registry, taking into account internationally agreed rules, standards and recommended practices and procedures and the safety of air navigation.
2. States shall take other measures as may be necessary to prevent, reduce and control such pollution.
3. States, acting especially through competent international organizations or diplomatic conference, shall endeavour to establish global and regional rules, standards and recommended practices and procedures to prevent, reduce and control such pollution.
Article 213: Enforcement with respect to pollution from land-based sources
States shall enforce their laws and regulations adopted in accordance with article 207 and shall adopt laws and regulations and take other measures necessary to implement applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from land-based sources.
Article 214: Enforcement with respect to pollution from seabed activities
States shall enforce their laws and regulations adopted in accordance with article 208 and shall adopt laws and regulations and take other measures necessary to implement applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference to prevent, reduce and control pollution of the marine environment arising from or in connection with seabed activities subject to their jurisdiction and from artificial islands, installations and structures under their jurisdiction, pursuant to articles 60 and 80.
Article 215: Enforcement with respect to pollution from activities in the Area
Enforcement of international rules, regulations and procedures established in accordance with Part XI to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from activities in the Area shall be governed by that Part.
Article 216: Enforcement with respect to pollution by dumping
1. Laws and regulations adopted in accordance with this Convention and applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment by dumping shall be enforced:
(a) by the coastal State with regard to dumping within its territorial sea or its exclusive economic zone or onto its continental shelf;
(b) by the flag State with regard to vessels flying its flag or vessels or aircraft of its registry;
(c) by any State with regard to acts of loading of wastes or other matter occurring within its territory or at its off-shore terminals.
2. No State shall be obliged by virtue of this article to institute proceedings when another State has already instituted proceedings in accordance with this article.
Article 217: Enforcement by flag States
1. States shall ensure compliance by vessels flying their flag or of their registry with applicable international rules and standards, established through the competent international organization or general diplomatic conference, and with their laws and regulations adopted in accordance with this Convention for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment from vessels and shall accordingly adopt laws and regulations and take other measures necessary for their implementation. Flag States shall provide for the effective enforcement of such rules, standards, laws and regulations, irrespective of where a violation occurs.
2. States shall, in particular, take appropriate measures in order to ensure that vessels flying their flag or of their registry are prohibited from sailing, until they can proceed to sea in compliance with the requirements of the international rules and standards referred to in paragraph 1, including requirements in respect of design, construction, equipment and manning of vessels.
3. States shall ensure that vessels flying their flag or of their registry carry on board certificates required by and issued pursuant to international rules and standards referred to in paragraph 1. States shall ensure that vessels flying their flag are periodically inspected in order to verify that such certificates are in conformity with the actual condition of the vessels. These certificates shall be accepted by other States as evidence of the condition of the vessels and shall be regarded as having the same force as certificates issued by them, unless there are clear grounds for believing that the condition of the vessel does not correspond substantially with the particulars of the certificates.
4. If a vessel commits a violation of rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference, the flag State, without prejudice to articles 218, 220 and 228, shall provide for immediate investigation and where appropriate institute proceedings in respect of the alleged violation irrespective of where the violation occurred or where the pollution caused by such violation has occurred or has been spotted.
5. Flag States conducting an investigation of the violation may request the assistance of any other State whose cooperation could be useful in clarifying the circumstances of the case. States shall endeavour to meet appropriate requests of flag States.
6. States shall, at the written request of any State, investigate any violation alleged to have been committed by vessels flying their flag. If satisfied that sufficient evidence is available to enable proceedings to be brought in respect of the alleged violation, flag States shall without delay institute such proceedings in accordance with their laws.
7. Flag States shall promptly inform the requesting State and the competent international organization of the action taken and its outcome.
Such information shall be available to all States.
8. Penalties provided for by the laws and regulations of States for vessels flying their flag shall be adequate in severity to discourage violations wherever they occur.
Article 218: Enforcement by port States
1. When a vessel is voluntarily within a port or at an off-shore terminal of a State, that State may undertake investigations and, where the evidence so warrants, institute proceedings in respect of any discharge from that vessel outside the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of that State in violation of applicable international rules and standards established through the competent international organization or general diplomatic conference.
2. No proceedings pursuant to paragraph 1 shall be instituted in respect of a discharge violation in the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of another State unless requested by that State, the flag State, or a State damaged or threatened by the discharge violation, or unless the violation has caused or is likely to cause pollution in the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of the State instituting the proceedings.
3. When a vessel is voluntarily within a port or at an off-shore terminal of a State, that State shall, as far as practicable, comply with requests from any State for investigation of a discharge violation referred to in paragraph 1, believed to have occurred in, caused, or threatened damage to the internal waters, territorial sea or exclusive economic zone of the requesting State. It shall likewise, as far as practicable, comply with requests from the flag State for investigation of such a violation, irrespective of where the violation occurred.
4. The records of the investigation carried out by a port State pursuant to this article shall be transmitted upon request to the flag State or to the coastal State. Any proceedings instituted by the port State on the basis of such an investigation may, subject to section 7, be suspended at the request of the coastal State when the violation has occurred within its internal waters, territorial sea or exclusive economic zone. The evidence and records of the case, together with any bond or other financial security posted with the authorities of the port State, shall in that event be transmitted to the coastal State. Such transmittal shall preclude the continuation of proceedings in the port State.
Article 219: Measures relating to seaworthiness of vessels to avoid pollution
Subject to section 7, States which, upon request or on their own initiative, have ascertained that a vessel within one of their ports or at one of their off-shore terminals is in violation of applicable international rules and standards relating to seaworthiness of vessels and thereby threatens damage to the marine environment shall, as far as practicable, take administrative measures to prevent the vessel from sailing. Such States may permit the vessel to proceed only to the nearest appropriate repair yard and, upon removal of the causes of the violation, shall permit the vessel to continue immediately.
Article 220: Enforcement by coastal States
1. When a vessel is voluntarily within a port or at an off-shore terminal of a State, that State may, subject to section 7, institute proceedings in respect of any violation of its laws and regulations adopted in accordance with this Convention or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution from vessels when the violation has occurred within the territorial sea or the exclusive economic zone of that State.
2. Where there are clear grounds for believing that a vessel navigating in the territorial sea of a State has, during its passage therein, violated laws and regulations of that State adopted in accordance with this Convention or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution from vessels, that State, without prejudice to the application of the relevant provisions of Part II, section 3, may undertake physical inspection of the vessel relating to the violation and may, where the evidence so warrants, institute proceedings, including detention of the vessel, in accordance with its laws, subject to the provisions of section 7.
3. Where there are clear grounds for believing that a vessel navigating in the exclusive economic zone or the territorial sea of a State has, in the exclusive economic zone, committed a violation of applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution from vessels or laws and regulations of that State conforming and giving effect to such rules and standards, that State may require the vessel to give information regarding its identity and port of registry, its last and its next port of call and other relevant information required to establish whether a violation has occurred.
4. States shall adopt laws and regulations and take other measures so that vessels flying their flag comply with requests for information pursuant to paragraph 3.
5. Where there are clear grounds for believing that a vessel navigating in the exclusive economic zone or the territorial sea of a State has, in the exclusive economic zone, committed a violation referred to in paragraph 3 resulting in a substantial discharge causing or threatening significant pollution of the marine environment, that State may undertake physical inspection of the vessel for matters relating to the violation if the vessel has refused to give information or if the information supplied by the vessel is manifestly at variance with the evident factual situation and if the circumstances of the case justify such inspection.
6. Where there is clear objective evidence that a vessel navigating in the exclusive economic zone or the territorial sea of a State has, in the exclusive economic zone, committed a violation referred to in paragraph 3 resulting in a discharge causing major damage or threat of major damage to the coastline or related interests of the coastal State, or to any resources of its territorial sea or exclusive economic zone, that State may, subject to section 7, provided that the evidence so warrants, institute proceedings, including detention of the vessel, in accordance with its laws.
7. Notwithstanding the provisions of paragraph 6, whenever appropriate procedures have been established, either through the competent international organization or as otherwise agreed, whereby compliance with requirements for bonding or other appropriate financial security has been assured, the coastal State if bound by such procedures shall allow the vessel to proceed.
8. The provisions of paragraphs 3, 4, 5, 6and 7 also apply in respect of national laws and regulations adopted pursuant to article 211, paragraph 6.
Article 221: Measures to avoid pollution arising from maritime casualties
1. Nothing in this Part shall prejudice the right of States, pursuant to international law, both customary and conventional, to take and enforce measures beyond the territorial sea proportionate to the actual or threatened damage to protect their coastline or related interests, including fishing, from pollution or threat of pollution following upon a maritime casualty or acts relating to such a casualty, which may reasonably be expected to result in major harmful consequences.
2. For the purposes of this article, "maritime casualty" means a collision of vessels, stranding or other incident of navigation, or other occurrence on board a vessel or external to it resulting in material damage or imminent threat of material damage to a vessel or cargo.
Article 222: Enforcement with respect to pollution from or through the atmosphere
States shall enforce, within the air space under their sovereignty or with regard to vessels flying their flag or vessels or aircraft of their registry, their laws and regulations adopted in accordance with article 212, paragraph 1, and with other provisions of this Convention and shall adopt laws and regulations and take other measures necessary to implement applicable international rules and standards established through competent international organizations or diplomatic conference to prevent, reduce and control pollution of the marine environment from or through the atmosphere, in conformity with all relevant international rules and standards concerning the safety of air navigation.
Article 223: Measures to facilitate proceedings
In proceedings instituted pursuant to this Part, States shall take measures to facilitate the hearing of witnesses and the admission of evidence submitted by authorities of another State, or by the competent international organization, and shall facilitate the attendance at such proceedings of official representatives of the competent international organization, the flag State and any State affected by pollution arising out of any violation. The official representatives attending such proceedings shall have such rights and duties as may be provided under national laws and regulations or international law.
Article 224: Exercise of powers of enforcement
The powers of enforcement against foreign vessels under this Part may only be exercised by officials or by warships, military aircraft, or other ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service and authorized to that effect.
Article 225: Duty to avoid adverse consequences in the exercise of the powers of enforcement
In the exercise under this Convention of their powers of enforcement against foreign vessels, States shall not endanger the safety of navigation or otherwise create any hazard to a vessel, or bring it to an unsafe port or anchorage, or expose the marine environment to an unreasonable risk.
Article 226: Investigation of foreign vessels
1. (a) States shall not delay a foreign vessel longer than is essential for purposes of the investigations provided for in articles 216, 218 and 220. Any physical inspection of a foreign vessel shall be limited to an examination of such certificates, records or other documents as the vessel is required to carry by generally accepted international rules and standards or of any similar documents which it is carrying; further physical inspection of the vessel may be undertaken only after such an examination and only when:
(i) there are clear grounds for believing that the condition of the vessel or its equipment does not correspond substantially with the particulars of those documents;
(ii) the contents of such documents are not sufficient to confirm or verify a suspected violation; or
(iii) the vessel is not carrying valid certificates and records. (b) If the investigation indicates a violation of applicable laws and regulations or international rules and standards for the protection and preservation of the marine environment, release shall be made promptly subject to reasonable procedures such as bonding or other appropriate financial security.
(c) Without prejudice to applicable international rules and standards relating to the seaworthiness of vessels, the release of a vessel may, whenever it would present an unreasonable threat of damage to the marine environment, be refused or made conditional upon proceeding to the nearest appropriate repair yard. Where release has been refused or made conditional, the flag State of the vessel must be promptly notified, and may seek release of the vessel in accordance with Part XV.
2. States shall cooperate to develop procedures for the avoidance of unnecessary physical inspection of vessels at sea.
Article 227: Non-discrimination with respect to foreign vessels
In exercising their rights and performing their duties under this Part, States shall not discriminate in form or in fact against vessels of any other State.
Article 228: Suspension and restrictions on institution of proceedings
1. Proceedings to impose penalties in respect of any violation of applicable laws and regulations or international rules and standards relating to the prevention, reduction and control of pollution from vessels committed by a foreign vessel beyond the territorial sea of the State instituting proceedings shall be suspended upon the taking of proceedings to impose penalties in respect of corresponding charges by the flag State within six months of the date on which proceedings were first instituted, unless those proceedings relate to a case of major damage to the coastal State or the flag State in question has repeatedly disregarded its obligation to enforce effectively the applicable international rules and standards in respect of violations committed by its vessels. The flag State shall in due course make available to the State previously instituting proceedings a full dossier of the case and the records of the proceedings, whenever the flag State has requested the suspension of proceedings in accordance with this article.
When proceedings instituted by the flag State have been brought to a conclusion, the suspended proceedings shall be terminated. Upon payment of costs incurred in respect of such proceedings, any bond posted or other financial security provided in connection with the suspended proceedings shall be released by the coastal State.
2. Proceedings to impose penalties on foreign vessels shall not be instituted after the expiry of three years from the date on which the violation was committed, and shall not be taken by any State in the event of proceedings having been instituted by another State subject to the provisions set out in paragraph 1.
3. The provisions of this article are without prejudice to the right of the flag State to take any measures, including proceedings to impose penalties, according to its laws irrespective of prior proceedings by another State.
Article 229: Institution of civil proceedings
Nothing in this Convention affects the institution of civil proceedings in respect of any claim for loss or damage resulting from pollution of the marine environment.
Article 230: Monetary penalties and the observance of recognized rights of the accused
1. Monetary penalties only may be imposed with respect to violations of national laws and regulations or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment, committed by foreign vessels beyond the territorial sea.
2. Monetary penalties only may be imposed with respect to violations of national laws and regulations or applicable international rules and standards for the prevention, reduction and control of pollution of the marine environment, committed by foreign vessels in the territorial sea, except in the case of a wilful and serious act of pollution in the territorial sea.
3. In the conduct of proceedings in respect of such violations committed by a foreign vessel which may result in the imposition of penalties, recognized rights of the accused shall be observed.
Article 231: Notification to the flag State and other States concerned
States shall promptly notify the flag State and any other State concerned of any measures taken pursuant to section 6 against foreign vessels, and shall submit to the flag State all official reports concerning such measures. However, with respect to violations committed in the territorial sea, the foregoing obligations of the coastal State apply only to such measures as are taken in proceedings. The diplomatic agents or consular officers and where possible the maritime authority of the flag State, shall be immediately informed of any such measures taken pursuant to section 6 against foreign vessels.
Article 232: Liability of States arising from enforcement measures
States shall be liable for damage or loss attributable to them arising from measures taken pursuant to section 6 when such measures are unlawful or exceed those reasonably required in the light of available information. States shall provide for recourse in their courts for actions in respect of such damage or loss.
Article 233: Safeguards with respect to straits used for international navigation
Nothing in sections 5, 6 and 7 affects the legal regime of straits used for international navigation. However, if a foreign ship other than those referred to in section 10 has committed a violation of the laws and regulations referred to in article 42, paragraph 1(a) and (b), causing or threatening major damage to the marine environment of the straits, the States bordering the straits may take appropriate enforcement measures and if so shall respect mutatis mutandis the provisions of this section.
Article 234: Ice-covered areas
Coastal States have the right to adopt and enforce non-discriminatory laws and regulations for the prevention, reduction and control of marine pollution from vessels in ice-covered areas within the limits of the exclusive economic zone, where particularly severe climatic conditions and the presence of ice covering such areas for most of the year create obstructions or exceptional hazards to navigation, and pollution of the marine environment could cause major harm to or irreversible disturbance of the ecological balance. Such laws and regulations shall have due regard to navigation and the protection and preservation of the marine environment based on the best available scientific evidence.
SECTION 9. RESPONSIBILITY AND LIABILITY
Article 235: Responsibility and liability
1. States are responsible for the fulfilment of their international obligations concerning the protection and preservation of the marine environment. They shall be liable in accordance with international law.
2. States shall ensure that recourse is available in accordance with their legal systems for prompt and adequate compensation or other relief in respect of damage caused by pollution of the marine environment by natural or juridical persons under their jurisdiction.
3. With the objective of assuring prompt and adequate compensation in respect of all damage caused by pollution of the marine environment, States shall cooperate in the implementation of existing international law and the further development of international law relating to responsibility and liability for the assessment of and compensation for damage and the settlement of related disputes, as well as, where appropriate, development of criteria and procedures for payment of adequate compensation, such as compulsory insurance or compensation funds.
SECTION 10. SOVEREIGN IMMUNITY
Article 236: Sovereign immunity
The provisions of this Convention regarding the protection and preservation of the marine environment do not apply to any warship, naval auxiliary, other vessels or aircraft owned or operated by a State and used, for the time being, only on government non-commercial service. However, each State shall ensure, by the adoption of appropriate measures not impairing operations or operational capabilities of such vessels or aircraft owned or operated by it, that such vessels or aircraft act in a manner consistent, so far as is reasonable and practicable, with this Convention.
SECTION 11. OBLIGATIONS UNDER OTHER CONVENTIONS ON THE PROTECTION AND PRESERVATION OF THE MARINE ENVIRONMENT
Article 237: Obligations under other conventions on the protection and preservation of the marine environment
1. The provisions of this Part are without prejudice to the specific obligations assumed by States under special conventions and agreements concluded previously which relate to the protection and preservation of the marine environment and to agreements which may be concluded in furtherance of the general principles set forth in this Convention.
2. Specific obligations assumed by States under special conventions, with respect to the protection and preservation of the marine environment, should be carried out in a manner consistent with the general principles and objectives of this Convention.