Chương IV: Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT Xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
Số hiệu: | 21/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 08/02/2019 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thuyền trưởng phải nộp nhật ký khai thác thủy sản trong vòng 24 giờ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT về việc quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác ngày 15/11/2018.
Theo đó, thuyền trưởng tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên hàng ngày ghi nhật ký khai thác thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp nhật ký khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời gian 24 giờ sau khi tàu hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Thuyền trưởng tàu thu mua, chuyển tải thủy sản hàng ngày ghi nhật ký thu mua, chuyển tảu thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nộp nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời hạn 24 giờ sau khi hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24m kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản... là đối tượng phải kiểm tra khi rời cảng.
Thông tư này có hiệu lực từ 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định theo khoản 3 Điều 6 Thông tư này thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước về khối lượng, thành phần loài thủy sản, vùng và thời gian khai thác đối với tàu cá bốc dỡ thủy sản tại cảng cá khi có yêu cầu.
2. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh được công bố trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
3. Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản được chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực hoặc nước nhập khẩu.
4. Cơ quan Thú y thực hiện kiểm dịch, kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư này.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến tổ chức quản lý cảng cá, nơi tàu cá đã bốc dỡ thủy sản qua cảng.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm:
a) Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đã kê khai đầy đủ thông tin;
b) Bản chính Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã được tổ chức quản lý cảng cá cấp, trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng thì nộp bản sao chụp.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tổ chức quản lý cảng cá thẩm định thông tin đề nghị xác nhận về khối lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ tại cảng với Sổ theo dõi tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản, vùng và thời gian khai thác với hành trình của tàu trong hệ thống giám sát tàu cá và cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa xác nhận hết khối lượng thủy sản trong giấy biên nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lại bản chính giấy biên nhận đã ghi khối lượng nguyên liệu còn lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp xác nhận hết khối lượng thủy sản, tổ chức quản lý cảng cá thu bản chính giấy biên nhận và lưu hồ sơ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nộp phí, giá dịch vụ theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến một trong số cơ quan thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị chứng nhận gồm:
a) Bản sao Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác có mô tả nguyên liệu đã sử dụng theo mục B Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp nguyên liệu thủy sản chưa sử dụng hết, tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để cơ quan thẩm quyền xác nhận phần nguyên liệu chưa sử dụng. Trường hợp nguyên liệu thủy sản đã sử dụng hết, cơ quan thẩm quyền thu bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và lưu hồ sơ;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu Âu hoặc theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam và Thông tin vận tải theo Mẫu số 02a, 02b Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được cấp lại trong các trường hợp: Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn; bị mất; có thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn, bị sai thông tin (trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất).
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền kiểm tra thông tin, thẩm định hồ sơ và thực hiện:
a) Chứng nhận khi thông tin trong Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được kê khai đầy đủ và đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; xác nhận vào mục C của Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết, trả lại 01 bộ hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị (bao gồm bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết) và lưu bản sao hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền;
b) Không chứng nhận khi thông tin kê khai trong hồ sơ không đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; trường hợp không chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Giấy chứng nhận cấp lại phải có số trùng với số của bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác đã cấp và có thêm ký hiệu “R” ở phần “số giấy chứng nhận”; cơ quan thẩm quyền cấp giấy thông báo việc cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho các cơ quan thẩm quyền có liên quan.
6. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp phí và lệ phí theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu nộp 01 bộ hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính đồng thời với các thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Hồ sơ đề nghị xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu gồm:
a) Bản chính hoặc bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do cơ quan thẩm quyền của nước có tàu cá mang cờ cấp;
b) Giấy xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy khác có nội dung tương đương theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc tổ chức nghề cá khu vực đã kê khai đầy đủ thông tin.
2. Cơ quan thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này thực hiện kiểm tra, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo các nội dung sau:
a) Đối chiếu thông tin về tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản và các thông tin khác (quốc gia có tàu mang cờ, khối lượng, chủng loại thủy sản) trong Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam với các thông tin sau:
Danh sách tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu hoặc tổ chức quản lý nghề cá khu vực được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận;
Danh sách tàu cá có đăng ký và được cấp phép khai thác thủy sản (bao gồm thông tin về: Loài thủy sản, khu vực, mùa vụ khai thác) của tổ chức quản lý nghề cá khu vực được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận (đối với quốc gia có tàu cá mang cờ là thành viên của tổ chức này);
b) Đối chiếu về khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với thông tin về lô hàng nhập khẩu được Cơ quan Thú y kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Đối chiếu về khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với hồ sơ thống kê xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu và hồ sơ giám sát trong quá trình kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu;
d) Đối chiếu các quy định khác của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Giấy xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan thẩm quyền xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu nếu lô hàng đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không xác nhận cam kết hoặc chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
2. Đối tượng được kiểm tra: Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh; tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản có thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác;
b) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc kiểm tra tàu cá cập cảng, rời cảng và giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng cá.
4. Xử lý kết quả kiểm tra: Trong trường hợp phát hiện có vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra khỏi danh sách cảng cá chỉ định đối với những tổ chức quản lý cảng cá không thực hiện đúng quy định về xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác gây hậu quả dẫn đến các lô hàng bị trả về hoặc vi phạm có hệ thống quy trình thẩm định xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Chapter IV
VALIDATION OF CATCH STATEMENTS FOR RAW MATERIALS AND CATCH CERTIFICATES
Article 9. The power to validate catch statements for raw materials and catch certificates
1. The fishing port management organization designated as prescribed in Clause 3 Article 6 of this Circular shall, upon request, validate catch certificates for fishery products in terms of weight and components of aquatic species, catch areas and date with respect to fishing vessels handling fishery products at the fishing port.
2. Provincial fishery authorities published on the website of the Directorate of Fisheries in the Appendix IV hereof shall validate catch certificates for fishery products that do not violate the IUU regulation.
3. The National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall validate statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations that do not violate the IUU regulation at the request of the regional fisheries management organization or the importing country.
4. The veterinary agency shall quarantine and control imported raw materials according to the Circular No. 26/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2015 of the Minister of Agriculture and Rural Development.
Article 10. Validation of catch statements for raw materials
1. The applicant for validation of catch statement for raw materials shall submit an application to the organization managing the fishing port where the fishing vessel handles fishery products at the port, whether directly or by post or electronically (if any).
2. An application includes:
a) A completely filled-out catch statement for raw material (Form No. 01 in the Appendix III hereof);
b) An original of the receipt for fishery products handled at the port issued by the fishing port management organization. In case the application is submitted electronically, a photocopy of the receipt is required.
3. Within 02 working days from the receipt of the satisfactory application, the fishing port management organization shall check the information to be validated in terms of weight and components of aquatic species against the logbook on the fishing vessel entering the port for fishery product handling, catch areas and date against the vessel's voyage in the fishing vessel monitoring system and issue the catch statement for raw material according to the Form No. 01 in the Appendix III hereof. In case of rejection of the application, the fishing port management organization shall respond and provide explanation in writing.
In case of failure to specify weight of all fishery products in the receipt, the fishing port management organization shall return the original of the receipt in which the weight of the remaining fishery products is specified. In case weight of all fishery products has been specified, the fishing port management organization shall collect the original of the receipt and retain it.
4. Applicants shall pay application fees as prescribed.
Article 11. Issuance and re-issuance of catch certificate
1. The applicant for issuance or re-issuance of the catch certificate shall submit an application to one of the competent authorities specified in Clause 2 Article 9 of this Circular, whether directly or by post or electronically (if any).
2. An application includes:
a) A copy of the catch statement for raw material that describes the raw material used according to Section B Form No. 01 in the Appendix III hereof. In case the raw material has not yet been used up, the applicant shall submit the original of the catch statement for raw material so that the competent authority can certify the amount of raw materials that has not yet been used. In case the raw material has been used up, the competent authority shall collect the original of the catch statement for raw material and retain it;
b) A catch certificate prepared using the Form No. 02 in the Appendix III hereof for the product exported to European market or the Form No. 03 in the Appendix III hereof for the product exported to markets of the countries belonging to International Commission for the Conservation of Atlantic Tunas or a completely filled-out certificate at the request of the competent authority of the importing country;
c) Additional information for fishery products obtained from the fishing vessels of Vietnam and Transport details under the Forms No. 02a and No. 02b in the Appendix III hereof.
3. The catch certificate shall be reissued in case the original catch certificate is torn or lost or any information written on the certificate is revised. An application for re-issuance of the catch certificate includes:
a) An application form (Form No. 05 in the Appendix III hereof);
b) A completely filled-out catch certificate prepared according to the Form No. 02 or No. 03 in the Appendix III hereof at the request of the competent authority of the importing country;
c) An original of the catch certificate that is torn or contains incorrect information (except for the cases where the certificate is lost).
4. Within 02 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall check information, appraise application and:
a) certify information provided in the catch certificate is fully declared and corresponds to the information about the fishing vessel, fishing license and catch statement for raw material; provide confirmation on section C of the catch statement for raw material in case the raw material has not yet been used up, return 01 application to the applicant (including the original of the catch statement for raw material in case the raw material has not yet been used up) and retain a copy of the application at the competent authority;
b) not certify information provided in the catch certificate if it fails to correspond to the information about the fishing vessel, fishing license and catch statement for raw material. In case of rejection of the application, the competent authority shall respond and provide explanation in writing.
5. The number of the reissued certificate must be that of the original of the catch certificate and an “R” letter shall be added after the certificate number. The issuing authority shall notify the re-issuance of the catch certificate to relevant competent authorities.
6. Applicants shall pay application fees and charges as prescribed.
Article 12. Validation of statements of export fishery products processed from imported catches or catch statements for raw materials by ICCAT’s regulations
1. Any organization or individual that wishes to apply for validation of statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations shall submit an application and receive results of administrative procedures and procedures for issuance of food safety certificate for the shipment of exported fishery products under the Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT dated November 12, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development. An application for validation of the statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations includes:
a) An original or copy of the catch certificate issued by the competent authority of the flag country;
b) A completely filled out statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations prepared using the Form No. 03 or No. 04 in the Appendix III hereof or another equivalent document requested by the competent authority of the importing country or the regional fisheries management organization.
2. The competent authority specified in Clause 3 Article 9 of this Circular shall inspect or validate the statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations. To be specific:
a) Compare information about the aquatic resource catching vessel and other information (flag country, weight and types of fishery products) provided in the catch certificate issued by the competent authority of the exporting authority to the shipment of raw materials imported into Vietnam with the following information:
IUU vessel list of the competent authority of the exporting country or the regional fisheries management organization recognized by the competent authority of the importing country;
List of fishing vessels registered and licensed for fishing (including information about aquatic species, catch areas and season) of the regional fisheries management organization recognized by the competent authority of the importing country (for the flag country that is a member of this organization);
b) Compare weight and types of raw materials imported to be processed for export with information about the shipment subject to quarantine inspection and certification by the veterinary agency upon import into Vietnam;
c) Compare weight and types of raw materials imported to be processed for export with the statistical document about the statement of export fishery products processed from imported catches and documents about the monitoring carried out during the inspection and certification of food safety of shipment of exported fishery products processed from catches;
d) Compare other regulations of the competent authority of the importing country, statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations or other equivalent document requested by the regional fisheries management organization.
3. Within 02 working days from the end of the inspection, the competent authority shall validate the statement of export fishery products processed from imported catches or catch statement for raw material by ICCAT’s regulations if the shipment complies with regulations specified in Clause 2 of this Article. In case of rejection of the application, the competent authority shall respond and provide explanation in writing.
Article 13. Inspection of validation of catch statements for raw materials and catch certificates
1. Inspecting authorities are the Directorate of Fisheries and the National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department.
2. Inspected entities: provincial fishery authorities, designated fishing port management organizations having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches; fishery product processing and exporting establishments that validate catch statements for raw materials and catch certificates.
3. Inspection contents:
a) Inspect procedures and applications for validation of catch statements for raw materials and catch certificates;
b) Inspect procedures and applications for inspection of fishing vessels entering and leaving ports and monitor the production of fishery products handled at fishing ports.
4. Processing of inspection results: In case any violation is found, the inspecting authority shall, depending on the degree of violation, take actions or request a competent authority to take actions against such violation, request the Ministry of Agriculture and Rural Development for removal from the list of designated fishing vessels with respect to the fishing vessel management organizations that fail to comply with regulations on statement of raw materials processed from catches, thereby resulting in the return of shipments or violate procedures for inspecting validation of catch statements for raw materials and catch certificates.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực