Chương IV: Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 25/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 23/01/2019 | Số công báo: | Từ số 81 đến số 82 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống ngày 15/11/2018, có hiệu lực từ 01/01/2019.
Để được cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro, cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm: Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01; Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02; Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03.
Trình tự cấp phép cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư này, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro, cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu.
2. Thông báo công khai trên website của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro bao gồm tên tiếng Việt, tên khoa học và tên tiếng Anh (nếu có).
3. Chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan kịp thời hướng dẫn biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện bằng chứng thủy sản sống nhập khẩu là loài xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại hoặc có dịch bệnh xảy ra tại quốc gia xuất xứ, quốc gia xuất khẩu.
4. Chủ trì xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản sống tại quốc gia xuất khẩu khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường sinh thái của Việt Nam.
5. Chủ trì thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản địa phương; kiểm tra đột xuất nơi nuôi giữ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu khi có dấu hiệu vi phạm.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra thủy sản sống nhập khẩu hằng năm tại địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện;
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ cơ sở nhập khẩu thủy sản sống không quá 01 lần trong thời gian hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu dựa trên Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc kiểm tra đột xuất cơ sở nhập khẩu thủy sản sống khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm; báo cáo Tổng cục Thủy sản kết quả kiểm tra định kỳ hàng quý hoặc ngay khi phát hiện có thủy sản sống xuất hiện ở môi trường tự nhiên, môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Lưu bằng chứng về việc đã xử lý thủy sản sống sau hội chợ, triển lãm; tổ chức chứng kiến việc đã xử lý trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tái xuất.
2. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh ngay sau khi có kết quả kiểm dịch để phối hợp quản lý.
1. Không phát tán, phóng sinh hoặc cho sinh sản hoặc để thủy sản sống nhập khẩu bị thoát ra môi trường tự nhiên. Trường hợp thủy sản sống nhập khẩu bị thoát ra môi trường tự nhiên, phải triển khai ngay các biện pháp xử lý theo quy định; đồng thời chậm nhất trong thời gian 24 giờ kể từ khi phát hiện, phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản gần nhất.
2. Tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát rủi ro tại kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm đã được phê duyệt. Chấp hành yêu cầu của cơ quan thẩm quyền khi phát hiện bằng chứng thủy sản sống là loài xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại hoặc có dịch bệnh xảy ra tại quốc gia xuất xứ, quốc gia xuất khẩu.
3. Sau khi kết thúc trưng bày tại hội chợ, triển lãm, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi diễn ra hội chợ, triển lãm chứng kiến việc thực hiện theo phương án xử lý đã được phê duyệt. Trường hợp tái xuất, tổ chức, cá nhân gửi bản sao giấy tờ chứng minh việc đã tái xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi tái xuất.
4. Trường hợp thủy sản sống nhập khẩu để làm cảnh, giải trí được bán cho bên thứ ba với cùng mục đích, tổ chức cá nhân nhập khẩu thủy sản sống phải hướng dẫn cho bên mua thực hiện phương án kiểm soát thủy sản sống đã được phê duyệt và cùng chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Báo cáo Tổng cục Thủy sản, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh gần nhất ngay khi phát hiện thủy sản sống có khả năng thành thục, sinh sản và thực hiện xử lý theo hướng dẫn.
6. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ, chế biến, sử dụng thủy sản sống.
Chapter IV
IMPLEMENTATION
Article 11. Responsibilities of the Directorate of Fisheries
1. Take charge of conducting risk assessment and granting licenses for import of live aquatic animals and plants and send reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development if required.
2. Post the list of live aquatic animals and plants that have undergone risk assessment including Vietnamese names, scientific names and English names (if any) on the website of the Directorate of Fisheries and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Take charge and cooperate with relevant parties in providing guidelines for handling methods in case there are proofs that live aquatic species imported are harmful species or potentially harmful species or an epidemic breaks out in the origin or exporting country.
4. Take charge of making and sending a plan for inspection of the system for management, production and trade of live aquatic animals and plants in the exporting country if founding any potential effects on product safety, bio-security and ecological environment in Vietnam.
5. Take charge of checking responsibility for native aquatic species of state management agencies; irregularly check the storage place of importers if any sign of violations is found.
Article 12. Responsibilities of provincial state management agencies for aquatic species and quarantine agencies for imported live aquatic animals and plants
1. Provincial state management agencies for aquatic species shall:
a) prepare plans for annual inspection of live aquatic animals and plants imported in local authorities and send them to the competent authorities for approval;
b) carry out periodic inspection and supervision of facilities importing live aquatic animals and plants once within the effective period of the import license according the plan for control of live aquatic animals and plants or irregular inspection of such facilities if any sign of violations is found; send results of periodic inspection or inspection carried out if any live aquatic animal or plant is found in the natural environment or aquaculture environment;
c) Keep proofs for handling of live aquatic animals and plants after fairs and exhibitions; witness the handling process in case such live aquatic animals and plants are not re-exported.
2. The quarantine agency of live aquatic animals and plants imported shall notify the provincial state management agency in writing of the quarantine result for cooperation in management.
Article 13. Responsibilities of organizations and individuals importing, nurturing, processing and using imported live aquatic animals and plants
1. Do not spread, release or reproduce imported live aquatic animals and plants or let them out of the natural environment. In case the imported live aquatic animal or plan gets out of the natural environment, immediately employ handling methods as regulated and notify the situation to the nearest state management agency for aquatic species within 24 hours from the time discovering such escape.
2. Strictly comply with risk control methods included in the plan for control of live aquatic animals and plans for handling of live aquatic animals and plants after fairs and exhibitions which have been approved. Abide by requests of the competent authority if there are proofs that live aquatic species are harmful or potentially potential harmful species or an epidemic breaks out in the origin or exporting country.
3. Notify the provincial state management for aquatic species in the place where the fair or exhibition is held of implementation of approved handling methods after displaying aquatic species in such fair or exhibition. In case of re-export, the organization or individual shall send the copy of document proving re-export of live aquatic animals and plants to the provincial state management agency for aquatic species within 5 working days from the re-export.
4. In case live aquatic animals and plants imported for decoration and entertainment purpose are sold to the third party for the same purpose, the importer shall instruct the buyer to implement the plan for control of live aquatic animals and plants which has been approved and both parties shall mutually take responsibility for violations (if any) under regulations in Clause 1 this Article.
5. Notify the Directorate of Fisheries and the nearest provincial state management agency for aquatic species right after finding that live aquatic animals and plants are able to reproduce and take actions under the guidance.
6. Record and store documents concerning import, transport, nurture, processing and use of live aquatic animals and plants.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực