Chương XIII Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Cứu hộ hàng hải
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nhiều quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và việc sử dụng tàu biển;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 gồm 20 Chương, 341 Điều (thay vì Bộ luật Hàng hải 2005 chỉ có 18 Chương, 261 Điều), theo đó, có thể kể đến các Chương:
- Tàu biển
- Thuyền bộ và thuyền viên
- Cảng biển
- An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
- Bắt giữ tàu biển
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
- Hợp đồng thuê tàu
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Hoa tiêu hàng hải
- Lai dắt tàu biển
- Cứu hộ hàng hải
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Bộ luật 95/2015/QH13 có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy định việc đặt tên tàu biển Việt Nam tại Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
+ Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên theo Điều 63 Bộ luật hàng hải năm 2015
+ Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
+ Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
- Điều 96 Bộ luật số 95/2015/QH13 quy định thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
+ Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
+ Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
+ Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh.
- Miễn trách nhiệm của người vận chuyển được Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015 quy định như sau:
+ Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 BLHH 2015. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
+ Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cứu hộ hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải.
2. Hợp đồng cứu hộ hàng hải là hợp đồng được giao kết giữa người cứu hộ và người được cứu hộ về việc thực hiện cứu hộ. Thuyền trưởng của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tàu giao kết hợp đồng cứu hộ. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tài sản chở trên tàu giao kết hợp đồng cứu hộ tài sản đó.
3. Hợp đồng cứu hộ hàng hải được giao kết bằng hình thức do các bên thỏa thuận.
4. Các bên tham gia hợp đồng cứu hộ hàng hải có quyền yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi những thỏa thuận không hợp lý trong hợp đồng, nếu các thỏa thuận này được giao kết trong tình trạng nguy cấp và bị tác động bởi tình trạng đó hoặc chứng minh được là bị lừa dối, lợi dụng khi giao kết hoặc khi tiền công cứu hộ quá thấp hoặc quá cao so với thực tế được cung cấp.
1. Trong quá trình cứu hộ, người cứu hộ có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành việc cứu hộ một cách mẫn cán;
b) Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường;
c) Phải yêu cầu sự hỗ trợ của những người cứu hộ khác trong trường hợp cần thiết;
d) Chấp nhận hành động cứu hộ của những người cứu hộ khác khi có yêu cầu hợp lý của chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm. Trong trường hợp này, số tiền công của người cứu hộ đó không bị ảnh hưởng, nếu việc cứu hộ của những người cứu hộ khác là bất hợp lý.
2. Chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm có nghĩa vụ sau đây:
a) Hợp tác với người cứu hộ trong suốt quá trình thực hiện cứu hộ;
b) Phải hành động mẫn cán để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường khi đang được cứu hộ;
c) Khi tàu biển hoặc các tài sản khác được cứu hộ được đưa đến địa điểm an toàn, phải giao lại tàu biển hoặc tài sản đó cho người cứu hộ, nếu người cứu hộ yêu cầu hợp lý.
1. Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.
2. Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.
3. Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.
4. Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.
1. Tiền công cứu hộ được thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ.
2. Trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở sau đây:
a) Giá trị của tàu biển và tài sản cứu được;
b) Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường;
c) Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ;
d) Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn;
đ) Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển;
e) Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ;
g) Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ;
h) Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện;
i) Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ;
k) Tính sẵn sàng, hiệu quả và giá trị của các thiết bị cứu hộ.
3. Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ.
1. Trường hợp người cứu hộ đã thực hiện hoạt động cứu hộ liên quan đến tàu biển hoặc hàng hóa trên tàu biển đe dọa gây thiệt hại cho môi trường mà không được hưởng số tiền công xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu.
2. Khoản tiền công đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này mà chủ tàu trả cho người cứu hộ không quá 30% chi phí phát sinh của người cứu hộ. Trường hợp có khiếu kiện, nếu thấy hợp lý và căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì Tòa án hoặc Trọng tài có thể quyết định tăng thêm mức tiền công đặc biệt, nhưng không quá 100% chi phí phát sinh của người cứu hộ.
3. Chi phí phát sinh của người cứu hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là các chi phí hợp lý mà người cứu hộ trực tiếp chi trả và các chi phí hợp lý khác phát sinh từ thực tế sử dụng thiết bị, nhân viên cứu hộ trong hoạt động cứu hộ. Khi xác định chi phí phát sinh của người cứu hộ phải căn cứ quy định tại các điểm h, i và k khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, toàn bộ khoản tiền công đặc biệt quy định tại Điều này chỉ được trả khi khoản tiền đó lớn hơn khoản tiền công cứu hộ mà người cứu hộ có thể được hưởng theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này và là phần chênh lệch giữa khoản tiền công đặc biệt và tiền công cứu hộ.
5. Trường hợp do cẩu thả của người cứu hộ mà không ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được thiệt hại ô nhiễm môi trường thì người cứu hộ có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ quyền hưởng khoản tiền công đặc biệt đó.
6. Các quy định tại Điều này không ảnh hưởng đến quyền truy đòi của chủ tàu đối với các bên được cứu hộ.
Giá trị của tàu biển hoặc tài sản cứu được là giá trị thực tế tính tại nơi để tàu biển, tài sản sau khi được cứu hộ hoặc tiền bán, định giá tài sản, sau khi đã trừ chi phí gửi, bảo quản, tổ chức bán đấu giá và chi phí liên quan khác.
1. Người được cứu tính mạng không có nghĩa vụ trả bất cứ khoản tiền nào cho người đã cứu mình.
2. Người cứu tính mạng được hưởng một khoản tiền thưởng hợp lý trong tiền công cứu hộ hoặc tiền công đặc biệt, nếu hành động đó liên quan đến cùng một tai nạn làm phát sinh hành động cứu hộ tài sản.
Người đang thực hiện nhiệm vụ hoa tiêu hàng hải hoặc lai dắt tàu biển được hưởng tiền thưởng công cứu hộ, nếu có sự giúp đỡ đặc biệt ngoài phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng để cứu hộ tàu biển mà mình đang phục vụ.
1. Tiền công cứu hộ được chia đều giữa chủ tàu và thuyền bộ của tàu cứu hộ, sau khi trừ chi phí, tổn thất của tàu và chi phí, tổn thất của chủ tàu hoặc của thuyền bộ liên quan đến hành động cứu hộ.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với tàu cứu hộ chuyên dùng.
2. Trong trường hợp có nhiều tàu cùng tham gia cứu hộ thì việc phân chia tiền công cứu hộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ tàu biển Việt Nam.
1. Tàu biển hoặc tài sản cứu được có thể bị giữ để bảo đảm việc thanh toán tiền công cứu hộ và các chi phí khác liên quan đến việc định giá, tổ chức bán đấu giá.
2. Người cứu hộ không được thực hiện quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được, khi đã được chủ tàu hoặc chủ tài sản đó bảo đảm thỏa đáng đối với khiếu kiện đòi thanh toán tiền công cứu hộ, bao gồm cả lợi nhuận và các chi phí liên quan.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải là 02 năm kể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ.
Các quy định của Chương này được áp dụng đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động.
1. Marine rescue refers to any act of saving ships or property of the ship from dangers or any act of providing relief to ships in distress at sea, within a port water area which is performed under a marine rescue contract.
2. A marine rescue contract refers to the contract signed between the rescuing and rescued party to perform rescue operations. The master of the ship in distress shall be allowed to act on behalf of the ship owner to enter into a marine rescue contract. The master or owner of the ship in distress shall be permitted to act on behalf of owners of property on board a ship to sign such rescue contract.
3. The marine rescue contract shall be concluded in the form agreed between parties.
4. Parties to a marine rescue contract shall be entitled to request any cancellation or change of unsound contractual agreements to the extent that these agreements are concluded in an emergency state and impacted by such state or it is proved that any fraudulent or abusing act is committed upon effecting thereof or an amount of remuneration paid for rescue activities is either much less or greater than the amount that a party is actually provided.
Article 265. Obligations of the salvor, ship owner and master
1. In the course of rescue activities taking place, the salvor shall take on the following obligations:
a) Perform rescue duties by exercising his due diligence;
b) Apply proper measures to prevent or reduce any environmental harm;
c) Request other salvor’s assistance whenever necessary;
d) Agree to rescue operations performed by other salvors upon the reasonable request of the owner, master of the ship or the owner of property in distress. In this circumstance, an amount of remuneration paid for the first salvor shall not be affected if rescue services provided by other salvors are deemed unreasonable.
2. The owner, master of the ship or the owner of property in distress shall assume the following obligations:
a) Cooperate with salvors during the rescue process;
b) Exercise due diligence in taking measures to prevent or reduce any environmental harm during the rescue process;
c) When the rescued ship or other property is carried to a safe place, he is bound to give such ship or property to the salvor upon receipt of a proper request.
Article 266. Entitlement to remuneration paid for rescue operations
1. Every marine rescue that produces beneficial outcomes shall be qualified for a reasonable amount of remuneration.
2. Rescue remuneration includes amount paid for rescue efforts, rescue costs, costs paid for transport and preservation of the rescued ship or property and rewards for rescue efforts.
3. Rescue remuneration shall be paid for whether the salvor performs direct or indirect acts to protect the rescued party’s benefit concerning freight rate imposed on carriage of goods, passengers or baggage; for rescue of ships owned by the same person.
4. Any rescue activity inconsistent with clear and sound designation of the master of the rescued ship shall not be qualified for rescue remuneration.
Article 267. Rules of determination of rescue remuneration
1. Rescue remuneration is agreed upon in the rescue contract on condition that it is reasonable and does not exceed value of the rescued ship or property.
2. In the event that rescue remuneration is not either agreed upon in the contract or reasonable, rescue remuneration shall be determined by the following elements:
a) Value of the rescued ship or property;
b) Skills and efforts of the salvor in prevention or mitigation of loss or damage resulted from environmental pollution;
c) The rescue party’s effectiveness of rescue operation;
d) Dangerous nature and level of an accident;
dd) Skills and efforts of the salvor in rescuing ships, people and property on board the ship;
e) The salvor’s time, related cost and loss or damage;
g) Liability-related risks and other risks to the salvor or equipment;
h) Timeliness of rescue operations performed by the salvor;
i) Readiness and capacity of the ship and other equipment used for rescue purposes;
k) Readiness, effectiveness and value of rescue equipment.
3. Rescue remuneration may be reduced or not recognized to the extent that the emergency situation in which rescue activities are required is created by the salvor, or the salvor commits theft or fraud offences during execution of the rescue contract.
Article 268. Special rescue remuneration
1. Where the salvor’s rescue operations related to the ship or goods carried on board the ship may pose a risk of causing any environmental harm and he has not been paid an amount of remuneration stipulated in paragraph 1 and 2 Article 267 hereof, the salvor shall be entitled to a special amount of remuneration paid by the ship owner.
2. A special amount of remuneration stipulated in paragraph 1 of this Article paid by the ship owner to the salvor is not allowed to exceed 30% of the cost incurred of the salvor. In the event that a claim arises from such amount, and it is proved that such claim is reasonable, and subject to provisions of paragraph 2 of Article 267 hereof, the Court or Arbitration may decide to increase a special amount of remuneration to the extent that it does not exceed 100% of the cost incurred of the salvor.
3. The cost incurred of the salvor referred to in paragraph 1 and 2 of this Article is the reasonable cost that the salvor has to pay and other reasonable costs that may arise from the actual use of his equipment and personnel for rescue duties. Determination of costs incurred of the salvor shall be consistent with provisions set forth in subparagraph h, I and k paragraph 2 Article 267 hereof.
4. In every circumstance, a full amount of special rescue remuneration provided for in this Article is paid only to the extent that that amount is greater than the amount of rescue remuneration to which the salvor may be accorded entitlement in accordance with provisions of Article 267 hereof, and is the differential between the special rescue remuneration and the rescue remuneration.
5. Where any loss resulted from environmental pollution is not prevented or mitigated due to neglect of the salvor, that salvor may lose a part or whole of entitlement to such special rescue remuneration.
6. Provisions laid down in this Article shall not cause any impact on the right of claim made by the ship owner for rescued parties’ payment of such amount.
Article 269. Rules of determination of value of the rescued ship or property
Value of the rescued ship or property is the actual value determined at the place where the rescued ship or property is stored, or the sum earned from sale or evaluation of such property from which the cost of delivery, preservation and auctioning of such property and other related costs are deducted.
Article 270. Life-saving rewards included as rescue remuneration
1. Persons whose lives are saved shall not be bound to pay any sum to persons who have saved their lives.
2. Life-saving persons shall be entitled to a proper sum of reward included as the rescue remuneration or the special rescue remuneration to the extent that such life-saving act relates to the same accident that results in rescue of property.
Article 271. Rescue rewards in other cases
Persons when on pilotage or towage duty shall be entitled to rescue rewards in the presence of special assistance outside of the scope of liability under the rescue contract given to rescue the ship for which they are performing their duties.
Article 272. Distribution of rescue remuneration
1. Rescue remuneration shall be evenly distributed between the ship owner and crew members of the rescue ship from which costs or loss imposed on the ship, and costs or loss imposed on crew members in relation to rescue operations are deducted.
This rule shall not apply to dedicated rescue ships.
2. Where multiple ships participate in a rescue operation, distribution of rescue remuneration shall be consistent with provisions set forth in paragraph 2 Article 267 hereof.
3. The Minister of Transport shall provide detailed regulations on the method of distribution of rescue remuneration between Vietnamese crew members.
Article 273. Right of detention of the rescued ship or property
1. The rescued ship or property may be detained to secure payment of rescue remuneration and other costs associated with evaluation and auctioning thereof.
2. The salvor shall not be accorded the right of detention of the rescued ship or property to the extent that he has been provided with sufficient security by the ship owner or owners of such property, including profits and related costs, in consistence with conditions for making a claim for payment of rescue remuneration.
Article 274. Statute of limitation for submission of a claim regarding execution of a marine rescue contract
The statute of limitation for submission of a claim regarding execution of a marine rescue contract lasts for 02 years upon completion of a rescue operation.
Article 275. Marine rescue of military vessel, public duty ship, fishing ship, inland watercraft, submarine, submersible, hydroplane, floating dock, floating warehouse and movable platform
Provisions of this Chapter shall be applied to military vessel, public duty ship, fishing ship, inland watercraft, submarine, submersible, hydroplane, floating dock, floating warehouse and movable platform.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực