Chương XI Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Hoa tiêu hàng hải
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nhiều quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và việc sử dụng tàu biển;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 gồm 20 Chương, 341 Điều (thay vì Bộ luật Hàng hải 2005 chỉ có 18 Chương, 261 Điều), theo đó, có thể kể đến các Chương:
- Tàu biển
- Thuyền bộ và thuyền viên
- Cảng biển
- An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
- Bắt giữ tàu biển
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
- Hợp đồng thuê tàu
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Hoa tiêu hàng hải
- Lai dắt tàu biển
- Cứu hộ hàng hải
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Bộ luật 95/2015/QH13 có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy định việc đặt tên tàu biển Việt Nam tại Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
+ Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên theo Điều 63 Bộ luật hàng hải năm 2015
+ Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
+ Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
- Điều 96 Bộ luật số 95/2015/QH13 quy định thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
+ Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
+ Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
+ Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh.
- Miễn trách nhiệm của người vận chuyển được Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015 quy định như sau:
+ Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 BLHH 2015. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
+ Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.
3. Các trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
a) Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;
b) Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;
c) Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;
d) Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.
4. Thuyền trưởng của tàu thuyền quy định tại khoản 3 Điều này có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu nếu thấy cần thiết.
Tổ chức hoa tiêu hàng hải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dẫn tàu thuyền đến, rời cảng biển, hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.
2. Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn.
3. Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.
1. Là công dân Việt Nam.
2. Đủ tiêu chuẩn sức khỏe.
3. Có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
4. Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.
5. Chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.
1. Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.
2. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.
4. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.
1. Thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo chính xác cho hoa tiêu hàng hải tính năng và đặc điểm riêng của tàu; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu hàng hải khi lên và rời tàu; cung cấp cho hoa tiêu hàng hải các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu hàng hải ở trên tàu.
2. Trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đó như đối với tổn thất xảy ra do lỗi của thuyền viên.
3. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn, hoa tiêu hàng hải không thể rời tàu sau khi kết thúc nhiệm vụ thì thuyền trưởng phải ghé vào cảng gần nhất để hoa tiêu hàng hải rời tàu. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu có trách nhiệm thu xếp đưa hoa tiêu hàng hải trở về nơi đã tiếp nhận và thanh toán chi phí liên quan.
Hoa tiêu hàng hải chỉ chịu trách nhiệm hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu.
Các quy định của Chương này được áp dụng đối với tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
Article 247. Provisions on use of marine pilotage in Vietnam
1. Use of marine pilotage in Vietnam is aimed at ensuring the maritime safety and security and environmental pollution prevention; playing a significant role in protecting sovereignty and exercising sovereignty right and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Vietnamese and overseas ships must use Vietnamese maritime pilots for maneuvering these ships and pay charges for pilotage services when operating within a Vietnamese region where marine pilotage is required.
3. Cases in which use of marine pilotage is not required include:
a) The region where marine pilotage is optional;
b) Vietnamese ships carrying below 1,000 GT of passengers, oil, liquefied gas, chemicals in bulk; other kinds of Vietnamese ship that has less than 2,000 GT in weight;
c) Overseas ship that has less than 10 GT in weight;
d) Any ship of which the master is a Vietnamese national who has achieved the certificate in pilotage service, certificate of marine pilotage operating zone conformable to specific types of ships and regulatory pilotage operating zone in which active ships are permitted to be navigated by itself.
4. The master of any ship referred to in paragraph 3 of this Article may require pilots to navigate such ship whenever necessary.
Article 248. Marine pilotage organization
A marine pilotage organization refers to an enterprise that provides the service of navigating ships to enter or leave ports and operates within the regulatory marine pilotage zone of Vietnam.
Article 249. Legal status of marine pilot
1. Marine pilot is a consultant to the master in navigation of a ship to meet marine conditions that exist at the ship piloting zone where a marine pilot is operating. Use of marine pilotage shall not discharge the master’s liability to command the ship.
2. During the duration of navigation of a ship, a marine pilot shall be put under the command of the master of the piloted ship.
3. The master shall be accorded the right to choose any marine pilot or decide to cease operations of any marine pilot and request a replacement pilot.
Article 250. Eligibility requirements for Practising of marine pilotage
1. Be a Vietnamese citizen.
2. Meet required health standards.
3. Hold the certificate in marine pilotage profession.
4. Only allow navigation of a ship within the marine pilotage operating zone which is conformable to the issued certificate of marine pilotage zone.
5. Be put under the management of a marine pilotage organization.
Article 251. Rights and obligations of a marine pilot during the process of ship navigation
1. A marine pilot shall be vested with the right to refuse to navigate any ship, and simultaneously notify the port authority and marine pilotage organization in a timely manner to the extent that the master intentionally fails to follow his proper instructions or warnings.
2. A marine pilot shall be obliged to regularly provide instructions on marine conditions that exist at the ship navigation zone for the master; warn the master of any act inconsistent with regulations on assurance of maritime safety, other relevant laws and regulations.
3. A marine pilot shall be obliged to notify the port authority of ship navigation performance and any dangerous change to marine operations that he has discovered during the ship navigation process.
4. A marine pilot must exercise due diligence in fulfilling his obligations. A marine pilot’s ship navigation shall be terminated after the ship anchors, arrives at the wharf and enters the agreed safe place or in the presence of a replacement pilot. A marine pilot shall not be permitted to leave a ship without the ship master’s consent.
Article 252. Obligations of the ship master and owner during use of marine pilotage
1. The ship master shall be obliged to accurately inform a marine pilot of particular functions and characteristics of the ship; ensure safety for a marine pilot when he getting onto and off the ship; provide a marine pilot with equipment used for work and human daily activities during the time when that marine pilot stays on board the ship.
2. In the case of any loss resulted from a marine pilot's fault for navigating a ship, the ship owner shall be held liable for compensation for such loss in the same manner as any loss resulted from a seafarer's fault.
3. Where a marine pilot is prevented from leaving the ship upon completion of his duties for reasons of safety assurance, the ship master must enter into the nearest port for the purpose of marine pilot disembarkation. The ship owner or operator shall be charged with liability to return a marine pilot to the place of pilot embarkation and pay any relevant cost.
Article 253. Liabilities of a marine pilot for any loss resulted from the ship navigation fault
A marine pilot shall be charged with administrative and criminal liabilities in accordance with laws and relieved of civil liabilities only if any loss is resulted from this marine pilot's fault in ship navigation.
Article 254. Detailed provisions on marine pilotage
The Minister of Transport shall adopt regulations on the regulatory marine pilotage zone; training standards for marine pilots; issue and revocation of the certificate in marine pilotage profession and the certificate of marine pilotage operating zone.
Article 255. Pilotage for public duty ship, fishing ship, inland watercraft, submarine, submersible, floating warehouse, movable platform and hydroplane and foreign military vessel
Provisions of this Chapter shall be applied to public duty ship, fishing ship, submarine, submersible, floating warehouse, movable platform and hydroplane and foreign military vessel entering into the territory of Vietnam.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực