Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 25/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 23/01/2019 | Số công báo: | Từ số 81 đến số 82 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống ngày 15/11/2018, có hiệu lực từ 01/01/2019.
Để được cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro, cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm: Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01; Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02; Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03.
Trình tự cấp phép cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư này, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2018/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ RỦI RO, CẤP PHÉP NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐNG
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
Thông tư này hướng dẫn nội dung quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 98 Luật Thủy sản về trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ, chế biến, sử dụng thủy sản sống nhập khẩu chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam dùng làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủy sản sống là loài động vật thủy sản, rong, tảo có khả năng sinh trưởng, phát triển.
2. Đánh giá rủi ro thủy sản sống là hoạt động xác định những rủi ro và tác động bất lợi có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học, khả năng lây nhiễm bệnh dịch cho thủy sản bản địa và con người.
1. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí.
2. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
a) Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro;
b) Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học;
c) Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự cấp phép:
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có);
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư này, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
đ) Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, nuôi giữ theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao chụp biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để nghiên cứu khoa học bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự cấp phép nhập khẩu:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, b và điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này) hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kết quả đánh giá rủi ro nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.
2. Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm.
1. Đáp ứng quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thủy sản sống làm thực phẩm.
2. Khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường Việt Nam và khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa.
3. Khả năng trở thành loài xâm hại, có nguy cơ xâm hại, khả năng tái tạo quần đàn trong điều kiện môi trường Việt Nam.
4. Khả năng tạp giao giữa loài thủy sản sống nhập khẩu với loài thủy sản bản địa trong điều kiện tự nhiên.
5. Nguy cơ phát sinh, phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.
1. Nhận diện, phân loại mối nguy có khả năng gây ra rủi ro.
2. Xác định mức độ rủi ro, hậu quả có nguy cơ xảy ra trên thực tế khi nhập khẩu thủy sản sống.
3. Đánh giá rủi ro dựa trên: Các quy định pháp lý có liên quan của Việt Nam; các công trình khoa học có liên quan đến thủy sản sống nhập khẩu được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín của Việt Nam, nước ngoài (tài liệu được cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ hoặc mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách, tài liệu công bố chính thức của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc hoặc các tài liệu có giá trị tương đương); hồ sơ do tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá rủi ro cung cấp.
1. Thành lập hội đồng:
a) Hội đồng do Tổng cục Thủy sản thành lập có 07-11 thành viên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, các ủy viên và thư ký. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản mời đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống và một số đại biểu có liên quan tham dự phiên họp để cung cấp thông tin bổ sung.
b) Yêu cầu đối với thành viên hội đồng: thành viên hội đồng là nhà khoa học có uy tín, có chuyên môn phù hợp, cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.
c) Phiên họp đánh giá rủi ro phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên hội đồng tham dự. Trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch hội đồng điều hành phiên họp.
2. Trách nhiệm của hội đồng:
a) Thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này để tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản quyết định cấp phép hoặc không cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;
b) Thành viên hội đồng thực hiện đánh giá rủi ro theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập, bảo mật thông tin theo quy định;
c) Lập Biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kinh phí hoạt động của hội đồng do tổ chức, cá nhân chi trả theo định mức họp hội đồng khoa học và công nghệ cấp Bộ.
1. Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro, cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu.
2. Thông báo công khai trên website của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro bao gồm tên tiếng Việt, tên khoa học và tên tiếng Anh (nếu có).
3. Chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan kịp thời hướng dẫn biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện bằng chứng thủy sản sống nhập khẩu là loài xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại hoặc có dịch bệnh xảy ra tại quốc gia xuất xứ, quốc gia xuất khẩu.
4. Chủ trì xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản sống tại quốc gia xuất khẩu khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường sinh thái của Việt Nam.
5. Chủ trì thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản địa phương; kiểm tra đột xuất nơi nuôi giữ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu khi có dấu hiệu vi phạm.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra thủy sản sống nhập khẩu hằng năm tại địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện;
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ cơ sở nhập khẩu thủy sản sống không quá 01 lần trong thời gian hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu dựa trên Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc kiểm tra đột xuất cơ sở nhập khẩu thủy sản sống khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm; báo cáo Tổng cục Thủy sản kết quả kiểm tra định kỳ hàng quý hoặc ngay khi phát hiện có thủy sản sống xuất hiện ở môi trường tự nhiên, môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Lưu bằng chứng về việc đã xử lý thủy sản sống sau hội chợ, triển lãm; tổ chức chứng kiến việc đã xử lý trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tái xuất.
2. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh ngay sau khi có kết quả kiểm dịch để phối hợp quản lý.
1. Không phát tán, phóng sinh hoặc cho sinh sản hoặc để thủy sản sống nhập khẩu bị thoát ra môi trường tự nhiên. Trường hợp thủy sản sống nhập khẩu bị thoát ra môi trường tự nhiên, phải triển khai ngay các biện pháp xử lý theo quy định; đồng thời chậm nhất trong thời gian 24 giờ kể từ khi phát hiện, phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản gần nhất.
2. Tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát rủi ro tại kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm đã được phê duyệt. Chấp hành yêu cầu của cơ quan thẩm quyền khi phát hiện bằng chứng thủy sản sống là loài xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại hoặc có dịch bệnh xảy ra tại quốc gia xuất xứ, quốc gia xuất khẩu.
3. Sau khi kết thúc trưng bày tại hội chợ, triển lãm, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi diễn ra hội chợ, triển lãm chứng kiến việc thực hiện theo phương án xử lý đã được phê duyệt. Trường hợp tái xuất, tổ chức, cá nhân gửi bản sao giấy tờ chứng minh việc đã tái xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi tái xuất.
4. Trường hợp thủy sản sống nhập khẩu để làm cảnh, giải trí được bán cho bên thứ ba với cùng mục đích, tổ chức cá nhân nhập khẩu thủy sản sống phải hướng dẫn cho bên mua thực hiện phương án kiểm soát thủy sản sống đã được phê duyệt và cùng chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Báo cáo Tổng cục Thủy sản, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh gần nhất ngay khi phát hiện thủy sản sống có khả năng thành thục, sinh sản và thực hiện xử lý theo hướng dẫn.
6. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ, chế biến, sử dụng thủy sản sống.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm đã được tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và Thông tư số 11/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá rủi ro đối với thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm.
2. Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ tiếp tục có hiệu lực đến khi hết hạn.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế, bãi bỏ các quy định, văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Thay thế Thông tư số 11/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đánh giá rủi ro đối với thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm.
b) Bãi bỏ cụm từ “thủy sản sống làm thực phẩm” tại khoản 5 Điều 1, điểm b khoản 6 Điều 3, Điều 33 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Thông tư số 25/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên biểu mẫu |
Ký hiệu |
1 |
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống |
Mẫu số 01 |
2 |
Mẫu Bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu |
Mẫu số 02 |
3 |
Mẫu Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu |
Mẫu số 03 |
4 |
Mẫu Báo cáo kết quả nhập khẩu và nuôi giữ |
Mẫu số 04 |
5 |
Mẫu Phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm |
Mẫu số 05 |
6 |
Mẫu Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống |
Mẫu số 06 |
7 |
Mẫu Biên bản kiểm tra định kỳ/đột xuất nơi nuôi lưu giữ thủy sản sống |
Mẫu số 07 |
8 |
Mẫu Phiếu đánh giá của thành viên hội đồng |
Mẫu số 08 |
9 |
Mẫu Biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro |
Mẫu số 09 |
Mẫu số 01
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐNG
TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
………., ngày … tháng … năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐNG
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản
Tên tổ chức, cá nhân:...........................................................................................................
Địa chỉ: ……………………………….…………….Mã số thuế: ..............................................
Điện thoại: ………………………Số fax: …………………..E.mail: ........................................
Thông tin về thủy sản sống nhập khẩu như sau:
TT |
Tên loài (tên tiếng Việt, tên khoa học, tiếng Anh (nếu có)) |
Quốc gia xuất xứ |
Quốc gia xuất khẩu |
Mục đích nhập khẩu |
Số lượng nhập khẩu (con) |
Kích cỡ (kg/con) |
Cửa khẩu nhập |
|
|
|
|
□ Làm thực phẩm |
|
|
|
□ Làm cảnh |
|||||||
□ Giải trí |
|||||||
□ Hội chợ, triển lãm |
|||||||
□ Nghiên cứu khoa học |
(Bao gồm ảnh chụp in màu thủy sản sống, tên tiếng Việt, tiếng Anh, tên khoa học có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu)
Tên nhà xuất khẩu: ..............................................................................................................
Địa chỉ nhà xuất khẩu: .........................................................................................................
Địa chỉ nơi nuôi lưu giữ lô hàng: ..........................................................................................
Đề xuất thời gian nhập khẩu: từ thời điểm ……………….đến thời điểm .............................
Đề nghị Tổng cục Thủy sản xem xét và giải quyết./.
|
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Mẫu số 02
MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA THỦY SẢN SỐNG NHẬP KHẨU
TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
………., ngày … tháng … năm 20…. |
BẢN THUYẾT MINH ĐẶC TÍNH SINH HỌC THỦY SẢN SỐNG NHẬP KHẨU
1. Tên thủy sản sống nhập khẩu bằng tiếng Việt: ……………..tên khoa học: ………………………….. tên tiếng Anh (nếu có): ...........................................................................
2. Phân bố: .........................................................................................................................
3. Nguồn gốc thủy sản sống: a) Nuôi trồng □ b) Khai thác từ tự nhiên □
Mô tả tình hình khai thác, sản lượng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản sống của quốc gia xuất xứ đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác:
............................................................................................................................................
4. Thủy sản sống nhập khẩu vào Việt Nam có là thủy sản biến đổi gen không?
Có □ Không □
5. Đặc điểm sinh học thủy sản sống
a) Phân loại: .......................................................................................................................
b) Môi trường sống tự nhiên: .............................................................................................
c) Đặc điểm hình thái: ........................................................................................................
d) Đặc điểm dinh dưỡng: ....................................................................................................
đ) Đặc điểm sinh trưởng: ....................................................................................................
e) Đặc điểm sinh sản, đặc biệt là khả năng thành thục, tuổi thành thục, kích cỡ trung bình khi thành thục, khả năng sinh sản, khả năng tự thiết lập quần thể trong tự nhiên: .........................................................................
g) Các bệnh và tác nhân gây bệnh: ....................................................................................
h) Dự báo tác động đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người (nếu có):
.............................................................................................................................................
i) Tài liệu tham khảo: ..........................................................................................................
6. Giá trị dinh dưỡng của thủy sản sống: ...........................................................................
7. Thông tin về những quốc gia đã cho phép nhập khẩu thủy sản sống này: ....................
Chỉ rõ nguồn tài liệu tham khảo như bài báo khoa học, kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học có uy tín của quốc gia, quốc tế.
|
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Mẫu số 03
MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT THỦY SẢN SỐNG NHẬP KHẨU
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày … tháng … năm 20…. |
KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT THỦY SẢN SỐNG NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản
Căn cứ đặc điểm sinh học của ........................................................................................... (1);
Căn cứ điều kiện nuôi lưu giữ thực tế của ………………….(2) tại .............. (địa điểm nuôi lưu giữ),
…………………………(2) đề xuất Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu như sau:
1. Mục đích sử dụng thủy sản sống nhập khẩu:
Làm thực phẩm □ Làm cảnh □ Giải trí □ Nghiên cứu khoa học □
2. Năng lực nuôi lưu giữ của tổ chức, cá nhân:
a) Sơ đồ khu vực nuôi lưu giữ thuộc quyền sở hữu (mô tả chi tiết diện tích/thể tích, cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống xử lý nước thải):
b) Nhân lực tham gia nuôi lưu giữ: .....................................................................................
c) Mô tả chi tiết điều kiện, công nghệ nuôi giữ thủy sản sống và xử lý nước thải: .............
d) Khối lượng/số lượng thủy sản sống tối đa có thể nuôi giữ trong cùng thời điểm ..........
3. Chi tiết phương án kiểm soát rủi ro trong quá trình vận chuyển, nuôi giữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ:
a) Phương án kiểm soát khi vận chuyển: ............................................................................
b) Phương án kiểm soát khi nuôi giữ: .................................................................................
c) Phương án kiểm soát sự thành thục, sinh sản của thủy sản sống (đối với thủy sản sống làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học): .....................................................................................................................................
d) Phương án bảo quản (nếu có): ........................................................................................
đ) Phương án kiểm soát khi chế biến (nếu có): ...................................................................
e) Phương án xử lý trong trường hợp không tiếp tục sử dụng để làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học (nếu có):
g) Phương án hướng dẫn tổ chức, cá nhân khác mua thủy sản sống và sử dụng để làm làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học (nếu có): .........................................................................................................................
4. Quy trình xử lý khi phát hiện thủy sản sống thoát ra môi trường tự nhiên:
.............................................................................................................................................
|
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
_____________________
(1) Tên thủy sản sống
(2): Tên tổ chức, cá nhân
Mẫu số 04
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ NHẬP KHẨU VÀ NUÔI GIỮ
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày tháng năm 20…. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ NHẬP KHẨU VÀ NUÔI GIỮ
Kính gửi: |
- Tổng cục Thủy sản; |
|
- …………. (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh). |
Tên tổ chức, cá nhân: ........................................................................................................
Người đại diện pháp lý: ......................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Số điện thoại: ……………………Số fax: ………………….E.mail : .....................................
Báo cáo Tổng cục Thủy sản và ……………..(tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) thông tin kết quả nhập khẩu và nuôi giữ như sau:
- Tên thủy sản sống: ……………………….(tên tiếng Việt), …………………..(tên khoa học), …………………(tên tiếng Anh, nếu có).
- Quốc gia xuất xứ: .............................................................................................................
- Quốc gia xuất khẩu: .........................................................................................................
- Tên nhà xuất khẩu: ...........................................................................................................
- Địa chỉ nhà xuất khẩu …………………..số điện thoại ………số fax .................................
- Tên/danh sách và địa chỉ cơ sở nuôi/khai thác cung cấp thủy sản sống: ........................
- Cửa khẩu nhập: ................................................................................................................
- Mục đích nhập khẩu: ........................................................................................................
- Tổng số lượng đã nhập (………………….kg hoặc…………… con):
- Số lần nhập: ………………….lần; Thời điểm nhập: ..........................................................
- Kết quả thực hiện Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống: .....................................................
- Số lượng thủy sản sống hiện còn nuôi giữ (trường hợp nuôi làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học):
- Danh sách địa điểm nuôi làm cảnh, giải trí của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân mua thủy sản sống cho cùng mục đích (nếu có)…………………………
- Liệt kê số lượng và số lần thủy sản sống bị thoát ra môi trường (nếu có) .....................
- Liệt kê những phát sinh đã xảy ra ngoài dự kiến (nếu có):………………………; thời điểm xảy ra: ………………………; những biện pháp xử lý đã thực hiện: ................................................................................................
|
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Mẫu số 05
MẪU PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ SAU KHI KẾT THÚC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày … tháng … năm 20…. |
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ SAU KHI KẾT THÚC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM
Kính gửi: |
- Tổng cục Thủy sản; |
|
- ……… (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh). |
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................................................................
Người đại diện pháp lý: ......................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………….Số fax: ……………………E.mail : ...................................
1. Thông tin thủy sản sống:
a) Tên tiếng Việt: ………………… tên khoa học: ……………. tên tiếng Anh (nếu có) .....
b) Quốc gia xuất xứ: ...........................................................................................................
c) Quốc gia xuất khẩu: .......................................................................................................
2. Mục đích: …………………….(ghi rõ hội chợ trưng bày hay hội chợ ẩm thực, triển lãm).
a) Địa điểm trưng bày: ………………..Thời gian trưng bày: ................................................
b) Số lượng thủy sản sống nhập khẩu (con):..., kích cỡ (kg/con hoặc con/kg)...
c) Số lượng thủy sản sống đã sử dụng1 (con): ....................................................................
d) Số lượng thủy sản sống còn lại (con): …………………lý do hao hụt số lượng thủy sản sống
3. Năng lực nuôi lưu giữ của tổ chức, cá nhân:
a) Nhân lực tham gia nuôi giữ: ............................................................................................
c) Mô tả chi tiết điều kiện, công nghệ nuôi giữ: ...................................................................
d) Khối lượng/số lượng thủy sản sống tối đa có thể nuôi giữ trong cùng thời điểm ...........
4. Chi tiết phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm: ...........................................
5. Một số thông tin khác: ......................................................................................................
|
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
____________________
1 Trường hợp tham gia hội chợ ẩm thực
Mẫu số 06
MẪU GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐNG
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/GPNK-TCTS-NTTS |
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…….. |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐNG
Căn cứ Quyết định số 27/2017/QĐ-Ttg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 25/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;
Xét Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống số…….. ngày……..tháng …….năm 20.... của ………………..(1) và hồ sơ kèm theo.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản tại Phiếu thẩm định hồ sơ số .... ngày....tháng....năm 20....;
Tổng cục Thủy sản đồng ý để ……………….(1), mã số thuế: …………….; địa chỉ: ………………được phép nhập khẩu thủy sản sống có tên là ……………... (tên tiếng Việt) ……………….. (tên khoa học) ……………….. (tên tiếng Anh (nếu có)) cho mục đích ..................................................................................................................
1. Tổng số lượng nhập: ………………con hoặc khối lượng nhập............................... kg.
2. Kích cỡ: …………………chiều dài tổng số (cm) hoặc kg/con.
3. Quy cách bao gói: ..........................................................................................................
4. Quốc gia xuất xứ lô hàng: ………………Quốc gia xuất khẩu: .......................................
5. Tên nhà xuất khẩu: ........................................................................................................
6. Địa chỉ nhà xuất khẩu ………….số điện thoại ……….số fax .........................................
7. Cửa khẩu nhập: .............................................................................................................
Giấy phép này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày: ........................................................
Cơ sở phải thực hiện đúng mục đích nhập khẩu và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm do Tổng cục Thủy sản phê duyệt, ban hành kèm theo Giấy phép này.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
____________________
(1): Tên tổ chức, cá nhân
(2): Tên thủy sản sống
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…….. |
KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT THỦY SẢN SỐNG NHẬP KHẨU2
(Ban hành kèm theo Giấy phép số ……./GPNK-TCTS-NTTS ngày ……tháng……. năm 20…của Tổng cục Thủy sản)
Căn cứ thuyết minh đặc tính sinh học của loài thủy sản sống nhập khẩu;
Căn cứ ý kiến kết luận của hội đồng khoa học ngày .../..../20…. về việc đánh giá rủi ro thủy sản sống …………………(tên tiếng Việt), ………………….(tên khoa học), …………………(tiếng Anh (nếu có)) nhập khẩu làm thực phẩm hoặc làm cảnh, giải trí.
Tổng cục Thủy sản phê duyệt Kế hoạch kiểm soát lô hàng thủy sản sống nhập khẩu như sau:
1. Mục đích sử dụng thủy sản sống nhập khẩu:
Làm thực phẩm □ Làm cảnh □ Giải trí □ Nghiên cứu khoa học □
2. Năng lực nuôi lưu giữ của tổ chức, cá nhân:
a) Sơ đồ khu vực nuôi giữ thuộc quyền sở hữu (mô tả chi tiết diện tích/thể tích, cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống xử lý nước thải): ...............................................................
b) Nhân lực tham gia nuôi giữ: ...........................................................................................
c) Mô tả chi tiết điều kiện, công nghệ nuôi giữ thủy sản sống và hệ thống xử lý nước thải: .......
d) Khối lượng/số lượng thủy sản sống tối đa có thể nuôi giữ trong cùng thời điểm: ..........
3. Chi tiết phương án kiểm soát rủi ro trong quá trình vận chuyển, nuôi giữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ:
a) Phương án kiểm soát khi vận chuyển: ..........................................................................
b) Phương án kiểm soát khi nuôi giữ: ...............................................................................
c) Phương án kiểm soát sự thành thục, sinh sản của thủy sản sống (đối với thủy sản sống làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học): ....................................................................
d) Phương án kiểm soát khi chế biến (nếu có): ................................................................
Phương án xử lý trong trường hợp không tiếp tục sử dụng để làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học (nếu có):
đ) Phương án hướng dẫn tổ chức, cá nhân khác mua thủy sản sống và sử dụng để làm làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học (nếu có): ............................................................
4. Quy trình xử lý khi phát hiện thủy sản sống thoát ra môi trường tự nhiên:
.............................................................................................................................................
_________________
2 Áp dụng đối với trường hợp nhập khẩu làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…….. |
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ SAU KHI KẾT THÚC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM3
(Ban hành kèm theo Giấy phép số …………../GPNK-TCTS-NTTS ngày ……tháng……. năm 20…của Tổng cục Thủy sản)
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................................................................
Người đại diện pháp lý: .......................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………….Số fax: ……………………E.mail : ....................................
1. Thông tin thủy sản sống:
a) Tên tiếng Việt: …………..……tên khoa học: ……………….tên tiếng Anh (nếu có) .......
b) Quốc gia xuất xứ: ...........................................................................................................
c) Quốc gia xuất khẩu: .......................................................................................................
2. Mục đích: ………………………….(ghi rõ triển lãm hoặc hội chợ trưng bày hoặc hội chợ ẩm thực).
a) Địa điểm trưng bày: ………………..Thời gian trưng bày: ...............................................
b) Số lượng thủy sản sống nhập khẩu (con):..., kích cỡ (con/kg hoặc kg/con) ..................
c) Số lượng thủy sản sống đã sử dụng (con): ....................................................................
d) Số lượng thủy sản sống còn lại (con): ………………………..lý do hao hụt số lượng thủy sản sống
3. Năng lực nuôi lưu giữ của tổ chức, cá nhân:
a) Nhân lực tham gia nuôi giữ: .............................................................................................
c) Mô tả chi tiết điều kiện, công nghệ nuôi giữ: ....................................................................
d) Khối lượng/số lượng thủy sản sống tối đa có thể nuôi giữ trong cùng thời điểm ............
4. Chi tiết phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm: ...........................................
5. Một số thông tin khác: ......................................................................................................
____________________
3 Áp dụng đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm
Mẫu số 07
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ, ĐỘT XUẤT NƠI NUÔI GIỮ THỦY SẢN SỐNG
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……….. |
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…….. |
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ, ĐỘT XUẤT NƠI NUÔI GIỮ THỦY SẢN SỐNG
Hôm nay ngày………. tháng ……năm ……, tại …………….
1. Thành phần đoàn kiểm tra:
a) Ông/bà ……………………………………….., chức vụ: ...................................................
b) Ông/bà ……………………………………….., chức vụ: ...................................................
2. Đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống: ....................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Số điện thoại: ……………………..Số fax: ………………..E.mail: ........................................
Địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...................................................................................
3. Tên thủy sản sống nhập khẩu: ........................................................................................
4. Địa điểm kiểm tra: (Địa chỉ nơi nuôi giữ lô hàng): ............................................................
5. Số lượng đã nhập khẩu (tính từ thời điểm………… đến thời điểm ………): ...................
6. Hiện trạng về thủy sản sống đang nuôi lưu giữ tại thời điểm kiểm tra: ...........................
7. Điều kiện thực tế nơi nuôi giữ thủy sản sống nhập khẩu như sau:
- Sơ đồ khu vực nuôi giữ thuộc quyền sở hữu: ...................................................................
- Mô tả chi tiết điều kiện nuôi giữ thủy sản sống và hệ thống xử lý nước thải:....
- Số lượng/khối lượng thủy sản sống tối đa có thể nuôi giữ trong cùng thời điểm: ……….
(kèm theo ảnh chụp khu vực nuôi thực tế có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu).
8. Kết quả thực hiện theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống đã được phê duyệt: ...........
9. Kết luận:
10. Kiến nghị, đề xuất:
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CÁ NHÂN |
……………, ngày…….. tháng ....năm 20... |
Mẫu số 08
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
TỔNG CỤC THỦY SẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày … tháng … năm 20…. |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Thông tin về thành viên hội đồng
- Họ và tên: …………………..Học hàm, học vị/chức vụ: .....................................................
Chuyên ngành: ....................................................................................................................
- Đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu) ...........................................................
Thông tin chung về loài thủy sản sống nhập khẩu
- Tên loài thủy sản sống nhập khẩu: tên tiếng Việt: ……………….., tên khoa học: ………………, tiếng Anh (nếu có): ………………
- Kích cỡ dự kiến khi nhập khẩu: ……………………kg/con;
- Vùng phân bố tự nhiên: ....................................................................................................
- Quốc gia xuất khẩu: ..........................................................................................................
- Quốc gia xuất xứ: .............................................................................................................
- Thủy sản sống có nguồn gốc từ: Nuôi trồng □ Khai thác từ tự nhiên □
Trường hợp là thủy sản có nguồn gốc từ khai thác, mô tả tình hình khai thác, sản lượng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản sống tại quốc gia xuất khẩu: ............................................................................................
1. Nội dung 1: Đáp ứng quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thủy sản sống làm thực phẩm
TT |
Tiêu chí đánh giá |
Ý kiến của thành viên hội đồng |
Lý do, căn cứ |
||
1 |
Thủy sản sống nhập khẩu với mục đích làm thực phẩm có đáp ứng quy định tại Điều 14, Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm 2010 không? |
Có □ |
Không □ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét: ..............................................................................................................................
2. Nội dung 2: Khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển trong môi trường, vùng sinh thái Việt Nam và khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa
TT |
Thông số liên quan đến sinh trưởng, phát triển của loài thủy sản sống |
Cao nhất |
Khoảng thích hợp |
Thấp nhất |
1 |
Nhiệt độ |
|
|
|
2 |
Độ mặn |
|
|
|
3 |
pH |
|
|
|
4 |
Ôxy hòa tan |
|
|
|
5 |
Độ kiềm |
|
|
|
6 |
Độ sâu (m) |
|
|
|
7 |
Phổ thức ăn/tính ăn (chỉ áp dụng đối với động vật thủy sản) |
|
|
|
8 |
Tương đồng về tính ăn với loài thủy sản nào ở Việt Nam. |
|
|
|
9 |
Khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài thủy sản bản địa. |
|
|
|
Nhận xét: ...........................................................................................................................
3. Nội dung 3: Khả năng trở thành loài xâm hại, có nguy cơ xâm hại, khả năng tái tạo quần đàn trong môi trường, vùng sinh thái tại Việt Nam
TT |
Các yếu tố đánh giá |
Ý kiến của thành viên hội đồng |
1 |
Khả năng săn bắt hoặc sử dụng các loài thủy sinh bản địa làm thức ăn. |
|
2 |
Đặc điểm sinh sản. |
|
3 |
Khả năng tự thiết lập quần thể trong tự nhiên. |
|
4 |
Khả năng phát tán, xâm chiếm nơi sinh sống của các loài bản địa. |
|
5 |
Khả năng gây mất cân bằng sinh thái nơi xuất hiện. |
|
6 |
Thủy sản sống đã được ghi nhận là xâm hại hoặc nguy cơ xâm hại ở quốc gia khác |
|
7 |
Thủy sản sống nhập khẩu có trong Danh mục loài ngoại lai xâm hại của Việt Nam |
|
Nhận xét: ............................................................................................................................
4. Nội dung 4: Khả năng tạp giao giữa thủy sản nhập khẩu với thủy sản bản địa trong điều kiện tự nhiên
TT |
Các yếu tố đánh giá |
Ý kiến của thành viên hội đồng |
1 |
Khả năng bắt cặp sinh sản (cùng loài) ngoài tự nhiên và nhân tạo. |
|
2 |
Khả năng bắt cặp sinh sản (khác loài) ngoài tự nhiên và nhân tạo. |
|
3 |
Khả năng bắt cặp sinh sản của con lai F1 (giữa loài nhập khẩu và loài bản địa) ngoài tự nhiên và nhân tạo. |
|
Nhận xét: ............................................................................................................................
5. Nội dung 5: Nguy cơ phát sinh, phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người
TT |
Các yếu tố đánh giá |
Ý kiến của thành viên hội đồng |
1 |
Các bệnh thường gặp và tác nhân gây bệnh ở loài thủy sản nhập khẩu. |
|
2 |
Các tác nhân gây bệnh này đã xuất hiện ở VN. |
|
3 |
Điều kiện phát triển của các tác nhân gây bệnh này. |
|
4 |
Khả năng truyền nhiễm và gây bệnh cho các loài thủy sản bản địa của các tác nhân gây bệnh này. |
|
5 |
Khả năng truyền nhiễm và gây bệnh cho người của các tác nhân gây bệnh này. |
|
Nhận xét: ............................................................................................................................
Ý kiến của thành viên hội đồng
Kiến nghị: Không cho phép nhập khẩu: □
Cho phép nhập khẩu: □
a) Trường hợp kiến nghị không cho phép nhập khẩu, nêu rõ lý do: .................................
...........................................................................................................................................
b) Trường hợp kiến nghị cho phép nhập khẩu, biện pháp kiểm soát rủi ro là: .................
...........................................................................................................................................
c) Ý kiến khác: ..................................................................................................................
|
…….., ngày …….tháng …….năm 20.... |
Mẫu số 09
MẪU BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TỔNG CỤC THỦY SẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ……. |
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Căn cứ Thông tư số 25 ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;
Căn cứ Quyết định thành lập hội đồng đánh giá rủi ro loài thủy sản sống nhập khẩu số ……..ngày ……tháng …..năm 20... của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Hôm nay, ngày ….tháng …..năm 20…… tại Tổng cục Thủy sản, hội đồng thực hiện việc đánh giá rủi ro thủy sản sống lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam, kết quả cụ thể như sau:
I. Thông tin chung
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu:
- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: .......................................................................................
- Địa chỉ: ...........................................................................................................................
- Người đại diện: ...............................................................................................................
- Đầu mối liên lạc của tổ chức, cá nhân: (nếu có): ...........................................................
- Điện thoại: ……………………………Fax: ………………Email: ......................................
2. Loài thủy sản được đánh giá rủi ro
- Tên tiếng Việt (nếu có): ………………………tên khoa học: ……………….tên tiếng Anh (nếu có):
- Vị trí phân loại: ..................................................................................................................
- Kích cỡ dự kiến khi nhập khẩu (kg/con; cm/con): ............................................................
- Vùng phân bố tự nhiên:;
- Quốc gia xuất khẩu:
- Quốc gia xuất xứ:……………………………………. ;
3. Hội đồng đánh giá rủi ro
Hội đồng đánh giá rủi ro gồm …………………thành viên, trong đó vắng mặt .... người, cụ thể là:
1) Ông/bà: ..........................................................................................................................
2) Ông/bà: ..........................................................................................................................
Khách mời: ........................................................................................... (ghi rõ tên, địa chỉ)
Chủ trì họp hội đồng: ..........................................................................................................
Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký đánh giá rủi ro (ghi rõ tên, chức vụ): ...........................
II. Thông tin về loài thủy sản đánh giá rủi ro
(Tóm tắt các ý kiến phát biểu, trả lời về loài thủy sản đánh giá rủi ro)
III. Đánh giá những tác động bất lợi có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học, môi trường và con người của loài thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro
.............................................................................................................................................
IV. Kiến nghị của hội đồng đánh giá rủi ro
Tổng số phiếu đánh giá rủi ro phát ra: ………………….
Tổng số phiếu đánh giá rủi ro thu về: …………………..
Kiến nghị: Không cho phép nhập khẩu: □
Cho phép nhập khẩu: □
a) Trường hợp kiến nghị không cho phép nhập khẩu, nêu rõ lý do: ..................................
b) Trường hợp kiến nghị cho phép nhập khẩu, biện pháp kiểm soát rủi ro là: ..................
c) Ý kiến khác: ...................................................................................................................
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.25/2018/TT-BNNPTNT |
Hanoi, November 15, 2018 |
CIRCULAR
ON PROCEDURES FOR RISK ASSESSMENT OF AND LICENSE FOR IMPORT OF LIVE AQUATIC ANIMALS AND PLANTS
Pursuant to Decree No.15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, duties, rights and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Law on Fisheries 2017;
At the request of the Director General of the Directorate of Fisheries;
The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates a Circular on procedures for risk assessment of and license for import of live aquatic animals and plants.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides guidelines for regulations in Clause 4 and 6 Article 98 of the Law on Fisheries regarding procedures for risk assessment of and license for import of live aquatic animals and plants not on the list of aquatic species permitted to be traded in Vietnam for food, decoration, entertainment and display in fairs, exhibitions and scientific research.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to organizations and individuals related to management, import, transport, nurture, processing and use of imported live aquatic animals and plants not on the list of aquatic species permitted to be traded in Vietnam for food, decoration, entertainment and display in fairs, exhibitions and scientific research.
Article 3. Definitions
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “live aquatic animals and plants” mean aquatic animals and seaweeds that have ability to grow and develop.
2. “risk assessment of live aquatic animals and plants" (hereinafter referred to as “risk assessment”) means defining risks and adverse effects on biodiversity and possibility of disease spread to native aquatic animals and plants and human.
Article 4. Cases of license for import of live aquatic animals and plants not on the list of aquatic species permitted to be traded in Vietnam
1. A license for import of live aquatic animals and plants in case of risk assessment shall be granted if such live aquatic animals and plants are imported for food, decoration and entertainment purpose for the first time.
2. A license for import of live aquatic animals and plants without risk assessment shall be granted in case:
a) live animals and plants are imported for food, decoration and entertainment that have undergone risk assessment;
b) live aquatic animals and plants are imported for scientific research;
c) live aquatic animals and plants are imported for display in fairs and exhibitions.
Chapter II
PROCESURES FOR LICENSING IMPORT OF LIVE AQUATIC ANIMALS AND PLANTS
Article 5. Procedures for licensing import of live aquatic animals and plants in case of risk assessment
1. The application for license shall include:
a) An application for license according to Form No.1 provided in the Appendix issued thereto;
b) The original copy of explanation of biological characteristics of live aquatic animals and plants to be imported according to Form No.2 provided in the Appendix issued thereto;
c) The original copy of the plan for control of live aquatic animals and plants imported according to Form No.3 provided in the Appendix issued thereto.
2. Licensing procedure:
a) The organization or individual shall send an application to the Directorate of Fisheries directly or by post or via the national single-window system or public online service (if any);
b) The Directorate of Fisheries shall verify the satisfaction of such application and notify the applicant in writing if the application is found unsatisfactory within 2 working days;
c) The Directorate of Fisheries shall appraise the application and notify the applicant in writing as well as provide explanation if such application is found invalid within 3 working days from the day on which the satisfactory application is received;
d) The Directorate of Fisheries shall carry out risk assessment as regulated in Chapter III hereof and grant a license for import of live aquatic animals and plants with the approved plan for control of live aquatic animals and plants imported according to Form No.6 provided in Appendix issued thereto within 30 days from the day on which the valid application is received. A written explanation is required in case the application is rejected.
dd) The Directorate of Fisheries shall send the license for import of live aquatic animals and plants to the applicant directly or by post or via the national single-window system or public online service.
Article 6. Procedures for licensing import of live aquatic animals and plants without risk assessment
1. The application for license for import of live aquatic animals and plants for food, decoration and entertainment purpose shall include:
a) An application for license according to Form No.1 provided in the Appendix issued thereto;
b) The original copy of the plan for control of live aquatic animals and plants imported according to Form No.3 provided in the Appendix issued thereto.
c) The original copy of the result of import and nurture according to Form No.4 provided in the Appendix issued thereto, a copy of inspection record provided by the state management agency in live aquatic animals and plants according to Form No.7 provided in the Appendix issued thereto (for cases in which live aquatic animals and plants are imported from the second time onwards).
2. The application for license for import of live aquatic animals and plants for scientific research shall include:
a) Components specified in Point a and b Clause 1 this Article;
b) The original copy of scientific research protocol approved by the scientific research agency or state management agency.
3. The application for license for import of live aquatic animals and plants for display in fairs and exhibitions shall include:
a) Components specified in Point a and b Clause 1 this Article;
b) The original or true certified copy of documents proving the participation in fairs and exhibitions and handling methods after the end of such fairs and exhibitions according to Form No.5 provided in the Appendix issued thereto.
4. Licensing procedure:
a) Components specified in Point a, b and dd Clause 2 Article 5 hereof;
b) The Directorate of Fisheries shall grant a license for import of live aquatic animals and plants together with the approved plan for control of live aquatic animals and plants (for cases specified in Point a and b Clause 2 Article 4 hereof) or the approved method for handling of live animals and plants after fairs and exhibitions (for cases specified in Point c Clause 2 Article 4 hereof) according to Form No.6 provided in the Appendix issued thereto within 7 working days from the day the satisfactory application is received.
Article 7. Effective period of license for import of live aquatic animals and plants
1. The effective period of a license for import of live aquatic animals and plants for use in food, decoration, entertainment and scientific research shall be determined at the request of the importer or according to the result of risk assessment but shall not exceed 12 months from the issuance date.
2. The effective period of a license for import of live aquatic animals and plants for display in fairs and exhibitions shall be determined at the request of the importer and based upon the plan for organizing fairs and exhibitions but shall not exceed the end date of the fair or exhibition.
Chapter III
CONTENTS AND METHODS FOR RISK ASSESSMENT OF IMPORTED LIVE AQUATIC ANIMALS AND PLANTS
Article 8. Contents of risk assessment of imported live aquatic animals and plants
1. Conformity with regulations concerning product safety applied to import of live aquatic animals and plants for food.
2. Ability to survive, grow and develop in the Vietnamese environment and ability to compete against native aquatic species for food.
3. Ability to become harmful species or potentially harmful species and reproduction ability in the Vietnamese environment.
4. Ability to hybridize between the imported aquatic species and native aquatic species under natural conditions.
5. Risk of spreading pathogens to native aquatic species and human.
Article 9. Risk assessment methods
1. Identification and classification of the species that is likely to pose risks.
2. Determination of risk level and potential effects in reality when importing live aquatic animals and plants
3. Risk assessment shall be carried out in conformity with relevant Vietnamese law provisions; upon consideration of scientific works related to imported live aquatic animals and plants posted in national and overseas trusted scientific journals (documents granted an International Standard Serial Number or international standard number for publications of the Food and Agriculture Organization of the United Nations or equivalent documents) and documents provided by the entity requesting risk assessment.
Article 10. Establishment of risk assessment council
1. Council establishment:
a) The council shall be established by the Directorate of Fisheries consisting of from 7 to 11 members that are Chairperson, Vice Chairperson, 2 reviewers, commissioners and secretary. Where necessary, the Directorate of Fisheries may invite the representative of the importer and relevant representatives to attend the meeting for the purpose of providing additional information.
b) Requirements applied to the council’s members: Members of the council shall be prestigious scientists with appropriate professional knowledge and skills or managers having practical experience in relevant fields.
c) The risk assessment meeting shall be held in the presence of two thirds of the council's members. The Vice Chairperson shall lead the meeting in the absence of the Chairperson.
2. Council’s responsibilities:
a) Carry out risk assessment as prescribed in Article 8 and 9 hereof to offer advice for the Director General of Directorate of Fisheries about issuance of licenses for import of live aquatic animals and plants;
b) The council’s members shall carry out risk assessment according to Form No.8 provided in the Appendix issued thereto and take legal responsibility for science and accuracy of independent opinions and assessment and keep information as confidential as regulated;
c) Record the council’s risk assessment according to Form No.9 provided in the Appendix issued thereto.
3. Funding for operation of the council shall be provided by organizations and individuals according to the norm for meeting of ministerial technological and scientific council.
Chapter IV
IMPLEMENTATION
Article 11. Responsibilities of the Directorate of Fisheries
1. Take charge of conducting risk assessment and granting licenses for import of live aquatic animals and plants and send reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development if required.
2. Post the list of live aquatic animals and plants that have undergone risk assessment including Vietnamese names, scientific names and English names (if any) on the website of the Directorate of Fisheries and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Take charge and cooperate with relevant parties in providing guidelines for handling methods in case there are proofs that live aquatic species imported are harmful species or potentially harmful species or an epidemic breaks out in the origin or exporting country.
4. Take charge of making and sending a plan for inspection of the system for management, production and trade of live aquatic animals and plants in the exporting country if founding any potential effects on product safety, bio-security and ecological environment in Vietnam.
5. Take charge of checking responsibility for native aquatic species of state management agencies; irregularly check the storage place of importers if any sign of violations is found.
Article 12. Responsibilities of provincial state management agencies for aquatic species and quarantine agencies for imported live aquatic animals and plants
1. Provincial state management agencies for aquatic species shall:
a) prepare plans for annual inspection of live aquatic animals and plants imported in local authorities and send them to the competent authorities for approval;
b) carry out periodic inspection and supervision of facilities importing live aquatic animals and plants once within the effective period of the import license according the plan for control of live aquatic animals and plants or irregular inspection of such facilities if any sign of violations is found; send results of periodic inspection or inspection carried out if any live aquatic animal or plant is found in the natural environment or aquaculture environment;
c) Keep proofs for handling of live aquatic animals and plants after fairs and exhibitions; witness the handling process in case such live aquatic animals and plants are not re-exported.
2. The quarantine agency of live aquatic animals and plants imported shall notify the provincial state management agency in writing of the quarantine result for cooperation in management.
Article 13. Responsibilities of organizations and individuals importing, nurturing, processing and using imported live aquatic animals and plants
1. Do not spread, release or reproduce imported live aquatic animals and plants or let them out of the natural environment. In case the imported live aquatic animal or plan gets out of the natural environment, immediately employ handling methods as regulated and notify the situation to the nearest state management agency for aquatic species within 24 hours from the time discovering such escape.
2. Strictly comply with risk control methods included in the plan for control of live aquatic animals and plans for handling of live aquatic animals and plants after fairs and exhibitions which have been approved. Abide by requests of the competent authority if there are proofs that live aquatic species are harmful or potentially potential harmful species or an epidemic breaks out in the origin or exporting country.
3. Notify the provincial state management for aquatic species in the place where the fair or exhibition is held of implementation of approved handling methods after displaying aquatic species in such fair or exhibition. In case of re-export, the organization or individual shall send the copy of document proving re-export of live aquatic animals and plants to the provincial state management agency for aquatic species within 5 working days from the re-export.
4. In case live aquatic animals and plants imported for decoration and entertainment purpose are sold to the third party for the same purpose, the importer shall instruct the buyer to implement the plan for control of live aquatic animals and plants which has been approved and both parties shall mutually take responsibility for violations (if any) under regulations in Clause 1 this Article.
5. Notify the Directorate of Fisheries and the nearest provincial state management agency for aquatic species right after finding that live aquatic animals and plants are able to reproduce and take actions under the guidance.
6. Record and store documents concerning import, transport, nurture, processing and use of live aquatic animals and plants.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 14. Transfer provisions
1. Applications for license for import of live aquatic animals and plants for food that are received before the effective date of this Circular shall comply with regulations in Circular No.04/2015/TT-BNNPTNT and Circular No.11/2015/TT-BNNPTNT.
2. Licenses for import of live aquatic animals and plants granted under regulations in Circular No.04/2015/TT-BNNPTNT shall takes effect until their expiry date.
Article 15. Effect
1. This Circular comes into force from January 01, 2019.
2. This Circular will replace and annul the following regulations and legislative documents:
a) Replacing Circular No.11/2015/TT-BNNPTNT dated March 10, 2015 of the Minister of Agriculture and Rural Development on risk assessment of live aquatic animals and plants used for food.
b) Annulling the phrase “thủy sản sống làm thực phẩm” (“live aquatic animals and plants used for food") in Clause 5 Article 1, Point b Clause 6 Article 3 and Article 33 of Circular No.04/2015/TT-BNNPTNT.
Article 16. Implementation responsibilities
Should any difficulty or question or problem arise during implementation, entities concerned shall promptly inform the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and amendment./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực