Chương III: Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT Công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp
Số hiệu: | 21/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 08/02/2019 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thuyền trưởng phải nộp nhật ký khai thác thủy sản trong vòng 24 giờ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT về việc quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác ngày 15/11/2018.
Theo đó, thuyền trưởng tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên hàng ngày ghi nhật ký khai thác thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp nhật ký khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời gian 24 giờ sau khi tàu hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Thuyền trưởng tàu thu mua, chuyển tải thủy sản hàng ngày ghi nhật ký thu mua, chuyển tảu thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nộp nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời hạn 24 giờ sau khi hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24m kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản... là đối tượng phải kiểm tra khi rời cảng.
Thông tư này có hiệu lực từ 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là cảng cá đáp ứng tiêu chí của cảng cá loại I hoặc loại II và đã được công bố mở cảng cá theo quy định.
2. Hàng quý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, báo cáo Tổng cục Thủy sản danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
3. Danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
1. Cơ quan thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra tàu cá tại cảng cá;
b) Tổ chức quản lý cảng cá giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng; bố trí văn phòng làm việc, phối hợp thực hiện kiểm tra tàu cá tại cảng cá.
2. Giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng
Khi nhận được đề nghị cập cảng của chủ tàu hoặc thuyền trưởng tàu cá, tổ chức quản lý cảng cá đối chiếu với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; trường hợp tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thì không cho bốc dỡ thủy sản và thông báo cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định; trường hợp không nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thì bố trí cho tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản và cử cán bộ giám sát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng.
Trường hợp phát hiện sản lượng thủy sản bốc dỡ thực tế sai lệch trên, dưới 20% so với sản lượng khai báo trước khi cập cảng thì lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
3. Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng
Theo đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng, tổ chức quản lý cảng cá kiểm tra thông tin tàu cá, Nhật ký khai thác thủy sản, cấp Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Số lượng giấy biên nhận được cấp cho mỗi chuyến biển theo đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng, nhưng tổng sản lượng thủy sản trong các giấy biên nhận không nhiều hơn sản lượng thực tế đã bốc dỡ qua cảng.
4. Kiểm tra đối với tàu cá cập cảng
a) Đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản; tàu cá có dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra thông tin được ghi trong Nhật ký khai thác thủy sản hoặc Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản với sản lượng, thành phần loài thủy sản trên tàu cá, phù hợp với loại nghề khai thác; đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
c) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Kiểm tra đối với tàu cá rời cảng
a) Đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khai thác khác trên tổng số tàu cá rời cảng đi khai thác;
b) Nội dung kiểm tra
Kiểm tra, đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
Kiểm tra hồ sơ: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Nhật ký khai thác thủy sản (theo mẫu); các văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy; Sổ danh bạ thuyền viên;
Kiểm tra thực tế trên tàu: Trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa; hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu; thiết bị giám sát hành trình; ngư cụ; thuyền viên; đánh dấu tàu cá;
c) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trường hợp phát hiện vi phạm, cơ quan kiểm tra lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
1. Tàu cá bị đưa vào danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp là tàu cá bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Thủy sản.
2. Tàu cá được đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tàu cá đã xóa đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản;
b) Chủ tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện xong biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hàng tuần, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh có quản lý tàu cá khai thác thủy sản trên biển rà soát, tổng hợp, lập danh sách tàu cá thuộc khoản 1, khoản 2 Điều này, báo cáo Tổng cục Thủy sản để đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.Bổ sung
Chapter III
PUBLISHING OF LIST OF FISHING PORTS DESIGNATED TO ISSUE STATEMENT OF FISHERY PRODUCTS PROCESSED FROM CATCHES, AND IUU VESSEL LIST
Article 6. Publishing of list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches
1. A designated fishing port having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches is a port that satisfies criteria applied to Class 1 or Class 2 fishing ports and has been opened as prescribed.
2. On a quarterly basis, the Department of Agriculture and Rural Development shall carry out review and report a list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches according to the Form No. 01 in the Appendix II hereof to the Directorate of Fisheries, which will submit a consolidated list to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. The list of designated fishing ports having sufficient systems for statement of fishery products processed from catches shall be posted on the website of the Directorate of Fisheries.
Article 7. Inspection of fishing vessels and production of fishery products at fishing ports
1. Authorities in charge
a) Departments of Agriculture and Rural Development shall organize the inspection of fishing vessels at fishing ports.
b) Fishing port management organizations shall supervise the handling of fishery products at ports, provide working office and cooperate in inspecting fishing vessels at fishing ports.
2. Supervision of handling of fishery products at ports
Upon receiving the port entry request from the owner or master of fishing vessel, the fishing port management organization shall compare it with the IUU vessel list. In case the fishing vessel is on the IUU vessel list, refuse the handling of fishery products, and notify a competent authority. In case it is not on the IUU vessel list, allow the fishing vessel entering the port to handle fishery products and assign personnel to monitor the production and components of aquatic species handled at the port.
In case it is discovered that there is a difference of more than or less than 20% between the production of fishery products actually handled and that of fishery products declared before their entry into the port, it is required to make a record, handle it within power or transfer it to a competent authority.
3. Receipts for fishery products handled at a port
At the request of the vessel owner or the master, the fishing port management organization shall check information about the fishing vessel and fishing logbook, and issue receipts for fishery products handled at the port using the Form No. 02 in the Appendix II hereof.
Receipts shall be issued to each voyage at the request of the vessel owner or the master, but the total production of fishery products specified in receipts must not be greater than the production of fishery products actually handled at the port.
4. Inspection of fishing vessels entering a port
a) Vessels subject to the inspection: fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters; regarding fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters, inspect at least 20% of number of vessels engaged in catching tunas, 10% of number of vessels engaged in trawls and 05% of number of vessels engaged in other fishing gear per total number of fishing vessels entering a port for handling of fishery products; fishing vessels suspected of violating the IUU regulation.
b) Inspection contents: inspect information specified in the fishing logbook or fishery product purchase and transshipment logbook against the production and components of aquatic species on the fishing vessel, relevant to the fishing gear; compare name and registration number of fishing vessels with those of the fishing vessels on the IUU vessel list that is published by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) An inspection report shall be made using the Form No. 03 in the Appendix II hereof.
5. Inspection of fishing vessels leaving a port
a) Vessels subject to the inspection: fishing vessels with a maximum length of at least 24 meters; regarding fishing vessels with a maximum length of less than 24 meters, inspect at least 20% of number of vessels engaged in catching tuna, 10% of number of vessels engaged in trawls and 05% of number of vessels engaged in other fishing gear per total number of fishing vessels leaving a port for fishing purposes;
b) Inspection contents:
Inspect and compare name and registration number of fishing vessels with those of the fishing vessels on the list of the IUU vessel list that is published by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Inspect documents: Registration certificate of fishing vessel; fishing license; fishing vessel safety certificate; fishing logbook (made using the form); certificates or diplomas of master, chief engineer and engine ratings; seaman's discharge book;
Carry out physical inspection: maritime equipment, rescue and fire safety equipment; communication and signaling system; tachograph; fishing gears; seafarers; fishing vessel marking;
c) An inspection report shall be made using the Form No. 04 in the Appendix II hereof.
6. In case any violation is found, the inspecting authority shall make a record, handle it within its power or transfer it to a competent authority.
Article 8. IUU vessel list
1. The fishing vessel included in the IUU vessel list means a vessel committing an administrative violation for which a penalty has been imposed and such violation is one of the violations specified in Clause 1 Article 60 of the Law on Fisheries is committed.
2. A fishing vessel shall be removed from the IUU vessel list in one of the following cases:
a) It is deregistered as prescribed in Clause 1 Article 72 of the Law on Fisheries;
b) The owner of the fishing vessel specified in Clause 1 of this Article has finished abiding by the decision on actions against administrative violations and taking remedial measures according to the decision on actions against administrative violations.
3. On a weekly basis, the provincial fisheries authority that manages fishing vessels catching fishery products at sea shall compile a consolidated list of fishing vessels under Clauses 1 and 2 of this Article and send it to the Directorate of Fisheries for inclusion or removal thereof in or from the IUU vessel list on the website of the Directorate of Fisheries.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực