Chương XVII Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nhiều quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và việc sử dụng tàu biển;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 gồm 20 Chương, 341 Điều (thay vì Bộ luật Hàng hải 2005 chỉ có 18 Chương, 261 Điều), theo đó, có thể kể đến các Chương:
- Tàu biển
- Thuyền bộ và thuyền viên
- Cảng biển
- An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
- Bắt giữ tàu biển
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
- Hợp đồng thuê tàu
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Hoa tiêu hàng hải
- Lai dắt tàu biển
- Cứu hộ hàng hải
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Bộ luật 95/2015/QH13 có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy định việc đặt tên tàu biển Việt Nam tại Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
+ Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên theo Điều 63 Bộ luật hàng hải năm 2015
+ Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
+ Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
- Điều 96 Bộ luật số 95/2015/QH13 quy định thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
+ Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
+ Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
+ Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh.
- Miễn trách nhiệm của người vận chuyển được Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015 quy định như sau:
+ Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 BLHH 2015. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
+ Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tàu được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
2. Quyền được giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu cũng áp dụng theo nguyên tắc tương tự đối với người cứu hộ, người khai thác tàu, người thuê tàu và người quản lý tàu mà chủ tàu hoặc những người đó phải chịu trách nhiệm về hành động, sự sơ suất hoặc sai lầm của mình.
3. Trong trường hợp người được bảo hiểm có quyền giới hạn trách nhiệm của mình đối với các khiếu nại hàng hải thì người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải đó cũng có quyền được giới hạn trách nhiệm của mình tương tự như người được bảo hiểm.
4. Việc sử dụng quyền giới hạn trách nhiệm không có nghĩa là người được quyền giới hạn trách nhiệm đã thừa nhận mọi trách nhiệm về mình.
5. Người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự theo quy định của Chương này mất quyền giới hạn trách nhiệm dân sự của mình, nếu tổn thất được chứng minh là hậu quả của việc người đó đã có lỗi trong việc gây ra tổn thất đó.
1. Khiếu nại về chết, bị thương hoặc các tổn hại khác về sức khỏe con người; mất mát, hư hỏng đối với tài sản, kể cả hư hỏng công trình cảng, vùng neo đậu, luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải, đã xảy ra trên tàu biển hoặc có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển hoặc hoạt động cứu hộ và những tổn thất là hậu quả phát sinh từ các hoạt động đó.
2. Khiếu nại về tổn thất là hậu quả từ việc chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý bằng đường biển.
3. Khiếu nại về những tổn thất khác là hậu quả từ vi phạm quyền lợi ngoài hợp đồng đã xảy ra có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển hoặc hoạt động cứu hộ.
4. Khiếu nại về việc trục vớt, di chuyển, phá bỏ hoặc làm vô hại tàu biển bị chìm đắm, phá hủy hoặc bị bỏ lại, kể cả các tài sản hiện còn hoặc đã từng ở trên tàu.
5. Khiếu nại về việc di chuyển, tiêu hủy hoặc làm cho vô hại hàng hóa vận chuyển trên tàu biển.
6. Khiếu nại của người không phải là người chịu trách nhiệm dân sự về những biện pháp mà người này đã thực hiện để ngăn ngừa hoặc hạn chế các tổn thất mà người chịu trách nhiệm dân sự có quyền giới hạn trách nhiệm của mình và những tổn thất phát sinh thêm từ việc thực hiện các biện pháp đó.
1. Khiếu nại về tiền công cứu hộ hoặc chi phí đóng góp tổn thất chung.
2. Khiếu nại về thiệt hại do ô nhiễm dầu.
3. Khiếu nại về thiệt hại do ô nhiễm phóng xạ hạt nhân.
4. Khiếu nại của những người làm công cho chủ tàu, cho người cứu hộ mà nhiệm vụ của họ có liên quan đến hoạt động của tàu biển hoặc đến hoạt động cứu hộ; khiếu nại của những người thừa kế của họ, những người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc của người khác được quyền khiếu nại tương tự, nếu theo luật điều chỉnh hợp đồng lao động giữa chủ tàu hoặc người cứu hộ với những người này, chủ tàu hoặc người cứu hộ không được phép giới hạn trách nhiệm dân sự đối với những khiếu nại đó hay chỉ được giới hạn trách nhiệm dân sự ở mức cao hơn so với mức giới hạn quy định tại Điều 301 của Bộ luật này.
1. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải trong trường hợp chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe xảy ra cho hành khách và mất mát, hư hỏng hành lý được vận chuyển bằng đường biển áp dụng theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
2. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải khác trong trường hợp chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe xảy ra cho những người không phải là hành khách được quy định như sau:
a) 167.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển đến 300 GT;
b) 333.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT;
c) Đối với tàu biển từ trên 500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp dụng cho 500 GT đầu tiên, giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau: 500 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 3.000; 333 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 3.001 đến GT thứ 30.000; 250 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 30.001 đến GT thứ 70.000; 167 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 70.001 trở lên.
3. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải khác được quy định như sau:
a) 83.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển không quá 300 GT;
b) 167.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT;
c) Đối với tàu biển từ trên 500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp dụng cho 500 GT đầu tiên, giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau: 167 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 30.000; 125 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 30.001 đến GT thứ 70.000; 83 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 70.001 trở lên.
4. Trường hợp tổng số tiền được tính theo khoản 2 Điều này không đủ để trả cho các khiếu nại hàng hải đó thì tổng số tiền được tính theo khoản 3 Điều này sẽ được sử dụng để trả cho những khoản tiền thiếu đối với khiếu nại hàng hải theo khoản 2 Điều này và khoản tiền thiếu này được tính theo tỷ lệ tương ứng với các khiếu nại hàng hải khác tại khoản 2 Điều này.
5. Khiếu nại hàng hải quy định tại khoản 3 Điều này liên quan đến thiệt hại xảy ra đối với các công trình cảng, vùng neo đậu, luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải được ưu tiên giải quyết trước.
6. Giới hạn trách nhiệm đối với người cứu hộ không hoạt động trên một tàu biển nào hoặc chỉ hoạt động trên chính tàu biển mà người đó đang cung cấp các dịch vụ cứu hộ hoặc liên quan đến nó được tính tương đương với một tàu 1.500 GT.
7. Các giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều này được áp dụng cho tổng giá trị các khiếu nại phát sinh trong cùng một vụ việc riêng biệt.
8. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự quy định tại Điều này được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.
1. Người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này có thể lập Quỹ bảo đảm bồi thường để giải quyết các khiếu nại hàng hải mà mình được quyền giới hạn trách nhiệm. Quỹ bảo đảm bồi thường được lập với giá trị bằng tổng các khoản quy định tại Điều 301 của Bộ luật này cộng với lãi suất kể từ ngày xảy ra vụ việc dẫn đến khiếu nại hàng hải cho tới ngày lập Quỹ bảo đảm bồi thường.
2. Quỹ bảo đảm bồi thường chỉ để giải quyết cho những người khiếu nại hàng hải theo tỷ lệ tương ứng giữa các khiếu nại hàng hải đã xác lập so với tổng giá trị Quỹ bảo đảm bồi thường.
3. Quỹ bảo đảm bồi thường được lập bằng cách chủ tàu ký quỹ hoặc bằng hình thức bảo đảm tài chính khác được Tòa án đã thụ lý vụ việc chấp thuận.
4. Sau khi Quỹ bảo đảm bồi thường được lập, không ai có quyền xâm phạm quyền lợi hoặc tài sản của người có trách nhiệm bồi thường. Tòa án có quyền ra lệnh giải phóng tài sản đã bị giữ của người có trách nhiệm bồi thường hoặc chấm dứt các bảo đảm tương tự mà người có trách nhiệm bồi thường đã cung cấp.
5. Trường hợp trước khi Quỹ bảo đảm bồi thường được phân bổ và người có trách nhiệm bồi thường hoặc những người khác được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này đã thực hiện giải quyết khiếu nại hàng hải thuộc phạm vi Quỹ bảo đảm bồi thường phải chi trả thì những người này được hưởng mọi quyền lợi từ Quỹ bảo đảm bồi thường đối với khiếu nại hàng hải đã giải quyết, trong phạm vi tổng số tiền đã trả theo nguyên tắc thế quyền.
6. Việc lập Quỹ bảo đảm bồi thường không có nghĩa là chủ tàu đã thừa nhận mọi trách nhiệm về mình.
LIMITATION OF LIABILITY FOR MARITIME CLAIMS
Article 298. Person accorded the benefit of limitation of civil liability
1. Ship owners shall be entitled to limit their civil liability for maritime claims set out in Article 299 hereof.
2. Rules applied to the benefit of limitation of civil liability accorded salvors, ship operators, charterers or managers shall so apply to ship owners to the extent that these ship owners or persons assume responsibility for their acts, neglect or defaults.
3. Where the assured is accorded the benefit of limitation of liability for maritime claims, the insurer charged with liability for these maritime claims shall also be entitled to the benefit to the same extent as the assured himself.
4. The act of invoking limitation of liability performed by the person entitled to limit liability shall not constitute his admission of liability.
5. The person entitled to limit liability in accordance with this Chapter shall lose the benefit of limitation of liability to the extent that it is proved that a loss is sequential on that person's fault resulting in such loss.
Article 299. Claims subject to limitation of liability
1. Claims in respect of loss of life or personal injury or other health-related damage; loss of or damage to property, including damage to harbour works, basins and waterways and aids to navigation, occurring on board or in direct connexion with the operation of the ship or with salvage operations, and consequential loss resulting therefrom.
2. Claims in respect of loss resulting from delay in the carriage by sea of cargo, passengers or their luggage.
3. Claims in respect of other loss resulting from infringement of rights other than contractual rights, occurring in direct connexion with the operation of the ship or salvage operations;
4. Claims in respect of the raising, removal, destruction or the rendering harmless of a ship which is sunk, wrecked or abandoned, including anything that is or has been on board such ship.
5. Claims in respect of the removal, destruction or the rendering harmless of the cargo carried by the ship.
6. Claims of a person other than the person liable in respect of measures taken in order to avert or minimize loss for which the person liable may limit his liability, and further loss caused by such measures.
Article 300. Claims excepted from limitation of liability
1. Claims for salvage or contribution in general average.
2. Claims for oil pollution damage.
3. Claims for nuclear and radiation pollution damage.
4. Claims by servants of the shipowner or salvor whose duties are connected with the ship or the salvage operations; claims of their heirs, dependants or other persons entitled to make such claims, if under the law governing the contract of service between the shipowner or salvor and such servants the shipowner or salvor is not entitled to limit his liability in respect of such claims, or if he is by such law only permitted to limit his liability to an amount greater than that provided for in Article 301 hereof.
Article 301. Limits of liability
1. Limits of liability for claims in respect of loss of life or personal injury or other health-related damage to passengers on board the ship; loss of or damage to property carried by sea shall be consistent with provisions of Article 209 hereof.
2. Limits of liability for other claims in respect of loss of life or personal injury or other health-related damage to persons other than passengers shall be provided for as follows:
a) 167,000 units of account for a ship with a tonnage of 300 tons;
b) 333,000 units of account for a ship with a tonnage ranging from 300 tons to 500 tons;
c) In respect of a ship with a tonnage in excess thereof, the following amount in addition to that mentioned in subparagraph b of this paragraph: for each ton from 501 to 3,000 tons, 500 Units of Account; for each ton from 3,001 to 30,000 tons, 333 Units of Account; for each ton from 30,001 to 70,000 tons, 250 Units of Account; for each ton in excess of 70,000 tons, 167 Units of Account.
3. Limits of liability for other claims in respect of other claims shall be provided for as follows:
a) 83,000 units of account for a ship with a maximum tonnage of 300 tons;
b) 167,000 units of account for a ship with a tonnage ranging from 300 GT to 500 GT;
c) In respect of a ship with a tonnage in excess thereof, the following amount in addition to that mentioned in subparagraph b of this paragraph: for each ton from 501 to 30,000 tons, 167 Units of Account; for each ton from 30,001 to 70,000 tons, 125 Units of Account; for each ton in excess of 70,001 tons, 83 Units of Account.
4. Where the amount calculated in accordance with paragraph 2 is insufficient to pay the claims mentioned therein in full, the amount calculated in accordance with paragraph 3 of this Article shall be available for payment of the unpaid balance of claims under paragraph 2 of this Article and such unpaid balance shall rank ratably with claims mentioned under paragraph 2 of this Article.
5. Claims referred to in paragraph 3 of this Article in respect of damage to harbour works, basins and navigational channels and aids to navigation shall have such priority over other claims.
6. The limits of liability for any salvor not operating from any ship or for any salvor operating solely on the ship to, or in respect of which he is rendering salvage services, shall be calculated according to a tonnage of 1,500 GT.
7. Limits of liability defined in this Article shall be applied to total value of claims arising on a distinct occasion.
8. Limits of liability referred to in this Article shall be converted into Vietnamese dong according to the exchange rate announced by the State Bank on the payment date.
1. Any person entitled to limit liability in accordance with this Code may constitute a limitation fund to claims subject to limitation. The fund shall be constituted in the sum of such of the amounts set out in Article 301 hereof together with interest thereon from the date of the occurrence giving rise to the liability until the date of the constitution of the fund.
2. Any fund thus constituted shall be shall be distributed among the claimants in proportion to their established claims against the fund’s total value.
3. A fund may be constituted, either by depositing the sum or by providing other forms of security by the ship owner acceptable by the Court.
4. After a limitation fund has been constituted, any person shall be barred from infringement of any other rights and assets of a person liable. Any property of a person liable which has been arrested or any security given by such person may be released by order of the Court.
5. If, before the fund is distributed, the person liable, or any person entitled to limitation of liability, has settled a claim against the fund such person shall, up to the amount he has paid, acquire the rights by subrogation which the person so compensated would have enjoyed under this Code.
6. The shipowner’s act of establishing a limitation fund shall not constitute his admission of liability.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực