Chương XIX Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm
Số hiệu: | 92/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1251 đến số 1252 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết.
2. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định.
1. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 290 của Bộ luật này. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi ngay cho những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án để nghiên cứu.
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
3. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn.
4. Trường hợp xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ luật này thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm.
2. Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Trường hợp đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
3. Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án.
5. Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
6. Khi xem xét bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán có quyền sau đây:
a) Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
b) Sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
c) Hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
đ) Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
7. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định.
RESOLUTION OF CIVIL LAWSUITS ACCORDING TO SIMPLIFIED PROCEDURE AT APPELLATE TRIALS
Article 322. Time limit for appeal against judgments/decisions made according to simplified procedures
1. Time limit for filing appeal against a judgment/decision of first-instance Court issued according to simplified procedures shall be 07 days from the day on which the judgment is pronounced. Regarding involved parties who were absent from the Court sessions, time limit for them to appeal against judgments/decisions shall be counted from the day on which such judgments/decisions are received or the day on which such judgments/decisions are posted.
2. Time limit for filing appeal against a judgment/decision of the first-instance Court issued according to simplified procedure shall be 07 days (applicable to appeals made by procuracies of the same levels) or 10 days (applicable to appeals made by the immediately superior procuracies) from the day on which such judgment/decision is received.
Article 323. Time limit for preparation for appellate trials conducted according to simplified procedures
1. Within 01 month from the day on which the cases are accepted, for specific cases, the Judge assigned to resolve the cases according to appellate procedures shall issue one of the following decisions:
a) To suspend the appellate process of the case;
b) To terminate the appellate process of the case;
c) To bring the case to appellate trial.
2. The decisions to bring cases to trial shall contain the information specified in clause 1 Article 290 of this Code. The decisions to bring cases to trial must be immediately sent to persons related to the appeal process and the procuracies of the same level, enclosed with the file cases for study.
Time limit for the procuracies to study the case files shall be 05 working days counting from the day on which the case files are received; when such time limit expires, the procuracies must return them to the Courts.
3. If a decision to terminate the appellate process for the case is issued, time limit for preparation for the appellate trial shall be re-counted from the day on which the Court resume the appellate trial process when the reasons for suspension are resolved.
4. If new details are found out as prescribed in clause 3 Article 317 of this Code, the Courts shall issue decisions to transfer the cases for resolution according to common procedures. In these cases, time limit for preparation for the resolution of the cases shall be counted according to regulations in clause 4 Article 317 of this Code.
Article 324. Appellate simplified procedures for judgments/decisions of first-instance Courts that are appealed against
1. Within 15 days from the day on which decisions to bring cases to appellate trial are issued, the Judges shall hold the appellate Court sessions.
2. Involved parties, procurators of procuracies of the same levels must attend the appellate Court sessions. If the procurators are absent, the trial panels shall still carry out the trials, unless the procuracies file appeals. Involved parties may apply for trial in their absence.
If the involved parties who do not file appeals are absent without good and sufficient reasons though have been duly summoned, the Judges shall still carry out the trials.
3. The Judge shall present briefly the contents of the first-instance judgments/decisions that are appealed against, contents of the appeals and the enclosed materials/evidences (if any).
4. Defense counsels of legitimate rights and interests of the involved parties shall make presentation and the involved parties shall supplement opinions about the contents of the appeals, present arguments, questions, answers and opinions about the resolution of the cases.
5. When the argument, questioning and answering finish, the procurators shall express the procuracies’ opinions about the compliance with law during the resolution of the civil lawsuits in the appellate stage.
Immediately when the Court sessions finish, procurators must send the writings containing procuracies’ opinions to the Courts to be kept in the case files.
6. When reviewing judgments/decisions of first-instance Courts that are appealed against, the Judges shall be entitled to:
a) Uphold the judgments/decisions of first-instance Courts;
b) Modify judgments/decisions of first-instance Courts;
c) Repeal the judgments/decisions of first-instance Courts and transfer the case files to first-instance Courts so that the cases could be resolve again according to simplified procedure, or according to common procedures in cases conditions for resolution according to simplified procedures are not fully satisfied;
d) Repeal the first-instance judgments and terminate the resolution of the cases;
dd) Terminate the appellate trials and uphold the first-instance judgments.
7. Appellate judgments/decisions shall be legally effective from the day on which the judgments/decisions are issued.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 113. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh chấp
Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Điều 128. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Điều 133. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Điều 137. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 291. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời