Phần V Công ước về Luật biển năm 1982: Vùng đặc quyền kinh tế
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 10/12/1982 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước Điều chỉnh.
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.
3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong Điều này được thực hiện theo đúng phần VI.
Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những Điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này.
3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
Trong những trường hợp Công ước không quy định rõ các quyền hay quyền tài phán trong các vùng đặc quyền về kinh tế cho quốc gia ven biển hay cho các quốc gia khác và ở đó có xung đột giữa lợi ích của quốc gia ven biển với lợi ích của một hay nhiều quốc khác thì sự xung đột này phải được giải quyết trên cơ sở công bằng và có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế.
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
a) Các đảo nhân tạo;
b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác;
c) Các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển trong vùng.
2. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
3. Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo đảm. Các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó. Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác. Cần thông báo thích đáng về vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc công trình chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
4. Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó.
5. Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính đến các quy phạm quốc tế có thể áp dụng được. Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trinh, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình dó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến nghị. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.
6. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn.
7. Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
8. Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa.
1. Quốc gia ven biển ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được đối với các tài nguyên sinh vật ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
2. Quốc gia ven biển dựa vào các số liệu khoa học đáng tin cậy nhất mà mình có, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực, khu vực hay thế giới, hợp tác với nhau một cách thích hợp để thực hiện mục đích này.
3. Các biện pháp đó cũng nhằm để duy trì hay khôi phục các đàn (stocks) hải sản được khai thác ở mức bảo đảm đạt năng suất ổn dịnh tối đa, có tính đến các yếu tố sinh thái và kinh tế thích đáng, kể cả các nhu cầu kinh tế của tập thể ven bờ sống về nghề đánh bắt hải sản và các nhu cầu riêng của các quốc gia đang phát triển, và có tính dến các phương thức đánh bắt, đến quan hệ hỗ tương giữa các đàn (stocks) và đến tất cả các quy phạm quốc tế tối thiểu thường được kiến nghị ở cấp phân khu vực, khu vực hay thế giới.
4. Khi áp dụng các biện pháp đó, quốc gia ven biển chú ý đến tác động của chúng đối với các loài quần hợp với các loài được khai thác hoặc phụ thuộc vào các loài đó để duy trì hoặc khôi phục các đàn (stocks) của những loài quần hợp hay phụ thuộc này ở một mức độ làm việc sinh sản của chúng khỏi nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng.
5. Các thông tin khoa học có thể sử dụng, các số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và đến sức đánh bắt và các số liệu khác liên quan đến việc bảo tồn các đàn (stocks) cá được phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực hoặc thế giới và khi có Điều kiện thì tiến hành với sự tham gia của tất cả các quốc gia hữu quan, nhất là các quốc gia có công dân được phép đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế.
1. Quốc gia ven biển xác định mục tiêu là tạo Điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế mà không phương hại đến Điều 61.
2. Quốc gia ven biển xác định khả năng của mình trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế. Nếu khả năng khai thác đó thấp hơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, qua Điều ước hoặc các thỏa thuận khác và theo đúng các thể thức, Điều kiên, các luật và quy định nói ở khoản 4, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt; khi làm như vậy, cần đặc biệt quan tâm đến các Điều 69 và 70 nhất là quan tâm đến các quốc gia đang phát triển nói trong các Điều đó.
3. Khi đồng ý cho các quốc gia khác vào hoạt động trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình theo Điều này, quốc gia ven biển tính đến tất cả các yếu tố thích đáng, trong đó có: tấm quan trọng của các tài nguyên sinh vật thuộc khu vực đối với nền kinh tế và đối với các lợi ích quốc gia khác của nước mình; các Điều 69 và 70, các nhu cầu của các quốc gia đang phát triển trong khu vực hay phân khu vực về vấn đề khai thác một phần của số dư, và sự cần thiết phải giảm bớt đến mức tối thiểu những rối loạn kinh tế trong các quốc gia nào có những công dân thường đánh bắt hải sản ở trong khu vực hoặc đã đóng góp nhiều vào công tác tìm kiếm và thống kê các đàn (stocks) hải sản.
4. Công dân của các quốc gia khác khi tiến hành đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế phải tuân thủ theo các biện pháp bảo tồn và các thể thức, các Điều kiện khác được đề ra trong các luật và quy định của quốc gia ven biển. Các luật và quy định đó phải phù hợp với Công ước và đặc biệt có thể đề cập các vấn đề sau đây:
a) Việc cấp giấy phép cho ngư dân hay tàu thuyền và phương tiện đánh bắt, kể cả việc nộp thuế hay mọi khoản phải trả khác, trong trường hợp đối với các quốc gia ven biển đang phát triển, có thể là một sự đóng góp thích đáng vào ngân sách, vào việc trang bị và vào sự phát triển kỹ thuật của công nghiệp đánh bắt hải sản;
b) Chỉ rõ các chủng loại cho phép đánh bắt và ấn định tỉ lệ phần trăm, hoặc là đối với các đàn (stocks) hay các nhóm đàn hải sản riêng biệt hoặc đối với số lượng đánh bắt của từng chiếc tàu trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là đối với số lượng đánh bắt của các công dân của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định;
c) Quy định các mùa vụ và các khu vực đánh bắt, kiểu, cỡ và số lượng các phương tiện đánh bắt, cũng như kiểu, cỡ và số lượng tàu thuyền đánh bắt có thể được sử dụng;
d) Ấn định tuổi và cỡ cá và các sinh vật khác có thể được đánh bắt;
e) Các thông tin mà tàu thuyền đánh bắt phải báo cáo, đặc biệt là những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và sức đánh bắt và thông báo vị trí cho các tàu thuyền;
f) Nghĩa vụ tiến hành, với sự cho phép và dưới sự kiểm soát của quốc gia ven biển, các chương trình nghiên cứu này, kể cả việc lấy mẫu các thứ đánh bắt được, nơi nhận các mẫu và việc thông báo các số liệu khoa học có liên quan;
g) Việc quốc gia ven biển đặt các quan sát viên hay thực tập sinh trên các tàu thuyền đó;
h) Bốc dỡ toàn bộ hay một phần các sản phẩm đánh bắt được của các tàu thuyền đó ở các cảng của quốc gia ven biển;
i) Các thể thức và Điều kiện liên quan đến các xí nghiệp liên doanh hoặc các hình thức hợp tác khác;
j) Các Điều kiện cần thiết về mặt đào tạo nhân viên, về chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, kể cả việc đẩy mạnh khả năng nghiên cứu nghề cá của quốc gia ven biển;
k) Các biện pháp thi hành.
5. Quốc gia ven biển phải thông báo theo đúng thủ tục các luật và quy định mà mình ban hành về mặt bảo tồn quản lý.
1. Khi cùng một đàn (stocks) cá hoặc những đàn (stocks) các loài quần hợp ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, các quốc gia này cố gắng, trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức phân khu vực hay khu vực thích hợp, thỏa thuận với nhau về các biện pháp cần thiết nhằm phối hợp hoặc bảo đảm việc bảo tồn và phát triển các đàn cá đó mà không phương hại đến các quy định khác của phần này.
2. Khi cùng một đàn cá hoặc những đàn các loài quần hợp đồng thời ở trong vùng đặc quyền về kinh tế và ở trong một khu vực tiếp liền với vùng đó, quốc gia ven biển và các quốc gia khác khai thác các đàn này ở trong khu vực tiếp liền cố gắng trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức phân khu vực hay khu vực thích hợp, thỏa thuận với nhau về các biện pháp cần thiết để bảo tồn các đàn cá này trong khu vực tiếp liền.
1. Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có công dân chuyên đánh bắt trong khu vực những loài cá di cư xa ghi ở bảng danh mục của Phụ lục I, cần trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức quốc tế thích hợp, hợp tác với nhau nhằm bảo đảm việc bảo tồn các loài cá nói trên và đẩy mạnh việc khai thác tối ưu các loài cá đó trong toàn bộ khu vực, ở trong cũng như ở ngoài vùng đặc quyền về kinh tế. Trong những khu vực không có tổ chức quốc tế thích hợp, thì quốc gia ven biển và các quốc gia khác có công dân khai thác các loài cá đó trong khu vực, hợp tác với nhau để lập ra một tổ chức như thế và tham gia vào khu vực của tổ chức này.
2. Khoản 1 được áp dụng thêm vào các quy định khác của phần này.
Không một quy định nào của phần này hạn chế quyền của một quốc gia ven biển cấm, hạn chế hay quy định việc khai thác các loài có vú ở biển chặt chẽ hơn những quy định của phần này, cũng như hạn chế thẩm quyền của một tổ chức quốc tế về việc này nếu có. Các quốc gia hợp tác với nhau nhằm bảo đảm việc bảo vệ các loài có vú ở biển và đặc biệt là qua trung gian của các tổ chức quốc tế thích hợp, tìm mọi cách để bảo vệ, quản lý và nghiên cứu loài cá voi.
1. Các quốc gia có các dòng sông mà ở đó các đàn cá (Poissons anadromes) vào sinh sản là những nước đầu tiên phải quan tâm đến các đàn cá này và phải chịu trách nhiệm trước hết về loại cá này.
2. Quốc gia nguồn gốc của các đàn cá vào sông sinh sản cần chăm lo đến việc bảo tồn các đàn cá đó bằng việc thi hành những biện pháp thích hợp quy định việc đánh bắt trong tất cả các vùng nước nằm bên trong ranh giới ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, cũng như việc đánh bắt nói ở khoản 3, điểm
b. Quốc gia nguồn gốc có thể xác định tổng số được phép đánh bắt các loài cá được sinh sản ra từ các dòng sông của họ, sau khi đã tham khảo các quốc gia nói trong các khoản 3 và 4 đang khai thác các đàn cá đó.
3. a) Chỉ có thể đánh bắt các đàn cá vào sông sinh sản trong các vùng nước nằm bên trong ranh giới ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế, trừ các trường hợp mà việc áp dụng quy định này có thể dẫn đến những rối loạn kinh tế cho một quốc gia không phải là quốc gia nguồn gốc. Đối với việc đánh bắt bên ngoài ranh giới phía ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế, các quốc gia hữu quan cần tham khảo ý kiến của nhau để thỏa thuậ về các thể thức và Điều kiện của việc đánh bắt này, nhưng phải tính đến các đòi hỏi của việc bảo tồn và các nhu cầu của quốc gia nguồn gốc về đàn (stoscks) cá đó.
b) Quốc gia nguồn gốc góp phần giảm bớt đến mức tối thiểu những rối loạn về kinh tế trong các quốc gia khác đang tiến hành khai thác các loài cá này bằng cách tính đến việc đánh bắt bình thường của các quốc gia này và đến các cách mà họ khai thác đàn cá đó, cũng như đến tất cả các khu vực mà các đàn cá đó được khai thác.
c) Các quốc gia nói ở điểm b tham gia qua sự thỏa thuận với các quốc gia nguồn gốc, vào những biện pháp bảo đảm khôi phục các đàn cá vào sông sinh sản, đặc biệt là bằng cách đóng góp tài chính cho các biện pháp này; các quốc gia đó được quốc gia nguồn gốc quan tâm đặc biệt trong việc khai thác các loài cá được sinh sản ra từ các dòng sông của mình.
d) Việc áp dụng quy định liên quan đến các đàn cá vào sông sinh sản ở ngoài vùng đặc quyền về kinh tế được bảo đảm qua sự thỏa thuận giữa quốc gia nguồn gốc và các quốc gia hữu quan khác.
4. Khi các đàn cá vào sông sinh sản di cư đến các vùng nước hoặc đi qua các vùng nước nằm bên trong ranh giới ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia không phải là quốc gia nguồn gốc, quốc gia này hợp tác với quốc gia nguồn gốc nhằm bảo tồn và quản lý các đàn cá đó.
5. Quốc gia nguồn gốc của các đàn cá vào sông sinh sản và các quốc gia khác đánh bắt cá này ký kết các thỏa thuận nhằm áp dụng Điều này, nếu có thể được thì qua trung gian của các tổ chức khu vực.
1. Một quốc gia ven biển mà trong vùng nước của mình loài cá ra biển sinh sản sống phần lớn cuộc đời của chúng chịu trách nhiệm quản lý chúng và chăm lo đến việc các loài cá này vào hoặc ra khỏi vùng nước đó.
2. Chỉ được khai thác các loài cá ra biển sinh sản trong những vùng nước bên trong các ranh giới ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế. Trong các vùng đặc quyền về kinh tế, việc khai thác được tiến hành theo Điều này và các quy định khác của Công ước liên quan đến việc đánh bắt trong các vùng này.
3. Trong những trường hợp mà các loài cá ra biển sinh sản, dù đã đến hay chưa đến thời kỳ sinh sản, di cư qua vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia khác thì việc quản lý các loài cá này, kể cả việc khai thác, được quy định qua thỏa thuận giữa quốc gia nói ở khoản 1 và quốc gia hữu quan kia. Thỏa thuận này cần được bảo đảm việc quản lý hợp lý các loài cá được xem xét và có tính đến trách nhiệm của quốc gia nói ở khoản 1 về việc bảo tồn các loài này.
Phần này không áp dụng đối với các loài định cư, như đã được quy định ở Điều 77, khoản 4.
1. Một quốc gia không có biển có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển trong cùng một phân khu vực hoặc khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng Điều này và các Điều 61 và 62.
2. Các Điều kiện và các thể thức của việc tham gia này được các quốc gia hữu quan ấn định thông qua thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực, đặc biệt tính đến:
a) Sự cần thiết phải tránh mọi động tác có hại cho cộng đồng những người đánh bắt hoặc cho công nghiệp đánh bắt của các quốc gia ven biển;
b) Mức độ quốc gia không có biển, theo đúng Điều này, tham gia hoặc có quyền tham gia, theo các thỏa thuận tay đôi, phân phu vực hay khu vực hiện hành, vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển khác;
c) Mức độ các quốc gia không có biển khác hoặc các quốc gia bất lợi về địa lý tham gia vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế cuả quốc gia ven biển và sự cần thiết tránh cho quốc gia ven biển nào đó hoặc cho khu vực nào đó của quốc gia này một gánh nặng đặc biệt;
d) Những nhu cầu thực phẩm của dân cư ở các quốc gia được xem xét.
3. Khi khả năng đánh bắt của một quốc gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình thì quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hoặc khu vực một cách công bằng cho phép các quốc gia đang phát triển không có biển trong cùng khu vực hay phân khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển thuộc phân khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và Điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các bên. Để áp dụng Điều quy định này, cũng cần tính đến các yếu tố đã nêu ở khoản 2.
4. Các quốc gia phát triển không có biển chỉ có quyền tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật theo Điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành việc đánh bắt trong vùng.
5. Các quy định nói trên được áp dụng không phương hại đến các thỏa thuận được ký kết nếu có trong các phân khu vực hay khu vực, mà ở đó các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia không có biển ở cùng phân khu vực hay khu vực đó những quyền ngang nhau, hoặc ưu tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
1. Các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, vào việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển ở cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng Điều này và các Điều 61 và 62.
2. Trong phần này, thuật ngữ “quốc gia bất lợi về địa lý” có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng như các quốc gia ven biển không thể có một vùng đặc quyền kinh tế riêng.
3. Các Điều kiện và thể thức của việc tham gia đó được các quốc gia hữu quan ấn định thông qua con đường thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực, đặc biệt có tính đến:
a) Sự cần thiết phải tránh mọi tác hại cho cộng đồng những người đánh bắt hay cho công nghiệp đánh bắt của các quốc gia ven biển;
b) Mức độ quốc gia bất lợi về địa lý, theo đúng Điều này, tham gia hoặc có quyền tham gia theo các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực hiện hành, vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển khác;
c) Mức độ các quốc gia bất lợi về địa lý khác và các quốc gia không có biển tham gia vào việc khai thác tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển và sự cần thiết tránh cho quốc gia ven biển nào đó hoặc cho khu vực nào đó của quốc gia ấy phải chịu một gánh nặng đặc biệt;
d) Những nhu cầu về thực phẩm của dân cư ở các quốc gia được xem xét.
4. Khi khả năng đánh bắt của một quốc gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình, quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực một cách công bằng, cho phép các quốc gia đang phát triển bất lợi về địa lý trong cùng một phân khu vực hay khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển trong phân khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và các Điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các bên. Để áp dụng Điều quy định này, cũng cần tính đến các yếu tố đã nêu ở khoản 3.
5. Các quốc gia phát triển bất lợi về địa lý chỉ có quyền tham gia vào việc khai thác tài nguyên sinh vật, theo Điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia phát triển ở cùng một phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, trong khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt, cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành đánh bắt ở trong vùng.
6. Các quy định trên được áp dụng không phương hại đến các thỏa thuận được ký kết nếu có trong các phân khu vực hoặc khu vực mà ở đó các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia bất lợi về địa lý trong cùng khân khu vực hay khu vực các quyền ngang nhau hoặc ưu tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
Các Điều 69 và 70 không áp dụng đối với các quốc gia ven biển có nền kinh tế lệ thuộc rất nặng nề vào việc khai thác tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.
1. Các quyền khai thác các tài nguyên sinh vật nêu ở các Điều 69 và 70 không thể chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp cho các quốc gia thứ ba hay cho các công dân của các quốc gia này, dù bằng con đường cho thuê hay bằng giấy phép, hoặc bằng việc thành lập các xí nghiệp liên doanh hay bằng bất cứ một thỏa thuận nào khác mà tác dụng là tạo ra một sự chuyển giao như thế, trừ trường hợp các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác.
2. Điều quy định trên không ngăn cấm các quốc gia hữu quan nhận của quốc gia thứ ba hay các tổ chức quốc tế sự trợ giúp về kỹ thuật hay tài chính nhằm làm dễ dàng cho việc thực hiện các quyền của họ theo đúng Điều 69 và 70, với Điều kiện là việc này không dẫn đến một tác dụng nói ở khoản 1.
1. Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước.
2. Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này.
3. Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác.
4. Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó.
1. Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diên nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.
2. Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
3. Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.
4. Khi một Điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết theo đúng Điều ước đó.
1. Với Điều kiện tuân thủ phần này, các ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế và các đường hoạch định ranh giới được vạch theo đúng Điều 74 đều được ghi lên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó; có trường hợp việc vẽ các ranh giới ngoài hay các đường hoạch định ranh giới đó có thể thay thế bằng các bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng.
3. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các bản đồ hay bản kê các tọa độ đại lý gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu.
Article 55: Specific legal regime of the exclusive economic zone
The exclusive economic zone is an area beyond and adjacent to the territorial sea, subject to the specific legal regime established in this Part, under which the rights and jurisdiction of the coastal State and the rights and freedoms of other States are governed by the relevant provisions of this Convention.
Article 56: Rights, jurisdiction and duties of the coastal State in the exclusive economic zone
1. In the exclusive economic zone, the coastal State has:
(a) sovereign rights for the purpose of exploring and exploiting, conserving and managing the natural resources, whether living or non-living, of the waters superjacent to the seabed and of the seabed and its subsoil, and with regard to other activities for the economic exploitation and exploration of the zone, such as the production of energy from the water, currents and winds;
(b) jurisdiction as provided for in the relevant provisions of this Convention with regard to:
(i) the establishment and use of artificial islands, installations and structures;
(ii) marine scientific research;
(iii) the protection and preservation of the marine environment;
(c) other rights and duties provided for in this Convention.
2. In exercising its rights and performing its duties under this
Convention in the exclusive economic zone, the coastal State shall have due regard to the rights and duties of other States and shall act in a manner compatible with the provisions of this Convention.
3. The rights set out in this article with respect to the seabed and subsoil shall be exercised in accordance with Part VI.
Article 57: Breadth of the exclusive economic zone
The exclusive economic zone shall not extend beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
Article 58: Rights and duties of other States in the exclusive economic zone
1. In the exclusive economic zone, all States, whether coastal or land-locked, enjoy, subject to the relevant provisions of this Convention, the freedoms referred to in article 87 of navigation and overflight and of the laying of submarine cables and pipelines, and other internationally lawful uses of the sea related to these freedoms, such as those associated with the operation of ships, aircraft and submarine cables and pipelines, and compatible with the other provisions of this Convention.
2. Articles 88 to 115 and other pertinent rules of international law apply to the exclusive economic zone in so far as they are not incompatible with this Part.
3. In exercising their rights and performing their duties under this
Convention in the exclusive economic zone, States shall have due regard to the rights and duties of the coastal State and shall comply with the laws and regulations adopted by the coastal State in accordance with the provisions of this Convention and other rules of international law in so far as they are not incompatible with this Part.
Article 59: Basis for the resolution of conflicts regarding the attribution of rights and jurisdiction in the exclusive economic zone
In cases where this Convention does not attribute rights or jurisdiction to the coastal State or to other States within the exclusive economic zone, and a conflict arises between the interests of the coastal State and any other State or States, the conflict should be resolved on the basis of equity and in the light of all the relevant circumstances, taking into account the respective importance of the interests involved to the parties as well as to the international community as a whole.
Article 60: Artificial islands, installations and structures in the exclusive economic zone
1. In the exclusive economic zone, the coastal State shall have the exclusive right to construct and to authorize and regulate the construction, operation and use of:
(a) artificial islands;
(b) installations and structures for the purposes provided for in article 56 and other economic purposes;
(c) installations and structures which may interfere with the exercise of the rights of the coastal State in the zone.
2. The coastal State shall have exclusive jurisdiction over such artificial islands, installations and structures, including jurisdiction with regard to customs, fiscal, health, safety and immigration laws and regulations.
3. Due notice must be given of the construction of such artificial islands, installations or structures, and permanent means for giving warning of their presence must be maintained. Any installations or structures which are abandoned or disused shall be removed to ensure safety of navigation, taking into account any generally accepted international standards established in this regard by the competent international organization. Such removal shall also have due regard to fishing, the protection of the marine environment and the rights and duties of other States. Appropriate publicity shall be given to the depth, position and dimensions of any installations or structures not entirely removed.
4. The coastal State may, where necessary, establish reasonable safety zones around such artificial islands, installations and structures in which it may take appropriate measures to ensure the safety both of navigation and of the artificial islands, installations and structures.
5. The breadth of the safety zones shall be determined by the coastal State, taking into account applicable international standards. Such zones shall be designed to ensure that they are reasonably related to the nature and function of the artificial islands, installations or structures, and shall not exceed a distance of 500 metres around them, measured from each point of their outer edge, except as authorized by generally accepted international standards or as recommended by the competent international organization.
Due notice shall be given of the extent of safety zones.
6. All ships must respect these safety zones and shall comply with generally accepted international standards regarding navigation in the vicinity of artificial islands, installations, structures and safety zones.
7. Artificial islands, installations and structures and the safety zones around them may not be established where interference may be caused to the use of recognized sea lanes essential to international navigation.
8. Artificial islands, installations and structures do not possess the status of islands. They have no territorial sea of their own, and their presence does not affect the delimitation of the territorial sea, the exclusive economic zone or the continental shelf.
Article 61: Conservation of the living resources
1. The coastal State shall determine the allowable catch of the living resources in its exclusive economic zone.
2. The coastal State, taking into account the best scientific evidence available to it, shall ensure through proper conservation and management measures that the maintenance of the living resources in the exclusive economic zone is not endangered by over-exploitation. As appropriate, the coastal State and competent international organizations, whether subregional, regional or global, shall cooperate to this end.
3. Such measures shall also be designed to maintain or restore populations of harvested species at levels which can produce the maximum sustainable yield, as qualified by relevant environmental and economic factors, including the economic needs of coastal fishing communities and the special requirements of developing States, and taking into account fishing patterns, the interdependence of stocks and any generally recommended international minimum standards, whether subregional, regional or global.
4. In taking such measures the coastal State shall take into consideration the effects on species associated with or dependent upon harvested species with a view to maintaining or restoring populations of such associated or dependent species above levels at which their reproduction may become seriously threatened.
5. Available scientific information, catch and fishing effort statistics, and other data relevant to the conservation of fish stocks shall be contributed and exchanged on a regular basis through competent international organizations, whether subregional, regional or global, where appropriate and with participation by all States concerned, including States whose nationals are allowed to fish in the exclusive economic zone.
Article 62: Utilization of the living resources
1. The coastal State shall promote the objective of optimum utilization of the living resources in the exclusive economic zone without prejudice to article 61.
2. The coastal State shall determine its capacity to harvest the living resources of the exclusive economic zone. Where the coastal State does not have the capacity to harvest the entire allowable catch, it shall, through agreements or other arrangements and pursuant to the terms, conditions, laws and regulations referred to in paragraph 4, give other States access to the surplus of the allowable catch, having particular regard to the provisions of articles 69 and 70, especially in relation to the developing States mentioned therein.
3. In giving access to other States to its exclusive economic zone under this article, the coastal State shall take into account all relevant factors, including, inter alia, the significance of the living resources of the area to the economy of the coastal State concerned and its other national interests, the provisions of articles 69 and 70, the requirements of developing States in the subregion or region in harvesting part of the surplus and the need to minimize economic dislocation in States whose nationals have habitually fished in the zone or which have made substantial efforts in research and identification of stocks.
4. Nationals of other States fishing in the exclusive economic zone shall comply with the conservation measures and with the other terms and conditions established in the laws and regulations of the coastal State. These laws and regulations shall be consistent with this Convention and may relate, inter alia, to the following:
(a) licensing of fishermen, fishing vessels and equipment, including payment of fees and other forms of remuneration, which, in the case of developing coastal States, may consist of adequate compensation in the field of financing, equipment and technology relating to the fishing industry;
(b) determining the species which may be caught, and fixing quotas of catch, whether in relation to particular stocks or groups of stocks or catch per vessel over a period of time or to the catch by nationals of any State during a specified period;
(c) regulating seasons and areas of fishing, the types, sizes and amount of gear, and the types, sizes and number of fishing vessels that may be used;
(d) fixing the age and size of fish and other species that may be caught;
(e) specifying information required of fishing vessels, including catch and effort statistics and vessel position reports;
(f) requiring, under the authorization and control of the coastal State, the conduct of specified fisheries research programmes and regulating the conduct of such research, including the sampling of catches, disposition of samples and reporting of associated scientific data;
(g) the placing of observers or trainees on board such vessels by the coastal State;
(h) the landing of all or any part of the catch by such vessels in the ports of the coastal State;
(i) terms and conditions relating to joint ventures or other cooperative arrangements;
(j) requirements for the training of personnel and the transfer of fisheries technology, including enhancement of the coastal State's capability of undertaking fisheries research;
(k) enforcement procedures.
5. Coastal States shall give due notice of conservation and management laws and regulations.
Article 63: Stocks occurring within the exclusive economic zones of two or more coastal States or both within the exclusive economic zone and in an area beyond and adjacent to it
1. Where the same stock or stocks of associated species occur within the exclusive economic zones of two or more coastal States, these States shall seek, either directly or through appropriate subregional or regional organizations, to agree upon the measures necessary to coordinate and ensure the conservation and development of such stocks without prejudice to the other provisions of this Part.
2. Where the same stock or stocks of associated species occur both within the exclusive economic zone and in an area beyond and adjacent to the zone, the coastal State and the States fishing for such stocks in the adjacent area shall seek, either directly or through appropriate subregional or regional organizations, to agree upon the measures necessary for the conservation of these stocks in the adjacent area.
Article 64: Highly migratory species
1. The coastal State and other States whose nationals fish in the region for the highly migratory species listed in Annex I shall cooperate directly or through appropriate international organizations with a view to ensuring conservation and promoting the objective of optimum utilization of such species throughout the region, both within and beyond the exclusive economic zone. In regions for which no appropriate international organization exists, the coastal State and other States whose nationals harvest these species in the region shall cooperate to establish such an organization and participate in its work.
2. The provisions of paragraph 1 apply in addition to the other provisions of this Part.
Nothing in this Part restricts the right of a coastal State or the competence of an international organization, as appropriate, to prohibit, limit or regulate the exploitation of marine mammals more strictly than provided for in this Part. States shall cooperate with a view to the conservation of marine mammals and in the case of cetaceans shall in particular work through the appropriate international organizations for their conservation, management and study.
1. States in whose rivers anadromous stocks originate shall have the primary interest in and responsibility for such stocks.
2. The State of origin of anadromous stocks shall ensure their conservation by the establishment of appropriate regulatory measures for fishing in all waters landward of the outer limits of its exclusive economic zone and for fishing provided for in paragraph 3(b). The State of origin may, after consultations with the other States referred to in paragraphs 3 and 4 fishing these stocks, establish total allowable catches for stocks originating in its rivers.
3. (a) Fisheries for anadromous stocks shall be conducted only in waters landward of the outer limits of exclusive economic zones, except in cases where this provision would result in economic dislocation for a State other than the State of origin. With respect to such fishing beyond the outer limits of the exclusive economic zone, States concerned shall maintain consultations with a view to achieving agreement on terms and conditions of such fishing giving due regard to the conservation requirements and the needs of the State of origin in respect of these stocks.
(b) The State of origin shall cooperate in minimizing economic dislocation in such other States fishing these stocks, taking into account the normal catch and the mode of operations of such States, and all the areas in which such fishing has occurred.
(c) States referred to in subparagraph (b), participating by agreement with the State of origin in measures to renew anadromous stocks, particularly by expenditures for that purpose, shall be given special consideration by the State of origin in the harvesting of stocks originating in its rivers.
(d) Enforcement of regulations regarding anadromous stocks beyond the exclusive economic zone shall be by agreement between the State of origin and the other States concerned.
4. In cases where anadromous stocks migrate into or through the waters landward of the outer limits of the exclusive economic zone of a State other than the State of origin, such State shall cooperate with the State of origin with regard to the conservation and management of such stocks.
5. The State of origin of anadromous stocks and other States fishing these stocks shall make arrangements for the implementation of the provisions of this article, where appropriate, through regional organizations.
Article 67: Catadromous species
1. A coastal State in whose waters catadromous species spend the greater part of their life cycle shall have responsibility for the management of these species and shall ensure the ingress and egress of migrating fish.
2. Harvesting of catadromous species shall be conducted only in waters landward of the outer limits of exclusive economic zones. When conducted in exclusive economic zones, harvesting shall be subject to this article and the other provisions of this Convention concerning fishing in these zones.
3. In cases where catadromous fish migrate through the exclusive economic zone of another State, whether as juvenile or maturing fish, the management, including harvesting, of such fish shall be regulated by agreement between the State mentioned in paragraph 1 and the other State concerned. Such agreement shall ensure the rational management of the species and take into account the responsibilities of the State mentioned in paragraph 1 for the maintenance of these species.
This Part does not apply to sedentary species as defined in article 77, paragraph 4.
Article 69: Right of land-locked States
1. Land-locked States shall have the right to participate, on an equitable basis, in the exploitation of an appropriate part of the surplus of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the same subregion or region, taking into account the relevant economic and geographical circumstances of all the States concerned and in conformity with the provisions of this article and of articles 61 and 62.
2. The terms and modalities of such participation shall be established by the States concerned through bilateral, subregional or regional agreements taking into account, inter alia:
(a) the need to avoid effects detrimental to fishing communities or fishing industries of the coastal State;
(b) the extent to which the land-locked State, in accordance with the provisions of this article, is participating or is entitled to participate under existing bilateral, subregional or regional agreements in the exploitation of living resources of the exclusive economic zones of other coastal States;
(c) the extent to which other land-locked States and geographically disadvantaged States are participating in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zone of the coastal
State and the consequent need to avoid a particular burden for any single coastal State or a part of it;
(d) the nutritional needs of the populations of the respective States.
3. When the harvesting capacity of a coastal State approaches a point which would enable it to harvest the entire allowable catch of the living resources in its exclusive economic zone, the coastal State and other States concerned shall cooperate in the establishment of equitable arrangements on a bilateral, subregional or regional basis to allow for participation of developing land-locked States of the same subregion or region in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the subregion or region, as may be appropriate in the circumstances and on terms satisfactory to all parties. In the implementation of this provision the factors mentioned in paragraph 2 shall also be taken into account.
4. Developed land-locked States shall, under the provisions of this article, be entitled to participate in the exploitation of living resources only in the exclusive economic zones of developed coastal States of the same subregion or region having regard to the extent to which the coastal State, in giving access to other States to the living resources of its exclusive economic zone, has taken into account the need to minimize detrimental effects on fishing communities and economic dislocation in States whose nationals have habitually fished in the zone.
5. The above provisions are without prejudice to arrangements agreed upon in subregions or regions where the coastal States may grant to land-locked States of the same subregion or region equal or preferential rights for the exploitation of the living resources in the exclusive economic zones.
Article 70: Right of geographically disadvantaged States
1. Geographically disadvantaged States shall have the right to participate, on an equitable basis, in the exploitation of an appropriate part of the surplus of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the same subregion or region, taking into account the relevant economic and geographical circumstances of all the States concerned and in conformity with the provisions of this article and of articles 61 and 62.
2. For the purposes of this Part, "geographically disadvantaged States" means coastal States, including States bordering enclosed or semi-enclosed seas, whose geographical situation makes them dependent upon the exploitation of the living resources of the exclusive economic zones of other States in the subregion or region for adequate supplies of fish for the nutritional purposes of their populations or parts thereof, and coastal States which can claim no exclusive economic zones of their own.
3. The terms and modalities of such participation shall be established by the States concerned through bilateral, subregional or regional agreements taking into account, inter alia:
(a) the need to avoid effects detrimental to fishing communities or fishing industries of the coastal State;
(b) the extent to which the geographically disadvantaged State, in accordance with the provisions of this article, is participating or is entitled to participate under existing bilateral, subregional or regional agreements in the exploitation of living resources of the exclusive economic zones of other coastal States;
(c) the extent to which other geographically disadvantaged States and land-locked States are participating in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zone of the coastal State and the consequent need to avoid a particular burden for any single coastal State or a part of it;
(d) the nutritional needs of the populations of the respective States.
4. When the harvesting capacity of a coastal State approaches a point which would enable it to harvest the entire allowable catch of the living resources in its exclusive economic zone, the coastal State and other States concerned shall cooperate in the establishment of equitable arrangements on a bilateral, subregional or regional basis to allow for participation of developing geographically disadvantaged States of the same subregion or region in the exploitation of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the subregion or region, as may be appropriate in the circumstances and on terms satisfactory to all parties. In the implementation of this provision the factors mentioned in paragraph 3 shall also be taken into account.
5. Developed geographically disadvantaged States shall, under the provisions of this article, be entitled to participate in the exploitation of living resources only in the exclusive economic zones of developed coastal States of the same subregion or region having regard to the extent to which the coastal State, in giving access to other States to the living resources of its exclusive economic zone, has taken into account the need to minimize detrimental effects on fishing communities and economic dislocation in States whose nationals have habitually fished in the zone.
6. The above provisions are without prejudice to arrangements agreed upon in subregions or regions where the coastal States may grant to geographically disadvantaged States of the same subregion or region equal or preferential rights for the exploitation of the living resources in the exclusive economic zones.
Article 71: Non-applicability of articles 69 and 70
The provisions of articles 69 and 70 do not apply in the case of a coastal State whose economy is overwhelmingly dependent on the exploitation of the living resources of its exclusive economic zone.
Article 72: Restrictions on transfer of rights
1. Rights provided under articles 69 and 70 to exploit living resources shall not be directly or indirectly transferred to third States or their nationals by lease or licence, by establishing joint ventures or in any other manner which has the effect of such transfer unless otherwise agreed by the States concerned.
2. The foregoing provision does not preclude the States concerned from obtaining technical or financial assistance from third States or international organizations in order to facilitate the exercise of the rights pursuant to articles 69 and 70, provided that it does not have the effect referred to in paragraph 1.
Article 73: Enforcement of laws and regulations of the coastal State
1. The coastal State may, in the exercise of its sovereign rights to explore, exploit, conserve and manage the living resources in the exclusive economic zone, take such measures, including boarding, inspection, arrest and judicial proceedings, as may be necessary to ensure compliance with the laws and regulations adopted by it in conformity with this Convention.
2. Arrested vessels and their crews shall be promptly released upon the posting of reasonable bond or other security.
3. Coastal State penalties for violations of fisheries laws and regulations in the exclusive economic zone may not include imprisonment, in the absence of agreements to the contrary by the States concerned, or any other form of corporal punishment.
4. In cases of arrest or detention of foreign vessels the coastal State shall promptly notify the flag State, through appropriate channels, of the action taken and of any penalties subsequently imposed.
Article 74: Delimitation of the exclusive economic zone between States with opposite or adjacent coasts
1. The delimitation of the exclusive economic zone between States with opposite or adjacent coasts shall be effected by agreement on the basis of international law, as referred to in Article 38 of the Statute of the International Court of Justice, in order to achieve an equitable solution.
2. If no agreement can be reached within a reasonable period of time, the States concerned shall resort to the procedures provided for in Part XV.
3. Pending agreement as provided for in paragraph 1, the States concerned, in a spirit of understanding and cooperation, shall make every effort to enter into provisional arrangements of a practical nature and, during this transitional period, not to jeopardize or hamper the reaching of the final agreement. Such arrangements shall be without prejudice to the final delimitation.
4. Where there is an agreement in force between the States concerned, questions relating to the delimitation of the exclusive economic zone shall be determined in accordance with the provisions of that agreement.
Article 75: Charts and lists of geographical coordinates
1. Subject to this Part, the outer limit lines of the exclusive economic zone and the lines of delimitation drawn in accordance with article 74 shall be shown on charts of a scale or scales adequate for ascertaining their position. Where appropriate, lists of geographical coordinates of points, specifying the geodetic datum, may be substituted for such outer limit lines or lines of delimitation.
2. The coastal State shall give due publicity to such charts or lists of geographical coordinates and shall deposit a copy of each such chart or list with the Secretary-General of the United Nations.