Chương V Luật thủy sản 2017: Quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, số lượng Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được cấp mới của địa phương; cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển căn cứ vào hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản; xây dựng, công khai tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển; quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong nội địa thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên hoạt động trên biển phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủng loại, kích cỡ tàu cá được đóng mới, cải hoán;
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
3. Có nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh;
4. Có hệ thống quản lý chất lượng, quy trình công nghệ đáp ứng yêu cầu.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
b) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật này;
c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.
1. Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có quyền sau đây:
a) Đóng mới, cải hoán tàu cá theo quy định;
b) Thu chi phí đóng mới, cải hoán tàu cá theo thỏa thuận;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện phải có Giấy phép khai thác thủy sản khi tổ chức, cá nhân đề nghị đóng mới, cải hoán tàu cá có văn bản chấp thuận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
b) Chịu sự giám sát kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm;
c) Đóng mới, cải hoán tàu cá theo đúng thiết kế được tổ chức đăng kiểm thẩm định, phê duyệt;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng tàu cá đóng mới, cải hoán;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Việc xuất khẩu tàu cá thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nhập khẩu tàu cá để khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản đã được xác định;
b) Tàu cá có nguồn gốc hợp pháp;
c) Tàu cá vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới;
d) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
đ) Đối với nhập khẩu tàu cá, tuổi vỏ tàu không quá 05 năm, tuổi máy chính của tàu không quá 07 năm, tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu;
e) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp.
3. Tổ chức, cá nhân được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép thuê tàu trần khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều này; tuổi vỏ tàu không quá 08 năm, tuổi máy chính của tàu không quá 10 năm, tính từ năm sản xuất đến thời điểm thuê; thời hạn thuê không quá 05 năm.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần; quy định việc tặng cho, viện trợ tàu cá.
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
2. Tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này đóng mới, cải hoán phải được tổ chức đăng kiểm giám sát an toàn kỹ thuật, chất lượng phù hợp với hồ sơ thiết kế được thẩm định và cấp giấy tờ theo quy định.
3. Tàu cá không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này phải lắp đặt trang thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
c) Có đội ngũ đăng kiểm viên đáp ứng yêu cầu;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; định kỳ 24 tháng thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở.
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
b) Cơ sở thực hiện đăng kiểm tàu cá trái quy định của pháp luật;
c) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;
d) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu cá; trình tự, thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; quy định tiêu chuẩn, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá; cấp, thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá.
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu chủ tàu cá hoặc cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để đăng kiểm viên giám sát, kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
c) Nhận chi phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện giám sát kỹ thuật đối với tàu cá đóng mới, cải hoán theo quy định;
đ) Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
e) Chấp hành hướng dẫn và chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đăng kiểm tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đăng kiểm viên tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Ký và sử dụng con dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá theo quy định;
b) Từ chối thực hiện yêu cầu kiểm tra kỹ thuật khi chưa đủ điều kiện đăng kiểm theo quy định;
c) Bảo lưu ý kiến khác với quyết định của người đứng đầu tổ chức đăng kiểm về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá;
d) Thực hiện đăng kiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật, phân cấp tàu cá.
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được quy định như sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp không thời hạn đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, nhập khẩu, mua bán, tặng cho, viện trợ;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp có thời hạn bằng thời hạn thuê đối với trường hợp thuê tàu trần.
3. Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
b) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
c) Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tàu cá.
1. Tàu cá bị xóa đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu cá bị hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt;
b) Tàu cá bị mất tích sau 01 năm kể từ ngày thông báo chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Tàu cá được xuất khẩu, bán, tặng cho, viện trợ;
d) Theo đề nghị của chủ tàu cá.
2. Khi xóa đăng ký, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá cho chủ tàu.
1. Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
2. Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
4. Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo quy định. Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên, người làm việc trên tàu hồi hương trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu phải rời tàu cá.
6. Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
1. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;
b) Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;
c) Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh.
2. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp khi làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh phù hợp trên tàu cá.
3. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;
c) Phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;
d) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức danh và nhiệm vụ theo chức danh; định biên thuyền viên tàu cá; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ danh bạ thuyền viên; tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam.
1. Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất ở trên tàu cá, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng.
2. Thuyền trưởng có quyền quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này và quyền sau đây:
a) Đại diện cho chủ tàu cá và những người có lợi ích liên quan đến tài sản hoặc sản phẩm thủy sản trong quá trình hoạt động hoặc khai thác thủy sản;
b) Không cho tàu cá hoạt động trong trường hợp xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cho người và tàu cá, an toàn thực phẩm, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
c) Từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu cá đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Yêu cầu cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp tàu cá gặp nguy hiểm;
đ) Quyết định sử dụng biện pháp cấp bách để đưa tàu cá đến nơi an toàn trong tình thế cấp thiết.
3. Thuyền trưởng có nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:
a) Phổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
b) Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến;
c) Cập nhật thông tin về vị trí tàu cá, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
d) Trường hợp thiên tai xảy ra phải đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá sẵn sàng ứng phó, điều động tàu tránh trú an toàn;
đ) Trường hợp tàu cá bị tai nạn phải có biện pháp ứng phó kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền;
e) Trên tàu cá có người bị nạn phải tìm mọi biện pháp cứu chữa; trường hợp có người chết phải giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền;
g) Chỉ cho tàu cá cập cảng có tên trong danh sách cảng cá chỉ định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đối với tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra;
h) Trường hợp bất khả kháng phải bỏ tàu cá, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu;
i) Trường hợp phát hiện tàu cá khác bị tai nạn, phải đưa tàu cá đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền; chấp hành lệnh điều động tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền;
k) Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; nộp báo cáo khai thác thủy sản; xác nhận sản lượng thủy sản khai thác;
l) Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
4. Trường hợp phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã trên tàu khi tàu cá đã rời cảng, thuyền trưởng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Bảo vệ chứng cứ; chuyển giao người bị bắt, hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền khi cập cảng cá Việt Nam đầu tiên hoặc cho tàu công vụ của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan này nếu tàu hoạt động thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
1. Tàu công vụ thủy sản phải được đăng ký, đăng kiểm theo quy định.
2. Tổ chức được giao quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm phù hợp.
3. Thuyền viên và người làm việc trên tàu công vụ thủy sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về công chức, viên chức, hàng hải, lao động.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đăng ký tàu công vụ thủy sản, chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên thuyền viên tàu công vụ thủy sản.
1. Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia phải phù hợp với chiến lược phát triển thủy sản, quy hoạch khác có liên quan và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải căn cứ quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia đã được phê duyệt; phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia; công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; quản lý hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia theo quy định của pháp luật.
1. Cảng cá loại I phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Vị trí là nơi thu hút tàu cá của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tàu nước ngoài vào bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản của khu vực;
b) Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa tối thiểu 90%;
c) Có diện tích vùng nước cảng tối thiểu từ 20 ha trở lên;
d) Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng theo quy định của Chính phủ;
đ) Có diện tích vùng đất cảng từ 04 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 01 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
e) Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 25.000 tấn/năm trở lên; đối với cảng cá tại đảo, lượng hàng thủy sản qua cảng từ 3.000 tấn/năm trở lên.
2. Cảng cá loại II phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Vị trí là nơi thu hút tàu cá của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản của địa phương;
b) Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa tối thiểu 70%;
c) Có diện tích vùng nước cảng tối thiểu từ 10 ha trở lên;
d) Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng theo quy định của Chính phủ;
đ) Có diện tích vùng đất cảng từ 2,5 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 0,5 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
e) Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 15.000 tấn/năm trở lên; đối với cảng cá tại đảo, lượng hàng thủy sản qua cảng từ 1.000 tấn/năm trở lên.
3. Cảng cá loại III phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Vị trí là nơi thu hút tàu cá của các địa phương trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có diện tích vùng đất cảng từ 0,5 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 0,3 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ.
1. Mở cảng cá khi có các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Điều 78 của Luật này;
b) Đã thành lập tổ chức quản lý cảng cá;
c) Có phương án khai thác, sử dụng cảng cá.
2. Đóng cảng cá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức quản lý cảng cá bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng không đáp ứng được tiêu chí theo quy định đối với cảng cá loại I và loại II;
c) Đối với cảng cá loại I không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời;
d) Đối với cảng cá loại II không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời;
đ) Đối với cảng cá loại III không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 3 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời.
3. Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cá như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở, đóng cảng cá loại I;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở, đóng cảng cá loại II;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố mở, đóng cảng cá loại III.
4. Chính phủ quy định nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá.
1. Tổ chức quản lý cảng cá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức quản lý cảng cá được giao quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng cá, vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá; quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá trong cảng cá.
3. Việc cho thuê, khai thác một phần hoặc toàn bộ cảng cá được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc hợp tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức quản lý cảng cá có quyền sau đây:
a) Cho tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất, kinh doanh tại vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá theo phương án khai thác cảng cá đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
b) Không cho vào cảng cá hoặc yêu cầu rời cảng cá đối với người và tàu cá không tuân thủ nội quy của cảng cá;
c) Không cho thuê hoặc yêu cầu rời khỏi vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá không tuân thủ nội quy của cảng cá, hợp đồng đã ký kết;
d) Thu phí, giá dịch vụ hoạt động tại cảng cá theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý hoặc đề nghị cơ quan chức năng của địa phương giải quyết vụ việc để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ trong khu vực cảng cá.
2. Tổ chức quản lý cảng cá có nghĩa vụ sau đây:
a) Ban hành nội quy của cảng cá và thông báo công khai tại cảng cá;
b) Hướng dẫn, sắp xếp phương tiện ra, vào cảng, neo đậu trong vùng nước cảng cá; bảo đảm an toàn, thuận tiện cho người và phương tiện trong khu vực cảng cá;
c) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại cảng cá, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ trong khu vực cảng cá; chủ động khắc phục, giải quyết hậu quả tai nạn, ô nhiễm môi trường tại cảng cá;
d) Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thời tiết trên hệ thống thông tin của cảng cá; tổ chức trực ban và treo tín hiệu cảnh báo khi có thiên tai theo quy định; thông báo danh sách tàu cá, số người trên tàu neo đậu tại vùng nước cảng cá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy, nổ và các lĩnh vực khác có liên quan trong khu vực cảng cá;
e) Phối hợp và bố trí địa điểm làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, an toàn thực phẩm và các lĩnh vực khác có liên quan trên tàu cá, tại cảng cá;
g) Người đứng đầu tổ chức quản lý cảng cá tổ chức thực hiện thống kê sản lượng thủy sản qua cảng, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định, thu nhận nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản của tàu cá vào cảng, tổng hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo định kỳ hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Từ chối không cho bốc dỡ sản phẩm tại cảng đối với tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định;
i) Trường hợp có tàu nước ngoài cập cảng, phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng của địa phương để phối hợp quản lý;
k) Phối hợp với Cơ quan Bảo đảm an toàn hàng hải thông báo tình hình luồng lạch, phao tiêu báo hiệu, bảo đảm an toàn cho tàu cá ra, vào cảng cá;
l) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cảng cá bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trong cảng cá.
1. Thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 01 giờ khi tàu vào cảng cá cho tổ chức quản lý cảng cá về số đăng ký của tàu, cỡ loại tàu, các yêu cầu về dịch vụ và yêu cầu khác nếu có, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Thuyền trưởng phải tuân thủ sự điều động tàu của tổ chức quản lý cảng cá và nội quy của cảng cá khi tàu vào cảng cá.
3. Chủ tàu, thuyền trưởng phải tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá.
4. Khi tàu rời cảng, thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 01 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá.
5. Tàu cá không được rời cảng cá trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện an toàn cho người và tàu cá;
b) Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật;
c) Có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu cá theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
1. Tàu nước ngoài chỉ được vào cảng cá đã được ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản hoặc cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.
2. Trước khi vào cảng cá, thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 24 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá về tên tàu, hô hiệu, số đăng ký tàu, cỡ loại tàu, cơ quan cấp giấy phép khai thác, sản lượng, loài thủy sản trên tàu, thời gian dự kiến cập cảng và yêu cầu trợ giúp nếu có.
3. Khi vào cảng cá, thuyền trưởng phải tuân thủ nội quy của cảng cá và sự điều động tàu của tổ chức quản lý cảng cá, xuất trình và khai báo các thông tin, giấy tờ sau đây:
a) Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của người đi trên tàu;
b) Giấy phép hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
c) Mục đích vào cảng cá;
d) Thời gian chuyến biển;
đ) Khối lượng, thành phần loài thủy sản khai thác hoặc được chuyển tải trên tàu cá đối với tàu khai thác và tàu vận chuyển thủy sản;
e) Vị trí, vùng biển khai thác, sản lượng thủy sản trên tàu đối với tàu khai thác thủy sản.
4. Trường hợp thuyền trưởng xuất trình giấy tờ khai thác thủy sản được xác nhận bởi cơ quan thẩm quyền nước ngoài thì không phải khai báo nội dung quy định tại các điểm d, đ và e khoản 3 Điều này.
5. Thuyền trưởng, thuyền viên và người trên tàu phải thực hiện thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
6. Khi tàu rời cảng cá, thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 12 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá.
7. Đối với tàu vào cảng cá trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu ngay khi cập cảng cá phải thực hiện như sau:
a) Thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá về tình trạng của tàu và số người trên tàu; chứng minh về tình trạng bất khả kháng; nêu rõ yêu cầu cần giúp đỡ;
b) Tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Chủ tàu, thuyền trưởng phải tạo điều kiện thuận lợi và tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn cho người và tàu.
9. Chủ tàu, thuyền trưởng phải chịu chi phí theo quy định.
1. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có vị trí là nơi gần ngư trường, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
b) Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bảo đảm an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão;
c) Có khả năng neo đậu tối thiểu 1.000 tàu cá.
2. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có vị trí là nơi gần ngư trường truyền thống của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
b) Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bảo đảm an toàn cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
c) Có khả năng neo đậu tối thiểu 600 tàu cá.
1. Trong thời gian sử dụng cho tàu cá neo đậu tránh trú bão, khu neo đậu tránh trú bão do Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương quản lý, điều hành.
2. Trong thời gian không sử dụng cho tàu cá neo đậu tránh trú bão, việc quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định sau đây:
a) Khu neo đậu tránh trú bão có vùng nước liền kề với vùng nước của cảng cá thì giao tổ chức quản lý cảng cá quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Khu neo đậu tránh trú bão có vùng nước không liền kề với vùng nước của cảng cá thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho tổ chức phù hợp quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức được giao quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình và được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện.
4. Quy định đối với tàu cá ra, vào khu neo đậu tránh trú bão như sau:
a) Trường hợp có thiên tai, tàu cá và các loại tàu thuyền khác vào khu neo đậu tránh trú bão không phải nộp phí;
b) Thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi vào khu neo đậu tránh trú bão phải chấp hành sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
c) Khi đã neo đậu an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và yêu cầu khác nếu có;
d) Tàu cá chỉ được rời khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo hoặc có lệnh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Trường hợp không có thiên tai, tàu, thuyền vào neo đậu phải nộp phí và các chi phí khác theo quy định; chấp hành sự điều hành, hướng dẫn của tổ chức được giao quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
1. Trước ngày 01 tháng 02 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, thống kê báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động để công bố trên phạm vi cả nước.
2. Nội dung chủ yếu công bố bao gồm:
a) Tên, loại khu neo đậu tránh trú bão;
b) Địa chỉ, vị trí tọa độ của khu neo đậu tránh trú bão;
c) Độ sâu vùng nước khu neo đậu tàu;
d) Sức chứa tàu cá tại vùng nước khu neo đậu tàu;
đ) Cỡ, loại tàu cá được vào khu neo đậu tránh trú bão;
e) Vị trí bắt đầu vào luồng, hướng của luồng, chiều dài luồng;
g) Số điện thoại, tần số liên lạc của thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương tại khu neo đậu tránh trú bão.
3. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn.
MANAGEMENT OF COMMERCIAL FISHING VESSELS, SHIPS OF FISHERY AUTHORITIES AND SHELTERING ANCHORAGES FOR COMMERCIAL FISHING VESSELS
Section 1: MANAGEMENT OF COMMERCIAL FISHING VESSELS AND SHIPS OF FISHERY AUTHORITIES
Article 62. Management of building, modification, chartering and purchase of commercial fishing vessels
1. The People’s Committees of each province shall publish quotas on issuance of commercial fishing licenses, quantity of issued marine commercial fishing licenses of the province; issue written approval for building, modification, chartering and purchase of commercial fishing vessels according to the quotas on issuance of commercial fishing licenses; establish and publish specific criteria of the province and procedures for processing applications for approving building, modification, chartering and purchase of commercial fishing vessels operating in the sea, issue and publish regulations on building, modification, chartering and purchase of commercial fishing vessels operating in inland waters under it management.
2. Organizations and individuals engaged in building, modification, chartering or purchase of commercial fishing vessels whose maximum length is at least 6 meters operating in the sea shall be approved by People’s Committees of provinces.
Article 63. Conditions for building, modification, chartering and purchase of commercial fishing vessels
A facility will be issued with the certificate of eligibility for building and modifying commercial fishing vessels if the following conditions are satisfied:
1. There are suitable facilities. Production and business plans are conformable with types and sizes of built or modified commercial fishing vessels;
2. There is a department of quality supervision and management to ensure that its products meet standards and conditions for quality, technical safety and environmental safety prescribed by law;
3. Human resources satisfy requirements for production and business;
4. System(s) for managing product quality and technology processes meet the prescribed requirements.
Article 64. Issuance, reissuance and revocation of certificates of eligibility for building and modifying commercial fishing vessels
1. People’s Committees of provinces have power to issue, reissue and revoke certificates of eligibility for building and modifying commercial fishing vessels.
2. The certificate of eligibility for building and modifying commercial fishing vessels will be reissued if:
a) It is lost or damaged; or
b) The holder’s information specified in the certificate is changed.
3. The certificate of eligibility for building and modifying commercial fishing vessels will be revoked if:
a) Its contents are erased or changed;
b) The shipyard fails to satisfy the conditions prescribed in Article 63 of this Law;
c) There are other violations in which the certificate shall be revoked.
4. The Government shall provide detailed guidelines for conditions and procedures for issuing, reissuing and revoking certificates of eligibility for building and modifying commercial fishing vessels.
Article 65. Rights and responsibilities of shipbuilders and modifying facilities of commercial fishing vessels
1. A shipbuilder or modifying facility of commercial fishing vessels is entitled to:
a) Build or modify commercial fishing vessels in accordance with regulations of law;
b) Receive fees for building and modification of commercial fishing vessels under agreements;
c) Exercise other rights prescribed by law.
2. A shipbuilder or modifying facility of commercial fishing vessels shall:
a) Only build or modify commercial fishing vessels requiring commercial fishing licenses in case of written approval of the People’s Committee of the province;
b) Be under technical supervision of the inspecting organization;
c) Build or modify commercial fishing vessels according to designs appraised and approved by the inspecting organization;
d) Take responsibility for quality of built and modified commercial fishing vessels;
dd) Submit regular or ad hoc reports on building and modification of commercial fishing vessel according to instructions given by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 66. Export and import of commercial fishing vessels and bareboat charter
1. Commercial fishing vessels shall be exported at the request of the importing countries.
2. An importer will be issued with licenses to import commercial fishing vessels for commercial fishing activities if the following conditions are satisfied:
a) The commercial fishing production does not exceed quota on issuance of commercial fishing license that has been determined;
b) The commercial fishing vessel has a legal origin;
c) The fishing vessel is covered by steel plates or new-material plates;
d) The maximum length of the commercial fishing vessel is at least 24 meters;
dd) The commercial fishing vessel's plates is produced for 5 years or less and the main engine is produced for 7 years or less from the production year to time of import;
e) The commercial fishing vessel is issued with the certificate of technical safety whose remaining period is at least 06 months by the inspecting organization of the flag state.
3. Organizations and individuals will be issued with licenses for bareboat charter if the conditions prescribed in Point a, b, c, d and e Clause 2 of this Article; ship plate has been produced for 8 years or less and the main engine has been produced for 10 years or less counted from the production year to time of charter. Charter period is not more than 5 years.
4. The Government shall provide guidelines for procedures for issuing licenses for import of commercial fishing vessels and bareboat charter and guidelines for giving commercial fishing vessels
Article 67. Technical safety of commercial fishing vessels
1. Commercial fishing vessels whose maximum length is at least 12 meters shall be inspected, classified and issued with the certificate of technical safety.
2. If the commercial fishing vessels prescribed in Clause 1 of this Article are built or modified, the inspecting organization shall supervise the conformity of their technical safety and quality with appraised vessel designs and issue documents prescribed by law.
3. The commercial fishing vessels that are not mentioned in Clause 1 of this Article shall be provided with equipment for ensuring their technical safety before they are operated.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide detailed guidelines for this Article.
Article 68. Conditions for inspecting organizations
1. Organizations and individuals will be issued with the certificates of eligibility for inspecting commercial fishing vessels if:
a) They are established in accordance with regulations of law.
b) Facilities meet the requirements;
c) Inspectors meet the requirements;
d) There is a suitable quality management system.
2. The Government shall provide detailed guidelines for this Article.
Article 69. Issuance, reissuance and revocation of certificates of eligibility for inspecting commercial fishing vessels
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development has power to issue, reissued and revoke certificates of eligibility for inspecting commercial fishing vessels and inspect the maintenance of eligibility every 24 months.
2. The certificate of eligibility for inspecting commercial fishing vessels will be reissued if:
a) It is lost or damaged; or
b) The holder’s information specified in the certificate is changed.
3. The certificate of eligibility for inspecting commercial fishing vessels will be revoked if:
a) Its contents are erased or changed;
b) The inspecting organization or individual fails to inspect commercial fishing vessels in accordance with regulations of law;
c) The organization or individual fails to satisfy the conditions prescribed in Clause 1 Article 68 of this Law;
d) There are other violations in which the certificate shall be revoked.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall promulgate national technical regulations on classification and construction of commercial fishing vessels; procedures for recognizing the eligibility for inspecting commercial fishing vessels; prescribe standards of competence and provision of professional training for inspectors; issue and revoke cards or seals of inspectors.
Article 70. Rights and responsibilities of inspecting organizations and inspectors
1. An inspecting organization has the following rights and responsibilities:
a) It is entitled to inspect commercial fishing vessels in accordance with regulations of law;
b) It is entitled to request shipowners, shipbuilders or modifying facilities of commercial fishing vessels to provide documents on technical designs and facilitate the supervision, technical inspection by inspectors and ensure the safety of inspectors during their performance of tasks;
c) It is entitled to receive inspection fees in accordance with regulations of law;
d) It shall exercise technical supervision of commercial fishing vessels in accordance with regulations of law;
dd) The head of the inspecting organization shall take legal responsibility for inspection results and issue certificates of technical safety;
e) It shall comply with instructions and be subject to inspections in accordance with regulations of law;
g) It shall submit regular or ad hoc reports on inspecting commercial fishing vessel according to instructions given by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. An inspector has the following rights and responsibilities:
a) He/she is entitled to sign and use special seals or prints when making documents on registration of commercial fishing vessels and equipment thereon in accordance with regulations of law;
b) He/she may refuse to carry out technical inspection if the conditions for inspection prescribed by law have not been satisfied.
c) He/she may reserve opinions other than decisions of the heads of inspecting organizations related to conclusions of assessment of technical status of commercial fishing vessels and equipment installed thereon;
d) He/she shall inspect commercial fishing vessels in accordance with national technical regulations on classification and construction of ships
dd) He/she shall take responsibility for results of technical safety inspection and classification of commercial fishing vessels.
Article 71. Registration of commercial fishing vessels
1. Commercial fishing vessels whose maximum length of at least 06 meters shall be entered in the national register of commercial fishing vessels and be issued with the certificate of technical safety in accordance with regulations of law. Commercial fishing vessel whose maximum length is less than 6 meters shall be totaled up by the People’s Committees of communes for management.
2. The period of the registration certificate of commercial fishing vessels (“hereinafter referred to as “registration certificate”) shall be specified as follows:
a) The period of the registration certificate issued for commercial fishing vessels that are built, modified, imported, sold, given and aided is permanent;
b) In case of bareboat charter, the period of the registration certificate shall be equal to the charter period.
3. A commercial fishing vessel will be issued with the registration certificate if:
a) There are documents proving the legal ownership of the commercial fishing vessel;
b) The commercial fishing vessel requiring registration is issued with the certificate of technical safety;
c) There is a certificate of suspension from registration in case of bareboat charter; the certificate of cancellation of registration in case of import, trading, giving of commercial fishing vessels or change of the province of registration;
d) The shipowner has head office or permanent place of residence located in Vietnam.
4. The People’s Committee of each province shall be in charge of registration of commercial fishing vessels in the province.
5. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe procedures for registration and cancellation of registration of commercial fishing vessels.
Article 72. Cancellation of registration of commercial fishing vessels
1. The registration of a commercial fishing vessel will be cancelled if:
a) The commercial fishing vessel is destroyed or sunk and cannot be salvaged;
b) The commercial fishing vessel is missing for 1 year from the date of official notification on mass media;
c) The commercial fishing vessel is exported, sold, given or aided;
d) The registration is cancelled at the request of the shipowner.
2. Competent authorities shall revoke registration certificates, remove names of the commercial fishing vessels from the national register of commercial fishing vessels and issue the certificates of cancellation of regulation to the shipowners
Article 73. Rights and responsibilities of shipowners
1. Shipowners are entitled to choose eligible inspecting organizations or individual for commercial fishing vessel registration.
2. Shipowners shall comply with regulations on inspecting commercial fishing vessels.
3. Shipowners shall ensure working and living conditions, safety, legal rights and interests of and labor allowances for crewmembers.
4. Shipowners shall assign ship officers according to the minimum safe manning levels in accordance with regulations issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.
5. Shipowners shall buy accident insurance and other compulsory insurance for crewmembers in accordance with regulations of law. And cover necessary travel and subsistence expenses arising from the repatriation of ship owners and crewmembers that are requested to leave their commercial fishing vessels by the masters.
6. Shipowners shall take responsibility for violations of regulations on illegal commercial fishing.
1. Crewmembers shall satisfy the following requirements:
a) They are Vietnamese citizens or foreigners allowed to work on commercial fishing vessels;
b) They have ID cards, passports or other identity documents as prescribed by law;
c) They satisfy health and working age requirements;
d) They have degrees or certificates suitable for their positions.
2. Crewmembers are entitled to:
a) Have their labor allowances and legal rights and benefits ensured when they work on commercial fishing vessels in accordance with regulations of labor law;
b) Refuse to work on commercial fishing vessels which are ineligible for ensuring safety;
c) Hold appropriate positions on commercial fishing vessels.
3. Crewmembers shall:
a) Comply with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
b) Follow the masters’ orders; actively prevent accidents happened to themselves and other crewmembers and incidents happened to commercial fishing vessels;
c) Immediately notice the masters or people on watch of dangers on their commercial fishing vessels;
d) Comply with regulations on labor law.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe positions and duties of each position; manning level of ship officers on commercial fishing vessels; standards of competence and certificates of ship officers’ competency; registration of ship officers and directories of ship officers; standards of foreign ship officers working on Vietnamese commercial fishing vessels.
Article 75. Masters of commercial fishing vessels
1. Master is the person having supreme command of a ship and works under the regime of head ship.
2. A shipowner has the rights prescribed in Clause 2 Article 74 of this Article and is entitled to:
a) Represent the shipowner and people having benefits related to property or aquatic products during the operation of the commercial fishing vessel or commercial fishing;
b) Refuse to operate the commercial fishing vessel if it fails to satisfy conditions for ensuring safety of people and the vessel, food safety, maritime safety and preventing environmental pollution;
c) Refuse to recruit unqualified crewmembers or crewmembers committing violations of law or force them to leave the commercial fishing vessel;
d) Request the rescue if the commercial fishing vessel is in distress;
dd) Decide to use urgent methods for taking the commercial fishing vessel to a safe place in case of emergency.
3. A shipowner has the responsibilities prescribed in Clause 3 Article 74 of this Article and shall:
a) Instruct, assign and urge crewmembers to comply with regulations on maritime safety, occupational safety, food safety and environmental safety;
b) Check crewmembers, equipment and documents of the commercial fishing vessel, crewmembers before the commercial fishing vessel leaves the port;
c) Update information on position of the commercial fishing vessel, quantity of crewmembers in accordance with regulations of law; present documents at the request of competent authorities;
d) In case of natural disasters, accelerate the response to disaster by crewmembers and take the commercial fishing vessel to a safe refuge;
dd) If the commercial fishing vessel meet with accidents, make timely responses and notify it to the nearest coastal radio station or competent authorities;
e) If there are people in danger, take all methods for curing these people. If a person is dead, keep his/her property and will and concurrently notify it to the nearest coastal radio station, the ship owner, the dead person's family or competent authority;
g) If the commercial fishing vessel operates from the inshore route to the outer boundary of Vietnam’s exclusive economic zone seawards; direct it to reach the fishing ports included in the list of appointed fishing ports published by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
h) If the commercial fishing vessel must be left due to force majeure, the master shall be the last person to leave the vessel;
i) If other commercial fishing vessels meet with accidents, take timely rescue methods and notify it to the nearest coastal radio station or competent authority; follow the order to use the commercial fishing vessel for search and rescue issued by the competent authority;
k) Keep and submit fishing logbooks; submits fishing reports; confirm the production of caught aquatic species;
l) Take responsibility for violations of regulations on illegal commercial fishing.
4. If crimes in flagrante or wanted fugitives are found on the commercial fishing vessel when it has left the port, the master will have the following rights and responsibilities:
a) He is entitled to arrest or give an order to arrest criminals in flagrante or wanted fugitives;
b) He shall take necessary methods and make documents in accordance with regulations of law;
c) He shall protect evidence, transfer arrested people and documents to the competent authority when the commercial fishing vessel reaches the first fishing port in Vietnam or Vietnamese ships of fishery authorities which is performing duties at sea or notify the nearest representative authority of Vietnam and follow instructions of this authority if the commercial fishing vessel operates outside the Vietnam’s maritime boundary.
Article 76: Management of watercrafts on duty
1. Ships of fishery authorities shall be registered and inspected in accordance with regulations of law.
2. Organizations assigned to manage ships of fishery authorities may choose suitable inspecting organizations.
3. Crewmembers of ships of fishery authorities shall comply with regulations of law on officials and public employees, maritime and labor codes.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe the registration of watercrafts on duty, positions, tasks of each position, manning levels of ship officers working on watercrafts on duty.
Section 2. FISHING PORTS AND SHELTERING ANCHORAGES FOR COMMERCIAL FISHING VESSELS
Article 77. Planning for and investment in building a system of fishing ports and sheltering anchorages for commercial fishing vessels
1. The planning for building a national system of fishing ports and sheltering anchorages for commercial fishing vessels shall be conformable with strategies for developing aquatic species and other planning and ensure national defense and security.
2. Fishing ports and sheltering anchorages for commercial fishing vessels shall be constructed according to the approved planning for building a national system of fishing ports and sheltering anchorages and in accordance with regulations of law on investment and construction and other relevant regulations of law.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate the planning for building a national system of fishing ports and sheltering anchorages and request the Prime Minister to approve it; publish, provide instructions on and inspect the implementation of the approved planning; manage the national system of fishing ports and sheltering anchorages in accordance with regulations of law.
Article 78. Classification of fishing ports
1. A class 1 fishing port shall satisfy the following criteria:
a) It is a place where commercial fishing vessels of multiple provinces, central-affiliated cities and foreign vessels come into to carry out handling of aquatic products and provide other fishery services and is the main distribution point of aquatic products in the region;
b) At least 90% of main equipment for material handling of the port is mechanized;
c) The minimum area of port waters is 20 ha;
d) Depth of channels to the fishing port and waters in front of the quay complies with the Government’s regulations;
dd) The minimum land area of the port is 4 ha or 1 ha applicable to fishing ports on islands. Offices and technical infrastructure comply with regulation of law on food safety, environmental safety and fire safety;
e) The minimum quantity of aquatic products passing the port is 25,000 metric tons per year or 3,000 metric tons per year, applicable to fishing ports on islands.
2. A class 2 fishing port shall satisfy the following criteria:
a) It is a place where commercial fishing vessels of several provinces and central-affiliated cities come into to carry out handling of aquatic products and provide other fishery services and is the main distribution point of aquatic products in the province;
b) At least 70% of main equipment for material handling of the port is mechanized;
c) The minimum area of port waters is 10 ha;
d) Depth of channels leading to the fishing port and waters in front of the quay complies with the Government’s regulations;
dd) The minimum land area of the port is 2.5 ha or 0.5 ha applicable to fishing ports on islands. Offices and technical infrastructure comply with regulations of law on food safety, environmental safety and fire saty;
e) The minimum quantity of aquatic products passing the port is 15,000 metric tons per year or 1,000 metric tons per year, applicable to fishing ports on islands.
3. A class 3 fishing port shall satisfy the following criteria:
a) It is a place where commercial fishing vessels of a province or central-affiliated city anchor;
b) The minimum land area of the port is 0.5 ha or 0.3 ha applicable to fishing ports on islands. Offices and technical infrastructure comply with regulations of law on food safety, environmental safety and fire saty;
Article 79. Opening and closing of fishing ports
1. A fishing port will be opened if:
a) The conditions prescribed in Article 78 of this Law are satisfied;
b) The organization managing the fishing port (hereinafter referred to as “supervisory organization”) has been established;
c) There is a plan for using the fishing port.
2. A fishing port will be closed if:
a) The supervisory organization is suspended from operation or shut down in accordance with regulations of law;
b) Depth of channels leading to the class 1 or class 2 fishing port and waters in front of the quay fails to comply with the Government’s regulations;
c) The class 1 fishing port no longer satisfies the criteria prescribed in Points b, c and dd Clause 1 Article 78 of this Law without any timely remedy;
d) The class 2 fishing port no longer satisfies the critera prescribed in Points b, c and dd Clause 2 Article 78 of this Law without any timely remedy;
dd) The class 3 fishing port no longer satisfies the critera prescribed in Point b Clause 3 Article 78 of this Law without any timely remedy;
3. Power to open and close fishing ports is specified as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development has power to open and close class 1 commercial fishing vessels;
b) The People’s Committees of provinces have power to open and close class 2 fishing ports;
c) The People’s Committees of districts have power to open and close class 3 fishing ports;
4. The Government shall provide guidelines for contents of and procedures for publishing the opening and closing of fishing ports.
Article 80. Management of fishing ports
1. Supervisory organizations shall be established and operate in accordance with regulations of law.
2. Supervisory organizations shall be assigned to manage and use infrastructure of fishing ports, fishing ports’ land, port waters and manage fishing logistics services in the fishing ports.
3. Leasing or use of partial or entire fishing ports invested by the state budget or public-private partnership shall comply with regulations of law on managing and using public property and other relevant regulations of law.
Article 81. Rights and responsibilities of supervisory organizations
1. A supervisory organization is entitled to:
a) Lease the infrastructure to organizations and individuals for production and business in the fishing port land areas and port waters in accordance with the approved plan for using the fishing port and regulations of law;
b) Refuse or compel people and commercial fishing vessels that fail to comply with internal regulations of the port to leave;
c) Refuse the lease, or compel the producers and traders in the port land areas and port waters that fail to comply with the regulation of the fishing port or the concluded contracts to leave;
d) Charge the services in the port as prescribed by law;
dd) Handle, or request local competent authority to handle the cases in order to ensure the security, food safety, environment safety and fire safety within the fishing port area.
2. A supervisory organization shall:
a) Issue and publish regulations of the fishing port;
b) Instruct and dispose vehicles to come into, leave and anchor in the port waters; ensure safety and convenience for people and vehicles in the fishing port area;
c) Cooperate with competent authority in inspecting and controlling activities of producers and traders in the fishing port, ensure security and order, food safety, environmental safety and fire safety in the fishing port area; actively repair and deal with accident consequences and environmental pollution in the fishing port;
d) Regularly provide information on weather on the information system of the fishing port; assign people to be on watch and hang warning signs in case of natural disasters in accordance with regulations of law; notice the list of commercial fishing vessels anchoring in the port waters and quantity of people thereon to the competent authority;
dd) Comply with the inspection and supervision by competent authorities in term of food safety, environmental safety, security and order, fire prevention and other relevant fields in the fishing port area;
e) Cooperate with and arrange working places for competent authorities inspecting and controlling the compliance with regulations of law on commercial fishing actives, aquatic resource protection, control of illegal commercial fishing, food safety and other relevant fields on commercial fishing vessels and in the fishing port;
g) The head of the supervisory organization shall total up the production of aquatic products passing the fishing port, certify origins of caught aquatic species in accordance with regulations and law, collect fishing logbooks and reports of the commercial fishing vessels coming into the port, consolidate and submit regular or ad hoc reports to competent authorities according to instructions provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
h) Refuse the handling of aquatic products of commercial fishing vessels engaged in illegal commercial fishing and notify the competent authorities for considering and dealing with this problem in accordance with regulations of law;
i) Notify the entering by foreign commercial fishing vessels to the local competent authority for cooperating in management;
k) Cooperate with the nautical safety authority in notifying the status of channels, marking buoys and ensure safety of commercial fishing vessels entering and leaving the fishing port.
l) Formulate plans for and organize the maintenance of infrastructure of the fishing port to ensure safety of people and vehicles operating in the fishing port.
Article 82. Vietnamese commercial fishing vessels entering and leaving fishing ports
1. At least 1 hour before the commercial fishing vessel enters the fishing port, the master shall notify the supervisory organization of registration number, size and type of the commercial fishing vessel, services required and other requirements (if any), except for force majeure.
2. When entering a fishing port, the master shall comply with control by the supervisory organization and regulations of the fishing port.
3. Shipowners and masters shall comply with inspection and control and regulations of law on extracting and protecting aquatic resources, food safety, environmental safety and fire safety; ensure safety of people and commercial fishing vessels.
4. The master shall notify the supervisory organization at least 1 hour before the commercial fishing vessel leaves the fishing port.
5. A commercial fishing vessel is not allowed to leave a fishing port if:
a) The safety of people and the commercial fishing vessel is not ensured;
b) There is a violation of law in which the commercial fishing vessel shall be temporarily seized in accordance with regulations of law;
c) There is an order to capture or temporarily seize the commercial fishing vessel issued by a court or competent authority.
Article 83. Foreign commercial fishing vessels entering and leaving fishing ports
1. A foreign commercial fishing vessel may only enter the fishing port specified in the commercial fishing license or the fishing ports approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. At least 24 hours before entering a fishing port, the master of the commercial fishing vessel must notify the supervisory organization of the name, call sign, registration number, size and type of the vessel, the authority issuing the commercial fishing license, production and aquatic species on the vessel, estimated time of arrival and demand for assistance (if any).
3. When entering a fishing port, the master of the commercial fishing vessel shall comply with regulations of the fishing port and the control of the supervisory organization; declare and present the following information and papers:
a) Directory of ship officers and passports of crewmembers;
b) The commercial fishing license within the Vietnam’s maritime boundary;
c) Purposes of entering the fishing port;
d) Time of the voyage;
dd) Volume and components of aquatic species caught or under transshipment on board, applicable to commercial fishing vessels and vessels used for transporting aquatic species;
e) Position and fishing areas, production of onboard aquatic species applicable to commercial fishing vessels.
4. The master who presents commercial fishing documents confirmed by foreign competent authorities is not required to declare the information mentioned in Points d, dd and e Clause 3 of this Article.
5. The master and crewmembers of a commercial fishing vessel shall go through procedures for exit and entry, customs and quarantine procedures in accordance with regulations of law.
6. The master shall notify the supervisory organization at least 12 hour before the commercial fishing vessel leaves the fishing port.
7. For vessels entering a fishing port in force majeure cases, immediate after docking, the master or helmsman shall:
a) Notify the supervisory organization of the status of the vessel and quantity of people aboard; prove the force majeure and specify the request for help;
d) Comply with regulations prescribed in Clause 5 of this Article.
8. Shipowners and masters shall facilitate and comply with inspection and control and regulations of law on extracting and protecting aquatic resources, food safety, environmental safety and fire safety; ensure safety of people aboard and vessels.
9. Shipowners and master shall pay costs as prescribed by law.
Article 84. Classification of sheltering anchorages for commercial fishing vessels
1. A regional sheltering anchorage for commercial fishing vessel shall satisfy the following criteria:
a) It is near fisheries and gathers commercial fishing vessels of multiple provinces, ensure the shortest time for commercial fishing vessels to anchor and shelter from storms;
b) Natural conditions are convenient and the safety of sheltering commercial fishing vessels is ensured;
c) The minimum capacity is 1,000 commercial fishing vessels.
2. A sheltering anchorage for commercial fishing vessels of a province shall satisfy the following criteria:
a) It is near traditional fisheries of multiple provinces, ensure the shortest time for commercial fishing vessels to anchor and shelter from storms;
b) Natural conditions are convenient and the safety of sheltering commercial fishing vessels is ensured;
c) The minimum capacity is 600 commercial fishing vessels.
Article 85. Classification of sheltering anchorages
1. Sheltering anchorages shall be managed and operated by the local steering committee on natural disaster prevention and rescue (hereinafter referred to as “the steering committee”) during the time of sheltering.
2. During the period in which a sheltering anchorage is not used for sheltering purpose, it shall be managed and used as follows:
a) The anchorage whose waters are adjacent to a fishing port waters shall be managed and used by the supervisory organization of this port in accordance with regulations of law;
b) The anchorage whose waters are not adjacent to a fishing port waters shall be managed and used in accordance with regulations of law by an eligible organization assigned by the People’s Committee of the province.
3. Organizations assigned to manage and use sheltering anchorages shall formulate plans for repairing and maintaining construction works of the anchorages and may use the state budget for implementing these plans.
4. Regarding commercial fishing vessel entering and leaving sheltering anchorages:
a) In case of natural disasters, commercial fishing vessels and other kinds of vessels may take shelter without being charged;
b) When entering the harbor, the master or the helmsman of a commercial fishing vessel shall comply with the control and instructions of the steering committee;
c) When a commercial fishing vessel is safely anchored, its master or helmsman shall notify the steering committee of the name, registration number, status of the ship, quantity of people aboard, and other requirements (if any).
d) Commercial fishing vessels shall only leave the sheltering anchorage in case of notifications or orders issued by the steering committee;
dd) If natural disasters do not occur, the commercial fishing vessels anchored in a sheltering anchorage shall pay fees and other costs as prescribed by law; comply with control and instruction of the organization assigned to manage and use this sheltering anchorage.
Article 86. Publishing the list of sheltering anchorages
1. Before February 01 every year, the People’s Committee of each people shall review and submit the list of eligible sheltering anchorages to the Ministry of Agriculture and Rural Development for publishing nationwide.
2. Published information of a sheltering anchorage includes:
a) Name and type of the sheltering anchorage;
b) Address and coordinates of the sheltering anchorage;
c) Depth of the anchorage waters;
d) Capacity of the sheltering anchorage
dd) Sizes and types of commercial fishing vessels allowed to enter the sheltering anchorage;
e) Starting positions, direction and length of channels leading to the anchorage;
g) Phone number and radio frequency of the local steering committee;
3. Before March 31 every year, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall send the list of eligible sheltering anchorages to the People’s Committees of provinces and nationwide notify it on mass media.
4. The People’s Committee of each province shall be notify the list of sheltering anchorages to commercial fishing vessels in the province.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực