Phần VII Công ước về Luật biển năm 1982: Biển cả
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 10/12/1982 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Phần này áp dụng cho tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Điều này không hạn chế về bất cứ phương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng trong vùng đặc quyền về kinh tế theo Điều 58.
1. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những Điều kiện do các quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm:
a) Tự do hàng hải;
b) Tự do hàng không;
c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với Điều kiện tuân thủ Phần VI;
d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với Điều kiện tuân thủ phần VI;
e) Tự do đánh bắt hải sản trong các Điều đã được nêu ở Mục 2;
f) Tự do nghiên cứu khoa học với các Điều kiện tuân thủ các Phần VI và VIII.
2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quân đến các hoạt động trong Vùng.
Biển cả được sử dụng vào các mục đích hòa bình
Không một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào chủ quyền của mình
Mỗi quốc gia, bất kể có biển hay không có biển, đều có quyền Điều khiển các tàu thuyền treo cờ của mình trên biển.
1. Mỗi quốc gia quy định các Điều kiện cho phép tàu thuyền mang quốc tịch của nước mình, các Điều kiện đăng ký các tàu thuyền trên lãnh thổ của mình và các Điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được quyền treo cờ của nước mình. Các tàu thuyền mang quốc tính của quốc gia mà chúng được phép treo cờ. Cần phải có một mối quan hệ thực chất giữa quốc gia và các con tàu.
2. Quốc gia nào cho phép tàu thuyền treo cờ nước mình thì cấp cho tàu thuyền đó các tài liệu có liên quan đến mục đích đó.
1. Các tàu thuyền chỉ hoạt động dưới cờ của một quốc gia và, trừ những trường hợp ngoại lệ đã được quy định rõ ràng trong các hiệp ước quốc tế hay trong Công ước, chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia này khi ở biển cả. Không được thay đổi cờ trong một chuyến đi hay trong một dịp đậu lại, trừ trường hợp có sự chuyển giao thật sự quyền sở hữu hay có thay đổi đăng ký.
2. Một tàu thuyền hoạt động dưới cờ của nhiều quốc gia mà nó sử dụng theo sở thích của mình thì không thể sử dụng đối với mọi quốc gia thứ ba, bất cứ quốc tịch nào trong số đó và có thể được coi như là một tàu thuyền không có quốc tịch.
Các Điều trên không đề cập vấn đề các tàu được dùng vào dịch vụ chính thức của Liên hợp quốc, của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc hay Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
1. Mọi quốc gia đều thực sự thi hành quyền tài phán và sự kiểm soát của mình trong các lĩnh vực hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với các tàu thuyền mang cờ của mình.
2. Đặc biệt mọi quốc gia:
a) Có một sổ đăng ký hàng hải có ghi tên và đặc điểm của các tàu thuyền mang cờ nước mình, trừ các tàu thuyền do kích thước nhỏ không nằm trong quy định quốc tế được chấp nhận chung;
b) Thi hành quyền tài phán theo đúng luật trong nước mình đối với bất kỳ tàu thuyền nào mang cờ nước mình, cũng như đối với thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn thủy thủ về các vấn đề hành chính, kỹ thuật và xã hội liên quan đến tàu thuyền.
3. Mọi quốc gia phải có các biện pháp cần thiết đối với các tàu thuyền mang cờ của nước mình để đảm bảo an toàn trên biển, nhất là về:
a) Cấu trúc, trang bị của tàu thuyền và khả năng đi biển của nó;
b) Thành phần, Điều kiện làm việc và việc đào tạo các thủy thủ, có tính đến các văn bản quốc tế có thể áp dụng được;
c) Việc sử dụng các tín hiệu, tình trạng hoạt động tốt của hệ thống thông tin liên lạc và việc phòng ngừa đâm va.
4. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng:
a) Tàu thuyền nào cũng phải được một viên thanh tra hàng hải có trình độ kiểm tra trước khi đăng ký vào sổ và sau đó, trong những khoảng thời gian thích hợp và trên tàu thuyền cần có các hải đồ, các tài liệu về hàng hải, cũng như dụng cụ và máy móc hàng hải mà sự an toàn hàng hải đòi hỏi;
b) Tàu thuyền nào cũng phải được giao cho một thuyền trưởng và các sĩ quan có trình độ chuyên môn cần thiết, đặc biệt là việc Điều động, hàng hải, thông tin liên lạc và Điều khiển các máy, thủy thủ có trình độ chuyên môn cần thiết và đủ số so với loại tàu thuyền, kích thước, máy móc và trang bị của tàu thuyền;
c) Thuyền trưởng, các sỹ quan và ở mức độ cần thiết, đoàn thủy thủ hoàn toàn nắm vững và sẵn sàng tôn trọng các quy tắc quốc tế có thể áp dụng được về việc cứu sinh trên biển, việc phòng ngừa các tai nạn đâm va, việc ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển và việc duy trì thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện
5. Khi thi hành các biện pháp nói ở các khoản 3 và 4, mỗi quốc gia buộc phải tuân thủ các quy tắc, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung và thi hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các quy tắc, thủ tục và tập quán nói trên được tôn trọng.
6. Quốc gia nào có những lý do đúng đắn để nghĩ rằng quyền tài phán và quyền kiểm soát thích hợp đối với một tàu thuyền đã không được thi hành, thì có thề thông báo những sự kiện đó cho quốc gia mà tàu mang cờ. Khi được thông báo, quốc gia mà tàu mang cờ phải tiến hành Điều tra và nếu cần, có các biện pháp Điều chỉnh cần thiết.
7. Mỗi quốc gia ra lệnh mở cuộc Điều tra do một hay nhiều nhân vật có đầy đủ thẩm quyền tiến hành, hoặc là cuộc Điều tra được tiến hành trước những nhân vật đó về bất cứ tai nạn nào trên biển hay sự cố hàng hải nào xảy ra trên biển cả có liên quan đến một chiếc tàu mang cờ của nước mình và đã gây ra chết người hay gây trọng thương cho những công dân của một quốc gia khác, hoặc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho tàu thuyền và công trình thiết bị của một quốc gia khác hay cho môi trường biển. Quốc gia mà tàu mang cờ và quốc gia hữu quan đó tổ chức về một tai nạn trên biển hay một sự cố hàng hải thuộc loại này.
Các tàu chiến trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
Các tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va hay bất kỳ sự cố hàng hải nào trên biển cả mà trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm kỷ luật thuộc về thuyền trưởng hoặc thuộc về bất kỳ thành viên nào trong đoàn thủy thủ của con tàu, chỉ có thể yêu cầu truy tố hình sự hay thi hành kỷ luật họ trước các nhà đương cục tư pháp hay hành chính của quốc gia mà tàu mang cờ hoặc là của quốc gia mà đương sự mang quốc tịch.
2. Về mặt kỷ luật, quốc gia nào đã cấp bằng chỉ huy hay giấy chứng nhận khả năng hoặc giấy phép, là quốc gia duy nhất có thẩm quyền công bố, với việc tôn trọng các thủ tục họp pháp, thu hồi các bằng hay chứng chỉ đó không thuộc quốc tịch của quốc gia đó.
3. Không thể ra lệnh bắt hay giữ chiếc tàu, ngay cả trong khi tiến hành công việc dự thẩm, nếu không phải là nhà đương cục của quốc gia mà tàu mang cờ.
1. Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước mình, trong chừng mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ hay cho hành khách trên tàu, phải:
a) Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển;
b) Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như được thông báo những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà người ta có thể chờ đợi một cách hợp lý là thuyền trưởng phải xử lý như thế;
c) Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va, giúp đỡ chiếc tàu kia, đoàn thủy thủ và hành khách của nó và, trong phạm vi có thể, cho chiếc tàu đó biết tên và cảng đăng ký của tàu mình, và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cập bến.
2. Tất cả các quốc gia ven biển tạo Điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và hoạt động của một cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu trợ thích hợp và hiệu quả, để đảm bảo an toàn hàng hải và hàng không, và nếu có thể, thì hợp tác với những nước láng giềng của mình trong khuôn khổ của những dàn xếp có tính chất khu vực, để thực hiện mục đích nói trên.
Mọi quốc gia đều thi hành các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa và trừng trị việc chuyên chở nô lệ trên các tàu được phép mang cờ của nước mình, và để ngăn ngừa việc lạm dụng sắc cờ của mình vào mục đích nói trên. Mọi người nô lệ ẩn náu ở trên một chiếc tàu, dù con tàu này mang cờ của bất kỳ quốc gia nào, cũng được tự do ipso-facto (ngay tức khắc).
Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, bằng mọi khả năng của mình, để trấn áp cướp biển trên biển cả hay ở bất kỳ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.
Một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:
a) Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:
i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển cả;
ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;
b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay cướp biển;
c) Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm những hành động được xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các hành động đó.
Những hành động cướp biển, như đã được xác định ở Điều 101, của một tàu chiến hay một tàu Nhà nước hay một phương tiện bay của Nhà nước bị đoàn thủy thủ hay đội bay nổi loạn làm chủ, được coi là hành động của các tàu hay phương tiện bay tư nhân.
Những tàu hay phương tiện bay mà kể kiểm soát nó thực sự, chủ trương sử dụng để phạm một trong những hành động được nêu ở Điều 101, được coi là những tàu hay phương tiện bay cướp biển. Những chiếc tàu hay phương tiện bay đã được dùng để phạm những hành động nói trên cũng được coi là tàu hay phương tiện bay cướp biển chừng nào nó còn ở dưới quyền kiểm soát của những người gây ra những hành động đó.
Một con tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển có thể giữ quốc tịch của mình. Việc giữ hay mất quốc tịch do luật trong nước của quốc gia đã trao quốc tịch đó Điều chỉnh.
Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bất giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó. Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong cuộc.
Khi bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị tình nghi là cướp biển mà không có lý do đầy đủ, quốc gia nào đã tiến hành việc bắt giữ đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào do hành động đó gây ra đối với quốc gia mà tàu mà phương tiện bay đó mang quốc tịch.
Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiện bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này, mới có thể thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển.
1. Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp việc buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích do các tàu đi lại ở biển cả tiến hành, vi phạm các công ước quốc tế.
2. Mọi quốc gia khi đã có lý do chính đáng để cho rằng một tàu mang cờ của nước mình đang buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích đều có thể yêu cầu các quốc gia khác hợp tác để chấm dứt việc buôn bán đó.
1. Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp phát sóng không được phép từ biển cả.
2. Trong Công ước “phát sóng không được phép” là các cuộc phát thanh và vô tuyến truyền hình nhằm vào quảng đại quần chúng từ một chiếc tàu hay một thiết bị ở biển cả vi phạm các quy chế quốc tế, trừ việc phát các tín hiệu cấp cứu.
3. Người nào tiến hành truyền các cuộc phát sóng không được phép đều có thể bị truy tố trước tòa án của:
a) Quốc gia mà chiếc tàu phát sóng mang cờ;
b) Quốc gia đăng ký của thiết bị;
c) Quốc gia mà người nói trên là công dân;
d) Mọi quốc gia mà ở đó các cuộc phát sóng có thể thu được;
e) Mọi quốc gia có các đài thông tin vô tuyến được phép đã bị nhiễu do các cuộc phát sóng đó.
4. Ở biển cả, một quốc gia có quyền tài phán ở theo đúng khoản 3, có thể theo đúng Điều 110, bắt bất kỳ người nào hay giữ bất kỳ chiếc tàu nào truyền các cuộc phát sóng không được phép và tịch thu phương tiện phát sóng.
1. Trừ những trường hợp mà việc can thiệp là căn cứ vào những quyền do hiệp ước mang lại, một tàu chiến khi gặp một tàu nước ngoài ở trên biển cả không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ như đã nêu ở các Điều 95 và 96, chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó:
a) Tiến hành cướp biển;
b) Chuyên chở nô lệ;
c) Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu mang cờ có quyền tài phán theo Điều 109;
d) Không có quốc tịch; hay
e) Thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của mình.
2. Trong những trường hợp nêu ở khoản 1, tàu chiến có thể kiểm tra các giấy tờ cho phép mang cờ. Vì mục đích này, tàu chiến có thể phái một chiếc xuồng, dưới sự chỉ huy của một sĩ quan, đến gần chiếc tàu bị tình nghi. Sau khi kiểm tra các tài liệu, nếu vẫn còn nghi vấn thì có thể tiếp tục Điều tra trên tàu với một thái độ hết sức đúng mực.
3. Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với Điều kiện là chiếc tàu này không phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi.
4. Các Điều quy định này được áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với các phương tiện bay quân sự.
5. Các Điều quy định này cũng được áp dụng đối với tất cả các tàu thuyền hay phương tiện bay khác đã được phép một cách hợp lệ và mang những dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ rằng chúng được sử dụng cho một cơ quan Nhà nước.
1. Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể được tiến hành nếu những nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó. Việc truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với Điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất thiết là chiếc tàu ra lệnh cho tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp dừng lại cũng phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này nhận được lệnh. Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy định ở Điều 33, việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các quyền, mà việc thiết lập vùng tiếp giáp có nhiệm vụ bảo vệ.
2. Quyền truy đuổi được áp dụng matatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) đối với những hành động vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển có thể áp dụng, theo đúng Công ước, cho vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, kể cả các vùng an toàn bao quanh các thiết bị ở thềm lục địa, nếu các vi phạm này đã xảy ra trong các vùng nói trên.
3. Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác.
4. Việc truy đuổi chi được coi như bắt đầu, nếu chiếc tàu truy đuổi bằng các phương tiện có thể sử dụng được mà mình có, biết một cách chắc chắn là chiếc tàu bị đuổi, hay một những trong chiếc xuồng của nó hoặc các phương tiện đi biển khác hoạt động thành tốp và dùng chiếc tàu bị truy đuổi làm chiếc tàu mẹ, đang ở bên trong ranh giới của lãnh hải, hay tùy theo trường hợp đang ở trong vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế hay ở trên thềm lục địa. Việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu nhìn hoặc nghe bắt nó dừng lại, ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận biết được.
5. Quyền truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi các tàu chiến hay các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có mang các dấu hiện ở bên ngoài chỉ rõ rang rằng, các tàu hay phương tiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan Nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này.
6. Trong trường hợp mà chiếc tàu bị một phương tiện bay truy đuổi:
a) Các khoản 1 đến 4 được áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết và chi tiết);
b) Phương tiện bay nào phát lệnh dừng lại phải tự mình truy đuổi chiếc tàu cho đến lúc một chiếc tàu hay phương tiện bay khác của quốc gia ven biển; sau khi được phương tiện bay nói trên thông báo, đã đến những vị trí để tiếp tục cuộc truy đuổi nếu như phương tiện đầu tiên không thể tự mình giữ được chiếc tàu. Để chứng minh cho việc bắt một chiếc tàu dừng lại ở ngoài lãnh hải là đúng, thì riêng việc phát hiện chiếc tàu này đã vi phạm hay bị nghi ngờ là vị phạm là chưa đủ, mà còn phải xác định đồng thời xem nó có bị phương tiện bay hay tàu khác yêu cầu dừng lại và việc truy đuổi này phải không hề bị gián đoạn.
7. Không thể đòi hủy lệnh giữ một chiếc tàu bị bắt ở địa điểm thuộc quyền tài phán của một quốc gia và bị dẫn độ về một cảng của quốc gia này để cho các nhà đương cục có thẩm quền tiến hành Điều tra với lý do duy nhất là vì hoàn cảnh bắt buộc chiếc tàu đó đã đi có hộ tống qua một phần của vùng đặc quyền về kinh tế hay của biển cả.
8. Một chiếc tàu đã bị bắt dừng lại hay bị bắt ở ngoài lãnh hải trong những hoàn cảnh không chứng minh được cho việc sử dụng quyền truy đuổi thì được bồi thường về mọi tổn thất hay tổn hại nếu có.
1. Mọi quốc gia có quyền đặt các dây cáp hay ống dẫn ngầm ở đáy biển cả bên ngoài thềm lục địa.
2. Điều 79, khoản 5, được áp dụng đối với đường dây cáp và ống dẫn ngầm này.
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để coi là hành động vi phạm có thể bị trừng phạt: một chiếc tàu mang cờ của quốc gia đó hay một người thuộc quyền tài phán của quốc gia đó đã cố ý hay do cẩu thả mà làm cho một đường dây cáp cao thế hay một đường ống dẫn ngầm ngoài biển cả bị đứt đoạn hay hư hỏng một đường dây cáp điện báo hay điện thoại ngầm trong chừng mực có nguy cơ làm rối loạn hay làm gián đoạn thông tin điện báo hay điện thoại. Điều quy định này cũng áp dụng cho bất kỳ hành động nào có thể gây nên tình trạng các đường dây cáp hay ống dẫn ngầm nói trên bị cắt đứt hoặc hư hỏng hay cố ý nhằm gây nên tình trạng đó. Tuy nhiên, Điều quy định này không áp dụng khi việc làm đứt đoạn hay hư hỏng đường dây cáp và ống dẫn là hành động của những người, sau khi đã thi hành tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh gây ra tình trạng đó, chỉ hành động nhằm mục đích chính đáng cứu lấy sinh mạng hay con tàu của họ.
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để trong trường hợp một dây cáp hay một ống dẫn ngầm ở biển cả bị đứt đoạn hay hư hỏng do việc đặt một dây cáp hay một ống dẫn ngầm khác của một người có quyền tài phán của mình, người này phải chịu những phí tổn để sửa chữa những thiệt hại mà mình gây ra.
Mọi quốc ra đều định ra các luật và quy định cần thiết để người chủ của con tàu nào đưa ra được chứng cứ chứng minh rằng đã chịu mất một chiếc neo, một tấm lưới hay một phương tiện đánh bắt khác nhằm trành làm hư hỏng một dây cáp hay một ống dẫn ngầm, thì được người người sở hữu của dây cáp hay một ống dẫn ngầm bồi thường, với Điều kiện là người chủ của con tàu đó đã dùng mọi biện pháp đề phòng hợp lý.
Tất cả các quốc gia đều có quyền cho công dân của mình đánh bắt ở biển cả, với Điều kiện:
a) Tuân theo các nghĩa vụ ghi trong công ước;
b) Tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như các lợi ích của các quốc gia ven biển như đã được trù định, đặc biệt là trong Điều 63, khoản 2 và trong các Điều từ 64 đến 67; và
c) Tuân theo mục này
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ định ra các biện pháp có thể cần thiết để áp dụng đối với các công dân của mình nhảm bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả hoặc hợp tác với các quốc gia khác trong việc định ra các biện pháp như vậy.
Các quốc gia hợp tác với nhau trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật ở biển cả. Các quốc gia có công dân khai thác tài nguyên sinh vật khác nhau ở trong cùng một khu vực hoặc các tài nguyên sinh vật giống nhau, thương lượng với nhau để có những biện pháp cần thiết trong việc bảo tồn các tài nguyên đó. Nhằm mục đích đó, nếu cần, các nước này hợp tác để lập ra các tổ chức đánh bắt phân khu vực hoặc khu vực.
1. Khi quy định khối lượng cho phép đánh bắt và thi hành các biện pháp khác để bảo tồn các tài nguyên sinh vật ở biển cả, các quốc gia phải:
a) Dựa trên những số liệu đáng tin cậy nhất của mình, quan tâm đến việc khôi phục hay duy trì các đàn (stocks), những loài khai thách ở những mức độ đảm bảo năng suất ổn định tối đa, có chú ý tới những yếu tố sinh thái và kinh tế thích đáng, kể cả những nhu cầu đặc biệt của những quốc gia đang phát triển và có tính đến những phương pháp đánh bắt, đến quan hệ hỗ tương giữa các đàn (stocks) và đến tất cả mọi quy phạm quốc tế tối thiểu thường được kiến nghị chung trong phạm vi phân khu vực, khu vực hay thế giới;
b) Quan tâm đến những tác động của các biện pháp này đối với những loài quần vợt với các loài bị khai thác hay phụ thuộc vào chúng, để duy trì và khôi phục các đàn (stocks) của các loài quần hợp hay phụ thuộc này ở mức độ mà việc sinh sản của chúng không có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng.
2. Các thông tin khoa học sẵn có, những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và đến khả năng của nghề cá và các dữ kiện khác liên quan đến việc bảo tồn và các đàn cá được phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền phân khu vực, khu vực hay thế giới, và nếu được, với sự tham gia của tất cả các quốc gia hữu quan.
3. Các quốc gia hữu quan chăm lo sao cho những biện pháp bảo tồn và việc áp dụng những biện pháp đó không dẫn đến một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với bất cứ ngư dân nào, bất kể họ là công dân của quốc gia nào.
Điều 65 cũng áp dụng cho việc bảo tồn và quản lý các loài có vú ở biển cả.
Article 86: Application of the provisions of this Part
The provisions of this Part apply to all parts of the sea that are not
included in the exclusive economic zone, in the territorial sea or in the internal waters of a State, or in the archipelagic waters of an archipelagic State. This article does not entail any abridgement of the freedoms enjoyed by all States in the exclusive economic zone in accordance with article 58.
Article 87: Freedom of the high seas
1. The high seas are open to all States, whether coastal or land-locked. Freedom of the high seas is exercised under the conditions laid down by this Convention and by other rules of international law. It comprises, inter alia, both for coastal and land-locked States:
(a) freedom of navigation; (b) freedom of overflight;
(c) freedom to lay submarine cables and pipelines, subject to Part VI;
(d) freedom to construct artificial islands and other installations permitted under international law, subject to Part VI;
(e) freedom of fishing, subject to the conditions laid down in section 2;
(f) freedom of scientific research, subject to Parts VI and XIII.
2. These freedoms shall be exercised by all States with due regard for the interests of other States in their exercise of the freedom of the high seas, and also with due regard for the rights under this Convention with respect to activities in the Area.
Article 88: Reservation of the high seas for peaceful purposes
The high seas shall be reserved for peaceful purposes.
Article 89: Invalidity of claims of sovereignty over the high seas
No State may validly purport to subject any part of the high seas to its sovereignty.
Article 90: Right of navigation
Every State, whether coastal or land-locked, has the right to sail ships flying its flag on the high seas.
Article 91: Nationality of ships
1. Every State shall fix the conditions for the grant of its nationality to ships, for the registration of ships in its territory, and for the right to fly its flag. Ships have the nationality of the State whose flag they are entitled to fly. There must exist a genuine link between the State and the ship.
2. Every State shall issue to ships to which it has granted the right to fly its flag documents to that effect.
1. Ships shall sail under the flag of one State only and, save in exceptional cases expressly provided for in international treaties or in this Convention, shall be subject to its exclusive jurisdiction on the high seas.
A ship may not change its flag during a voyage or while in a port of call, save in the case of a real transfer of ownership or change of registry.
2. A ship which sails under the flags of two or more States, using them according to convenience, may not claim any of the nationalities in question with respect to any other State, and may be assimilated to a ship without nationality.
Article 93: Ships flying the flag of the United Nations, its specialized agencies and the International Atomic Energy Agency
The preceding articles do not prejudice the question of ships employed on the official service of the United Nations, its specialized agencies or the International Atomic Energy Agency, flying the flag of the organization.
Article 94: Duties of the flag State
1. Every State shall effectively exercise its jurisdiction and control in administrative, technical and social matters over ships flying its flag.
2. In particular every State shall:
(a) maintain a register of ships containing the names and particulars of ships flying its flag, except those which are excluded from generally accepted international regulations on account of their small size; and
(b) assume jurisdiction under its internal law over each ship flying its flag and its master, officers and crew in respect of administrative, technical and social matters concerning the ship.
3. Every State shall take such measures for ships flying its flag as are necessary to ensure safety at sea with regard, inter alia, to:
(a) the construction, equipment and seaworthiness of ships;
(b) the manning of ships, labour conditions and the training of crews, taking into account the applicable international instruments;
(c) the use of signals, the maintenance of communications and the prevention of collisions.
4. Such measures shall include those necessary to ensure:
(a) that each ship, before registration and thereafter at appropriate intervals, is surveyed by a qualified surveyor of ships, and has on board such charts, nautical publications and navigational equipment and instruments as are appropriate for the safe navigation of the ship;
(b) that each ship is in the charge of a master and officers who possess appropriate qualifications, in particular in seamanship, navigation, communications and marine engineering, and that the crew is appropriate in qualification and numbers for the type, size, machinery and equipment of the ship;
(c) that the master, officers and, to the extent appropriate, the crew are fully conversant with and required to observe the applicable international regulations concerning the safety of life at sea, the prevention of collisions, the prevention, reduction and control of marine pollution, and the maintenance of communications by radio.
5. In taking the measures called for in paragraphs 3 and 4 each State is required to conform to generally accepted international regulations, procedures and practices and to take any steps which may be necessary to secure their observance.
6. A State which has clear grounds to believe that proper jurisdiction and control with respect to a ship have not been exercised may report the facts to the flag State. Upon receiving such a report, the flag State shall investigate the matter and, if appropriate, take any action necessary to remedy the situation.
7. Each State shall cause an inquiry to be held by or before a suitably qualified person or persons into every marine casualty or incident of navigation on the high seas involving a ship flying its flag and causing loss of life or serious injury to nationals of another State or serious damage to ships or installations of another State or to the marine environment. The flag State and the other State shall cooperate in the conduct of any inquiry held by that other State into any such marine casualty or incident of navigation.
Article 95: Immunity of warships on the high seas
Warships on the high seas have complete immunity from the jurisdiction of any State other than the flag State.
Article 96: Immunity of ships used only on government non-commercial service
Ships owned or operated by a State and used only on government non-commercial service shall, on the high seas, have complete immunity from the jurisdiction of any State other than the flag State.
Article 97: Penal jurisdiction in matters of collision or any other incident of navigation
1. In the event of a collision or any other incident of navigation concerning a ship on the high seas, involving the penal or disciplinary responsibility of the master or of any other person in the service of the ship, no penal or disciplinary proceedings may be instituted against such person except before the judicial or administrative authorities either of the flag State or of the State of which such person is a national.
2. In disciplinary matters, the State which has issued a master's certificate or a certificate of competence or licence shall alone be competent, after due legal process, to pronounce the withdrawal of such certificates, even if the holder is not a national of the State which issued them.
3. No arrest or detention of the ship, even as a measure of investigation, shall be ordered by any authorities other than those of the flag State.
Article 98: Duty to render assistance
1. Every State shall require the master of a ship flying its flag, in so far as he can do so without serious danger to the ship, the crew or the passengers:
(a) to render assistance to any person found at sea in danger of being lost;
(b) to proceed with all possible speed to the rescue of persons in distress, if informed of their need of assistance, in so far as such action may reasonably be expected of him;
(c) after a collision, to render assistance to the other ship, its crew and its passengers and, where possible, to inform the other ship of the name of his own ship, its port of registry and the nearest port at which it will call.
2. Every coastal State shall promote the establishment, operation and maintenance of an adequate and effective search and rescue service regarding safety on and over the sea and, where circumstances so require, by way of mutual regional arrangements cooperate with neighbouring States for this purpose.
Article 99: Prohibition of the transport of slaves
Every State shall take effective measures to prevent and punish the transport of slaves in ships authorized to fly its flag and to prevent the unlawful use of its flag for that purpose. Any slave taking refuge on board any ship, whatever its flag, shall ipso facto be free.
Article 100: Duty to cooperate in the repression of piracy
All States shall cooperate to the fullest possible extent in the repression of piracy on the high seas or in any other place outside the jurisdiction of any State.
Article 101: Definition of piracy
Piracy consists of any of the following acts:
(a) any illegal acts of violence or detention, or any act of depredation, committed for private ends by the crew or the passengers of a private ship or a private aircraft, and directed: (i) on the high seas, against another ship or aircraft, or against persons or property on board such ship or aircraft; (ii) against a ship, aircraft, persons or property in a place outside the jurisdiction of any State;
(b) any act of voluntary participation in the operation of a ship or of an aircraft with knowledge of facts making it a pirate ship or aircraft;
(c) any act of inciting or of intentionally facilitating an act described in subparagraph (a) or (b).
Article 102: Piracy by a warship, government ship or government aircraft whose crew has mutinied
The acts of piracy, as defined in article 101, committed by a warship, government ship or government aircraft whose crew has mutinied and taken control of the ship or aircraft are assimilated to acts committed by a private ship or aircraft.
Article 103: Definition of a pirate ship or aircraft
A ship or aircraft is considered a pirate ship or aircraft if it is intended by the persons in dominant control to be used for the purpose of committing one of the acts referred to in article 101. The same applies if the ship or aircraft has been used to commit any such act, so long as it remains under the control of the persons guilty of that act.
Article 104: Retention or loss of the nationality of a pirate ship or aircraft
A ship or aircraft may retain its nationality although it has become a pirate ship or aircraft. The retention or loss of nationality is determined by the law of the State from which such nationality was derived.
Article 105: Seizure of a pirate ship or aircraft
On the high seas, or in any other place outside the jurisdiction of any State, every State may seize a pirate ship or aircraft, or a ship or aircraft taken by piracy and under the control of pirates, and arrest the persons and seize the property on board. The courts of the State which carried out the seizure may decide upon the penalties to be imposed, and may also determine the action to be taken with regard to the ships, aircraft or property, subject to the rights of third parties acting in good faith.
Article 106: Liability for seizure without adequate grounds
Where the seizure of a ship or aircraft on suspicion of piracy has been effected without adequate grounds, the State making the seizure shall be liable to the State the nationality of which is possessed by the ship or aircraft for any loss or damage caused by the seizure.
Article 107: Ships and aircraft which are entitled to seize on account of piracy
A seizure on account of piracy may be carried out only by warships or military aircraft, or other ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service and authorized to that effect.
Article 108: Illicit traffic in narcotic drugs or psychotropic substances
1. All States shall cooperate in the suppression of illicit traffic in narcotic drugs and psychotropic substances engaged in by ships on the high seas contrary to international conventions.
2. Any State which has reasonable grounds for believing that a ship flying its flag is engaged in illicit traffic in narcotic drugs or psychotropic substances may request the cooperation of other States to suppress such traffic.
Article 109: Unauthorized broadcasting from the high seas
1. All States shall cooperate in the suppression of unauthorized broadcasting from the high seas.
2. For the purposes of this Convention, "unauthorized broadcasting" means the transmission of sound radio or television broadcasts from a ship or installation on the high seas intended for reception by the general public contrary to international regulations, but excluding the transmission of distress calls.
3. Any person engaged in unauthorized broadcasting may be prosecuted before the court of:
(a) the flag State of the ship;
(b) the State of registry of the installation;
(c) the State of which the person is a national;
(d) any State where the transmissions can be received; or
(e) any State where authorized radio communication is suffering interference.
4. On the high seas, a State having jurisdiction in accordance with paragraph 3 may, in conformity with article 110, arrest any person or ship engaged in unauthorized broadcasting and seize the broadcasting apparatus.
1. Except where acts of interference derive from powers conferred by treaty, a warship which encounters on the high seas a foreign ship, other than a ship entitled to complete immunity in accordance with articles 95 and 96, is not justified in boarding it unless there is reasonable ground for suspecting that:
(a) the ship is engaged in piracy;
(b) the ship is engaged in the slave trade;
(c) the ship is engaged in unauthorized broadcasting and the flag State of the warship has jurisdiction under article 109;
(d) the ship is without nationality; or
(e) though flying a foreign flag or refusing to show its flag, the ship is, in reality, of the same nationality as the warship.
2. In the cases provided for in paragraph 1, the warship may proceed to verify the ship's right to fly its flag. To this end, it may send a boat under the command of an officer to the suspected ship. If suspicion remains after the documents have been checked, it may proceed to a further examination on board the ship, which must be carried out with all possible consideration.
3. If the suspicions prove to be unfounded, and provided that the ship boarded has not committed any act justifying them, it shall be compensated for any loss or damage that may have been sustained.
4. These provisions apply mutatis mutandis to military aircraft.
5. These provisions also apply to any other duly authorized ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service.
Article 111: Right of hot pursuit
1. The hot pursuit of a foreign ship may be undertaken when the competent authorities of the coastal State have good reason to believe that the ship has violated the laws and regulations of that State. Such pursuit must be commenced when the foreign ship or one of its boats is within the internal waters, the archipelagic waters, the territorial sea or the contiguous zone of the pursuing State, and may only be continued outside the territorial sea or the contiguous zone if the pursuit has not been interrupted. It is not necessary that, at the time when the foreign ship within the territorial sea or the contiguous zone receives the order to stop, the ship giving the order should likewise be within the territorial sea or the contiguous zone. If the foreign ship is within a contiguous zone, as defined in article 33, the pursuit may only be undertaken if there has been a violation of the rights for the protection of which the zone was established.
2. The right of hot pursuit shall apply mutatis mutandis to violations in the exclusive economic zone or on the continental shelf, including safety zones around continental shelf installations, of the laws and regulations of the coastal State applicable in accordance with this Convention to the exclusive economic zone or the continental shelf, including such safety zones.
3. The right of hot pursuit ceases as soon as the ship pursued enters the territorial sea of its own State or of a third State.
4. Hot pursuit is not deemed to have begun unless the pursuing ship has satisfied itself by such practicable means as may be available that the ship pursued or one of its boats or other craft working as a team and using the ship pursued as a mother ship is within the limits of the territorial sea, or, as the case may be, within the contiguous zone or the exclusive economic zone or above the continental shelf. The pursuit may only be commenced after a visual or auditory signal to stop has been given at a distance which enables it to be seen or heard by the foreign ship.
5. The right of hot pursuit may be exercised only by warships or military aircraft, or other ships or aircraft clearly marked and identifiable as being on government service and authorized to that effect.
6. Where hot pursuit is effected by an aircraft:
(a) the provisions of paragraphs 1 to 4 shall apply mutatis mutandis;
(b) the aircraft giving the order to stop must itself actively pursue the ship until a ship or another aircraft of the coastal State, summoned by the aircraft, arrives to take over the pursuit, unless the aircraft is itself able to arrest the ship. It does not suffice to justify an arrest outside the territorial sea that the ship was merely sighted by the aircraft as an offender or suspected offender, if it was not both ordered to stop and pursued by the aircraft itself or other aircraft or ships which continue the pursuit without interruption.
7. The release of a ship arrested within the jurisdiction of a State and escorted to a port of that State for the purposes of an inquiry before the competent authorities may not be claimed solely on the ground that the ship, in the course of its voyage, was escorted across a portion of the exclusive economic zone or the high seas, if the circumstances rendered this necessary.
8. Where a ship has been stopped or arrested outside the territorial sea in circumstances which do not justify the exercise of the right of hot pursuit, it shall be compensated for any loss or damage that may have been thereby sustained.
Article 112: Right to lay submarine cables and pipelines
1. All States are entitled to lay submarine cables and pipelines on the bed of the high seas beyond the continental shelf.
2. Article 79, paragraph 5, applies to such cables and pipelines.
Article 113: Breaking or injury of a submarine cable or pipeline
Every State shall adopt the laws and regulations necessary to provide that the breaking or injury by a ship flying its flag or by a person subject to its jurisdiction of a submarine cable beneath the high seas done wilfully or through culpable negligence, in such a manner as to be liable to interrupt or obstruct telegraphic or telephonic communications, and similarly the breaking or injury of a submarine pipeline or high-voltage power cable, shall be a punishable offence. This provision shall apply also to conduct calculated or likely to result in such breaking or injury. However, it shall not apply to any break or injury caused by persons who acted merely with the legitimate object of saving their lives or their ships, after having taken all necessary precautions to avoid such break or injury.
Article 114: Breaking or injury by owners of a submarine cable or pipeline of another submarine cable or pipeline
Every State shall adopt the laws and regulations necessary to provide that, if persons subject to its jurisdiction who are the owners of a submarine cable or pipeline beneath the high seas, in laying or repairing that cable or pipeline, cause a break in or injury to another cable or pipeline, they shall bear the cost of the repairs.
Article 115: Indemnity for loss incurred in avoiding injury to a submarine cable or pipeline
Every State shall adopt the laws and regulations necessary to ensure that the owners of ships who can prove that they have sacrificed an anchor, a net or any other fishing gear, in order to avoid injuring a submarine cable or pipeline, shall be indemnified by the owner of the cable or pipeline, provided that the owner of the ship has taken all reasonable precautionary measures beforehand.
SECTION 2. CONSERVATION AND MANAGEMENT OF THE LIVING RESOURCES OF THE HIGH SEAS
Article 116: Right to fish on the high seas
All States have the right for their nationals to engage in fishing on the high seas subject to:
(a) their treaty obligations;
(b) the rights and duties as well as the interests of coastal States provided for, inter alia, in article 63, paragraph 2, and articles 64 to 67; and
(c) the provisions of this section.
Article 117: Duty of States to adopt with respect to their nationals measures for the conservation of the living resources of the high seas
All States have the duty to take, or to cooperate with other States in taking, such measures for their respective nationals as may be necessary for the conservation of the living resources of the high seas.
Article 118: Cooperation of States in the conservation and management of living resources
States shall cooperate with each other in the conservation and management of living resources in the areas of the high seas. States whose nationals exploit identical living resources, or different living resources in the same area, shall enter into negotiations with a view to taking the measures necessary for the conservation of the living resources concerned. They shall, as appropriate, cooperate to establish subregional or regional fisheries organizations to this end.
Article 119: Conservation of the living resources of the high seas
1. In determining the allowable catch and establishing other conservation measures for the living resources in the high seas, States shall: (a) take measures which are designed, on the best scientific evidence available to the States concerned, to maintain or restore populations of harvested species at levels which can produce the maximum sustainable yield, as qualified by relevant environmental and economic factors, including the special requirements of developing States, and taking into account fishing patterns, the interdependence of stocks and any generally recommended international minimum standards, whether subregional, regional or global;
(b) take into consideration the effects on species associated with or dependent upon harvested species with a view to maintaining or restoring populations of such associated or dependent species above levels at which their reproduction may become seriously threatened.
2. Available scientific information, catch and fishing effort statistics, and other data relevant to the conservation of fish stocks shall be contributed and exchanged on a regular basis through competent international organizations, whether subregional, regional or global, where appropriate and with participation by all States concerned.
3. States concerned shall ensure that conservation measures and their implementation do not discriminate in form or in fact against the fishermen of any State.
Article 65 also applies to the conservation and management of marine mammals in the high seas.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực