Chương VIII Luật thủy sản 2017: Quản lý nhà nước về thủy sản
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản và có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý nhà nước về hoạt động thủy sản trong phạm vi cả nước; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về hoạt động thủy sản;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh thủy sản, khai thác thủy sản trên biển; quản lý chế biến, thương mại thủy sản; chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý, hướng dẫn cập nhật, truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
d) Quản lý nhà nước về kiểm ngư; chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư;
đ) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý trong hoạt động thủy sản; ủy quyền, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; thẩm định, đánh giá tác động các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến hoạt động thủy sản;
g) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra quản lý nhà nước về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi cả nước; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật; công bố danh sách cảng chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác;
h) Quản lý nhà nước đối với khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong phạm vi cả nước;
i) Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện đào tạo, tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thủy sản; tổ chức thực hiện, hướng dẫn thống kê, thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thủy sản;
k) Quy định về chỉ tiêu, chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản, quy định quản lý kỹ thuật chuyên ngành trong hoạt động thủy sản;
l) Quản lý, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản theo thẩm quyền; là cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản;
m) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
n) Tổ chức thực hiện lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành pháp luật về thủy sản;
b) Chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn; tổ chức sản xuất khai thác thủy sản;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn kiến thức, về thủy sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy sản trên địa bàn và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
d) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý trong hoạt động thủy sản theo phân công, phân cấp;
đ) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản theo thẩm quyền;
e) Bảo đảm chế độ, kinh phí, các điều kiện hoạt động cho Kiểm ngư địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo phân cấp; thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành quy định của pháp luật về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm trên tàu cá, tại cảng cá, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ tại cảng cá; thu thập, tổng hợp báo cáo số liệu về thủy sản qua cảng cá theo quy định;
h) Quản lý nhà nước đối với khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nội dung, biện pháp quản lý trong hoạt động thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp;
c) Tổ chức, thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản trên địa bàn.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về thủy sản; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tham gia ý kiến xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về thủy sản; tư vấn, tập huấn kỹ thuật về thủy sản; tham gia thực hiện hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
STATE ADMINISTRATION OF FISHERIES
Article 101. Responsibilities of the Government, Ministries and ministerial agencies
1. The Government shall ensure consistency in state administration of fisheries in the whole country.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall work as a contact point to assist the Government in the state administration and shall:
a) Be in charge of state administration of fishery activities in the whole country; make and provide directions on implementing strategies, plans and schemes for fishery activities;
b) Promulgate or request competent authorities to promulgate and implement policies, legislative documents, standards, technical regulations and economic and technical norms in fishery fields;
c) Provide directions and instructions on and carry out environmental monitoring and warning, aquatic epidemic prevention and commercial fishing at sea; manage processing and trading of aquatic products; ensure quality and aquatic food safety as prescribed by law; set up, manage and provide instructions on updating and accessing to the national fisheries database;
d) Be in charge of state administration of fisheries resources surveillance; provide consistent directions on fisheries resources surveillance;
dd) Organize the issuance, reissuance, extension and revocation of licenses and certificates in fishery activities under it management; authorize or assign the administration in accordance with regulations of law;
e) Organize the investigation, scientific research and technological development, technology transfer; assess and analyze impacts of economic activities on fishery activities;
g) Provide instructions on and carry out state inspections of fishing ports and sheltering anchorages for commercial fishing vessels in the whole country; provide professional training in managing fishing ports and sheltering anchorages for commercial fishing vessels in accordance with regulations of law and announce the list of appointed fishing ports having sufficient systems for certifying origins of caught aquatic species;
h) Be in charge of state administration applicable to marine protected areas and aquatic resources protected areas in the whole country;
i) Be in charge of state administration and provide professional training in fisheries; organize and provide instructions on statistics, information, propagation and popularization of knowledge and legal education in fisheries;
k) Prescribe criteria on and quality of waters used for aquaculture and specialized technical management in fishery activities;
l) Manage, provide directions on, formulate plans for and organize inspection, handling of complaints and denunciation, taking actions against violations of law o fisheries within it power; work as a contact point to join international cooperation in fisheries;
m) Take charge and cooperate with Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces in developing software for managing the national fishery database
n) Reserve original breeds and native and endemic aquatic species having economic value.
3. Ministries and ministerial agencies, within their duties and powers, shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in state administration of fisheries.
Article 102. Responsibilities of People’s Committee of provinces
1. The People’s Committee of each province, within its duties and powers, shall:
a) Promulgate or request competent authorities to promulgate documents provide guidelines for implementation of law on fisheries;
b) Provide directions on and organize management of fishery activities in the province; organize production and catching of aquatic species;
c) Organize the propagation, popularization of and education about laws and knowledge related to fisheries; set up fishery database in the province and update the national fishery database;
d) Organize the issuance, reissuance, extension and revocation of licenses and certificates in fishery activities under it management according to the assignment;
dd) Provide directions on, formulate plans for and organize inspection, handling of complaints and denunciation, taking actions against violations of law on fisheries within its power;
e) Ensure allowances, funding and working conditions for the local fisheries resources surveillance force in accordance with regulations of law;
g) Organize the management of fishing ports and sheltering anchorages for commercial fishing vessels according to assignment; inspect, control and comply with regulations of law on catching and protecting aquatic resources, food safety, environmental safety and fire safety at fishing ports; collect, consolidate and report statistics of aquatic products passing commercial fishing vessels in accordance with regulations and law;
h) Be in charge of state administration applicable to marine protected areas and aquatic resources protected areas in the province;
2. The People’s Committee of a district or a commune, within its duties and powers, shall:
a) Carry out activities and implement methods for managing fishery activities in the district or commune in accordance with regulations of law.
b) Carry out tasks of state administration of fisheries according to assignment or authorization by the supervisory People’s Committee;
c) Propagandize, popularize and provide education about law on fisheries in the district or commune.
Article 103. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and its affiliated organizations, socio-professional organizations and social organizations
1. The Vietnamese Fatherland Front and its affiliated organizations, within their duties and powers, shall propagandize, mobilize the implementation of policies and law on fisheries; give opinions about promulgating regulations of law, carry out supervision and social criticism in fishery in accordance with regulations of law.
2. Socio-professional organizations and social organizations shall give opinions on promulgating regulations of law on fisheries; propagandize and popularize knowledge of and laws on fisheries; provide consultancy on and technical training in fisheries; protect, regenerate and develop aquatic resources.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều 23. Quản lý giống thủy sản
Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư