Chương VI Luật thủy sản 2017: Kiểm ngư
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1. Kiểm ngư có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản;
c) Điều động lực lượng phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật; tham gia công tác phòng, chống thiên tai;
d) Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển theo quy định của pháp luật;
đ) Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm ngư;
e) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức, kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư;
g) Phối hợp với cơ quan khác có liên quan trong hoạt động kiểm ngư.
2. Kiểm ngư có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
b) Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Truy đuổi, bắt, giữ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc cố tình bỏ chạy.
1. Tổ chức Kiểm ngư bao gồm:
a) Kiểm ngư trung ương;
b) Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển được tổ chức trên cơ sở yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nguồn lực của địa phương.
2. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức Kiểm ngư, quản lý nhà nước, chế độ, chính sách đối với Kiểm ngư.
1. Kiểm ngư viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm ngư viên.
2. Kiểm ngư viên được cấp thẻ kiểm ngư, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư và trang thiết bị chuyên dụng.
3. Kiểm ngư viên có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật;
d) Khi thi hành công vụ phải mặc trang phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư theo quy định;
đ) Phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1. Thuyền viên tàu kiểm ngư bao gồm:
a) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thuyền viên tàu kiểm ngư;
b) Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm trên tàu kiểm ngư;
c) Người làm việc theo hợp đồng lao động trên tàu kiểm ngư.
2. Thuyền viên tàu kiểm ngư khi thi hành công vụ phải mặc trang phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thuyền viên tàu kiểm ngư và định biên thuyền viên tàu kiểm ngư.
1. Cộng tác viên kiểm ngư là công dân Việt Nam cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động của kiểm ngư.
2. Cộng tác viên kiểm ngư được cơ quan Kiểm ngư thanh toán chi phí hoạt động và hưởng chế độ về cung cấp tin báo theo quy định của pháp luật; được bảo đảm bí mật về nguồn tin cung cấp; được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm ngư được trang bị tàu kiểm ngư, phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng, thiết bị đặc thù, vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư theo quy định của pháp luật.
2. Công chức, viên chức và người lao động theo hợp đồng làm việc trong cơ quan Kiểm ngư có trang phục thống nhất.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trang phục của Kiểm ngư; màu sơn, số hiệu, định mức hoạt động của tàu kiểm ngư; đăng ký, đăng kiểm tàu kiểm ngư.
1. Kinh phí đầu tư và kinh phí hoạt động của Kiểm ngư được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư được nộp vào ngân sách nhà nước. Cơ quan Kiểm ngư được cấp lại một phần kinh phí thu được từ xử phạt vi phạm hành chính để phục vụ cho hoạt động kiểm ngư.
1. Trong trường hợp khẩn cấp, việc điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lệnh điều động lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý; đề nghị Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan huy động lực lượng, phương tiện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân được huy động lực lượng, phương tiện phải chấp hành lệnh điều động của người có thẩm quyền.
3. Cơ quan điều động, huy động phải thanh toán chi phí cho tổ chức, cá nhân được điều động, huy động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức, cá nhân khi thực hiện lệnh điều động, huy động mà bị thiệt hại thì được đền bù; cá nhân hy sinh, bị thương thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
FISHERIES RESOURCES SURVEILLANCE
Article 87. Functions of the fisheries resources surveillance force
Fisheries resources surveillance force is a state force which exercises Vietnam law and relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is signatory related to extraction and protection of aquatic resources.
Article 88. Duties and power of the Fisheries Resources Surveillance force
1. The fisheries resources surveillance force shall:
a) Patrol, inspect, control, investigate and take action against violations of laws, apply measures for preventing violations in accordance with regulations of law;
b) Propagandize, popularize and provide education about Vietnam laws, international laws and laws of relevant countries on fisheries; instruct fishers and relevant organizations and individuals to implement regulations of law on fisheries;
c) Appoint force to cooperate in rescue in accordance with regulations of laws; be engaged in natural disaster prevention and control;
d) Protect Vietnamese sovereignty, sovereign rights and jurisdiction over the waters in accordance with regulations of law;
dd) Promote international cooperation in fisheries resources surveillance;
e) Take charge and cooperate with relevant organizations in providing training for officials, public employees, members of the fisheries resources surveillance (hereinafter referred to as “surveillance members”), ship officers on fishery surveillance ships;
g) Cooperate with other relevant authorities in fisheries resources surveillance.
2. The fisheries resources surveillance has power to:
a) Request relevant organizations and individuals to provide necessary information and documents for inspecting, patrolling, controlling, investigating, detecting and taking actions against violations of law on extracting and protecting aquatic resources;
b) Manage and use weapons, combat gears, technical equipment and professional methods for carry out fisheries resources surveillance in accordance with regulations of law on management and use of weapons, explosives and combat gears and other relevant regulations of law;
c) Chase, arrest and apply prevention methods for people and vehicles failing to comply with orders, resisting or deliberately running away in accordance with regulations of law.
Article 89. Organization of the fisheries resources surveillance force
1. The fisheries resource surveillance force includes:
a) Central fisheries surveillance force;
b) Fisheries surveillance force of coastal provinces that shall be organized to ensure the protection of aquatic resources and local resources.
2. The Government shall provide detailed guidelines for organization of the fisheries resources surveillance force, state administration, allowances and policies applicable to the fisheries resources surveillance.
Article 90. Surveillance members
1. Surveillance members are officials that are appointed to payroll of the fisheries resources surveillance.
2. Surveillance members shall be issued with fisheries surveillance cards, uniforms, insignias, fisheries surveillance signage and specialized equipment.
3. A surveillance member has the following powers and responsibilities:
a) He/she has power to request relevant organizations and individuals to provide necessary information and documents for inspecting, patrolling, controling, invetisgating, detecting and taking actions against violations of law on extracting and protecting aquatic resources;
b) He/she has power to impose penalties for administrative violations and apply methods for preventing administrative violations in accordance with regulations of law;
c) He/she may use weapons, combat gears, specialized vehicles and equipment in accordance with regulations of law;
d) He/she shall wear uniform, insignia and fisheries surveillance signage in accordance with regulations of law;
dd) He/she shall comply with regulations of law, be accountable to the head of the supervisory authority and take legal responsibilities for assigned duties and powers.
Article 91. Fisheries surveillance ship officers
1. Fisheries surveillance ship officers include:
a) Officials appointed to the payroll of fisheries surveillance ship officers;
b) Public employees who are employed to work on the fisheries surveillance ship;
c) Employees who work under labor contracts on the fisheries surveillance ship.
2. Fisheries surveillance ship officers shall wear uniforms, insignias and fisheries surveillance signages when performing their duties in accordance with regulations issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe functions, duties and powers of fisheries surveillance ship officers and manning levels thereof.
Article 92. Fisheries surveillance collaborators
1. Fisheries surveillance collaborators are Vietnamese citizens who provide information for and assistance in the fisheries resources surveillance activities.
2. Fisheries surveillance collaborators may be paid for their activities and receive allowances for providing information in accordance with regulations of law; have their security of information sources ensured and have their legal rights and interests protected in accordance with regulations of law.
Article 93. Vehicles, equipment and uniforms of the fisheries resources surveillance
1. The fisheries resources surveillance shall be equipped with fisheries surveillance ships, specialized communication media, specialized equipment, weapons and combat gears to perform their functions and duties and exercise their powers in accordance with regulations of law.
2. Officials, public employees and employees under labor contracts working in a fishery surveillance authority shall wear consistent uniforms.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe uniforms of the fisheries resources surveillance; paint color, code and operation limit of fishery surveillance ships; registration of fishery surveillance ships.
Article 94. Sources of funding for fisheries resources surveillance activities
1. Investment in and operation of the fisheries resources surveillance shall be funded by the state budget according to applicable distribution thereof and other sources of funding in accordance with regulations of law.
2. Amounts of money collected from people under penalties for administrative violations by the fisheries resources surveillance shall be paid to the state budget. Fishery surveillance authorities shall be provided with a part of the abovementioned amounts to serve its operation.
3. The Government shall provide detailed guidelines for Clause 2 of this Article.
Article 95. Appointment and mobilization of people and vehicles in fisheries resources surveillance activities
1. In case of emergency, the appointment and mobilization of people and vehicles in fisheries resources surveillance activities shall be specified as follows:
a) The Minister of Agriculture and Rural Development has power to issue orders to appoint people and vehicles under their management and request the relevant Ministers and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees of provinces to mobilize people and vehicles;
b) Chairmen/Chairwomen of shall issue orders to appoint people and vehicles under their management and request relevant Ministers and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees of provinces to mobilize people and vehicles;
2. Organizations and individuals that are mobilized or have their vehicles mobilized shall comply with appointment orders issued by competent persons.
3. Authorities in charge of appointment and mobilization shall pay mobilized organizations and individuals in accordance with regulations issued by the Ministry of Finance. Damage arising during the appointment and mobilization shall be compensated. Died or injured individuals are considered to receive allowances or policies in accordance with regulations of law on preferential treatment of people with meritorious services to the revolution.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều 23. Quản lý giống thủy sản
Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư