Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 21/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 08/02/2019 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thuyền trưởng phải nộp nhật ký khai thác thủy sản trong vòng 24 giờ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT về việc quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác ngày 15/11/2018.
Theo đó, thuyền trưởng tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên hàng ngày ghi nhật ký khai thác thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp nhật ký khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời gian 24 giờ sau khi tàu hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Thuyền trưởng tàu thu mua, chuyển tải thủy sản hàng ngày ghi nhật ký thu mua, chuyển tảu thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nộp nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời hạn 24 giờ sau khi hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24m kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản... là đối tượng phải kiểm tra khi rời cảng.
Thông tư này có hiệu lực từ 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2018/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH GHI, NỘP BÁO CÁO, NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN; CÔNG BỐ CẢNG CÁ CHỈ ĐỊNH XÁC NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN TỪ KHAI THÁC; DANH SÁCH TÀU CÁ KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP; XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU, CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Thông tư này quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; công bố danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; xác nhận nguyên liệu thủy sản nhập khẩu hoặc sản phẩm thủy sản được sản xuất từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản; thu mua, chuyển tải, vận chuyển, bốc dỡ, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản từ khai thác; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhật ký khai thác thủy sản là bản ghi bằng giấy hoặc điện tử ghi lại thông tin hoạt động khai thác hàng ngày trên biển của tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
2. Nhật ký thu mua, chuyển tải là bản ghi bằng giấy hoặc điện tử ghi lại thông tin quá trình hoạt động thu mua, chuyển tải thủy sản của tàu thu mua, chuyển tải thủy sản.
3. Báo cáo khai thác thủy sản là bản ghi bằng giấy hoặc điện tử ghi lại kết quả hoạt động của tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 6 đến dưới 12 mét, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản cho một chuyến biển trong một khoảng thời gian.
4. Xác nhận nguyên liệu thủy sản là việc xác nhận của cơ quan thẩm quyền đối với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
5. Chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là việc chứng nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ khai thác không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
6. Xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản nhập khẩu hoặc sản phẩm thủy sản được sản xuất từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu là việc xác nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng thủy sản được chế biến từ thủy sản khai thác nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
1. Thuyền trưởng tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên hàng ngày ghi nhật ký khai thác thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp nhật ký khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời hạn 24 giờ sau khi tàu hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
2. Thuyền trưởng tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06 đến dưới 12 mét ghi báo cáo khai thác thủy sản theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp báo cáo khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá theo định kỳ 01 tuần/01 lần.
1. Thuyền trưởng tàu thu mua, chuyển tải thủy sản hàng ngày ghi nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời hạn 24 giờ sau khi tàu hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
2. Thuyền trưởng tàu thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản ghi báo cáo thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp báo cáo thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời hạn 24 giờ sau khi tàu cập cảng.
1. Cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là cảng cá đáp ứng tiêu chí của cảng cá loại I hoặc loại II và đã được công bố mở cảng cá theo quy định.
2. Hàng quý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, báo cáo Tổng cục Thủy sản danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
3. Danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
1. Cơ quan thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra tàu cá tại cảng cá;
b) Tổ chức quản lý cảng cá giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng; bố trí văn phòng làm việc, phối hợp thực hiện kiểm tra tàu cá tại cảng cá.
2. Giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng
Khi nhận được đề nghị cập cảng của chủ tàu hoặc thuyền trưởng tàu cá, tổ chức quản lý cảng cá đối chiếu với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; trường hợp tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thì không cho bốc dỡ thủy sản và thông báo cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định; trường hợp không nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thì bố trí cho tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản và cử cán bộ giám sát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng.
Trường hợp phát hiện sản lượng thủy sản bốc dỡ thực tế sai lệch trên, dưới 20% so với sản lượng khai báo trước khi cập cảng thì lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
3. Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng
Theo đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng, tổ chức quản lý cảng cá kiểm tra thông tin tàu cá, Nhật ký khai thác thủy sản, cấp Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Số lượng giấy biên nhận được cấp cho mỗi chuyến biển theo đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng, nhưng tổng sản lượng thủy sản trong các giấy biên nhận không nhiều hơn sản lượng thực tế đã bốc dỡ qua cảng.
4. Kiểm tra đối với tàu cá cập cảng
a) Đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản; tàu cá có dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra thông tin được ghi trong Nhật ký khai thác thủy sản hoặc Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản với sản lượng, thành phần loài thủy sản trên tàu cá, phù hợp với loại nghề khai thác; đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
c) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Kiểm tra đối với tàu cá rời cảng
a) Đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khai thác khác trên tổng số tàu cá rời cảng đi khai thác;
b) Nội dung kiểm tra
Kiểm tra, đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
Kiểm tra hồ sơ: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Nhật ký khai thác thủy sản (theo mẫu); các văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy; Sổ danh bạ thuyền viên;
Kiểm tra thực tế trên tàu: Trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa; hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu; thiết bị giám sát hành trình; ngư cụ; thuyền viên; đánh dấu tàu cá;
c) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trường hợp phát hiện vi phạm, cơ quan kiểm tra lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
1. Tàu cá bị đưa vào danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp là tàu cá bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Thủy sản.
2. Tàu cá được đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tàu cá đã xóa đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản;
b) Chủ tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện xong biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hàng tuần, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh có quản lý tàu cá khai thác thủy sản trên biển rà soát, tổng hợp, lập danh sách tàu cá thuộc khoản 1, khoản 2 Điều này, báo cáo Tổng cục Thủy sản để đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.Bổ sung
1. Tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định theo khoản 3 Điều 6 Thông tư này thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước về khối lượng, thành phần loài thủy sản, vùng và thời gian khai thác đối với tàu cá bốc dỡ thủy sản tại cảng cá khi có yêu cầu.
2. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh được công bố trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
3. Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản được chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực hoặc nước nhập khẩu.
4. Cơ quan Thú y thực hiện kiểm dịch, kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư này.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến tổ chức quản lý cảng cá, nơi tàu cá đã bốc dỡ thủy sản qua cảng.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm:
a) Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đã kê khai đầy đủ thông tin;
b) Bản chính Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã được tổ chức quản lý cảng cá cấp, trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng thì nộp bản sao chụp.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tổ chức quản lý cảng cá thẩm định thông tin đề nghị xác nhận về khối lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ tại cảng với Sổ theo dõi tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản, vùng và thời gian khai thác với hành trình của tàu trong hệ thống giám sát tàu cá và cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa xác nhận hết khối lượng thủy sản trong giấy biên nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lại bản chính giấy biên nhận đã ghi khối lượng nguyên liệu còn lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp xác nhận hết khối lượng thủy sản, tổ chức quản lý cảng cá thu bản chính giấy biên nhận và lưu hồ sơ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nộp phí, giá dịch vụ theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến một trong số cơ quan thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị chứng nhận gồm:
a) Bản sao Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác có mô tả nguyên liệu đã sử dụng theo mục B Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp nguyên liệu thủy sản chưa sử dụng hết, tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để cơ quan thẩm quyền xác nhận phần nguyên liệu chưa sử dụng. Trường hợp nguyên liệu thủy sản đã sử dụng hết, cơ quan thẩm quyền thu bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và lưu hồ sơ;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu Âu hoặc theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam và Thông tin vận tải theo Mẫu số 02a, 02b Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được cấp lại trong các trường hợp: Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn; bị mất; có thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn, bị sai thông tin (trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất).
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền kiểm tra thông tin, thẩm định hồ sơ và thực hiện:
a) Chứng nhận khi thông tin trong Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được kê khai đầy đủ và đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; xác nhận vào mục C của Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết, trả lại 01 bộ hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị (bao gồm bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết) và lưu bản sao hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền;
b) Không chứng nhận khi thông tin kê khai trong hồ sơ không đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; trường hợp không chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Giấy chứng nhận cấp lại phải có số trùng với số của bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác đã cấp và có thêm ký hiệu “R” ở phần “số giấy chứng nhận”; cơ quan thẩm quyền cấp giấy thông báo việc cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho các cơ quan thẩm quyền có liên quan.
6. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp phí và lệ phí theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu nộp 01 bộ hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính đồng thời với các thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Hồ sơ đề nghị xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu gồm:
a) Bản chính hoặc bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do cơ quan thẩm quyền của nước có tàu cá mang cờ cấp;
b) Giấy xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy khác có nội dung tương đương theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc tổ chức nghề cá khu vực đã kê khai đầy đủ thông tin.
2. Cơ quan thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này thực hiện kiểm tra, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo các nội dung sau:
a) Đối chiếu thông tin về tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản và các thông tin khác (quốc gia có tàu mang cờ, khối lượng, chủng loại thủy sản) trong Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam với các thông tin sau:
Danh sách tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu hoặc tổ chức quản lý nghề cá khu vực được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận;
Danh sách tàu cá có đăng ký và được cấp phép khai thác thủy sản (bao gồm thông tin về: Loài thủy sản, khu vực, mùa vụ khai thác) của tổ chức quản lý nghề cá khu vực được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận (đối với quốc gia có tàu cá mang cờ là thành viên của tổ chức này);
b) Đối chiếu về khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với thông tin về lô hàng nhập khẩu được Cơ quan Thú y kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Đối chiếu về khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với hồ sơ thống kê xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu và hồ sơ giám sát trong quá trình kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu;
d) Đối chiếu các quy định khác của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Giấy xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan thẩm quyền xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu nếu lô hàng đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không xác nhận cam kết hoặc chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
2. Đối tượng được kiểm tra: Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh; tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản có thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác;
b) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc kiểm tra tàu cá cập cảng, rời cảng và giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng cá.
4. Xử lý kết quả kiểm tra: Trong trường hợp phát hiện có vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra khỏi danh sách cảng cá chỉ định đối với những tổ chức quản lý cảng cá không thực hiện đúng quy định về xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác gây hậu quả dẫn đến các lô hàng bị trả về hoặc vi phạm có hệ thống quy trình thẩm định xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
1. Tổ chức thực hiện các nội dung được quy định theo Thông tư này.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản; công tác kiểm tra, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác của các tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Chủ trì xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước; phối hợp với các cơ quan có liên quan trao đổi thông tin, xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
5. Đăng tải danh sách tàu cá Việt Nam khai thác thủy sản bất hợp pháp, danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.Bổ sung
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến việc kiểm tra, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
2. Thống nhất quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ; tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
3. Chủ trì đàm phán với cơ quan thẩm quyền nước ngoài trong việc hợp tác, trao đổi thông tin, xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
4. Hàng quý gửi báo cáo kết quả kiểm tra, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Chỉ đạo Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng:
a) Thực hiện việc xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Hướng dẫn chủ hàng nhập khẩu trình tự, thủ tục và nội dung liên quan đến việc xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này;
c) Lưu trữ hồ sơ xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được xác nhận, chứng nhận.
1. Chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn được giao quản lý.
2. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp tại cảng cá trên địa bàn tỉnh.
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo kinh phí, nguồn nhân lực và các điều kiện liên quan cho hoạt động của cơ quan thẩm quyền về kiểm tra tàu cá tại cảng cá, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
4. Hàng quý rà soát, lập danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác, báo cáo Tổng cục Thủy sản để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố theo quy định.
5. Cập nhật, báo cáo Tổng cục Thủy sản những thay đổi về tổ chức, nhân sự quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này (mẫu dấu, chữ ký) để thông báo cho cơ quan thẩm quyền nước ngoài.
6. Hướng dẫn chủ hàng, chủ tàu, thuyền trưởng trình tự, thủ tục và nội dung liên quan đến việc xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định.
7. Yêu cầu thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người đại diện của chủ tàu, chủ hàng cung cấp những thông tin liên quan phục vụ cho việc kiểm tra, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định.
8. Cập nhật dữ liệu từ nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia.
9. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản tiếp nhận, xử lý, xác minh thông tin liên quan đến xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước ngoài.
10. Rà soát, tổng hợp và báo cáo Tổng cục Thủy sản danh sách tàu cá đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
11. Tổng hợp tình hình khai thác thủy sản từ nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, công tác xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp gửi về Tổng cục Thủy sản trước ngày 20 hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.
12. Báo cáo kết quả thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày chứng nhận.
1. Cập nhật, báo cáo Tổng cục Thủy sản mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để đăng tải, thông báo trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
2. Tổ chức tập huấn hoặc cử người tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.
3. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cảng cá theo quy định.
4. Từ chối cho tàu cá bốc dỡ thủy sản đối với tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và thông báo cho cơ quan thẩm quyền xử lý; từ chối xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác nếu tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc không chính xác theo quy định.
5. Hàng ngày ghi chép, cập nhật sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng theo Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật số liệu giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia trước ngày 15 hàng tháng.
Truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về danh sách tàu cá được cấp phép khai thác thủy sản, cơ sở dữ liệu giám sát hành trình tàu cá để thực hiện việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.
6. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng về việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra tàu cá tại cảng cá.
7. Cấp phát mẫu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản cho tổ chức, cá nhân có tàu cá; thu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản; lập danh sách tàu cá đã nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản và gửi về cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh trước ngày 20 hàng tháng.
8. Trước ngày 20 hàng tháng, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 03 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày xác nhận.
1. In, ghi và nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản theo quy định; cung cấp đúng, đầy đủ thông tin ghi trong Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho chủ hàng; ký xác nhận và chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp.
2. Thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi tàu cập cảng hoặc rời cảng theo quy định; cung cấp thông tin về tàu cá, yêu cầu về dịch vụ, dự kiến sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng.
3. Thực hiện các hoạt động khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.
4. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Cung cấp đúng, đầy đủ thông tin ghi trong Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu; ký xác nhận và chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp.
2. Lưu trữ hồ sơ xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được xác nhận, chứng nhận.
3. Phối hợp với cơ quan thẩm quyền trong việc cung cấp thông tin, giải trình những vướng mắc theo yêu cầu cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đối với lô hàng xuất khẩu.
Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu, Giấy chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư:
a) Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác;
b) Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Thông tư này bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư 02/2006/TT-BTS, Thông tư 62/2008/TT-BNN và Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
4. Các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này khi có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì được áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
BIỂU MẪU KHAI THÁC THỦY SẢN; BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01: Nhật ký khai thác thủy sản.
Mẫu số 02: Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản.
Mẫu số 03: Báo cáo khai thác thủy sản.
Mẫu số 04: Báo cáo thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản.
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI THÔNG TIN TRONG CÁC BIỂU MẪU
I. NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN
1. Mục [7], mục [8]: Ghi tên loại nghề phụ (nếu có) theo Giấy phép khai thác thủy sản.
2. Mục [9.e]: Ghi cụ thể tên loại nghề và kích thước chủ yếu tương ứng với loại nghề đó.
3. Mục [12]: Do cơ quan/đơn vị thu Nhật ký khai thác thủy sản ghi.
4. Mục [Mẻ thứ]: Ghi theo thứ tự các mẻ lưới hoặc mẻ câu.
5. Mục [Vĩ độ/Kinh độ]: Ghi cụ thể đến phút của Vĩ độ/Kinh độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động của chuyến biển.
6. Mục [Loài .../Tên loài thủy sản]: Ghi cụ thể tên tiếng Việt của loài/nhóm loài thủy sản. Ví dụ: Cá Ngừ đại dương, cá Thu, cá Hồng, cá Song,...
II. NHẬT KÝ THU MUA, CHUYỂN TẢI THỦY SẢN
1. Mục [9]: Do cơ quan/đơn vị thu Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản ghi.
2. Mục [Vĩ độ/Kinh độ]: Ghi cụ thể đến phút của Vĩ độ/Kinh độ. Nếu tàu không có máy định vị thì ghi tên vùng biển hoạt động của chuyến biển.
3. Mục [Thông tin tàu đánh bắt thủy sản]: Ghi số đăng ký; loại nghề khai thác thủy sản; số Giấy phép khai thác thủy sản của tàu đánh bắt thủy sản.
4. Mục [Loài ...]: Ghi cụ thể tên tiếng Việt của loài/nhóm loài thủy sản. Ví dụ: Cá Ngừ đại dương, cá Thu, cá Hồng, cá Song,...
5. Mục [Khối lượng thủy sản]: Ghi tổng khối lượng thủy sản đã được thu mua/chuyển tải.
Mẫu số 01 (Phụ lục I)
MẪU NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN
Trang bìa TỔNG CỤC THỦY SẢN NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN (NGHỀ CHÍNH: .........................) 1. Họ và tên chủ tàu: ; 2. Họ và tên thuyền trưởng: 3. Số đăng ký tàu: ; 4. Chiều dài lớn nhất của tàu: m; 5. Tổng công suất máy chính: CV 6. Số Giấy phép khai thác thủy sản: Thời hạn đến: 7. Nghề phụ 1: ; 8. Nghề phụ 2: 9. Kích thước chủ yếu của ngư cụ (ghi cụ thể theo nghề chính): a. Nghề câu: Chiều dài toàn bộ vàng câu m; Số lưỡi câu: lưỡi b. Nghề lưới vây, rê: Chiều dài toàn bộ lưới m; Chiều cao lưới m c. Nghề lưới chụp: Chu vi miệng lưới m; Chiều cao lưới m d. Nghề lưới kéo: Chiều dài giềng phao m; Chiều dài toàn bộ lưới m e. Nghề khác: |
|
Chuyến biển số: ............................. (Ghi chuyến biển thứ mấy trong năm) |
10. Cảng đi: .....................................; Thời gian đi: Ngày .............. tháng .............. năm .................. 11. Cảng về: ....................................; Thời gian cập: Ngày ........... tháng .............. năm .................. 12. Nộp Nhật ký: Ngày ........... tháng ............. năm ............. ; Vào Sổ số: ................................................. |
I. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
Mẻ thứ |
Thời điểm thả (giờ, phút, ngày, tháng) |
Vị trí thả |
Thời điểm thu (giờ, phút, ngày, tháng) |
Vị trí thu |
Sản lượng các loài thủy sản chủ yếu* (kg) |
Tổng sản lượng (kg) |
|||||||
Vĩ độ |
Kinh độ |
Vĩ độ |
Kinh độ |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: * Đối với nghề lưới kéo, ghi cụ thể tên loài thủy sản có thể xuất khẩu và các loài khác. |
Ngày ... tháng ... năm ... |
II. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TẢI (nếu có)
TT |
Ngày, tháng |
Thông tin tàu thu mua/chuyển tải |
Vị trí thu mua, chuyển tải |
Đã bán/chuyển tải |
Thuyền trưởng tàu thu mua/chuyển tải (ký, ghi rõ họ, tên) |
|||
Số đăng ký tàu |
Số Giấy phép khai thác |
Vĩ độ |
Kinh độ |
Tên loài thủy sản |
Khối lượng (kg) |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ... tháng ... năm ... |
Mẫu số 02 (Phụ lục I)
MẪU NHẬT KÝ THU MUA, CHUYỂN TẢI THỦY SẢN
Trang bìa TỔNG CỤC THỦY SẢN NHẬT KÝ THU MUA, CHUYỂN TẢI THỦY SẢN (DÙNG CHO TÀU THU MUA/ CHUYỂN TẢI THỦY SẢN) 1. Họ và tên chủ tàu: ……………………………………………; 2. Họ và tên thuyền trưởng: ………………………………………………………….. 3. Số đăng ký tàu: ; 4. Chiều dài lớn nhất của tàu: m; 5. Tổng công suất máy chính: CV 6. Số Giấy phép khai thác thủy sản: Thời hạn đến:
|
|
Chuyến biển số: ............................. (Ghi chuyến biển thứ mấy trong năm) |
10. Cảng đi: .....................................; Thời gian đi: Ngày .............. tháng .............. năm .................. 11. Cảng về: ....................................; Thời gian cập: Ngày ........... tháng .............. năm .................. 12. Nộp Nhật ký: Ngày ........... tháng ............. năm ............. ; Vào Sổ số: ................................................. |
THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA/CHUYỂN TẢI
TT |
Ngày, tháng |
Vị trí thu mua/chuyển tải |
Thông tin tàu đánh bắt thủy sản |
Khối lượng theo thành phần loài thủy sản (kg) |
Khối lượng thủy sản (kg) |
Thuyền trưởng tàu đánh bắt thủy sản (ký, ghi rõ họ, tên) |
||||||||
Vĩ độ |
Kinh độ |
Số đăng ký tàu |
Nghề khai thác |
Số Giấy phép khai thác |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ...... |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ... tháng ... năm ... |
Mẫu số 03 (Phụ lục I)
MẪU BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......., ngày ... tháng ... năm ...
BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN
CHUYẾN SỐ: ........../năm .....................
Từ ngày .../ .../ ...đến ngày .../ .../ ...
1. Họ và tên chủ tàu/thuyền trưởng:
2. Địa chỉ:
3. Số đăng ký tàu: ; 4. Tổng công suất máy chính: CV
5. Chiều dài lớn nhất của tàu: m
6. Nghề khai thác thủy sản: ; 7. Tổng số lao động: người
8. Số ngày thực tế khai thác: ; 9. Số mẻ lưới trong chuyến:
10. Ngư trường khai thác chính:
Vịnh Bắc Bộ □; Trung Bộ □; Đông Nam Bộ □; Tây Nam Bộ □; Giữa biển Đông □
11. Tổng sản lượng khai thác thủy sản: kg
Chi tiết các nhóm thủy sản khai thác chính:
TT |
Tên loài thủy sản |
Sản lượng (kg) |
TT |
Tên loài thủy sản |
Sản lượng (kg) |
1 |
|
|
7 |
|
|
2 |
|
|
8 |
|
|
3 |
|
|
9 |
|
|
4 |
|
|
10 |
|
|
5 |
|
|
11 |
|
|
6 |
|
|
12 |
|
|
|
Người báo cáo |
Mẫu số 04 (Phụ lục I)
MẪU BÁO CÁO THĂM DÒ, TÌM KIẾM, DẪN DỤ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......., ngày ... tháng ... năm ...
BÁO CÁO THĂM DÒ, TÌM KIẾM, DẪN DỤ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
CHUYẾN SỐ: ......../năm ...........
Từ ngày ..../ .../ ....đến ngày ..../ ..../ ......
1. Họ và tên chủ tàu/thuyền trưởng:
2. Địa chỉ:
3. Số đăng ký tàu: ; 4. Tổng công suất máy chính: CV
5. Chiều dài lớn nhất của tàu: m
6. Nghề (thăm dò/tìm kiếm/dẫn dụ): ; 7. Số lao động: người
8. Số ngày hoạt động:
9. Ngư trường hoạt động:
Vịnh Bắc Bộ □; Trung Bộ □; Đông Nam Bộ □; Tây Nam Bộ □; Giữa biển Đông □
10. Hợp tác với tàu khai thác thủy sản: Số đăng ký tàu khai thác:
Ăn chia sản phẩm □; |
Trả tiền trực tiếp □ |
11. Tổng sản lượng của tàu khai thác thủy sản: kg
|
Người báo cáo |
PHỤ LỤC II
BIỂU MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT CẢNG CÁ CHỈ ĐỊNH XÁC NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN TỪ KHAI THÁC; BIÊN NHẬN THỦY SẢN BỐC DỠ QUA CẢNG; KIỂM TRA TÀU CÁ TẠI CẢNG CÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01: Báo cáo kết quả rà soát cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác.
Mẫu số 02: Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng.
Mẫu số 03: Biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng.
Mẫu số 04: Biên bản kiểm tra tàu cá rời cảng.
Mẫu số 01 (Phụ lục II)
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT CẢNG CÁ CHỈ ĐỊNH CÓ ĐỦ HỆ THỐNG XÁC NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN TỪ KHAI THÁC
[UBND CẤP TỈNH] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...../BC-...... |
..........., ngày ... tháng ... năm 20... |
BÁO CÁO
Kết quả rà soát cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác
Kính gửi: .........................................
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT, [Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn] báo cáo kết quả rà soát cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác đề nghị Tổng cục Thủy sản tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác như sau:
1. Cảng cá đề nghị đưa vào danh sách cảng cá chỉ định:
TT |
Tên cảng cá |
Cảng cá loại |
Địa chỉ |
Điện thoại |
Số quyết định công bố mở cảng |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2. Cảng cá đề nghị đưa ra khỏi danh sách cảng cá chỉ định: (Đối với cảng cá không đảm bảo đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác)
TT |
Tên cảng cá |
Cảng cá loại |
Địa chỉ |
Điện thoại |
Lý do đề nghị đưa ra khỏi danh sách cảng chỉ định |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Mẫu số 02 (Phụ lục II)
MẪU GIẤY BIÊN NHẬN THỦY SẢN BỐC DỠ QUA CẢNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
...., ngày ... tháng ... năm ....
GIẤY BIÊN NHẬN THỦY SẢN BỐC DỠ QUA CẢNG
Số: ............/CC
(Giấy biên nhận có giá trị 90 ngày, kể từ ngày được cấp)
Tên cảng cá:
Địa chỉ:
BIÊN NHẬN:
1. Họ và tên chủ tàu/thuyền trưởng:
2. Số đăng ký của tàu:
3. Giấy phép khai thác thủy sản số: ; Thời hạn đến:
4. Ngày ...................... tháng ....................... năm .................... đã bốc dỡ thủy sản qua cảng.
5. Tổng sản lượng thủy sản bốc dỡ: ..................................................................kg.
Chi tiết về sản lượng thủy sản bốc dỡ:
TT |
Tên loài thủy sản |
Khối lượng bốc dỡ qua cảng (kg) |
TT |
Tên loài thủy sản |
Khối lượng bốc dỡ qua cảng (kg) |
1 |
|
|
6 |
|
|
2 |
|
|
7 |
|
|
3 |
|
|
8 |
|
|
4 |
|
|
9 |
|
|
5 |
|
|
10 |
|
|
6. Người thu mua sản phẩm (Cơ sở CBTS/nậu, vựa/người buôn):
7. Hình thức bán sản phẩm (Toàn bộ/một phần/theo loài):
|
......., ngày ... tháng .... năm ..... |
XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG THỦY SẢN CÒN LẠI:
(Dùng cho tổ chức quản lý cảng cá xác nhận khối lượng nguyên liệu thủy sản còn lại khi chưa xác nhận hết khối lượng nguyên liệu thủy sản trong Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng)
........................, ngày ...... tháng ........ năm ............; Cảng cá ..............................xác nhận khối lượng thủy sản còn lại trong Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng sau khi cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác số: ……………………………:
TT |
Tên loài thủy sản |
Khối lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng (kg) |
Khối lượng thủy sản đã xác nhận (kg) |
Khối lượng thủy sản còn lại (kg) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng đơn vị .................... |
Mẫu số 03 (Phụ lục II)
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA TÀU CÁ CẬP CẢNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KIỂM TRA TÀU CÁ CẬP CẢNG
Số: .............../KT .....................
Tên cảng cá: ; Địa chỉ:
Thời gian: ..................... giờ ..................... phút, ngày ............... tháng ............. năm ....................
1. Đơn vị kiểm tra:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
2. Kiểm tra tàu cá:
Tên tàu: ; Số đăng ký tàu:
Loại nghề khai thác thủy sản:
Họ và tên chủ tàu: ; Địa chỉ:
Họ và tên thuyền trưởng: ; Địa chỉ:
3. Kiểm tra hồ sơ:
Báo cáo khai thác thủy sản □ |
Nhật ký khai thác thủy sản □ |
4. Kiểm tra sản lượng khai thác:
TT |
Tên loài thủy sản |
Sản lượng theo báo cáo (kg) |
Sản lượng thực tế (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
5. Kết luận kiểm tra:
Chủ tàu/thuyền trưởng |
Đại diện đơn vị kiểm tra |
Mẫu số 04 (Phụ lục II)
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA TÀU CÁ RỜI CẢNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KIỂM TRA TÀU CÁ RỜI CẢNG
Số: ............../KT..............
Tên cảng cá: ; Địa chỉ:
Thời gian: ..................... giờ ..................... phút, ngày ............... tháng ............. năm ....................
1. Đơn vị kiểm tra:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
Người kiểm tra: ; Chức vụ:
2. Kiểm tra tàu cá:
Tên tàu: ; Số đăng ký tàu:
Họ và tên chủ tàu: ; Địa chỉ:
Họ và tên thuyền trưởng: ; Địa chỉ:
3. Kiểm tra hồ sơ (Ghi có hoặc không vào ô tương ứng)
Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá |
|
Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá |
|
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá |
|
Văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng |
|
Giấy phép khai thác thủy sản |
|
Văn bằng, chứng chỉ máy trưởng |
|
Nhật ký khai thác thủy sản |
|
Văn bằng, chứng chỉ thợ máy |
|
4. Kiểm tra thực tế
4.1. Trang thiết bị trên tàu (Ghi đủ (Đ) hoặc thiếu (T) vào ô tương ứng)
Loại trang thiết bị |
Diễn giải |
Loại trang thiết bị |
Diễn giải |
||
Trang thiết bị hàng hải |
|
|
Cứu sinh, cứu hỏa |
|
|
Thông tin liên lạc, tín hiệu |
|
|
Giám sát hành trình |
|
|
4.2. Loại nghề khai thác thủy sản và đánh dấu tàu cá:
Lưới kéo |
|
Lưới vây |
|
Nghề chụp |
|
Nghề khác |
|
Nghề câu |
|
Lưới rê |
|
Nghề lồng, bẫy |
|
Đánh dấu tàu cá |
|
4.3. Số lượng thuyền viên tàu cá: người
5. Đã nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản chuyến trước:
Báo cáo khai thác thủy sản |
|
Nhật ký khai thác thủy sản |
|
6. Kết luận kiểm tra:
Chủ tàu/thuyền trưởng |
Đại diện đơn vị kiểm tra |
PHỤ LỤC III
BIỂU MẪU XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC; CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC; CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỦY SẢN KHAI THÁC, XÁC NHẬN CAM KẾT SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỦY SẢN KHAI THÁC NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01: Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.
Mẫu số 02: Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Mẫu số 02a: Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam.
Mẫu số 02b: Thông tin vận tải.
Mẫu số 03: Giấy chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác trong nước theo quy định ICCAT.
Mẫu số 04: Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
Mẫu số 05: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI THÔNG TIN TRONG CÁC BIỂU MẪU
I. GIẤY XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
1. Mục [Số xác nhận]:
- “XXXXX”: Ghi 05 chữ số là số thứ tự của giấy xác nhận. Ví dụ: 00001; 00002;...
- “20....”: Ghi năm cấp giấy xác nhận. Ví dụ: 2019; 2020;...
- “SC”: Là ký hiệu nhận biết của giấy xác nhận.
- “AA”: Ghi mã của tỉnh quy định tại Phụ lục IV của Thông tư.
- “BB”: Ghi chữ viết tắt của 02 chữ đầu tên cảng cá. Ví dụ: Cảng Lạch Bạng (LB); cảng Thọ Quang (TQ); cảng Tắc Cậu (TC);...
2. Mục [Thông tin tàu cá]: Ghi các thông tin của tàu theo các nội dung tương ứng.
3. Mục [Nghề khai thác thủy sản]: Ghi loại nghề khai thác thủy sản của tàu cá theo mã quy định tại Phụ lục V của Thông tư.
4. Mục [Số giấy phép khai thác]: Ghi số Giấy phép khai thác thủy sản của tàu cá.
5. Mục [Mô tả sản phẩm]: Ghi các thông tin về nguyên liệu thủy sản theo các nội dung tương ứng.
6. Mục [Vùng và thời gian khai thác]: Ghi vùng khai thác thủy sản của tàu cá theo mã quy định tại Phụ lục VI của Thông tư và thời gian hoạt động đánh bắt thủy sản của tàu cá.
7. Mục [Tên loài thủy sản]: Ghi tên khoa học và tên tiếng Việt của các loài thủy sản trong lô hàng đề nghị xác nhận.
8. Mục [Ngày bốc dỡ thủy sản]: Ghi ngày, tháng, năm tàu cá bốc dỡ thủy sản qua cảng cá.
9. Mục [Tổng khối lượng nguyên liệu mua từ tàu cá]: Ghi tổng khối lượng nguyên liệu đã được chủ lô hàng mua từ tàu cá.
10. Mục [Tổng khối lượng khai thác của tàu cá]: Ghi tổng sản lượng khai thác ước tính trong chuyến biển của tàu cá.
11. Mục [Khối lượng nguyên liệu đã sử dụng]: Ghi khối lượng nguyên liệu thủy sản đã sử dụng đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác.
II. GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
1. Mục [Số chứng nhận]:
- "XXXXX”: Ghi 05 chữ số là số thứ tự của giấy chứng nhận. Ví dụ: 00001; 00002;...
- “20....”: Ghi năm cấp giấy chứng nhận. Ví dụ: 2019; 2020;...
- “CC”: Là ký hiệu nhận biết của giấy chứng nhận.
- “AA”: Ghi mã của tỉnh quy định tại Phụ lục IV của Thông tư.
- Nếu giấy chứng nhận được cấp lại giữ nguyên số cũ thì thêm ký hiệu “R” ở phần cuối “số giấy chứng nhận”. Ví dụ: 00001/2019/CC/KG/R.
2. Mục [1]: Do cơ quan thẩm quyền ghi các thông tin theo các nội dung tương ứng.
3. Mục [2], mục [3]: Do chủ hàng ghi các thông tin liên quan về tàu cá và lô hàng/nguyên liệu đề nghị chứng nhận.
4. Mục [Loài]: Ghi tên khoa học và tên tiếng Việt của các loài thủy sản trong lô hàng đề nghị chứng nhận.
5. Mục [Mã sản phẩm]: Ghi mã HS của sản phẩm, gồm 06 số.
6. Mục [Vùng và thời gian khai thác]: Ghi vùng khai thác thủy sản của tàu cá theo mã quy định tại Phụ lục VI của Thông tư và thời gian hoạt động đánh bắt thủy sản của tàu cá.
7. Mục [4]: Do chủ hàng ghi các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà tàu cá cung cấp nguyên liệu cho lô hàng đã thực hiện.
8. Mục [5]: Do tổ chức, cá nhân xuất khẩu ghi các thông tin có liên quan, ký tên và đóng dấu.
9. Mục [6]: Do cơ quan thẩm quyền ghi các thông tin có liên quan, ký tên, đóng dấu.
10. Mục [7]: Do chủ hàng ghi các thông tin liên quan theo các nội dung tương ứng.
11. Mục [8], mục [9]: Do đơn vị nhập khẩu và cơ quan thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu ghi các thông tin theo các nội dung tương ứng.
III. THÔNG TIN BỔ SUNG CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ TÀU CÁ VIỆT NAM (Mẫu số 02a Phụ lục III)
1. Mục [Số giấy xác nhận]: Ghi số Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.
2. Mục [Tên, số đăng ký (Nghề khai thác)]: Ghi tên tàu (nếu có) và số đăng ký của táu; phía dưới phần tên/số đăng ký ghi nghề khai thác thủy sản của tàu cá theo mã quy định tại Phụ lục V của Thông tư.
3. Mục [Loại: Tàu nhỏ* Tàu thông thường**]: Tàu nhỏ là tàu có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét, không quy định phải có giấy phép khai thác thủy sản; tàu thông thường là tàu phải có giấy phép khai thác thủy sản.
4. Mục [Hô hiệu]: Ghi hô hiệu của tàu cá đang dùng, nếu không có ghi N/A.
5. Mục [Inmarsat, Fax, điện thoại]: Ghi các thông tin tương ứng (nếu có), nếu không có ghi N/A.
6. Mục [Số giấy phép, giá trị đến ngày]: Ghi số Giấy phép khai thác thủy sản của tàu cá đang sử dụng và thời hạn của giấy phép; nếu tàu nhỏ không có giấy phép ghi N/A.
7. Mục [Vùng và thời gian khai thác]: Ghi vùng khai thác thủy sản của tàu cá theo mã quy định tại Phụ lục VI của Thông tư và thời gian hoạt động đánh bắt thủy sản của tàu cá.
8. Mục [Tên loài]: Ghi tên khoa học và tên tiếng Việt của các loài thủy sản trong lô hàng đề nghị chứng nhận.
9. Mục [Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép]: Ghi loại hình chế biến trên tàu cá đã được cấp phép (nếu có); nếu không có ghi N/A.
10. Mục [Ngày lên cá]: Ghi ngày, tháng, năm tàu cá bốc dỡ thủy sản qua cảng cá.
11. Mục [Tổng khối lượng khai thác của tàu cá]: Ghi tổng sản lượng khai thác ước tính trong chuyến biển của tàu cá.
12. Mục [Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác]: Ghi tổng khối lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến.
13. Mục [Khối lượng sản phẩm thủy sản trong lô hàng]: Ghi khối lượng sản phẩm thủy sản có trong lô hàng đã được chế biến để xuất khẩu không bao gồm phụ gia, bao bì.
14. Mục [Nhà máy chế biến; tổ chức, cá nhân xuất khẩu; cơ quan thẩm quyền]: Do Nhà máy chế biến; tổ chức, cá nhân xuất khẩu; cơ quan thẩm quyền ghi các thông tin liên quan theo các nội dung tương ứng, ký tên, đóng dấu.
Mẫu số 01 (Phụ lục III)
MẪU GIẤY XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
A. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
Số xác nhận: XXXXX/20 ……/SC-AA-BB1 |
Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận: |
|||||||||||
Tên tổ chức quản lý cảng cá: |
Địa chỉ: |
|||||||||||
Địa chỉ: |
Điện thoại: ; Fax: ; Email: |
|||||||||||
Điện thoại: |
Tổ chức, cá nhân được ủy quyền xác nhận: |
|||||||||||
Fax: |
Địa chỉ: |
|||||||||||
Email: |
Điện thoại: ; Fax: ; Email: |
|||||||||||
Thông tin tàu cá |
Mô tả sản phẩm |
|
||||||||||
Số đăng ký tàu |
Họ và tên chủ tàu/thuyền trưởng |
Chiều dài lớn nhất của tàu (m) |
Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có) |
Nghề khai thác thủy sản2 |
Số giấy phép khai thác |
Thời hạn Giấy phép |
Vùng3 và thời gian khai thác |
Tên loài thủy sản |
Ngày bốc dỡ thủy sản |
Tống khối lượng nguyên liệu mua từ tàu cá (kg) |
Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
........., ngày ... tháng ... năm .... |
________________________________
1 XXXXX, gồm 5 số là số thứ tự của giấy xác nhận; 20......... là năm xác nhận;
AA là mã của tỉnh theo Phụ lục IV; BB là viết tắt 02 chữ đầu tên cảng cá.
2 Nghề khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục V.
3 Vùng khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục VI.
B. MÔ TẢ NGUYÊN LIỆU
Mô tả nguyên liệu đã sử dụng đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác (lần ..........)/Description of raw materials used for the Catch Certificate |
|||||
TT No. |
Tên tàu/Số đăng ký của tàu |
Tên loài thủy sản |
Khối lượng nguyên liệu đã sử dụng (kg) |
Khối lượng sản phẩm đề nghị chứng nhận4 |
Chữ ký và dấu của nhà máy chế biến5 |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
..........., ngày .... tháng ..... năm ........ |
C. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU: ............., ngày .......... tháng ........ năm .........
[Cơ quan quản lý Thủy sản cấp tỉnh] xác nhận khối lượng còn lại của nguyên liệu thủy sản trong Giấy xác nhận sau khi cấp Giấy chứng nhận số:
1. .......................................
2. .......................................
3. .......................................
n. .......................................
|
Thủ trưởng đơn vị ............ |
____________________________
4 Khối lượng nguyên liệu đã sơ chế (đánh vảy, cắt vây, đầu, bỏ nội tạng...) không bao gồm phụ gia.
5 Nếu nhà máy chế biến không phải tổ chức cá nhân xuất khẩu.
Mẫu số 02 (Phụ lục III/Annex III)
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
CATCH CERTIFICATE
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT DIRECTORATE OF FISHERIES |
|||||||||||||
CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC CATCH CERTIFICATE |
||||||||||||||
Số chứng nhận/Document number: XXXXX/20 /CC-AA6 |
Cơ quan thẩm quyền/Validating authority: ........................................ |
|||||||||||||
1. Tên cơ quan thẩm quyền/Authority’s name: |
Địa chỉ/Address: |
Tel: Fax: |
||||||||||||
2. Thông tin chi tiết về tàu cá xem Mẫu số 02a kèm theo/Inforrmation of Fishing vessel is indicated on the Appendix 02a |
||||||||||||||
3. Mô tả sản phẩm/Description of Products |
Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép (nếu có) Type of processing authorized on board (if available): |
|||||||||||||
Loài Species |
Mã sản phẩm Product code |
Vùng và thời gian khai thác Catch area (s) and dates |
Khối lượng nguyên liệu ước tính của lô hàng (kg)7 Estimated live weight |
Khối lượng nguyên liệu đã được kiểm tra xác nhận (kg)8 Verified weight landed (if available) (kg) |
||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||
4. Tham chiếu quy định về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản/References of applicable conservation and management measures: .......................................................................................................................................................... |
||||||||||||||
5. Tên tổ chức, cá nhân xuất khẩu/Name and address of exporter |
Chữ ký/Signature |
Ngày/Date |
Dấu/Seal |
|||||||||||
6. Chứng nhận của cơ quan thẩm quyền/Flag State authority validation |
||||||||||||||
Full name/Họ và tên Title/Chức vụ |
Chữ ký/Signature |
Ngày/Date |
Dấu/Seal |
|||||||||||
7. Thông tin vận tải, xem Mẫu số 02b kèm theo/Transport details, see Appendix 02b attached |
||||||||||||||
8. Khai báo của đơn vị nhập khẩu/Importer declaration |
||||||||||||||
Tên đơn vị nhập khẩu/Name of importer Địa chỉ/Address |
Chữ ký/Signature |
Ngày/Date |
Dấu/Seal |
Mã CN sản phẩm/ Product CN code |
||||||||||
Theo quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu: As regulated by the imported authorities: |
Tài liệu tham chiếu/Reference |
|||||||||||||
9. Cơ quan thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu/Import control - authority |
Địa điểm/Place |
Cho phép nhập khẩu/ Importation authorized |
Chưa cho phép nhập khẩu/ Importation suspended |
Yêu cầu kiểm tra - ngày/Verification requested - date |
||||||||||
Khai báo hải quan, nếu có/Customs declaration, if issued |
Số/Number |
Ngày/Date |
Địa điểm/Place |
______________________________________
6 Tương tự như số giấy xác nhận. Nếu Giấy được cấp lại giữ nguyên số cũ thêm chữ “R”: XXXXX/20............/CC-AA/R.
7 Khối lượng nguyên liệu tại chú thích 4 ước tính.
8 Khối lượng nguyên liệu tại chú thích 4 được cân hoặc có hệ số chuyển đổi (chi ghi vào 01 trong 02 ô có chú thích 7 hoặc 8).
Mẫu số 02a/Appendix 02a
THÔNG TIN BỔ SUNG CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ TÀU CÁ VIỆT NAM
ADDITIONAL INFORMATION FOR FISHERIES PRODUCTS OBTAINED FROM THE FISHING VESSELS OF VIET NAM
Đính kèm Chứng nhận số/Attached to the Catch certificate: ............................................................................
Mục I/Section I:
Quốc gia tàu treo cờ: State/Flag: Việt Nam
Các thông tin sau cần thu thập trong quá trình chứng nhận/The following information in section should be included if available at the moment of request for validation:
Số vận đơn/Invoice No.: ; Số công-ten-nơ/Container No.: ; Nước đến/Destination country:
Đơn vị nhập khẩu/Importer:
Mục II/Section II:
Tàu cá/Fishing vessel |
Mô tả sản phẩm/Product description |
|||||||||||
Tên, số đăng ký (Nghề khai thác)/Name, Registration (Fishing gear code) |
Loại: Tàu nhỏ* Tàu thông thường**/ Type: Small* Normal** |
Hô hiệu/ Call sign |
Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)/Inmarsat, fax, tel (if issued) |
Số giấy phép, giá trị đến ngày/ Fishing licence No, period of validity |
Vùng và thời gian khai thác/ Catch area(s) and date |
Tên loài/ Species Name |
Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép/ Type processing authorized onboard |
Ngày lên cá/Date of landing |
Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)/ Total catch of the vessel (kg) |
Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác (kg)/Catch processed from the total catch (kg) |
Khối lượng sản phẩm thủy sản trong lô hàng (kg)9/ Processed fishery product for export (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng/ Total |
|
|
|
_________________
9 Khối lượng nguyên liệu tại chú thích 4
Attached to the Catch certificate/Đính kèm Chứng nhận số: .........................................
Nhà máy chế biến (Không phải của tổ chức, cá nhân xuất khẩu) Processing plant (if different from the processing plant) |
|
Cơ quan thẩm quyền/validating authority |
||
Tên và địa chỉ/Name and address |
Chữ ký và đóng dấu Signature and seal |
|
Tên và địa chỉ/Name and address |
|
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/Exporter |
|
Chữ ký và đóng dấu/Signature and seal |
Ngày/Date |
|
Tên và địa chỉ/Name and address |
Chữ ký và đóng dấu Signature and seal |
|
|
|
“Tôi cam kết rằng những thông tin trên là đúng sự thực và phù hợp với khai báo ở trên”
“I herevy declare that the above information is true and corresponds to the above described export”
Mẫu số 02b/Appendix 02b
THÔNG TIN VẬN TẢI/TRANSPORT DETAILS
Số chứng nhận/Document number ............................................................................................. |
|||
1. Quốc gia xuất khẩu/Country of Exportation: Cảng/sân bay/địa điểm xuất phát khác/Port/airport/other place of departure: Tên tàu/nước treo cờ/Vessel name/flag: Số chuyến/số vận đơn đường biển/Voyage No./Bill of landing No: Số chuyến bay/Số vận đơn hàng khong/Flight number/Airway bill number: Quốc tịch xe và số đăng ký/Truck nationality and registration number: Số vận đơn đường sắt/Railway bill number: Các giấy tờ vận tải khác/Other transport documents: 2. Chữ ký của chủ hàng xuất khẩu/Exporter Signature |
|||
Số công-ten-nơ, xem danh sách kèm theo Container number (s), see list below
|
Tên của nhà xuất khẩu Name of Exporter |
Địa chỉ Address |
Chữ ký Signature |
Mẫu số 03 (Phụ lục III/Annex III)
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỦY SẢN KHAI THÁC TRONG NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA ỦY BAN QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN CÁ NGỪ ĐẠI TÂY DƯƠNG (ICCAT)
CATCH STATEMENT FOR RAW MATERIAL BY ICCAT’s REGULATIONS
(Promugated under Circular No: 21/2018/TT-BNNPTNT dated on 15/11/2018 by Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development)
A. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU CÁ NGỪ MẮT TO XUẤT KHẨU ĐI ICCAT
DOCUMENT NUMBER/SỐ TÀI LIỆU |
ICCAT BIGEYE TUNA STATISTICAL DOCUMENT/ THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG CÁ NGỪ MẮT TO THEO ICCAT |
||||||
EXPORT SECTION/Phần xuất khẩu: 1. FLAG COUNTRY/ENTITY/FISHING ENTITY/Tên quốc gia treo cờ |
|||||||
2. DESCRIPTION OF VESSEL/Mô tả tàu thuyền (If applicable/nếu có) Vessel Name/Tên tàu Registration Number/Số đăng ký LOA(m) ICCAT Record No./Số đăng ký theo ICCAT (If applicable/nếu có) |
|||||||
3. TRAPS/Phương thức dẫn dụ (If applicable/Nếu có) |
|||||||
4. POINT OF EXPORT/Nơi xuất khẩu (City/Thành phố, State/Province/Tỉnh, Country/Entity/Fishing Entity/Nước xuất khẩu) |
|||||||
5. AREA OF CATCH/Vùng khai thác (Check one of the following/Đánh dấu vào một trong các ô sau) |
|||||||
(a) Atlantic □ |
(b) Pacific □ |
(c) Indian □ |
|||||
* In case of (b) or (c) is checked, the items 6 and 7 below do not need to be filled out/Nếu mục (b) hoặc (c) được đánh dấu thì mục 6 và 7 bên dưới không cần điền thông tin. |
|||||||
6. DESCRIPTION OF FISH/Mô tả sản phẩm Product Type/Loại sản phẩm (*1) Time of Harves/thời gian khai thác Gear Code/Mã ngư cụ (*2) |
|||||||
F/FR |
RD/GG/DR/FL/OT |
(mm/yy) |
|
Net Weight/khối lượng (kg) |
|||
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|||
* 1 F=Fresh/tươi, FR=Frozen/cấp đông, RD=Round/nguyên con, GG=Gilled&Gutted/bỏ mang và nội tạng, DR=Dressed/khối lượng thân, FL=Fillet, OT=Others/kiểu khối lượng khác (Describe the type of product/Mô tả cụ thể: .............................) *2 When the Gear Code is OT, Describe the type of gear/Khi mã ngư cụ là kiểu khác cần mô tả cụ thể: ........................................................) |
|||||||
7. EXPORTER CERTIFICATION/Chứng nhận xuất khẩu: I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief. Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi. Name/Tên Address/Địa chỉ Signature/Chữ ký Date/Ngày License #/Cấp phép (If applicable/Nếu có) |
|||||||
8. GOVERNMENT VALIDATION/Xác nhận của cơ quan thẩm quyền: I validate that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief. Tôi xác nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi. Total weight of the shipment/Khối lượng của lô hàng: ...............kg Name & Title/Tên và chức danh Signature/Chữ ký Date/Ngày Government Seal/Đóng dấu |
|||||||
IMPORT SECTION/Phần nhập khẩu: |
|||||||
9. IMPORTER CERTIFICATTON/Chứng nhận nhập khẩu: I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief. Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu) Name/tên Address/địa chỉ Signature/chữ ký Date/ngày License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu) Name/tên Address/địa chỉ Signature/chữ ký Date/ngày License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Final Destination of Shipment/Nước cuối cùng nhập khẩu) Name/tên Address/địa chỉ Signature/chữ ký Date/ngày License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép Importer Certification (Final Destination of Shipment) Final Point of Import/Nơi nhập khẩu cuối cùng: City/Thành phố ............. State/Provine/Bang, tỉnh ............. Country/Entity/Fishing Entity/Nước nhập khẩu |
B. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU CÁ KIỂM XUẤT KHẨU ĐI ICCAT
DOCUMENT NUMBER/SỐ TÀI LIỆU |
ICCAT SWORDFISH STATISTICAL DOCUMENT THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG CÁ KIỂM THEO ICCAT |
||||
EXPORT SECTION/Phần xuất khẩu: 1. FLAG COUNTRY/ENTITY/FISHING ENTITY/Tên quốc gia treo cờ; |
|||||
2. DESCRIPTION OF VESSEL/Mô tả tàu thuyền (If applicable/nếu có) Vessel Name/Tên tàu Registration Number/Số đăng lý LOA (m) ICCAT Record No./Số đăng ký theo ICCAT (If applicable/nếu có) |
|||||
3. POINT OF EXPORT/Điểm xuất khẩu: City, State or Province/Thành phố, tỉnh Country/Entity/Fishing Entity/Nước xuất khẩu: ........... |
|||||
4. AREA OF CATCH/Vùng khai thác (Check one of the following/đánh dấu vào một trong các ô sau) (a) North Atlantic □ (b) South Atlantic □ (c) Mediterranean □ (d) Pacific □ (e) Indian □ * In case of (d) or (e) is checked, the items 5 and 6 below do not need to be filled out./Trường hợp (d) hoặc (e) được đánh dấu thì mục 5 và 6 không cần phải điền thông tin. |
|||||
5. DESCRIPTION OF FISH/Mô tả sản phẩm Product Type/Loại sản phẩm (*1) Time of Harvest/thời gian khai thác Gear Code/Mã ngư cụ (*2) |
|||||
F/FR |
RD/GG/DR/FL/OT |
(mm/yy) |
|
Net Weight/khối lượng (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*1 F=Fresh/tươi, FR=Frozen/cấp đông, RD=Round/nguyên con, GG=Gilled&Gutted/bỏ mang và nội tạng, DR=Dressed/khối lượng thân, FL=Fillet, OT=Others/kiểu khối lượng khác (Describe the type of product/Mô tả cụ thể: ) *2 When the Gear Code is OT, Describe the type of gear/Khi mã ngư cụ là kiểu khác cần mô tả cụ thể: ..............................................) |
|||||
6. EXPORTER CERTIFICATION/Chứng nhận cho nhà xuất khẩu: For export to countries that have adopted the ICCAT alternative minimum size for swordfish the exporter must certify that the listed Atlantic swordfish are greater than 15 kg (33 lb.) or if pieces, the pieces were derived from a swordfish weighing >15 kg. Khi xuất khẩu tới những nước đã thông qua quy định về kích thước tối thiểu cho phép khai thác đối với cá Kiếm, nhà xuất khẩu phải chứng nhận rằng cá Kiếm Đại Tây Dương có trong danh sách phải lớn hơn 15 kg (33 lb) hoặc sản phẩm xuất khẩu được làm từ cá Kiếm có khối lượng lớn hơn 15 kg (33 lb) I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief. Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi. |
|||||
Name/Tên Address/Địa chỉ Signature/Chữ ký Date/Ngày License #/Cấp phép (If applicable/Nếu có) |
|||||
7. GOVERNMENT VALIDATION/Xác nhận của cơ quan thẩm quyền: I validate that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief. Tôi xác nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi. Total weight of the shipment/Khối lượng của lô hàng: .............kg Name & Title/Tên và chức danh Signature/Chữ ký Date/Ngày Government Seal/Đóng dấu |
|||||
IMPORT SECTION/Phần nhập khẩu: 8. IMPORTER CERTIFICATION/Chứng nhận nhập khẩu: I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief. Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi |
|||||
Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu) Name/tên Address/địa chỉ Signature/chữ ký Date/ngày License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu) Name/tên Address/địa chỉ Signature/chữ ký Date/ngày License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Final Destination of Shipment/Nước cuối cùng nhập khẩu) Name/tên Address/địa chỉ Signature/chữ ký Date/ngày License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép Importer Certification (Final Destination of Shipment) Final Point of Import/Nơi nhập khẩu cuối cùng: City/Thành phố ........... State/Provine/Bang, tỉnh ......... Country/Entity/Fishing Entity/Nước nhập khẩu |
Mẫu số 04 (Phụ lục III/Annex III)
MẪU XÁC NHẬN CAM KẾT SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỦY SẢN KHAI THÁC NHẬP KHẨU
STATEMENT OF EXPORT FISHERY PRODUCTS PROCESSED FROM IMPORTED CATCHES
(Promugated under Circular No: 21/2018/TT-BNNPTNT dated on 15/11/2018 by Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development)
Tôi đảm bảo rằng các sản phẩm thủy sản: .................................. (tên và mã sản phẩm) được chế biến từ thủy sản đánh bắt hợp pháp sau:
I confirm that the processed fishery products: ............................ (product description and Combined Nomenclature code) have been obtained from catches imported under the following catch certificate (s):
Số chứng nhận thủy sản khai thác/Catch certificate number |
Tên tàu/Name of Fishing vessel |
Quốc gia treo cờ/Flag State |
Ngày thông qua/Validation date (s) |
Mô tả thủy sản khai thác/Catch description |
Tổng khối lượng thủy sản khai thác/Total landed weight (kg) |
Khối lượng thủy sản khai thác đưa vào chế biến/Catches processed (kg) |
Sản phẩm sau khi chế biến xuất khẩu/Processed fishery products and exported (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên và địa chỉ của cơ sở chế biến/Name and address of the processing plant:
Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu (nếu khác với nhà máy chế biến)/Name and address of the exporter (if different from the processing plant):
Mã số cơ sở chế biến/Approval number of the processing plant:
Số giấy Chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (Chứng thư vệ sinh) và ngày cấp/Health certificate number and date:
Đại diện của cơ sở chế biến/Responsible person of the processing plant
|
Chữ ký/Signature |
Ngày/Date |
Địa điểm/Place |
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền/Endorsement by the competent authority:
Số xác nhận/Statement No.:
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xác nhận/Public authority
|
Ký và đóng dấu/ Signature and seal |
Ngày/Date |
Địa điểm/Place |
Mẫu số 05 (Phụ lục III)
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..........., ngày .... tháng ... năm ....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
Kính gửi: ..............................................
Tên đơn vị đề nghị: ; Điện thoại:
Địa chỉ:
Giấy ĐKKD số: ; Ngày cấp:
Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác số: đã được
cơ quan cấp ngày ...... tháng ...... năm ........
Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận:
Đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác để lô hàng của chúng tôi đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của .............................
Chúng tôi cam đoan về những nội dung trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai./.
|
Đại diện chủ hàng |
PHỤ LỤC IV
DANH SÁCH CƠ QUAN THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT N0 |
Cơ quan thẩm quyền/Validating authority |
Mã/Code (AA) |
1 |
Chi cục Thủy sản Quảng Ninh Quang Ninh Sub - Department of Fisheries |
QN |
2 |
Chi cục Thủy sản Hải Phòng Hai Phong Sub - Department of Fisheries |
HP |
3 |
Chi cục Thủy sản Nam Định Nam Dinh Sub - Department of Fisheries |
NĐ |
4 |
Chi cục Thủy sản Thái Bình Thai Binh Sub - Department of Fisheries |
TB |
5 |
Chi cục Thủy sản Ninh Bình Ninh Binh Sub - Department of Fisheries |
NB |
6 |
Chi cục Thủy sản Thanh Hóa Thanh Hoa Sub - Department of Fisheries |
TH |
7 |
Chi cục Thủy sản Nghệ An Nghe An Sub - Department of Fisheries |
NA |
8 |
Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Ha Tinh Sub - Department of Fisheries |
HT |
9 |
Chi cục Thủy sản Quảng Bình Quang Binh Sub - Department of Fisheries |
QB |
10 |
Chi cục Thủy sản Quảng Trị Quang Tri Sub - Department of Fisheries |
QT |
11 |
Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế Thua Thien-Hue Sub - Department of Fisheries |
THu |
12 |
Chi cục Thủy sản Đà Nẵng Da Nang Sub - Department of Fisheries |
ĐN |
13 |
Chi cục Thủy sản Quảng Nam Quang Nam Sub - Department of Fisheries |
QNa |
14 |
Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi Quang Ngai Sub - Department of Fisheries |
QNg |
15 |
Chi cục Thủy sản Bình Định Binh Dinh Sub - Department of Fisheries |
BĐ |
16 |
Chi cục Thủy sản Phú Yên Phu Yen Sub- Department of Fisheries |
PY |
17 |
Chi cục Thủy sản Khánh Hòa Khanh Hoa Sub - Department of Fisheries |
KH |
18 |
Chi cục Thủy sản Ninh Thuận Ninh Thuan Sub - Department of Fisheries |
NT |
19 |
Chi cục Thủy sản Bình Thuận Binh Thuan Sub - Department of Fisheries |
BTh |
20 |
Chi cục Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu Ba Ria - Vung Tau Sub - Department of Fisheries |
BV |
21 |
Chi cục Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh City Sub - Department of Fisheries |
SG |
22 |
Chi cục Thủy sản Tiền Giang Tien Giang Sub - Department of Fisheries |
TG |
23 |
Chi cục Thủy sản Bến Tre Ben Tre Sub - Department of Fisheries |
BTr |
24 |
Chi cục Thủy sản Bạc Liêu Bac Lieu Sub - Department of Fisheries |
BL |
25 |
Chi cục Thủy sản Sóc Trăng Soc Trang Sub - Department of Fisheries |
ST |
26 |
Chi cục Thủy sản Trà Vinh Tra Vinh Sub - Department of Fisheries |
TrV |
27 |
Chi cục Thủy sản Cà Mau Ca Mau Sub - Department of Fisheries |
CM |
28 |
Chi cục Thủy sản Kiên Giang Kien Giang Sub - Department of Fisheries |
KG |
PHỤ LỤC V
BẢNG VIẾT TẮT CÁC LOẠI NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Họ nghề khai thác thủy sản |
Tên nghề khai thác thủy sản |
Tên viết tắt |
Nghề lưới kéo/ Nghề lưới giã (Trawls) |
Nghề giã sào/Nghề kéo sào/Nghề kéo khung (Beam trawls) |
TBB |
Nghề kéo đáy đơn/Nghề giã ván đáy (Bottom otter trawls) |
OTB |
|
Nghề kéo đáy đôi (Bottom pair trawls) |
PTB |
|
Nghề kéo đơn trung tầng (Midwater otter trawls) |
OTM |
|
Nghề kéo đôi trung tầng (Pelagic pair trawls) |
PTM |
|
Nghề lưới kéo hai lưới (Otter twin trawls) |
OTT |
|
Nghề lưới rê và các nghề tương tự (Gillnets and similar nets) |
Nghề lưới rê cố định (Set gillnets) |
GNS |
Nghề lưới rê trôi (Drift gillnets) |
GND |
|
Nghề lưới rê vây/lưới sĩ (Encircling gillnets) |
GNC |
|
Nghề lưới rê ba lớp (Trammel gillnets) |
GTR |
|
Nghề lưới rê hỗn hợp (Combined gillnets) |
GTN |
|
Nghề lưới vây, vó, mành, chụp (Surrounding nets and lift nets) |
Nghề lưới vây (Purse seines) |
PS |
Nghề lưới vó, mành (Lift nets) |
LNB |
|
Nghề vó cố định (Shore-operated stationary lift nets) |
LNS |
|
Nghề chụp (Stick falling nets) |
SFN |
|
Nghề câu (Hooks and lines) |
Nghề câu tay/câu cần (Hand lines/pole and lines) |
LHP |
Nghề câu chạy (Trolling lines) |
LHM |
|
Nghề câu vàng cố định (Set longlines) |
LLS |
|
Nghề câu vàng tầng mặt (Longlines) |
LLD |
|
Nghề cào (Dredges) |
Nghề cào đáy bằng tàu (Boat dredges) |
DRB |
Nghề cào đáy bằng tay (Hand dredges used on board a vessel) |
DRH |
|
Nghề lồng bẫy (Pots and traps) |
Nghề lồng (bẫy) Pots (traps) |
FPO |
Nghề khác (Other) |
Nghề khác (các nghề không thuộc danh mục trên) |
OTH |
PHỤ LỤC VI
VÙNG VÀ MÃ VÙNG KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
No |
Vùng khai thác thủy sản/Catch areas |
Mã vùng/Code |
1 |
Vùng biển ven bờ và vùng lộng vịnh Bắc Bộ Coastal region in Tonkin Gulf |
FAO 61 - VBB 1 |
2 |
Vùng khơi vịnh Bắc Bộ Offshore region in Tonkin Gulf |
FAO 61 - VBB 2 |
3 |
Vùng biển ven bờ và vùng lộng miền Trung Coastal region in Central areas of Viet Nam |
FAO 61 -TB 1 hoặc (or) FAO 71 - TB 1 |
4 |
Vùng khơi miền Trung Offshore region in Central areas of Viet Nam |
FAO 61 -TB2 hoặc (or) FAO 71 -TB2 |
5 |
Vùng biển ven bờ và vùng lộng Đông Nam Bộ Coastal region in South eastern areas of Viet Nam |
FAO 71 -ĐNB 1 |
6 |
Vùng khơi Đông Nam Bộ Offshore region in South eastern areas of Viet Nam |
FAO 71 - ĐNB 2 |
7 |
Vùng biển ven bờ và vùng lộng Tây Nam Bộ Coastal region in South western areas of Viet Nam |
FAO 71 -TNB 1 |
8 |
Vùng khơi Tây Nam Bộ Offshore region in South western areas of Viet Nam |
FAO 71-TNB2 |
Note/Ghi chú:
- FAO 61 áp dụng cho vùng biển từ Vĩ độ 15°00’N trở lên phía Bắc;
(FAO 61 apply from the latitude 15°00’N to the North).
- FAO 71 áp dụng cho vùng biển từ Vĩ độ 15°00’N trở xuống phía Nam;
(FAO 71 apply from the latitude 15°00’N to the South).
PHỤ LỤC VII
BIỂU MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC, SỔ THEO DÕI TÀU CÁ CẬP CẢNG BỐC DỠ THỦY SẢN; BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01: Báo cáo kết quả chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Mẫu số 02: Sổ theo dõi tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản.
Mẫu số 03: Báo cáo kết quả xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.
Mẫu số 01 (Phụ lục VII)
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
[TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../BC-....... |
........, ngày ... tháng ... năm 20... |
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
Kính gửi: .........................................
[Tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh] báo cáo thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác tháng năm như sau:
1. Kết quả thực hiện cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (theo Bảng tổng hợp kết quả thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác kèm theo):
2. Các trường hợp vi phạm:
3. Những khó khăn, vướng mắc:
4. Đề xuất, kiến nghị:
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
Tháng .......... năm ............
(Kèm theo Báo cáo số: ......./BC-......... ngày ..... tháng ..... năm ..... của [Tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh])
TT |
Tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận |
Loại sản phẩm chứng nhận |
Thực hiện trong tháng ............. |
Lũy kế từ đầu năm đến tháng ........................ |
||||||||||
Số lượng theo thị trường (giấy) |
Khối lượng theo thị trường (kg) |
Số lượng theo thị trường (giấy) |
Khối lượng theo thị trường (kg) |
|||||||||||
EU |
ICCAT |
Khác |
EU |
ICCAT |
Khác |
EU |
ICCAT |
Khác |
EU |
ICCAT |
Khác |
|||
1 |
Tổ chức, cá nhân ............................ |
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Tổ chức, cá nhân ............................ |
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Loài ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 02 (Phụ lục VII)
MẪU SỔ THEO DÕI TÀU CÁ CẬP CẢNG BỐC DỠ THỦY SẢN
Cảng cá: ....................; Tỉnh/TP: ............................
TT |
Thời gian |
Họ và tên chủ tàu/Thuyền trưởng |
Số đăng ký của tàu |
Giấy phép khai thác thủy sản |
Sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng (kg) |
Số Giấy biên nhận bốc dỡ |
||||||||||
Loài ..... |
Loài ...... |
Loài ...... |
Loài ..... |
Tổng cộng |
||||||||||||
Số giấy phép |
Thời hạn đến |
Dự kiến |
Thực tế |
Dự kiến |
Thực tế |
Dự kiến |
Thực tế |
Dự kiến |
Thực tế |
Dự kiến |
Thực tế |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 03 (Phụ lục VII)
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
[TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .........../BC-......... |
......., ngày ... tháng ... năm 20... |
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác
Kính gửi: ...........................................
[Tên tổ chức quản lý cảng cá] báo cáo kết quả thực hiện xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác tháng ........... năm .............. như sau:
1. Kết quả thực hiện xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (theo Bảng tổng hợp kết quả thực hiện xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác kèm theo):
2. Các trường hợp vi phạm:
3. Những khó khăn, vướng mắc:
4. Đề xuất, kiến nghị:
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
Tháng ....... năm ................
(Kèm theo Báo cáo số: ......../BC-..... ngày ..... tháng ..... năm ...... của [Tên tổ chức quản lý cảng cá])
TT |
Tên tổ chức, cá nhân được xác nhận |
Loại sản phẩm chứng nhận |
Thực hiện trong tháng …………. |
Lũy kế từ đầu năm đến tháng |
||
Số giấy đã cấp |
Khối lượng thủy sản đã cấp (kg) |
Số giấy đã cấp |
Khối lượng thủy sản đã cấp (kg) |
|||
1 |
Tổ chức, cá nhân ............... |
Loài ............ |
|
|
|
|
Loài ............ |
|
|
|
|
||
Loài ............ |
|
|
|
|
||
Loài ............ |
|
|
|
|
||
Cộng |
|
|
|
|
||
2 |
Tổ chức, cá nhân ................ |
Loài ............ |
|
|
|
|
Loài ............ |
|
|
|
|
||
Loài ............ |
|
|
|
|
||
Loài ............ |
|
|
|
|
||
Cộng |
|
|
|
|
||
3 |
Tổ chức, cá nhân .............. |
Loài ........... |
|
|
|
|
Loài ........... |
|
|
|
|
||
Loài ........... |
|
|
|
|
||
Loài ........... |
|
|
|
|
||
Cộng |
|
|
|
|
||
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 21/2018/TT-BNNPTNT |
Hanoi, November 15, 2018 |
CIRCULAR
PREPARATION AND SUBMISSION OF FISHING REPORTS AND FISHING LOGBOOKS; PUBLISHING OF LIST OF FISHING PORTS DESIGNATED TO ISSUE STATEMENT OF FISHERY PRODUCTS PROCESSED FROM CATCHES, AND IUU VESSEL LIST; VALIDATION OF CATCH STATEMENTS FOR RAW MATERIALS AND CATCH CERTIFICATES
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 02, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Law on Fisheries 2017;
At the request of the Director General of the Directorate of Fisheries,
The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular on preparation and submission of fishing reports and fishing logbooks; publishing of list of fishing ports designated to issue statement of fishery products processed from catches, and IUU vessel list; validation of catch statements for raw materials and catch certificates.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides for preparation and submission of fishing reports and fishing logbooks; publishing of list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches; publishing of the IUU (illegal, unreported, or unregulated) vessel list; validation of catch statements for raw materials and catch certificates; statement of imported raw materials or fishery products processed from imported raw materials that do not violate the illegal fishing regulation.
Article 2. Regulated entities
Organizations and individuals involved in catching of aquatic resources and fishing logistics for catching aquatic resources; purchase, transshipment, transport, handling, processing, import and export of fishery products derived from commercial fishing; validation of catch statements for raw materials and catch certificates, catch statement of raw material imported to be processed and exported into target country.
Article 3. Definitions
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “fishing logbook” means a physical or electronic book in which daily fishing activities of an aquatic resource catching vessel are recorded.
2. “purchase and transhippment logbook” means a physical or electronic book in which the purchase and transhippment of fishery products by a vessel engaged in the purchase and transshipment is recorded.
3. “fishing report” means a physical or electronic report in which results of fishing activities of an aquatic resource catching vessel with a maximum length of from 6 to less than 12 meters or a fishing logistics vessel for a voyage for a certain period of time are recorded.
4. “statement of raw material” means a competent authority stating a raw material processed from catches does not violate the regulation on illegal, unreported and unregulated fishing (hereinafter referred to as “IUU regulation”).
5. “catch certification” means a competent authority certifying a shipment of exported fishery products processed from catches does not violate IUU regulation.
6. “catch statement of imported raw materials or fishery products processed from imported raw materials” means a competent authority stating a shipment of fishery products processed from imported raw materials that do not violate IUU regulation.
Chapter II
PREPARATION AND SUBMISSION OF FISHING REPORTS AND FISHING LOGBOOKS
Article 4. Preparation and submission of fishing reports and logbooks by aquatic resource catching vessels
1. The master of the aquatic resource catching vessel with a length of at least 12 meters shall prepare a fishing logbook according to Form No. 01 in the Appendix I hereof and present it to the fishing port management organization within 24 hours after the handling of fishery products at the port is done.
2. The master of the aquatic resource catching vessel with a maximum length of from 06 to less than 12 meters shall prepare a fishing report according to Form No. 03 in the Appendix I hereof and submit it to the fishing port management organization once a week.
Article 5. Preparation and submission of fishing reports and logbooks by fishing logistics vessels
1. The master of the fishery product purchase and transshipment vessel shall prepare an fishery product purchase and transshipment logbook according to Form No. 02 in the Appendix I hereof and present it to fishing port management organization within 24 hours after the handling of fishery products at the port is done.
2. The master of the vessel engaged in exploration, search for and trapping of aquatic resources shall prepare an aquatic resource exploration, search and trapping report according to Form No. 04 in the Appendix I hereof and submit it to fishing port management organization within 24 hours after the vessel enters the port.
Chapter III
PUBLISHING OF LIST OF FISHING PORTS DESIGNATED TO ISSUE STATEMENT OF FISHERY PRODUCTS PROCESSED FROM CATCHES, AND IUU VESSEL LIST
Article 6. Publishing of list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches
1. A designated fishing port having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches is a port that satisfies criteria applied to Class 1 or Class 2 fishing ports and has been opened as prescribed.
2. On a quarterly basis, the Department of Agriculture and Rural Development shall carry out review and report a list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches according to the Form No. 01 in the Appendix II hereof to the Directorate of Fisheries, which will submit a consolidated list to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. The list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches shall be posted on the website of the Directorate of Fisheries.
Article 7. Inspection of fishing vessels and production of fishery products at fishing ports
1. Authorities in charge
a) Departments of Agriculture and Rural Development shall organize the inspection of fishing vessels at fishing ports.
b) Fishing port management organizations shall supervise the handling of fishery products at ports, provide working office and cooperate in inspecting fishing vessels at fishing ports.
2. Supervision of handling of fishery products at ports
Upon receiving the port entry request from the owner or master of fishing vessel, the fishing port management organization shall compare it with the IUU vessel list. In case the fishing vessel is on the IUU vessel list, refuse the handling of fishery products, and notify a competent authority. In case it is not on the IUU vessel list, allow the fishing vessel entering the port to handle fishery products and assign personnel to monitor the production and components of aquatic species handled at the port.
In case it is discovered that there is a difference of more than or less than 20% between the production of fishery products actually handled and that of fishery products declared before their entry into the port, it is required to make a record, handle it within power or transfer it to a competent authority.
3. Receipts for fishery products handled at a port
At the request of the vessel owner or the master, the fishing port management organization shall check information about the fishing vessel and fishing logbook, and issue receipts for fishery products handled at the port using the Form No. 02 in the Appendix II hereof.
Receipts shall be issued to each voyage at the request of the vessel owner or the master, but the total production of fishery products specified in receipts must not be greater than the production of fishery products actually handled at the port.
4. Inspection of fishing vessels entering a port
a) Vessels subject to the inspection: fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters; regarding fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters, inspect at least 20% of number of vessels engaged in catching tunas, 10% of number of vessels engaged in trawls and 05% of number of vessels engaged in other fishing gear per total number of fishing vessels entering a port for handling of fishery products; fishing vessels suspected of violating the IUU regulation.
b) Inspection contents: inspect information specified in the fishing logbook or fishery product purchase and transshipment logbook against the production and components of aquatic species on the fishing vessel, relevant to the fishing gear; compare name and registration number of fishing vessels with those of the fishing vessels on the IUU vessel list that is published by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) An inspection report shall be made using the Form No. 03 in the Appendix II hereof.
5. Inspection of fishing vessels leaving a port
a) Vessels subject to the inspection: fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters; regarding fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters, inspect at least 20% of number of vessels engaged in catching tuna, 10% of number of vessels engaged in trawls and 05% of number of vessels engaged in other fishing gear per total number of fishing vessels leaving a port for fishing purposes;
b) Inspection contents:
Inspect and compare name and registration number of fishing vessels with those of the fishing vessels on the list of the IUU vessel list that is published by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Inspect documents: Registration certificate of fishing vessel; fishing license; fishing vessel safety certificate; fishing logbook (made using the form); certificates or diplomas of master, chief engineer and engine ratings; seaman's discharge book;
Carry out physical inspection: maritime equipment, rescue and fire safety equipment; communication and signaling system; tachograph; fishing gears; seafarers; fishing vessel marking;
c) An inspection report shall be made using the Form No. 04 in the Appendix II hereof.
6. In case any violation is found, the inspecting authority shall make a record, handle it within its power or transfer it to a competent authority.
Article 8. IUU vessel list
1. The fishing vessel included in the IUU vessel list means a vessel committing an administrative violation for which a penalty has been imposed and such violation is one of the violations specified in Clause 1 Article 60 of the Law on Fisheries is committed.
2. A fishing vessel shall be removed from the IUU vessel list in one of the following cases:
a) It is deregistered as prescribed in Clause 1 Article 72 of the Law on Fisheries;
b) The owner of the fishing vessel specified in Clause 1 of this Article has finished abiding by the decision on actions against administrative violations and taking remedial measures according to the decision on actions against administrative violations.
3. On a weekly basis, the provincial fisheries authority that manages fishing vessels catching fishery products at sea shall compile a consolidated list of fishing vessels under Clauses 1 and 2 of this Article and send it to the Directorate of Fisheries for inclusion or removal thereof in or from the IUU vessel list on the website of the Directorate of Fisheries.
Chapter IV
VALIDATION OF CATCH STATEMENTS FOR RAW MATERIALS AND CATCH CERTIFICATES
Article 9. The power to validate catch statements for raw materials and catch certificates
1. The fishing port management organization designated as prescribed in Clause 3 Article 6 of this Circular shall, upon request, validate catch certificates for fishery products in terms of weight and components of aquatic species, catch areas and date with respect to fishing vessels handling fishery products at the fishing port.
2. Provincial fishery authorities published on the website of the Directorate of Fisheries in the Appendix IV hereof shall validate catch certificates for fishery products that do not violate the IUU regulation.
3. The National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall validate statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations that do not violate the IUU regulation at the request of the regional fisheries management organization or the importing country.
4. The veterinary agency shall quarantine and control imported raw materials according to the Circular No. 26/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2015 of the Minister of Agriculture and Rural Development.
Article 10. Validation of catch statements for raw materials
1. The applicant for validation of catch statement for raw materials shall submit an application to the organization managing the fishing port where the fishing vessel handles fishery products at the port, whether directly or by post or electronically (if any).
2. An application includes:
a) A completely filled-out catch statement for raw material (Form No. 01 in the Appendix III hereof);
b) An original of the receipt for fishery products handled at the port issued by the fishing port management organization. In case the application is submitted electronically, a photocopy of the receipt is required.
3. Within 02 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishing port management organization shall check the information to be validated in terms of weight and components of aquatic species against the logbook on the fishing vessel entering the port for fishery product handling, catch areas and date against the vessel's voyage in the fishing vessel monitoring system and issue the catch statement for raw material according to the Form No. 01 in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, the fishing port management organization shall respond and provide explanation in writing.
In case of failure to specify weight of all fishery products in the receipt, the fishing port management organization shall return the original of the receipt in which the weight of the remaining fishery products is specified. In case weight of all fishery products has been specified, the fishing port management organization shall collect the original of the receipt and retain it.
4. Applicants shall pay application fees as prescribed.
Article 11. Issuance and re-issuance of catch certificate
1. The applicant for issuance or re-issuance of the catch certificate shall submit an application to one of the competent authorities specified in Clause 2 Article 9 of this Circular, whether directly or by post or electronically (if any).
2. An application includes:
a) A copy of the catch statement for raw material that describes the raw material used according to Section B Form No. 01 in the Appendix III hereof. In case the raw material has not yet been used up, the applicant shall submit the original of the catch statement for raw material so that the competent authority can certify the amount of raw materials that has not yet been used. In case the raw material has been used up, the competent authority shall collect the original of the catch statement for raw material and retain it;
b) A catch certificate prepared using the Form No. 02 in the Appendix III hereof for the product exported to European market or the Form No. 03 in the Appendix III hereof for the product exported to markets of the countries belonging to International Commission for the Conservation of Atlantic Tunas or a completely filled-out certificate at the request of the competent authority of the importing country;
c) Additional information for fishery products obtained from the fishing vessels of Vietnam and Transport details under the Forms No. 02a and No. 02b in the Appendix III hereof.
3. The catch certificate shall be reissued in case the original catch certificate is torn or lost or any information written on the certificate is revised. An application for re-issuance of the catch certificate includes:
a) An application form (Form No. 05 in the Appendix III hereof);
b) A completely filled-out catch certificate prepared according to the Form No. 02 or No. 03 in the Appendix III hereof at the request of the competent authority of the importing country;
c) An original of the catch certificate that is torn or contains incorrect information (except for the cases where the certificate is lost).
4. Within 02 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall check information, appraise application and:
a) certify information provided in the catch certificate is fully declared and corresponds to the information about the fishing vessel, fishing license and catch statement for raw material; provide confirmation on section C of the catch statement for raw material in case the raw material has not yet been used up, return 01 application to the applicant (including the original of the catch statement for raw material in case the raw material has not yet been used up) and retain a copy of the application at the competent authority;
b) not certify information provided in the catch certificate if it fails to correspond to the information about the fishing vessel, fishing license and catch statement for raw material. In case of rejection of the application, the competent authority shall respond and provide explanation in writing.
5. The number of the reissued certificate must be that of the original of the catch certificate and an “R” letter shall be added after the certificate number. The issuing authority shall notify the re-issuance of the catch certificate to relevant competent authorities.
6. Applicants shall pay application fees and charges as prescribed.
Article 12. Validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations
1. Any organization or individual that wishes to apply for validation of statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations shall submit an application and receive results of administrative procedures and procedures for issuance of food safety certificate for the shipment of exported fishery products under the Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT dated November 12, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development. An application for validation of the statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations includes:
a) An original or copy of the catch certificate issued by the competent authority of the flag country;
b) A completely filled out statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations prepared using the Form No. 03 or No. 04 in the Appendix III hereof or another equivalent document requested by the competent authority of the importing country or the regional fisheries management organization.
2. The competent authority specified in Clause 3 Article 9 of this Circular shall inspect or validate the statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations. To be specific:
a) Compare information about the aquatic resource catching vessel and other information (flag country, weight and types of fishery products) provided in the catch certificate issued by the competent authority of the exporting authority to the shipment of raw materials imported into Vietnam with the following information:
IUU vessel list of the competent authority of the exporting country or the regional fisheries management organization recognized by the competent authority of the importing country;
List of fishing vessels registered and licensed for fishing (including information about aquatic species, catch areas and season) of the regional fisheries management organization recognized by the competent authority of the importing country (for the flag country that is a member of this organization);
b) Compare weight and types of raw materials imported to be processed for export with information about the shipment subject to quarantine inspection and certification by the veterinary agency upon import into Vietnam;
c) Compare weight and types of raw materials imported to be processed for export with the statistical document about the statement of export fishery products processed from imported catches and documents about the monitoring carried out during the inspection and certification of food safety of shipment of exported fishery products processed from catches;
d) Compare other regulations of the competent authority of the importing country, statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations or other equivalent document requested by the regional fisheries management organization.
3. Within 02 working days from the end of the inspection, the competent authority shall validate the statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations if the shipment complies with regulations specified in Clause 2 of this Article. In case of rejection of the application, the competent authority shall respond and provide explanation in writing.
Article 13. Inspection of validation of catch statements for raw materials and catch certificates
1. Inspecting authorities are the Directorate of Fisheries and the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department.
2. Inspected entities: provincial fishery authorities, designated fishing port management organizations having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches; fishery product processing and exporting establishments that validate catch statements for raw materials and catch certificates.
3. Inspection contents:
a) Inspect procedures and applications for validation of catch statements for raw materials and catch certificates;
b) Inspect procedures and applications for inspection of fishing vessels entering and leaving ports and monitor the production of fishery products handled at fishing ports.
4. Processing of inspection results: In case any violation is found, the inspecting authority shall, depending on the degree of violation, take actions or request a competent authority to take actions against such violation, request the Ministry of Agriculture and Rural Development for removal from the list of designated fishing vessels with respect to the fishing vessel management organizations that fail to comply with regulations on statement of raw materials processed from catches, thereby resulting in the return of shipments or violate procedures for inspecting validation of catch statements for raw materials and catch certificates.
Chapter V
RESPONSIBILITIES AND RIGHTS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Article 14. Directorate of Fisheries
1. Organize the implementation of this Circular.
2. Provide training for organizations and individuals related to preparation and submission of fishing reports and logbook, validation of catch statements for raw materials and catch certificates.
3. Organize the inspection of validation of catch statements for raw materials and catch certificates by relevant organizations and individuals.
4. Take charge of resolving difficulties in validation of catch statements for raw materials and catch certificates; cooperate with relevant authorities in exchanging information and handling issues concerning validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations.
5. Publish the list of Vietnamese fishing vessel engaged in IUU fishing activities and list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches on the website of the Directorate of Fisheries.
6. Submitting consolidated reports on validation of catch statements for raw materials and catch certificates to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 15. National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department.
1. Direct, organize and carry out periodic inspection and monitoring of activities related to validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations.
2. Perform unified management of professional operations; provide training for personnel in charge of validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations.
3. Take charge of negotiating with foreign competent authorities about exchanging information and resolving difficulties in validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations.
4. Submit quarterly reports on validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations to the Directorate of Fisheries, which will submit a consolidated report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
5. Direct National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department Branches to:
a) validate statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations as prescribed in Article 12 of this Circular;
b) instruct owners of imports to follow procedures and address issues concerning validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations as prescribed in this Circular;
c) retain documents about validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations within 36 months from the date of validation.
Article 16. Departments of Agriculture and Rural Development of provinces and central-affiliated cities
1. Direct, disseminate, provide guidelines and inspect the implementation of this Circular within their provinces.
2. Organize the inspection and control of fishing vessels engaged in IUU fishing activities at fishing ports within their provinces.
3. Provide counseling to People’s Committee of provinces about provision of funding and human resources, and fulfillment of conditions for inspection of fishing vessels at fishing ports, and validation of catch statements for raw materials and catch certificates by competent authorities.
4. On a quarterly basis, review and compile a list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches to the Directorate of Fisheries, which will submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
5. Update and report changes to organizational structure and personnel specified in Clauses 1 and 2 Article 9 of this Circular (specimens of seals and signatures) to the Directorate of Fisheries, which will notify competent foreign authorities.
6. Instruct owners of imports, vessel owners and masters to follow procedures and address issues concerning validation of catch statements for raw materials and catch certificates as prescribed.
7. Request masters and vessel owners or representatives of vessel owners and owners of imports to provide relevant information to serve the inspection and validation of catch statements for raw materials and catch certificates as prescribed.
8. Update data from fishing logbooks and reports to the national fisheries database.
9. Cooperate with the Directorate of Fisheries in receiving, processing and verifying information relating to validation of catch statements for raw materials and catch certificates at the request of the foreign competent authority.
10. Review and submit consolidated lists of fishing vessels to be included in or removed from the IUU vessel list to the Directorate of Fisheries as prescribed in Clause 3 Article 8 of this Circular.
11. Submit consolidated reports on fishing activities obtained from fishing logbooks and reports, validation of catch statements for raw materials and catch certificates, and fishing vessels engaged in IUU fishing activities to the Directorate of Fisheries by the 20th of every month or upon request.
12. Submit reports on validation of catch certificates according to the Form No. 01 in the Appendix VII hereof; retain documents about validation of catch certificates within 36 months from the date of validation.
Article 17. Fishing port management organizations
1. Update and report seals and signatures of competent persons validating catch statements for raw materials to the Directorate of Fisheries so that they are posted on the website of the Directorate of Fisheries.
2. Provide training or assign personnel to attend training courses on validation of catch statements for raw materials.
3. Ensure food safety at fishing ports.
4. Refuse handling of fishery products by fishing vessels that appear on the IUU vessel list and notify the competent authority thereof; refuse to validate catch statements for raw materials if the applicant for validation fails to sufficiently and accurately provide information as prescribed.
5. On a daily basis, record and update production and components of aquatic species handled at ports according to the Form No. 02 in the Appendix VII hereof; update data on monitoring of production of fishery products handled at ports to the national fisheries database before the 15th of every month.
Access the national database of fishing vessels licensed for fishing and fishing vessel monitoring database in order to validate catch statements for raw materials.
6. Be subject to inspection by competent authorities in terms of validation of catch statements for raw materials, cooperate with competent authorities in inspection of fishing vessels at fishing ports.
7. Issue specimens of fishing logbooks and reports to fishing vessel owners; collect fishing logbooks and reports; compile a list of fishing vessels that have submitted fishing logbooks and reports and submit it to the provincial fishery authority before the 20th of every month.
8. Before the 20th of every month, submit a report on result of validation of catch statements for raw materials using the Form No. 03 in the Appendix VII hereof to the Department of Agriculture and Rural Development; retain documents about validation of catch statements for raw materials within 36 months from the date of validation.
Article 18. Masters and owners of fishing vessels
1. Print, prepare and submit fishing logbooks and reports as prescribed; accurately and sufficiently provide information written on the catch statement for raw material and catch certificate to the shipment owner; append signature and take responsibility for the information provided.
2. Notify the fishing port management organization before the vessel enters or leaves the port; provide information about the vessel, request for services and expected production of fishery products handled at the port.
3. Perform fishing activities as prescribed by law.
4. Be subject to inspection at the request of competent authorities.
Article 19. Applicants for validation of catch statements for raw materials and catch certificates
1. Accurately and sufficiently provide information written on the catch statement for raw material, catch certificate and statement of export fishery products processed from imported catches; append signature and take responsibility for the information provided.
2. Retain documents about validation of catch statements for raw materials and catch certificates within 36 months from the date of validation.
3. Cooperate with competent authorities in providing information and resolving difficulties with each shipment at the request of the competent authority of the importing country.
Chapter VI
IMPLEMENTATION
Article 20. Transition clause
The catch statement for raw material, catch certificate, statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations issued before the effective date of this Circular shall keep remaining effective.
Article 21. Implementation clause
1. This Circular comes into force from January 01, 2019.
2. This Circular replaces the following Circulars:
a) Circular No. 50/2015/TT-BNNPTNT dated December 30, 2015 of the Minister of Agriculture and Rural Development;
b) Circular No. 52/2013/TT-BNNPTNT dated December 11, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development.
3. This Circular repeals Article 1 of the Circular No. 02/2018/TT-BNNPTNT dated January 31, 2018 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. In the cases where any of the documents referred to in this Circular is amended or replaced, the newest one shall apply.
5. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Directorate of Fisheries or the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department, which will report them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration./.
|
PP. THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực